Tò mò theo dõi tiến bộ khoa học trên thế giới ngày nay, giới trẻ Việt Nam không thể làm ngơ :
Cuộc thi đua thám hiểm không gian vũ trụ mới
G
S Tôn Thất Trình
Trung quốc nhập cuộc đua thám hiểm không gian |
Đây không
còn là một tranh đua giữa Hoa Kỳ và Nga nữa, như vậy tốt đẹp hơn cho khoa học .
Năm 2003 , ở một phiên tường trình cho Quốc hội Hoa Kỳ, Louis Friedman giám đốc thiết lập viên Hội
Hành Tinh – Planetary Society và đồng
lảnh đạo Chương trình Nghiên cứu Sứ Mạng
các Vì sao của viện Keck Institute Khảo
cứu không gian thuộc Viện kỷ thuật bang Ca Li Caltech , trả lời Thượng nghị sĩ
Cộng hòa bang Kansas Sam Brownback , khi được hỏi
là Hoa Kỳ có đang chạy
đua không gian với Trung Quốc không ?, đã trả lời rằng không, cho rằng ý niệm một cuộc chạy đua không gian là một suy tư
xưa cũ rồi . Cách tân tiến đi lên không gian theo ông , sẽ là xuyên qua các cộng tác quốc
tế và phối hợp. Nhưng nay Friedman lại nghĩ rằng khi nói là cuộc thi
đua thám hiểm không gian đã chấm dứt là khờ
dại, ngờ nghệch .
Ngày nay nhiều quốc gia đang thi đua thám hiểm
không gian . Một cuộc thi đua đang xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc
, bi kịch tính lớn khi Ấn Độ phóng lên quỉ đạo Sao Hỏa ( HỏaTinh ) –
Mars tháng 11 năm 2013 và Trung Quốc
tháng chạp 2013 cho một xe hạ
thổ và phiêu bạt- lander and rover ở Mặt Trăng. Trung Quốc cũng đã cố tâm phóng một phi thuyền bay quanh qủi đạo sao Hỏa năm 2012 và Ấn Độ
cũng đã thành công một Sứ Mệnh
quanh quỉ đạo Mặt Trăng . Nhật Bổn cũng
đã tiến nhiều về các sứ mệnh Mặt trăng
và các sứ mạng Vì Sao – Asteroid
missions , gồm luôn cả một sứ mệnh cố
đem về Trái Đất một mảnh vì sao mới năm
2014 . Trong lúc đó Âu Châu đang qui họach
một sứ mệnh gặp một sao chổi -
comet năm tới và 2 sứ mệnh lên Sao Hỏa thập niên này . Nga đã tăng gấp
3 ngân sách thám hiểm không gian và có
nhiều sứ mệnh lên Mặt Trăng và Sao Hoả ở thập niên này. Nga cũng vừa mới khởi sự
phát triễn một hỏa tiễn mới cho các sứ mệnh đi xa vào không gian sâu thẳm hơn.
Tàu vũ trụ Orion của Âu Châu |
Theo báo Los Angeles Times, đối với cử tọa
trong nước , giá trị tuyên truyền rất to
lớn và giới truyền thông báo chí Tàu chơi đến tận chuôi đao , tận mức cuối
cùng. Ngay cả tên xe phiêu bạt , Ngọc Thố , Thỏ Ngọc -Jade Rabbit cũng do một thăm dò ý kiến dân gian Tàu lựa chọn. Tên này
nói đến câu chuyện thỏ yêu quí của
bà Thiên thần Cung Trăng là Hằng Nga , chị Hằng – Chang ‘e . Hai sứ mệnh trước đó của Chang ‘e lên quỉ đạo Mặt Trăng năm 2007 và 2010 . Tháng chạp năm 2013, hy vọng bảo đảm người đáp xuống đất đai Mặt Trăng sắp tới sẽ là một người Hoa ( Tàu ), Bắc Bình đã
phóng lên một hỏa tiễn mang theo một xe bé nhỏ độc mã, mong đợi xe sẽ ngao du
và thám hiểm bề mặt Mặt Trăng trong ba tháng . Hỏa tiễn Trường Chinh
- Long March này phóng lên từ Trung
tâm phóng vệ tinh Tây dương ( trường ) ?
- Xi Chang ở tỉnh Tứ
Xuyên- Sichuan . Nếu mọi sự xảy ra
như dự liệu, xe đổ bộ và xe phiêu bạt sẽ đáp xuống bề mặt Cung Trăng trong vòng 2 tuần
lễ sau khi phóng đi. Đây là chuyến đổ bộ mềm dịu ( có nghĩa là xe vẫn nguyên vẹn ) đầu tiên , kể từ năm 1976 khi Nga Sô Viết đổ bộ máy thăm dò- probe Luna 24. Xe
phiêu bạt không người lái màu vàng kim
trong như một độn cát . Hy vọng sẽ thực hiện các nghiên cứu khoa học dự án , tỉ
như đóng một viễn vọng kính ở bề mặt Mặt Trăng
đo lường đất và vỏ ngòai Mặt
trăng và chuyễn hình chụp về lại Trái Đất . Mục đích thật sự là thu thập kiến thức chuyên môn, hầu đưa một người Tàu lên Cung Hằng . Theo
David Whitehouse một nhà vật lý học
Ngôi sao – astrophysicist Anh,
đây là một cơ hội Trung Quốc cho là có
thể dành lại quyền dẫn đạo, khi Hoa Kỳ đang phân vân do dự và Nga đang
mất dần Cung Hằng. Điều này sẽ
làm dân Hoa Kỳ lo ngại, vì lẽ dân
Hoa Kỳ đều nghĩ rằng họ là chủ nhân ông Mặt Trăng. Cơ quan thông tấn Tân
Hoa cho rằng đổ bộ khó khăn hơn là bay
lên quanh quỉ đạo Mặt Trăng, vì phải không làm ra một lầm lỗi, sơ hở nào cả thảy. “ Hơn 80 %
kỷ thuật áp dụng ở sứ mạng này đều
tân kỳ , mới mẽ, theo Vũ Trị Giang –
Wu Zhi Jian phát ngôn viên Cơ quan
Quán lý quốc doanh Công nghệ , Khoa học
, Kỷ thuật bộ Quốc Phòng Trung Quốc” . Như
chúng ta đã biết, chỉ có Hoa Kỳ và Nga Sô Viết là đã thành công đổ bộ lên Cung
Trăng . Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đã đổ bộ người lên Mặt
Trăng; vào năm 1969 với
hai phi hành gia là Neil Amstrong và Buzz Aldrin . Mức Mặt Trăng hấp dẫn dân Hoa
Kỳ các thập niên 1960 và 1970, đã tiêu mòn nhiều trong khi thám hiểm các hành tinh
và các vì sao lại đã được yêu thích hơn . Tuy rằng những năm gần đây , Hoa Kỳ khám phá
ra nhiều điều mà hai phi hành gia không ngờ tới . Chẳng hạn như đã
tìm thấy những vùng có nước , nước đá
, lạnh hơn cả Sao Diêm Vương – Pluto . Năm 2010, tổng
thống Obama đã cắt bớt Chương trình các Chòm Sao – Constellation Program
. Chương Trình Chòm Sao có dự định là
đưa dân Hoa Kỳ trở lại Mặt Trăng năm 2020. Trong lúc Trung Quốc phóng Thỏ
Ngọc lên Mặt Trăng, Ấn độ cũng phóng một phi thuyền lên Hỏa Tinh . Phi
thuyền Ấn Độ bay quanh Trái Đất, đã khai
hỏa các động cơ giúp nó rời quỉ đạo và
khởi sự chuyến du hành lâu ngày đến Sao Hỏa.
Ngoài các cơ quan
quốc doanh còn có những tay tư doanh ở cuộc thi đua nữa, có tham vọng thám hiểm Sao Hỏa hay Mặt Trăng, quan
sát các Vì Sao; hầu phát triễn thương mãi các tài nguyên không gian và đề xướng du lịch
không gian. Một tranh dành thiên bẩm cho cuộc
thi đua không gian mới này là giữa con người và rô bốt . Tranh thủ
không duy nhất về : ai sẽ là kẻ thích hợp nhất khám phá không gian
mà về : ai sẽ có khả năng kích thích lớn nhất các thế hệ mới về những triễn vọng để tương tác cùng không
gian. Lẽ dĩ nhiên, dù rằng có một vai
trò cho cả hai , Louis Friedman nói ông là chủ nghĩa con người cực đoan : ông muốn con người thám
hiểm các Thế Giới Khác chẳng hạn đổ bộ ở Sao Hỏa ) trước khi
chúng ta tha mãn về những tiến bộ cuả rô bôt thám hiểm thế giới ảo –
virt tual world exploration của vũ trụ .
Phi thuyền Ấn Độ |
Trên phương diện
chánh trị , mọi cuộc thi đua không gian
thảy đều quan trọng, và Ấn Độ,
Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phóng lên những sứ
mạng quan trọng cuối năm 2013. Sứ Mạng Ấn Độ lên Sao Hỏa đã gây ra tranh cãi . Các nhà chỉ trích
đặt vấn đề là tại sao Ấn Độ là phải
bỏ tiền bạc quí hóa cho một công sự
ưu tú như thế . Bijal Thakore , một nữ kỷ sư và
cố vấn doanh nghiệp trẽ Ấn Độ đã trả
lời thật
đúng trên một trang Blog, nhấn mạnh: Chương trình
không gian Ấn Độ luôn luôn cương
quyết theo đúng mục đích góp phần hướng về
phát triễn kinh tế và xã hội cho dân
gian Ấn. Một quốc gia đang trổi
dậy như Ấn Độ cần đa dạng hóa đề nghị độc đáo làm một kẻ đóng vai trò quốc tế cùng kỷ thuật và
chương trình không gian luôn luôn
là một dụng cụ thiết yếu kể từ khi có viễn
cảnh Ấn Độ tương lai các nhà lảnh đạo Ấn trau dồi rèn luyện nên, kể từ Khi Ấn Độ độc lập.
Cách đây nhiều năm Friedman ngẩu nhiên gặp một gia đình Tàu, khi ông một mình đến ăn ở một tiệm Tàu . Sau một trò chuyện nhỏ nhặt sơ khởi, ông hỏi bà mẹ
Tàu nghĩ sao về sứ mạng Tàu lên Mặt
Trăng . Bà Tàu cho rằng đây là một hoang phí tài nguyên con người và tiền của
Tàu đối với một quốc gia còn qúa nghèo khổ như Trung Quốc. Nhưng con gái nhỏ mới 12 tuổi không đồng ý với mẹ : Thám hiểm không gian là một đại phước cho Tàu,
khi thực hiện được .
Friedman đồng
ý với cô bé. Thật là quan trọng nhớ lại là tiền của chi
tiêu trên không gian là chi tiêu ngay
trên Trái Đất , sử dụng dân gian ở
nhiều lảnh vực. Chúng ta không thám hiểm
Sao Hỏa cho dân Sao Hỏa, chúng ta đã làm như vậy vì đó là điều làm chúng ta tốt
đẹp hơn lên: trên phương diện kỷ thuật ,
khoa học, giáo dục , kinh tế và ngay cả văn hóa nữa . Thám hiểm không gian mở rộng thênh thang các chân trời
mới cho con trẻ như cô bé Tàu 12 tuổi. Nó cảm hứng chúng ta giải quyết những
bài toán nhìn xa xăm hơn cái nhìn lo âu
về Trái Đất, đến những cái gì sâu thẳm ngòai hành tinh chúng ta.
Lẽ dĩ nhiên vẫn
có ai đó muốn tụ điểm hẹp hòi vào chiến
thắng ở cuộc thi đua không gian với Trung Quốc
. Nhưng tốt hơn là nếu chúng ta
tranh tài và cộng tác hầu tiến tới một mục
đích duy nhất : đảy mạnh hành tinh tiến
tới thêm vào không gian. Làm được như thế sẽ cần có con người của tất cả mọi quốc
gia cũng như mọi rô bốt; cần tất cả mọi phát triễn tư nhân cũng như các
doanh vụ hiểm nguy các chánh phủ ; cần mọi
cộng tác với các quốc gia khác , trong
lúc vẫn cố gắng làm quốc gia tài giỏi nhất .
Thử tưởng tượng mời Trung quốc vào Trạm Không gian Quốc tế - International Space Sation và đùng trạm
làm tấm nhún nhảy- spring board
đưa người lên hệ thống mặt trời. Thế là chương trình không gian Hoa Kỳ sẽ cống hiến
một mục đích chánh trị địa lý – geopolitique , còn lớn gấp mấy lần chương trình Apollo: tạo ra
một tương lai tích cực cho thế giới, với Hoa Kỳ dẫn đạo nhờ thành
tựu của Hoa Kỳ. ( theo lời Friedman).
(
Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ , ngày 13
tháng 12 năm 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét