Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Vùng Mekong: Sông Cửu Long

Vai trò của Việt Nam ngày nay như thế nào ở Vùng Mê Kông 

Cửu Long Việt Nam, khi nào đuổi kịp Thái Lan ?.  

Cập nhật hiểu biết vùng Mekong: Sông Cửu Long 

G S Tôn Thất Trình





       Đông Nam Á lục địa đã phải phấn đấu chống lại các quốc gia ngoai quốc từ thời thuộc địa đến Chiến Tranh Lạnh, nay cuối cùng đã tự chiến đấu cho mình . Căm Bốt , Lào và Việt Nam nguyên thuộc Đông Pháp  đã  tăng trưởng đáng kinh ngạc ,: hai quốc gia sau   lấy dấu hiệu của Trung Quốc , pha trộn chủ nghĩa Cọng Sản với chủ nghĩa tư bản . Myanmar , trước đây là Miến Điện- Burma, có lúc là một thành phần Ấn Độ thuộc Anh , đang mau lẹ mở toang cửa cho thương mãi và đầu tư ngọai quốc, sau nhiều chục năm  dưới ách độc tài quân phiệt ốc đảo . Thái  Lan  nước  duy nhất chưa bị  một cường quốc Âu Châu nào đô hộ ( có lẽ may mắn làm một nước độn giữa hai Đế Quốc Anh và Pháp ? ) đã tỏ ra nhiều sức đàn hồi dù  bất hòa chánh trị kéo dài,  sôi nổi biến thành một trung  tâm chế tạo công nghệ , du lịch và  dịch vụ.

     Ngay cả lúc tiến tới, Đông Nam Á,  một cách lạ lung, bắt đầu giống y hệt  thành phần của quá khứ thuộc  địa, khi các dân gian  phần lớn là Phật Giáo, dọc ngang  tự do trong vùng cố tìm kiếm một cuộc sống  tốt đẹp hơn , pha trộn lẫn lộn các tộc dân và ngôn ngữ .  Một khi các rào cản thương mãi được gỡ đi và các biên giới  được mở toang , dân gian và thương mãi  di chuyễn  tự do hơn khắp vùng, gồm luôn cả tỉnh Vân Nam miền Nam Trung Quốc.  Kinh tế, văn hóa Vân Nam trở nên nối kết chằng chịt  với 5 quốc gia kể trên , như đã xảy ra trong quá khứ.

       Hiểu biết tường tận hơn hứa hẹn của Vùng, cần có một nắm chặc, không chỉ  là mối chằng chịt lớn thêm giữa các quốc gia mà còn về  phía nhân khẩu học nữa.  Chung lại , các nền kinh tế Đông Nam Á lục địa  này  tạo ra một thị trường  tiêu thụ và lao động trên 300 triệu người  lợi tức gia tăng mỗi ngày và tổng lợi tức GDP phối hợp có thể lớn hơn 1 ngàn tỉ - 1 trillion   đô la Mỹ vào năm 2020 . Nếu thêm vào các quốc gia Đông Nam Á biển khơi: Brunêi, Inđônêxia,  Mã lai Á, Phi Luật Tân  và Singapore thì Hiệp hội  Các Quốc gia Đông Nam Á – Association of South Asian Nations ASEAN , thành lập đã  46 năm rồi,  là gia thất cho trên 2.2 ngàn tỉ  tổng lợi tức GDP phối hợp  và 620 triệu người.  Các hội viên ASEAN,  dân số rất trẻ trung đang hoạt động,   lại có  nhiều tài nguyên thiên nhiên từ đất đai thích hợp cho  nông nghiệp và cho sản xuất gỗ đến những mỏ kim lọai đồ sộ và các dự trữ dầu lữa và dầu khí to lớn .  Với  hội nhập kinh tế lớn hơn qui họach cho năm 2015, các quốc gia Đông Nam Á lục địa  sẽ bước vào một thời đại mới đầy hứa hẹn và phồn thịnh .

         Các cường quốc ngọai quốc vẫn còn đóng một vai trò trong vùng , nhưng liên can này  có thể vừa đem lợi nhuận cho cả dân địa phương lẫn ngọai quốc .  Như thể Trò Chơi Lớn- The Great Game  thế kỷ thứ 19 ,khi  các đế quốc Anh và Hoa Kỳ tranh đấu  dành nhau  Trung Á - Central Asia, ngày nay Trung Quốc và  Hoa Kỳ nổ  lực chiếm  ảnh hưởng  ở Đông Nam Á lục địa , trong khi Nhật vẫn đầu tư mạnh mẽ và Ấn Độ  cố tâm  tạo ảnh hưởng văn hóa đáng kể. Liên can các  cường quốc chánh này là dấu hiệu tốt cho vùng,  nếu liên can  làm tối thiểu căng thẳng bất cứ chánh trị địa lý nào và  làm tối đa các lợi nhuận kinh tế.  Trong lúc phần còn lại của nền kinh tế tòan cầu tuồng như đỏng đảnh , không ổn định , không chắc chắn , Đông Nam Á lục địa, với ổn định tương đối,  đa dạng , có vị trí chiến lược, đang cố tình hút dẫn đầu tư xa -  gần.

                              Hãy theo dòng sông



        Căm Bốt, Lào, Myanmar và Việt Nam chắc có thể duy trì mức tăng trưởng hàng năm  từ 5 đến 7 % trong thập niên tới .  Tăng trưởng Thái Lan hy vọng sẽ chao đảo từ 4 đến 6 %.  Và tỉnh Vân Nam có một nền kinh tế khiến nhiều quốc  quốc gia độc lập ghen tị: dân số tỉnh là 50 triệu người , GDP  là 150 tỉ đô la ( nghĩa   lớn GDP Việt Nam gần 50% , trong khi dân số chỉ hơn phân nữa đôi chút) và một họat động kinh tế trên hẳn trung bình quốc  gia  Tàu . Ở mọi nền kinh tế này , lạm phát  đã được kéo xuống dưới 2 con số, tuy rằng lạm phát vẫn còn lớn nhất tại Việt Nam.  Mọi quốc gia kể trên  đều có dự trữ tiền tệ quốc tế lành mạnh, những trương mục ngọai quốc bền vững và các dáng hình nợ nần xử lý được.  Ngọai trừ Thái Lan có GDP teo  lại đôi chút  năm 2009 , mọi nước Đông Nam Á lục địa đã giữ cho mức tăng trưởng vẫn  tăng , suốt khủng hỏang tài chánh năm 2008 .  Tuy nhiên tiềm năng vùng vuợt trên các con số đăng hàng đầu trang nhất .  Một cách nắm chặc tốt là nhìn vào địa lý đặc biệ t là sông MêKông .   

    Chiều dài sông Mê Kông đứng hạng thứ 12 thế giới.   Chảy xuôi Nam , bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam đến Việt Nam, chiếm một triệu dặm Anh vuông( 2.59 triệu km2 ) , nghĩa là hơn ¼ kích thước Hoa Kỳ. Từ năm 1992, Đại phụ vùng Mê Kông Lớn Hơn – Greater Mekong  Subregion GMS , một sáng kiến do Ngân Hàng Phát Triễ n Á Châu quản trị , đã cố công buộc lại cùng nhau tiềm năng kinh tế của 6 quốc gia dọc theo sông , xuyên qua một lọat dự án  phát triễn đường bộ và đường xe lữa. Những cố gắng tụ điểm vào nới rộng  các liên kết Đông Nam Á  với miền Nam Trung Quốc. GMS cũng gồm  thêm Vùng tự trị Quảng Tây Choang hay Tráng- Guang Xi Zhuangzu zizhiqu, Guangxi Zhuang  Autonomous Region của Trung Quốc ,  nằm về phía Đông Vân Nam và phía Bắc Việt Nam , nơi  cũng có   50 triệu người sinh sống và một nền kinh tế trị gía 200 triệu đô la Mỹ ( khỏang 2 lần Việt Nam và có nghĩa là lợi tức GDP  mỗi đầu người Tàu Choang  tự trị Quảng Tây  4 lần cao hơn Việt Nam ) .

    Hội nhập đòi hỏi chuyên chở, và nay GMS  đã có hơn 5 40 000 dặm Anh ( # 938 000 km ) đường bộ và  11 700 dặm Anh( # 19 900 km ) đường rầy xe lữa .  Từ năm 2005 ,  mạng lưới đường bộ đã tăng thêm hơn  37% và mạng lưới đường rầy cũng tăng 10 % kể từ năm 2001.  Nhũng mạng lưới này không những  nới rộng khắp vùng mà còn bên trong các quốc gia cá nhân, khi nền kinh tế các quốc gia này  tăng .  Chẳn hạn , Thái Lan dự tính chi ra hơn 66 tỉ đô la  trong vòng 7 năm tới , để  tăng gấp đôi  khả năng đường rầy.  Theo Ngân Hàng Á Châu xây cất đang làm và xây xất mới  xa lộ trong vùng sẽ rút ngắn thời giờ di du hành  đã được rút ngắn chỉ còn phân nữa trong các thập niên qua,  làm các phí tổn giao dịch kinh doanh  và mở rộng thêm thị trường  và giúp đẩy mạnh tăng trưởng  các quốc gia GMS   chừng giữa 1.1 và  8.3 % vào năm 2015 .  Nâng hàng triệu  người r a khỏi   cảnh nghèo  khổ cay nghiệt, đặc biệt ở Căm Bốt và ở Việt Nam . 

        Những mạng lưới  đường bộ và đườngrầy tốt hơn   cũng sẽ nối các thị trường lao động suốt khắp Đông Nam Á lục địa và di chuyễn đầu tư từ quốc gia này qua quốc gia kia.  Hon 2.5 triêu dân lao động di cư , đa số từ Myanmar , nhưng 250 000  lại từ Căm Bốt đã đến Thái Lan , 70 % không có hồ sơ lý lịch  và họat động ỏ các dịch vụ và công nghệ chế tạo tiền lương thấ p kém .   Không có họ , nền kinh tế Thái sẽ chìm xuồng . Cơ cấu chuyên chở tốt hơn  có thể cũng khuyến khích thêm đầu tư từ Thái Lan đến Căm Bốt,  Lào và Myanmar . Khi Bang Kok – Vọng Các l à trung tâm hàng không và du lịch trong vùng Vạng Các đã nhận nhiều lợi nhuận từ các tăng trưởng tiếp tục các nước láng giềng , khi các du khách và ngọai giao ngọai quốc (phần lớn là Tây Phương)  và các chuyên viên  nhiều ngành phát triễn và doanh nhân bị những cơ hội mới  lôi kéo,  ở các nước đổi thay mau lẹ này viếng thăm thủ đô Thái Lan.

       Ưu điểm so sánh



      Về phần mình, Lào  không chỉ gửi đến Thái  các kẻ đi nghỉ mát biệt  xứ . Được xem là “bình điện của Đông Nam Á”  Lào là một nhà xuất cảng thủy điện chán  và bán gần như toàn thể điện dư thừa cho Thái Lan (  trị giá chừng 1 tỉ đô la năm 2013 ). Không có điện từ Lào,   Thái Lan buộc  sẽ trở lại thời gian đèn tắt tối om  lăn cuộn thường xuyên thập niên 1960 và 1970 . Và Lào dự tính tăng thêm năng xuất:  một đập mới khổng lồ  đang được xây cất dọc theo hạ lưu Sông  MeKong   và đảng cọng sản Lào đã chấp thuận làm thêm một đập mới và dự án thêm chín đập khác .

      Căm Bốt , một  lân bang  phía dưới dòng sông Me kong của Lào đang  sử dụng công nghệ nhẹ chế tạo  và du lịch để thóat  khỏi  bú sửa viện trợ Trung Quốc mà họ chịu ơn; Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất và là nhà viện trợ chánh cho Cam Bốt.  Công nghệ may mặc là nguồn thu nhập ngọai tệ lớn nhất nước , lên  đến 75 % tổng số xuất cảng  Căm Bốt.  2 triệu du khách nay thăm viếng nước này mỗi năm. Nằm kẹp giữa Việt Nam và Thái Lan,  Căm Bốt đã   trồi phao, làm phồng lên viễn cảnh mình  nhờ  một lực lượng lao động trẻ trung, đa số sinh sau khi hòa bình trở lại vào thập niên 1990 , chấm dứt những năm máu đổ tràn lan, dưới sự cai trị của Khmer Đỏ và chiến tranh sau đó với Việt Nam.

       Việt Nam  có thể nới rộng được GDP của mình  từ 6 đến 8% , vài năm tới,  dù rằng tín dụng rối lọan , lạm phát 11.8%. và giảm giả tiền bạc 3 lần  các năm 2010 và 2011.  Tuy phải phấn đấu cải cách kinh tế ,  Việt Nam nhiều sức đàn hồi , có một thị trường nội địa hơn 90 triệu người, làm thu hút  đầu tư ngọai quốc  trực tiếp- foreign  direct investment lớn nhất trong vùng  và là một mục tiêu tăng trưởng hấp dẫn thập niên này .

     Trong lúc đó , Thái Lan không phải là nước mới phất: kinh tế hướng về xuất khẩu tăng thêm trung bình hơn 7% mỗi năm  trong hơn 3. %  thập niên qua mãi cho đến năm 1977, khi khủng hỏang tài chánh Á Châu   đã buộc lòng Bangkok  hạ giá đồng bath ( tiền tệ Thái Lan ) và đưa Quỹ tiền tệ Quốc tế vào nước . Nhưng khi kinh tế Thái Lan phục hồi , Thái Lan không rủ sạch được  rắc rối  với cạnh  trạnh,  thành quả   bị đấm đá giữa các  quốc gia đồng lương  thấp kém Trung Quốc và Việt Nam  và các nước ngang  hàng khéo léo chuyên môn Mã Lai Á và Hàn Quốc ( Nam Hàn ).  Thiếu thốn  lực lượng lao động  chuyên môn cao cấp ,  được giáo dục- huấn nghệ giỏi giang  đã khiến cho Thái Lan bị kiềm hãm ở “bẩy bắt lợi tức trung lưu – middle income trap”  quanh mức 5000 đô la  mỗi đầu người . ( nhắc lại là nay lợi tức mỗi đầu người  Việt Nam khoảng 1500 đô la ? và Nam Hàn trên 20 000 đô la ).  Thái Lan có thể thóat ra khỏi tình trạng này  bằng  cách tổ chức giáo dục  tốt hơn, huấn nghệ lao động lành nghề hơn và làm thị trường lao động Thái Lan cạnh tranh hơn, đặc biệt ở  lảnh vực dịch vụ .

    Myanmar hiện nay  đang mở cửa dần dần,  hòan tòan trái ngược tình cảnh Thái Lan .  Căn bản kinh tế thấp kém Myanmar giống Căm Bốt đầu thập niên 1990  hơn,   khi phụ thuộcvào ngọai viện ,cố đưa tới một vẽ ổn định chánh trị xuyên qua cải cách hiến pháp và bầu cử , và nài nỉ đầu tư ngọai quốc các công nghệ nhẹ chế tạo đầy cường tính lao động – labor intensive , tỉ như tơ sợi và may mặc.  Myanmar có ưu điểm là sản xuất nhiều gỗ - timber, kim lọai và dầu lữa , khí dầu . Nhưng tài nguyên  cũng đem theo nhiều hiểm nguy . Quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và ngọai viện  có thể giúp tăng trưởng GDP dễ dàng , mau lẹ nhưng làm nản lòng  các đầu tư dài hạn  trên các phương diện hạ tầng cơ sở , giáo dục và kỷ thuật .  May mắn thay ,các nhà lảnh đạo Myanmar có nhiều lợi ích, có thể  nhìn xem cách nào  các nước ở  vào tình trạng tương tự, đã tiếp tục đeo đuổi phát triễn kinh tế quá hạn từ lâu .

      Một ưu điểm  các nền kinh tế này chia sẽ là một dân số trẻ trung  ở tuổi họat động, cho nên khác hẳn  Thế  giới đã Mở mang , họ có thể phát triễn tương lai tốt đẹp.  Một khi mức lợi tức dâng cao , sức mua sắm  lớn hơn, kể từ Myanmar đến  Việt Nam, sẽ giúp các nền kinh tế này  hút dẫn  các tổ hợp đa quốc gia và các công nghệ  ngọai quốc, thích thú  những thị trường  nhân công rẽ mạt , lao động sẳn sàng  và gần gủi.  Lợi tức  cao thêm cũng sẽ  giúp Đông Nam Á lục địa  dựa vào hơn nữa các thị trường nội  địa để tiêu thụ , giúp vùng tránh nạn ốc đảo   bất ổn  và thăng trầm các thị trường tòan cầu .  Ngoài Thái Lan ra , các nước khác trên sông Mê Kông  sẽ leo lên hàng ngũ các lợi tức trung lưu  chậm rải hơn, nhưng  lại có thể tránh rơi vào  hầm hố   năng xuất lẻo đẻo dọc đường đi .  Ngay cả khi các quốc gia này thụ hưởng một thập niên  tăng trưởng , họ vẫn phải chống đở thêm  những nền tảng kinh tế và xã hội mình, nếu họ muốn  nhìn  thấy  nới rộng bền vững trong dài hạn .   

                Nước sông cuồn cuộn


          Thật thế , Đông Nam Á còn nhiều  việc phải làm .  Đa số người tiêu thụ trong vùng  ít có lợi tức sử dụng theo ý muốn, cho nên các  chánh phủ  phải tụ điểm  trên việc nâng cao lợi tức này,  như thể là thành phần một phát triễn xã hội rộng lớn hơn .  Giáo dục trong vùng cũng vẫn rất thấp kém . Thái  Lan là nước có những  viện đại  học tốt nhất vùng cùng những cơ chế cao đẳng khác , nhưng ở xếp hạng  tòan cầu mới đây   thật là một vực thẳm, nói lên sự cần thiết  một khẩn cấp cải tiến  giáo dục tốt đẹp hơn  không những ở Thái Lan  mà ở mọi nước trong vùng.  Theo Ngân Hàng Thế Giới ,  ghi danh  học sinh trung học ở Căm Bốt , Lào và Myanmar  chỈ mới ở mức 50% hay ít hơn ,dù cho tỉ lệ  biết đọc biết viết dân trưởng thành trên 70%  ở Căm Bốt và Lào , trên 90 % ở các quốc gia GMS còn lại . Săn sóc  y tế đáng thương tâm  là một vấn đề khác  ở các quốc gia này, dù rằng tương đối Thái Lan sáng sủa hơn  chút ít. Các công dân giàu có Căm Bốt ,Lào  và Myanmar  đi vào các bệnh viện Thái Lan  khi họ cần chửa trị vì các lựa chọn y tê ở ngay ước họ  rất là thiếu sót.  Các chánh phủ cũng cần  thu hẹp hố  lợi tức cách biệt  và phải bải bỏ cho được tình huống cực kỳ nghèo khổ . Tại Căm Bốt,  ước lượng  4 triệu người  sinh sống với  lợi tức ít hơn 1.25 đô la/ngày : 37% trẻ em Căm Bốt  dưới 5 tuổi  , đau khổ vì thiếu dinh dưỡng .

         Ccác hệ thống  chánh trị  ở các nước trên sông Mekong,  đã được thử nghiệm .  Như  Thái  Lan đã phô bày, khi lợi tức gia tăng ,  giới trung lưu trổi dậy đòi hỏi có một tiếng nói .  Điều này có nghĩa là áp lực dân chủ hóa sẽ tăng gia cho các chánh phủ , thường quên bẳng điều này . Các tướng Myanmar và các bộ trưởng cọng sản ở Lào và ở Việt Nam  sẽ cần phải tìm ra một phương cách tế nhị  duy trì tính chất hợp pháp chánh trị của họ , trong khi phải bổ sung thêm đủ đại diện quần chúng cho các khối lượng dân gian , mỗi ngày mỗi đòi hỏi thêm lên.

      Ngọai viện  vùng vẫn còn phải dựa vào , có thể là một  tai họa như thể là tài nguyên thiên nhiên vậy đó .  Các nền kinh tế mới mở  và đang mở ở Căm Bốt , Lào và đặc biệt ở Myanmar  phải chú tâm đặc biệt đến  mối đe dọa này : ngọai viện phong phú  sẽ giảm áp lực  trên chánh phủ cố tạo ra lợi tức xuyên qua tạo công ăn việc làm , giáo dục và huấn nghệ tốt hơn cho lao động và những họat động sản xuất khác .  Tham nhũng cũng là một căn bệnh bền bỉ ; các nước  sông Mekông  xếp hạng rất thấp  trên Chỉ số  Trong sáng Quốc tế Cảm nhận Tham nhũng hàng năm- Transparency International ‘s annual  Corruption  Index. 

Đập thủy điện 1,285 megawatt dự trù xây ở Xayaburi, Lào.  

        Thái Lan xếp hạng thứ 88 trên thế giới,  cao nhất trong số các quốc gia GMS . Myanmar hạng 172  và Lào gần đó. Căn bệnh này  sẽ không biến mất qua đêm đâu , nhưng  phải  bớt đi theo thời gian . Nếu bệnh không chấm dứt  các quốc gia sẽ phải lao đao   một hiệu năng  kinh tế tê liệt và các chế độ  sẽ  không còn bao nhiêu hợp pháp quần chúng nữa cả. Doanh nhân và các nhà đầu tư  sẽ nêu gương làm tốt, chảnh Hạn, nuôi trồng một ý thức cai trị lành mạnh , tôn trọng điều hòa và luật lệ .  Hiên Thái Lan đang lảnh  đạo ở công tác này  nhờ những chương trình  tổ hợp trách nhiệm xã hội  và các chiến dịch chống tham nhũng .

       Cuối cùng , các quốc gia Mekong phải cố chống lại, khỏi trở nên thành những kẻ thù  tệ hại nhất của chính mình. Nước có thể là một đe dọa thật sự  cho vùng trong thập niên tới: xây cất đập ở Lào đã đưa le6n quan ngại  cho các láng giềng hậu bạn, để có được nước và lo sợ về  hủy họai, thoái hóa môi sinh.  Lào  là chủ  nhân  trụ sở , bản doanh Ủy Ban Sông Mekong , một cơ quan của nhiều chánh phủ họat động với Căm Bốt , Lào,   Thái Lan và Việt Nam, để phát triễn thủy điện và quản lý nước.  Nhưng chánh phủlào thường hay miệt thị  những luật lệ Ủy Ban ( một phần vì các luật lệ này không máy giúp Lào và Việt Nam  vì các chuyên viên quốc tế có phần thiên vị kẻ đi trước là Thái Lan không bị chiến tranh làm tay sai cho các cường quốc tàn phá   đất nước hàng 3- 4 thập niên? ). Các làng giềng phải cố tâm thuyết phục Trung quốc gia nhập Ủy Ban  và tuân thủ các phê phán Ủy Ban .

        Ánh sáng Mê Kong


       Với phối hợp các thị trường biên cương ( ở Căm Bốt , Lào và Myanmar ) và các nền kinh tế đang trổi dậy ( Thái  Lan, Việt Nam và tỉnh Tàu  Vân Nam, Đông Nam Á lục địa khó lòng trở thành  một mục tiêu qui  ước cho các nhà đầu tư . Các thị trường biên cuơng – frontier markets  điển hình là những đầu tư nhiều hiểm nguy nhất , vì chưng chúng còn ít phát triễn hơn cả các thị trường đang trổi dậy và hay thiếu  những căn bản tỉ như  tiền tệ ổn định  và trao đổi hối đoái.  Ngoại trừ hái Lan ,  vùng không  cống hiến những thị trường cổ phần chứng phiếu hấp dẫn.  Nhưng vùng cống hiến  bán lẽ ,  đón tiếp niềm nở ?  , nông nghiệp, ngư nghiệp ,  điện tử và lảnh vực xe ô tô. Chẳng hạn Thái lan , quốc gia  bị xe hơi ám ảnh, ngành công nghệ xe hơi   gồm các hảng chế tạo Nhật  như Honda, Isuzu và Toyota  đã tạo ra nữa triệu công ăn việc làm , chiếm 10 % GDP ( Việt Nam còn ở giai đọan xe gắn máy như Thai Lan cách đây 30- 40 năm  và phát triễn xa lộ chưa đủ rộng rải  để bị  xe hơi ám ảnh như Thái Lan hiện nay).

     Tăng trưởng  ở mọi  nền kinh tế  dọc theo Sông Mê Kông, gồm luôn cả kinh tế hai tinh Tàu Vân Nam  và Quảng Tây , phải bổ sung phát triễn lẫn nhau ở nhiều lảnh vực khác nhau. Miền Nam Trung Quốc và Thái Lan có thể cung cấp tư bản , chuyên môn lành nghề ( khi nào Viêt Nam đạt đến tình trạng này ?)  và Căm Bốt , Lào , Myanmar và Việt Nam  ( ?)  có thể đóng góp lao động , đất đai và tài nguyên thiên nhiên . Các dự án hạ tầng cơ sở   và chế tạo cống hiến cho các nhà đầu tư bên ngòai những cơ hội tài trợ và các công ty ngọai quốc có thể cung cấp chuyên môn và kỷ thuật rất  cần thiết. Dù cho có những lợi lộc ngắn hạn làm ra ởcác côngnghệ  tỉ như hầm mỏ ,lâm nghiệp , dầu lữa và khí dầu , các đầu tư dài hạn phải là danh tánh các trò chơi tại đây . Mỗi tháng 10 ở Lào và Thái lan , dân gian tụ họp hai bên bờ sông Mê Kong  ca ngợi  lễ hội Phật Giáo  và chứng kiến  điều  họ nhấn mạnh là một hiên tượng thiên nhiên không giải thích được là ánh sáng  bùng lữa , có tên là “ banh lửa Rắn Hổ mang – Naja fireballs” hay “  Ánh Sáng Mê Kông” , bừng lên từ Sông . Tương tự như thế, sau khi đã rũ sạch  di sản  thuộc địa và các tranh dành của các cường quốc , các quốc gia Đông Nam Á lục địa  đã đứng dậy từ đại giang  và cũng có thể bắt lữa nữa đó . Họ có địa lý , tài nguyên thiên nhiên , và các dân cư  mỗi ngày mỗi thêm  nối kết nhau và hội nhập cùng nhau . Tương lai  là của họ đó và họ cần chụp,  bắt nắm chặc lấy ?.

    (Phần lớn là quan điểm của Thitinan Pogsudhiral , giáo sư  kinh tế chánh trị  quốc tế  và là Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế  tại Viện đại học Chulalongkorn ở  Vọng Các – Bangkok,  đăng tải  trên nguyệt san “Ngọai Giao” tháng 1- 2  năm 2014 )      

       ( Irvine , Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 năm 2014)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét