Cập nhật hiểu biết về mức sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới hiện nay:
Làm sao cho Việt Nam củng cố địa vị xuất khẩu cà phê
hạng nhất thế giới
G S Tôn Thất Trình
… Ta đi
ta nhớ Tây Nguyên,
Ta về ta nhớ Bình Dương, Biên Hòa .
…Cà phê phủ kín Di Linh,
Hoa thơm tỏa trắng ngút ngàn Lạc Giao…
Tâm Đạo
( Di Linh thuộc tỉnh
Lâm Đồng, cuối đường Kiển Đạ - piste Kinda
thời Pháp thuộc, « con đường cà phê » miền Nam VN, đi lên Đắc Nông,
Đắc Lắc, Gia Lai. Lạc Giao là tên cũ của Ban Mê Thuột – Đắc Lắc. )
Xuất
khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã vượt Brasil , Ba Tây.
Brasil luôn luôn là một nước sản xuất và xuất
khẩu cà phê hạng nhất thế giới mà phần lớn lại là cà phê thơm ngon cà phê chè C. arabica, tuy
tương đối ít cafêin hơn là cà phê vối C.
canephora – robusta, dù rằng nay Brasil cũng tăng thêm sản xuất robusta,
phần lớn ở bang Espirito Santo. Mức sản
xuất cà phê robusta ở Brasil đã tăng từ 11.450 triệu
bao năm 2007- 08 đến 17 .7 triệu bao năm
2012 – 13 . 97 % cà phê Việt Nam là cà phê vối robusta. Mức sản xuất robusta
Việt Nam, mùa 2012-13, ước lượng là 21. 6 triệu bao.
Theo Tổ
chức Cà phê Quốc tế -International Coffee Organisation ( ICO ), ngày 16
tháng 8 năm 2012, Việt Nam đã chở tàu bán ra ngọai quốc 14 325 000 bao (60
kg một bao) 6 tháng đầu năm 2012, hơn mức
xuất khẩu Brasil 6 tháng năm nay là 13.63 % . Dù rằng mức xuất khẩu trụt xuống 23.5 % trong tháng 6 (vì nông dân
trồng cà phê không chịu bán gía thấp ), chỉ giao được 2 075 000 bao cho các nhà
nhập khẩu,Việt Nam đã giữ hạng nhất liên tục trong 5 tháng đầu năm 2012. Trị giá, theo Hải Quan Việt Nam, là 2.2 tỉ đô la Mỹ cho gần
1.05 triệu tấn cà phê từ tháng giêng đến tháng sáu năm 2012. Trong lúc đó, bộ Nông nghiệp cho biết là
trong 7 tháng đầu năm 2012, mức
xuất khẩu cà phê đạt 1.2 triệu tấn, đem
về cho quốc gia 2.5 tỉ đô la Mỹ , nghĩa
là tăng 31.6 % sản lượng và 25.4% trị giá so với 7 tháng
năm 2011.
Robusta giá thấp hơn arabica rất nhiều và gía cả sai biệt giữa arabica và robusta cũng đã gấp đôi tỉ xuất giá cả năm 2009 là 800 đô la Mỹ một
tấn. Theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao
Việt Nam Coffee and Cacao Association
( Vicofa ), xuất cảng arabica Việt Nam tuy vậy cũng đã tăng nhiều
mấy năm nay , từ 24 000 tấn năm
2009 lên 41 000 tấn năm 2010 và 50 000 tấn năm 2011. Giá cả
arabica Việt Nam xuất khẩu cũng tăng gần gấp đôi từ 2 313 đô la Mỹ một tấn năm 2009, lên
đến 4261 $US năm 2011. Cà phê arabica Việt Nam rất được các nhà tiêu thụ ở Hoa Kỳ, Đức, Nhật và Bỉ ưa
chuộng. Tuy nhiên các nhà chế biến trái
cà phê arabica ra thành các lọai hột( nhân ) thương mãi xuất khẩu được, đều không sản xuất đủ hiện nay. Việt Nam hy
vọng sẽ xuất khẩu 55 000 tấn
arabica mùa 2011- 2012 . Bộ Nông Nghiệp Việt Nam hy vọng sẽ nới rộng thêm diện tích arabica đất nước
vào khỏang 40 000 ha ( mẩu tây ) năm 2020, sẽ chiếm 8% tổng diện tích cà phê cả
nước.
Theo thông tấn Thanh Hoa –
Xinhua ngày 4 tháng giêng năm
2012, năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu
hơn 1.2 triệu tấn cà phê , tăng 27% sản lượng
và giá cả trung bình là 2005$US một tấn, tăng thêm
49.2 % so với mùa 2010. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cà phê VN lớn nhất
chiếm 11.7% tổng lượng xuất khẩu. Đức
đứng hạng nhì ( 10.1 % tổng số ). Nhưng các thị trường
nhập khẩu Bỉ- Belgium ( tăng
92.8% theo sản lượng và gấp ba
theo giá trị ) và Hòa Lan – Netherland ( tăng 46.4% sản
lượng và giá trị tăng gấp đôi ) là
những thị trường có mức tăng trưởng mạnh
nhất. Theo Reuters, Wall Street Journal , Financial Times .. . ngày 19 tháng 2 năm 2012, Việt Nam sẽ đạt giá
trị xuất khẩu mọi sản phẩm cà phê trên
2.6 tỉ $US năm 2011 và hy vọng sẽ đạt 3
tỉ $US năm 2012. Riêng lợi tức Việt Nam xuất khẩu hột ( nhân ) cà phê xanh – green coffee cũng sẽ trên 2 tỉ $US.
Theo Sở Nông nghiệp Ngọai quốc
– Foreign Agricultural Service / Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ -USDA , Brasil vẫn
còn là quốc gia sản xuất nhiều cà phê
nhất thế giới, nhưng biến chuyễn tùy theo thời tiết . Mùa 2008- 2009 là
53 000 000 bao - 60kg một bao,
mùa 2009/10 là 44 800 000 bao, mùa 2010-2011 là 54 000 000 bao, mùa 2011- 2012 là 49 200 000 bao, mùa 2012- 2013 ( tháng 6 ) là 55 900 000 bao. Trong khi sản xuất cà
phê Việt Nam vẫn tăng đều mấy năm nay, từ 16 980 000 bao mùa 2008-09, lên 18
500 000 bao năm 2009-10, 19 467 000 bao
năm 2010- 11, 21 000 000 bao năm 2011- 12, và
22 400 000 bao năm 2012 -13. Từ
lâu , mức sản xuất cà phê Việt Nam đã vượt xa hai nuớc trước đây đứng hạng nhì,
hạng ba thế giới là Inđônêxia( biến
thiên từ 8 triệu bao năm 2007- 2008 đến
mức cao nhất là 10.5 triệu bao năm 2009-
10 trong thời gian 2007-13 và Colombia ( biến thiên từ mức cao nhất
là 12.215 triệu bao năm 2007-08, mức thấp nhất hai năm nay là 7.5 triệu bao các mùa 2011- 12 và 2012- 13
). Vượt xa hẳn Côte
D’ Ivoire- Bờ Biển Ngà ( sản xuất
2.4 triệu bao năm 2009- 10, trụt
xuống thấp nhất là 1.5 triệu bao năm
2011- 12 , năm 2012- 13 có thể lên lại sản xuất 1.
8 triệu bao ), một nước sản xuất cà phê vối lọai robusta như Việt
Nam và đề cao lọai cà phê lai Arabusta
thay thế Robusta trước năm 1975, để bán
theo giá arabica cao hơn ( ? ) .
Ước lượng cà phê thế giới mùa 2012- 13, ở những nước tranh dành với Việt Nam
Brasil
Mùa 2012- 13 , tiên đóan Brasil sẽ đạt mức kỷ lục
là 55.6 triệu bao, cao hơn năm 2011-12
là 6,7 triệu bao. Phần lớn nhờ các cây trưởng thành giống cà phê chè
arabica năm nay thuộc về năm « được » ( mùa ) trong chu kỳ sản xuất nhị niên – biennual
production cycle của arabica ; trong khi mùa năm ngóai là năm «
thất » ( mùa ). Những chu kỳ trước tăng mạnh hơn ,nhưng chu kỳ năm nay ước đóan chỉ tăng
ít hơn so với chu kỳ năm ngóai, vì lẽ vùng Brasil trồng nhiều arabica nhất Minas Gerais bị đông giá làm hư hại nhiều cây arabica và Minas Gerais cũng bị hạn hán.
Trái lại muà cà phê vối
robusta tiên đóan như đã nói trên, sẽ tiếp tục tăng gia khá nhiều nhờ thời tiết thuận lợi và chăm sóc vườn cà
phê kỷ lưỡng, giúp cây đậu trái và phát triễn lớn hơn tại vùng Espirito Santo ( Saint Esprit ). Chỉ
trên phân nữa cung cấp phụ thêm là dùng
để tăng xuất khẩu, phần còn lại đi vào tiêu thụ và làm dự trữ - stocks.
Mức tiêu thụ cà phê ở Brasil mùa 2011- 12
tuy tăng thêm lại đến 45. 5 triệu bao so với mùa 2010-11 là 41.6 triệu tấn, nhưng vẫn còn thấp hơn mùa
2009- 2010 là 49,5 triệu bao. Mức tiêu thụ mùa 2012- 13 cũng sẽ chừng 44. 5
triệu bao . Và dự trữ tuy gia tăng lên
đến 2.93 triệu bao mùa 2012 -13 so với 1.8 triệu bao mùa 2011 -12, chắc cũng sẽ giúp
Brasil vẫn còn giữ hạng nhất dự trù xuất cảng 30.6 triệu bao mùa 2012( thu họach từ tháng 10 ở Brasil)-
2013 ( kết liễu tháng 6 ). Việt Nam đã xuất khẩu mùa 2011- 12 là 19 triệu
bao ( con số xuất khẩu Brasil là 27.2
triệu bao) , và hy vọng xuất khẩu mùa 2012- 13 là 20 triệu bao ( so với 30.6 triệu bao của Brasil ).
Colombia
Tiên đóan sản xuất cà phê ở Colombia chỉ là 7.5 triệu bao mùa 2012-
13 bằng mùa năm ngóai 2011-12, nghĩa là ít hơn mùa 2007- 2008 trước
khủng hỏang thế giới 2008, chừng 5 triệu
bao. Các điều kiện tăng trưởng vườn cà phê Colombia có phần yếu kém, vì lẽ nhiều vấn đề tai hại vẫn tồn tại, như nạn sâu
đục trái – cherry borer và bệnh rỉ lá – rust. Các
cây kháng bệnh rỉ lá, sâu đục trái của chương trình trồng lại giống mới
cho khỏi giảm bớt năng xuất, vẫn chưa trưởng
thành tuy đã gần kề. Colombia trông cậy vào hột cà phê nhập khẩu từ Ecuador và
Peru đến 90% mức tiêu thụ trong nước, cũng đã tăng thêm nhiều so với chỉ đến 20%, trước khi mức sản xuất hạ thấp. Ước lượng mức xuất khẩu cà phê Colombia là 6.5 triệu bao mùa 2012- 13, tương đương mùa
2011-12. Không có gì đáng cho Việt Nam lo ngại, nhất là khi cà phê chè
arabica Việt Nam nay cũng bắt đầu nổi danh thơm ngon như arabica Colombia trước
đây ( ? )
Inđônêxia
Đáng cho Việt Nam lưu ý hơn là tiên đóan mức sản xuất mùa 2012- 13 của Inđônêxia ( Nam
Dương ) là 9.5 triệu bao, một gia tăng
đáng kể thêm 1,4 triệu bao nhờ các điều kiện thời tiết thuận lợi, so với hai mùa trước cà phê thất bát vì mưa
quá nhiều. Tuy nhiên tiên đóan cũng còn
kém hơn mùa thua họach kỷ lục 2009- 10, vì diện tích trồng cà phê đã giảm sút
hơn 5% , khi giá cả ca cao, cao su,
cọ dừa – palm oil tăng cao hơn, khuyến dụ nông dân thay thế, chuyễn
qua 3 lọai cây này. Mức xuất khẩu hột cà phê Inđônêxia tiên đóan sẽ đạt 6.1 triệu bao.
Ấn Độ
Đáng lưu ý hơn nữa là mức sản xuất cà phê vối robusta Ấn Độ. Cách đây 10 năm, mức sản xuất cà phê Ấn
Độ chia đôi, một nữa cho arabica, một
nữa cho robusta. Nay robusta Ấn Độ chiếm đến gần 70 %. Vì robusta ít cần cường sinh lao động –
labor intrensive hơn , chịu đựng bệnh tật cũng tốt đẹp hơn, cho nên dân Ấn
dần dần thay thế arabica già cỗi. Mức xản xuất hy vọng sẽ đạt 5.1 triệu bao, có phần ít hơn năm ngóai chừng 200
000 bao. Năm ngóai là năm Ấn Độ thu họach cà phê kỷ lục, nhờ thời tiết lý tưởng. Tiên đóan mùa 2012- 13 , Ấn Độ sẽ xuất khẩu 4 triệu bao, tương đương 2 năm trước. Hể cà phê
cao giá thì mức xuất khẩu gia tăng, giảm bớt tiêu thụ và dự trữ.
Việt Nam
Như đã bàn qua ở các bài về các tỉnh Bình
Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc v.v… năm 1990, Cà phê Việt Nam chỉ có diện tích 119
000 ha, mức sản xuất là 92 000 tấn, khỏang 1. 54 triệu bao. Năm 2000, diện tích cà phê đã tăng lên
đến 562 000 ha, mức sản xuất là 802.500
tấn , chừng 13.4 triệu bao . Năm
2007-08, trước khủng hỏang 2008, Việt Nam sản xuất chừng 18 triệu bao – 1080 000 tấn cà phê hột ( nhân ). Khủng hỏang 2008 đã làm mức sản xuất cà
phê trụt xuống còn 16. 980 triệu bao- 1
188 000 tấn mùa 2008-09 . Nhưng các năm
sau, mức sản xuất tăng đều mỗi năm, lên đến con số ước lượng là 22.4
triệu bao-1 344 000 tấn mùa 2012- 13 ; 14,5 lần hơn năm 1990 và hơn mùa 2011- 12
khỏang 1. 4 triệu bao ; nhờ phối
hợp các điều kiện tăng trưởng thuận lợi và cây mới trồng đã đến thời kỳ thu họach.
Giá cà phê cao ở thương trường quốc tế càng khuyến khích nông dân trồng thêm cà
phê mới. Ngòai tuyễn chọn tinh dòng robusta
mới cao năng hơn nữa , có lẽ cũng nên lựa chọn phương cách bón
phân , tưới dặm, chăm sóc , tĩa cành … và
tuyễn chọn các tinh dòng robusta thích hợp, cao năng hơn cho các đất đỏ -vàng
và đất xám vùng thấp, vì đất đỏ nâu trồng trọt ở nước nhà đã khan hiếm ( trừ
phi cộng tác mở rộng thêm cà phê về phía
Nam Lào và Đông Bắc – Tây Bắc Cam Bốt , như đã làm với
cao su , hột điều ? ). Tuy
Việt Nam đã có chương trình tăng gia sản xuất cà phê arabica cao giá hơn , nhưng sản xuất arabica Việt Nam hiện tại còn
rất thấp kém , chỉ chừng 800 000 bao cho mùa
2012- 13 , tuy đã gấp đôi mùa 2007- 08 (
chỉ 400 000 bao arabica ), một con số bé tí so với mức sản xuất thế giới mùa 2012-
13 khỏang 88.1 triệu bao. Ngòai các
vùng Di Linh - Lâm Đồng, Pleiku, Kontum, Sơn La, Tuyên Quang, nên nới rộng
chương trình khảo cứu, khuyến nông arabica ở Lai Châu- Điện Biên, Trường Sơn
Tây phía Lào , nhất là cao nguyên Boloven,
lẫn phía Việt ; thay vì chỉ nghĩ đến cao su chịu lạnh mà thôi .
( Irvine ,
Nam Ca Li, ngày 28 tháng 8 năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét