Cố gắng hiểu thêm đất nước:
Làm sao phát triển tỉnh
Nam Định thành một nôi văn hóa, kinh tế,
thương mãi như xưa ?
G S Tôn Thất Trình
Phần I : Đại Cương
Vị trí và lãnh thổ
Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, tọa độ từ 190 55’ đến 200 16’vĩ
độ Bắc và từ 106o 00’
đến 106o 33’ kinh độ Đông .
Bắc giáp Hà Nam; Đông Bắc
Thái Bình; Tây giáp Ninh
Bình; Đông và Đông Nam nhìn ra vịnh Bắc Bộ. Nam Định là vị trí trung chuyễn giữa các
tỉnh phía Nam
đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc
Trung Bộ. Thành phố - thị xã Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam ( theo quốc lộ 1A qua
Phủ Lý, tỉnh lỵ Hà Nam) và cách Hải
Phòng 80 km.
Diện tích tự nhiên năm 2006 là 1 649,86 km2, khoảng 0.5
% diện tích tự nhiên toàn quốc, đứng thứ
50 về diện tích trong 61 tỉnh thành của
cả nước.
Phân chia hành chánh
Tỉnh Nam Định thành lập năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ).
Truyện thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh cho ta tưởng đến cuộc tranh bá trên đất Giao Chỉ, giữa
dân bản xứ miền Núi ( Inđônêxia - Mường ) với dân miền biển “ Hải
Hậu” họ Lạc thuộc nhóm Bách Việt trong dân Mân Việt - Phúc Kiến, di thực đến
duyên hải phương Nam, dựng
nên nước Việt đầu tiên là Âu Lạc
hay Lạc Hùng, đóng đô ở dưới chân
núi Tản Viên, Tổ Sơn của Việt Nam ( Nguyễn Đăng Thục, tập san Sử Địa năm 1970
). Dư Địa Chí của Nguyễn Trải , quyễn sách đầu tiền viết về lịch sử và địa lý Việt Nam cho biết Hùng
Vương chia nước Văn Lang ra làm 15 bộ.
Bộ Giao Chỉ gồm Hà Nội, Hưng Yên,
Nam
Định, Ninh Bình. Đầu đời Trần Nam Định là lộ
Thiên Trường. Đời nhà Hậu Lê năm Quang Thuận thứ 7 ( 1466 ) là thừa tuyên Thiên Trường. Năm Quang
Thuận thứ 10 ( 1469 ) đổi là thừa tuyên
Sơn Nam .
Năm Hồng Đức thứ 21 ( 1490 ) gọi là xứ
Sơn Nam .
Năm Cảnh Hưng thứ 2 ( 1746) chia ra làm trấn Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Năm Minh Mạng
thứ 3 ( 1822 ), trấn Sơn Nam Hạ đổi
thành trấn Nam Định. Năm 1831, trấn Nam
Định đổi thành tỉnh Nam Định .
Năm 1965 Nam Định và Hà Nam sáp nhập thành tỉnh Nam Hà .
Tháng 12 năm 1975 Nam Hà và Ninh Bình
sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm
1992, tách Ninh Bình và trở lại
là tỉnh Nam Hà. Năm 1996,
tỉnh Nam
Định được tái lập.
Hiện nay tỉnh Nam Định bao gồm thành phố Nam Định ( 15
phường) và 9 huyện và (thị trấn huyện lỵ
: Mỹ Lộc , Vụ Bản ( thị trấn huyện lỵ là
Gôi), Ý Yên ( Lâm ), Nam Trực ( Điền Xá), Trực Ninh ( Cỗ Lễ ), Xuân Trường (
Xuân Thượng ), Giao Thủy ( Ngô Đồng),
Hải Hậu ( Yên Định ), Nghĩa Hưng ( Thịnh Long ); và 202 xã.
Dân số,
mật độ và cơ cấu
Tính đến ngày 1-4- 1999 dân số
của Nam Định là 1888,400 người, đứng thứ 3 trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đứng
thứ 8 trong toàn quốc. Năm 2002 là 1931700 người và năm
2006 là 1975181. Theo sác
xuất dân số gia tăng này, năm 2010, Nam Định
đã trên 2 triệu người.
Những đơn vị hành chánh có đông
dân số ( năm 1999 ) là huyện Hải Hậu
( 281 000 ) , huyện Ý Yên ( 242
000) thành phố Nam Định ( 241000 ). Nơi
ít dân nhất là huyện Mỹ Lộc ( 65 000 ).
Sác xuất tăng dân số trung bình thời kỳ 1989-1999 của Nam Định là 1.2 % Vào loại thấp
so với các tỉnh ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Huyện Ý Yên có sác xuất gia
tăng rất thấp, nhờ thực hiện chánh
sách qui hoạch gia đình đạt kết quỉa cao
nhất tỉnh. Điểm đáng chú ý là từ năm
thập niên 1990, tốc độ gia tăng của thành phố Nam Định càng giảm( ? ), tốc độ gia tăng cơ học có khi
là âm. Có lẽ đặc biệt vào năm 1994 , khi GDP Nam Định tăng trưởng âm ( -1.9 % ), vì ngành công nghệ dệt Nam Định khủng hoảng trầm trọng,
sản xuất đình trệ, nhiều nhà máy đóng cửa.
Địa hình
- Vùng đồng bằng thấp trũng, nội đồng bên trong đê gồm các huyện
Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực
Ninh, Xuân Trường và thành phố Nam
Định. Điểm thấp nhất nội đồng bên trong
đê là huyện Ý Yên dưới mực nước biển 3m . Tổng diện tích vùng
nội đồng khoảng 921 km2 . Nội
đồng có bề mặt tích tụ dày phù sa màu mỡ, nhiều khả
năng nông nghiệp thâm canh, cao năng .
- Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy ,
tổng diện tích 748km2 , chiếm gần 45 % diện tích toàn tỉnh. Vùng này được các trầm tích sông biển bồi
tụ và hiện nay vẫn còn được phù sa bồi
tụ. Nhưng nếu đắp đê thì vùng trong đê
không còn được bồi nữa. Các huyện Hải Hưng vẫn
đang có xu hướng lấn dần ra biển. Vùng ven biển hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng ở cửa Ba Lạt đang được bồi tụ nhanh, tốc độ
tiến ra biển khoảng 100- 120m/ năm và
cứ sau 5 năm lại mở rộng thêm diện
tích khoảng 1500 - 2000 ha.
Bờ biển Nam Định dài 72 Km, bị chia cắt
mạnh bởi các cửa của sông Hồng là cửa Ba
Lạt, cửa sông Đáy là cửa Đáy, và cửa sông Ninh Cơ là Lạch Giang .
Thủy văn
Muốn tắm mát lên ngọn sông Đào |
Các sông lớn là sông Nam Định còn gọi là sông Đào ,
sông Ninh Cơ và sông Hồng . Sông Đào
uốn lượn nối sông Hồng với sông
Đáy, dài hơn 50km, rộng khoảng 500- 600m, có giá trị lớn trong nông nhiệp, cung cấp nước tưới và giao
thông trong tỉnh. Sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng, bắt nguồn từ phía
Bắc huyện Giao Thủy chảy qua Lạc Quần
xuống phía Nam, rồi đổ ra Biển Đông tại
cửa Lạch Giang. Sông dài 35-40km và rộng khoảng 400- 500m. Hạ lưu sông Hồng
làm thành ranh giới hai tỉnh Nam Định và Thái Bình, rồi đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Chiều
rộng trung bình của đoạn sông này khoảng 500 - 600m. Giữa cửa
Ba Lạt và cửa Lạch Giang còn có cửa lớn là Hà Lạn . Cửa Đáy thuộc về Nam
Định, tuy phần sông Đáy phân ranh Ninh Bình và Nam Định, thường được xem là thuộc Ninh Bình ( ? ). Nếu
kể cả sông Đáy thì tổng số chiều dài của 4 sông lớn Nam Định là 251 km.
Ngoài các sông lớn kể trên, Nam Định còn có mạng lưới
các sông nhỏ dày đặc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tưới tiêu, cung cấp nước cho dân
địa phương. Có cả thảy ở Nam
Định 21 hệ thống sông kênh nhỏ, phân bố theo hình xương cá tổng cọng dài 279 km .
Hai tầng
chứa nước ngầm ở Nam
Định là tầng chứa nước lỗ hổng Holoxen
hệ tầng Thái Bình và tầng chứa
nước Pleiistoxen hệ tầng Hà Nội. Hiện nay nước ngầm chỉ mới được khai thác sử dụng một phần rất
nhỏ.
Bờ biển tỉnh Nam
Định chịu ảnh hưởng của thủy triều, chế độ nhật triều ( một ngày chỉ có một lần
thủy triều lên, một lần thủy triều xuống ) rỏ rệt như mọi bờ biển Vịnh Bắc Bộ .
Biên độ trung bình từ 1.6m đến 1.7 m, cao nhất là 3.3m và thấp nhất là 0.1m . Trên sông Hồng,
dòng triều cao truyền xa đến 180km ,
nhưng không quá xa như ở Sông Cửu Long , truyền mãi đến thị trấn KompongCham
trên Cam Bốt. Nước triều cao lấn sâu vào
nội địa và làm nhiễm mặn nước sông và hệ
thống kinh mương và đất đai. Tuy nhiên
đất nhiễm mặn ở Nam
Định chiếm một diện tiích không lớn. Dòng
chảy hai sông Hồng và sông Đáy bị chế độ
thủy triều ảnh hưởng làm trầm tích phù sa ở hai con sông này . Thành quả ở Nam Định là có nhiều gò đất phù sa khá rộng gọi là Cồn như Cồn Lu và Cồn Ngạn ở huyện Giao Thủy, Cồn Trôi ( ? ) và Cồn Mơ (? ) ở huyện Nghĩa Hưng .
Khí hậu
Cũng như
các tỉnh khác vùng đồng bằng sông Hồng ,
Nam Định điển
hình có khí hậu nhiệt đới gió mùa , một
mùa đông lạnh và một mùa hạ ẩm ướt nhiều
mưa. Mùa hạ bắt đầu tháng 5 và kết thúc
tháng 10 ; thường có gió mùa Đông Nam gây mưa nhiều , thỉnh thoảng có bảo và áp thấp nhiệt đới . Mùa đông bắt đầu
tháng 11 và kết thúc vào tháng tư năm
sau ; thường có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, trời mưa phùn, làm
tăng ẩm độ nên ít nơi bị hạn hán.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23- 24 0 C ( 73- 75 0 F
). Hai tháng lạnh nhất là tháng giêng và tháng hai , nhiệt độ trung bình là
16-17 0 C ( 61-630 F )
Tháng nóng nhất là tháng 7 ,
nhiệt độ thường cao hơn 290 C
( 84 0 F ). Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1750mm- 1800mm ( 69- 71 ngón- inches Anh ) . Biên độ mưa là từ 1200mm đến 2000mm . Mưa tập trung các
tháng mùa hạ ( 7, 8 , 9 ) . Mưa mùa đông là mưa nhỏ, mưa phùn. Tháng ít mưa nhất là tháng
giêng.
Số giờ có ánh sáng mặt trời chiếu
hàng năm trung bình 1650- 1700
giờ. Ẩm độ tương đối trung bình là 80 - 85% . Nói chung, các đặc điểm khí hậu Nam Định khá thích hợp cho việc
phát triễn trồng trọt chăn nuôi và các
hoạt động du lịch. Tuy nhiên Nam Định cũng có nhiều yếu tố thời tiết bất lợi, nhất là bảo và áp thấp nhiệt đới đổ
bộ từ Biển Đông - Vịnh Bắc Bộ vào, từ
tháng 7 đến tháng 10, mang theo gió mạnh
và mưa lớn, gây thiệt hại cho vùng ven biển , trung bình 4- 6 cơn bảo tấn công một năm. Năm 2005, bảo và mưa lớn
nhất trong 100 năm qua , làm lụt
lội nhiều vùng rộng lớn Nam Định,
nhất là sau khi nhiều nơi đê ngăn biển bị phá vỡ. Ngoài ra còn có gió Tây khô nóng, sương mù ,
sương muối. Ngày 12 tháng 6 năm 2000,
còn bị bảo táp - vòi rồng ( tornado ? )
ở các xã Bình Hòa, Giao Hà ( huyện Giao Thủy ), làm 3 người chết, hàng chục người bị thương,
làm thiệt hại khoảng 200 ngôi nhà.
Đất đai
Đất chủ
yếu của Nam
Định hình thành từ phù sa sông. Độ phì nhiêu khá, đặc biệt ở những nơi hàng
năm còn được phù sa bồi đắp. Cấu tạo là
đất thịt nhẹ đến trung bình, khả năng
giữ nước và giữ chất dinh dưỡng khá tốt. Vùng phía Bắc tỉnh gồm
các huyện Ý Yên , Vụ Bản, Mỹ Lộc
và thành phố Nam
định. Vùng phía Nam tỉnh gồm các huyện
Trúc Ninh, Nam Trúc, Xuân Trường
, Hải Hậu , Nghĩa Hưng và Giao Thủy.
Đất dai phần lớn là đất phù sa trẻ -
young alluvial soils ( fluvisols) , chiếm đến 82 % tổng diện tích. Đất kiềm
chiếm 14 % diện tích tỉnh nhà. Các đất khác tương dối nhỏ: như đất cát, đất ferralitic. Tuy nhiên ở
đồng bằng chiêm trũng, thuộc các huyện Vụ Bản , Ý Yên, các địa hình trũng có thời gian ngập úng trên 6 tháng
bị gley hóa mạnh làm thành đất glây - gley( Dystric Gleysols) hay đất
glây chua , có phản ứng rất chua ở phần đất mặt, khả năng hấp thu thấp kém,
nghèo dưỡng liệu. Đất mặn phân bố ở vùng ven biển thuộc các huyện Hải Hậu, Giao Thủy. Từ cửa sông Ba Lạt đến cửa sông Ninh Cơ, đất
bị nhiễm mặn của thủy triều; nhưng như đã nói diện tích đất mặn nhỏ .
Danh lam thắng cảnh
Công viên Quốc gia Xuân Thủy
Đây là một khu bảo tồn tư nhiên thảm thực vật ven biển với hệ thống
sinh thái như bần Sonneratia ( gồm sáu loài, loài nhiều nhất ở Xuân Thủy
là bần Chua S. hay Rhizophora
caseolaris , ở của sông còn chút nước lợ, nhưng chịu mặn nhất lại
là bần trắng S. alba nhiều ở rừng sác Vũng Tàu), đước ( nhiều nhất
là loài đước chằng nơi đất cát R. stylosa
), vẹt ( vet dia - vẹt thang Kandelia hay Rhizophora candel)… . Công viên Xuân Thủy cũng là
nơi cư trú các loài hải sản: phong phú về giống loài cá, nhưng lại nghèo về trử lượng và mật độ nhất là các loài cá có giá trị kinh tế cao, và đáng ngại là loài “Cá mòi Cò”
Clupanodon thrissa đã ghi ở
Sách Đỏ Việt Nam dễ bị hiểm nguy tuyệt tích; đã phát hiện 45 loài tôm trong số hơn 200 loài định danh ở
Việt Nam trong đó có nhiều loài giá trị kinh tế đáng kể : tôm he tông Penaeus, tôm sắt tông Parapenaeopsis , tôm bộp- tôm rảo tông Metapenaeus … , bào ngư , sò huyết, sò hàu, sò điệp hai mảnh vỏ , nhiều nhất ở đây là điệp nhật
nguyệt Amussium japonica … Có giá
trị thêm nhất cho phát triễn du lịch sinh thái
biển, nhưng chưa phát triễn gì mấy ở công viên Xuân Thủy, nơi sinh sản
cư trú của nhiều loài chim . Xuân Thủy đã kiểm kê hơn 200 loài chim và là
nơi bay qua và
ngưng đậu mùa đông của khoảng 60 loài
chim nước - thủy cầm di cư lớn
nhất của Bờ biển Châu thổ Sông Hồng . Đông
nhất là là Cò thìa Black faced Spoon Bill
, và hiếm hoi là các loài Tu híp - Chim Choắt Mỏ thìa Spoon
bill Sandpiper, Mòng biển Saunder’s
Gull, Sếu Xanh điểm Chấm Spotted Green Shank . Cò Thìa cũng như 8 loài thủy cầm di cư khác cũng đã được Sách Đỏ ghi là đang bị hiểm nguy tuyệt tích. Xuân
Thủy cũng là nơi nhiều loài chim không
phải thủy cầm ngừng chân như các loài
chim sẽ passerines , chim gáy cuckoos
di cư mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ
có thể ngắm các đàn bồ nông mỏ chấm Spotbill Pelicans và Cò sơn Painted
Stork .
Chùa Phổ Minh
Nam Định có nhiều di tích lịch sử văn hóa cho ngành du lịch :
quần thể di tích hành cung nhà Trần ở
Tức Mặc, chùa Phổ Minh, đền Thiên Trường
Phủ Giầy, chùa Cỗ Lễ , chùa Keo Hành Thiện…
Nam Định còn có nhiều lễ hội hấp dẫn du khách: lễ hội Thiên Trường-Tức Mặc kỷ niệm chiến công của nhà Trần, lễ hội Phủ
Giầy thờ bà chúa Liễu Hạnh, lễ hội Chùa Keo Hành Thiện…Nhưng đáng kể nhất
là tháp chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa
Tức Mặc hay chùa Tháp, xây dựng năm
1262 trên đất thôn Tức Mặc, xã Lộc
Vượng, huyện Mỹ Lộc , cách thành phố Nam
Định chừng 5km về phía Bắc. Chùa Phổ
Minh là một kiến trúc cỗ đặc sắc Viêt
Nam, niên đại khởi công chỉ sau Chùa Một Cột, dựng năm 1049, thời vua Lý Thái Tông. Tên chữ Chùa Một
cột là Diên Hựu nghĩa là phúc lành dài
lâu. Quy mô Chùa Một Cột không phải nhỏ như ngày nay mà to lớn lộng lẫy hơn nhiều. Tháp Phổ Minh xây xong năm 1305, chiếm vị trí trung tâm chùa Phổ Minh. Xin đừng lầm lẫn với chùa Bút Tháp, tên chữ là
Ninh Phúc ở Hà Bắc - Bắc Giang , xây dựng
năm 1646 - 47 đời Hậu Lê, có nhiều tháp
trong đó đặc biệt là tháp Bảo Nghiêm xây bằng đá cao 13.05m, năm tầng với một tầng đỉnh xây bằng đá xanh.
Công trình xây dựng chùa Phổ Minh theo
một trục cân xứng từ Tam Quan , nhà
Bia, tháp đến tòa Tam Bảo. Trong chùa có
nhiều tượng đẹp dáng sinh động như pho
Phật Nhập Niết Bàn, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát . Hơn 700 năm chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, hầu hết kiến trúc gỗ đã bị hư hại. Ngày nay
chỉ còn lại 4 cánh cửa gỗ lim chạm rồng là di sản từ thời Trần, qua đó có
thể nhận thức là thuở ban đầu, chùa phổ
Minh rộng rải như thế nào, chạm trỗ
cũng tinh xảo, lộng lẫy
hơn ngôi chùa thời sau dựng lại
cho đến ngày nay. Kết cấu gạch đá lưu lại nhiều hơn, tiêu biểu là tháp Phổ Minh,
một công trình gạch đá hổn hợp. Giải pháp kiến trúc - điêu khắc hòa quyện chặc chẻ,
thể hiện sâu sắc tư tưởng Thiền
học Trúc Lâm .Tòan bộ trang trí đều thể hiện nghệ thuật Thiền Trúc Lâm, lấy
thiên nhiên làm chủ đạo. Tháp Phổ
Minh gồm 14 tầng cao 19m , mặt bằng hình
vuông, sân vuông mỗi chiều dài 8.6m , sâu chừng 0.5m , xung quanh có lan can,
mở cửa bốn phía, thềm bậc trang trí rồng đá, sóc đá. Tầng đế tháp xây bằng đá xanh, mang hình bông
sen nở xòe trên mặt nước, cao 2.2 m ,rộng
5.2m, bốn góc có trụ giả đỡ đầu rồng. Các tầng trên xây gạch trần, bốn góc nẹp đá, bốn mặt có cửa
cuốn tò vò, thu nhỏ dần theo chiều cao, kết thúc bằng chỏm nhọn hình bầu rượu. (
chiếu theo kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng, “10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc” năm
2000 )
Danh nhân tỉnh nhà
Nam Định là một trong những cái nôi của nền văn hóaViệt Nam, là vùng đất
nổi tiếng văn vật từ ngàn xưa, có nhiều người đỗ đạt cao trong lịch sử, sản
sinh ra nhiều danh nhân làm rạng rỡ truyền thống văn hiến , quê hương đất nước. Sau đây là vài nhân vật Nam Định :
*“ Người đàn bà hạ thành Cổ
Lộng: Ả đào say, Kiến Quốc Phu nhân ”
Trước tiên là “Ả đào say” tên kịch của
…. Bà Lương thị Minh Nguyệt người
làng Chuế Cầu, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Hay tin Lê Lợi dựng cờ Đại nghĩa Bình Ngô , bà lặn lội từ quê nhà đến thượng du Thanh
Hóa gặp Lê Lợi xin đầu quân . Lê Lợi
chấp nhận, nhưng lại giao cho bà trở về Bắc
theo dõi tình hình giặc ở thành
Cổ Lộng, một căn cứ quan trọng của giặc
Minh ở đồng bằng Bắc Bộ. Bà đã cùng
chồng là Đinh Tuấn mở hàng ăn và rượu ở
gần thành, vừa che mắt địch, vừa tiện theo dõi và thu thập tin tức địch tình. Cuối năm 1426 , đầu năm 1427, nghĩa quân Lam
Sơn bắt đầu kéo quân ra vây đánh các
thành vùng Bắc Bộ giặc Minh chiếm đóng. Đêm đến, bà cùng chồng mở tiệc khao quân giặc
ở quán. Bà cùng các ca nữ hát múa, chuốc
rượu cho quân lính giặc say mèm, rồi chui vào
bao tải ngủ để tránh muổi. Lúc đó bà cùng chồng và các ca nữ lần lượt buộc túm các đầu bao tải và vứt từng tên suống
sông. Xong, bà phát tín hiệu cho nghĩa quân.
Tư Mã Cao Ngự và nghĩa quân nhận được tín hiệu đánh vào
hạ thành Cổ Lộng dễ như trở bàn tay. Đất nước ca khúc khải hoàn, bà được
vua Lê Thái Tổ phong làm Kiến quốc phu
nhân. Vua Lê Thánh Tông phong bà làm
Phúc thần làng Chuế Cầu.
* Nhà Toán học thế kỷ thứ 15
Lương thế Vinh
Lương thế Vinh, sinh năm 1441,
quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định. Ông thường được gọi thân mật là Trạng
Lường ( đo lường ). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng. Ngoài việc tinh thông sách vở của thánh hiền ông còn ham thích toán học. Năm 1463, mới 22
tuổi, ông đã thi đổ trạng nguyên. Ông được xem là “tổ sư của nghề toán” ở Việt Nam . Theo sử sách cũ thì ông là
người làm ra bàn tính hiện nay và phổ
biến cho dân gian dùng. Ngoài ra ông đã biên soạn cuốn sách giáo khoa toán Đại Thành Toán Pháp, trong đó để cho người học dễ nhớ công thức, ông đã dùng thơ nôm, tóm tắt ngắn gọn nội dung.
*Nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909 )
Nguyễn Khuyến hồi nhỏ tên là Nguyễn Thắng . Sinh năm 1835 tại
làng Hoàng Xá , huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ tư chất thông minh, mới 17
tuổi đã đi thi cùng với cha là ông đồ
Nguyễn Khải. Ba lần thi Hương, thi Hội,
thi Đình, Nguyễn Khuyến đều đổ đầu nên
được mệnh danh là Tam Nguyên Yên Đổ. (Thời nhà Nguyễn
Phước không cho ai giữ chức Tể Tướng-Thủ
Tướng, chức Hoàng Hậu, chức Trạng Nguyên là người đổ đầu thi Đình; nên có thể
nói là Nguyễn Khuyến đã đổ “Trạng Nguyên” , và vua Bảo Đại đã cải lệ tấn phong
Nam Phương Hoàng Hậu) . Ông được bổ quan
ở Huế , rồi làm Đốc học Thanh Hóa, rồi Án sát ( phó tỉnh trưởng thứ nhì) Nghệ
An, Biện Lý bộ Hộ, rồi Bố chánh( phó
tỉnh trưởng thứ nhất ) Quảng Ngãi. Đến năm
1878, ông bị điều về Huế sung chức Trực học sĩ và làm Toản tư ở Quốc
tử Giám. Sau đó buồn vì vận nước, không muốn cộng tác với Pháp nên ông xin từ
quan. Nguyễn Khuyến để lại 200 bài thơ
chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm tập hợp lại trong Quế Sơn thi tập. Tam Nguyên
Yên Đổ nổi tiếng là một nhà thơ châm biếm . Nhà thơ đã hạ một câu rất mỉa
mai cho tượng một Toàn Quyền Pháp dựng gần hồ Hoàn Kiếm:
Đáng thương văn vật trăm năm ấy,
Còn sót bên hồ một đá trơ ( Dịch ).
Nguyễn Khuyến phê phán chế độ vua quan đương thời qua lời nhân vật hát chèo:
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan
chèo vai nhọ khác chi thằng hề!
Nhưng làm ta rung động hơn nữa là những bài thơ Nguyễn Khuyến viết
về nông dân, nông thôn, quê hương, dân làng. Ba bài thơ nôm bất hủ viết về mùa thu ( Thu vịnh , Thu điếu,Thu ẩm)
và những bài viết về cảnh lụt ngày giáp
Tết, trưa hè hay nói lên sự lo toan vất
vả của người nông dân, thể hiện rỏ Yên
Đổ là nhà thơ của nông thôn Việt Nam
( Giang Hà Vỵ- 2000 )
* Tú Xương,- Trần Tế Xương ( 1870- 1907 )
Cuộc đời nhà thơ Tú Xuơng, sinh ở Vị Xuyên -Nam Định, quá ngắn chỉ sống 37 năm . Đổ đạt cũng không hơn cái
chân tú tài quèn ( tú tài thi cử thời xưa là “đại học” không phải là tú tài tốt
nghiệp cấp Trung học thời Pháp thuộc ).
…Viết vào giấy dán ngay lên cột,
Hỏi
mẹ mày rất dốt hay hay ?
Rằng hay thì thật là
hay
Chẳng hay sao lại đổ ngay
Tú Tài
Xưa nay em vẫn chịu ngài.
Tú Xương để lại khoảng
150 bài thơ Nôm, đủ thể loại thơ cổ điễn. Đặng Thái Mai khen Tú
Xương là một thầy tú cũng biết cười bênh cạnh một ông nghè ( nghĩa là đã đổ tiến
sĩ thời xưa ) Nguyễn Khuyến. Xuân
Diệu xếp Tú Xương vào hàng thứ năm sau
ba thi hào dân tộc là Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương và Đoàn
thị Điểm với bản dịch Chinh Phụ Ngâm, thơ
chữ Hán của Đặng Trần Côn. Các nhà thơ trào phúng sau nay đua nhau đặt
tên là Tú Mỡ, Tú Sụn, Tú Doanh … Tiếng
cười trong thơ Tú Xương có đủ sắc điệu cá tính nghệ thuật độc đáo : dữ dội ,
quyết liệt có người gọi là độc địa như muốn tát vào mặt, xé xác người ta ra; khác
với tiếng cười của Nguyễn Khuyến hóm
hỉnh, nhẹ nhàng , thâm thúy, cười mát, ít nhiều tính chất răn bảo. Mảng thơ trữ
tình cũng thật phong phú, nhưng chưa
được chú ý bằng mảng thơ
trử tình trào phúng của ông . ( chiếu theo Nguyễn Đình Chú - 2000 )
* Nhà văn Nguyên Hồng ( 1918- 1982 )
Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, gốc thị xã tỉnh Nam Định. Nhưng viết nhiều hơn về
thành phố hải cảng Hải Phòng, vì gia đình
tiểu tư sản sa sút rơi xuống cảnh bần cùng , mồ côi cha từ thuở nhỏ , mẹ
con phải bỏ quê hương ra Hải Phòng kiếm sống. Tác phẩm đầu
tay là tập truyện ngắn Linh hồn
( tiểu thuyết thứ bảy , 1936). Nổi
danh hơn là cuốn tiếp Bỉ vỏ
( 1937), truyện một người đàn bà lương thiện bị đẫy vào
cuộc sống lưu manh, gái điếm.
Những nhân vật phụ nữ như thế là nổi ám ảnh đau đớn, bám riết cuộc đời cầm bút của Nguyên Hồng trong hơn nữa thế kỷ, từ Tám Bính ( Bỉ vỏ ), Bẫy Hựu, Mợ Du ( Bẩy Hựu ), bà mẹ Hồng (
Những ngày thơ ấu ), Muống ( Quán Nải ) v.v… đến những Mẹ La , Gái Đen… trong
bộ tiểu thuyết Cửa Biển sau này. Người ta thường gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ, những còn
người “dưới đáy” . Toàn bộ tác phẩm của Nguyên Hồng đều nhắm thể hiện những tình cảm nhân đạo sôi nổi và thống thiết . Đặc điểm đáng quý nhất của chủ nghĩa nhân đạo Nguyên
Hồng là niềm tin không gì lay chuyễn được ở phía tích cực, phía ánh sáng của
tâm hồn con người . Ngoài những tập văn
xuôi đầy chất thơ, Nguyên Hồng cũng là một nhà thơ thật sự, tứ thơ rất khỏe, không lấy cảm hứng từ mây, gió, trăng , hoa… mà cất luyện từ than bụi nhà máy, bến tàu, từ sỏi đá đồi khô cỏ cháy hòa với mồ hôi mặn
chát và nóng bỏng của những người lao
động. Nhưng Nguyên Hồng không phải bi quan mà lạc quan mãnh liệt, một thứ bản năng tự
nhiên, rất khỏe luôn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Một bút
pháp lãng mạn hùng tráng ở một thế giới hình tượng luôn luôn có sự đối
lập quyết liệt giữa bóng tối và ánh sáng,
giữa nắng vàng trời xanh và bảo tố, giữa địa ngục và lò lữa, giữa tính cách
thánh thiện và tâm địa ma quỷ. Như
Cậu Khòa, một nhân vật tương tự Quasimodo
trong truyện Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo . Như cơn sám hối
giằng xé nội tâm dữ dội, trường hợp Mẹ La can tội giết chồng hay Gái Đen
trót có mang với một tay phản bội Cách Mạng … , những
nhân vật đặc sắc của bộ tiểu thuyết Cửa Biển. Cuộc đời và tác phẩm Nguyên Hồng có nhiều điểm rất gần
với nhà văn Nga Maxim Gorki . ( chiếu
theo Nguyễn Đăng Mạnh -2000 ).
* Nguyễn Bính , nhà thơ của ca dao ,
hương quê Việt Nam
( 1919- 1966 )
Có sách nói là
Nguyễn Bính sinh năm 1918 ở Nam
Định . Được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải khuyến khích thi ca năm 1937 với
tác phẩm “ Tâm Hồn Tôi”. Thi nhân liên
tiếp đăng thơ trên các báo Ngày Nay,
Tiểu thuyết thứ Bảy, tiểu thuyết thứ Năm. Từ 1940 đến 1942, tác giả đã
xuất bản nhiều tập thơ như “ Bước Sang
Ngang”, “Tâm Hồn Tôi”, Mười Hai Bến Nước”,
được cả toàn quốc thưởng lãm, tên tuổi được đưa vào “ Thi Nhân Việt Nam”
như là một nhà thơ của Ca Dao, của Đồng
Quê để làm cho tất cả hương quê Việt Nam
được thăng hoa thành Thơ , từ tình đến
cảnh. Sau 1940, Nguyễn Bính lên đường vào Nam , dừng chân tại Huế và sáng tác
một số thi phẩm ghi vài nét “ rêu xanh” trong trang “hoài cổ” :
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông
dài mái tóc cung nga
buông hờ.
Đôi bờ
đôi cánh tay vua,
Cung nga
úp mặt làm thơ thất tình. …
…Ở đây có
nước sông Hương,
Có cây
núi Ngự, có đường Nam Giao
Bồng bồng
sáu nhịp cầu cao ,
Thờ ơ bóng
mát nơi nào cũng xanh,
Thâm u
một dải hoàng thành,
Đỉnh suông
con én không đành bay đi
( Vài nét Huế )
Nguyễn Bính từng là nạn nhân của
“ trăm hoa đua nở”, chánh sách lừa
dối Bắc Việt mô phỏng Mao Trạch Đông,
cho đến ngày tàn vào ngày 10 tháng giêng
năm 1966 sau cơn thổ huyết , chỉ
với 49 tuổi đời với bao nhiêu đọa dày,
khi “ Tỉnh giấc chiêm bao” , thi nhân mới thấy rằng chánh sách thật độc
ác. ( Dòng Việt - 2002 ).
*Nhạc sĩ Văn Cao ( 1923-1995)
Nguyễn Văn Cao quê Nam
Định, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923. Tuổi 18, đôi mươi, tài năng Văn Cao đã lộ
diện và khẳng định với những ca khúc Thiên Thai, Trương Chi, Cung đàn xưa , Suối
mơ ... là những vẻ đẹp hồi cổ, vang
bóng một thời. Rồi Văn Cao đến với Cách Mạng tháng 8 năm 1945 bằng Tiến quân ca mà nét
nhạc đầu tiên theo hồi ức của chính Văn
Cao, ông đã tìm thấy trong ngọn lữa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt” của
những người đói khổ. Tiến quân ca là sự thanh lọc của tâm hồn nghệ sĩ, để trở
thành một cái gì thuộc về Hồn Nước. Song không phải chỉ có thế ! Giai điệu Văn
Cao với những Bắc Sơn, Làng tôi,
Trường Ca sông Lô, Tiến về Hà Nội v.v… đã đi theo tuổi trẻ Việt Nam suốt chiều dài cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp,
trở thành một mảnh đời của họ, cùng họ qua mọi thăng trầm đất nước. Đáng tiếc là những nhạc phẩm trử tình, đầy thơ mộng êm dịu trước
đó, lại bị Miền Bắc cấm trình bày, từ năm 1956 đến năm 1987, vì nghi Văn Cao tham gia chương trình “Nhân Văn Giai
Phẩm” . Nhiều người nói: trong âm nhạc,Văn
Cao sang trọng như một ông hoàng. Và họ cũng nói : Văn Cao
là khách hành hương về mọi nẻo đường của văn chương nghệ thuật. Văn
Cao là nghệ sĩ nhiều chiều : nhạc
sĩ , họa sĩ , thi sĩ … Với Nàng Thơ
, ông đã làm quen từ thuở đôi mươi. Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc , nói lên
chết chóc vì nạn đói khủng khiếp 1945- 46
đã đi vào sách giáo khoa. Tiếp theo là Cửa Biển những năm 1960 và Qui Nhơn những năm 1980. Triết lý Văn Cao là hào hoa, sang trọng. Văn
Cao đúng là một bậc tài hoa đất Việt (
chiếu theo Trần Quốc Vượng- 2000 )
Phần II : Lạm Bàn về
Phát triển Nam Định
Nam
Định là một tỉnh trọng điểm lương
thực toàn miền Bắc. Sản xuất cây lương
thực lẽ dĩ nhiên, đặc biệt là trồng
lúa chiếm ưu thế, diện tích lúa năm 1998
chiếm 88% tổng diện tích cây trồng ( năm
đó là 105 437.7 ha, hay
63 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Diện tích lúa từ lâu, hầu như không thay đổi khoảng 164 000 ha ( diện tích cả ba vụ , đông
xuân , hè thu , vụ mùa) từ năm 1995 đến năm 2002, thậm chí còn giảm đôi chút so với năm 2000, năm diện tích lúa Nam Định trên 166 000 ha. Trái lại năng xuất tăng đều
từ 4. 82 tấn lúa ( thóc )/ha năm 1995 lên đến 5.96 tấn/ha năm 2002 . Sản lượng
lúa cả năm của Nam Định cũng tăng từ 787 000 tấn năm 1995 lên trên 978 000 tấn
năm 2002. Giúp tỉnh an toàn về lương thực và bình quân đầu người trên 500kg qui thóc /người /năm, cao hơn cả nước 18.8% và cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng 25.7 % .
Sản lượng lúa cả năm ở Nam
Định đã hơn hẳn ở Hà Tây ( 978 000 tấn
so với 966000 tấn năm 2002 ) , đứng hàng
thứ hai các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng,
chỉ sau tỉnh Thái Bình ( 1066 000 tấn
năm 2002 ) .
Nam Định là tỉnh có ngành công nghiệp phát triễn sớm. Ngay dưới thời Pháp thuộc, Nam Định đã là một trung tâm phát triễn công nghệ nhẹ miền Bắc.
Từ năm 1897 , thực dân Pháp đã xây dựng
một công ty tơ tằm ở Nam Định và năm
1920 ngành dệt đã được xây dựng ở đây.
Sau năm 1954 , công nghiệp Nam
Định vẫn tiếp tục theo hướng chuyên môn
hóa của một “ thành phố dệt”. Nhưng lúc tiến vào cơ chế thị trường, ngành công nghiệp Nam Định bộc lộ nhiều yếu
kém : đầu tư chấp vá, kỷ thuật lạc hậu, cơ chế quản lý bao cấp kéo dài, các doanh nghiệp lúng túng khi tiếp cận cơ chế mới, sản xuất kinh doanh chao đảo, nhiều doanh nghiệp
đứng trên bờ phá sản, đời sống người lao động giảm sút nghiêm trọng.
Tuy có nền văn hiến lâu đời , dân cư đông,
nguồn lao động trẻ , dồi dào có kiến thức và trình độ kỹ thuật khá cao ở đất nước và một nền
kinh tế phát triễn tương đối sớm
, nhưng Nam Định chuyễn dịch theo xu hướng chung cả nước , phù hợp với xu
thế thế giới, trong đó tỉ trọng các ngành sản xuất vật chất phải giảm và các
ngành phi vật chất- tri thức phải tăng.
Trong nội bộ các ngành sản xuất vật chất, xu hướng là phải giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, và tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây
dựng. Thế nhưng đến năm 1997, khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ mới chiếm
18.7% GDP. Còn khu vực nông lâm ngư nghiệp, tuy có gia giảm đôi
chút từ 46, 1 % năm 1993 xuống 43, 1 %
năm 1997 GDP , nhưng vẫn còn đứng hàng
thứ nhất trên hẳn dịch vụ chiếm
38.2% năm 1997. Qui hoạch năm 2010 Nam Định dự trù tăng 9% hay hơn nữa GDP mỗi năm ( theo giá năm 1994 ) và năm 2010
nông lâm ngư chỉ còn tăng theo
sác xuất 2-2.5 % mỗi năm , tỉ trọng
giảm xuống 29.8 % GDP , công nghệ và xây
dựng 36.0% và dịch vụ 34.2%.
* II
- A : Nông nghiệp Nam
Định cần chú trọng hơn nữa về lúa lai
đời F1 và phát triễn nuôithủy sản: nước mặn, nước lợ lẫn nước ngọt.
Sở dĩ như vậy là nhờ tỉnh Nam
Định đã trồng nhiều lúa lai ưu thế lai - hybrid rice . Theo bộ
Nông Nghiệp Việt Nam, diện tích trồng lai ưu thế lai ơ/ Việt Nam
đã tăng từ 11 094 ha năm 1992 lên đến 584 000 ha năm 2006 ( 346 000 ha
vụ đông xuân và 238 000 ha vụ
hè thu . Có phần ít hơn đôi chút
so diện tích lúa thế lai đạt năm 2003 là 600 000 ha( theo Grain - 2005 ). Diện tích lúa ưu thế lai Nam Định năm 2006 là
36 000 ha, chỉ thua Ninh Bình ( 84 000
ha năm 2006, giảm bớt 10 000 ha so với
năm 2000) ở đồng bằng sông Hồng. Diện
tích lúa ưu thế lai Việt Nam, từ năm 1997,
đã trên hẳn Ấn Độ , đứng hàng thứ
hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc ( 17 708 000 ha năm 1997 và năm
2003 là 15 210 000 ha ) .
Nhắc
lại là phương pháp tạo hột giống lúa ưu thế lai ( đời F1 ) và
sản xuất đại trà thành công đầu
tiên ở Trung Quốc vào giữa thập niên
1970 , ở Việt Nam và Ấn Độ giừa thập
niên 1990 như đã kể trên và ở Phi Luật
Tân vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21. Trong khi
đó bắp lai ưu thế lai đã bắt đầu trên
thế giới từ thập niên 1930. Vì đặc tính
lúa là tự thụ tinh, nên trước tiên
chuyên gia phải áp dụng cách lai
tạo giống riêng biệt dùng các dòng bất dục đực thuộc tế bào chất -
cytoplasmic male sterile lines hay
CMS và dòng phục hồi - restorer lines hay R của phương pháp bắp lai , nhưng họ thất bại. Mãi cho đến khi hai chuyên viên tuyễn chọn di
truyền Trung Quốc là Li Bi Hue và Feng Keshau, năm 1970, tìm
ra được cây lúa hoang dại với phấn hoa bị thoái hóa ở trại lúa Nan Hong
, đảo Hải Nam. Nhờ đó
phương pháp lai 3 dòng , gồm dòng
bất dục đực, dòng bảo tồn - maintainer lines hay B và dòng phục hồi được áp dụng.Trong số những dòng bất dục đực đầu tiên Erjiu Ai Ya,
Zhenshean 97 A, V20A, V41 A ở
Trung Quốc , chỉ dòng V20A thông dụng
hơn hết. Những dòng phục hồi đầu tiên tuyễn chọn là các giống Thần Nông IR như IR 24 ,
IR6, IR 661 và Thai Yin. Đến cuối
năm 1974, các chuyên viên lúa Trung Quốc mới hoàn tất phương pháp sản xuất lúa lai ưu thế lai 3
dòng . Tưởng cũng nên kể lại giai thoại chánh chuyên viên Việt Nam của Lúa Gạo Quốc Tế FAO được phái sang Hoa kỳ
cuối thập niên 1980 quan sát chương
trình lúa lai ưu thế lai Mỹ đang khảo
cứu cùng hai chuyên viên Trung Quốc là Viên hay Doãn( Yuan ) Long Bình và Li Bi Hue, tại các trung tâm khảo cứu lúa
đại học Texas A&M và Louisiana; khi
về đề xướng kỷ thuật mới sản xuất lúa lai ưu thế lai Trung Quốc , nối tiếp cách
trồng lúa cao năng IR ( VN mệnh danh là lúa Thần Nông từ năm 1967 ) các thập niên
1960-70- 80 của IRRI , bị IRRI phản đối kịch liệt ( tuy IRRI sau đó giảng hòa
và cũng chấp thuận cộng tác khảo cứu thêm kỷ thuật lúa ưu thế lai ). Nhưng may
mắn được ông nguyên Tổng giám đốc FAO
thông hiểu, đồng ý bảo trợ cho Việt Nam phát triễn, chẳng hạn qua FAO /TCP / VIE/ 2251( 1992- 93 ) và sau đó là
FAO/TCP/Vie / 6614 ( 1996-98 ).Những tổ hợp lai đầu tiên của Trung Quốc như Wei
you2 Wei you 3, Weiyou 6 , Shan you
3, Shan you 6 , Nam You
2, Nam you 3, Si you 2, Si you 3, và
Siyou 6, càng ngày càng bị các tổ hợp
lai đa dạng hơn thay thế, nhờ tạo ra những
dòng( A ) CMS đa dạng hơn, cũng như các dòng bảo tồn B và dòng phục hồi
R thích ứng hơn. Ngay tại Việt Nam , các tổ hợp lai HYT -56 (từ cha - mẹ IR8025A/ 242
R), phóng thích năm 1998 hay các tổ hợp
(? ) phóng thích năm 2000 từ cha- mẹ AMS
24A/ Quế 99 hay từ AMS24A/IR9761 đều đã bị các tổ hợp lai VL20 , VL
24, TH3-3 , TH 3-4, HYT 83 , và HYT92 thay thế, cũng như
các dòng cha- mẹ tân tạo đa dạng
hơn như 103S, TIS-96, T4S , T70S, T100 ,
AMS 27S ( Trần ĐứcViên và Nguyễn thị Dương Nga, đại học Nông Lâm Hà Nội, năm 2008 ). Một kỷ
thuật lúa lai ưu thế lai khác là lúa lai
2 dòng , căn cứ trên những giống lúa trở nên bất thụ đực vì nhiệt cảm - temperature sensitive genic male sterility( những nơi
nào nhiệt độ hơi thấp từ 280 C
trở xuống ) TGMS hay vì quang
cảm - photoperiod sensitive ( những
nơi nào trồng lúa ngày dài hơn 14 giờ) PGMS . Diện tích trồng lúa ưu thế lai 2 dòng ở Trung
Quốc năm 2000 đã là 2 triệu ha ( Yuan -
2000 ).
Lúa Lai |
Lúa lai ưu thế lai - hybrid
rice ( như các giống Nhị Ưu 838 n và
TH 3-3 ) ở Việt Nam ( Luật 1994 )
ở các thí nghiệm cho năng xuất cao hơn các giống nội phối - inbred
rice (như các giống Thần Nông IR ngày nay ở miền Nam hay các giống Bắc Thơm 7, Kháng dân, Q5 miền Bắc)
khoảng 18-45 % . Yuan Long Ping cha đẻ
của lúa lai ưu thế lai ở Trung Quốc cho biết là ở Trung Quốc lúa lai có năng
xuất trung bình cao hơn 20% các giống lúa nội phối. Tuy nhiên theo Viên và Nga
( 2008 ), nông trang miền đồng bằng sông Hồng không đạt đến mức mong
đợi, 15- 20% cao hơn các giống lúa nội
phối. Sở dĩ như vậy là vì nhiều khó khăn
trở ngại phát triễn lúa lai chưa giải quyết :
* thiếu giống lúa lai cao phẩm, tuy rằng các tổ hợp lai phóng thích ở Việt Nam cũng
như ở IRRI , ở Phi Luật Tân …tương đối
chất lượng đã khá ( Virmani IRRI
- 2003 ) . Các giống lúa lai cao năng- siêu năng tân tuyễn trong nước
như TH3- 3, VL20 , HYT 83 , HYT
92…, ngon cơm hay cao năng hơn vài giống nội phối, vẫn chưa hoàn toàn thích hợp với mọi
loại đất đai, khí hậu địa phương
* thiếu hẳn sản xuất các hột giống lúa lai cao phẩm ( hiện còn phải
nhập khẩu gần 80 % hột giống lúa lai Trung Quốc, từ số lượng đến phẩm giá, loại lúa lai và vì giá
rẽ hơn. Cấm nhập khẩu hột giống lúa lai Trung Quốc vụ đông xuân 2005 và vụ hè 2008 đã tăng hơn gấp đôi giá cả hột giống lúa lai
Trung Quốc, trong khi đó thi
nông lại tìm mua không ra các hột giống
lúa lai VN như TH3-3 và VL 20 . Phẩm giá
hột giống lúa lai sản xuất ở nước nhà
thường bị nông dân chê, không chịu mua vì hột phai - đổi màu , kích thước không thuần - không đồng nhất, nhiều hột đổi dạng- “ lạc dòng” -off types,
tỉ lệ nẩy mầm kém cỏi ( Tùng - 2008 ) Năm 2002,
nông dân không mua hột giống lúa lai hợp tác xã huyện Vụ Bản sản xuất bán ra chỉ 12 000 đồng VND, trong
khi đó lại đi mua hột giống Trung Quốc với giá 20 000 VND. Trong nhiều trường hợp, nông dân không biết rỏ là chính họ đã mua hột giống sản xuất trong
xứ nhưng lại dán nhãn hiệu Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp đã cố gắng cải thiện chương trình sản xuất hột giống lúa
lai trong nước, đặt chỉ tiêu là tự túc
đến mức 70 % ( thay vì chỉ mới 20% hiện
nay ) về loại hột giống lúa lai vào năm 2010 , nhưng không biết rỏ năm 2011 đã
thực hiện được mấy chục phần ?. Vì Việt
Nam vẫn chưa có được một doanh nghiệp tư nhân
mạnh mẽ tư nhân sản xuất hột giống lúa lai,dù rằng đã cố gắng khuyến khích
các công ty, doanh nghiệp có trên
100 ha sản xuất hột giống lúa lai, huấn
luyện họ và nông dân phát triễn kỷ
thuật sản xuất thiết yếu như
cải thiện di truyền độ thuần
nhất - purity và nở hoa đồng bộ -
flowering synchronization, tài trợ
họ trang bị cơ sở, tăng cường khảo cứu
và khuyến nông R&D tân tạo mỗi ngày
mỗi tốt hơn các giống lúa lai và các dòng cha- mẹ cao năng cao phẩm hơn, khỏi phải phụ thuộc vào các dòng cha mẹ Trung
Quốc v.v….
Tuy năng xuất trung bình lúa lai ở Việt Nam từ năm
1992 đến năm 2006, theo bộ Nông nghiệp phần lớn trên 6 tấn /vụ/ha . Trong khi trung bình năng xuất
giống nội phối là từ 3.33 năm 1992 đến
4.77 tấn/ ha/vụ năm 2006 , năng xuất lúa lai hần như đứng yên
tại chỗ ( Vụ Xuân 2006 năng xuất lúa lai
là 6.391 tấn /ha và vụ hè là 5.389 tấn/ ha , theo Viên và Nga ở Nam Định ) ,
trong khi năng xuất lúa nội phối lại có khuynh hướng mỗi ngày mỗi tăng gia (vụ xuân là 6,194 và vụ hè là 5.166 ). Vì phải thay đổi hột giống mỗi năm ( còn phải mua nhiều hột giống lúa lai của
Trung Quốc như đã nói trên) và trung bình một ha /một vụ phải dùng thêm khoảng 30 kg phân bón hóa học,
đặc biệt là phân đạm - nitrogen, chương trình lúa lai Việt Nam sẽ không
còn mấy hấp dẫn cho nông dân. Nếu không
có ổn định giá cả sản xuất hột giống trong nước, không có phân hóa học tương đối
rẽ tiền từ kỷ thuật mới và từ khí dầu thay vì từ than đá theo kỷ thuật lỗi thời
xưa cũ. Đặc biệt là hy vọng các chuyên viên khảo cứu tuyễn chọn di truyền lúa gạo nước nhà mau thành tựu các dòng cha
mẹ, các tổ hợp lai cao năng, cao phẩm, như đã có ở Trung Quốc lúa lai năng xuất
trên 12 tấn /ha /vụ và lúa lai thơm cao phẩm.
Khuynh hướng giảm bớt trồng lúa lai ưu thế lai dã bắt đầu ở đồng bằng sông Hồng đã ló dạng, từ năm 2000
đến 2006, bớt đi 1.07 %, diện tích trồng từ 221 650 ha trụt xuống 207 800 ha. May
thay, tỉnh Nam Định trong thời gian này, diện tích lúa lai vẫn còn gia tăng;
trong khi tỉnh Ninh Bình năm 2000 trồng nhiều lúa lai nhất đồng bằng sông Hồng 94 800 ha, năm 2006 chỉ còn trồng 84
000 ha.
Tuy có bờ biển khá dài , nhưng
khai thác thũy sản sẽ khó khăn thêm, vì
lẽ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt
Nam , lập các quận biển phía Nam Hải Nam, nới
rộng vùng hải phận Vịnh Bắc
Bộ thuộc Trung Quốc, quanh Hoàng Sa và
Hải Nam . Cho nên khó cho Nam Định, tăng
quá 25 000 tấn hải sản đánh bắt , tuy
năm 2002 đã đạt 23 000 tấn đưa Nam Định
lên hàng đầu các tỉnh đánh bắt hải sản
vùng Đồng Bằng sông Hồng có bờ biển ( Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Ninh Bình ). Như vậy Nam
Định phải chú trọng nhiều hơn về nuôi trồng thủy sản nước biển , nước lợ cũng như nước ngọt. Năm 1995, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản ở Nam Định ( 9500ha ) đã trên Thái
Bình( 9100) nhưng vẫn còn thua Hải Phòng
( 12 500
ha ). Năm 2002, diện tích nuôi thủy sản
ở Nam
Định là 12700 ha , chưa đuổi kịp Hải Phòng
13990ha. Năm 2010 diện tích này là 15 739
ha, gồm có 6214 ha thủy sản nuôi nước mặn
và nước lợ và 9520 ha nuôi nước
ngọt. Sản lượng thủy sản nuôi trồng Nam Định đã trên 64 000 tấn , 4 lần
hơn thủy sản đánh bắt. Đáng kể ra
là xuất cá rô phi đơn tính đực -
monosex male tilapia tằng từ 3.6 tấn / ha lên 4.4 tấn /ha . Năng xuất tôm
càng xanh nước ngọt - giant fresh water prawn Macrobrachium rosenbergii 2.17 tấn /ha tăng thêm 1.04 t/ha so với năm
2009 , và năng xuất cá tra - snake head ( loài ở đây là Hemibagrus guttatus ? ) là 18.2 tấn,
tăng thêm 5.3 tấn /ha. Nuôi tôm sú -
black tiger shrimp Panaeus monodon
dễ bị hư hại vì thời tiết , khí hậu và môi trường thay đổi cho nên Nam
Định đã khuyến khích nuôi tôm chân trắng- white leg shrimps ở vùng nước mặn và nước lợ . Năng xuất tôm
chân trắng trung bình đã đạt 11 tấn/ ha; trước đó chỉ là 3,1 tấn / ha theo
thể thức thâm canh- intensive và
1.5 theo thể thức bán thâm canh- semi intensive. Các hồ nuôi tôm sú cũng được cải thiện bằng
cách thả thêm các loài khác như cua bơi,
cá đé - sleeper ( ? ) … khiến tôm sú ít nhiễm bịnh hơn . Nam
Định đã trở thành một tỉnh xuất khẩu tôm đông lạnh.
Phát triễn mạnh nuôi trồng thủy sản
năm 2010 ở Nam Định là nhờ giá cả thủy sản tăng nhiều năm 2010, từ tôm sú, tôm chân trắng đến cá vược - perch, cá mú ( cá song ) -
grouper , cua bơi (hay ghẹ)
- swimming crab tông Portunidae
… Nhờ vậy, lợi tức nuôi thủy sản đã cao
1.5 lần hơn năm 2009. Nông dân
3 huyện nuôi trồng nhiều thủy sản
là Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu rất lấy làm hứng khởi. Lý do chánh cho sự thành công này là nhờ đột khởi sản xuất con giống- juveniles. Năm 2010,
gần 3 tỉ rưỡi - 3 423 triệu con giống đủ loài đực sản xuất ngay trong tỉnh nhà , tăng 63 %
so với năm ngoái ; trong sô này nhiều
loài cao giá như nghêu sò - clam,
cá vược , cá mú và cá đé vùng
nuớc lợ và nước mặn. Sản xuất con
giống cá vược leo - climbing perch , cá tra - cat fish Hemibagrus guttatus , cua bơi đang
được sản xuất và thể thức phổ
biến đại trà sẽ thực hiện nay mai. Riêng
về nghêu ( ngao ) sò - clam trên
1.8 tỉ con giống đã được sản xuất ở tỉnh
Nam Định, tương đương với 2.1 lần hơn tổng số con giống cho các vùng nước lợ và nước mặn. Tuy nhiên
ngành nuôi sò hàu- oysters , một loài sò điệp 2 mảnh vỏ, Việt Nam kiểm
kê được 26 loài, đặc biệt là hàu sông Ostrea
rivularis và hàu sú Ostrea glomerata.
Nam
Định là nơi sản xuất nhiều sò hàu nhất nước, năm 2004 đạt đỉnh cao nhất 30 000
tấn. Nhưng sau đó sản lượng bớt đi và năm 2010, Nam Định chỉ sản xuất được 20 000
tấn. Sở dĩ như vậy là vì Nam
Định vẫn còn phải nhập con giống sò hàu các tỉnh lân cận tỉ như từ trại sò hàu giống đảo Cát Bà, đang được chuyên viên Úc giúp đở cải thiện. Con
giống sò hàu cho Nam Định hiện nay là 1 tỉ con, nhưng hơn 300 ha của 100 trang trại con giống
chỉ mới cung cấp chừng10% yêu cầu. Nam
Định cần ngay kỷ thuật sinh sản vô tính - axexual reproduction tăng thêm
con giống sò hàu tân tiến nhất thế giới hiện nay của Tây Ban Nha và phát triễn thêm trại giống vô tính
này ở các vùng đầm lầy thủy triều thích
hợp tai 2 huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng.
Đồng thời Nam Định cũng cần thiết lập một nhà máy chế biến sàu hào xuất tỉnh
hay xuất khẩu. Giá cả con giống cũng đã
hạ nhiều. Sản xuất nông trại nuôi cá tập trung , năm 2010 đã chiếm 2880
ha. Và
36 dự án khác về nuôi trồng thủy sản đã được xúc tiến trong tỉnh. Nông
dân Nam
Định đã sử dụng các sản phẩm vi sinh học thay cho hóa học để khử nước diệt trùng, hầu giảm chi phí và cải
thiện nước nuôi thủy sản. Năm 2010, tuy còn thấy vài tôm cá nhiễm bịnh, nhưng không có dịch bịnh nào xảy ra cả.
Diện
tích 6 huyện vùng trũng Nam
Định chiếm trên 92 000ha . Diện tích ba
huyện đồng bằng ven biển chiếm 75 000 ha.
Cho thấy khả năng nuôi trồng thủy sản Nam Định còn nhiều tiềm thế . Nếu nâng cao thêm năng xuất lúa gạo cả lúa lai lẫn lúa nội phối
cao năng, cao phẩm, có thể bớt vụ trồng lúa mà vẫn duy trì an toàn lương
thực, chuyễn qua trồng hoa màu cao năng
chăn nuôi( đặc biệt là heo ) và làm thực phẩm nuôi thủy sản, hay rau hoa xứ
lạnh - xứ nóng( Nam Định đã có làng Vị
Khê huyện Nam Trực trồng hoa nổi tiếng) cung cấp cho hai đô thị là Hà Nội và Hải
Phòng chăng ?
II- B : Công nghệ hóa nhiều tri thức hơn
1-
Thăng trầm và
thách thức ở ngành tơ sợi và dệt may
Thật sự thì ngành tiểu công nghệ dệt may đã có mặt trước cả
ngành công nghệ này. Tỉ như thêu -
embroidery, dệt lụa - silk weaving. Nhiều triều đình Việt đã phải
triều cống Trung Hoa nhiều loại vải vóc đáng giá trị.
Hiện nay, ngành tiểu công nghệ truyền thống vẫn còn tồn tại và phát
triễn như làng Vạn Phúc tỉnh Hà Tây,
làng Triệu Khúc ở Hà Nội, làng Mẹo tỉnh Thái Bình,làng sản xuất tơ tằm ở Phương Dinh (, huyê Trực Ninh tỉnh Nam
Định. Sau 1954, ở miền Bắc đã tái lập tại Nam Đinh nhà máy sợi, nhà
máy tơ sợi, công ty quần áo- Nam Định
Garment Company cũng như vài làng
tiểu công nghệ dệt và may mặc. Ngành công nghệ khởi sự xuất khẩu qua khối kinh tế Comecon năm
1976 ; trước tiên qua Liên Bang Sô Viết
dưới hình thức cộng tác hợp đồng phụ - subcontracting cooperation. Việt Nam nhận bông vải của Nga Sô và gửi
lại Nga Sô thành phẩm cuối cùng. Năm 1979, thể thức cộng tác này nới rộng với Hung Gia Lợi,Tiệp Khắc và Đông Đức. Năm 1986, Việt Nam ký kết với Nga Sô một thỏa hiệp lớn gọi là thỏa hiệp 19 tháng 5,
theo đó Nga Sô cung cấp đủ mọi vật liệu
, họa kiểu thời trang và Việt Nam chế biến, gửi lại áo quần may sẳn và nhận các hàng hóa tiêu thụ. Trong thời
gian 1987-90 ngành công nghệ dệt may
phát triễn mạnh mẽ đem lại hàng trăm
ngàn công ăn việc làm trong nước và ở
tỉnh Nam
Định, đóng góp nhiều vào ngân sách quốc gia. Như đã nói trên, sau khi Nga Sô và
các nước Đông Âu sụp đổ, ngành công nghệ bị khủng hoảng lớn, không bán được thành phẩm cũng như
không mua được vật liệu và thiết bị sản xuất. Có thể xem thời gian 1990- 92 là thời gian khó khăn nhất cho ngành công
nghê, tơ sợi và dệt may ở nước nhà hay
ở Nam Định. Vài năm sau,
trên cơ bản ngành công nghệ đã thoát khỏi cơn nguy biến và đã đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm . Năm 1997 , ngành tơ sợi và may mặc đã chiếm 9.9 - 10. 2% giá trị tổng sản xuất công nghệ Việt Nam . Năm 1997, ngành dệt may Nam Định là ngành công nghệ lớn nhất tỉnh : chiếm 48 %
giá trị sản xuất công nghiêp toàn
tỉnh với 2 944 900 lao động , nghĩa là 40% tổng số lao động công nghiệp toàn tỉnh . Năm
1996 , theo Vinatex , ngành chỉ sợi- thread sản xuất cả nước gần 60 000 tấn ( sợi bông vải , Pe/co . … ) ; ngành
dệt vải 265 triệu mét vuông, ngành dệt
kim - kinitting products 20 000 tấ , khăn tắm bông vải 15 000 tấn . Phần Nam Định năm đó là 13.3 triêu mét
vải, quần áo dệt kim là trên 2 triệu cái, quần áo may sẳn là 5.1 triệu cái . Nam Định cũng sản xuất nhiều mùng-
mosquito nets bông vải .
Cơ cấu Công nghệ may mặc và
tơ sợi ở Việt Nam cũng như ở Nam Định
chia ra 3 lãnh vực : lảnh vực thượng
nguồn - up stream là sản xuất sợi
- fiber, trung nguồn là sản xuất vải
vóc- fabric và nhuộm - dyeing, hạ nguồn là
áo quần may mặc - garment manufacturing. Dù rằng
lảnh vực vải vóc cần nhiều tư bản hơn là lảnh vực áo quần may mặc, lảnh vực này vẫn cần nhiều lao động - labor intensive.
Sản xuất sợi cần nhiều tư bản - capital intensive . Công nghệ Việt Nam
tỏ ra yếu kém bất lợi so sánh ở thượng nguồn và trung nguồn, vì Việt Nam thiếu tư bản đầu tư lớn vào hai lảnh vực này.
Thật sự , Việt Nam chưa sản xuất được sợi và vải cao phẩm trong nước. Nếu có đi nữa , Việt Nam
mới chỉ sản xuất được sợi phẩm giá thấp,
dùng tiêu thụ trong nước mà thôi. Công nghệ sợi và may mặc áo quần ViệT Nam dùng những vật lieu như bông vải - cotton, sợi tổng hợp, len - woolen, chỉ sợi và tơ tằm. Ngành sản xuất bông vải và tơ tằm Việt Nam hiện chỉ mới thỏa mãn 10 %
yêu cầu công nghệ. Sau giai đoạn an toàn thực phẩm và sản xuất thực phẩm
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các
ngành cây cây công nghệ nước nhà có ưu
thế so sánh ( cao su , cà phê, hột điều , tiêu … ) , nước nhà cần lưu tâm cải thiện hơn nữa ngành trồng dâu, nuôi tằm (
năm 1996 không biết lý do gì diện tích
ruộng dâu trụt xuống 21 586 ha so
với 1 534 ha năm 1994 . Đáng lưu tâm
hơn nữa là phẩm giá tơ tằm Việt Nam phần lớn không được xếp hạng hay liệt vào
hạng C hay E , không nhiều ở hạng A là
hạng xuất khẩu được, chỉ chiếm 22. 5 %
năm đó ở vài vùng Lâm Đồng và Hưng Yên,
thua kém tơ tằm Trung Quốc nhiều và
thường bị chê là thiếu bền bỉ và rất khó nhuộm ) và trồng bông vải cao năng-
cao phẩm ( 1.5- 2.0 tấn bông vải /ha theo kỷ thuật hột giống mới bông vải lai ? Hiện năng xuất
bông vải ở tỉnh Đồng Nai là 0, 69 tấn/
ha , Sơn La là 0. 84 ). Ngành vải
vóc hiện dùng phần lớn là bông vải và vải pha trộn bông vải và polyester . 90% vật liệu
phải nhập khẩu qua thể thức khế
ước phụ. Thi trường thương mãi gọi thể thức này là CMT ( cut , make
and trim- cắt , may và tô điểm , trang trí) giá trị
tăng thêm thấp kém - low value added
. Theo UNIDO, giá trị tăng thêm cho mổi
lao động, tính bằng đô la Mỹ năm 1998,
Việt Nam tuy đã vượt Inđô nêxia ( 1770
đô la so với 1100 ), đuổi kịp ngang hàng Trung Quốc
, nhưng còn thua xa Mã lai Á ( 7980 ),
Singapore ( 15 560 ), và nhất là Hàn
Quốc - South Korea ( 20510) và Đài Loan ( 21 100 ).
Việt Nam cần phải tân tiến hóa mau lẹ hơn thập niên 1990 về kỷ thuật sản xuất
, đặc biệt thiết bị và máy móc ở công
nghệ tơ sợi và áo quần , mới mong tiếp tục tăng trưởng và cạnh tranh thắng lợi tương lai xuất khẩu
. Không rỏ năm 2010, Việt Nam đã đạt
mấy chục phần chỉ tiêu là sản xuất chỉ sợi dự trù 100 000 tấn, ngành dệt vải
601 triệu mét vuông, khăn tắm bông vải 40 000 tấn , quần áo dệt kim 45 000 tấn v.v… Mức gia
tăng là 14 % một năm so với mức 13 %
một năm trung bình cho các năm 2000 -
2005, thoã mãn yêu cầu ăn mặc của gần 90
triệu dân chúng , áp dụng kỷ thuật tiến,
tiến ít nhất là đúng trình độ Thái Lan
và Singapore, đạt mức xuất khẩu khoảng 4
tỉ đô la Mỹ ( so với 750 triệu năm 1995 và 3 tỉ năm 2005) . Trong
đó xuất khẩu áo quần may mặc là 3
tỉ ( so với 500 triệu năm
1995 và 2.2 tỉ năm 2005) và tơ
sợi là 1 tỉ( ? ) ( so với 250 triệu năm 1995
và 800 triệu năm 2005) . Ở Nam Định mọi tài chánh đầu tư phần lớn
trông cậy vào Tổ hợp ngành dầu lữa và
khí dầu Việt Nam - PetroViêtnam hay PVN , cùng Nhóm Tơ Sợi và
Áo quần May mặc Việt Nam National
Textile and Garment Group
và Công ty Hửu Hạn Thiên Trường Co Ltd
.
Năm 2000 lợi tức mỗi đầu người tỉnh Nam Định chỉ mới đến 200 đô la Mỹ.
Sở dĩ thấp kém vì phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực
nông lâm ngư nghiệp ( 83.6 % ), đất đai trồng tĩa thiếu thốn, nhỏ
hẹp, nhắm tự túc lúa gạo, an toàn lương thực ( nghiên cứu từ năm 1993 đến 2003 về “ Hợp tác Xã ” Cốc Thành, Xã Bạch Cốc cho thấy Xã chú trọng
phân phối đất đai theo kiểu xã hội chủ nghĩa không khác mấy lề lối phân phối đất công điền truyền thống
thời xưa : để trồng” tập thể” cây lương thực lúa , ngô ,
khoai … làm kinh tế để ăn , và chỉ để
một vườn nhỏ cho phép gia đình “ tư nhân” làm kinh tế lấy tiền, đào ao
nuôi cá, nuôi heo và rau hoa , trái cây đem bán ). Mục tiêu kế hoạch phát triễn Nam Đinh, từ năm 2003 đến năm 2010 là cố gắng tăng GDP mỗi đầu người lên trên
1000 đô la Mỹ năm 2010 ( sác xuất tăng
9 % một năm theo giá GDP 1994 ) bằng
cách chuyễn đổi cơ cấu kinh tế : giảm nông lâm ngư xuống mức 29.8% ( dù giữ mức gia tăng là 2-2.5 % một năm) , công nghệ và xây dựng lên 36 %( tăng
mỗi năm 17 % hay hơn nữa ) và dịch
vụ 34. 2 % vào năm 2010 ( tăng 9.5 % mồi
năm hay hơn nữa.
Chuyễn đổi cơ cấu từ thuần
nông qua công nghệ và dịch vụ chậm chạp và khó khăn ngay cả vào thời kỳ “
đổi mới”. Nhưng đến năm 2005, đã mau lẹ hơn: nông lâm ngư nghiệp chỉ còn
chiếm 41 % GDP, công nghệ và xây dựng 21.5 % và dịch vụ 38%.
Bằng cách cũng cố các khu - công viên công nghệ như cung cấp đầy đủ điện ( có lẽ nên xúc tiến
trước năm 2016 việc xây cất hai
tua bin số 1 và số 2 nhà máy nhiệt điện
than đá và khí dầu ( ? ) Nam Định trị giá 4.5 tỉ đô la Mỹ với công ty Hàn Quốc theo thể thức BOT, công xuất tổng
cọng 4 tua bin là 2 400 MV) nước sạch (
từ các tầng nước ngầm ) , giải quyết kịp thời các công nghệ thải nhiều ô nhiễm ( tránh kéo dài dây dưa như vụ nhà máy Veđan
chế tạo bột ngọt trong Nam ), giải quyết
mau lẹ hơn khiếu nại bồi thường đích đáng đất trưng dụng làm công nghệ. Cuối
cùng nâng cấp huấn nghệ giáo dục các thanh niên học
xong lớp 10 , và các cấp đại học kỷ thuật , tuy rằng Nam Định từ nhiều năm qua đã là một trong những tỉnh đứng đầu về chất lượng dạy và học, nhưng chương trình dạy và cách huấn luyện
chưa cập nhật thích nghi, chưa đủ tri thức cho
các lảnh vực dịch vụ và công nghệ , tỉnh nhà muốn thành lập và ngoại quốc muốn đầu tư chế xuất, xuất khẩu. Các khu công nghệ Nam Định đáng
kể là:
- khu công nghệ Hỏa Xá
ở ngay thành phố Nam Định, rộng 327 ha, đã có 86 dự án đầu tư ước lượng 18.8 tỉ đô la .
Một co6ng ty trong khu Hỏa Xá Nam Định |
- Công viên công nghệ Mỹ Trung ở huyện Mỹ Lộc và phường Lọc Hạ tỉnh lỵ Nam
Định, gần quốc lộ số 10, đang xây dựng, diện tích 190 ha và hy vọng sẽ có đầu tư khoảng 19 triệu đô la.
- Công viên Thành An ở
vùng Nam Định thuộc địa Pháp xưa cũ và
Tân Thành thuộc huyện Vụ Bản,
cũng bọc quốc lộ 10, đường tỉnh
nối Quốc lộ 10 và tỉnh lộ 21. Diện tích dự trù là 150 ha, nay đã thu hút trên 20 triệu đô la đầu tư .
- Công viên Bảo Minh thuộc
huyện Vụ Bản, phía Nam quốc
lộ 10, cách thị xã Nam
Định khoảng 10 km . Diện tích 200 ha
và đã thu hút trên 21 triệu đô la
đầu tư
- Công viên Hồng Tiến,
cách thị xã Nam Định chừng 25 km, ở huyện Ý Yên, bên cạnh quốc lộ số 10, cách
Binh Bình ( gần cảng Ninh Phúc ). Diện tích 250ha. Đây
là đầu tư thiết lập hạ tầng cơ
sở đầu tiên của PetroVietnam ở tỉnh nhà
.
- Công viên Ninh Cơ ở
sông Ninh Cơ. Diện tích gần 500 ha, gồm
xưởng đóng tàu, kỷ thuật công nghệ , khu chế xuất xuất nhập khẩu , dịch vụ chuyên chở và du lịch dọc
sông tại hai huyện Hải Hưng và
Nghĩa Hưng . Do VINASHIN hoạt động,
nay không rõ có tiếp tục tiến hành không ?
Sông Ninh Cơ |
Ngoài hoạt động của công ty
dệt liên hệ chặc chẻ với công ty may mặc
, ngành chế biến thực phẩm dùng
nguyên liệu tại chỗ cũng khá phong phú ( cuối thế kỷ thứ 19 , thực dân
Pháp đã xây dựng ở Nam Định các cơ sở
chế biến thực phẩm đầu tiên ),
tập trung ở thành phố Nam Định và
một số huyện ven biển như Hải Hậu , Xuân Trường; chủ yếu là thịt
đông lạnh , rau quả hộp, rượu bia, bánh kẹo, gạo, nếp, bắp ( ngô ) xay xát. Sản phẩm của ngành đã được xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Nhật Bổn .
Sản phẩm ngành cơ khí - điện và điện tử chủ yếu là các sản phẩm từ kim loại, lưới thép, lưới mạ
(mạ điện ), nhà máy động cơ, nhà máy đóng
tàu, ti vi, rađiô, thiết bị truyền thông. Ba huyện ven biển ( Giao Thủy , Hải Hậu , Nghĩa Hưng chủ yếu là
công nghiệp đánh bắt, nay thêm
nuôi trồng ,chế biến hải sản , ngoài các ngành sản xuất muối , vật liệu
xây dựng ( gạch ngói) , dệt cói. Các
huyện nội đồng chủ yếu sản xuất
tiểu thủ công nghiệp trong các
làng nghề dệt - may, đan tre mây, chạm khảm đồ gỗ, chế biến thực phẩm …
( Irvine , Ca Li , Hoa
Kỳ ngày 25 tháng tư , năm 2011 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét