Lạm bàn về Hà Nam, một tỉnh ít dân nhất Đồng Bằng, áp chót về diện tích chỉ trên Bắc Ninh đôi chút và phát triển kém cỏi nhất miền Đồng Bằng Sông Hồng .
G S Tôn Thất Trình
…Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ.
Xanh
xanh bải mía bờ dâu,
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông, sao
nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay.
… Mình đi có nhớ những ngày,
Những nàng dệt sợi,
Đi bán lụa mùa
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh Huê Cầu
Bây giờ đi đâu về đâu?
Những cô nàng cắn chỉ môi trầu
Những
em xột xọat quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu ?...
( trong bài thơ “ Bên Kia Sông Đuống” của Hoàng Cầm
1922- 1988 ? , nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã bị chế độ độc đảng miền Bắc trù yểu
nặng nề với nhiều nhà trí thức miền Bắc yêu nước khác… )
Vị
trí , lãnh thổ
Hà Nam là một tỉnh thuộc Đồng Bằng
Sông Hồng ĐBSH. Bắc giáp Hà Tây ( nay là TP Thủ đô Hà Nội nới rộng ), Đông giáp
Hưng Yên, Thái Bình, Đông Nam giáp Nam Định, Nam giáp Ninh Bình ,Tây giáp Hòa
Bình. Diện tích tòan tỉnh năm 2001 là
85.1 km2. Năm đó , diện tích Bắc Ninh là 80.4 km2, TP Hà
Nội chưa nới rộng là 92.1 km2 và Hưng Yên là 92. 3 km 2. Dân số Hà Nam năm 1995 chỉ là 763700 người it hơn cả Ninh Bình năm đó 855 500 người, Bắc Ninh
916 000 người và Thủ đô Hà Nội đã
trên 2431 000 người rồi. Năm 2000, dân số Hà Nam là 805 800 nguời tăng thêm trên
42 000 người. Năm 2004, dân số Hà Nam là
820 000 nguời. như vây cuối năm 2012, Hà
Nam
có thể đã có gần 900 000 người . Các tộc dân Hà Nam đa số là Kinh ( Việt), một ít
người Tày, Mường và Hoa. Điểm đáng nói là tỉ lệ tăng dân số Hà Nam trung bình
các năm 1991- 1999 thấp hơn mức trung bình cả nước; năm 1999 chỉ còn 1,5 %, các
thị xã Phủ Lý các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên có độ gia giảm lớn nhất tỉnh. Cơ cấu dân cư giới tính Hà Nam đặc biệt là nữ nhiều hơn nam.
Từ năm 1990 đến năm 1999 , dân Nam chiếm 45.9 – 48.6% , trong khi dân nữ chiếm
41,5 đến 54.1 % . Sở dĩ như
vậy , có lẽ là vì sau thời gian “đi B” đánh Việt Nam Cọng Hòa , đa số dân Nam
Hà lại bị động viên đi chống Trung Quốc Đặng tiểu Bình xâm lăng các tỉnh biên giới miền Bắc gọi là “ trừng
phạt” Việt Nam đã giám trả đủa Việt
Nam chiếm đánh Khmer Đỏ, Trung Quốc Đăng
Doanh Chiêu, vợ Chu Ân Lai đặc biệt hổ trợ, kể từ tháng 2 năm 1979. Xu hướng này
nay đã thay đổi: tỉ trọng nam tăng lại và
tỉ trọng nữ giảm .
Giao thông
Hà Nam có quốc lộ 1A là cửa ngõ phía Nam của
ĐBSH, cách thủ đô Hà Nội gần 60 km là tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam quan
trọng bậc nhất nước ta, chạy qua địa phận Hà Nam từ cầu Giẽ đến cầu Đoan dài 36
km ; đường xe lữa Xuyên Việt Bắc Nam ở lảnh thổ Hà Nam dài hơn 30km
( năm 2000 vẫn còn khổ đường hẹp 1m, có 4 ga trong tỉnh nhưng đều là ga
xép ( lọai 4 hay lọai 5 ), nối Văn Điễn, Thường Tín rồi Phủ Lý,
ngoặc phía Đông tới Nam Định rồi ngoặc lại phía Tây đến Ninh Bình, Tam
Điệp , Bỉm Sơn …xuôi Nam ( ngòai ra có
gần 10km đường sắt chuyên dùng nối từ
ga Phủ Lý đến khu mỏ đá Kiện Khê ); quốc lộ 21A nối thị xã Phủ Lý và thị xã Nam
Định; đường 21 B ( ? ) qua các huyện lỵ
Quế ( Kim Bảng ), Duy Tiên tỉnh nhà đến
HưngYên ( Phố Hiến xưa cũ ) rồi nối tiếp quốc lộ 39 đi Hưng Yên, Thái Bình; quốc lộ 21 B
đọan Chợ Dầu- Ba Đa dài 16.8 km; các đường 60A và 60B nối với đường quốc lộ 1A tại Đồng Văn …Không rỏ cầu Yên Lệnh phía nam
thủ đô nay đã thực hiện xong chưa ? Giúp Hà Nam có cơ hội thuận
lợi giao lưu kinh tế, văn hóa, tiếp nhận văn minh đô thị (hiện còn rất kém
cõi …) của hai miền đất nước, nhất là từ thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Nhắc lại là ở quan niệm 5 vùng kinh tế lớn Việt Nam vào đầu thập niên 1990, Hà Nam thuộc về Tây Nam Bắc Bộ gồm 29 TP, quận lỵ và thị xã và 129 huyện: TP Hà Nội, Lai Châu, Sơn La, Tuyên
Quang … Hà Tây, Hòa Bình … Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa. Quan niệm xưa cũ
đã trên 30 năm cần sửa đổi, chiếu theo những tiến bộ ở ĐBSH ngày nay mô
phỏng phát triễn Nhật trước năm 2000 và Nam Hàn (Hàn Quốc) từ thập niên 1980
đến hôm nay ( xem các bài liên hệ đã đang ở Blog the Gift www.tonthat-tonnu.blogspot.com ).
Các đường sông Hà Nam rất phong phú,
dài hơn 200km, gần 100 km là 2 con sông chánh Bắc Bộ sông Hồng và sông Đáy. Các sông khác là sông Châu, sông Nhuệ … tổng cọng gần 100 km của 10 con sông lớn phân bố ở hầu hết các huyện. Sông
Đáy là một chi lưu bên phải sông Hồng, chảy từ đập Phùng huyện Đan Phượng -
Hà Tây qua thị xã Phủ Lý, rồi ra cửa Đáy
phía Nam Nam Ninh Bình. Sông Nhuệ
dài 74 km cũng là một chi lưu Sông Hồng, chảy phần lớn qua thị xã Hà Đông tỉnh lỵ Hà Tây cũ. Sông Phủ Lý và sông Nam
Định nối sông Hồng và sông Đáy. Các đường sông các huyện tuy nhiều, nhưng
tác dụng vận tải rất hạn chế vì vướng các đập, các cống như: đập Vĩnh Trụ, đập
Trung, đập Phúc, cống Phủ Lý, cống Điệp Sơn.
Năm 2000, Hà Nam vẫn chưa có chánh thức cảng sông do ngành giao thông quản lý. Hiện nay
chỉ mới có các cảng, bến bải chuyên dùng
như cảng Đọ Xá, cảng Kiện Khê, cảng nhà
máy xi măng Bút Sơn, bến Vĩnh Trụ, bến
An Bài, bến Điệp Sơn. Không rỏ các cảng sông lớn hơn dự trù như cảng Như
Trác ( 800 000 tấn/năm ) và cảng Đọ Xá ( cũng 800 000 tấn / năm ) nay đã tiến tới đâu ?
Phân chia hành chánh
Tỉnh Hà Nam được thành lập năm 1890. Năm
1913, Hà Nam nhập vào tỉnh Nam Định. Năm 1923, Hà Nam trở thành tỉnh riêng biệt. Tháng
4 năm 1965, Hà Nam lại sáp
nhập với Nam
Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975 sáp nhập Nam Hà với Ninh Bình thành
tỉnh Hà Nam Ninh. Tháng 11 năm 1996, tỉnh
Hà Nam
được tái lập. Ngày nay, Hà Nam gồm 5 huyện ( nay đã bỏ danh từ phủ hay
huyện lớn và danh từ tổng gồm nhiều xã )
và 1 thị xã : thị xã tỉnh lỵ Phủ Lý, các
huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục. Hà Nam có 7 thị
trấn, thị trấn lớn nhất tỉnh là thị xã Phủ Lý, tỉnh lỵ Hà Nam gồm 4 phường, 2 xã. Các thị trấn khác là Hòa
Mạc, Đồng Văn ( huyện Duy Tiên ), Quế ( huyện Kim Bảng ), Vĩnh Trụ ( huyện lý
Nhân), Bình Mỹ ( huyện Bình Lục), Kiện Khê ( huyện Thanh Liêm ). Hà Nam có
cả thảy là 104 xã. Hà Nam là một trong những tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng có tỉ lệ dân cư đô thị rất thấp, năm
1999 là 6.1 % so với các con số cả nước
là 23% và ĐBSH khỏang 21 %. Đông dân nhất là thị xã Phủ Lý, một thị trấn nhỏ bé chỉ mới khỏang 50 000
người, tiếp đến là Lý Nhân, Bình Lục; thưa nhất là 2 huyện bán sơn địa Kim Bảng
và Thanh Liêm.
Lạm bàn phát triển Hà Nam
Hôm nay đi Chùa Hương,
Cây cỏ mờ hơi sương
…
Sau núi Ỏan , Gà , Xôi
Bao nhiêu là khỉ ngồi
Tới núi con Voi Phục
Có
đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây
( Thuyền ta đi một ngày)
Lên
cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày ….
( Trích bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, 1914-
1938)
Năm 1991 GDP bình quân đầu người Hà Nam khỏang 75- 80 đô la Mỹ - USD ở
mức đói kém không khác gì mấy một số
nước Phi Châu hay Bắc Hàn ngày nay. Năm 1999 đạt 197 USD, đứng vào hàng thứ 43
trong số 61 tỉnh và thành phố Việt Nam. Tuy GDP đầu người đã tăng gần gấp 3 lần
trong vòng 10 năm, nhưng như vậy đời sống dân Hà Nam vẫn còn khốn khổ nhiều.
Nông nghiệp
Diện tích cho họat động nông nghiệp Hà Nam là 50 000 ha. Bình quân đất
nông nghiệp vào năm 2000 tính theo đầu người
là 650m2/người, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của
ĐBSH là 960 m2/ người và cả
nước là 1100 m2/ người . Đất canh tác trồng trọt Hà Nam chỉ có 44
800 ha hay là 53.3 % đất nông nghiệp, bình quân mỗi đầu người Hà Nam chỉ
có 335 m2 đất canh tác, gieo trồng. Diện tích trồng lúa
cả năm tỉnh nhà gia tăng đôi chút,
từ từ 72 900 ha, năm 1995 lên 75 100 ha năm 1999 ( các năm
2000, 2001, 2002… không còn gia tăng được nữa, chỉ ở mức 75 000 ha (phân nữa
làm vụ lúa Đông Xuân, phân nữa làm vụ lúa Mùa), trong khi các tỉnh ĐBSC như
Long An , Đồng Tháp, Kiên Giang gieo
trồng lúa tăng thêm trên 100 000 ha thời gian này , nhờ cải thiện thủy nông,
chống lũ, rữa phèn và tăng vụ , làm 2 vụ
thay một vụ lúa nổi dài ngày vv… ). Dù rằng sản lượng lúa ở Hà Nam
cũng gia tăng, nhờ gieo trồng các giống lúa cao năng ( từ năm 1987, năng xuất
đã trên 5 tấn / ha ngay cả ở một số hợp tác xã thường na)ng xuất kém hơn “tư
nhân” ? ) hay siêu năng hơn như lúa lai-
hybrid rice đời F1 kỷ thuật Trung Quốc ( phổ biến ở miền Bắc từ đầu thập
niên 1990 ) … đã tăng hơn 100 000 tấn lúa , từ
299 400 tấn năm 1995 lên 400 700
tấn năm 2002. ( xin xem chi tiết kỷ thuật lúa lai F1 ở bài Phát triễn tỉnh Nam Định, tiếp theo các lúa Thần Nông IR phổ thông các
năm 1964- 75, viết tháng 11 năm 2011, đã lên mạng Internet và đã đăng ở Blog
the Gift ) . Sản lượng bình quân cây
lượng thực có hạt ( hột ) Hà Nam cũng đã tăng từ 312 900 tấn năm 1995
lên đến 420 000 tấn năm 2002; bình quân
đầu người Hà Nam năm 1995 là 409 700 Kg và 521 200 kg năm 2002. Từ năm 1999, bình quân này đã trên mức đói
kém ước lượng cho Việt Nam trung bình phải trên 500 Kg lương thực mỗi đầu người một năm . Tuy lúa trồng ở
mọi huyện và ven thị xã, nhưng vùng trồng cây lương thực tập trung ở 3 huyện Bình Lục, Duy Tiên và Lý
Nhân. Muốn tiến thêm năng xuất lúa. Ngòai giống má, phải cải tổ, săp xếp lại cách
phân phối sở hửu ruộng đất hiện
còn mánh mung quá độ, không cải thiện thủy nông được nữa, khó lòng chuyễn thóc
lúa về sân nhà , khó lòng cơ giới hóa tiểu điền, nay có nhiều khí cụ mới sẽ rẽ hơn là thuê mướn
nhân công, nếu mở thêm hay đắp đất, đổ đá, có khi đổ bê tông, trải
nhựa … nhiều đường nông thôn , tốt hơn. Hà Nam
hiện đã có trên 4000km đường nông
thôn là đường từ huyện lỵ đến đường ngỏ xóm và đường ra đồng ruộng. Chương
trình “ cải cách điền địa “ “đổi
chác” - remembrement sở hửu đất ruộng đã được thực thi ở 28 xã và sẽ áp dùng cho 104 xa tỉnh nhà,nếu chương trình dẫn đạo
thành công mỹ mãn. Kết quả sơ khởi cho
biết thành quả đầu tiên là giảm bớt 30 % nhập sản và được nông dân hoan nghênh ( theo Lê Thơm và Trần Hằng, Nông nghiệp tỉnh
Hà Nam tháng 10 năm 2012 ). Chẳng hạn Trần Văn Thành
, một tiểu nông ở xã Vụ Bản huyện Bình Lục trước đây chỉ có chưa đến 1 ha đất
ruộng, mà lại chia ra làm năm lô - mảnh nhỏ rải rác ở nhiều nơi khác nhau. Có
lúc ông và bà vợ phải gieo đến 4 giống lúa khác nhau trong một vụ lúa và cần
đến 2 tuần lễ mới gặt và thu gom xong lúa ở
ở nhiều nơi xa nhau. Trao đổi 5
lô ruộng xa nhau thành hai mảnh liền nhau, nhờ chương trình tái phân trao đổi điền địa, giúp ông
thuê máy gặt chỉ tốn 7 đô la Mỹ ( thay vì tốn 14 đô la thuê nhân công ),
gặt 360 m2 ruộng lúa. Nhưng ông còn phải chở thóc lúa về nhà xay chà
. Nếu có thêm đường vào làng xã , thì thuê xe chuyên chở sẽ ít tốn hơn thuê
người gánh .
Hà Nam có thể tăng gia thêm lợi tức và tận
dụng nhân công hơn , nếu chuyễn hướng thêm qua các cây công nghiệp như mía
làm nước ép giải khát không phải làm đường( diện tích từ 603 ha, chỉ còn
100 ha năm 1999, năng xuất kém, chưa đến 46 tấn thân cây mía /ha so với trung
bình 100t/ha trên thế giới), đậu nành –
đổ tương ( năm 2002 chỉ là 2000 ha, năng xuất cũng thấp 1.5t/ ha ), dâu tằm, đay ?, các rau đậu- rau hoa thực phẩm
( cà chua , bắp cải , cà rốt , dưa chuột … ), các lọai cây ăn trái ( ăn quả ) nhiệt đới và “bán ôn đới”. Hà Nam có lợi thế về thị trường, gần các đô
thị ĐBSH, đất đai có vùng gò đồi, khí hậu có mùa khá lạnh thỏa mãn phần nào yêu
cầu lạnh- chilling requirement cây trái, rau hoa ôn đới ( xem bài phát
triễn tỉnh Vĩnh Phúc tháng 8 năm 2013, để
ý niệm rỏ hơn về các cây hoa trái có cơ thích hợp cho Hà Nam ngày nay).
Vùng cây ăn trái nằm ở các huyện Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng, có thể tăng gấp
đôi diện tích, chỉ mới đạt 2000 ha năm 2000. Liên đới với mở rộng cây ăn trái là nghề nuôi ong lấy mật , một nghề đầu tư ban đầu không lớn , chăm
sóc đở vất vả có lợi nhuận cao, trước
năm 2000, có năm Hà Nam sản xuất được 2 600 tấn mật ong.
Một thế mạnh khác
Hà Nam
chưa khai thác đúng mức là nuôi trồng
thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng được thủy sản Hà Nam năm 2000 là 4 400 ha . Sản lượng nuôi trồng thủy
sản đã tăng hơn hai lần, từ 2666 tấn năm
1995 lên 6065 tấn năm 2002. Phần lớn là
nuôi cá ( 5838 tấn năm 2002 ), rất ít nuôi tôm …So với các tỉnh ĐBSCL cũng
không có bờ biển phát triễn thủy
sản còn kém xa, như Đồng Tháp năm 2002
đã đạt 37 534 tấn và An Giang 92 917 tấn
... Hà Nam phải theo cho kịp đà phát
triễn tôm- cá- cua nghêu sò hào nước ngọt như đã phát triễn phần nào ở các
huyện tỉnh Nam Định kế cận. Ngòai rau đậu bán ôn đới, cần kết hợp thêm một vụ
cá tôm thứ ba vào hệ thống hai vụ
lúa và cố tăng gia sản xuất tôm càng xanh nước ngọt hay
lọai tôm nước ngọt ( tôm thẻ chân trắng
? ) trong lúa tương đương , ở số 50 000 ha đất
lọai đồng bằng úng trũng Hà Nam , sau
“ cải cách điền địa- đổi chác ruộng đất” và kiện tòan thủy lợi, thủy
nông ? Các chăn nuôi giống mới khác như
bò Kô bê , heo Kagoshima
…cũng đã đề cập đến ở bài Vĩnh Phúc nói trên. Không có lý do gì Hà Nam và ĐBSH lại
không có vựa thủy sản thêm vào thúng lúa
như ĐBSCL ngày nay . ( xem bài Phát triễn tỉnh Kiên Giang tháng 11 năm 2013
).
Phát triển công nghệ.
Đất nông lâm
nghiệp hạn hẹp, nhưng
năm 2000 đã chiếm 82. 2 % tổng số dân
lao động, công ngiệp chỉ mới chiếm 4.9 % và dịch vụ 6.9 % .
Phải cố gắng chuyễn đổi mau lẹ hơn
thế cơ cấu bất lợi này, bằng cách nâng
cao hơn nữa trình độ học vấn, trang bị cho dân Hà Nam thêm nhiều kiến thức cơ bản nhất, tạo ra nhiều cơ sở thuận lợi cho việc nâng cao
kiến thức và trình độ tay nghề .
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất công
nghiệp phải đi xa hơn chiều hướng tỉ trọng khu vực Quốc Doanh- Nhà Nước (giảm từ 23 %
năm 1990 xuống còn 15,8 % năm 1999 ) và tăng kinh tế ngòai quốc doanh (
năm 1990 chiếm77 %, năm 1999 lên đến 84.2 % ).
Đặc biệt tiến vào các lảnh vực
điện tử, điện lạnh, kim khí, đồ điện dân dụng, vật liệu nội thất truyền thông, viễn
thông, y khoa , dược khoa, cơ khí, lắp ráp hay chế tạo các bộ phận ti vi , xe gắn máy , ô
tô và ngay cả công nghệ quốc phòng ( tại
sao không ?) … cận
đại vươn ra trên các ngành đã “ cổ truyền” là khai thác mỏ
( chủ yếu khai thác đá ) và
biến chế thực phẩm, biến chế sản phẩm từ gỗ , tre , sản xuất bàn ghế,
giường, tủ , dệt … ( xin xem bài viết tháng tư 2013, lạm bàn về mô hình -khuôn
mẩu Phát triễn Văn hóa Văn minh Nhật trước năm
2000, đã lên mạng trực tuyến ở
Khoahoc.net- Đức và Blog the Gift – Hoa Kỳ…).
Tuy công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm có điều kiện phát triễn nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào, từ tập đòan câylương
thực, rau đậu cho thị trường nông thôn Hà Nam rộng lớn và vùng Hà Nội nới rộng còn rất cần thiết tạo công ăn
việc làm cho lao động nông thôn đông đúc, thừa mứa, khiếm dụng nhiều, nên cần
phải duyệt xét, nâng cao kỷ thuật hay mức độ mỹ thuật, kiểu mốt mới mở thêm thị trường nội ngọai … cho các làng nghề một số đã nổi danh khá
lâu rồi như thêu ren Thanh Hà, nghiền đá- nung vôi ở các phố thị trấn Kiện Khê…; và thuộc các xã các huyện như Duy Tiên ( dệt lụa ở xã Mộc Nam, thêu
ở các xã Tiên Phong và Yên Bắc, có lẽ chưa nổi danh bằng làng Vạn Phúc tỉnh Hà Tây cũ hay làng Triệu
Khúc – Hà Nội, làng Mẹo Thái Bình ? và đan
mây tre ở xã Hòang Đông), như Thanh Liêm ( như làm nón ở các xã Thanh
Hương, Thanh Phong, Liên Sơn, đóng
thuyền ở xã Liên Phong, thêu ren ở xã Thanh Hà, nghiền đá, nung vôi ở thị trấn
Kiện Khê ), như Kim Bảng ( như nuôi tằm ở xã Ba Sao, mũ nan giấy ở xã Vạn Xá, thêu
ren ở các xã Kim Bình, Nguyễn Úy, đan mây tre ở xã Hòang Tây, hoa cảnh - cây mộc -cây cảnh ở xã
Phù Vân không biết có theo kịp làng hoa
Vị Khê - Nam Trực Nam Định chưa ?, làm gốm mỹ nghệ ở thị trấn Quế tiếp nối tài
hoa của người thợ gốm Đặng Huyền Thông thế kỷ thứ 16 và gốm men “ Chiếc lọ hoa lam” chế
tạo từ thế kỷ thứ 15 hiện được trưng bày
ở viện Bảo tàng vật cổ Topkapu – Thổ nhĩ Kỳ ?, xay xát lương
thực ở xã Lê Hồ), như Lý Nhân (dệt vải ở Hòa Hậu, làm cát ở Đảo
Lý, đan song mây ở Chỉnh Lý, làm bánh tráng – bánh đa nem ở Nguyên Lý , Hòa Lý),
như Bình Lục ( xay xát gạo ở Đinh Xá, làm sừng ở An Lão,
thêu ở Hưng Công, làm dũa cưa ở An Lão ) hay tỉnh lỵ Phủ Lý (thêu ren ở
Thanh Châu, làm đậu phụ, tàu hủ -tofu ở
Liêm Chính, máy tuốt lúa ở Lương Kháng, công ty bia và nước giải khát Phủ Lý) …
Công nghệ chủ
yếu Hà Nam
là ngành vật liệu xây dựng; xi măng các lọai đá chẻ , đá vôi, gạch ngói. Nguồn
khóang sản đá vôi Hà Nam ở phía Tây sông Đáy thuộc hai
huyện Kim bảng và Thanh Liêm. Trử lượng
năm 2000 khỏang 7.4 tỉ m3,
chất lượng khá tốt, đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng cao phẩm ( mác cao ), phân
bố tập trung ở Bút Sơn ( Kim bảng ) và Kiện Khê ( Thanh Liêm ). Đến năm 2000, Hà Nam có 4 cơ sở sản xuất xi
măng tổng thiết kế là 1, 61 triệu
tấn/năm. Cơ sở xi măng Bút Sơn,
khá cận đại, áp dụng trang bị lò quay
- rotary kiln công xuất 1, 4 triệu tấn. Ba cơ sở khác công xuất nhỏ bé theo công xuất trung bình
nhà máy xi măng quốc tế ( 1,4 – 1.8 triệu tấn / năm) và trang bị lò đứng cổ lỗ xỉ, tổng công xuất
213 000 tấn / năm: Công ty xi măng X77
công xuất 108 000 tấn / năm ; Xí nghiệp
xi măng Nội thương 20 000 t/ năm ; Xí
nghiệp xi măng Kiện Khê 85 000 t/năm . Theo Hiệp hội Xi Măng VN VINACA- 2008, cả nước năm 2001 sản xuất 1,
951 triệu tấn, thua xa Thái Lan năm đó
đã sản xuất trên 30 triệu tấn. Nhưng năm
2006 , Việt Nam đã sản xuất 25,7 triệu tấn và năm 2010 trên 60 triệu tấn hơn hẳn Thái Lan .
Nhưng đồng thời cũng vượt nhu cầu nội địa, ước
lượng là 47 triệu tấn, bắt buộc phải
xuất khẩu sang Lào và Căm Bốt 12- 13
triệu tấn. Khuynh hướng thặng dư xi măng tiếp diễn các năm 2015 và năm 2020, sẽ sản
xuất 68- 70 triệu tấn ? ( xem bài xi măng VN viết năm 2008). Cho nên các năm
2010 -2012 , chánh quyền trung ương đã ra lệnh cấm các tỉnh, trong đó có Hà Nam ,
không được chấp thuận đầu tư thêm làm
nhà máy xi măng !
Khai thác và
chế biến đá xây dựng do tỉnh hay do trung ương quản lý gồm 6 cơ sở chủ yếu ở
xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm , tổng sản xuất chừng 1. 19 triệu m3
/năm( lớn nhất là công ty vật tư giao thông 2 , công xuất 500 000 m3/năm..
). Phải cố gắng quảng bá thêm các đá
trang trí Hà Nam là đá vân hồng tím lợt ở Thanh Liêm và Kim Bảng, đá vân
mây, đá da báo tập trung ở Thanh Liêm, đá đen tập trung ở Bút Sơn ( Kim Bảng ),
đá trắng tập trung ở Thung Mơ, Quàn Cả ( Kim Bảng ). 6 cơ sở quốc doanh sản
xuất gạch ngói năm 2000 đã có năng lực khỏang 46 triệu viên/năm với xí nghiệp
gạch Mộc Bắc của Công ty Xây Dựng Sông Đà sản xuất bằng lò tuy nen.
Nhưng ngòai quốc doanh, các sở tư nhân lại có khả năng sản xuất cao
hơn khỏang 100 triệu viên/ năm, tuy vẫn
còn phải nung gạch trong lò đứng hay lò Hopman.
Du lịch Hà Nam
Chùa Trúc Lâm |
Không gian du
lịch Hà Nam phát triển theo hướng Đông Tây, gắn thị xã Phủ Lý – Kim Bảng với
khu du lịch Hương Tích ( “ Chùa Hương ) một thắng cảnh du lịch hấp dẫn của Trung
tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Tuyến du lịch chánh Hà Nam dọc theo
quốc lộ 21 đã khai thác điểm du
lịch Đền Trúc, điểm du lịch Hương Tích (thuộc tỉnh Hà Tây cũ ) và các điểm du lịch quốc tế Nam Định. Đền
Trúc cách thị xã Phủ Lý khoảng 8km, được xây dựng từ thế kỷ thứ 12- 13 thờ
danh tướng Lý Thường Kiệt. Lễ hội Đền Trúc kéo dài cả tháng mỗi năm từ 6-1 đến 10-2 âm lịch . Kiến
trúc mỹ thuật thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11
và thứ 12, bao gồm lâu đài , cung điện
thành lũy và phổ biến khắp nơi là chùa
–tháp, đặc biệt là Chùa Phật Tích (1057 ) có pho tượng Phật A Di Đà nguyên vẹn
cùng nhiều chân cột đá chạm tuyệt đẹp ; ở huyện Duy Tiên Hà Nam thì nên kể ra tháp chùa
Long Đọi cao đến 13 tầng. Chùa Long Đọi
trên Núi Đọi, thờ Phật, thờ vua Lê Đại Hành, Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lê
Thánh Tông; lễ hội diễn ra ngày 21 tháng
3 âm lịch. Đề tài tượng trưng chạm khắc thời nhà Lý, giữa những mây , sóng , sen ,
cúc, vũ nữ …. có hình tượng con Rồng tượng trưng cho thiên nhiên nông nghiệp với ước mong về mưa
gío thuận hòa ( chiếu theo Thái Bá Vân , 1989 ). Kiến trúc của đền lại mang dáng dấp kiến trúc thế kỷ
thứ 17 – 19 .
Bậc thang lên Chùa |
trong chùa Long Đọi |
Nghệ thuật điêu khắc chùa
tháp các thế kỷ trước, ở thế kỷ thứ 16 – 17 đã
chuyển qua điêu khắc gỗ ở các đình làng,
thay cái không khí nghiêm trang học thức
thẩm mỹ cổ điễn bằng âm điệu rộn ràng cuộc sống làm ăn, hạnh phúc nơi thôn mạc. Hình
tượng tôn giáo đã nhường chỗ cho cảnh đi
cày, bế con, bổ củi, chọi gà, đánh vật, bơi thuyền, tình ái, say rượu … Danh thắng Đền Trúc rộng 10 ha, thuộc thôn Quyển Sơn , xã Thi Sơn, huyện Kim
Bảng trên quốc lộ 21 A. Truyền thuyết khi Lý Thường Kiệt dẫn quân đi chinh phạt phương Nam, qua đây
gặp một trận cuồng phong cuốn bay cờ đại lên đỉnh núi. Khi chiến thắng trở về
Lý Thường Kiệt cho quân dừng ở đây, tế
lễ ăn mừng. Sau đó nhân dân lập đên thờ ông là Đền Trúc ở
chân núi Cấm. Viếng Đền Trúc du khách
không thể không ghé thăm Ngũ Động Sơn kế cận, có hệ thống 5 hang nối
liền nhau thành một dãy động liên hòan ,
chiều sâu từ ngòai vào trong dài hơn 100m. Đối diện Ngũ Động Sơn, ở tả ngạn sông Đáy còn có Núi Ngọc và Chùa Ba Đanh. Ngoài
ra phải kể thêm ở Hà Nam động Cô Đôi ( thiên cung đệ nhất động) ở Ba Sao
, Ao Tiên , đầmTiểu Lục Nhạc, du thuyền trên sông Đáy, sông Châu,
núi Nguyệt Hằng ở xã An Lão, huyện Bình Lục, Kẻ Non và các ngọn
núi ở xã Liêm Sơn , huyện Thanh Liêm, danh thắng Kẻ Trống xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm, nơi dòng sông Đáy
chảy xen giữa hai núi đá vôi, tạo thành một cảnh sơn thủy đầy thơ mộng. Du lịch
văn hóa văn minh sông Hồng ở Hà Nam được
thể hiện qua các làn điệu chèo , hát chầu văn, hầu bóng, ả đảo, đặc biệt là hát dậm
( nghĩa là vừa hát vừa giậm chân theo lối người chèo thuyền ) cùng nhiều
hội làng truyền thống: hội vật võ Liễu Đôi đã nổi tiếng cả nước, hội đền
Trần Thường ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân
3 ngày 18 đến 20-8 âm lịch ở đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn, ngòai phần tế lễ còn có hội bơi trải và nhiều trò vui khác, hội làng Duy Hải ở huyện Duy Tiên ở
đền thờ tướng Trần Khánh Dư, hội làng
Võ Giàng xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm
thờ Vũ Cố một tướng vua Lê Lợi…Hội
vật võ Liễu Đôi, khai hội bằng “ Động
Thổ đường cày” ném mấy hột giống xuống rãnh cày cho cây mọc cả năm, tiến hành vào
ngày mồng hai Tết. Làng chiếu sổ gọi hai em trai nhỏ tuổi nhất làng ra vật 5
keo trình làng, lễ Thánh. Nếu các em còn bé
chưa vật được thì cha phải thay.
Tục “ Cầu May” , hình thức “ Thi
hát Trống Quân” , người hát thắng một câu thì lập tức người khác nêu lên một câu khó hơn và cứ
thế mọi người cùng ra câu đối, cùng tìm
câu hát. Truyền thống yêu nước, tinh
thần chống xâm lăng , gìn giữ giang sơn gấm vóc biểu tượng qua các nghi lễ : “ Rước thánh vào dóng” , “ Lễ phát hỏa”, “ Lễ trao gươm và thắt khăn đào”
“Múa cờ tụ nghĩa”. Điều đặc biệt ở hội Liễu Đôi là phụ
nữ cũng đua tài đọ sức bình đẳng với
giới mày râu trong các môn đao - kiếm-
côn- quyền( có phần hơn ? cả tiếng
đồn con gái làng Tây Sơn “ Rủ nhau
lên núi mà coi, con gái Bình Định cầm roi đi quyền” xa xưa ? Hội Liễu Đôi còn có tục lệ thi món ăn đặc sản phần dự thi tuy chỉ là lươn, măng, gà đồng, xôi, cá rô,
rượu tăm, bún đường bùa… nhưng rất ngon nhờ tài chế biến của người đất đồng chiêm trũng.
Tuy những ngành công nghệ, làng nghệ tiểu công
nghệ cần luôn luôn cải tiến thêm kỷ thuật trang bị cận đại hơn, giáo dục đào tạo nhân công giỏi hơn, đa lọai hóa và mỹ
nghệ hóa hơn ( đặc biệt các ngành mới như nhựa dẽo, dệt sợi v.v… dựa trên hóa học dầu khí vừa khởi sự Phức tạp
ở Nghi Sơn –Thanh Hóa, công xuất còn lớn hơn cả Dung Quất- Quảng Ngãi ; như khí cụ viễn thông vệ tinh, thông tin ( kỷ thuật nanô ? ) Tam Đảo
– Việt Trì, Hà Tây, hầu chen chân thắng lợi ở
các thị trường quốc tế nhất là Âu
Châu và Nhật Bổn … Ngành du lịch cũng
cần cũng cố thêm hạ tầng cơ sở theo trục hướng Chùa Hương nơi đừơng xá còn lầy lội
, tàu thuyền còn quá chậm chạp đến nơi tham quan, dân gian chưa thấm nhuần nhiều văn minh văn hóa đón mời
vồn vã lịch thiệp du khách thay vì còn thói ăn mày như ở bài thơ Nguyễn Nhược Pháp ( và hình
như tái diễn ở chùa to lớn Bái Đính – Ninh Bình ? ).
Tóm lại cần một qui họach phát
triễn tân thời hơn trước , cố gắng tăng Chỉ số Canh Tranh – PCI, ít nhất cũng súyt soát tương đương Vĩnh Phúc
phía Bắc tỉnh nhà, nếu không bằng nổi Bình Dương miền Nam, Đà Nẳng miền Trung,
đô thị hóa mạnh hơn các thị trấn , huyện lỵ Hà Nam thì mới mong đạt được con
số đã đề ra là 40 % dân đô thị - thị trấn năm 2020 và lợi tức đầu người trung bình Hà Nam là 1250
USD, Vĩnh Phúc đã đạt được từ năm 2008.
(
Irvine Nam Ca li – Hoa Kỳ, ngày 7 tháng
11 năm 2013 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét