Lạm bàn về một tỉnh Đông Bắc, nằm sâu trong nội
địa và là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc, dân miền Nam và con cháu dân
Bắc di cư 1954- 56 ít khi biết đến :
Tỉnh Yên Bái: nơi tộc dân Kinh đông nhất
đã lâu ngày cư trú cùng 30 tộc dân anh em khác
G
S Tôn Thất Trình
...Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ ?
Có nhớ dáng
người đò độc mộc,
Trên dòng
nước lũ hoa đong đưa …
( bài thơ Tây Tiến,
Quang Dũng 1918 - 1988 )
Tây Bắc ư
? có riêng gì Tây Bắc,
Khi
lòng ta đã hóa những con tàu,
Khi tổ
quốc bốn bề lên tiếng hát,
Tâm hồn ta
là Tây Bắc chớ còn đâu !
… Nhựa nóng 10 năm nhân
dân máu đổ
Tây Bắc ơi,
người là mẹ của hồn thơ,
Mười
năm chiến tranh vàng ta đau trong lữa,
Nay trở về,
ta lấy lại vàng ta.
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không
mộng tưởng ?
Mỗi đêm
khuya không uống một vần trăng ?
Lòng ta cũng
như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em
trong suối lớn mùa xuân.
( bài thơ Tiếng Hát Con Tàu, 1960; Chế
Lan Viên 1920 -2003 ?)
Vị trí địa lý, phạm vi lảnh thổ , phân chia hành
chánh
Lảnh thổ của tiỉnh nằm trong tọa độ
21º 24’ 40’’ - 22º 16’ 32’’ vĩ tuyến Bắc và từ 103º 56’ 26’’ - 105º
03 07”’ kinh Tuyến Đông . Phía Bắc Yên Bái giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam
giáp Phú Thọ, phía Đông giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía Tây giáp Sơn
La. Diện tích tự nhiên cả tỉnh là 6882. 92 km2( có khi dùng con số
6899.5 km2 ), đứng hàng thứ 15( chiếm 2.08 % tổng diện tích VN) và thứ 50
về số dân ( chiếm 0.89 % ) cả nước .Yên Bái nằm ở khỏang giữa quốc
lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng với cửa khẩu
Lào Cai và từ đấy qua Hà Khẩu sang thành phố Côn Minh
thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng việc nằm sâu nội dịa cùng với địa
hình núi non ít nhiều, cũng gây ra một số khó khăn cho việc thiết lập các
mối liên hệ kinh tế trong và ngòai tỉnh.
Phân chia hành
chánh
Đời Nhà
Trần, Yên Bái có thể thuộc Tuyên Quang là một
châu thuộc lộ Quốc Oai . Năm 1469 , đổi là thừa tuyên Tuyên Quang.
Đời Mạc đổi là trấn Tuyên Quang . Trước 1888 , tỉnh Tuyên Quang gồm
2 phủ là Yên Bình và Tương Yên . Một phần Yên Bình nay là huyện Yên Bình(
có 2 thị trấn là huyện lỵ Yên Bình và Thác Bà ), nay thuộc tỉnh Yên Bái. Tương
Yên có có 3 huyện và hai châu là Chiêm Hóa và Lục Yên. Châu Lục Yên
nay thành huyện Lục Yên, nay thuộc tỉnh Yên Bái huyện lỵ là Yên Thế.
Yên Bái được thành lập năm 1900. Địa Bàn khi đó chỉ gồm huyện
Trấn Yên. Tỉnh lỵ đặt tại Yên Bái . Năm 1975 , Yên Bái cùng với Lào Cai
và Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hòang Liên Sơn. Ngày 12 tháng 8 năm
1991, theo nghị quyết Quốc hội khóa VII, tỉnh Hòang Liên Sơn tách
ra thành 2 tỉnh : Yên Bái và Lào Cai. Lúc này , Yên Bái nhận thêm 3
huyện : Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải của Nghĩa Lộ cũ và chuyển
2 huyện : Văn Bàn và Bảo Yên sang Lào Cai. Trên phương diện hành chánh
Yên Bái hiện có 2 thị xã là Yên Bái và Nghĩa Lộ, 7 huyện ( Lục Yên
huyện lỵ là Yên Thế , Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên huyện lỵ là
Cổ Phúc, Văn Chấn huyện lỵ là Sơn Thịnh, Văn Yên huyện lỵ là Mậu A, Yên
Bình ( huyện lỵ là Yên Bình và thị trấn Thác Bà ); với 159 xã , 11 phường
và 10 thị trấn ( 6 thị trấn huyện , 3 thị trấn nông trường là NT Liên Sơn, NT
Nghĩa Lộ và NT trần Phú , 1 thị trấn công nghiệp ). Hai huyện diện tích lớn
nhất là Văn Yên ( 1388.8 km2 ) và Văn Chấn ( 1223.9 km2 ); hai huyện
nhỏ nhất là Trấn Yên ( 690.7 km2 ) và Trạm Tấu ( 742.0 km 2 ) . Dân
số năm 1999 là 682 171 người , so với năm 1991 lúc mới tái
lập tỉnh tăng thêm được 86 059 người. Năm 2008 là 750 200;
372 000 năm và 378 200 nữ. Như vây cuối năm 2013, dân số Yên Bái có lẽ đã
đến gần 800 000 .
Thành
phần, quy mô các tộc dân Yên Bái
Yên Bái là
địa bàn cư trú từ lâu đời của 31 tộc dân anh em, trong số 54 tộc
dân cả nước Mặc Đăng kể ra năm 2000 ,theo tài liệu của Viện Dân tôc
học V N . Về quy mô dân số, năm 2000, có 7 tộc dân với số dân mỗi tộc dân
trên 10 000 người : Kinh, Tày, Dao - Mán, H’Mong - Mèo, Thái,
Mường, Nùng. 2 tộc dân có từ 2000 - 5000; 3 tộc dân có từ 500 - 2000 người.
Tổng số dân của 19 tộc dân còn lại không quá 1000 nguời. Đông
nhất là người Kinh, chiếm năm đó 53% dân số cả tỉnh . Tập trung chủ yếu
ở thị xã Yên Bái ( 96.3 % tởng số dân thị xã), Nghĩa Lộ ,Trấn Yên( 77.5 %
), Yên Bình ( 62.2 % ), Văn Yên ( 60% ), Văn Chấn ( 42 % ) và một số
tương đối nhỏ ở Lục Yên ( 21 % ), Trạm Tấu ( 7.5 % ,Mù Căng Chải ( 4 % ).
Người
Tày , thời Pháp thuộc cũng gọi là Thổ( từ đọan này đến đọan người Nùng … Lục Yên - Yên Bình phần
lớn là chiếu theo Lê Thành Khôi, Việt Nam Văn hóa và Môi trường -
Lê Hửu Mục và Thái Công Tụng, Việt Học xuất bản ở Ca Li , Hoa kỳ năm 2012
) nay chiếm 17.6 % dân số tỉnh, cư trú nhiều
ở Lục Yên ( chiếm 53 % dân số tòan huyện ), một ít ở các huyện Trấn Yên,
Yên Bình, Văn Yên và Văn Chấn. Tuy răng năm 2009 , Mặc Đăng l.ai xếp
người thỏ vào nhóm Thanh Hóa - Nghệ Tỉnh vào nhóm Việt - Mường và
người Tày đông nhất ở Cao Băng , thuộc nhóm Tày - Thái Tộc dân Tày
và Thổ ( ? ) tràn qua VN ở vùng Đông Bắc vào cư trú ở
các tỉnh Cao Băng Lạng Sơn và Bắc Kạn. Năm 1999, tổng số tộc
dân Tày ở VN đã lên đến 1 478 000 người , còn đông hơn cả tộc
dân Thái năm đó chỉ là 1 329 000 . Ảnh hưởng Kinh trên
tộc dân Tày không những khiến cho người Tày thay đổi hòan tòan y
phục địa phương mà ngay cả sửa đổi chế độ xã hội kẻ từ thời đại nhà
Mạc gần 100 năm ( 1752 - 1677 ) ở Cao Bằng. Áo
quần tộc dân Tày, tuy phỏng theo cắt xén kiểu Việt- Kinh,
nhưng luôn luôn màu xanh đậm, thay vì màu nâu ( màu củ nâu ? ). Phụ nữ Tày còn
trang sức nhiều kiềng xuyến ... bạc làm dáng , có mục đích yêu thuật- cám
dỗ hay tích trữ làm giàu ? .
Nguời
Dao , trước đây gọi là Mán , chiếm 9.3 % dân số tỉnh, trong đo 35% sinh sống ở Văn Yên, một ít ở
Lục Yên , Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên.Trong thực tế, người Dao (
tên Tàu gọi là Yao, còn sinh sống nhiều ở các tỉnh Trung Quốc Vân Nam,
Quảng Tây, Quế Châu và Quảng Đông ) Yên Bái, trong
tổng số ở VN nay là 621 000 , đã tràn xuống Bắc Bộ VN từ thế kỷ thứ
16, chia ra làm 4 nhóm theo màu áo y phục hay mủ đội phụ nữ là
Dao Đỏ ( Dao Sừng hay Dao Đại Bản ) , Dao Quần Chẹt ( Dao Nga
Hòang , Dao Sơn Đầu ), Dao Quần Trắng và Dao Tiền, Làn Tuyển ( Dao
Tuyển ?) .
Người
H’ Mông- Mèo chiếm 8.1 % dân số tỉnh, tập trung ở vùng cao phía
Tây ( 91% dân số Mù Căng Chải , 75 % dân số Trạm Tấu). Người H’ Mông có tên
là Mèo- Miêu theo Hán tự, vì leo cao rất giỏi . Nguyên quán là các
tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ( Miaozi- Miêu tộc ), người Mèo di cư
xuống Bắc Bộ từ đầu thế kỷ thứ 19 , đuổi người Thái và người Mán,
để lên cao quá cao độ 900m . Tưởng cũng nên nhắc qua
lài tỉnh Quế ( Quí ) Châu , một tỉnh các tộc dân Miêu -Mèo bị
nhà Thanh thời vua Càn Long tàn phá và họ
phải tràn qua Bắc Việt sinh sông ? Du mục sau đó, chuyễn họ đến
các giải núi Trường Sơn, không xa mấy đèo Lao Bảo - Quảng Trị.
Tộc dân Mèo nay đến 788 000 người ở các tỉnh Lai
Châu , Hà Giang , Sơn La , Lào Cai , Yên Bái. Họ cũng không có chữ viết
riêng biệt . Các bộ tộc Mèo khác biệt nhau,chia thành Mèo trắng,
đen, đỏ, cắm hoa, sừng... vì cách trang điểm phụ nữ Mèo, lạ nhất là
đội mũ khăn vòng lớn hào quang , áo - váy xếp theo lối in hoa
văn ( bôi sáp vào nơi không nhuộm ) theo những hình vẽ hình học có
đồ thêu sặc sở . Người Thái chiếm 6.1% dân số, trong đó 89 %
cư trú ở Văn Chấn. Đây là Thái Đen Nghĩa Lộ và Sơn La, khác với
Thái Trắng Lai Châu. Vạt thân trên áo phụ nữ Thái Đen màu đen hay xanh
thẩm, một thắt lưng và và một khăn đầu cùng
màu ; thắt lưng Thái Đen không đóng bằng các đĩa bạc hình vuông như Thái Trắng.
Người Mường chiếm 1.9 % dân số, phân bố ở các huyện phía tây của
tỉnh.Tộc dân Mường ở Việt Nam nay đến 1 138 000, sinh sống ỏ phía Nam
sông Hồng từ Nghĩa Lộ đến sông Gianh ( Quảng Bình, miền Bắc Trung Bộ ),
dọc theo bờ biên các châu thổ đến cao độ 300m . Người Mường là tộc dân gần gủi
nhất với tộc dân Việt - Kinh về ngôn ngữ, nhân chủng ,tộc dân và sơ
sử - protohistory .Nhưng trong khi tộc dân Kinh đã có xã htôn tự trị
từ lâu , tộc dân Mường vẫn duy trì chế độ lảnh chúa - seigneur,
tương tự như các tộc dân Thái , chủ đất đai nhưng phải phân chia
cho các dân làng bản. Các lảnh chúa Mường có tên là quan lang, thổ lang
hay thổ ti . Cải cách điền địa ở miền Bắc đã hủy bỏ quyền đất đai
các quan lang cũng như các đặc quyền quan làng , lảnh chúa.
Ngườì
Nùng chiếm 1.9% dân số,
chủ yếu ở Lục Yên, Yên Bình. Sau năm 1954 , ngườii Nùng di cư vào Tây
Nguyên như ở Tùng Nghĩa Lâm Đồng - Tuyên Đức , ở Phan Rí - Bình Thuận và ở Cà
Mâu - Cái Nước , Đầm Dơi … Y phục phụ nữ Nùng còn giữ nhiều đặc điểm người Hoa
hơn là nguời Việt ?
Theo độ cao,
vùng thấp người Kinh,Tày, Nùng, Mường, Thái cư trú cộng đồng thành các
làng bản dân cư trù mật. Ngược lại các sườn núi hay núi cao là địa
bàn sinh sống của người Dao, người H’ Mông dân cư thưa thớt. Về mức đô
thị hóa năm 1999, dân thành thị Yên Bái chiếm 19.8% dân số cả tỉnh.
Hai thị xã là nơi có tỉ lệ dân thành thị cao nhất
( Nghĩa Lộ 100% , Yên Bái 84.1 % ). Hai huyện có tỉ lệ dân thành
thị thấp nhất là Trạm Tấu ( 9.6% ) và Mù Căng Chải ( 5.1% ).
Lần các trang
sử cũ
Từ các mùa khai
quật năm 1963- 64 , các nhà khảo cổ Việt Nam và Đông Đức đã phát
hiện trong lớp trầm tích màu vàng ở Hang Hùm 4
răng người hóa thạch, gồm 2 răng hàm dưới , 2 răng Hàm trên.
Hang Hùm năm ở chân dãy núi đá vôi huyện Lục Yên
nay thuộc tỉnh Yên Bái ( trước đây là tỉnh Hoàng Liên Sơn ) . Những chiếc
răng này tương đối lớn hơn răng nguời Thẩm Ồm huyện Qùy Châu
, Nghệ An . Đáng chú ý là những chiếc răng Hang Hùm cùng thời với
người Neanderthal, nhưng lại không mang những đặc điểm của
của người Neanderthal mà có nhiều yếu tố của người
không ngoan Homo sapiens. Niên đại người cổ Hang Hùm có thể vào
hậu kỳ Pleistocene, cách đây từ 8 vạn năm đến
14 vạn năm. Sau đó lại đào quật được một chum lớn bằng đồng
thau chứa xương một cô gái chừng sáu tuổi , cũng ở Hang Hùm Lục Yên
Chứng tỏ Yên Bái đã có người cư trú cách đây 8000 năm. Văn
minh sông Hồng này đạt đỉnh cao ở giai đọan Đông Sơn , khi
vắng mặt các công cụ đá và sự xuất hiện công cụ
võ khí và đồ dùng bằng đồng kích thước lớn, hoa văn độc đáo , tiêu
biểu là các trống đồng, thạp đồng, rìu xéo v.v… Thạp đồng Đào Thịnh
( huyện Trấn Yên ) chạm khắc hoa văn độc đáo và thạp đồng Hợp Minh người
Việt Cỗ là những di vật vô giá trong kho tàng văn hóa tỉnh
Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung .Phương pháp phóng xạ C14
xác nhận quá trình phát triễn này diễn ra từ thế kỷ thứ
3 trước công nguyên đến buổi đầu công nguyên, hình thành nhà nước
đầu tiên là nước Văn Lang của các vua Hùng. Di tích từ sơ kỳ
thời đại đồng thau cũng được phát hiện ở nền văn mình , văn hóa Sa
Hùynh ở vùng đồi gò trung du và cồn cát ven biển miền Trung. Niên đại C14
ở Long Thạnh , Phú Hòa cho thấy là văn minh Sa Hùynh phát triễn
từ đầu thiên niên 2 đến 1, 2 thế kỷ trước công nguyên .
Thời nhà Lý,
Lý Thường Kiệt ( 1019- 1105) , huy động quân binh các tộc dân do
Phó tướng Tôn Đản và Thân Cảnh Phúc ... dẫn đầu đánh thẳng vào quân Tống
, chiếm thành Ung Châu . ( Nam Ninh nhgày nay ) . Năm 1285, Trần Nhật Duật,
con thứ sáu của vua Trần Thái Tông, trấn thủ bộ Tuyên Quang rút lui
chiến lược khỏi trại Thu Vật ( hồ Thác Bà , tỉnh Yên Bái ngày nay ) khi
quân Nguyên tiến đánh trại này và sau đó lập công lớn, đánh tan giặc
Nguyên ở trận Hàm Tử . Việt Nam dần dần bị Pháp đô hộ từ năm
1859 đến năm 1883, sau khi đô đốc Rigault de Genouilly năm 1958 đem hạm
đội liên quân Pháp - Y Pha Nho tấn công Đà Nẳng và năm 1959 chiếm Gia Định
Thành và năm 1861 buộc triều đình Việt Nam ( tên nước nhà 3 Kỳ
thống nhất vua Gia Long đặt ra năm 1802) phải ký hòa ước nhượng cho
Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và năm 1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh
miền Tây và gọi Nam Kỳ là thuộc địa- colonie Pháp . Ở miền
Bắc, năm 1882 , đại tá Henri Rivìère chiếm thành Hà Nội khiến
vua Từ Đức phải cầu cứu Tàu giải nguy . Thật tế thì Puginier
giám mục Tây Đàng Ngoài đã gửi mật báo về Paris là vua Tự. Đức
đang có ý định nhờ Trung Hoa can thiệp vào Đại Nam (
Theo Đại Nam Thực lục Chính biên, Đề Đốc nhà
Thanh, tổng đốc Quảng Tây Phùng Tứ Tài đã xâm
nhập lảnh thổ Đại Nam từ tháng giêng 1870 để đánh bọn phỉ
Lương thiên Tích và Hòang Sùng Anh , tàn dư của Ngô Côn
dư dảng Thái Bình Thiên Quốc - Thiên Địa Hội và tháng 2 năm 1870 sứ
đòan sang Thanh Trung Hoa do Lê Tuấn , Nguyễn Tư Giản và Hòang Tịnh
đã trở về Huế ) và Trung Hoa đã mật ước đưa 10 000 quân qua
giúp . Sử Việt chép là Giặc cờ Vàng của Hòang Sùng Anh hùng cứ
ở vùng Tuyên Quang ( khi đó Yên Bái thuộc Tuyên Quang) - Thái
Nguyên. Các năm 1882 -1885, là chiến tranh Pháp- Hoa (
Tàu ) và chiến dịch Pháp chiếm trọn Bắc Kỳ. Sau khi vua Tự Đức mất
năm 1883 , triều Đình Huế hổn loạn, thay đổi ngôi vua nhiều lần, chia ra ba phe
chủ Hòa, chủ Chiến hay là thân Pháp . Các năm 1883 -1885, Pháp
buộc chánh phủ Đại Nam ( tên Việt Nam lúc nước nhà mở rộng nhất
thời vua Minh Mạng ) ký các hòa ước chấp nhận Pháo bảo hộ -
protectorats Bắc kỳ và Trung Kỳ .
Các năm 1885 -
1897, Yên Bái và nhiều tỉnh miền Bắc ủng hộ phong trào Cần Vương
do Tôn Thất Thuyết lảnh đạo, cố đưa vua Hàm Nghi lên ngôi một nước
độc lập. Năm 1883, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Algerie, một thuộc
địa Pháp ở Bắc Phi Châu, nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục,
cho đến khi Phan đình Phùng mất, năm 1895. Từ các năm 1897
đến năm 1902, tòan quyền Pháp Paul Doumer ép buộc thi hành
bảo hộ trực tiếp ở miền Bắc và đặt ra nhiều thuế nặng nề, như thuế
muối, thuế rượu và thuốc phiện …. Phong trào du kích chống Pháp của
Hòang Hoa Thám ( Đề Thám) khởi nghĩa và lảnh đạo năm 1892 ở
Yên Thế - Cầu Gỏ, tỉnh Bắc Giang , kế cận tỉnh Bắc Ninh , không phái là
Yên Thế ? - Lục Yên, Yên Bái ( ? 0 đã bị Pháp , dùng đủ thủ đọan,
tập trung lực lượng đàn áp nặng nề các năm 1893- 1895,
nhưng đã đề cập nhiều ở bài khảo luận tỉnh Bắc Giang, nên không
nói thêm nữa . Đầu thế kỷ thứ 20, ở Bắc Kỳ cuộc kháng cự của các
Văn Thân , nhà Nho Cần Vương chấm dứt, nhưng nhiều hình thức
mới tinh thần quốc gia khỏi nghĩa chống Pháp bừng dậy. Tỉ như
Quang Phục Hội thành lập năm 1903 , Phong trào Đông Du (
Phan Bội Châu ) năm 1905, Phong trào Duy Tân ( Phan Châu Trinh )
và Đông Kinh Nghĩa Thục. . Năm 1907 là vua Duy Tân nổi dậy, bị
Pháp truất phế và đày sang Phi Châu . Các năm 1920 - 1940,
các đảng chánh trị cách mạng xuất hiện. Đáng kể ra nhất vào
thời điểm này là việc thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên
1920, họat động ngầm ở nhiều tỉnh, có ý định lật đổ ,chánh quyền bảo hộ
và thuộc địa và đòi Pháp trả lại độc lập cho nước nhà . Ở Yên Bái
ngày 9 tháng 2 năm 1930, một phần trung đòan số 4
lính tập Bắc Kỳ nổi lọan, giết chết nhiều sĩ quan chỉ huy
Pháp, nhưng lại bị các lính tập trung thành với Pháp dẹp tan
ngay. Pháp dùng máy bay thả bom, kể cả bom napalm, dẹp lọan .
Sau đó Pháp đưa lên đọan đầu đài hay đày biệt xứ ( đày sang tận
Guyane - Nam Mỹ châu Pháp ? ) nhiều lính tập và dân sự Việt Nam tham gia
nổi loạn và chém đầu 16 lảnh tụ Quốc Dân Đảng, đứng đầu là
Nguyễn Thái Học. Hiện nay di tích mộ Nguyễn Thái Học đã
được bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích lịch sử ngay tại thị xã Yên Bái .
Thời kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lăng ở khu vực Nghĩa Lộ có di
tích Căng là nơi thực dân giam giữ tù chánh trị và
đồn Nghĩa Lộ ghi dấu chiến thắng lớn ngày 18 tháng 19 năm
1952, góp phần vào việc giải phóng Tây Bắc. Khu vực này có suối
nước nóng bản Hon và từ đây có thể thấy Suối Giàng, cao độ 1371m,
với những cây chè Tuyết Sơn ( San ) cỗ thụ .
…
Địa hình, khí
hậu, thủy văn
Địa hình
Yên
Bái như đã nói là vùng chuyễn tiếp từ Trung du ( Phú Thọ ) lên khu vực núi cao
( Lào Cai) . Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nơi
thấp nhất là ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên ( 20m ) và nơi cao nhất
là đỉnh Pu Luông( 2985m ). Địa hình chủ yếu là núi non trùng điệp trên địa bàn
tỉnh có 3 dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Tây là dãy
Hòang Liên Sơn - Pu Luông, kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, một dãy núi trẻ,
đỉnh nhọn, độ cao trung bình 1700 - 2800m, độ dốc 40o - 70 o, sườn bị cắt xẻ mạnh. Dãy núi cỗ Con Voi nằm
giữa Sông Chảy và sông Hồng, cao độ trung bình 400- 1400 m, đỉnh tròn, sườn
thỏai. Phía Đông là hệ thống núi đá vôi nằm giữa sông Chảy và sông Lô, độ
cao trung bình 400 - 800m . Xen kẻ với núi đồi là thung lũng, bồn địa,
đồng bằng giữa núi : bổn địa Mường Lò ( Văn Chấn ), Đại Phú An ( Văn Yên ),
Mường Lai ( Lục Yên ) … Về mặt địa hình, Yên Bái có thể chia ra làm
2 tiểu vùng: -tiểu vùng cao, trung
bình cao độ trên 600m gồm 70 xã , chiếm 67.5 % tộng diện tích
tỉnh, dân cư thưa thớt, chủ yếu là các tộc dân ít người như H’mong - Mèo
, Dao - Mán , Khơ Mú... Nền kinh tế tiểu vùng này chậm phát triễn,
trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác là phát nương làm rẫy, một bộ phận
du canh du cư, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khó khăn
- tiểu vùng thấp cao độ
trung bình dưới 600m , chiếm 32.5% diện tích cả tỉnh; dân cư tương
đối trù mật đa phần là Kinh, Tày, Nùng, Thái. Trên phương diện địa hình, Yên
Bái có nhiều thuận lợi cho việc giao thông kinh tế theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, dọc thung lũng các con sông. Các mối liên hệ theo hướng
Bắc Nam ( 107 km thuộc phạm vi tỉnh ) và Đông Tây ( 1 25km ) hết
sức khó khăn, vì núi cao, đèo dốc.
Khí
hậu
Trên cao độ 1500m, hầu như không có mùa hạ, nhiệt
độ trung bình là 200C (
680 F ) và có khi hạ xuống 00 C
( 32 0 F ), vài nơi có đông giá, sương muối và
tuyết rơi. Tháng chạp và tháng giêng Tây Lịch là các tháng mùa Đông
. Đầu mùa Đông thường xảy ra hạn hán và cuối mùa lại dầm dề mưa phùn. Yên Bái
đã được mệnh danh là trung tâm mưa phùn đất nước. Mùa
hạ kéo dài từ tháng tư đến tháng 10 . Đây là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung
bình trên 250 C . Tháng nóng nhất
là 370 - 380 C . Mưa nhiều, thường kèm gió xóay,
gây lũ quét, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Phân bố mưa và lượng mưa chịu
tác động địa hình rỏ rệt. Lượng mưa giảm từ Đông sang Tây. Dọc theo thung
lũng sông Hồng , mưa giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Do ảnh hưởng
gió và địa hình dãy Hòang Liên Sơn, nên vào mùa hạ sườn Tây mưa ít hơn
sườn Đông và phía Tây có gió Lào. Tiểu vùng khí hậu phía Đông ,
ranh giới là dãy Hòang Liên Sơn. Đặc trưng là vùng chịụ ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, mưa nhiều 1800mm -2000 mm một năm. Lượng mưa khu vực Nam
Trấn Yên, Văn Yên, thị xã Yên Bái, Ba Khe thuộc thung lũng sông Hồng là
1800- 2200mm ( nơi mưa phùn nhiều nhất tỉnh ). Khu vực Lục Yên - Yên Bình
cao độ dưới 300m, thuộc thung lũng sông Chảy, ranh giới là dãy Con
Voi, có hồ Thác Bà nên khí hậu điều hòa hơn. Tiểu vùng khí hậu phía Tây, gồm
các huyện thị Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, độ cao
trung bình trên 700- 800m, nhưng lại có gió Tây Nam nóng và khô
thổi tới, nên nét tiêu biểu là nắng nhiều, mưa tương đối ít và khí hậu có
tính chất cận nhiệt: khu vực Mù Căng Chải, cao độ trung bình 900m, có lượng mưa
1800 - 2000mm ; khu vực Tây Nam Văn Chấn cao độ trung bình 800m , lượng mưa
trung bình là 1800mm, phía Bắc mưa nhiều, phía Nam lại mưa ít nhất tỉnh; khu
vực Văn Chấn-Tú Lệ cao độ trung bình 250- 400m, lượng mưa it hơn .
Thủy
Văn
1- Mạng lưới
sông ngòi Yên Bái,tương đối phong phú, chảy trên lảnh thổ tỉnh nhà
là hai hệ thống sông lớn: sông Hồng ( có đọan còn gọi là sông Thao
) và sông Chảy và hàng trăm ngòi, suối lớn nhỏ khác nhau. Mật độ trung
bình là 1.15 km/ km2 . Sông Hồng bắt nguồn từ Ngụy Sơn -Trung
Quốc ở độ cao 1766m, chảy qua Lào Cai, Yên Bái, thủ đô Hà Nội …. và đổ
vào Biển Đông ở cửa Ba Lạt. Ở Trung Quốc sông Hồng, có tên là Yuan
Jiang hay YuanKiang, theo
Hán Nôm là Nguyên Giang hay Nhị Hà. Chiều dài tổng cọng là 1160 km, trong
đó phần chảy trên đất Việt Nam dài 556 km. Đọan chảy qua Yên
Bái dài khỏang 100km với độ dốc là 0.23m/1 km. Nhắc lại, theo
Thái Công Tụng ( Vietnamologica, 2005 ), sông Hồng chỉ có chưa đến phân
nữa lưu vực trong nước ( 61 300 km2 ở trong nước so
với tòan thể lưu vực là 140 000 km2 ) và lưu luợng cũng chỉ
chiếm 68 % tổng số. Lưu vực sông Mê Kông- Cửu Long còn ít hơn nữa, chỉ chiếm 71
000 km2 trong tổng số 795 000 km2 , chiều dài chảy trong nước cũng chỉ 230 km, 5% tổng chiều
dài Mê Kông. Sông dài nhất chảy trong nước nhà là sông Đồng Nai 635
km , không phải sông Hồng hay sông Mê Kông! Ở Trung Quốc, sông Mê
kông - Cửu Long có tên là Langcangjiang, Lants’ang kiang- Lạn Thương Giang.
Sông
Chảy khởi nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh , giữa các thành phố Ôn
Sơn - Wen San và Mã Quan - Maguan tỉnh Vân Nam cao 2419m,
chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, song song với sông Hồng , qua các
tỉnh Lào Cai, \Yên Bái và Phú Thọ. Dòng sông nhỏ, sâu chảy xiết .
Môđun dòng chảy bình quân là 30.5 lít/giây /km2 . Bên trái sông Chảy là hai nhánh phụ lưu sông Lô và sông Gầm, nhập
nhau ở gần thị xã Tuyên Quang và gặp sông Chảy ở gần Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hạ lưu sông Chảy có hồ và nhà máy thủy điện Thác Bà. Yên Bái còn nhiều ngòi,
suối. Tiêu biểu nhất là Ngòi Thia, bắt nguồn từ núi Pusa Phìn (
2874m ) thuộc huyện Trạm Tấu, chảy qua qua Văn Chấn, Văn Yên
rồi đổ vào sông Hồng. Sản phẩm bồi đắp là hai cánh đồng tương đối
rộng Mường Lò ( Văn Chấn ) và Đại Phú An ( Văn Yên). Ngòi Bút bắt
nguồn từ núi Khao Kim cao 2007m, chảy qua Tú Lệ ( Văn Yên ). Ngòi Lâu từ
núi Bo Co cao 1639m, qua Hồng Ca, Trấn Yên. Còn phải kể ra Ngòi
Đôn, Ngòi Lũng Co ( Lục Yên) …. Nhìn chung các ngòi,suối ở Yên Bái
đều bắt nguồn từ núi, chứa nguồn thủy năng phong phú..
2- Bên cạnh hệ thống
sông suối, Yên Bái có 20 913 ha mặt nước hồ, ao . Đáng kể nhất là hồ thủy điện
Thác Bà , nằm trong lưu vực sông Chảy ,thuộc huyện Yên Bình và một phần huyện
Lục Yên .Hồ khởi công năm 1962 , hoàn thành năm 1970 . Mục đích chánh là
phục vụ nhà máy thủy điện với công xuất 108 000 kw .
Chiều dài hồ là 80km, rộng 8- 12 km có chỗ sâu tới 42m , dung
tích là 2.9 tỉ mét khối . Ở mức nước thiết kế cao nhất, hồ có diện tích
23 400 ha , trong đó 19 050 ha mặt nước và 4 350 ha là diện tích của 1331 đảo
trong hồ. Điểm đáng nêu thêm là hồ Thác Bà đã thay đổi khi
hậu quanh vùng, từ nóng bức chuyễn qua điều hòa, mát
mẽ. Ngoài ra còn có Đầm Ván Hội ( Trấn Yên ) và một số hồ
chứa nước khác.
3- Yên
Bái còn có nguồn nước dưới đất phong phú, phân bố đều, ở độ sâu 20 - 200m
trong các nham trầm tích bở rời Đệ Tứ. Nhưng tài nguyên này chưa
được nghiên cứu cặn kẻ . Tỉnh nhà có nguồn nước khóang nóng, phân
bố ở phía Tây, thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu ( đới Tú Lệ ). Tổng khóang
hóa là 1-5g/lít , nhiệt độ trên 400 C, có thể khai thác làm
nước suối uống và chữa bệnh.
Tài nyuyên đất đai ,
rừng , động vật, khóang sản
- Đất dai
Yên Bái gồm 8 nhóm đất chánh:
- nhóm
đất phù sa - eutric và dystric Fluvisols, diện tích 9171.16 ha ( 1, 3% diện
tích tỉnh ), phân bố ở các khu vực có sông suối lớn (Sông Hồng, sông Chảy …) ,
có nơi thành những bồn địa lớn như Mường Lò ( Văn Chấn ) , Lục Yên. Nhóm
đất này thích hợp cho trồng cây lương thực lúa - bắp ( ngô ) hay cây công
nghiệp ngắn ngày ( mía, đậu phụng - lạc , đậu nành - đổ tương …) .
- nhóm
đất glây ( gley )- gleyic Acrisols, diện tích
4227.97 ha ( 0.61 % ) tập trung ở các vùng trũng, thấp, thích
hợp cho canh tác lúa nước, nhưng cần bón thêm lân và vôi .
- nhóm đất đen-
calcic Luvisol , diện tích 902.51 ha, hình thành trên các thung
lũng và ven núi đá vôi, có khả năng trồng sắn - khoai mì , cây công
nghiệp ngắn ngày và lúa nước ở nơi trũng
- nhóm
đất xám- - haplic Acrisols chiếm ưu thế tuyệt đối, diện tich 566 953.69
ha ( 82.37 % ) ở độ cao dưới 1800m, tập trung chủ yếu ở Văn
Chấn, Văn Yên, Mù Căng Chải. Thích hợp trồng cây công nghiệp dài
ngày chè - trà và cây ăn trái - ăn quả,
nếu độ dốc dưới 25 %
- nhóm
đất đỏ - ferralic Acrisols ? , diện tích 12 104.19 ha, phân bố
ở các vùng đá vôi, mác ma ba dờ, thuộc các huyện Lục Yên , Trạm Tấu , Văn
Chấn , thích hợp trồng một số cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái.
-
nhóm đất mùn alit- humic Alisols, ở độ cao hơn
1800m, diện tích 55 078 .28 ha (8.0 % ) , tập trung ở các huyện vùng cao ( Văn
Chấn, Mù Căng Chải ,Trạm Tấu ), chủ yếu là trồng rừng phòng hộ.
-
nhóm đất alit vàng hay đỏ vàng- ferralic Arrisols
tầng đất mỏng, diện tích 1824 .674 ha ( 0. 2%) thuộc các huyện Lục
Yên, Văn Yên và Văn Chấn .
- Các
nhóm đất khác còn lại , diện tích là 38 080.61 ha ( 5.54 % )
Vì Yên Bái là một tỉnh núi
non, diện tích có độ đốc vượt quá 25 0 chiếm 55.6 % tổng
diện tích nên đất nông nghiệp ít. Năm 2000, số đất đai chưa sử dụng còn rất
lớn, khỏang hơn 330 000 ha , chiếm 48 % tổng diện tích, trong số này 305
620 ha có khả năng lâm nghiệp và chỉ 1972 ha có khả năng nông nghiệp.
Rừng ;
các lòai cây cỏ và động vật
Rừng là tài nguyên gắn bó trực tiếp với
cuộc sống đồng bào đông đảo các tộc dân Yên Bái từ bao đời nay .
Trước kia, Yên Bái là tỉnh tiềm năng rất lớn về rừng. Nhưng nay
rừng đã suy giảm nghiêm trọng . Chỉ tính từ năm 1978 đến năm 1994 , diện tích
rừng tự nhiên giảm tới 60% ( 183 956 ha ) . Trung bình mỗi năm giảm
đi 13 139 ha, khỏang 1.5 lần diện tích trồng lại rừng mới. Trong những
năm sau đó , tình hình có vẽ khả quan hơn. Tính đến tháng 12 năm 1999, tòan
tỉnh có 258 900 ha rừng , gồm 180 400 ha rừng tự nhiên và 78 500 ha
rừng trồng , độ che phủ đạt 37.6 % . Nhắc lại là thời Pháp thuộc, Việt
Nam năm 1943 có 20 triệu ha rừng, bao phủ 60 %
đất đai tòan quốc, nhưng năm 1993 độ che phủ chỉ còn 20
% diện tích rừng, khỏang 6.4 triệu ha hay ít hơn. Koninck chuyên
viên lâm học cho Chương trình phát triễn Liên Hiệp Quốc- UNDP, năm 2002,
báo cáo con số tệ hại hơn nhiều, cho rằng độ bao phủ đã xuống dưới
10 % , con số thấp nhất các nước Đông Nam Á ( theo Trần Đăng
Hồng , Việt Nam Văn hóa và môi trường -2012 ) .
Đối với các lọai rừng trử lượng gỗ
là 156 m3 cho rừng trung bình, 81m 3 cho rừng nghèo, 34 m3 cho rừng tái sinh
và 67 m3 cho rừng hổn giao. Trử lượng rừng nứa
thuần là 5143 cây/ha và rừng vầu thuần là 29876 cây/ha.
Rừng của Yên Bái còn nhiều loại gỗ quý ( đinh, lim , sến , táu , lát , pơ
mu …). Trử lượng gỗ của rừng tự nhiên chủ yếu tập trung ở các
huyện Lục Yên , Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu. Rừng gỗ trồng phần lớn
các vùng giấy sợi, rừng phòng hộ đầu nguồn. Trong rừng,giới động vật cũng
khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, động vật dưới tán rừng bị suy
giảm do việc săn bắn bừa bải.
Trên
phương diện đa dạng sinh học , Yên Bái thuộc vùng rừng núi Hòang
Liên Sơn , một trong 4 vùng chánh đặc hửu địa phương Việt Nam . Ba
vùng kia là vùng rừng ẩm uớt Bắc Trung Bộ( vùng Ba Vì - núi
Tản Viên từ Hòa Bình đến Nghệ An, vùng núi đá vôi Pu Luông - Cúc Phương..
) , vùng núi Ngọc Linh ở Tây Nguyên và Cao nguyên Lâm viên miền Nam
Trung Bộ. Nhắc lại là vùng Hòang Liên Sơn chứa dỉnh núi cao nhất
nước nhà là đỉnh Phăng Xi Păng- FansiPan cao 3143m ở biên giới hai
tỉnh Lào Cai ( gần thị trấn Sa Pa ) và Lai Châu ngày nay và các
đỉnh núi cao khác là Pu Ta Leng 3096m cũng ở biên giới hai tỉnh này nhưng gần
thị trấn Phong Thỏ - Lai Châu hơn , đỉnh Lang Cung cao 2913m ở biên giới hai
tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Bắc Tú Lệ, thuộc huyện Mù Căng Chải. Đặc
điểm vùng núi rừng Hoàng Liên Sơn là ở các chân núi tìm thấy
nhiều lòai cây cỏ nhiệt đới, sườn núi trung tâm là những lòai bán ôn đới
và trên cao là các lòai cây cỏ ôn đới. Đã kiểm kê ở Hòang Liên Sơn 2000 lòai
cây cỏ, trong đó 25 % là đặc hửu địa phương, 68 lòai động vật có
vú, 61 lòai bò sát, 553 lòai côn trùng - sâu bọ và 347 lòai chim. Đa dạng này
đã kể ra ở bài về tỉnh Bắc Kạn và một phần nào các bài tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang …rồi, cho nên không nói thêm ở đây nữa .
Khoáng sản
Yên Bái có nhiều
đới nham tướng, giới hạn bởi các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà,
sông Chảy, trải qua các chu kỳ tạo sơn lớn , kèm theo họat động mác ma
xâm nhập và phún xuất mạnh. Nhờ vậy, tài nguyên khóang sản có nhiều mỏ
nội sinh và ngọai sinh. Tuy nhiên các mỏ thuộc lọai nhỏ, không có khả năng khai
thác quy mô lớn. Năm 2000 phát hiên 153 điểm mỏ thộc các nhóm
khỏang sản sau đây :
- 18 điểm mỏ nhóm năng
lượng than có trữ lượng 78 0 000 tấn , than nâu -than lữa dài
phân bố ven sông Hồng , sông Chảy, than anthraxít ở Văn Chấn …
- 42 điểm mỏ nhóm vật liệu xây
dựng : đà vôi , đá ốp lát , sét , cát, sỏi….
- 39 điểm mỏ khóang chất
công nghiệp, từ nguyên liệu làm phân bón đến nguyên liệu kỷ
thuật . Đáng chú ý là đá qúy và bán đá quý, chủ yếu ở Lục Yên
- 41 điểm mỏ kim lọai
lòai đen ( sắt , lọai màu ( đồng, chì, kẻm đến vàng),
nhưng trữ lượng nhỏ , chỉ có ý nghĩa địa phương
- 13 điểm nước khóang,
chủ yếu ở địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu
Phát
triễn kinh tế qua hai thị xã, Nghĩa lộ và Yên Bái đặc biệt là thị xả tinh
lỵ Yên Bái.
Trong
giai đọan 1991-1995, mức tăng trưởng trung bình của Yên Bái là 7.5
% một năm. Đứng đầu là khu vực III - dịch vụ có mức tăng trưởng là 9. 35
% , rồi đến khu vực II - công nghiệp và xây dựng là 8.67 %. Cuối
cùng là khu vực I - nông lâm ngư nghiệp 5.25 % . Vào giai đọan
1996- 2000, một số ngành kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng
khá , nhưng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm. Khu vực III
tăng 13,56 % , khu vực II chỉ còn 8.4 % và khu vực I đạt 5.34 % .
Đời sống dân gian có phần được cải thiện . Thu nhập bình quân
theo đầu người theo giá 2000 đạt 2 .398 triệu ĐVN, gấp
4 lần năm 1990. Cơ cấu kinh tế thập kỷ vừa qua có một sự chuyễn
dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng
dịch vụ và công nghiệp. Nhưng chuyễn dịch chậm và không đều . Năm
1999. theo thống kê , khu vực I vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm 48.7 % GDP
tỉnh nhà . Công nghiệp và xây dựng còn nhỏ bé , chỉ chiếm
19.4 % , nhưng khu vực dịch vụ đã chiếm 31.9 % GDP Yên
Bái. Tốc độ chuyễn dịch làm nổi bật vai trò trung tâm của hai thị
xã Yên Bái và Nghĩa Lộ, hạt nhân thúc đẩy phát triễn kinh tế xã hội
. Năm 1999, dân số thị xã Yên Bái là 73 626 ,trong đó 61 912 là dân
thành thị và 11 714 là dân nông thôn. Năm 2003, dân số thị xã Yên Bái là
78 016 nguời. Theo tỉ lệ gia tăng này năm 2012 , thị xã Yên Bái đã có gần 90
000 người. Thị xã Nghĩa Lộ, năm 1999, có 18 414 người, tăng lên đến
25 256 người năm 2003, và có lẽ gần đến 40 000 người năm 2012- 13. Nền kinh
tế Yên Bái có điểm xuất phát thấp, sức thu hút vốn đầu tư trong và ngòai
nước còn hạn chế , số lao động thiếu việc làm còn nhiều ( năm 1999,
số người chưa có việclàm và thiếu việc làm thường xuyên.
Yên Bái chiếm 11.49 % nguồn lao động tỉnh trong tổng số người trong
độ tuổi và tham gia họat động năm đó ước lượng là 301 938 người ) , trang
bị cũ và lạc hậu, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn quá nhiều
khó khăn ( tỉ lệ hộ đói nghèo năm 1999 là 14 % ).
Những
năm gần đây, thị xã Yên Bái được xem như là một lực lượng
lảnh đạo phát triễn Yên Bái. Thị xã tỉnh lỵ đã duy trì
một mức tăng trưởng cao, hàng năm lên đến 14.96 %. Đặc biệt
năm 2012, thị xã đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 16.8 % .
Cơ cấu kinh tế đã chuyễn dịch dương tính, với tỉ trọng khu vực II
là 47%, khu vực III là 49 % và khu vực I, Nông lâm ngư
chỉ còn 3.3 % . Lợi tức ngân sách tăng 20-25 % một năm và xuất khẩu
lên đến 20 triệu đô la Mỹ . Lợi tức mỗi đầu người của dân thị xã là
40 triệu đồng ĐVN ( gần 2000 đô la Mỷ ? ) Tổng số tư bản đầu tư
thời gian 2006- 2010 đạt trên 5 000 tỉ ĐVN .
Tuy Yên Bái được xem là một trong số trung tâm phụ vùng của 14 tỉnh núi
non miền Bắc, nhưng Yên Bái còn phải đối đầu với nhiều thách thức
khó khăn thu hút đầu tư phát triễn kinh tế xã hội.
Nhưng nhờ xa lộ Cao Tốc Xuyên Á - Trans
Asia Ex;press nối Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam Trung
Quốc, dự trù hòan tất năm 2014? ( xem chi tiết về Cao Tốc này ,vay 1069 triệu
đô la Mỹ của ADB và đường xe lửa Việt Trung - Quốc ở bài biên khảo về
Lào Cai ngày) , sẽ nối liền Yên Bái với các trung tâm
chánh phát trien kinh tế Bắc Việt đóng vai trò cử ngõ đề xướng buôn
bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á - ASEAN, rút ngắn
khỏang cách từ Yên Bái đến Hà Nội , chỉ còn
125 km , nghĩa là 1.5 giờ xe ô tô. Đầu tháng 3 năm 2014, thị xã Yên Bái
đón mời các nhà đầu tư nội địa và ngọai quốc vào 17 dự án các
ngành tơ sợi, da , và giày dép , cơ khí , điện tử hóa học , ráp xe
hơi , chế biến các sản phẩm lâm , nông và xây dựng
những phức tạp hạ tầng cơ sở công nghệ và du lịch. Ngòai việc làm
dễ dàng , mau lẹ hơn các thủ tục hành chánh đầu tư , Thị xã Yên Bái
cố tâm phát triễn những công viên công nghệ thiết
lập một qủy đất sạch - clean land fund? qaủyqw và những hệ thống hạ tầng cơ sở thích nghi như điện , nước
đuờng phố, bảo vệ môi sinh .
Các
công viên công nghệ Yên Bái
Đầu
năm 2014, tỉnh Yên Bái đ ã thiết lập 5 vùng công
nghệ,diện tích hơn 1000 ha và 19 cụm- clusters công
nghệ và thủ công diện tích gần 1500 ha. Đáng lưu ý là
vùng công nghệ phía Nam tỉnh, một vùng công nghệ quốc gia
và vùng công nghệ then chốt tỉnh nhà . Vùng công nghệ này có ưu
điểm là gần sông Hồng và hồ Thác Bà ( vùng vật liệu đá vôi trắng ) , đường xe
lữa quốc gia, quốc lộ 70, quốc lộ 32C và cũng gần xa lộ cao tốc
Xuyên Á. Diện tích công viên công nghệ Nam là 207.8 ha. Hiện
đã có 18 dự án tổng số tư bản đầu tư đăng ký là 2 000 tỉ
ĐVN ( 95.2 triệu đô la ), đã được chiếm hửu trên 30 % các
dự án đầu tư, tụ điểm vào sản xuất vật liệu xây dựng , chế biến khóang sản ,
sản phẩm nông lâm và sản xuất hàng hóa tiêu thụ. Tổng
số Đầu tư Trực tiếp Ngọai quốc- FDI là 21 dự án;
số vốn lên đến 109.6 triệu đô la . Năm 2013, tỉnh Yên Bái đã cấp
môn bài cho 2 dự án FDI lập các xưởng xuất khẩu áo quần, tổng số
lợi tức hai hảng này là 26.18 triệu đô la, mức tăng trưởng là 20%
một năm. Doanh nghiệp năm 2013 có hiệu năng tốt gồm luôn cả R. K
Việt Nam Cẩm Thạch - Marble , lợi tức 15.84 triệu đô la và hảng YBB
Calcium carbonat, lợi tức là 8. 67 triệu đô la. Khai thác và chế biến đá
quý là một lợi thế của Yên Bái. Đá quý phân bố trên diện tích chừng
1400 km2 ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên dọc sông
Chảy và tả ngạn sông Hồng. Chủ yếu là hồng hgọc -ruby và bích
ngọc- sapphire, chất lượng rất tốt ở mỏ Tân Hương và mỏ Ngòi Chi (
Động Quan ). Mới đây phát hiện là đá quý fluor
cannilloites từ thị trấn Duyên?,Dương - Yueng Yang , Ôn Sơn - Wen Shan
tỉnh Vân Nam thật ra là từ Lục Yên, Yên Bái. Theo báo cáo
Hauzenberger năm 2005, fluor cannilloites phân tích thảy đều là pargasite
và pargasite xanh lục đậm liên kết với spinel đỏ từ Lục Yên
Vùng
công nghệ IZ Âu Lâu ở xã Âu Lâu, thị xã Yên Bái thuộc về
hệ thống công viên công nghệ quốc gia. Giai đọan đầu qui
họach 120 ha và đang giải quyết vấn đề đất đai. IZ Âu
Lâu là một IZ đa ngành, cho phép đầu tư vào các công nghệ
sạch như công nghệ đồ da, ráp đồ điện tử, ráp xe hơi và chế
tạo các phụ tùng xe gắn máy, xe mô tô . Công viên công nghệ Minh Quán,
thuộc huyện Trấn Yên cũng thuộc hệ thống công viên công nghệ Quốc
gia. Nằm kế cận quốc lộ 32C và xa lộ cao tốc Xuyên Á , diện tích
112 ha đón chào các đầu tư sản xuất nông nghiệp
và biến chế sản phẩm lâm nghiệp. Có 2 cụm công nghệ do
thị xã Yên Bái quản lý. Cụm Đầm Hồng diện tích 12 ha , đã có 14 dự án
đầu từ các ngành chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây cất, chế biến
khóang sản và công nghệ cơ khí. Tổng số tư bản đầu tư
là 65 tỉ ĐVN . Cụm thứ hai ở IZ Âu Lâu, có ưu
điểm là nằm trên đường tỉnh lộ, chỉ cách xa lộ cao tốc 2km.
Diện tích dự trù là 79 ha . Giai đọan 1 đã được sử dụng . Cụm chờ đợi đầu
tư ở các ngành sản phẩm nông lâm , tơ sợi và cơ khí. Đã
có một doanh vụ đầu tư và 7 doanh vụ đăng ký đầu tư 10 ha, và hạ
tầng cơ sở đã hòan tất .
Dịch vụ
Giao thông vận tải
Yên Bái là trung tâm giao
thông quan trọng ở Bắc Việt .
Yên Bái nằm trên đường xe
lữa ( đường sắt ) chạy lên Việt Bắc, từ thủ đô Hà Nội đến thị trấn
biên giới Lào Cai và Vân Nam . Đường xe lữa cũng chạy qua
các thị trấn Mậu A và Cỗ Phúc. Trước đây đọan chạy
qua tỉnh gồm 10 ga , dài 94 km trên địa bàn 20 xã phường,
thuộc thị trấn thị xã Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên,
chất lượng đường vào lọai xấ , khổ hẹp 1m , tốc độ tàu chạy thấp. Đường
xe lữa Việt - Trung Côn Minh - Hải Phòng, hòan thành năm 1910, dài 855
km, khúc đọan Việt Nam dài 466km . Mỹ thả 288 000 tấn bom
các năm 1975 - 68 phá hại nặng nề, nhưng lại được Trung Quốc
viện trợ đưa vào miền Bắc khỏang thời gian này đến 300 000 nhân
công, chuyên viên sửa chửa lại mau lẹ, kể cả cầu Long Biên Hà Nội. Đặng
Tiểu Bình, năm 1979, cho Việt Nam một bài học là đã dám đánh Khmer
Đỏ - Kampuchia , Trung Quốc ủng hộ ( và lúc đó có luôn cả Hoa Kỳ ủnh hộ Khmer
Đỏ nữa ), xua 300 000 ? quân Tàu tàn phá các tỉnh ( và 20 thị
trấn ? ) biên giới Việt Trung , khiến cho đường không còn họat động và
chỉ mở lại giao thông năm 1993. N ăm 2004, Việt Nam vay 160 triệu
đô la nhẹ lãi của Ngân Hàng Phát triễn Á Châu- ADB ( thật ra là vay của
Pháp ) xây dựng, điện hóa, khổ đường rộng... đường xe lữa cao tốc Yên Viên
Hà Nội - Lào Cai, hòan tất năm 2009 .Đọan Yên Viên - Cảng Cái Lân -
Hải Phòng cũng được vay 450 triệu đô la làm đường xe lữa cao tốc điện hóa nay
vhắc đã xong .Hinh như năm 2013 ? , Việt Nam còn muốn dùng viện trợ Nhật xây
dựng lại đường xe lữa thành xe lữa cao tốc Bắc- Nam , Hà Nội-
Sài Gòn.
Năm 2000, tổng chiều dài
các lọai đường bộ tỉnh nhà là 3981 km. Yên Bái năm đó, có
4 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài là 369.5 Km. 2 tuyến dọc là
quốc lộ 70 ở phía Đông và quốc lộ số 32 ở phía Tây được nối
nhau bằng quốc lộ 37 ở phía Nam. Quốc lộ 70 chạy từ Đông Nam
Lào Cai đến tỉnh Yên Bái qua Yên Bình ngay phía Bắc thị xã Yên Bái
và nhập vào quốc lộ 2, dẫn tới Hà Nội qua Đoan Hùng. Quốc lộ 32 , chạy song song
và chỉ cách quốc lộ 70 vài km phía Tây Nam , nối Tây Bắc Hà Nội
với thị xã Yên Bái qua Sơn Tây, Lâm Thao và tỉnh Phú
Thọ. Quốc lộ sô 37 nối thị xã Yên Bái tới Nông Trừờng Trần
Phú ( huyện Văn Chấn ) ở phía Nam . Thị trấn Nông Trường này cũng
được quốc lộ 32 chạy ngang qua và theo hướng Tây Bắc, qua thị
xã Nghĩa Lộ , Nông trường Liên Sơn đến các vùng núi Tây Bắc tỉnh
nhà và tỉnh láng giềng Lào Cai, kéo dài 183 km trên đường Lào Cai-
Hà Nội dài 340 km. Tỉnh lộ có tổng chiều dài là 229 .5 km, đi
qua 160 xã , nối các thị trấn huyện lỵ Trạm Tấu, Văn Yên, Trấn Yên, Lục
Yên với các quốc lộ. Năm 2000, đường tỉnh lộ lọai tốt chỉ
có14 % , còn lại là lọai xấu và rất xấu. Đường đô thị thuộc 2
thị xã Yên Bái và Nghĩa Lộ , chiều dài 78.5 km, chất lượng chỉ trung bình
. Đường nông thôn chủ yếu là đường đất . Dù giao thông đường bộ đã
được chú trọng, năm 2000 vẫn còn 21 trên tổng số 180 xã vẫn chưa có đường
ô tô đến trung tâm .
Yên Bái có 2 tuyến chánh
đường thủy. Tuyến sông Hồng, dài 115 km, trong đó 10 km ( Văn Phú - Yên
Bái ) trung ương quản lý . Tuyến hồ Thác Bà, nối liền
các xã phía Đông của hồ với quốc lộ 70, dài 80 km. Trong số
này, trung ương quản lý 50 km ( từ cảng Hương Lý - Thác Bà đến Cẩm Nhân
).
Yên Bái không có giao
thông đường hàng không dân sự. Sân bay quân sự Yên Bái, cách thị
xã 5 km, hiện đang đựợc sử dụng huấn luyện phi công chiến đấu Không
lực Việt Nam . Sân bay Nghĩa Lộ chỉ còn mặt bằng và sân bay
Đông Cuông ( huyện Văn Yên ) đã phá mặt bằng làm sản xuất nông nghiệp.
Du lịch
Yên Bái có nhiều tiềm năng du
lịch , nhất là du lịch sinh thái, văn hóa . Tuy nhiên đến năm 2000 tiềm
năng này chưa được khai thác bao nhiêu cả. Năm 1999, số khách đến Yên Bái
chỉ mới là 11 768 người, trong đó chỉ 213 lượt
khách quốc tế . Doanh thu du lịch cũng nhỏ bé. Năm 1999 chỉ là 5.8
tỉ ĐVN, phần lớn tập trung ở thị xã Yên Bái ( 95.6% ) .
Năm 2014, Yên Bái đã vay tiền phát triễn dài hạn ( 50 năm ? ) 6 dự án
chánh du lịch: du lịch sinh thái - ecotourism ở Vân Hội (,
hay Đầm Ván Hội ? huyện Trấn Yên ) , Suối Giàng ( huyện Văn Chấn ), Bản Học ? ,
Đầm Hậu ? và Tân Hương ( huyện Yên Bình, gồm luôn khu an
dưõng cho người già ), và du lịch hồ Thác Bà. Mỗi nơi hy vọng đón
mời 30 000 - 40 000 du khách một năm.
Hồ
Thác Bà là một hồ nhân tạo xây cất thủy điện. Hồ rộng 23 400
ha và có 1331 tiểu đảo. Chiều dài của đập là 657m và
đập cao 48m, chứa đựng được tối đa 2. 49 km
khối- cubic kilometres, chứa nuớc sông Chảy chừng 2.16 km
khối, đưa vào ở vị trí đập một diện tích lưu vực là 6430 km2. Hồ dài 60 km, trải rộng 235 km2 khi mực nước có độ cao + 58m, chịu đựng được lũ ngàn năm
khi mức lũ đạt mức +59.65 m. Đậy là dự án thủy điện lớn nhất
tỉnh, đập khởi công năm 1964 và hoàn thành năm 1971 với sự giúp đở của
Nga Sô Viết. Đơn vị nhà máy phát điện thứ nhất thiết kế
tháng 10 năm 1971, đơn vị thứ hai tháng 8 năm 1972 và đơn vị thứ ba
ngày 19 tháng 5 năm 1972 . Dù rằng vào thời gian này khu c vực nhà máy bị
không lực Hoa Kỳ đánh phá nhiều lần. Hiện nay công xuất tổng cọng là 120
000 Kw, tiềm năng phát sinh điện lượng là 400 triệu Kw giờ /năm. Du lịch Thác
Bà nhắm vào Lễ Hội Sông Hồng -Thác Bà , tổ chức làn đầu tiên các ngày 29- 31
2012 ( tức là các ngày mồng 8 đến mồng mười tháng ba Âm lịch ) , tại Đền
Thờ - Temple Thần Vệ Quốc , thuộc xã Đông Cuông,
huyện Văn Yên . Mục đích Lễ Hội là phát triễn các giá trị tinh thần
văn hóa dân gian Sông Hồng. Đây cũng là một phần chương
trình du lịch “ Về Cội Nguồn “ thăm viếng các di vật ở vùng phụ
cận thuộc nền văn hóa - văn minh Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ ) của ba tỉnh
Phú Thọ , Yên Bái và Lào Cai . Lễ Hội mở đầu 45 phút, có
4 đặc điểm trình diễn nghệ thuật : Ca
múa sông Hồng , Trên sóng nước sông Hồng , Các Mùa Phù sa sông Hồng
và Tiếng Gọi Sông Hồng. Ngòai ra còn nhiều họat động sôi
nổi khác như lễ hội thương mãi vùng , thi nấu nướng , triễn lãm
đề tài Sông Hồng Xưa và Nay , cách làm giấy mỏng - giấy dó
- poonah paper lễ hội phù phép tộc dân Dao ( huyện
Văn Yên ) , chọi trâu , dâng hương, rước kiệu thần Thành Hòang
và Thánh Mẩu, mùa xòe, đánh còn , cùng những giải trí khác
thi đua chèo thuyền trên hồ, leo núi , tham quan cảnh vật rừng đặc
thù Hòang Liên Sơn …. Múa xòe nón là một điệu múa đặc sắc
của đồng bào tộc dân Thái. Nón trong tay cô gái Thái
giống như đóa hoa ban ( lòai Bauhinia variegata ) hé nở ;
nhưng chiếc nón chụm vào, mở ra từ từ từng cánh như một bông
hoa trắng muốt. Trong điệu xòe, nón khi lao nhanh trên đầu, khi nhẹ
nhàng quay trên vai, lượn trên tay nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xe
tròn trước ngực. Nón xoay , nón nghiêng, nón lượn làm cho điệu xòe
thêm hấp dẫn ( theo Lê Ngọc Canh, Hà Nội, năm 1989 ).
Lễ hội thổi khèn
ở Suối Giàng huyện Văn Chấn tổ chức vào tháng 6 mỗi năm .
Khèn là nhạc cụ hết sức quen thuộc của đồng bào các tộc dân
Thái, Mường, Lào , H’ Mong - Mèo. Nguời Mường thổi khèn đệm cho
những điệu hát Thường , Đang . Người H’ mông dùng tiếng khèn để
giao duyên trai gái và làm đạo cụ cho những điệu múa khèn … Lễ hội
Suối Giàng còn là một lễ hội tộc dân H’ Mong, ca ngợi giá trị của
cây trà cỗ thụ đã giúp dân Mèo ra khỏi vòng nghèo khổ. Lễ hội
Suối Giàng còn kềm theo múa khèn, ném Pao .. .và thăm viếng
cảnh quan đẹp đến rừng nguyên sinh Tập Làng ?, rừng thông và nhất là các
đồi trà Tuyết Sơn, cùng lúc thở không khí tươi mát, nhờ cao độ của
Suối Giàng 1370 m trên mặt biển.
Các
lễ hội Yên Bái khác đáng kẻ khác là Lễ Hội Nam Cường tháng
ba, ở ngay trong xã Nam Cường thị xã Yên Bái thả chim bồ câu
hay “ nghĩa điểu”, biểu tượng cho “Hòa Bình” và “ Thủy
chung”. Bồ câu là giống chim hiền lành , sống theo bầy đàn , có khả năng định
hướng cao và có tính đồng đội không bỏ đàn khi bay. Lễ Hội
Hoa Bưởi, tổ chức mỗi tháng chín ở nhà làng Khả Linh , xã Đại
Minh , huyên Yên Bái , ngòai cúng dường hoa bưởi thơm dịu,
còn có thể tham quan làng văn hóa Ngòi Tu , tham dự đua thuyền đò
và nhiều trò chơi thể thao khác . Tuần Lễ Hội
Mừờng Lò, tổ chức mỗi năm vào tháng 10 ỏ Thị xã
Nghĩa Lộ, kỷ niệm chiến thắng lớn thời kháng chiến chống Pháp chiếm
đồn Nghĩa Lộ ngày 18 tháng 10 năm 1952 như đã kể trên, giúp
giải phóng Tây Bắc, trước Điện Biên Phủ. Vùng này còn có di tích
Căng , nơi thực dân Pháp thuộc địa giam giữ tù chánh trị
với sự kiện 9 chiến sĩ hy sinh khi vượt ngục . Ngòai thi đua
thể thao , lễ hội còn là nơi triễn lãm các sản phẩm các tỉnh Vùng Tây Bắc
và thi đua ẩm thực .
…
Vài
nét tiêu biểu nông lâm Yên Bái
Trước tiên là việc thành
lập, năm 2004, khu bảo tồn đời sống hoang dã Mù Căng Chải, rộng 20
293 ha , gần biên giới tỉnh Lào Cai. Sau đó là tăng gia
khu vực rừng phòng hộ phía tây tỉnh và trồng lại rừng.
Năm 2013, Yên Bái đã có 469 000 ha rừng cao hơn dự trù
cho năm 2010 là 414 000 ha ) bao phủ 51 % tổng diện tích tỉnh nhà (
thay vì chỉ còn độ che phủ 37,6 % năm 1999), đứng hàng thứ 3 tòan
cõi nước nhà. Đặc biệt là trồng quế - cinnamon , nay đã trên
15 000 ha, trong số 41000 ha dự trù và hơn 700 nông trang trồng các lọai
cây làm giấy, ngòai các loài cây giá trị bản địa như sấu, trám v.v…
Về canh nông,
đáng chú ý là phát triễn lúa lai - hybrids cao năng ở
các vùng núi Mù Căng Chải, trồng hai vụ lúa một năm thay vì chỉ một vụ
ở các ruộng bậc thang, trồng thêm một vụ Đông bắp - ngô ở
các thung lũng đã trồng 2 vụ lúa một năm . Tuy nhiên cố gắng tăng gia sản xuất
lúa, ngô, cần thâm canh hơn nữa vì mức sản xuất lương thực có
hạt ( hột ) còn quá thấp ( năm 2002 chỉ đạt 259 Kg cho mỗi đầu
người), dưới xa mức an tòan trung bình quốc gia ước lượng là
500 kg . Hai cây công nghiệp lâu năm là chè và cà phê cũng
cần cải thiện, thâm canh thêm. Phải đẩy mạnh hơn nữa trồng chè Shan
- Tuyết Sơn trên 35000 ha ở vùng cao và cố đạt
trên 10 000 ha chè trung du giống mới ở vùng thấp. Tìm cách
đưa thêm giống mới cao năng, cao phẩm cho cà phê arabica, diện tích
còn khiêm tốn, chỉ mới đạt khoảng 900 ha năm 2000 .
…
(
Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ , ngày 22 tháng 3 năm 2014 )