Trang

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Tỉnh Gia Lai - Pleiku


Thử xem hơn 30 năm sau chiến tranh:
       Tỉnh Gia Lai – Pleiku  phát triển tới đâu ?
                                 G S Tôn thất Trình  
                                                                        Cánh cò bay lã dập dờn,
                                                                      Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
                                                                       … Ta đi ta nhớ núi rừng,
                                                                        Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ …
                                                                           Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
                                                                  
          Vị trí

          Tỉnh Gia Lai  là tỉnh lớn nhất Tây Nguyên, sau khi tỉnh Đắc Lắc cũ chia hai thành Đắc Lắc và Đắc Lắc ( Daklak, Darlac ), Đắc ( Dak ) Nông. Diện tích  là 15 537 Km2 trong tổng số diện tích 5 tỉnh Tây Nguyên  ( Kontum , Gia Lai, Đắc Lắc , Đắc Nông, Lâm Đồng ) 54 475 km2 . Đông giáp hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, Tây giáp tỉnh Ratanakiri  - Cam Bốt  Nam giáp tỉnh Đắc Lắc và  Bắc giáp tỉnh Kontum . Pleiku ( Plêy Cu ) nay là tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai, cách Qui Nhơn  186km ( 116 dặm Anh ),  cách Ban Mê Thuột 197km ( 104 dặm Anh ), cách Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh 550km ( 344 dặm Anh ). Có ba quốc lộ dẫn tới Pleiku : quốc lộ  25 nối Tuy Hòa ( Phú Yên ) với Pleiku; quốc lộ 19 nối Qui Nhơn với Pleiku ; có quốc lộ 14  trải dài từ Pleiku  đến Ban Mê Thuột, Kon Tum và Đà Nẳng ( Tourane thời Pháp thuộc ). Máy bay Hàng Không Việt Nam đến Pleiku hằng ngày từ Hà Nội, Đà Nẳng và Sài Gòn tại phi trường Pleiku, cách trung tâm thị xã Plei Ku  25 km và thị xã Kontum 45 Km.
          Tính đến tháng 4 năm 2009  dân số Gia Lai là 1 272 800 người. Tăng thêm gần 300 000 người trong 10 năm vì năm 1999 Gia Lai chỉ có  981 500 người. Năm 1990, Gia Lai chỉ mới có 703 400 người. Thành phần dân tộc dân cũng thay đổi nhiều. Vào thời Pháp thuộc, chánh quyền  thuộc địa giới hạn người Kinh lên Tây Nguyên, tuy rằng thời Minh Mạng – Thiệu Trị và Tự Đức cấm đạo đã có nhiều dân Kinh theo đạo lên trốn tránh ở Tây Nguyên nhất là quanh các tỉnh lỵ Kontum và PleiKu  và thời Pháp thuộc đồn điền Catecka ở  gần Biển Hồ ( hồ To Nung ) cũng mộ dân Bình Định lên làm công nhân hái trà. Các năm 1957- 62, dân đinh điền gốc  Kinh các tỉnh miền Trung và dân di cư 1954 gốc Kinh miền Bắc cũng lên lập nghiệp ở Gia Lai đến vài vạn người. Sau 1975, chánh sách cho di dân tự do lên Tây Nguyên  và  nhiều tộc dân miền Bắc vào Gia Lai xây dựng các đập thủy điện sông Ba và sông Sesan  cũng góp phần thay đổi  thành phần các tộc dân Gia Lai.  Cho nên ngày nay tộc dân Kinh chiếm đa số chừng 52 % tổng số cư dân Gia Lai. Hai tộc chánh thời xưa : Gia Rai ( Jơ Rai ) nay chỉ còn chiếm  33.5 %, Ba Na( Bahnar )13. % .  Các tộc dân khác  là Xơ ( Xê ) Đăng, Giẻ Triêng, Cờ Ho,  nay thêm nhiều tộc dân Nùng, Thái, Mường, Tày vùng cao nguyên miền Bắc …  Nhắc lại là tộc dân Gia Rai  thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, cũng như các tộc dân Chăm( Chàm ) , Ê Đê ( Rha Đê )  Raglai, thuộc Nhóm Môn - Khmer . Cùng họ ngôn ngữ Nam Á là các tộc dân  Ba Na ( Bahnar ), Xơ Đăng, Cơ Ho, Giẻ Triêng cũng thuộc nhóm Môn –Khmer  và các tộc dân Thái , Nùng, Tày thuộc Nhóm Tày –Thái ; các tộc dân Kinh ( hay Việt ) và Mường, thuộc Nhóm Việt -Mường (Theo tài liệu dân tộc học, Mặc Đăng -2000).Tuy nhiên hình thái thân tộc  khác nhau :  Nguời Gia Rai, Ê Đê theo mẩu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ. Con gái chủ động trong hôn nhân theo cách nói  là “ con gái bắt chồng”. Cưới xong con trai “ xuất giá”, rời bỏ cha mẹ, anh em để về nhà vợ. Khi vợ chết, lại lủi thủi rời bỏ con cái mình để trở về nhà mẹ hoặc chị em gái của mình. Người Giẻ Triêng theo song hệ, con gái lấy họ mẹ, con trai lấy họ cha.                                       
            Về hành chánh, Gia Lai  nay gồm tỉnh lỵ là thị xã Pleiku, rộng  21 100 ha, dân số năm 2003 là 186 763 người và hai thị trấn tỉnh quản trị là An Khê, Ayun Pa và 14 quận là Â Chư Pah ( Phú Hòa ), Chư Prong, Chư Sê, Đức Cơ (  nguyên là Chư Ty ), Ia Grai ( Ia Kha ), Kbang, Krong Pa ( Phú Túc ), Kong Chrô, Mang Yang ( Mang Giang, Kong Dong ), DakĐoa, Ia Pa, DakPo, Phú Thiện, Chư Pu.  Sau năm 1975, tỉnh Gia Lai gồm  luôn 3 tỉnh là  Kontum , Pleiku và Phú Bổn ( Phú Túc , Krong Pa ? ) mà tỉnh lỵ là Hậu Bổn (tên cũ thời Pháp thuộc là Cheo Reo). Sau đó Kontum  tách rời thành tỉnh Kontum  riêng biệt, diện tích nay là  9 614,5 km2, nhưng  dân số Kontum năm 2009 chỉ có 432 900 người.

        Đôi chút xuôi dòng thời gian lịch sử
           
         1Gia Lai- Pleiku từ thế kỷ thứ II đến lúc Việt Nam  Nam Tiến cai quản, trước thời Pháp thuộc   
          Tộc dân Gia Rai, họ ngôn ngữ Nam- Đảo, theo Philippe Papin ( 2001 )  có lẽ đã từ ven biển  lên cao nguyên  các tỉnh Gia Lai và Kontum  vào  khỏang thế kỷ II. Và các tộc dân Kiritas khác cũng lên định cư ở miền núi Trường Sơn cùng lúc hay chậm hơn đôi chút. Sau đó vua Chăm Chế Bì La But-  Jaya Harivarman I, năm 1151 đánh bại tất cả các quân  các tộc dân Kiritas cao nguyên tràn xuống xâm chiếm đồng bằng ;  theo con đường Phú Yên – Phú Bổn (- Hậu Bổ- Cheo Reo )- Pleiku..  đuổi theo các tộc dân cao nguyên Kiritas Trường Sơn miền Trung ( thời Pháp thuộc gọi là « Mọi – Montagnards du Sud »)  từ  Bình Thuận ra đến Phú Yên,  khuất phục  các tộc dân Jarai, Rongao, Roglai Blao…  đặt nền cai trị Chăm lâu dài ở vùng núi này. Phần nào di tích văn hóa Chăm, còn rải rác  từ Bình Thuận ra đến Pleiku - Kontum ngày nay.   
Người thượng Pleiku
            Như chúng ta đã biết, đô đốc Bùi Tá Hán đã thiết lập nền cai trị Việt Nam ở  các tỉnh miền Bắc Tây Nguyên thuộc dinh Quảng Nam  theo lệnh của Chúa Trịnh và sau đó người kế vị giao chức trấn thủ Quảng Nam cho Chúa Tiên Nguyễn Hòang. Năm 1611,  Chúa Tiên  đánh Chiêm Thành, lấy đất lập ra tỉnh Phú Yên và lẽ dĩ nhiên kiểm sóat luôn các vùng đất Phú Bổn- Plei ku - Kontum, Chiêm  cai trị. Năm 1653 chúa Hiền- Nguyễn Phước Tần đánh Chăm, lập ra phủ Diên Khánh từ Phan Rang trở ra phía Bắc. Nhưng mãi đến năm 1679, chúa Hiền  mới lấy đất Phan Rí- Phan Rang  đặt ra hai huyện Yên Phúc và Hòa Đa, lập phủ Bình Thuận,  chiếm hết đất Chăm, nên các tỉnh Tây Nguyên Nam Trường Sơn Chăm cai trị cũng đương nhiên là đất Việt. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ kiểm sóat lỏng lẻo Tây Nguyên.  Vua Thiệu Trị (trị vì 1841-1847) đã phải  phong cho hai tù trưởng Jia Rai và Ba Na hàng quan vỏ tứ phẩm triều đình Huế, nhưng đối với dân địa phương đó là hai “ Vua Hỏa- Hỏa Xá”  và “Vua Thủy- Thủy Xá” .
              
                 2- Sơ lược Chiến Tranh Đông  Dương (Đông Pháp) lần thứ nhất
                                                                        
                                                                         … Các anh đi khi nào trở lại ?
                                                                         Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong.
                                                                              Chờ mong  chiến dịch thành công,
                                                                        Xác thù chất núi, bên sông đỏ cờ.
                                                                               Anh đi chín đợi mười chờ,
                                                                        Tin thường thắng trận, bao giờ về anh ?
                                                                             ( Hòang Trung Thông , 1925 – 1993 )

                  ( Các đoạn từ 1 đến 7 trước chương địa hình, phần lớn là lược thuật tài liệu Việt Nam War, giải tỏa ngày 25 tháng 6 năm 2007 và  cập nhật thêm đến ngày 20 tháng 10 năm 2011, của Bách Khoa Tân Thế Giới – New World Encyclopedia  ).          

               Vào thập niên 1840 cho đến thập niên 1880, thực dân Pháp  xâm chiếm Việt Nam qua nhiều cuộc chiến tranh thuộc địa. Khi điều đình sau Thế Chiến Thứ Nhất ( 1914- 1918 ) đưa tới ký kết Hòa Ước Versailles năm 1919, ông Hồ Chí Minh ( và một số người quốc gia yêu nước khác ) khẩn cầu cầu một phái đòan Việt Nam  được phép tham dự, hầu tiến tới  phục hồi nền độc lập cho các  xứ  Đông Pháp – Indochine francaise thuộc địa và bảo hộ. Nhưng yêu cầu bị gạt bỏ và tình trạng Đông Pháp cũng y nguyên như cũ.

             Vào Thế chiến Thứ Hai ( 1940 – 45 ), chánh phủ Vichy của Pháp hợp tác với Nhật chiếm đóng Đông Pháp, sau ngày 22 tháng chín năm 1940, khi lực lượng Nhật từ Tàu sang đánh bại quân Pháp thuộc địa ở Lạng Sơn. Tuy Pháp tiếp tục những chức vụ cai trị chánh thức, thật sự Nhật đã kiểm sóat cả 3 nước Việt Nam, Miên và Lào. Ông Hồ Chí Minh trở về Việt Nam  và thiết lập  một nhóm kháng chiến chống Nhật ở miền Bắc, với sự giúp đở  của những tóan  của Cơ quan các Sở  Chiến Lược Hoa Kỳ - US Office of Strategic  Services ( tiền thân của Cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ, CIA -Central Intelligence Agency ). Các tóan này họat động sau lưng các hàng ngũ địch quân và hổ trợ các nhóm kháng chiến địa phương. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh  Pháp thuộc địa  và trả lại độc lập có phần  hình thức cho Việt Nam và  vua Bảo Đại lập nội các “ độc lập” ( nhưng không có bộ quốc phòng, vì chưa tổ chức được ), thủ tướng là  học giả Trần Trọng Kim.  Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Các nhà quốc gia – nationalistscác nhà cọng sản – communists và một số người yêu nước Việt Nam khác, hy vọng nắm chánh quyền. Quân đội Nhật  giúp Việt Minh ( Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội), nghĩa là  quân kháng chiến của ông Hồ chí Minh ( HCM )và một  vài nhóm quốc gia Việt Nam đòi Độc lập, bằng  cách  tống giam các chức quyền và binh lính Pháp thuộc địa và bảo hộ; giao trả  mọi cơ sở công cộng  cho dân Việt.  Sau khi vua Bảo Đại tuyên bố  thóai vị, ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông HCM  tuyên bố Việt Nam  Độc Lập khỏi Pháp và lập chánh phủ do ông lảnh đạo. Ở đám đông Ba Đình, ông HCM,  một  nhà thiết lập đảng cọng sản Pháp năm 1920, đọc một bài diễn văn hào hứng sôi nổi, trích nhiều đọan Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ - U.S. Declaration  of Independence và một  ban nhạc  thổi bài quốc ca Hoa Kỳ “ The Star Spangle Banner”.  Ông HCM tiên đóan là có lẽ Hoa Kỳ sẽ đồng minh với phong trào quốc gia Việt Nam, căn cứ trên các  diễn văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, người chống lại tái lập chế độ thực dân Âu Châu sau Thế Chiến Thứ II.

            Thế nhưng ở Hội Nghị Postdam, Đồng Minh đã quyết định  là  Quân đội Quốc Gia Tàu – Nationalist Chinese  và lực lượng Anh Quốc sẽ  giám sát  giải giáp  quân  dội Nhật đầu hàng và đưa họ về  Nhật.  Quân đội Tàu  vào Việt Nam vài ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập và chiếm đóng vùng miền Bắc, từ vĩ tuyến  thứ 16 trở ra Bắc.  Quân đội Anh đến miền Nam Việt Nam tháng 10 năm 1945. Ở miền Nam, Pháp khẩn cầu  Anh giao lại nền cai trị cho họ. Ông HCM yêu cầu quốc tế cứu giúp chống lại việc Pháp tái chiếm, gồm luôn cả một điện tín gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, hy vọng thuyết phục Hoa Kỳ can thiệp.
            Ở miền Bắc, Pháp điều đình với cả chánh phủ  quốc dân đảng Tàu lẫn Việt Minh.  Bằng cách trao trả Thượng Hải và các nhượng địa ở Trung Hoa, Pháp thuyết phục Tàu cho phép họ trở lại miền Bắc Việt Nam và điều đình với Việt Minh.  Ông HCM chấp thuận  cho phép  lực lượng Pháp đổ bộ ở ngọai ô Hà Nội, và Pháp thỏa thuận  chấp nhận một nước Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp - French Union. Lợi dụng thời cơ hòa hõan  đôi bên thảo luận,  Ông Hồ thanh tóan, thủ tiêu v.v.. mọi nhóm quốc gia đang canh tranh đối thủ Việt Minh. Nhưng khi điều đình để ông Hồ lập một chánh phủ  trong Liên Hiệp Pháp thất bại, tháng 12 năm 1946, Pháp  tấn công Hải Phòng, giết hại hàng ngàn người, rồi tiến lên Hà Nội. Ông HCM và Việt Minh rút về các chiến khu núi non Bắc Việt, tổ chức kháng chiến,  làm thành  Chiến Tranh Đông Dương ( Đông Pháp ) Thứ Nhất -  First Indochina War.  Sau khi Cọng Sản đánh bại  Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch ở cuộc nội chiến Tàu,  Chủ tịch Mao Trạch Đông đã có thể  viện trợ quân sự trực tiếp cho Việt Minh.  Và Việt Minh  đã nhận được nhiều vỏ khí mới,tiếp tế và chuyên môn cần thiết, biến họ thành một lực lượng quân sự qui ước.

            3-  Chia đôi đất nước và Pháp rời bỏ Việt Nam 1950- 55
                Cùng lúc  Mao tiếp viện cho Việt Minh, Hoa Kỳ cũng viện trợ quân sự cho Đồng Minh Pháp.  Sau khi chiến tranh Triều Tiên ( Cao Ly – Đại Hàn) bùng nổ, Hoa Kỳ bắt đầu  xem cuộc chiến tranh Việt Minh kháng chiến chống thực dân Pháp, như thể là một thí dụ khác  cọng sản bành trướng khắp thế giới do điện Cẩm Linh – Kremlin, Nga Sô lãnh đạo. Năm 1950, Nhóm Viện Trợ Quân sự và Cố vấn Hoa Kỳ- U. S. Military Assistance anh Advisory Group ( MAAG )  đến Việt Nam để sàng lọc những yêu cầu Pháp viện trợ, cố vấn chiến lược và huấn luyện binh lính Việt Nam. Năm 1956, MAAG  nhận trách nhiệm  huấn luyện quân  đội Việt Nam. Tính đến năm 1954, Hoa Kỳ đã cung cấp 300 000 võ khí nhẹ và liên thanh cùng 1 tỉ đô la Mỹ, để hổ trợ cố gắng quân sự Pháp, hứng đở đến 80%  chi phí cuộc  chiến tranh Đông Pháp.
Tướng Võ Nguyên Giáp và mặt trân Điện Biên Phủ

            Việt Minh  đánh bại quân sự Pháp nặng nề ngày 7 tháng 5 năm 1954  ở Điện Biên Phủ.  Sau Điện Biên Phủ, dân  chúng Pháp không còn  ủng hộ cuộc chiến tranh Đông Pháp  nữa và ở Hội Nghị  Giơ Neo – Genève, chánh phủ Pháp thiên tả Mendes France  điều đình  một hiệp ước Hòa Bình với Việt Minh.  Hiệp Ước này giúp Pháp rút khỏi Đông Pháp  và  giao trả độc lập cho ba nước Đông Pháp cũ. Tuy nhiên Việt Nam bị  tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17: trên vĩ tuyến 17, Việt Nam  thiết lập một quốc gia xã hội chủ nghĩa ( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ) và  dưới vĩ tuyến một quốc gia không cọng sản  do vua Bảo Đại làm quốc trưởng. Nhưng ông Ngô Đình Diệm( NĐD) mau lẹ  truất phế vua Bảo Đại và  thiếp lập một quốc gia mới là Việt Nam Cộng Hòa.
                
         4- Đệ Nhất Cọng Hòa ( 1955-1963) 
                        
Ngô Đình Diệm
       Chánh phủ NĐD không chịu tham dự  hội nghị Giơ Neo, đặc thù nhấn mạnh đến bầu cử  tòan quốc vào tháng 7 năm 1956, được Hoa kỳ khuyến khích bên sau,  không chịu để cho Cọng Sản  chắc chắn thắng cử tòan quốc. Hoa Kỳ cũng nêu lên câu hỏi về tính cách hợp pháp của bất cứ mọi bầu cử  nào ở miền Bắc do Cọng Sản cai trị. Các năm  1954- 56 ,  dọc theo vĩ tuyến 17 và chuyên chở tàu thủy - tàu bay ước lượng có  450 000 người di cư tị nạn- refugees  từ miền Bắc vào Nam và chừng  52 000 người dân sự ( ? )  tập kết- regroupees từ Nam ra Bắc . Chánh phủ miền Nam NĐD từ chối bầu cử năm 1956, lấy cớ là miền Nam  không ký Hiệp Ước Giơ Neo.  Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1955, ông NĐD ( chống lại cố vấn Hoa Kỳ)  dùng các chiến dịch quân sự  lọai trừ các đối lập 2 giáo phái  Cao Đài và Hòa Hảo và nhóm tổ chức  tội ác – organized crime group   Bình Xuyên (  đồng minh với công an mật vụ- secret police và  vài phần tử quân đội ). Cuối năm 1955, ông NĐD tổ chức bầu cử ở miền Nam, truất phế quốc trưởng Bảo Đại để làm tổng thống, thiết lập một quốc hội và viết ra một hiến pháp. Ông NĐD thắng cử, được 98.2 % tổng số phiếu.
Bảo Đại 
           Chống lại chánh quyền NĐD cai trị miền Nam, năm 1957, các cán bộ chìm Việt Minh ở miền Nam không tập kết ra Bắc, chôn dấu vỏ khi để nổi lên,  nếu như không có  tuyển cử thống nhất đất nước, đã tổ chức nổi lọan ở mức độ thấp.  Cuối năm 1956 , một lảnh tụ  cộng sản miền Nam  Lê Duẩn trở ra Bắc, khẩn cầu Đảng Lao Động (  Đảng Cọng Sản ông HCM đổi tên trá hình )  lấy lập trường  cứng rắn hơn về thống nhất Việt Nam, nhưng Hà Nội vẫn còn e dè  tung ra một cuộc chiến đấu quân sự thực sự. Tháng giêng 1959, dưới áp lực các cán bộ miền Nam đã được  mật vụ chánh quyền miền Nam nhắm đích xác, Ủy Ban Trung Ương Đảng  ra một quyết định mật cho phép dùng quân sự  chiến đấu giải phóng miền Nam. Ngày 12 tháng chạp 1960, theo chỉ thị Hà Nội, cọng sản miền Nam thành lập Mặt Trận Giải  Phóng Miền Nam -  National Front for the Liberation of South Việt Nam ( NLF ) để lật đổ chánh phủ Việt Nam Cọng Hòa.  NLF gồm 2 thành phần khác nhau : các trí thức miền Nam  chống lại chánh quyền miền Nam và là người quốc gia – nationalists  ; đảng viên cọng sản ở lại miền Nam không tập kết ra Bắc năm 1954  và những người Cọng Sản từ Bắc mới nhập vào Nam. Tuy có nhiều thành viên NLF không là đảng viên Cọng sản, họ đều bị các cán bộ đảng Cọng sản giám sát chặc chẻ và càng ngày càng bị  đẩy ra ngòai  khi nội chiến tiếp diễn, nhưng họ cũng đã giúp cho NLF  tô điểm  cho mình một bộ mặt quốc gia rộng rải, thay vì là một phong trào cọng sản.  Phong trào Bajaranca ( Ba Nà, Jarai, Ê Đê , Chăm …. ) là một thành phần của NLF ở Tây Nguyên. 
             
                5-  Chiến dịch Sấm Rền - Operation Rolling Thunder 1965 – 1968 và trận Ia Drang, thật sự khởi đầu Chiến Tranh Việt Nam- The Viet Nam War .
                  Tháng hai năm 1965, căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Pleiku  bị NLF tấn công hai lần, giết chết hơn một tá quân nhân Mỹ.  Những tấn công du kích này khiến cho chánh phủ Hoa Kỳ  trả đủa   bằng các oanh kích máy bay (  Chiến dịch Tên Lữa – Operation Flaming Dart) ở miền Bắc.  Chiến dịch Sấm Rền là tên mã số một cuộc thả bom  chiến lược duy trì liên tục ở miền Bắc, do các máy bay Không Quân-Air ForceHải Quân- Navy Hoa Kỳ thực hiện, từ ngày 2 tháng 3 năm 1965. Mục đích nguyên thủy là nâng cao  tinh thần dân chúng miền Nam  và ra dấu hiệu cảnh cáo miền Bắc. Không lực Hoa Kỳ hành động như thể “ một thuyết phục chiến lược – strategic  persuasion” đe dọa chánh trị miền Bắc, âu lo bị ném bom liên tục. Nhưng khi Chiến Dịch Sấm Rền không đem lại kết quả, các mục tiêu đổi qua phá hủy ý chí miền Bắc đánh miền Nam bằng cách phá mọi cơ sở công nghệ, mạng lưới giao thông và phòng không ( mỗi ngày một gia tăng ). Sau hơn một triệu lần oanh kích và thả 750 000 tấn bom, Chiến dịch Sấm Rền chấm dứt  ngày 11 tháng 11 năm 1968 .

          Từ cuối năm 1964, Miền Bắc đã gửi quân đội tham gia trực tiếp ở Miền Nam . Vài chức quyền Hà Nội muốn xâm chiếm ngay Việt Nam Cọng Hòa và một dự án được phát triễn  dùng  những đơn vị Quân đội  Nhân Dân Việt Nam – People Army of Việt Nam (VPA/ PAVN )  phân  chia Cộng hòa Miền Nam ra 2 phần,  xuyên qua Tây Nguyên. Hai đối thủ ( Hoa Kỳ và PAVN ) du nhập vào miền Nam  lần đầu tiên chạm trán nhau ở trong chiến dịch tên gọi  là Chiến dịch Lưỡi Lê Bạc – Operation  Silver Bayonet , thường được gọi là trận chiến Ia  Drang. Ia Drang là một chi nhánh lớn của sông Sesan – Srêpok chảy ngang qua phía Tây Nam tỉnh Gia Lai. Trong chiến trận khốc liệt này, đôi bên đều học được nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học xương máu.  Quân đội miền Bắc, thiệt hại nặng nề, bắt đầu thích nghi  với  ưu thế đè bẹp của  không lực di động , cung cấp võ khí  và trực thăng đánh cận chiến Hoa Kỳ.  Hoa Kỳ nhận thức là quân đội nhân dân Việt Nam ( VPA / PAVN ) không phải là những đám du kích áo rách khố ôm – ragtag mà là một lực lượng  kỷ luật, đầy nhiệt huyết và thành thạo .
       
        6- Chiến dịch Tây Nguyên  và Chiến dịch 275 ( từ 4 tháng ba đến  3 tháng tư 1975 )
        Tham chiến  -  quân đội miền Bắc gồm  4 sư đòan bộ binh: 10, 320, 316, 968 và  4 trung đòan bộ binh 25, 95a, 95b, 271, cọng thêm  trung đòan đặc công 178, trung đòan thiết giáp 273 và các đơn vị binh chủng chuyên môn, kỷ thuật.
                             -  quân đội Cộng Hòa miền Nam gồm sư đòan bộ binh 23, lữ đòan dù 3 ,  trung đòan bộ binh 40 ( giai đọan phát triễn ), binh đòan ( trung đòan ) biệt động quân  4, 6, 7, 21, 22, 23, 24, 25, lữ đòan thiết giáp 2( gồm 4 thiết đòan ), cọng 30 tiểu đòan bảo an và các binh chủng chuyên môn, kỷ thuật.

Văn Tiến Dũng
           Sau hơn một tuần nghi binh như muốn chiếm Kontum – Pleiku, ngày 10 tháng 3 năm 1975, tướng Văn Tiến Dũng tung ra chiến dịch 275, một tấn công giới hạn vào Tây Nguyên có xe tăng và  đại pháo hổ trợ; mục tiêu là  Ban Mê Thuột  ở tỉnh Đắc Lắc.   Nếu quân đội nhân dân chiếm được Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ Gia Lai là thị trấn Pleiku và con đường ra  bờ biển biển Đông sẽ phơi bày cho một chiến dịch dự trù  năm 1976 mới thi hành.  Quân đội Việt Nam Cộng Hòa – ARVN ở Ban Mê Thuột, không còn được Mỹ và đồng minh yểm trợ, viện trợ hùng hồn như khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến chưa rút khỏi Việt Nam, không còn địch nổi quân đội miền Bắc trang bị vỏ khí tân tiến Nga - Tàu và tan rả ngày 11 tháng 3 năm 1975. Một lần nữa, Hà Nội rất ngạc nhiên về tốc độ thành công  mau chóng này và  tướng Dũng  khẩn cầu Bộ Chánh trị  cho phép ông tiến chiếm ngay Pleiku  và sau đó chiếm Kontum.  Vì còn 2 tháng nữa mới bắt đầu mùa mưa, tại sao lại không lợi dụng tình thế ?

Nguyễn Văn Thiệu
            Tổng Thống Thiệu  lo sợ  đa số lực lượng quân đội miền Nam bị cắt đứt ở các tỉnh miền Trung phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa và ở Tây Nguyên, quyết định dàn trải lại số quân này  về phía Nam  gọi là “  đầu teo đít to – lighten the top and keep the bottom” Nhưng cuộc triệt thóai này  mau lẹ trở thành một  cuộc rút lui đẩm máu, khi quân đội miền Bắc đột ngột tấn công  từ miền Bắc. Khi ARVN  cố triệt thóai, nhiều đơn vị bị tán phân ở Tây Nguyên oanh liệt cầm cự chống lại quân đội miền Bắc. Tướng Phú bỏ hai thị trấn Pleiku và Kontum, rút lui về Tuy Hòa theo con đường Pleiku- Hậu Bổn -Tuy Hòa  tục gọi là “ đòan quân lệ rơi – column of tears”.   Dân chúng  theo cùng ARVN rút lui.  Vì các  con đường và cầu cống đã bị phá hủy, đòan quân tướng Phú  tiến chậm và quân đội miền Bắc xáp lại gần hơn.  Cuộc di tản quân - dân chậm  chân  ở các núi non xuống bờ biển;  họ luôn luôn  bị VPA nả pháo và đến  ngày một tháng tư thì di tản tiêu tan.

Phạm văn Phú
           Tưởng cũng nên biết là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ( Trung Cọng ) trong Chiến Tranh Việt Nam,  từ mùa hè năm 1962, Mao Trạch Đông đã thỏa thuận  cung cấp cho không Hà Nội 90 000 súng trường và đại bác. Khi xảy ra chiến dịch Sấm Rền, Trung Quốc đã gửi nhiều  tiểu đòan công binh và nhiều đơn vị phòng không cho Bắc Việt ,để sửa chửa hư hại bom Mỹ thả, xây thêm đường xá, đường xe lữa và nhiều công sự chiến đấu khác.  Như vậy giúp  giải tỏa nhiều đơn vị  để đi B (  xâm nhập vào Nam ). Từ năm 1965 đến năm 1970  đã có trên  320 000 quân Trung Quốc phục vụ cho  Bắc  Việt, nhiều nhất là năm 1967  số quân Trung Quốc ở Bắc Việt lên đến 170 000 người

       Còn Nga Sô thì cung cấp cho Miền Bắc dụng cụ thuốc men y khoa, vỏ khí, máy bay , trực thăng, đại bác, hỏa tiễn  bắn từ đất – ground air missiles  và trang bị quân sự khác.  Tính ra có đến  80%  mọi lọai võ khí miền Bắc xử dụng là do  Nga Sô cung cấp. Hàng trăm cố vấn quân sự được gửi đến Miền Bắc  huấn luyện quân đội nhân dân. Các phi công Sô Viết thường chỉ là các bộ huấn luyện, nhưng nhiều phi công đã làm các nhiệm vụ chiến đấu dưới tư cách “ thiện nguyện – volunteer” 

            7- Hai mũi dùi đánh Khmer Rouge ( Đỏ ) Kampuchia, từ Pleiku và Ban Mê Thuật
        Ngày 12  tháng tư 1975,  Cọng sản Khmer Rouge ( Đỏ ) chiếm Nam Vang – Pnom Penh, thành lập nước Kampuchia Dân Chủ – Democratic Kampuchia ,đưa nước  Căm Bốt vào một thời kỳ đen tối thảm khốc, vì Khmer Rouge buộc dân chúng phải rời bỏ thành phố, thị trấn về thôn quê, bắt đầu xây dựng “ Thiên đường xã hội chủ nghĩa kiểu Mao Trạch Đông”. Tình nghĩa “anh em xã hội chủ nghĩa” ở Kampuchia không lâu dài như ở Lào.  Khmer Rouge có nhiều tham vọng lịch sử chiếm lại đất đai Việt Nam, tấn công liên tiếp các vùng biên giới  miền Nam Việt Nam, đặc biệt từ Tây Ninh đến Hà Tiên.              

          Ngày 25 tháng chạp năm 1978,  Hà Nội tấn công” bè lũ phản động Pol Pot- Ieng Sary” Khmer Rouge, tung ra  từ 10 đến 12 sư đòan quân đội nhân nhân VPA và ba  trung đòan – regiments Khmer ( các trung đòan này sau là hạt nhân của Quân đội  Nhân dân Khmer – KPRAF) , tổng cọng chừng  100 000 người.  Theo 5 mủi dùi  vượt qua biên giới Miên Việt, thọat tiên là ở Tây Bắc Cam Bốt.  Một đội quân, từ Buôn Mê Thuột tiến dọc theo quốc lộ 13  và quốc lộ 14 chiếm  thị trấn Kracheh City, tỉnh lỵ  tỉnh Kracheh. Đội quân thứ hai tấn công từ Pleiku, theo đường vòng  quốc lộ số 19  chiếm thị xã - tỉnh lỵ tỉnh Stung ( Stoeng ) Treng.  Mục đích thứ nhất những tấn công đầu tiên ở vùng Đông Bắc Cam Bốt là chiếm mau lẹ  một phần đất đai Cam Bốt đáng kể, trước đây  là nơi phát sinh  phong trào Khmer Rouge và  quân đội  Kampuchia -RAK  thành hình  vào thập niên 1960. Vùng xa xôi hẻo lánh này cũng  khó lòng cho Khmer Rouge đuổi lui VPA, dù cuộc chiến Miên Việt kết thúc ra sao đi nữa ( nhắc lại là thời gian này cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc  công nhận Khmer Rouge, chống Việt Nam! ).  Xâm chiếm sớm vùng này có thể ngăn ngừa  các đơn vị Khmer Rouge tái chiếm Đông Bắc Cam Bốt, một vùng có nhiều dân chúng ủng hộ Khmer Rouge. Tấn công còn có thể có ý định làm bối rối các lảnh đạo Kampuchia Dân Chủ  về mục tiêu chánh Việt Nam tấn công. Tuy nhiên, các chỉ huy Khmer Rouge không bị  mắc mưu hai mủi dùi Việt Nam tấn công  Kracheh - Stoeng Treng, và không  cố tâm tăng cường bảo vệ Đông Bắc.  Thay vào đó, Khmer Rouge   dựng lên đường phòng thủ chánh  ở các đồng bằng trồng lúa  bằng phẳng phía Đông Nam Căm Bốt. Suy đóan Khmer Rouge về ý định của Việt Nam rất đúng: lực lượng Hà Nội  tấn công chánh là vùng  Đông Nam.

      Từ tỉnh Tây Ninh, các đơn vị võ khí mạnh mẽ, dọc theo quốc lộ số 7 tràn tới  chiếm mục tiêu là cảng sông Kam (Kom ) pong Cham.  Ở phía Nam, các đơn vị Việt Nam  có phi cơ yểm trợ tấn công dọc theo quốc lộ 1, theo hướng Neak Luong ( Phumi Prek Khsay ), ngõ cửa trên sông Mê Kông đến Pnom Penh ( Nam Vang ). Mũi dùi thứ 5, từ Hà Tiên tiến chiếm hải cảng Kampot và KampongSaom , ngăn ngừa Trung Quốc ( ? )  tiếp viện  lực lượng Khmer  Rouge rút lui.  Ngày 7 tháng giêng 1979, Khmer Rouge bỏ ngỏ Phnom Penh không phòng thủ  và quân đội Việt Nam chiếm  thủ đô này …   

            Địa hình, khí hậu

               Tỉnh Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác  gồm  địa hình cao nguyên và thung lũng. Sau đây là mô tả địa hình khí hậu chiếu theo Thái Công Tụng ( Vietnammologica, 2005 ):  Từ miền núi  cao phía Bắc Kontum, phía sau đồng bằng Quảng Nam, giải Trường Sơn chạy dài từ Bắc xuống Nam, ngăn cách vùng Tây Nguyên  với đồng bằng duyên hải Trung Việt. Giải núi này rất dốc về phía Đông vì gần biển. Còn phía Tây nó thoai thỏai, tạo thành nhiều cao nguyên, trong đó có cao nguyên Pleiku .   Giải núi này cũng là bức tường phân biệt khí hậu  giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Phía Đông  ở các đồng bằng duyên hải, mùa mưa trễ hơn, từ tháng 10 – 11. Trong khi đó  phía Tây,  nghĩa là phía cao nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5.  Nói một cách khác bên này là mùa nắng thì bên kia  là mùa mưa.  ( thêm : cho nên mới nẩy ra hai câu thơ thời miền Bắc thúc dục đi B, xâm nhập đánh miền Nam: “Trường Sơn Đông nắng , Tây mưa; Ai chưa đến đó thì chưa biết mình”) .
             Cao nguyên Pleiku diện tích 4 500 km2, cao độ trung bình 800m. Trước kia là  một vùng thấp, nhưng có dung nham núi lửa phun trào lên, lấp lên khá dày, lâu ngày hóa thành đất đỏ.  Hiện nay vẫn còn một đỉnh núi lửa đã tắt, ngọn Chi Hdrung ( Hàm Rồng ) cao độ 1 028m. Quanh các ngọn núi lữa có những hồ miệng núi lửa như hồ Do nau Eng Prong. Dạng vòm cao nguyên Pleiku tạo ra đường phân thủy ( phân  nước ) của hai lưu vực ; phía Đông là sông Ba chảy xuống Tuy Hòa và phía Tây là lưu vực sông Mê Kong. Phía  Đông cao nguyên là  những rặng núi granit và Rhyolit  kéo dài của thượng Kontum ; quốclộ 19 từ Qui  Nhơn lên Pleiku phải  xuyên qua đèo  Mang Giang ( cao 740m ). Phía Tây, cao nguyên Pleiku cao độ thấp hơn với thung lũng Ia Drang, nơi xảy ra chiến trận khốc liệt Tây Nguyên năm 1965  đã đề cập ở trên. Giữa cao nguyên Pleiku và Đắc Lắc là  dãy núi granit  Chư Pha, cao 922m, đầu nguồn sông Ea Hleo.

            Thung lũng Cheo Reo – Phú Túc ( Phú Bổn ) cao độ 160m  ở giữa rìa Nam cao nguyên Pleiku, kéo dài đến  gò đồi đồng bằng Tuy Hòa.  Hai sông lớn Pleiku là sông Ba và Ea Ayunh  chảy qua thung lũng này.  Thung lũng An Khê , diện tích 600- 700 km2 ,  cao độ 400- 450m, giữa đường Pleiku đi Qui Nhơn chứa nhiều lọai đất xám  và có dòng sông Ba chảy qua. Vì gần Bình Định nên dân cư phần lớn là dân Bình Định lên khai phá thung lũng An Khê.

         Về khí hậu, cao nguyên Pleiku  mưa nhiều hơn so với Ban Mê Thuột . Vũ lượng hàng năm Pleiku trung bình là 2450mm so với trung bình 1900mm  của Ban Mê Thuột.  Nhưng mùa nắng Pleiku lại gắt gao hơn . Nhiệt độ trung bình  Gia Lai – Pleiku thay đổi từ  21 đến 250 C , trung bình lạnh hơn Ban mê Thuột – Đắc Lắc.  Thung lũng Cheo Reo vừa rất nóng và rất khô. Thung lũng này ở giữa hai dãy núi cùng hướng tây bắc – đông nam, bị khuất gió mùa tây Nam lẫn gió mùa  đông bắc nên rất khô hạn. Vũ lượng trung bình thung lũng Cheo Reo chỉ có 1300 mm, như Ninh Thuận vậy. Tuy nhiên Tây Nguyên có ưu điểm so với miền duyên hải Trung Việt là không có bảo lụt  ( chỉ đôi khi mưa lụt – flash flood chớp nhoáng), không có gió Lào khô cháy, như Quảng Trị chẳng hạn.

   .               Sông ngòi
           Cũng theo Thái Công Tụng, Gia Lai có 2 hệ thống sông  ngòi :
       Hệ thống  chảy về Biển Đông là sông Ba và hệ thống chảy về sông Mê kông là sông Se San. Sông Ba phát  nguyên từ  núi Ngọc Lĩnh thuộc Kontum, chảy theo hướng Bắc –Nam qua An Khê ( gần thị trấn Ayunh Pa) đến Cheo Reo ( Hậu Bổn ), sau đó  chuyễn sang phía Đông về Tuy Hòa.  Sông Ba có nhiều nhánh phụ, nhánh lớn nhất là  sông Ea Ayunh . Hai nhánh lớn của sông Poko là sông DakBla dài 141 Km, sông Sa Thầy cũng chảy qua  Gia Lai một phần nào, nhưng lớn nhất là ở hạ lưu Poko là sông Sesan, tòan lưu vực có tiềm năng thũy điện to lớn . Ở phía tây Pleiku là  sông Ea Hleo và  hai chi lưu là  sông Ia Drang  và Ia Sup , bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây rồi đổ về sông Srê Pok  sau đó chảy vào sông Mêkong ở Stung ( Stoeng ) Treng, Căm Bốt .
         
                   Danh lam thắng cảnh  

Biển Hồ Gia Lai
           Cảnh quan Gia Lai nhiều nơi đặc sắc, thơ mộng: đó là các rừng nhiệt đới  Krong Ka Kinh, đỉnh núi cao  1761m; Krong Cha Rang; thác Xung khoeng, thác Phú Cường- Ya Li, Suối Đá Trắng,  Suối Mơ và hồ Ayunh hạ… , nhưng đẹp nhất có lẽ  là Biển Hồ ( To Nung Lake ) .
          Biển Hồ - Sea Lake . Cao Nguyên Gia Lai - Pleiku có khi cao hơn 1000m và trên các đỉnh cao thường không có nước. Vì lý do này, dân Gia Lai  cỗ xưa mơ tưởng nước và biển. Truyền thuyết cho rằng nước từ hồ chảy thẳng ra Biển Đông và dân xuất khẩu gỗ  từ Tây Nguyên chỉ có việc thả trôi các súc gỗ xuống hồ, rồi sáng hôm sau  chận bắt gỗ ở biển Qui Nhơn. Tên cũ là To Nung, một làng cỗ truyền thuyết, rất rộng lớn và đẹp đẻ.  Dân làng an lành, thì một ngày nào đó một núi lửa bùng lên, phun cháy giết hại nhiều người. Số còn lại đến miệng núi lữa  than khóc và nước mắt họ chảy đầy miệng núi, cho nên có tên là Tô Nung, hồ Nước Mắt .
            Hồ là miệng núi lữa, cách  trung tâm thị xã Pleiku chừng 5 km về phía Bắc.Tổng diện tích là  460 ha, 250 ha đầy nước. Núi rừng và rừng thông vây quanh hồ, và  hồ hình thuẩn chia ra hai phần vì một bán đảo nhỏ dọc theo trung tâm hồ. Mùa mưa, mặt nước hồ lan rộng  khỏang 400 ha và sâu chừng 40m. Một phía bên hồ là một ghềnh đá basalt – dung nham. Hồ đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Pleiku –Pearl of Pleiku.  Rừng quanh hồ  gồm nghiều lọai lan rừng- orchids , hoa quì – hướng duơng hoang dại wild sunflowwers  và hoa báo xuân ( anh thảo) –primula.  Bướm màu sắc sặc sở bay lượn dọc các dòng suối, đậu trên hoa, rồi lại bay đi khắp nơi. Đôi khi gặp  đò chèo độc mộc – pirangua, đò thân gỗ đẻo ruột rổng tuếch, lượt trôi  trên hồ. Rừng núi lân cận hồ còn chứa nhiều lọai chim như chim cút –quailsngỗng trời – wild geese.  Vài góc hồ trồng sen càng làm cho  hồ sinh động thêm. Người lớn có thể  nhìn mặt hồ bao la để quên ngày mệt mõi. Thanh niên nam nữ có thể đến hồ ca hát, nhảy múa và hứa hẹn hôn nhân những đêm trăng sáng. Năm 1988, hồ đã được bộ Văn Hóa  xếp vào hạng cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp quốc gia.  Để khuyến khích du lịch sinh thái, cơ quan văn hóa Gia Lai cấm  không cho đánh bắt hay nuôi trồng cá, sợ làm ô nhiễm nước trong vắt  Biển Hồ vì nước hồ cũng là nguồn cung cấp nước sạch, trong mát  cho thị xã Pleiku. Và đã từ chối nhiều dự án có thể làm hư hại môi sinh hồ như tiệm ăn, khách sạn, công viên v.v…  Du khách đến viếng hồ  theo hai đường trồng thông xanh dọc theo đường đến hồ. Cuối dốc là một tháp canh nhìn được núi ngoan mục và có đò thuê  chèo quanh hồ rộng suốt mùa hè.
          Gia Lai còn rất nhiều hồ lớn nhỏ khác  do các đập thủy điện các sông Se San, sông Ba, sông Ayunh tạo ra.  Thác Phú Cường hay thác Ya li, ở  ranh giới tỉnh lỵ Kontum  và Pleiky trên sông Se San, cũng có một hồ lớn, nước hồ nay chuyễn  hết cho đập thủy điện . Thác Xung Khoang trên sông Ia Drang, huyện Chư Prong, cách thị xã Pleiku 30 Km về phía Tây Nam, cao 40 m. Nước thác chảy trên các lằn nứt đá tảng, làm ra một dòng  nước trong sạch có tường vách gồ ghề bao quanh. Hai bên thác  là rừng cây cỏ nhiệt đới rậm rạp um tùm .  
Công Viên Đồng Xanh
             Công viên Đồng Xanh  thành lập năm 1999, cách thị xã Pleiku 10km, thuộc xã An Phú, rộng 8 ha. Nhà Rong kiểu Tây Nguyên được trưng bày ở đây. Rất nhiều  lọai hoa,  cây mộc Tây Nguyên được đem  về trồng tại công viên. Cũng như núi giả, hồ sen , suối nuớc phông ten, đình tạ và vườn hoa xếp đặt hài hòa, tạo ra  phong cảnh mỹ miều   Công viên hảnh diện có đàn T’rưng đánh đàn với nước và một công viên nước nhiều trò  tiêu khiển. Đàn T’rưng là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, rất phổ biến ở nhiều tộc dân Tây Nguyên.Trong dân gian, T’Rưng chỉ có 5- 7 ống tre lồ ô, cắt dài ngắn khác nhau, kết vào hai sợi dây chạy song song, làm thành một cái đàn có thể cuộn lại bỏ vào trong gùi. Khi chơi đàn, người ta buộc một đầu đàn vào gốc cây, đầu kia buộc quanh bụng mình, kéo căng hai sợi dây kết các ống, rồi dùng hai chiếc dùi bọc vải gõ lên các ống. Âm thanh đàn T’Rưng nghe dòn, nhưng ấm và đục.
            Làng La Phum , cách Pleiku khỏang 2 km. Đi theo đường quốc lộ số 14  chừng 16 km đến thác Yali , rồi đi thêm  15 km đến trường học Mo Nong,  đi tiếp thêm 600 m, quẹo phải dọc theo một lối mòn nhỏ hẹp là đến làng La Phum. La Phum là một làng cỗ truyền Tây Nguyên.  Ở giữa nhà Rong và  ở cuối làng là Làng người Chết- Village of the Dead, còn có tên là Làng Thiên đường -Heaven Village.  Nơi đây gồm 10 nhà dài, mỗi nhà chứa  một tá hay hơn nữa bình đựng tro người chết.  Bình rượu cần, cung và các vật dụng khác được xếp hàng ngăn nắp.  Một nhà khác chứa những tượng gỗ  phản ảnh đời sống hằng ngày.
         Làng D’ ko Tu là làng tộc dân Ba Nà. Muốn đến làng này, đi dọc theo đường Hùng Vương  trên quốc lộ 19 hướng về Qui Nhơn. Tới bảng chỉ đường cây số 33, đi thêm 500m nữa thì đến làng D’ko Tu.  Nhà Rong ở đây trang trí  đẹp đẻ, mái nhà mi cao ráo  nằm giữa làng. Ở phía Tây là  một vùng nhà mồ, nhỏ hơn nhà  mồ tộc dân Gia Rai. Một trong số nhà mồ đặc biệt trang trí  sặc sở.  Một cột nhà  nhỏ có hình dạng máy bay và hai mái nhà hình đò, thuyền. Vài nhà khảo cỗ tin rằng tộc dân Ba Nà có thể gốc gác bờ biển miền Trung di cư lên  cao nguyên .
         Chùa Bửu Nghiêm của người Kinh xây cất năm 1964, ở số 200 đường Duy Tân phường Diên Hồng thị xã Pleiku. Vài năm gần đây, trụ trì là hòa thượng Thích Từ Hương ( ? )  cai quản chùa, tiếp tục trùng tu, mở rộng  chùa cũng như tham gia các họat động văn hóa – cứu tế  địa phương.
Chùa Bửu Nghiêm
           Cũng không nên quên các di tích lịch sử như căn cứ du kích của vua Quang Trung Nguyễn Huệ,  vùng đất liệt sĩ  Núp,  nhà tù Pleiku, các địa danh chiến trận PleiMe, Cheo Leo và Ia Drang .

             Phần II : 
Lạm bàn phát triển Gia lai – Pleiku
         
      Cố giảm thành phần nông lâm,  tăng  công nghệ  xây cất và dich vụ,  tăng lợi tức mỗi người dân, giảm tỉ lệ người nghèo khổ…    
          
          Cho đến năm 2000, phát triển kinh tế xã hội Pleiku, cũng như Kontum, Đắc Lắc  theo phân chia  thành 5 « vùng kinh tế lớn » của Trung Ương Hà Nội năm 1982, thuộc vùng III, hay vùng Trung Bộ gồm 13 tỉnh cũ – từ Nghệ An, TP Đà Nẳng xuống Khánh Hòa. Trung tâm Vùng III  là Đà Nẳng. Diện tích 122 000km2 , dân số lúc đó 15 triệu người. Tuy chưa rõ nét và chưa đa dạng chuyên môn hóa chánh, chủ yếu công nghiệp là chế biến nông lâm, hải sản.  Công thương nghiệp vùng III tập trung vào các thành phố có số dân trên 200 000, đáng kể là Vinh, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang. Thời gian này, Vùng III chiếm  gần ½ sản lượng bò cả nước, 40 % khối lượng hải sản đánh bắt, 1/3  sản lượng hoa màu ( quy thóc- lúa ), đậu phụng (lạc ). Giao thông vận tải chủ yếu dựa vào 2 trục đường xe lữa và đường bộ chạy dọc theo ven biển cùng với những cảng biển và sân bay chủ yếu phục vụ vận tải trong nước . Riêng cảng biển Đà Nẳng, đến năm 2000 đón được tàu biển nước ngòai, lọai 5000 tấn,  năm 2000 đứng hàng thứ 3 cả nước, công xuất 650 000 tấn , dự trù đưa lên tới  2 triệu tấn năm 2005 . Tưởng cũng nên nhắc lại là vào thời kỳ  « Chiến tranh Việt Nam » cảng Tiên Sa ở  Vịnh Đà Nẳng, cảng an tòan nhất Việt Nam , có lúc đã đến công xuất  4-5 triệu tấn hàng hóa một năm, tàu trọng tải 30 000 tấn cập cảng dễ dàng, hệ thống kho, bải công ten nơ- container sử dụng tốt.

         Tính đến  cuối năm 2010, chuyển hướng cơ cấu kinh tế xã hội  Gia Lai - Pleiku  đã giảm lảnh vực nông lâm  chỉ còn 41.17 % , tăng công nghệ và  xây cất  lên 31.14 % và dịch vụ lên  27.69 %.  Năm 2002, tỉ lệ nông lâm 5 tỉnh Tây Nguyên còn đến  65.2 %, năm 2008 còn  49.4 %.  Tỉ lệ công nghệ và xây cất, năm 2002  chỉ đến  14. 2 % và năm 2008 cũng mới đến 25.1 %. Dịch vụ Tây Nguyên chiếm  20.6 % năm 2002, đạt 25.5 % năm 2008. Tốc độ tăng gia kinh tế năm 2010 là 13.2 %, nông lâm tăng 7 %,  công nghệ xây cất 18.8 %, dịch vụ 14.5 %. Lợi tức  mỗi đầu người – GDP per capita là 14.8 triệu đồng VN , tăng 18.9 % so với năm 2009. Riêng tại thị xã Pleiku,  lợi tức mỗi đầu  người đầu năm 2006 đã là 12 triệu đồng VN, tương đương  780 đô la Mỹ. Tuy có phần cao hơn lợi tức mỗi đầu nguời trung bình cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 701 đô la Mỹ vào năm 2008 , nhưng con số này  chỉ bằng  67.9 %  lợi tức trung bình mỗi đầu người tòan quốc. Mục tiêu năm 2011 cho Gia Lai - Pleiku năm 2011  là  tăng lợi tức mỗi đầu người lên 17.56 triệu  đồng VN, giảm  tỉ số người nghèo đói tỉnh nhà xuống 7.8 %( theo tiêu chuẩn hiện hửu còn theo tiêu chuẫn cũ 2005 thì chỉ còn 3.9 %), tạo 23 000 công ăn việc làm, và tăng  tỉ lệ rừng bao phủ tỉnh lên  52.1 % .

               Phát triển công nghệ, xây cất và dịch vụ
     
            Trước năm 1957, nói đến  Gia Lai -Pleiku,  dân gian miền Nam  đều nghĩ đến trà đen Bầu Cạn ( ? ) – Catecka , song song với trà xanh Bảo Lộc làm một món quà dạm hỏi hay hôn nhân.  Sau  thập niên 1980 , đặc điểm  nhắc nhở  đến tỉnh Gia Lai – Pleiku là cà phê, cao su và đặc biệt là thủy điện.
                                
                         Thủy điện
                Tiềm năng năng lượng thủy điện tỉnh Gia Lai được ước lượng là 10.5 – 11 tỉ kw-giờ năm 2005, đứng hàng thứ nhì tòan quốc. Năm 2000, điện lượng Việt Nam tổng cọng là 28.5 tỉ kw -giờ và  công xuất thủy điện chiếm  60% tổng công xuất (chừng  5 triệu kw), công xuất nhiêt điện than đá chiếm 14 %, số còn lại là  tua bin khí dầu và các nguồn khác.     
Thủy điện Yaly
              Thủy điện  Ya Li đã được công ty Nhật Nipon Koei khởi sự  lập dự án khỏang năm 1959- 1960 ( ? ). Năm 2000, ở Gia Lai-Pleiku chỉ có nhà máy Ya Li, trên sông Sê San bắt đầu họat động. Tổng công xuất Ya Li  là 720 000 kw, điện lượng  3 684  triệu kw- giờ ( kwh ) hòan tất tháng 4 năm 2992) . Giữa năm 2011, các nhà máy Sesan 3 ( 260 000 kw), Sesan 3A (100 000 kw),  Sông Ba Hạ ( 220 000 Kw ), Plei Krong ( 100 000 kw),  Sesan 4 ( 360 000 kw  , An Khê – Kanak (Tú An ?  173 000 kw )  và Boun tu Srah  ( 86 000 kw ) , đã họat động. Ngòai ra còn có   85 dự án thủy điện trung bình và tiểu thủy điện cũng đã họat  động ở tỉnh nhà.  Trong khuôn khổ Chương Trình « mới » Phát triển vùng Tam giác  Lào - Miên – Việt ,thành lập năm 2010  cho đến năm 2020, nới rộng thêm  ba tỉnh Bình Phước ( Việt Nam), Kratíé ( Cam Bốt ) và   Champasak ( Lào )  thành 13 tỉnh, so với 10 tỉnh chương trình cũ thiết lập năm 2004, gồm 4 tỉnh ở Việt Nam ( Kontum , Gia Lai ,  Đắc Lắc ,  Đắc Nông ), 3 tỉnh ở Lào ( Sekong , Attapeu,  Saravan ) , 3 tỉnh ở Cam Bốt( Stung Treng, Rattanakiri, Mondulkir;  tổng công ty  Điện lực Việt Nam ( EVN )  sẽ làm dự án  Sesan Hạ 1/ Sesan 5 công xuất  90 000 kw ở biên giới hai nước Miên Việt, Sesan 2 Hạ (  420 000 kw ) ở cuối sông Se San, ngòai các dự án đang xây cất là Srepok 2 Hạ  ( 220 000 kw ),  Sesan 3 Hạ ( 180 000 Kw ), Preak Liang 1(  64 000 kw ),  Preak Liang 2 ( 64 000 Kw ) và  Sam Bo, phía trên Kratié,  trên dòng chánh sông Mê Kông (  2 000 0000 kw ).

                Năm 2000,  Việt Nam đã cơ bản  hình thành lưới điện quốc gia với đường dây cao thế  500kv, dài 1487 km và đường dây 220 kv nối lưới điện Bắc Bộ với lưới điện Nam Bộ, đưa điện tới 90 % số huyện và 70% số xã trên cả nước.  Đường dây chuyển điện  cao thế 500kv, mạch – circuit  #2 đọan mới Pleiku- Dốc Sỏi ( ?) –Đà Nẳng dài 297 km và mạch #2  đọan mới Pleiku - Phú Lâm dài 542 km, mạch đôi  dài 20 km đọan Pleiku – Ya Li truyền  thủy điện Yali,  nay  đã hòan tất. Cải thiện  mạng lưới điện ba thị xã Kon Tum , Pleiku và Buôn Ma Thuột  cũng đã hòan tất. Mọi làng Tây Nguyên  ở Tam giác Phát Triển  đã được chánh phủ cung cấp  ngân khỏan đầu tư , theo Chương Trình Cung cấp Điện cho 1200 làng xã chưa có điện  Tây Nguyên.  Việt Nam đã sẳn sàng cung cấp điện cho Cam Bốt, từ cửa khẩu biên giới Lệ Thanh ( gần Đức Cơ ) tỉnh Gia lai  cho 2 quận O Yadao và Bar Kaeo tỉnh Ratanakiri, theo lời yêu cầu của Căm Bốt.  ( Nhắc lại Lệ Thanh- Chư Nghê ( ? )  là một trong những địa điểm dinh đìền thành lập và sân bay nhỏ- airstrip  Đức Cơ cũng được thiết lập năm 1957 ở tỉnh Gia Lai.)
           
                   Nâng cấp các đường bộ

              Những năm gần đây, Việt Nam đã thêm cố gắng, trong khuôn khổ Phát Triển Tam Giác Lào - Miên -Việt mới – cũ, đầu tư vào những dự án quan trọng nâng cấp các đường bộ, đặc biệt là đường Trường Sơn công nghiệp ( đường mòn HCM ) - quốc lộ số 14 và nhiều quốc lộ khác như 14C, 19, 24, 25, 26, 27, 28, 40.  Hầu như mọi đường  thuộc hạng II, IV, V.  Những đường  đi ngang qua thị xã tỉnh lỵ, huyện lỵ hay các thị trấn  thuộc  hạng II  hay thuộc lọai đường phố  thành thị.  Các quốc lộ liên hệ đến Gia Lai -Pleiku  là đường dọc số 14 , đọan nối  Kontum- Pleiku -  Ban Mê Thuột – Đồng Xòai, phía bắn kéo dài tới Hà Tây – Hà nội, phía Nam nối với quốc lộ 13 để đến Sài Gon – TP HCM ; ở khuôn khổ Tam Giác  Phát Triển dài 545 km. Hiện nay là đường trải nhựa mới thuộc hạng III.  Từ năm 2010 đến 2020, giai đọan 3 của dự án đường HCM, đọan Ngọc Hồi (Plei Cần) – Bình Phước sẽ  nâng cấp tiếp  nối với  xa lộ Tây Trường Sơn. Đường xuyên ngang 19 cũ từ  Qui Nhơn qua An Khê, Mang Yang, Pleiku, Ia Grai, Đức Cơ kéo dài đến Lệ Thanh , cửa khẩu biên giới Miên – Việt ; sẽ nối với quốc lộ Cam Bốt số 78  C  từ ngã ba O Pong Mom  qua hai tỉnh Rattanakiri và Stung Streng đến vùng kinh tế của khẩu  Lệ Thanh – Đức Cơ  để nối với cảng Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.  Ở Tam gíác Phát triễn  đường này dài 361 km ; 191 km từ O Pong Mom  trong lảnh thổ  Cam Bốt đang xây  cất : còn 170 km phía Việt Nam  hiện đã trải nhựa xong thuộc hạng III. Đường 24, khúc xuyên ngang từ  Thạch Trụ gần bờ biển biển Đông, ( tỉnh Quảng Ngải thuộc số 31) qua Ba Tơ, khúc dọc chẻ hai từ Ba Vị  qua Kbang mới  thuộc tỉnh  nhà, cả hai nhánh đến An Khê  và giữa An Khê- Mang Giang thì nhập vào số 19, nhánh chính đến thị xã Kontum  ngang qua thị trấn «  Đà Lạt Mới » Tây Nguyên là  Măng Đen ( Konplong cũ ) , thuộc tỉnh Kon Tum.  
Cao nguyên Măng Đen


Cao nguyên Măng Đen có nhiệt độ trung bình  dưới 220 C , mới được phát triễn 5 năm gần đây còn giữ được 75% tổng diện tích thiên nhiên, còn nét đặc thù của hệ động vật – hệ thực vật  nhiệt đới qúy hiếm, có rừng thông vi vu  và nhiều suối đá, thác hồ như Đà Lạt Dak Ke, Pasih, Lô Ba, hồ Toong Dam, Toong Zơ Ri, Toong Pô … thơ mộng,  nay có thêm vườn thú nuôi heo rừng thả rông, nai, gà rừng,  nhím…  và khu vườn thực nghiệm   các lọai rau hoa xứ mát lạnh v.v…  Đường 25 là con đường « đòan quân lệ rơi » rút lui năm 1975 , nối đường 14 từ Chư Srê ( Phú Cường ) -  Ayunh Pa -  Phú Túc (Krong Pa), Cũng Sơn -  Tuy Hòa.  Hiện tại, đang xây dựng đường Tây Trường Sơn và vài đọan dọc theo Hành lang Biên giới.  Các tỉnh lộ và hương lộ cũng đang được cải thiện, nâng cấp từng bước một, để phát triển kinh tế xã hội, chống đói giảm nghèo Gia Lai mau lẹ hơn. 

             Công nghệ
        
      Khác với Nam Lào , các năm 2004- 2007,  dự án  thăm dò ước lượng bô xít do ngân khoản cấp không của Việt Nam trên một diện tích  30 000 km2  ở hai tỉnh Se Kong và Attapeu   như khảo sát bô xít của  nhóm  Đầu tư Việt Phương  ở Đak Pok, Sansay, Attapeu hay Công ty Liên Doanh  Lào – Việt Phát Triển Công Nghệ Sekong thăm dò bô xít ở Tha Teng tỉnh Se Kong ;  trong sự cộng tác với Căm Bốt, Việt Nam chỉ tài trợ  dự án «  lập bản đồ Tài Nguyên  Địa chất và Kim lọai »   kích thước 1/ 200 000  cho vùng Đông Bắc Căm Bốt, và phần cộng tác lớn đôi bên là thủy điện và đường bộ , dù rằng vùng này có thể chứa đến 305 tỉ tấn bô xít  lọai laterit như Tây Nguyên và Quảng Ngãi -Việt Nam   chứa 1,5 tỉ tấn bô xít có thể dễ dàng khai thác ngay như ở Đắc Nông, Lâm Đồng.  VINACOMIN cũng đã thiết lập một Liên doanh  thăm dò và khai thác quặng sắt ở Sung Streng, ký kết một thỏa thuận  thăm dò và khai thác các nguồn quặng sắt ở An Long Chrey và Anlong Phe cũng ở Stung Treng. Tỉnh Đắc Lắc, hơn là tỉnh Gia Lai, sẽ cọng tác  với tỉnh Mondulkiri  thiết lập một dự án đầu tư   khai thác các nguồn kim lọai và vật liệu xây cất ở Mondulkiri như thạch cương – granit, đá xây cất, đất sét …          
      
           Tham vọng thị xã- tỉnh lỵ Pleiku,  tiến lên thị trấn hạng II nước nhà cuối năm 2010, làm đầu tàu phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà
           Từ năm 1991, thị xã Pleiku đã 3 lần  quy họach và điều chỉnh chương trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội. Tháng 8 năm 2005, sau khi được  được bộ Xây Dựng ( Kiến Thiết) thỏa thuận, tỉnh Gia Lai đã ra quyết định số 1004 thiết lập dự án chính yếu  phát triễn Pleiku đến năm 2020.  Theo qui họach này, thị xã Pleiku sẽ nới rộng khu buôn bán kinh doanh thành một khu  đô thị phong cách cận đại và truyền thống  cho Tây Nguyên , bảo đảm đến năm 2010 Pleiku phát triễn mau lẹ và bền vững theo trào lưu tân tiến Tây Nguyên và Việt Nam, hòan thành mọi tiêu chuẩn để xếp vào thị trấn lọai II  nước nhà, vượt bực tiến thêm  đến  cấp thành phố , loại thị trấn hạng I , năm 2020 .  Năm 2005, Pleiku qui họach  xây dựng hạ tầng cơ sở, tụ điểm trên  phát triển  đường xá, cung cấp điện ,các dịch vụ bưu điện , viễn thông hầu mở rộng thêm thị xã . Nới rộng tới Diên Phú,  Chư Prong,  Trà Đa ( Da ? ) , Biển Hồ và Chư A, đề cao bồi thường đầy đủ và dọn sạch ( ? )  vị trí xây cất  các khu định cư và cư xá   cũng như những cơ sở phức tạp công nghệ và thủ công nghệ ., tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại những vùng đã chấp thuận cho phát triển. Đầu tư còn kêu gọi đặc biệt cho những dự án thiết lập những khu tiêu khiển  gồm luôn cả một  công viên văn hóa các tộc dân địa phương cũ, công viên Trà Đa, vườn hoa Diên Phú , công viên Lý tự Trọng và vườn   sinh thái cây –hoa  Biển Hồ .

            Trung tâm thị xã sẽ nới rộng chiếm  13 000 ha.  Phần dành riêng cho công nghệ  tổng diện tích sẽ   là 500- 700 ha.  Các năm 2005 – 2010,  thị xã đã đầu tư 7. 76 ngàn tỉ đồng VN  và thu hút 10 ngàn tỉ đồng  tư bản đầu tư cho phát triễn. Đến cuối năm 2010,  Pleiku  đã có  1522  công ty công nghệ, tư bản đầu tư đăng ký lên đến  29. 62 tỉ đồng VN. Trị giá sản xuất công nghệ Pleiku, năm 2010, là 4.86 ngàn tỉ đồng VN, đạt 100 % mục tiêu , cao hơn năm 2009  23. 5 %.  Công ty quốc doanh trung ương quản trị đạt 98.7 % mục tiêu, cơ quan quốc doanh địa phương quản trị đạt 127.6% , , tư doanh  99.6% , nhưng  đầu tư ngoại quốc chỉ đạt 65% , trụt mất  4.4 % so với năm 2009 . Đáng kể nhất là Tổ hợp Hòang Anh Gia Lai , thành lập năm  1999 ở Chư Drong, chủ tịch là  Đòan Nguyên Đức ( ? ), một tổ  hợp công ty đa ngành – đa doanh, đã tạo uy tín trong nước và ngọai quốc về đồ mộc và vật liệu xây cất bằng thạch cương - granit. Đồ đạc gỗ ( tủ,  giường,  bàn ghế.. .),  nhản hiệu Hòang Anh Gia Lai,  đã bán ra khắp mọi tỉnh Việt Nam và đã thõa mãn thị trường ngọai quốc ở Âu Châu ,  Mỹ Châu,  Á Châu, Úc Châu và Tân Tây Lan. 
Bàn ghế Hòang Anh Gia Lai
Tổ hợp Hòang Anh Gia Lai còn  còn tập trung  đầu tư vào lảnh vực xây cất  bất động sản,  tỉ như lập khu thương xá , cư xá cao phẩm,  cơ sở  , phòng ốc làm việc  và một  dây chuyền khách sạn , nhà nghĩ mát   tiêu chuẩn 4 – 5 sao, như tại Sài Gòn- TP HCM,  Đà Lạt , Nha Trang  Đà Nẳng, Nha Trang, Gia Lai và Qui Nhơn, hầu khai thác tiềm năng nước nhà về du lịch. Năm 2005, tổ hợp đã có 7000 nhân viên, luân chuyễn vốn – turn over  1200 tỉ đồng VN . Ngòai các công nghệ nông lâm , Gia Lai  nên xúc tiến mau lẹ hơn nhà máy xi măng dung tích 200- 300 000 tấn từ đá vôi địa phương, để cung ứng nhu cầu các  tỉnh miền Bắc Tây Nguyên  và các tỉnh Đông Bắc Căm Bốt, nhà máy vật liệu granit - basalt… , và đặc biệt là các tiểu công nghệ sắc thái văn hóa tộc dân địa phương  Jia Rai, Ba Nà,  mô hình lạ lùng . màu sắc rực rỡ  như áo quần thổ cẩm, gùi, giỏ xách tay, bóp ví, khăn bàn … Phát triễn điện năng mạnh mẽ với Cam bốt có lẽ  Việt Nam cũng nên nghĩ đến thực hiện liên doanh phức tạp tinh luyện alumina và chế tạo vật dụng aluminium ở Gia Lai hay ở  một tỉnh Đông Bắc Cam Bốt.  Qui hoạch cho 2009 – 201 , dự liệu hòan tất  công viên công nghệ Trà Đa, và vùng Thương mãi Quốc tế Biên giới ở Lệ Thanh , huyện Đức Cơ.  Tính đến tháng 7 năm 2011, Gia Lai đã có 73 dự án công nghệ  trị giá 11 ngàn tỉ đồng VN ( 650 triêu đô la MỸ ), tân trang 33 dự án cũ, hòan tất 20 và đang xây cất 20 dự án mới .      

            Trên phương diện dịch vụ, ngòai hạ tầng cơ sở : điện, nước đường xá. viễn thông, bưu điện…  đã kể trên, có lẽ nên kể thêm dự án nâng cấp phi trường dân sự Pleiku từ năm 2011 đến năm 2020 , tổng phí  2 200 tỉ đồng VN, và Tổ hợp Hoàng Anh Gia Lai, cộng tác với  Đại học Y khoa Sai Gòn – TP HCM, sau 3 năm khởi công  hy  vọng sẽ khánh thành  Bệnh Viện Tổng Quát  Tư Nhân Đầu Tiên ở Tây Nguyên tại thị xã PleiKu vào cuối năm nay. Ngày 5 tháng 3 năm 2011,  Hòang Anh Gia Lai và hai đại học y khoa và dược  khoa Sài gon  và đại học Dược Khoa Lào ( ? )  đã ký kết  xây cất  Bệnh viện Y Dược Hòang Anh Gia Lai cũng ở Pleiku . Năm 2010, bệnh viện  100 giường bệnh cho  cả các vùng ba biên giới Lào Việt Miên cũng đã họat động ở Đức Cơ. Pleiku cũng nên tăng cường các trường huấn nghệ, dạy ngọai ngữ… cho tỉnh và cho sinh viên  Lào và Miên nhiều  hơn con số dự trù  khiêm tốn là 20 người.  Muốn tiến mau ở những ngành công nghệ mới, nhất là  lảnh vực công nghệ  tri thức-cao kỹ, tất nhiên Pleku và tỉnh Gia Lai phải nâng cao  hệ thống giáo dục đại học và dạy nghề của tỉnh.

Lễ hội đâm trâu ở Gia Lai
         Muốn tăng thêm du khách nội ngọai, ngòai trang bị,  xây dựng các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sữ, văn hóa ;  thiết lập các khu tiêu khiễn triển lãm hoa cảnh  đặc thù miền cao nhiệt đới, có lẽ cũng nên nghĩ đến những lễ lạc, hội hè đặc thù tỉnh nhà như lễ hội giết trâu – buffalo stabling festival Tây Nguyên, hội  đánh cồng ( chiêng ), hội túc cầu quốc tế, nữ hội đánh quyền ( Pleiku ?  năm nay,  đã có cô Phạm thị Duyên đọat mề đay bạc quán quân quốc tế về đô vật – wrestling ở thủ đô Bucarest, Lỗ Mã ni -  Romania , và vùng An khê …từ xưa đã vang danh « … con gái Bình Định cầm roi đi quyền » và có lè cũng nên  nghĩ đến tổ chức những lễ hội Kinh Tây Nguyên  như  lễ hội thưởng thức cà phê « Cứt  chồn » thật sự, cà phê  thơm hương vị Arabica har Arabusta, lễ hội cao su  chịu lạnh vùng cao, lễ hội các món ăn thịt  thú rừng chăn nuôi vùng nhiệt đới v.v… 
Lễ hội giết trâu  rất là phổ thông tại Tây Nguyên, thường tổ chức tại một nhà Rong.  Sau khi cúng vái cầu khẩn các thần thánh đến dự, chứng kiến lòng dạ thành thật của dân làng và nhận đồ lễ , một con trâu được giắt đến giữa sân nhà Rong,  rồi mọi người già trẻ nam nữ múa men theo điệu tiếng còng. Một nhóm giết trâu thanh niên trai trẽ cầm giáo mác xuất hiện và lễ giết trâu bắt đầu. Dân làng giết chết trâu xong, sẽ đem hy sinh cúng Giang – Thượng đế  và bắt đầu ăn uống.  Lễ giết trâu thường kéo dài hai ba ngày mới chấm dứt .                         
              
                   Không nên lơi là Nông Lâm Ngư

        Năm 2005, Gia Lai ước lượng còn 750 000 ha rừng thiên nhiên,  trử lượng gỗ gần 75 triệu thước khối , nhưng chưa đủ dùng cho công nghệ gỗ, đồ mộc Việt Nam, một  trong nhưng xuất khẩu lớn nước nhà, phải trông cậy  nhiều vào gỗ Căm Bốt và Lào. Gỗ là một trong số  40vật liệu hòan toàn giảm quan thuế, ( ngọai trừ thuế trên thuốc là vẫn còn theo quota )  theo thỏa thuận tam giác Phát triễn.  Gia Lai còn có  450 000 ha đất phì nhiêu sản xuất cao năng  cao su, cà phê  , tiêu, bắp ( ngô ) , khoai mì ( sắn) , hột điều ( đào lộn hột ) và bông vải.  Các nông trang Gia Lai cao su, cà phê, tiêu đã mênh mông không kém gì  mấy Đắc Lắc , Bình Phước. Vì đã nói nhiều khi  đề cập đến các cây lâu năm này ở các bài  Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc… nên không lạm bàn thêm nữa ở đây. Chỉ nói thêm là Thoả hiệp Tam Giác Phát Triễn Mới, Cam Bốt  cho phép  các công ty cao su Việt Nam khai thác  22 800 ha (  2000 ha đã thực sự trồng xong, đầu năm 2011 ) và  sẽ được cấp thêm 42 000 nữa các năm tới.  Hiện nay ở Mondulkiri,  các doanh nghiệp Việt Nam  đang thực hiện xây cất cơ sở  Trung tâm Thuơng mãi  Cao su  ở tỉnh lỵ tỉnh Mondulkiri, cũng như đang  thực hiện Trung Tâm thử nghiệm 1200 cây các giống cao su mới  ở Pech Chan Da. Gia Lai  cũng cần nổ lực thêm ở ngành trồng tiêu, trồng hột điều cải thiện, hầu chấm dứt nhập khẩu nguyên liệu hột điều Phi Châu để xuất khẩu hột điều  đốt lấy nhân hay chế biến, tái lập mức xuất khẩu tiêu quán quân thế giới các năm trước. Về cà phê cần bành trướng nuôi chồn hương đã có căn bản kỷ thuật ở Gia Lai sản xuất cà phê cứt chồn cao giá  như Inđônexia :  cố gắng cải thiện thêm các giống cà phê chè - arabica  hay cà phê lai arabusta … hương thơm,  cao giá hơn cà phê vối – canephora – robusta Đắc Lắc- Ban Me Thuột,  vì cao nguyên  Gia Lai Pleiku  cao và mát hơn cao nguyên Đắc Lắc. Plei ku trước đây không nổi danh có nhiều hồ như Kontum, nhưng nay đã  thiết lập nhiều  hồ thủy điện, nên khuếch trương nuôi cá  hồi nước ngọt hay các lòai cá nước ngọt trung và thượng nguồn sông Mê Kông ( đã thí nghiệm thành công ở Lào chẳng hạn ) , theo những mô hình vài tỉnh châu thổ Cửu Long Việt Nam …          


              ( Irvine, ngày 31 tháng 10 năm 2011 )          

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét