Kiến Trúc Tương Lai G |
1- Nửa phần tàu thủy, nửa phần dinh cơ, mọi thứ đều xanh
Thập niên 1960 , chúng ta đã làm được khoảng 7000 nhà bè ( cá ) khang trang trên sông ở vùng An Giang Châu Đốc gây nhiều kinh ngạc cho ngoại quốc thăm viếng phát triễn ngành nuôi cá tra , cá vồ , các chép… lồng nuôi cá dưới nhà bè. Thay cho cách sống “con đò trên sông” xưa cũ, mô phỏng phần nào Trung Quốc thời xưa và du thuyền các nước tây phương ngày nay. Các nhà kiến trúc và các kỹ sư trên thế giới cũng đã sửa soạn cho tương lai. Chẳng hạn ở loại nhà bè Physalia, một ý niệm dung hòa tàu thuyền trên nước và dinh thự trên đất liền. Tất cả đều xanh, nghĩa là tạo ra những cấu trúc kỳ cọ ô nhiễm, tự động hâm nóng và tạo ra điện. Đó là quan niệm cấu tạo không lồ của kiến trúc sư Vincent Callebaut, người Bỉ ( Belgium , Belgique ), làm bằng aluminium, có thể dùng chạy trên các con sông Âu Châu, lọc nước dơ bẩn cho có thể uống được. Cùng lúc, tàu thủy mới này cũng tạo ra nhiều năng lượng hơn là tàu sử dụng. Một lớp sơn phủ ngoài bằng dioxide titanium trên một vỏ tàu trắng bạc, trung hòa ô nhiễm bằng cách hấp thu các tia cực tím, giúp làm ra một phản ứng hóa học phân hóa các chất độc hại hửu cơ hay vô cơ. (Đó là một kỷ thuật tương tự dùng ở vài bê tông - concrete cao kỷ, hủy hoại được các hạt bụi bay lơ lững theo không khí).
Khi tàu chạy làm trong trắng dòng sông, tàu cũng sử dụng cả hai loại điện mặt trời và thủy (nước) điện. Tua bin dưới thân tàu biến các động chuyễn nước thành điện và các tế bào photovoltaic đặt trên mái, cũng thu thập năng lượng từ mặt trời. Mái cũng chứa một vườn ươm cây giống. Các cây cối lựa chọn rất kỹ càng giúp lọc nước sông; sông Thames, sông Rhin hay sông Euphrates cũng vậy.
Nhưng Physalia không được họa kiểu chỉ để làm ra một tàu thủy hoạt động , mà cũng để hình thành một viện bảo tang nỗi trên nước. Những nhà khoa học đã nghiên cứu thủy ( nước ) sinh thái có thể chui vào lổ hổng đến la bô “Vườn địa đàng - Earth Garden “ và du khách có thể thăm viếng triễn lãm “ thủy viên - water garden “ hay ngồi lại ở phòng đợi chìm, không khác chi mấy một hộp đêm Luân Đôn. Callebaut, 33 tuổi, mơ ước ý kiến này một năm sau Hội Nghị Thay đổi Khí hậu, Liên hiệp Quốc tổ chức tại thành phố Copenhagen , làm chói lọi điểm sáng các vấn đề nước toàn cầu nêu lên . Ông dùng những từ to lớn cho dự án ông nghĩ ra : Đây “là một la bô động năng du mục “. “một mảnh Trái đất sinh sống “, một “ nơi tụ họp bàn quốc sự nổi trên mặt nước “ theo một kích thước chính trị địa lý. Ai khác có thể xem đó là một ý kiến mát rượi, đựợc lắm !
Ngành công nghệ đóng tàu ngầm ( ? ), tuần duyên , tàu chuyên chở công tai nơ, chở dầu, du thuyền mọi loại v.v… Việt Nam nghĩ sao ?
2- Nhà con vụ xúc xắc
Nhà xúc xắc - The Dice house do kiến trúc sư Anh , hảng Sybarite, họa kiểu hy vong sẽ là một kiểu nhà tiêu chuẩn cho gia cư phát thải zê rô - zero emissions homes . trông tựa trò chơi Độc Quyền - Monopoly, nhưng kiểu họa lại có những tham vọng của thế giới thực tế. Ý niệm nhà cao, rộng, ngang 10m trên 10m này, được cải thiện theo các tiêu chuẩn kỷ thuật xây cất, hầu xóa bỏ vết chân carbon.
Trọng tâm là một vòm dù che thu thập khoảng 90% yêu cầu năng lượng của nhà. Làm bằng chất nhựa dẻo thông thường, vòm như gối tựa, bẩy bắt nhiệt lượng như thể một nhà kiếng ( kính ) vậy đó. Không khí nóng làm ấm nước một thùng chứa, xếp gọn dưới mái nhà, cho chảy ra trung bình mỗi ngày chừng 320 lít nước ấm sẳn sang cho tắm rữa, ngay cả vào những ngày trời âm u đen tối tháng chạp tây, nước Anh. Ở chóp dù, một tua bin máy phát điện sản xuất điện và trong những tháng lạnh lẻo, đẩy nhiệt lượng vào nhà. Các tế bào photovoltaic, lắp chốt cho nền vòm 44.97 m2 , tạo thêm điện. Nhờ phát ra 33 kilowatt- giờ ước lượng mỗi ngày, nhà này có thể đủ điện xài và sạc được một ô tô mui trần Tesla Roadster. Xây cất trưng bày trong một thi đua làm nhà trung hòa carbon, đã tự xử lý duy trì thoải mái suốt năm, khỏi cần điều hòa không khí. Mái nhà dưới vòm, trồng đầy cây cối. Tường nhà bằng ván cấu tạo - structural board ổn định nhiệt độ . Các cửa sổ xung quanh là những điểm chấm lớn, một phía của xúc xắc , hấp thu ánh sáng từ phía Nam chan hòa ánh nắng mặt trời. Và vết chân dày đặc có nghĩa là ít không gian cần hâm nóng hay cần làm mát mẽ.
3- Vài khu phố, xây cất không tưởng ( ? ) sinh thái - ecotopias
- Biến đổi mau lẹ nhất: Đảo Samso , nước Đan Mạch
` Kích thước: 11396 ha. Dân số : 4000 người. Phát thải carbon mỗi người, mỗi năm: 12 tấn. Phải giảm bớt 49 000 tấn. Số tua bin chạy gió : 21. Tổng phí: 39 triệu đô la Mỹ. Đã trung hòa tính carbon vào năm 2007. Cộng đồng đảo Samso, Đan Mạch, đã làm trung hòa tính carbon, khỏi cần giảm thuế, trợ cấp hay ân hưởng nhiều lợi lộc khác. Động lực ? Tinh thần công dân tự hào. Nhờ bảo tồn, điện gió và áp lực kẻ ngang hàng, đảo đã biến đổi từ một nhóm tiêu thụ than đá và dầu lữa thành một đảo xuất khẩu năng lượng thay thế. Nay đảo đã phát ra 10% năng lượng hơn là đảo tiêu thụ.
- Nhỏ nhất: Bedzed , London .
Kích thước: gần 2ha. Dân số 220 người. Phát thải mỗi người, mồi năm: 11 tấn.
Phải giảm bớt: 2 420 tấn. Tổng phí: 22 triệu đô la. Đã trung hòa tính carbon vào năm 2002. Mỗi ngón vuông Anh - square inch của cục Phát triễn Zêrô Năng Lượng khu Beddington, London , được họa kiểu để sinh sống vững bền. Mỗi một 100 gia cư và nhà chung cư đều được xây cất bằng vật liệu địa phương ( hầu bớt chi phí chuyễn vận ) và có đặc điểm là cửa sổ ba lần tráng- triple glazed windows , các pannen mặt trời, lò đun nhiên liệu sinh học, vật cách ly vững bền và các đồ dùng cân ít năng lượng, có đồng hồ đo điện và đo nước ngang tầm mắt nhìn ở phòng bếp, hầu nhắc nhở cư dân là tại sao họ lại được sinh sống ở đây .
- Nhiều sáng kiến nhất: Dockside , British Columbia , Canada
Kích thước: 7ha. Dân số 2500 người. Phát thải mỗi người mồi năm: 21 tấn . Phải giảm bớt 52 500 tấn, tương đương với loại đi 9100 xe hơi. Tổng phí: 600 triệu đô la . Sẽ trung hòa tính carbon vào năm 2011. Tất cả xây cất ở một đảo nhỏ thành phố Vancouver đều được chứng nhận là xanh của Ủy Ban Xây Cất Xanh Hoa Kỳ, quốc tế công nhận. Các đặc điểm sinh thái gồm có một lò đun sinh học - bioboiler chạy khí từ các sa thải gỗ, thắp sáng hửu hiệu, và các vật dụng điện, cùng một hệ. thống tái sinh nước xám - graywater sử dụng nước thải ống cống để rữa cầu tiêu.
(Chiếu theo báo Khoa học Phổ thông- Popular Science, Hoa Kỳ, số tháng 7 năm 2010)
( Irvine , Nam Ca Li, Hoa Kỳ ngày 25 tháng 6 năm 2010 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét