Hai quan niệm “ mới ” về chánh sách quốc tế của Hoa Kỳ,
có lẽ dân Việt nên biết chăng ?
G S Tôn Thất Trình
Tổng Thống Mỹ Obama tuyến bố chiến lược quốc phòng mới của Mỹ |
I- Tổng thống Obama kêu gọi một nền quân sự Hoa Kỳ gầy guộc, nạc ít mỡ hơn ( tuy đã đuợc báo chí Việt ở Hoa Kỳ đăng tải, nhưng có lẽ con em Việt các nơi khác cũng nên biết thêm chăng ?)
Ngày mồng 6 tháng giêng năm 2012 , Nhật báo Los Angeles Times đăng tải một dự án chỉnh đốn lại các ưu tiên của Bộ Quốc Phòng- Ngũ Giác Đài và quân lực Hoa Kỳ sẽ teo lại dấu chân quân sự hiện hửu trên thế giới cũng như hàng ngũ và ngân sách quốc phòng.
Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận 662 tỉ đô la Mỹ cho Ngũ Giác Đài chi tiêu ( nghĩa là 6 lần hơn tổng lợi tức nội địa- GDP của Việt Nam hiện nay ) cho tài khóa năm tới , 27 tỉ ít hơn là Obama yêu cầu và 43 tỉ ít hơn tài khóa năm vừa qua. Ngân sách quốc phòng này sẽ là 19 % cho các chương trình quân sự của Ngũ Giác Đài và 81 % còn lại cho các cơ quan liên hệ quốc phòng khác. Tuy vậy ngân sách này cũng chiếm đến 43 % tổng số chi phí quốc phòng các quốc gia trên thế giới, còn cao hơn hẳn Trung Quốc ( ước lượng là 7. 3 %), Anh quốc ( 3,7 %), Pháp ( 3.6%), Nga ( 3.6 % ) Nhật ( 3.3 % ), Ả Rập Saudi ( 2.8% ), Đức ( ước lượng 2.8% ), Ấn Độ ( 2. 5 % ) , Ý ( ước lượng 2.3 % ) …
Tuyên bố là sóng triều chiến tranh đã lùi bước, Obama phát họa một chuyễn đổi chiến lược trong một phiên ra mắt hiếm hoi tại Ngũ Giác Đài thứ năm mồng 5 tháng giêng 2012 nhấn mạnh Tòa Bạch Ốc – Tòa Nhà Trắng mong muốn quay ra khỏi các tranh chấp qúa lớn và mất lòng dân ( Mỹ) ở I Rắc - Iraq và A Phú Hãn – Afghanistan trong năm bầu cử Tổng thống. Mối quan tâm về Trung Quốc và cường điệu mới tại vùng Á Châu Thái Bình Dương, khiến Hải Quân Hoa Kỳ sẽ phải duy trì hạm đội hiện thời là 11 hàng không mẩu hạm và các tàu chiến tháp tùng. Vài chức quyền đã gợi ý nên rút bớt về một hàng không mẩu hạm như thể là một biện pháp tiết kiệm phí tổn.
Nhưng Ngũ Giác Đài tuồng như chỉ muốn giới hạn đặt mua 32 chiếc máy bay chiến đấu tranh cải F- 35 một năm, làm trì hõan sản xuất tăng gía quá cao hầu tiết kiệm ngân quỉ. Dù vẫn phát triễn, máy bay này đang bị quấy nhiễu vì phí tổn vượt cao qúa và các thất bại kỷ thuật . Thế nhưng các chức quyền Ngũ Giác Đài xem chiến đấu cơ này rất khẩn thiết để làm Trung Quốc nhụt trí, sợ hải ( ? ).
Có bộ trưởng Quôc Phòng Leon E . Panetta và các chỉ huy quân sự chánh đứng bên cạnh, tổng thống Obama đã thề nguyền là “ bảo đảm an ninh Hoa Kỳ với bộ binh qui ước nhỏ hơn” nói thêm rằng lục quân “ sẽ thon gọn hơn” nhưng lanh lẹ, mềm dẽo và sẳn sàng đối phó mọi trường hợp bất ngờ và đe dọa. Nay quân đội Hoa Kỳ đã rời Iraq và bắt đầu trở về Hoa Kỳ từ A Phú Hãn , chánh quyền Obama dự tính cắt bớt 80 000 quân lính ở Lục Quân giảm sĩ số Lục quân xuống dưới mức 490 000 người, giảm 20 000 quân đòan Thủy Quân Lục chiến ( Lính thủy Đánh bộ ) – Marine Corp xuống chỉ còn 182 000 người.
Thon gọn cần thiết quân đội Hoa Kỳ ở ngọai quốc chỉ là một trong nhiều thừa tố thúc dục chánh quyền suy tư lại chiến lược quân sự. Thừa tố kia là tình huống đáng buồn thuế vụ năm ngóai, đã buộc cả hai, Tòa Nhà Trắng và Quốc Hội phải đồng ý cắt bớt ít nhất là 487 tỉ đô la Mỹ các ngân sách quân sự và có thể cắt thêm 500 tỉ khác, nếu cắt xén tự động được áp đặt, vào thập niên tới. Tòa Nhà Trắng hy vọng sẽ chặt bớt chỉ trích từ các ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa, khi họ cho rằng những cắt xén chi tiêu sắp tới sẽ làm yếu kém - nguy kịch Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Ứng cử viên đang dẫn đầu Mitt Romney, nguyên thống đốc bang Massachusetts đã chỉ trích nặng nề bản vỗ Obama cho Ngũ Giác Đài, thề nguyền là sẽ tăng chi tiêu quân sự nếu đắc cử và tố cáo ở một cuộc bàn cải mới đây là Obama “ đã cắt bớt khả năng Hoa Kỳ tự bảo vệ mình”. Các phụ tá Obama biện cứ là chiến lược mới và những ưu tiên ngân sách - thành quả sau 8 tháng duyệt xét lại - phản ảnh quyền lợi Hoa Kỳ một chục năm sau cuộc tấn công 11 tháng chín năm 2001, hơn là những cắt xén ngẫu nhiên có phương tai hại đến quốc phòng Hoa Kỳ. Theo một chức quyền chủ yếu chánh quyền nói về những chỉ trích đảng Cọng Hòa, thì các đảng viên Cộng Hòa không rời xa được câu chuyện thường lệ của họ về nhân viên đảng Dân Chủ và an ninh quốc gia, lưu ý rằng các lực lượng Hoa Kỳ đã giết chết hầu hết lõi lảnh đạo chánh Al Qaeda, kể cả thiết lập viên mạng lưới khủng bố là Osama bin Laden.
Obama cho rằng ngân sách căn bản bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng trong thập niên tới. Chỉ tỉ xuất là sẽ thon gọn lại, song song với chi tiêu các chiến dịch quân sự ở A Phú Hãn và I Rắc. Ông nói :“ Tăng trưởng ngân sách quốc phòng sẽ chậm đi, nhưng sự kiện là nó vẫn sẽ tăng. Hoa Kỳ không thể đủ khả năng để tái diễn những sai lầm quá khứ- sau Thế Chiến Thứ Hai, sau Việt Nam- khi quân sự Hoa Kỳ chỉ sửa soạn tồi tệ cho tương lai”.
Trực thăng không người lái K-MAX cung cấp thực phẩm và tiếp liệu ở A phú Hãn |
Tài liệu 8 trang này đã được công bố ngày thứ năm 5 tháng giêng 2012, nhưng không ghi rỏ là các hệ thống võ khí hay các chương trình nào sẽ bị cắt xén và vào lúc nào ? Những khuyến cáo này cũng sẽ được phổ biến sau khi chánh quyền giải tỏa ngân sách thuế khóa 2013 trong vòng 3 tuần lễ tới. Ở chiến lược mới, quân sự sẽ không còn bị đòi hỏi là phải đủ khả năng chiến đấu và thắng trận hai cuộc chiến tranh tức thì- một lúc “chống lại hai nước hay quốc gia có đủ khả năng xâm lược tấn công”. Đòi hỏi chánh thức này có từ Chiến Tranh Lạnh, khi Ngũ Giác Đài lo ngại chiến tranh bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên ( Cao Ly , Đại Hàn ) và chống lại các lực lượng quân sự Sô Viết ở Âu Châu.
Chính hai cuộc chiến tranh của một chục năm vừa qua, đã đưa tới tái duyệt chánh sách này. Theo chỉ dẫn mới, Ngũ Giác Đài phải đảm trách chiến đấu một chiến tranh lớn, trong khi đó tiếp tục hành động trong một giao tranh khác. Ngay cả khi lực lượng Hoa Kỳ đang được giao phó một chiến dịch đại trà ở một vùng nào đó, Hoa Kỳ phải đủ khả năng chặn được các mục tiêu – hay đặt ra những phí tổn không chấp nhận nổi- của một kẻ xâm lược lợi dụng thời cơ tại một vùng thứ hai.
Chiến tranh I Rắc chấm dứt và sự teo thắt hiện diện quân đội Hoa Kỳ ở A Phú Hãn có nghĩa là ít quân lính hơn sẽ cần dùng đến nhân lực làm những hành quân chống khủng bố cường tính hơn và chiếm đóng dài hạn ở hải ngọai, theo lời các chức quyền Ngũ Giác Đài. Lục quân và Quân đòan Thủy quân Lục chiến “ sẽ không còn yêu cầu đủ kích thước để hổ trợ các chiến dịch đại trà, ổn định lâu dài, đang ngự trị các ưu tiên quân sự” của 10 năm qua, theo lời bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta. Ông nói là giảm nhân lực sẽ thực hiện dần dần để cho các cơ quan( quốc phòng ) có thể “ bừng dậy, tái tạo và động viên khả năng cần thiết cho mọi tình huống bất ngờ”.
Tài liệu chiến lược biện cứ là Trung Quốc và Iran ( Ba Tư ) đã đeo đuổi những khả năng quân sự mới nhắm vào ngăn cản Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ hoạt động gần bờ biển hay không gian của nước họ, kể luôn cả chiến tranh điều khiển học - cyber, hỏa tiễn đạn đạo học - ballistic và tuần tiểu ( mang đầu đạn hạt nhân ? ) cũng như phòng thủ không gian tiên tiến. Tài liệu chiến lược cũng biện cứ là các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục đeo đuổi các phương tiện không đối xứng –asymmetric chống lại những khả năng dự tính của lực lượng Hoa Kỳ. Cho nên quân sự Hoa Kỳ sẽ đầu tư như đòi hỏi, hầu bảo đảm khả năng của mình để hành quân hửu hiệu và chống trả lại những khả năng mới của đối phương.
Để tiết kiệm tiền, chánh quyền Mỹ cũng sẽ xem xét đến giảm thêm cái gọi là tam đa hạt nhân – nuclear triad , các hỏa tiễn đạn đạo, máy bay ném bom và tàu ngầm mang theo võ khí hạt nhân. Theo tài liệu chiến lược, đây cũng có thể là các đích làm nhụt trí đối phương của Hoa kỳ có thể đạt được với một lực lượng hạt nhân nhỏ hơn và như vậy đòi hỏi phải giảm bớt số vỏ khí hạt nhân ở mục kiểm kê của Hoa Kỳ, cũng như vai trò của chúng trong chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Các chuyên viên chánh sách quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng chiến lược mới của chánh quyền Obama tương tự một chuyễn đổi giống như chuyễn đổi của nguyên bộ trưởng quốc phòng Donal M Rumsfeld vào lúc ban đầu chánh quyền George W. Bush; những dự án bị quăng vất bỏ sau những tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.Theo Anthony H. Cordesman, một chuyên viên quốc phòng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn : “ thật là dễ dàng nhấn mạnh đến Á Châu, kỷ thuật và phẩm giá trên số lượng. Nhưng các tấn công khủng bố đã bắt buộc gần như là đảo ngược lại tòan vẹn mọi khía cạnh của chiến lược và các dự án Hoa Kỳ”.
Vài thành viên Cộng Hòa quốc hội Hoa Kỳ đã mau lẹ tấn công dự án Obama. Dân biểu Duncan Hunter ( Cộng Hòa dại diện hạt Alpine ), một thành viên của Ủy Ban Các Cơ quan Quân sự tại Hạ viện, biện cứ là chuyễn đổi này không đúng chỗ, không có cơ sở trực diện các đe dọa phối hợp của khủng bố tòan cầu, Trung Quốc quân sự hóa và bất ổn ở Iran và Bắc Hàn. Hunter nói tiếp: Hoa kỳ thật sự cần tự hỏi điều này có phải đúng lúc không, cho một thay đổi chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ đáng kể, do cắt xén ngân sách nặng nề và mất cân đối gây nên?
II - Cân bằng Đông Phương, Nâng cấp Tây Phương: Đại Chiến Lược ở Một Thời Đại Chuyễn Biến
Sau đây là quan điểm của Zbigniew Brzezinski, nguyên Cố vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Hoa Kỳ từ 1977 đến 1981, tóm tắt từ sách Viễn Cảnh Chiến lược: Hoa Kỳ và Khủng hỏang Sức lực Tòan Cầu – Strategic Vision : America and the Crisis of Global Power, sẽ xuất bản vào mùa đông năm 2012. Đăng tải ở số tháng giêng – hai năm 2012 của tạp chí Ngọai Giao – Foreign Affairs.
Thách thức trọng tâm của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới là tự đem đến sinh khí cho mình, trong khi đề xướng một Tây Phương – West lớn hơn và cũng cố một cân bằng phức tạp ở Đông Phương – East, có cơ thích nghi với tình trạng tòan cầu của một Trung Quốc đang bừng dậy. Một cố gắng thành công Hoa Kỳ để mở rộng Tây Phương, biến Tây Phương thành vùng dân chủ và ổn định nhất thế giới, là cố công phối hợp sức mạnh với nguyên tắc. Một Tây phương lớn hơn và hợp tác – trải dài từ Bắc Mỹ và Âu Châu xuyên qua Âu Á – Eurasia ( có thể ôm đồm thêm Nga và Thỗ Nhĩ Kỳ- Turkey ) - mọi đường dẫn tới Nhật Bổn và Hàn Quốc ( Nam Hàn ), sẽ tăng thêm hấp dẫn cho các nguyên tắc chánh lõi Tây Phương đối với các văn hóa khác ; như vậy sẽ khuyến khích trỗi dậy dần dần một nền văn hóa chánh trị dân chủ phổ cập vũ trụ.
Cùng lúc, Hoa Kỳ phải tiếp tục tham dự hợp tác với Đông Phương sống động kinh tế, nhưng đồng thời có tiềm năng tranh chấp ( với Hoa Kỳ ). Nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hợp được với nhau trên một lọat vấn đề rộng lớn, viễn cảnh Á Châu ổn định sẽ tăng thêm nhiều lắm. Điều này đặc biệt sẽ xảy ra, nếu Hoa Kỳ có thể khuyến khích một hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bổn, trong khi làm dịu bớt cạnh tranh đang tăng gia giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Để phản ứng hửu hiệu trên cả hai phần Tây và phần Đông Âu –Á , lục địa trung tâm và cực trọng thế giới, Hoa Kỳ cần đóng vai trò tay đôi – dual role . Hoa Kỳ phải là kẻ đề xướng và bảo đảm cho một thống nhất rộng lớn hơn ở Tây Phương, và Hoa Kỳ cũng phải là kẻ làm cân bằng- giảng hòa giữa các sức lực chánh ở Phương Đông. Cả hai nhiệm vụ đều cần thiết và một nhiệm vụ này phải cũng cố thêm nhiệm vụ kia. Nhưng muốn gây tin tưởng và khả năng theo đuổi đến thành công, Hoa Kỳ phải trình bày cho thế giới biết ý chí muốn đổi mới chính mình tại gia, tại Hoa Kỳ . Dân Hoa Kỳ phải nhấn mạnh hơn đến những chiều hướng tế nhị hơn của sức mạnh Hoa Kỳ, tỉ như sáng kiến , giáo dục, cân bằng giữa vũ lực và ngọai giao và phẩm giá của lảnh đạo chánh trị.
Một Phương Tây lớn hơn
Muốn thành kẻ đề xướng và bảo đảm một Phương Tây đổi mới, Hoa Kỳ phải duy trì những mối thắt chặc với Âu Châu, tiếp tục cam kết với NATO, và xử lý, song song với Âu Châu, một tiến trình chào mừng cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn một nước Nga thật sự dân chủ, gia nhập Phương Tây từng bước một. Hầu bảo đảm tính cách đáng tin cậy chánh trị địa lý Phương Tây, Hoa thịnh Đốn phải duy trì tích cực cho an ninh Âu Châu. Hoa Kỳ cũng phải khuyến khích thống nhất Hiệp Hội Âu Châu sâu đậm hơn : hợp tác gần gủi hơn nữa giữa Pháp, Đức và Vương Quốc Anh - nối hàng thẳng trọng tâm chánh trị, kinh tế và quân sự Âu Châu – phải tiếp tục và mở rộng hơn nữa .
Để lôi cuốn Nga mà vẫn bảo đảm thống nhất Tây Phương, tam giác Pháp - Đức - Ba Lan( Poland ) có thể đóng một vai trò xây dựng bằng cách làm tiến tới một giảng hòa còn đang nhạt nhẻo giữa Ba Lan và Nga. Hổ trợ EU - Hiệp Hội Âu Châu có thể giúp giảng hòa Nga- Ba Lan tòan diện hơn, tỉ như giảng hòa Đức – Ba Lan đã thực hiện và góp phần cũng cố mạnh mẽ hơn ở Âu Châu , khi có cả hai cuộc giảng hòa. Nhưng muốn cho giảng hòa Nga – Ba Lan bền bỉ, phải chuyễn động từ mức độ chánh quyền qua mức độ xã hội, xuyên qua tiếp xúc nhiều hơn giữa các dân gian hai quốc gia và những sáng kiến chung về giáo dục. Mánh khóe thích nghi của hai chánh quyền không đủ nền móng làm đổi thay căn bản thái độ dân gian và sẽ không bao giờ kéo dài được. Mô hình sẽ là Thân Thiện Pháp -Đức sau Thế Chiến Thứ Hai khởi xướng ở mức độ chánh trị cao nhất giữa Paris và Bonn và cũng đã đề xướng thành công ở mức độ văn hóa, xã hội.
Khi Hoa Kỳ và Âu Châu cố tìm cách nới rộng Phương Tây, chính Nga phải tiến trào để trở thành mật thiết với EU. Lảnh đạo Nga sẽ phải đối diện sự kiện là tương lai Nga sẽ không biết rỏ, nếu Nga vẫn là không gian tương đối trống không và chưa phát triễn giữa Phương Tây giàu có Phương Đông sống động. Điều này sẽ không thay đổi, ngay cả khi Nga lôi kéo các quốc gia Trung Á gia nhập Hiệp Hội Âu –Á (Eurasian Union ) một ý kiến kỳ quái của Thủ tướng Vladimir Putin. Và dù cho một phần đáng kể công chúng Nga đã đi trước chánh phủ Nga, tán thành gia nhập EU, đa số dân Nga vẫn chưa biết rỏ những tiêu chuẩn tư cách đích xác để trở thành hội viên EU, đặc biệt liên hệ đến cải cách dân chủ.
Thật không có gì hảo huyền tưởng tượng một dạng hình lớn hơn Phương Tây trổi dậy, sau 2025. Trong vòng vài chục năm tới, Nga có thể bắt tay đi vào một biến đổi dân chủ tòan diện căn cứ trên luật pháp thích hợp cho các tiêu chuẩn EU lẫn NATO và Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành hội viên hòan tòan của EU, đặt cả hai nước hội nhập cộng đồng xuyên đại tây dương- transatlantic . Nhưng trước khi việc này xảy ra, một cộng đồng quyền lợi địa lý chánh trị sâu đậm hơn đã có thể vươn lên giữa Hoa Kỳ, Âu Châu ( kể cả Thỗ Nhĩ Kỳ )và Nga. Vì chưng bất cứ một thu hút nào nghiêng về Tây của Nga tuồng như sẽ được những mối thắt chặc mật thiết hơn giữa Ukraine và EU đi trước và khuyến khích, ghế thể chế cho một cơ quan cố vấn tập thể ( có thể thọat tiên là mở rộng Hội Đồng Âu Châu ) có thể đặt vị trí ở Kiev, thủ đô xưa cũ của Kievan Rus . Vị trí này có thể trở thành tượng trưng cho sinh động đổi mới Phương Tây và mở rộng thêm phạm vi.
Nếu Hoa Kỳ không đề xướng trỗi dậy một Phương Tây nới rộng, những ảnh hưởng khủng khiếp sẽ như sau: phẩn nộ lịch sữ có thể tái sinh, tranh chấp quyền lợi mới có thể nổi lên, các chung sức cạnh tranh cận thị cũng sẽ tạo hình. Nga có thể khai thác tích sản năng lượng Nga, mạnh dạn thêm lên khi Phương Tây chia rẽ, tìm cách hấp thu Ukraine , thức tỉnh lại chính ngay tham vọng đế quốc của mình và góp phần xáo trộn quốc tế lớn hơn. Khi EU thụ động, những quốc gia Âu Châu cá nhân, cố tìm những cơ hội thương mãi lớn hơn, có thể tìm cách thích nghi với Nga. Ai đó có thể hình dung một màn kịch, trong đó quyền lợi kinh tế riêng mình sẽ đưa Đức hay Ý chẳng hạn, phát triễn một liên hệ đặc biệt với Nga. Pháp và Vương Quốc Anh có thể xích lại gần nhau nhìn Đức một cách ngờ vực , với Ba Lan và các quốc gia Baltic khẩn cầu tuyệt vọng có thêm bảo đảm an ninh Hoa Kỳ. Thành quả sẽ không phải là một Phương Tây mới mẽ và đầy sinh lực mà là một Phương Tây tuần tự tróc mảnh và mỗi ngày một bi quan hơn.
Phương Đông Phức Tạp
Một Phương Tây không thống nhất như vậy, sẽ không đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc trên bình diện thích đáng tòan cầu. Cho đến nay, Trung Quốc chưa phân tiết một giáo điều ý thức hệ làm cho các thành tích mới đây của Trung Quốc tỏ ra là thực thi được khắp nơi; và Hoa Kỳ đang cẩn thận không biến ý thức hệ làm tụ điểm trọng tâm liên hệ với Trung Quốc. Một cách khôn ngoan, cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Bắc Bình đều ôm chồm ý niệm “ một chung sức xây dựng” trên công việc tòan cầu: và Hoa Kỳ, dù chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền, đã cẩn thận không bêu riếu hệ thống kinh tế xã hội Tàu một cách tổng thể.
Thế nhưng một Hoa Kỳ lo âu và một Trung Quốc quá tự tín sẽ rơi trượt ngã vào một tình trạng thù địch tăng gia, có lẽ tuồng như hai nước sẽ đối đầu ở một cuộc tranh chấp ý thức hệ tự tàn phá lẫn nhau. Hoa Thịnh Đốn sẽ biện cứ là thành công Trung Quốc căn cứ trên bạo ngược và làm tai hại đến thịnh vượng kinh tế Hoa Kỳ. Trong lúc đó, Bắc Bình sẽ giải thích thông điệp Hoa Kỳ là một cố tâm phá ngầm và có thể đánh bể vụn hệ thống Tàu. Cùng lúc, Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến chối bỏ thành công ưu thế Phương Tây, kêu gọi đến những ai trên thế giới đang phát triễn ( chậm tiến ) đã ghi danh vào chuyện kể lịch sử hết sức thù nghịch Phương Tây một cách tổng quát và đặc biệt là Hoa Kỳ. Một kịch bản như thế sẽ tai hại và phản lại sản xuất cho cả hai quốc gia. Vì vậy quyền lợi riêng mình thông minh, sẽ mau lẹ đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc thực hiện tự kiềm chế ý thức hệ, kháng cự lại cám dỗ phổ biến các đặc điểm khu biệt những hệ thống xã hội kinh tế của mình và quỷ hóa lẫn nhau.
Vài trò Hoa Kỳ ở Á Châu phải là một kẻ cân bằng hóa cho vùng, sao chép lại vai trò Vương Quốc Anh cho chánh trị nội Âu Châu vào thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Hoa Kỳ có thể và phải giúp các quốc gia Á Châu tránh một tranh đấu ngự trị vùng, bằng cách dàn xếp tranh chấp và tái lập cân bằng sức lực giữa các đối thủ tiềm thế. Làm như vậy, Hoa Kỳ phải tôn trọng vai trò đăc biệt địa lý chánh trị và lịch sử của Trung Quốc về duy trì ổn định trên lục địa Viễn Đông. Lôi cuốn Trung Quốc vào một đối thọai liên quan đến ổn định vùng, sẽ không những giúp giảm bớt tranh chấp Hoa Kỳ - Trung Quốc mà còn có thể giảm bớt tính tóan sai lầm có cơ xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bổn, hay Trung Quốc và Ấn Độ và luôn cả ở một thời điểm nào đó, giữa Trung Quốc và Nga về các tài nguyên và tình trạng độc lập các quốc gia Trung Á. Thế cho nên cam kết Hoa Kỳ làm cân bằng ở Á Châu cuối cùng ra, cũng sẽ là quyền lợi của Trung Quốc nữa đó !
Cùng lúc, Hoa Kỳ phải công nhận là ổn định ở Á Châu không thế áp đặt từ một uy quyền không phải Á Châu, và còn ít hơn nữa nếu là do áp dụng trực tiếp uy quyền quân lực Hoa Kỳ. Thật thế, cố gắng Hoa Kỳ để củng cố ổn định Á Châu sẽ tự mình làm thất bại lấy mình, đẩy Hoa Kỳ vào sao chép tốn kém các cuộc chiến tranh gần đây, thành qủa tiềm thế là tái diễn những sự cố bi thảm ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 20. Nếu Hoa Kỳ làm thời trang một liên minh chống Tàu với Ấn Độ ( và khó lòng hơn với Việt Nam) hay đề xướng một nền quân sự hóa chống Tàu ở Nhật, điều này có thể tạo ra phẩn nộ chung nguy hiểm. Ở thế kỷ thứ 21, cân bằng ở lục địa Á Châu không tùy thuộc được vào liên minh quân sự bên ngòai với các quyền uy không phải là Á Châu .
Nguyên tắc hướng dẫn cho chánh sách đối ngọai Hoa Kỳ ở Á Châu sẽ là giữ lại các nghĩa vụ bó buộc Hoa Kỳ với Nhật và Nam Hàn, trong khi đó cố tránh bị đẩy vào một cuộc chiến tranh giữa các uy quyền Á Châu ở lục địa. Hoa Kỳ đã bám chặc Nhật và Nam Hàn hơn 50 năm rồi và độc lập cũng như tự tin của các quốc gia này sẽ vỡ tan tành, song song với vai trò của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nếu như có nghi ngờ nào đó bừng dậy, liên quan tới mức bền vững các thỏa hiệp cam kết lâu dài của Hoa Kỳ.
Liên hệ Hoa Kỳ - Nhật Bổn đặc biệt khẩn thiết và phải là tấm nhún ( nhảy ) một cố gắng phối hợp phát triễn tam giác hợp tác Hoa Kỳ - Nhật Bổn – Trung Quốc . Tam giác này sẽ cung cấp một cơ cấu có thể giải quyết nổi những quan tâm chiến lược, thành quả hiện diện Trung Quốc mỗi ngày mỗi tăng gia. Cũng như ổn định chánh trị ở Âu Châu sau Thế Chiến Thứ Hai, sẽ không phát triễn nổi, nếu như không có sự nới rộng tuần tự giảng hòa Pháp - Đức đến giải hòa Đức – Ba Lan ; cho nên nuôi nấng suy tính kỷ lưỡng làm sâu đậm liên hệ Trung Quốc – Nhật Bổn có thể sử dụng là điểm khởi đầu một ổn định lớn hơn ở Viễn Đông .
Trong khung cảnh liên hệ tam giác, hòa giải Trung Quốc – Nhật Bổn sẽ hổ trợ và củng cố hợp tác Hoa Kỳ - Trung Quốc tòan diện hơn. Trung Quốc thừa biết là cam kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bổn rất kiên định và mối nối giữa hai quốc gia là sâu đậm, đích thực và an ninh Nhật Bổn trực tiếp tùy thuộc vào Hoa Kỳ. Nhật cũng biết rỏ là một tranh chấp với Trung Quốc sẽ là tàn phá lẫn nhau, cho nên Tokyo ( Đông Kinh ) hiểu rỏ là cam kết Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng sẽ góp phần gián tiếp cho an ninh Nhật Bổn. Trong khung cảnh này, Trung Quốc không nên xem Hoa Kỳ hổ trợ an ninh Nhật là một đe dọa hay Nhật cũng không nên xem việc đeo đuổi một cộng tác chung Hoa Kỳ và Trung Quốc gần gủi và rộng lớn hơn là một nguy hiểm cho quyền lợi Nhật. Một liên hệ tam giác sâu đậm hơn có cơ làm giảm bớt mối lo ngại của Nhật về đồng yuan – nhân dân tệ , một ngày nào đó có thể trở thành đồng bạc dự trữ thứ ba trên thế giới; như vậy củng cố thêm tiền Trung Quốc đặt cọc vào hệ thống quốc tế hiện hửu và thoa dịu những lo ngại Hoa Kỳ trên vai trò tương lai của Trung Quốc.
Nếu thiết lập được một thích nghi vùng tăng cường và giả thiết có được mối liên hệ song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc, 3 vấn đề nhạy cảm Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ phải được giải quyết một cách hòa bình : vấn đề thứ nhất trong tương lai gần, vấn đề thứ hai trong vài năm tới và vấn đề thứ ba trong một thập niên tới. Thọat tiên Hoa Kỳ phải định giá lại các hành quân do thám ở bìa lảnh hải Trung Quốc, cũng như những tuần tiểu Hải Quân Hoa Kỳ bên trong lảnh hải quốc tế mà thuộc vùng kinh tế Trung Quốc ( còn Hòang Sa , Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ cũng như lảnh hải kinh tế Việt Nam, Trung Quốc xâm chiếm và gọi là của Trung Quốc ? ). Chúng được Trung Quốc xem là khiêu khích và ở tình trạng ngược lại đối với Hoa Kỳ. Hơn nữa, các sứ mệnh do thám trên không của quân sự Hoa Kỳ đặt ra những hiểm nguy trầm trọng, những đụng độ không cố ý, vì chưng không lực Trung Quốc cũng thường phản ứng các sứ mệnh này bằng cách tung máy bay chiến đấu để thanh tra kế cận và đôi khi quấy rối các máy bay Hoa Kỳ.
Thứ hai, vì lẽ khả năng quân sự Trung Quốc liên tục cận đại hóa ( xin xem qua những bài liên hệ đã đăng ở trang Blogs the Gift ) có thể đưa tới quan tâm an ninh Hoa Kỳ chính đáng, kể luôn cả cam kết Hoa Kỳ với Nhật Bổn và Nam Hàn . Hoa Kỳ và Trung Quốc phải tham dự các bàn cải thường xuyên liên hệ đến dự tính quân sự dài hạn và cố tìm những biện pháp xây dựng khéo léo làm cả hai nước đều yên tâm.
Thứ ba là tình trạng tương lai Đài Loan có thể trở thành đề tài sinh sự lớn nhất giũa hai nước. Hoa Thịnh Đốn không còn nhìn nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập và nhận thức cái nhìn Bắc Bình nhất thiết cho Trung Quốc và Đài Loan là một quốc gia duy nhất. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ lại bán vỏ khí cho Đài Loan. Cho nên, bất cứ một thích nghi dài hạn nào giữa Hoa Kỳ - Tàu phải để tâm đến sự kiện là một Đài Loan riêng rẽ, được bảo vệ dài hạn nhờ Hoa Kỳ bán cho khí giới, sẽ khiêu khích tăng cường mối Trung Quốc thù nghịch. Một giải quyết có cơ xảy ra là công thức cho Hồng Kông, theo đường hướng của nguyên lảnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình “một quốc gia, hai hệ thống” nhưng định nghĩa lại là “ một quốc gia, nhiều hệ thống” có thể cống hiến một căn bản cho Đài Loan tái nhập một ngày nào đó vào Trung Quốc, trong lúc đó cũng cho phép Đài Loan và Trung Quốc duy trì khác biệt chánh trị, xã hội và xếp đặt quân sự. ( đặc biệt ngọai trừ dàn trải Quân Đội Nhân Dân trên đảo Đài Loan ).( Lời bàn thêm ngòai quan niệm Brzezinski : trái lại Việt Nam, Thái Lan , Miến Điện …cũng như Cao Ly ( Nam Bắc Hàn ) phải cương quyết khẳng định họ là những quốc gia độc lập, như lịch sử đã chứng tỏ lâu ngày, không phải là một hệ thống cùng một quốc gia với Trung Quốc ). Vì lẽ sức mạnh Trung Quốc tăng lên và các liên kết xã hội giữa Đài Loan và lục địa nới rộng thêm nhiều, dù theo công thức nào đi nữa, thật không còn chút nghi ngờ nào cả là Đài Loan không thể tránh vô hạn định một nối kết chánh thức với Trung Quốc.
Tiến về hợp tác qua lại
Cách đây hơn 1500 năm, vào giữa thiên niên đầu tiên, chánh trị của phần Âu Châu tương đối văn minh, phần lớn do ngự trị của hai chung sống khác biệt hẳn của Đế Quốc La Mã một nữa ở Phương Tây và một nữa ở Phương Đông. Đế Quốc Phương Tây, thủ đô nhiều lần nhất là Rome, bị lôi thôi vì những tranh chấp của người Man Rợ- Barbarian cướp bóc. Với quân lính đóng thường trực ở ngọai quốc trong các thành lũy công sự rộng lớn tốn kém, Rome đã giản ra quá xa và sắp gần phá sản suốt thế kỷ thứ 5. Trong lúc đó tranh chấp chia rẽ giữa Thiên chúa giáo và Dị giáo – pagans làm suy sập cố kết xã hội của Rome, thuế khóa nặng nề và tham nhũng làm què quặt sinh khí kinh tế Rome. Năm 476, khi dân Man Rợ giết chết Romulus Augustulus, lúc đó Đế Quốc La Mã Phương Tây đang hấp hối, sụp đổ.
Cùng lúc, Đế Quốc La Mã Phương Đông, sau đó tên gọi là Byzantium, lại phơi bày một tăng trưởng đô thị và kinh tế năng động hơn, tỏ ra thành công hơn trên các chánh sách ngọai giao và an ninh. Sau khi Rome thất thủ, Byzantium tiếp tục phồn thịnh suốt nhiều thế kỷ. Họ xâm chiếm nhiều phần của Đế Quốc La Mã Phương Tây và tiếp tục phồn thịnh ( tuy vào cuối thời có nhiều tranh chấp ), mãi cho đến khi dân Thỗ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo – Ottoman Turks, trổi đậy vào thế kỷ thứ 15.
Byzantium |
Những đau khổ kinh khủng của Rome giữa thế kỷ thứ 5 không làm hư hại các viễn cảnh đầy hứa hẹn của Byzantium, vì chưng những ngày đó, Thế giới ngăn cách nhau thành những khúc khác biệt cô lập địa lý và chánh trị cũng như kinh tế, cách ly hẳn nhau. Số phận của một khúc không ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến khúc khác. Tình trạng này không còn nữa. Ngày nay, vì khỏang cách không có nghĩa gì mấy nhờ giao thông tức thì và tốc độ cũng gần như tức thì của mọi giao dịch tài chánh, sức khỏe của các phần tiên tiến nhất thế giới càng ngày càng trở nên tùy thuộc nhau. Thời đại chúng ta, khác với cách đây 1500 năm, Phương Tây và Phương Đông không còn bàng quang, cô lập nhau nữa: liên hệ chúng ta chỉ có thể hoặc hợp tác hổ tương hoặc tai hại lẫn nhau mà thôi .
( Irvine - Nam Ca Li, ngày 9 tháng giêng năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét