Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Bến Tre

Bến Tre xứ dừa, quân tóc dài, có đồng khởi công nghệ và dịch vụ đặng chăng ?
                             G S Tôn thất Trình

                                     ... Quán rằng  ghét việc tầm phào,
                                        Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm …
                                     …Trên đời mấy bậc cố tri,   
                                        Mấy trang đồng đạo, mấy người đồng tâm …     
                   ( Thầy trò đàm đạo và bộ ba  nghĩa khí  Vương Tử  Trực - Hớn Minh - Lục Vân Tiên, ở truyện thơ Lục Vân Tiên của  Nguyễn Đình Chiểu, sinh  năm 1822 và mất năm 1888.  Tuy sinh ở  huyện Bình Dương , phủ Tân Bình tỉnh Gia Đình, nhưng  sau khi Cần Giuộc  bị Pháp chiếm, tiên sinh chạy về  Ba  Tri - Bến Tre năm 1867 và mất tại làng An Đức, tỉnh Bến Tre )   
                                Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
                                     Tây Âu khoa học chiếu minh tâm .   
                           (Hai câu đối của Petrus Trương Vĩnh  Ký , sinh tại Cái Mơn nay thuộc Bến Tre năm 1837 và mất năm 1898, khắc trước  cổng trường Petrus Ký -Sài Gòn. Đáng trách là  sau 1975, Việt Nam đổi tên trường thành Lê Hồng Phong, không chút nào để tâm Petrus Ký là một trong 18 học giả tài danh nhất quốc tế  thời đó, đọc viết thông thạo 17 ngôn ngữ ngọai quốc . )
                                           Phải thời ô quả, chịu thời cô,
                                           Chẳng biết tuồng đời tính thế mô ?
                                           Dòm  thấy bụi trần toan đóng cửa,  
                                           Ngọc lành  chi để thẹn danh ô .   
      (Thơ của  nhà báo nữ đầu tiên Việt Nam, nữ sĩ  Sương Nguyệt Anh - Nguyễn Ngọc Khuê 1864- 1921, sinh tại Bến Tre, con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu )
                                      Bánh tráng Mỹ Lồng,
                                      Bánh phồng Sơn Đốc,
                                      Măng cụt Hàm Luông,
                                      Vỏ ngòai  nâu,  trong trắng như bông gòn,  
                                      Anh đây nói thiệt ,sao em còn so đo ?
                                      Bến Tre biển cá sông tôm,
                                      Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm  lúa vàng
                                      Bến Tre gái đẹp thật thà ,
                                      Nói năng  nhỏ nhẹ mặn mà có duyên.
                                      Bến Tre  nước ngọt lắm dừa,
                                      Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm.
                                      Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,
                                      Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.
                                      Xòai chua, cam ngọt Ba Lai,
                                Bắp thì Chợ Giữa,  mắm bày ( ven biển ) Giồng Khoai
                                 ( Ca Dao của ngon, vật lạ, con người Bến Tre )
                                
                                      Hò ơi… Đường về Ba Vác xa xôi
                                      Xin chàng dừng bước  cho tôi theo cùng.
                                        Bườm em chờ gió  Nam non        
                                        Đưa về Hương Mỹ, Chợ  Cồn, Hàm Luông
                      ( Hò sóng Tiền Giang, Lê Bảo Trân trích dẫn ở “Ba               Tri Giồng Giá quê tôi, 2006” )                         
                                 ...    Sông nước chảy,  thuyền trôi tắp tắp
                                        Buồm dăng dăng  sóng nước Ba Lai ...                               
                                        Chiều chiều lại nhớ  chiều chiều,
                                        Thương em, thương mãi, thương nhiều, em ơi !
                                        Sông Hàm Luông đưa lời non nước,
                                        Tình Cổ  Chiên sau trước còn đây …
   ( “Đường Về Quê Tôi” của Xuân Tước,  Đồng Nai - Cửu Long số 2- 2005)

     Phần I : Tổng quát về Bến Tre

           Vị trí
  Bến Tre nằm giữa  hai nhánh chánh của Sông Tiền ( Sông Trước )  và sông Tiền lại  là một nhánh chánh của sông Cửu Long. Ranh giới phía  Bắc tỉnh nhà là  dòng chánh sông Tiền chảy  ra Biển Đông ở Cửa Đại ;  còn nhánh  nhỏ hơn phía Bắc chảy ra Cửa Tiểu lại thuộc tỉnh Tiền Giang, kể cả các cồn-  cù lao giữa  hai nhánh Cửa Tiểu và Cửa Đại.  Trong khi phía Nam từ đầu tỉnh nơi ranh giới Bến Tre, Tiền Giang  và Vĩnh Long, lại có tên riêng là sông Cổ Chiên  chảy ra Cửa Cổ Chiên thuộc Bến Tre và Cửa Cung Hầu thuộc Trà Vinh. Giữa sông Tiền và  sông Cổ Chiên,  có hai chi lưu nhỏ hơn nữa chảy ngay giữa tỉnh là sông Ba Lai, chảy ra Cửa Ba Lai và sông  Hàm Luông chảy ra Cửa Hàm Luông.  Nhắc lại là tên Cửu Long ( chín Con Rồng ), quốc tế gọi là  Mê Kông là vì Sông Hậu ( Sông Sau ) chia ra ba nhánh chảy ra Cửa Định An, Cửa Bát Xắc( m  Bassac ) và Cửa Tranh ( Trần ?) Đề, thuộc hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Tọa độ  tỉnh là 10010’ vĩ tuyến Bắc và 106030’ kinh tuyến Đông. Diện tích  2 321.6 km2( 896.4 dặm Anh vuông ) là tỉnh  đứng thứ 10 về diện tích cuả 12 tỉnh ĐBSCL ( theo Niên giám Thống kê, năm 2002, diện tích Bến Tre chỉ lớn hơn Vĩnh Long 1 475 km2, Trà Vinh 2 215 km2 , lớn nhất là Kiên Giang  6 269 km2), nhưng dân số lại đứng hàng thứ 4, thứ 5.
Dân số Bến Tre năm 1995 là 1 281 nghìn người ; năm 2000 là  1305 nghìn và năm 2004 là 1346 nghìn; năm 2013  có thể trên 1400 nghìn. Đông nhất vẫn là tộc dân Kinh đa số, rồi đến  Khmer  Krom,  Hoa và một ít Tày.  Về hành chánh, Bến Tre nay chia ra làm 8 huyện : Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ  Cày Nam,Thạnh Phú  và thị xã Bến Tre.  Điểm trung tâm tỉnh cách TP HCM - Sài Gòn  86 Km, theo đừờng bộ lên Đông Bắc. Như vậy,  du khách từ Sài Gòn đi  bằng xe búyt hay xe mô tô phải qua  hai tỉnh Long An và Tiền Giang  trước khi đến Bến Tre.
     
            Địa hình, đất đai, khí hậu, thủy Văn

       Địa hình Bến Tre là một tổng thể bằng phẳng khó phân biệt  dạng chim ác là - pie shape ( xem hình kèm ), mỏ ở  nguồn trên  và các  nhánh chánh là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, làm lắng đọng  những lớp trầm tích  phù sa qua nhiều  thế kỷ thành nhũng túi , cời than hình chim  trải dài đến Biển Đông, chia đồng bằng Bến Tre ra  làm 3 cồn đảo - cù lao rộng lớn:  Cồn An Hòa , Cồn Bảo và Cồn Minh.  Các nhóm đất  chánh Bến Tre là đất phù sa, đất mặn ít- trung bình và  một ít đất mặn sú vẹt. Phù sa ven sông  hình thành  ở địa hình cao, trên trầm tích sông, có phì nhiêu cao,  phần đầu phía Tây  Bến Tre của các sông  Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Đất ít mặn là phần phía Đông các sông này  đến tận các cửa.  Bến Tre có một ít đất mặn sú vẹt ở bờ biển  Cửa Đại, Cửa Ba Lai. Nên kể ra  đất cát giồng  thành hình do sóng biển và gió dồn cát lại, rải rác ở tỉnh nhà, là dấu tích  chứng tỏ đồng bằng tiến ra biển.  Các Giồng có  địa hình cao hơn  các vùng phù sa  chung quanh  và khác các đất cát giồng miền Trung là cát màu vàng  thay vì màu trắng   Đất Giồng thường cao ráo, dễ tiêu nước - thóat thủy là nơi tập trung nhiều làng mạc, trồng được  những cây ăn trái có rễ sâu. Địa hình  bằng phẳng  đôi khi xen lẫn các giồng cát cao hơn đôi chút là  vùng vườn  tượt,  trồng dừa và các  lúa nước.  Gần như không còn rừng  tự nhiên ở Bến Tre nữa. Ngang dọc  khắp  tỉnh là mạng lưới sông nhỏ hơn và kênh mương, cho nên Bến Tre  rất dễ bị  ngập lụt.  Viện Khảo Cứu Thay đổi Khí hậu của Viện Đại học Cần Thơ đã tiên đóan là 51 % tỉnh  sẽ bị ngập lụt, nếu mực nước biển tăng thêm 1m nữa. Trung bình, địa hình Bến Tre hiện nay, chỉ cao hơn mực nước biển 1. 25m. Khí hậu Bến Tre là  Gió Mùa Nhiệt Đới.  Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10  và mùa khô  từ tháng 11 đến  tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1250 mm đến  1500 mm. Nhiệt độ trung bình  là giữa 260C và 270C .  
      
        Suôi dòng thờì gian
     
      Năm 1679,  dư đảng của Trịnh Thành Công thời Minh mạt,  chiếm cứ Đảo Đài Loan chống nhà Thanh là Tổng Binh  Long Môn, một huyện  phủ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông Trung Quốc  là Dương Ngạn Địch và phó tướng Hòang ( Hùynh ) Tiến cùng  binh thuyền, tướng sĩ do  Xá Sai Vân Trình và  Tướng Lại Thần Văn Chiêu,  theo lệnh chúa Hiền Nguyễn Phước Tần hướng dẫn , tiến vào cửa Lôi Lạp, theo Cửa Đại và Cửa Tiểu , đến định cư ở Mỹ Tho. Lập ra  Mỹ Tho Đại Phố, tàu thuyền lui tới buôn bán đông đúc; nhóm họp  nguời Miên, người Tàu và nhất là người Việt vở đất làm ruộng, chia lập trang trại thôn ấp. Như đã nói trên, phía Nam Cửa Đại là  đất Bến Tre ngày nay.  Sau 10 năm xây dựng, vùng này trở nên trù phú,  nhưng về mặt chủ quyền hầu như vô chủ. Năm 1688, với tham vọng muốn thóat ly khỏi uy lực nhà Nguyễn, Hòang Tiến giết chủ Dương Ngạn Địch ở Cửa Đại, tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai tướng quân, thống lĩnh dư chúng Long Môn, sang đóng đồn ở Nan Khê, nay là Rạch Than- Bến Tre, thủ hiểm, đắp lũy, đúc đại bác, đóng thuyền chiến, thả quân đi cướp bóc. Chúa Nguyễn Phúc Trăn  sai  Mai Vạn Long, Nguyễn Hửu Hào và Trần Thượng Xuyên kịp thời dập tắt âm mưu Hòang Tiến cát cứ.  Năm  1689, chúa Nguyễn Phước Chu sai Nguyễn  Hữu Kính ( Cảnh ) vào Nam  Kinh lược, chia đất  Đông Phố, lập dinh Gia  Định ( Phiên Trấn) và phủ Gia Định. Đất Mỹ Tho  chưa trực tiếp thuộc quyền phủ Gia Định. Năm 1731, Chúa Nguyễn Phước Trú  buộc vua  Miên Nặc Tha ( So Tha II )  chánh thức  nhường ( tuy người Việt đã chiếm cứ khai khẩn ) hai tỉnh Me- Sa và  Long Hor (  đất Mỹ Tho và Vĩnh Long ngày nay). Trên đất  Long Hor, chúa  đặt châu Định Viễn, lập dinh Long Hồ.  Cả châu Định Viễn, dinh Long Hồ nằm phía hửu  ngạn  sông Cổ Chiên, cho nên  có thể nói là đất Bến Tre , phần tả ngạn sông Cổ  Chiên đương nhiên năm 1731  đã là đất  xứ Đàng Trong, không còn là vô chủ nữa.  Năm 1757, để được phong làm  vua, Nặc Nhuận ( Neac Ang Nhuan )  hiến cho  chúa Nguyễn Phước Khóat  đất  Trà Vinh - Praah Trapeng và Sóc Trăng- Srok Trang. Sau đó  Nặc Tôn nhờ chúa Nguyễn  giúp lên ngôi vua, dâng  đất Tầm Phong Long, phía Bắc Sóc Trăng là tỉnh An Giang.  Như vậy, miền đất  giữa hai sông Tiền và Hậu  ( Bến Tre, Trà Vinh ,Vĩnh  Long … )  và ở phía Đông dọc theo hửu ngạn  sông Hậu( Sóc Trăng … ), chánh thức thuộc về Chúa Nguyễn. Ninh Vương Nguyễn Phước Trú mở rộng dinh  Long Hồ, thêm 4 huyện: Long Xuyên-Cà Mau, Kiên Giang-Rạch Giá, Trấn Giang-Cần Thơ và Trấn Di-Bắc Bạc Liêu .
  Biết rỏ  ràng địa dư của miền Lục Tỉnh  thời xưa,  không ai bằng  chúa Nguyễn Phước Ánh. Theo Nguyễn Hửu Phước ( Đồng Nai - Cửu Long số 2 ), năm 1775, khi Phú Xuân - Huế thất thủ vào tay Chúa Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng với cháu  là Nguyễn Ánh chạy thóat nạn  vào đất Gia Định, lúc đó là tòan thể đất miền Nam ngày nay.  Quân binh Tây Sơn  ( anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nổi dậy từ làng Tây Sơn, Bình Định năm 1771 ) và quân binh Nguyễn Ánh, từ năm 1775 đến năm 1790, đã đánh  và chiếm Gia Định tất cả  6 lần. Mỗi lần  thất thủ Gia Định, Nguyễn Ánh bôn ba  chạy lánh nạn Tây Sơn, ẩn tránh ở nhiều vùng  khác nhau tại ĐBSCL.  Theo ông Nguyễn hửu Đức,  chúa Nguyễn Ánh đã từng lánh  nạn ở Bến Tre, có lần ghé qua đồng Tam Quản, xã Hiệp Hưng huyện Giồng Trôm, được Trương Tấn Bửu đưa ra Cù Lao  Đất, một cồn nhỏ giữa sông Hàm Luông trốn binh lính Tây Sơn. Năm  1803, dinh Long Hồ đổi tên là  Hòang Trấn. Năm 1804 đổi tên là dinh Vĩnh Trấn, nhập hai đạo  Long Xuyên ( Cà Mau ) và Kiên Giang  vào dinh Vĩnh Trấn. Năm 1908, đổi tên là trấn Vĩnh Thanh, thăng Châu Định Viễn thành phủ Định Viễn. Năm 1832 đổi Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long Trấn.  Sau khi  tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng đổi  Trấn làm Tỉnh. Miền Nam  có 6 tỉnh là Nam Kỳ Lục Tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đặt chức Tổng Đốc để cai trị 2- 3 tỉnh và Tổng Đốc Long Tường  thống trị hai tỉnh Vĩnh Long và Định Tường. Năm 1850, vua Tự Đức  bổ nhiệm Nguyễn Tri Phương  làm Kinh lược Sứ  Nam Kỳ  và Phan Thanh Giản  làm kinh lược Phó Sứ. Phan Thanh Giản  đặt tổng hành dinh ở  Vĩnh Long. Phan Thanh Giản  là người sinh sống Bến Tre , người Miền Nam  đổ tiến sĩ đầu tiên kỳ thi Hội - Huế năm  1826; và năm 1863  được triều đình Huế  cử hướng dẫn phái đòan hơn 50 người, có Petrus Ký làm thông ngôn, lên đường sang Pháp, chuộc lại 3 miền Đông Nam Kỳ nhưng  việc không thành. Trương Vĩnh Ký là người biên sọan bộ tự điển Pháp -Việt đầu tiên, người đầu tiên  dùng chữ quốc ngữ ở địa hạt văn chương và cũng là người đầu tiên làm báo ở Việt Nam. Năm 1852,  ông Lương Đức Phụng được sắc phong của vua Tự Đức làm thành hòang làng Tường Lộc, ông Phụng đã ra công khai phá dọc theo sông Măng ( Mân ) Thít, sông nối liền sông Tiền và sông Hậu, thuộc tỉnh Vĩnh Long.  Một người em khác của Phụng khai phá lập ra làng Tiên Thủy  Hàm Luông , Bến Tre.  Nguyễn Tri Phương báo cáo năm 1853 là  đã chiêu mộ  dân Miền Trung vào  khai hoang, sau 1 năm đã thành lập được 124 ấp các tỉnh Nam Kỳ, trong đó  Vĩnh Long đuợc 60 ấp, không rỏ bao nhiêu thuộc Bến Tre.  Năm 1867, Pháp chiếm Vĩnh Long lần thứ hai. Phan Thanh Giản tuẩn tiết và 2 ngày sau, Pháp chiếm luôn thành Hà Tiên và thành An Giang. Ngòai Phan Thanh Giản, Petrus Ký  các danh nhân Bến Tre khác vào thời nay là  Võ Trường Toãn ( ? 1792 ) , không tham chánh nhưng là thầy dạy các học giả, hiền nhân như Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hòai Đức,  Lê Quang Định, Phan Thanh Giản và cả Petrus Ký nữa, cũng như “ông Già Ba Tri” cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu  và con gái là Sương Nguyệt Ánh - Nguyễn Thị Khuê ở những câu thơ nhập đề, Phan văn Trị ( 1830-1910 ) chống Pháp nổi tiếng nhờ  họa thơ chống đối Tôn Thọ Tường, theo Pháp\. Gần đây hơn, có lẽ nên kể đến nhà giáo Ca Văn Thính ( 1902 - 1987 ), nhà thơ Lê Ánh Xuân, họa sĩ Lê Văn Đệ, Nghệ Sĩ Ba Vân, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu .. và  “ nữ  tướng” Nguyễn Thị Định( 1920- 1992 ),  nguyên quán  xã Lương Hòa - huyện Giồng Trôm, gia nhập đảng Cọng Sản Đông Pháp từ năm 1930, đã bị Pháp bắt giam  năm 1940 ở nhà tù núi Bà Rá- tỉnh Bình Phước ( Phước Long cũ )  ngày nay. Ngày 26 tháng chín 1959, “ bà tướng Định” chỉ huy  “  đạo quân tóc dài” tấn công sư đòan 23 Việt Nam Cọng Hòa, giết chết 12 và làm bị thương 14 binh lính, khởi đầu cuộc Chiến Tranh Việt Nam ( ? ) (  theo Pringle “ The Quiet Town where the Việt Nam War began”, xuất bản năm 2004,  sửa chửa lại  năm 2010 ).  Sau khi chiếm trọn Miền Nam, Pháp  Nam Kỳ  Lục tỉnh thành  21 tỉnh. Riêng  Vĩnh Long  chia thành 3 tỉnh : Vĩnh Long,Trà Vinh và Bến Tre.  Sau năm 1975, Vĩnh Long và Vĩnh Bình nhập lại thành  tỉnh Cửu Long, một  phần quận Chợ Lách  cắt về Bến Tre. Nhắc lại là ở huyện Chợ Lách Bến Tre, ngày trước Trương Vĩnh Ký  đã từng đem  một số cây ăn trái  từ Mã Lai  về trồng như chôm chôm, măng cụt, li ki ma- cây trứng gà, sa pô chê;  và Pháp làm một con đường  chạy từ đầu Cù Lao Minh xuống Thạnh Phú  qua Chợ Lách, Mỏ Cày và Đôn Nhơn, nay là quốc lộ 57, chia đôi vùng đất đai Bến Tre, giữa  sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Tháng 12 năm 1991, Cửu Long  chia lại  thành  hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ.  Nhưng Chợ Lách vẫn thuộc Bến Tre, nay là một huyện của  tỉnh nhà.

Phần II: Luận Bàn về Phát triễn Bến Tre

           GDP  trung bình mỗi đầu người Bến Tre  chỉ đạt 90%  GDP trung bình của 12 tỉnh, 50% của tất cả  mọi tỉnh miền Nam, và khiêm tốn  chỉ bằng  30%  mức phát triễn Vùng Kinh tế  động lực- đặc điểm miền Nam. Tuy rằng GDP mỗi đầu người Bến Tre cũng đã tăng mạnh mẽ từ 151 $- USD( 1.69 triệu ĐVN)   từ năm 1991 lên 243 $USD ( 2.69 triệu ĐVN ) năm 1995 và 353 $USD (  5.01 triệu ĐVN )  năm 2000.  Mức sống dân gian tuy cải thiện, nhưng  hố khác biệt  giữa dân nông thôn và dân thành thị lại càng rộng thêm, từ 2.53 lần năm 1991 đến  4.1 lần năm 2000.  Không tương xứng  tí nào danh nghĩa   là xứ Đồng Khởi Cách Mạng, bà Nguyễn thị Định đã khai trương các năm 1959 - 1960.  Năm 2003,  tỉ xuất tăng GDP  là 9.03% cao hơn chỉ tiêu là  9%, và cũng khá hơn năm 1991, chỉ tăng 6.07 % và 6.16%  mỗi năm trung bình cho các năm 1996 -  2000. Năm 2012, GDP mỗi đầu người  Bến Tre là 1200 USD .  
      
         Nông Nghiệp
       
          Năm 2003, nông nghiệp còn chiếm đến 60% GDP, tuy thể tích đã trụt xuống so với hai lảnh vực công nghệ - xây cất và dịch vụ-thương mãi . Mức tăng nông nghiệp năm 2003 là 8%. Nhờ  mạng lưới sông - kênh dài hơn 500 km, Bến Tre giàu tài nguyên thủy sinh,  ngư sản ( tôm cá, ốc sò nghêu,  cua ghẹ ... nước ngọt , nước lợ nước mặn …   Đất đai phần lớn nhiều phù sa, Bến  Tre  góp phần tạo vựa lúa dự trử của Châu thổ sông Cửu Long lớn nhất nước và còn có nhiều lòai cây trồng khác phồn thịnh.   Tỉ như các vườn hoa -  cây kiểng - cây trái ở  Cái Mơn- Chợ Lách, Bình Đại - Giồng Trôm, mỗi năm bán ra hàng triệu  cây  con giống lòai  ăn trái và  hoa kiểng  đặc sắc. Vườn Hoa  Cái Mơn nay đã phát huy  ngành công nghệ trồng hoa mới mẽ, càng ngày càng đẹp, bán ra ở nhiều tỉnh nước nhà  luôn cả Trung Du, Tây Nguyên.  Nhưng đặc sắc nhất ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thanh, huyện Châu Thành là sản xuất cây“kiểng thú”,tạo ra đủ hình dáng long ( rồng ) - ly ( kỳ lân ) - qui ( rùa ) - phượng ( phượng hòang , chim trĩ ) cùng nhiều lòai động vật khác, cây-lá-hoa- trái các nghệ nhân, tay nghề lâu năm  chủ trì, điều khiển  cho mọc theo khung kim lọai, danh từ địa phương là thổi hồn vào các  dạng động vật  này khiến chúng sống động, hút dẫn …
    Không nên quên nông nghiệp Bến Tre còn trồng nhiều lúa trên đất nặng ( xem các bài về lúa ĐBSCL Hậu Giang , An Giang , Kiên Giang … ) , bắp - ngô trên đất cát , tuy rằng   ¾ đất Bến Tre còn bị  triều cường  đưa nước biển  tràn vào làm mặn, nên thường chỉ trồng được một  mùa lúa,  thay vì 2-3 vụ một năm. Về lúa Bến Tre đang cố gắng chuyễn qua các giống mới  gạo thơm và gạo cao phẩm cho  đòi hỏi thị trường Trung Quốc và gạo hấp - parboiled rice .  Năm 2002 ,chánh quyền  bắt đầu thực hiện đại công tác xây cất  Cửa Cống - floodgate Ba Lai quan niệm từ thời Pháp Thuộc và các thời Cọng Hòa .  Chắc nay đã hòan tất ?.  Cửa Cống ngăn  nước biển xâm nhập, thảy ra biển nước phèn ô nhiễm và giữ lại nước ngọt tưới tiêu  gần 20 000  ha ruộng ,vườn.  Lợi dụng đặc điểm thủy triều đẩy nước ngọt vào kinh, mương, vuờn, ruộng mùa kiệt, Bến Tre đã phát triễn thêm nuôi tôm, cá.  Ao hồ  Bến Tre nuôi cá  tra Pangasius   thâm canh năm 2013, chiếm trên  1823 ha trong tổng số 10 000 ha ở Việt Nam, trên cả ĐồngTháp ( 1080 ha )  An Giang( 558 ha) … Nuôi tôm cũng  tăng, nhưng nông dân Bến Tre đã chuyễn hướng qua nuôi tôm thẻ chân trắng  -vannamei shrimp thay cho tôm sú  - black tiger shrimp  vì thời gian nuôi tôm thẻ ngắn hơn  và năng xuất cao hơn. Sáu tháng đầu năm 2014 ?, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng  là 53 000 ha và sản lượng là  117 000 t. Trong thời gian này, diện tích nuôi tôm sú Việt Nam là 495 000 ha, giảm đi  10 % so với cùng thời gian năm 2013 , sản lượng tôm sú  là  106 000 t , giảm  5.5 % . Bến Tre dẫn đầu sản lượng tôm thẻ  ( 18 300 tấn ) , cao hơn  Trà Vinh ( 8 900 t ) , Bạc Liêu ( 8.2000 t ), Tiền Giang ( 5300 t ).  Tháng 11 năm 2009,  Quỉ Thế Giới Hoang Dã - World Wild Fund cho biết là nghêu  vỏ cứng -hard clam  Bến Tre  đã được cấp bằng chứng nhận khai thác vững bền tài nguyên biển.  Bến Tre có  65 km  bờ biển, hơn  4300 tàu đăng ký và hơn1500 tàu  đánh cá xa bờ. Sản lượng hải sản đánh bắt lên đến  300 000 tấn một năm.            
    Nhưng đặc điểm  lừng danh nông nghiệp Bến Tre Dừa. Bến Tre  là xứ dừa  - land of the coconut. Đất đai Bến Tre  thích hợp trồng dừa cao năng, nhiều trái, cơm dừa chứa nhiều dầu hơn các tỉnh khác. Năm 2011,Bến Tre  có 51 000 ha dừa, trong số này 41 000 ha, sản xuất trên 400 triệu trái dừa khô một năm ( trung bình một cây dừa Việt Nam là 70 trái một năm). Cây, trái dừa làm ra nhiều sản phẩm, từ thực phẩm và nước giải khát, chí đến  các vật dụng  trong nhà, các đồ nghệ thuật tinh vi và để xây cất  cửa nhà.  Tỉnh hiện có 70 doanh nghiệp  và 14000 cơ sơ tiện nghi  cho 50 000 nhân công,  chuyên sản xuất và biến chế các sản phẩm dừa . Hồ Vĩnh San, chủ tịch hội Dừa Bến Tre cho biết:  nếu bạn trái dừa  cho tiểu thương, thì chỉ thu vào  1100ĐVN, trong khi một trái dừa biến chế  xuất khẩu là 10 000 ĐVN, cho nên chế biến  trái dừa là một lợi nhuận kinh tế, thêm nhiều công ăn việc làm cho dân gian tỉnh . Nay Bến Tre  làm ra hơn 40 sản phẩm dừa,  từ khô dừa ( cơm dừa nạo phơi khô ), dầu dừa, bánh dầu dừa, xơ - fiber dừa đến kẹo dừa - coconut candy , thạch dừa -  coconut jelly.  Các sản phẩm này đã xuất khẩu  ra khắp thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Căm Bốt, Lào, Hoa Kỳ, Pháp,  Canada  và Úc châu. Hơn 100 vật dụng nghệ thuật tinh vi từ cây, trái ,vỏ và thân dừa,  ngọai quốc rất ưa  chuộng.  Các sản phẩm dừa chiếm  chừng 50% tổng số xuất khẩu tỉnh. Bến Tre dự trù  tăng diện tích dừa trong tỉnh năm 2020  lên 53 000 ha, sản xuất trên 500 triệu trái dừa mỗi năm.  Thành lập những vùng  trồng dừa  cao sản  cốt cán ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm, theo tiêu chuẩn tiểu điền  diện tích 2- 3 ha, như “ Vua Dừa Bến Tre” Đổ Thành Thương,  gia chủ vườn dừa 2.5 ha  sây trái. Năm 2011, ông thu được  lợi tức gần  300triệu ĐVN ( trên 10 000 USD một năm ) . Các  tiểu điền dừa cao năng sẽ lên đến 20 000 ha năm 2020 , giữa hàng trồng ca cao và trên mương rạch nuôi tôm, đa canh với nhiều cây trái khác hay nuôi thêm gia cầm, gia súc …,   tăng lợi tức và chịu đựng được phần nào gía cả dừa  thăng trầm ( giá quốc tế cơm dừa sấy khô tháng chín 2011 là 2 730 USD/tấn, tháng 6 năm 2012  rớt xuống chỉ còn 1150 USD chẳng hạn,  khiến một số gia chủ đã phải đốn  bỏ dừa ) đều được chánh quyền hổ trợ . Vườn tuyễn chọn các giống ca cao xen kẻ hàng dừa lớn nhất  bộ Nông nghiệp thiết lập  ở  huyện Bình Đại, mỗi năm  cung cấp hơn 60 000 cây giống ca cao con để trồng cho 90 000 ha ca cao nước nhà dự trồng hiện nay.
       Miệt vườn Bến Tre còn là  nơi sản xuất  cây trái nổi tiếng. Tỉnh nhà  năm 2013, có 36 000 ha đủ lọai, tập  trung chánh ở các  huyện, nơi nào có  nước ngọt và nước lợ: xoài riêng , xoài, long nhãn ( nhiều nơi đã nuôi ong mật dưới các  hàng long nhãn ), vú  sửa , thơm- dứa- khóm … Nhắc lại là ĐBSCL tính ra có trên 300000 ha cây  ăn trái, mức xuất khẩu  trị giá  600 triệu USD mỗi năm.  Nổi bật nhất  là Bưởi Da Xanh, một trong 9 lọai trái cây đặc sản  nhãn hiệu nước nhà : Xoài Cát Hòa Lộc - Cái Bè( Tiền Giang ) , Quít ngọt Lai Vung ( Đồng Tháp ), Vú sửa Vĩnh Kim- Lò Rèn (Tiền Giang ), Xòai Riêng Cái Mơn ( Bến Tre )  v.v....   Trái Bưởi Da Xanh Bến Tre hình tròn, nặng trung bình 1.2 - 1 2.5 kg . Khi chín da trái  xanh hay xanh vàng lợt, rất dễ bóc vỏ và vỏ mỏng ( 14 - 18mm ). Thịt  tép múi màu đỏ, đỏ hồng, rất khít và cũng dễ bóc múi, nước cốt ngọt ( brix 9.5 - 12% ), không chua- đắng, thơm và rất ít hột ( nhưng đôi khi có thể đến 30 hột một trái ). Tỉ lệ thịt / trái  hơn 55 %. Bưởi Da Xanh xuất hiện lần đầu tiên có lẽ ở xã Tân Thạnh, huyện Mỏ Cày - Bến Tre, nhưng sau đó lan tràn qua nhiều địa điểm khác trong tỉnh nhà, dân dịa phương  tuyển chọn những dạng chiết trồng  đặc tính có phần khác biệt nhau đôi chút. Nhưng ngon nhất có lẽ là giống Bưởi Da Xanh ở  làng  Thạnh An ( ?) thị xã Bến Tre và  giống đăng ky BR 99 của ông Ba Rỗ( Đặng Văn  Rỗ ) ở huyện Mỏ Cày Bắc... Bến Tre trồng đến  3284 ha Bưởi Da Xanh, phân bố khắp mọi  nơi có nước ngọt hay nước lợ. Trung bình bưởi chiếm 32.26 %  diện tích vườn trái, năng xuất bưởi là 9- 14 tấn/ha. Trồng thành công  bưởi da xanh tương đối khó khăn:  phải biết rỏ giống tốt, cách lựa trái nhỏ trên đài hoa, săn sóc tỉ mĩ, bón phân kể cả các vi tính  tế nguyên ( bần tố ), trị bệnh, trị sâu…  kỷ lưởng v.v…                        

           Đồng Khởi Du lịch mạnh mẽ hơn, như Cách Mạng - Chính trị ( ? ) trước 1975 ?

      Bến Tre cần thực hiện mau lẹ hệ thống đường bộ và đường sông  thóat ly khỏi cô độc, ưu điểm thời chiến tranh nhưng  lại là khuyết điểm lớn thời bình, thời phát triễn kinh tế xã hội.  Bến Tre cần tập trung  cải tiến Quốc lộ  60  dài 35. 38 km  và nâng cấp  Quốc lộ  57 , dài 40,68 km thiết lập từ thời Pháp thuộc , từ  thị xã Vĩnh Long đến Giao Thới ( không chỉ đến Thạnh Phú ),   cho đúng tiêu chuẩn quốc gia hạng 4 ứng dụng cho đất đai bằng phẳng,  xây cho mau xong18  cầu bê tông  dọc theo đường.  Cầu Rạch Miểu từ thị xã Mỹ Tho qua thị xã Bến Tre , khởi công ngày 30 tháng 4 năm 2002 nay đã  xong, đúng là đã làm cho Bến Tre bớt  cô độc từ  xưa rày, hội nhập phát triễn  kinh tế, xã hội được với các tỉnh của ĐBSCL, đồng thời cũng tăng cường  quốc phòng và an ninh vùng. Không rỏ cầu Hàm Luông trên đường 60, từ thị xã  Bến Tre qua  đến thị trấn Mỏ Cày  rồi thị xã Trà Vinh  đến Tiểu Cần, vượt sông Hậu đến Đại Ngãi,  thị xã Sóc Trăng... nay đã xong  chưa  ? Các đường tỉnh lộ đang được  nâng cấp là: tỉnh lộ PR 883 dài 58.33 km, PR 884  dài  24.4 km, PR 885 dài  45,40 km, PR 886 dài  65.3km, PR 887 dài  93.1 km, PR 888 dài 48,32 km. 16 đường huyện như PW  14. PW  18 … cũng đựợc sửa sang. Cũng như các hương lộ, liên xã  trong tỉnh được nâng cấp, tu chỉnh hay làm đường mới theo nhu cầu phát triễn  nông thôn. Trong vòng 10 năm tới,  Bến Tre dự tính xây thêm 7-8 phà - ferry mới  gồm  các phà Tân Phú,  Hưng Phong, Tam Hiệp , Mỹ Hưng,  đặc biệt là phà Cổ Chiên  nối quốc lộ 60 từ Mỏ Cày-Bến Tre đến  tỉnhTrà Vinh,  và phà Đình  Khao nối quốc lộ 57 từ huyện Chợ Lách -Bến Tre đến  tỉnh Vĩnh Long. Một cảng sông sẽ được xây dựng ở xã Phú Túc  hửu  ngạn sông Mỹ Tho cho tàu trọng tải 3000- 3500 tấn có thể cập bến, dung tích 1.2 triệu  tấn hàng hóa một năm .
    Trước tiên  là  thăm viếng xưởng làm kẹo dừa, phía trước bán kẹo, phía sau  là xưởng ở thị xã Bến Tre, tỉnh lỵ tỉnh xứ dừa nước nhà. Thị xã có 4  xưởng, phụ nữ- đàn bà  làm kẹo dừa, toàn bằng tay. Một xưởng  ở số 212B Đại Lộ Đồng Khởi và bên kia đường là xưởng kẹo thứ hai.  Nhờ có cầu Rạch Miễu  hoàn thành đã 5 năm, nay có thể đi xe buýt, xe tắc xi qua cầu Rạch Miễu, nối thị xã Mỹ Tho và thị xã Bến Tre,  cách nhau chừng  10km.  Dịch vụ  xe buýt  mini trực tiếp - direct mini bus,  từ TP Sài Gòn - HCM nằm ở trạm  ga  buýt Miền Tây và Chợ Lớn.  Lưu ý  là khi đến Bến Tre, nên xuống xe ở  đường vòng quanh,  sau hai cầu lớn  và  nhà hàng  bán Mắt Kiếng  Điện Biên Phủ,  vì búyt còn chở tới trạm ngoại ô; rồi lấy xe tắc xi  hay xe mô tô ôm đến trung tâm thị xã. Búyt tư nhân Thịnh Phát , nằm ở số 25A đường Sư Vạn Hạnh,  phường 9 ,quận 5 TP HCM,   cứ 1 giờ có một chuyến từ 7 giờ sáng  chở du khách đến bất cứ nơi nào ở thị xã , giá chỉ  75 000 ĐVN .  Hay qua phà Rạch Miểu ở Mỹ Tho, cứ 20 phút có một chuyến suốt ngày đêm, rồi lấy xe ôm  đưa đến trung tâm Bến Tre.  Cũng có phà  từ tỉnh Vĩnh Long đến phía Tây Bắc Cù Lao thuộc Bến Tre  và phải cần phương tiện chuyên chở khác mới đến được thị xã Bến Tre. Thị xã trải dài trên sông. Xe đạp hay xe mô tô có lẽ là cách tốt nhất  thăm viếng, đặc biệt khi có dự liệu  thăm viếng các vườn cây trái  khá xa trên sông. Ngòai các xưởng kẹo dừa, có thể tham quan Chợ ( cũ ) Bến Tre , không mấy thay đổi từ thời Pháp thuộc và Xưởng làm rượu  gạo -nếp ở bờ sông phía Nam, cách cầu cũ 0.5 km phía Tây. Quanh Chợ  có nhiều quán hàng ăn, món ngon nhất  có thể là hủ tiếu nhưng thường chứa lòng, ruột gan nên cần lựa chọn. Gần cầu cũ, có nhà hàng nổi. Muốn ăn điểm tâm bánh ngọt ngon, rẽ tiền  thì đến nhà hàng Coop Mart ngay sau đường Hai Bà Trưng. Cơm gà và tôm xào ở  tiệm Nam Sông, cũng đáng thưởng thức.  Bia  đá lạnh  nhất Bến Tre là ở tiệm Oasis, đóng cửa 9 giờ rưởi đêm.  Câu lạc Bộ  phổ thông nhất là Club 007, nhưng quá ồn ào và chỉ náo nhiệt cuối tuần. Khách sạn  Hàm Luông Hôtel  ở số 200 đường Nguyễn văn Tư  là khách sạn tốt nhất và  kỳ quặc xa xỉ  nhất tỉnh, có hồ tắm bên ngòai, nhà  tắm hơi, chỉ xếp vào hạng ba sao. Mọi phòng ngũ đều trang trí Internet  cáp, ti vi kênh nói tiếng Anh- Ăng Lê, máy lạnh; điểm tâm búp phê ở đây là một lẫn lộn  giữa thực phẩm Á Đông và Tây Phương … Khách sạn Đồng Khởi số 16 đường Hai Bà Trưng, phường 2 , thị xã Bến Tre , phía Bắc hồ Trúc Giang, có nước nóng ngọai trừ các phòng rẽ tiền nhất, wifi tự do, tiệm ăn, karaôkê, xoa bóp và lạ lùng  giá  hạ sẽ thấp  nếu nhận phòng  sau 4 giờ chiều.  Khách sạn Đại An Hotel, cách Chợ  trên sông chừng 1Km , đối diện  Oasis Hotel   bên kia sông, moọi phòng  đều sạch sẽ  và  yên  tĩnh,  có nước nóng, máy lạnh, wifi mạnh mẽ,  một ban công nhỏ, ti vi  kênh Ăng Lê, bar mini, cung  cấp khăn mặt và đồ rửa ráy trang điểm - toiletry, dọn sạch phòng mỗi ngày.  Gần đó có 2 tiệm cà phê  và xa hơn tí nữa là  các tiệm địa phương  cống hiến nhiều lọai xúp mì. Oasis Hotel  ở số 151 đường Mỹ Thạnh An  có wifi tự do, hồ tắm, nói ba thứ tiếng Anh- Khmer - Việt, bia lạnh, tường tận về tông tích địa phương, đúng làm hướng dẫn  số một cho ai  tham quan tỉnh… Nếu muốn qua lịch sử Bến Tre ,thì viếng thăm Viện Bảo Tàng Bến Tre Museum, ở số  146 đường Hiền Vương  phường 3 thị xã . Viện bảo tàng này  xây cất theo kiến trúc cổ điển Pháp,  cách đây gần 100 năm, một di tích lịch sử hiếm có tỉnh nhà. Viện Bảo Tàng Bến Tre,  thiết lập năm 1981, trên một diện tích 14 000m2,  gian triễn lãm chiếm 474 m2, chánh quyền hiện hửu đề cao ( có khi quá đáng ) các hình ảnh  và kỷ vật qua hai  cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ - Cọng HòaViêt Nam  của dân quân Bến Tre.  Tầng dưới  gồm 3 phòng : các di tích ( cả thảy là 20 được  Bộ Văn Hóa  và Thông tin xác nhận, trong đó 14 là quốc gia và 6 là tỉnh nhà);  các danh nhân đất Bến Tre  theo quan điểm chánh quyền; các họat động cách mạng thời gian 1954 - 1960 . Tầng trên ( ? ) cũng gồm 3 phòng: thời Đồng Khởi  các năm 1960 và 1964, cuộc chiến  đấu thời gian 1964 -   1968 và từ cuộc  nổi  dậy Tết Mậu Thân 1968  đến “Tòan Thắng mùa Xuân” năm 1975.                        
     Những di tích lịch sử khác ở Bến Tre   là Nhà Cổ Truyền Đồng Khởi ở  huyện Mỏ Cày, nôi phong trào Đồng Khởi và di tích bải biển miền Bắc xâm nhập đánh miền Nam  tại huyện Thạnh  Phú dọc theo bờ sông Cổ Chiên  tục gọi là Đường Mòn Hồ ChÍ Minh  theo Biển - Ho Chi Minh Trail by Sea hay  ở huyện Ba Tri, bia mộ của cụ Nguyễn Đình Chiểu, bênh  cạnh mộ vợ  và con gái: bà Nguyễn Thị Khuê, bút danh Sương Nguyệt Ánh. Cuối cùng có thể viếng Chùa Ông Đạo Dừa ở Cồn Phụng, húy danh của kỷ sư Nguyễn Thành Nam, tu luyện trên cây dừa và đặc biệt trước đó nuôi chuột chung với mèo, tượng trưng tham vọng “Hòa Giải” ( ? ) dân tộc  đã không xảy ra, không mấy ai theo lúc đó !.

        Công nghệ  cũng phát triễn  không Đồng Khởi  như nông nghiệp   

        Đến năm 2012, Bến Tre chỉ mới hòan thành 2 Công viên công nghệ- Industrial Parks, IP  trong khi cả nước đã  hòan tất  289 công viên, diện tích tổng cọng là  81 500 ha. Đó là công viên Giao Long và An Hiệp. Đến năm 2020, Việt Nam dự trù làm thêm 212 IP nữa, tổng diện tích là  120 - 130 000 ha . Bến Tre  chỉ dự trù làm thêm 5 IP: Giao Long II, An Hiệp II, Thanh Tân, Phước Long  và Giao Hóa ( ? ). Diện tích trung bình mỗi công viên  là 200 ha. Công nghệ  đầu tư ở các IP Bến Tre  là chế biến nông hải sản. Tỉnh hiện chỉ mới chế biến 30 % nguyên liệu  nông hải sản tỉnh. Chẳng hạn  ở IP Giao Long, Công Ty Puratos Grand Place Viêt Nam  chuyên môn làm bánh mì, bánh ngọt và sô cô la, cuối năm 2013, khai trương xưởng  lên men hột ca cao đầu tiên nuớc nhà. Mức đầu  tư tổng cọng là 4 triệu đô la Mỹ, chế biến 1000 tấn ca cao/năm.       …


                      ( Irvine, Nam Ca Li ngày 18 tháng 7 năm 2014 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét