Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Vài Bài Tóan Phát Triển ở Trung Quốc, Nhật và Ấn Độ


Vài bài tóan phát triển có lẽ Việt Nam nên học thêm ở ba nước “ mạnh”  Á Châu ?
                                  G S Tôn Thất Trình


Vấn đề tài trợ quỹ nghỉ hưu và an sinh xã hội, cấp dưỡng người già…. không phải chỉ khó khăn  khi kinh tế thế giới trì trệ ở các nước đã mở mang như  Hoa Kỳ,  Hiệp Hội Âu Châu… mà còn ở các nước đang trổi dậy. Sau đây là trường hợp Trung Quốc, Việt Nam thường theo đuôi chánh sách, với đôi chút thích nghi địa phương như thời thuộc địa Pháp, thích nghi, phụ thuộc chánh quốc  Pháp.

1-Tích tụ mây đen báo bão Khủng hỏang ( qũy ) Hưu Trí ( Nghỉ Hưu ) ở Trung Quốc.

Một người già trong xe lăn ở công viên Thẩm Dương (Shenyang)  
       Một dân số già nua mau lẹ làm các ngân sách chánh phủ căng duổi ra. Nhiều người  nói đây sẽ là một vấn đề thật sự cho Trung Quốc trong vòng 10 năm tới.

        Lý Thanh Viên -Li Qingyuan , 69 tuổi  đã có một cuộc sống thảnh thơi. Ông và bà vợ sống ở một căn hộ thỏai mái ở thủ đô Bắc Bình ( Kinh ) . Kể từ khi ông nghĩ hưu năm 2003,  rời  một xưởng máy sợi quốc doanh, lương hưu trí của ông tăng khỏang 10 % một năm, trên hẳn lạm phát. Mỗi tháng ông lảnh một chi phiếu 2800 đồng yuan ( 440 đô la Mỹ ) nhiều hơn  là tiền ông phải chi tiêu để sinh sống. Với tiền mặt phụ thêm,  ông sắm máy chụp hình cao cấp  và thấu kính – lenses. Ông nói : “ đời sống chúng tôi không xấu xa  tí nào sau khi tôi nghĩ hưu. Tôi rất lấy làm thõa mãn”.

        Dù có các kẻ nghĩ hưu sung sướng  như Lý  ( Tàu khác Việt Nam là gọi họ, không gọi tên ) – hay một phần vì họ -  chương trình nghĩ hưu Trung Quốc trở nên không thể vững bền, an định được nữa. Theo  một báo cáo gần đây của Ngân  Hàng Deutch Bank  và Ngân Hàng Trung Quốc Bank of China, thiếu hụt dự tính cho những tiền trả cho  nghĩ hưu tương lai sẽ lên đến 18.3 ngàn tỉ - trillion yuan năm 2013.  Dân Tàu già hơn  60 tuổi  nay đã là 13 %  tổng số dân.  Theo Ngân Hàng Thế Giới, năm  2050 họ sẽ đạt 34 % tổng số. Philip O‘Keefe, phối hợp viên  khu vực Phát Triễn  Nhân Lọai cho Ngân Hàng Thế Giới ở Bắc Bình cho biết Trung Quốc  đang cố gắng trả tiền mau lẹ, trong lúc dân Tàu  cũng già nua đi mau lẹ.

     Khỏang phân nữa số 31 tỉnh Trung Quốc đã không đủ khả năng trả mọi phí tổn cho dân Tàu nghĩ hưu , thay vào đó họ  trông cậy vào chuyễn dịch tài chánh từ chánh phủ Trung Ương. Chánh phủ Trung Ương nói rằng họ đủ tiền để trả mọi công nợ  bây giờ, nhưng hiện có tranh cải là đủ tiền trả bao lâu nữa.  Hồ Dư Vệ- Hu Yuwei,  làm việc cho Ngân Hàng Tây Ban Nha  BBVA, đang thám hiểm  cộng tác  cùng các xử lý (quĩ)  nghĩ hưu địa phương  nói là “ nhiều người cho rằng đây là một vấn đề thật sự trong vòng 10 năm tới.  Hiện nay  chánh phủ có thể  sử dụng ngân quỹ trung ương hay chuyễn tiền giữa các tỉnh với nhau. Nhưng 10 năm tới, số lượng trở nên qúa to lớn để đơn giản di chuyễn tiền loanh quanh.”

         Bất bình đẳng là một khía cạnh vấn đề.  Lương bổng trung bình hàng tháng ở các đô thị là chừng 1500 yuan, trong khi ở nông thôn có khi chỉ chừng  55 yuan .  Lợi lộc  của 40 triệu công chức, nhà giáo, và các bác sĩ y tế quốc doanh là mối chia rẽ lớn.  Lương nghĩ hưu của họ điển hình lên đến 90 % lương khi còn làm việc , mà không bao giờ phải góp  vào các quỉ hưu bổng trước khi họ nghĩ hưu cả thảy. Ai họat động cho các tổ chức không thuộc chánh quyền thì lại phải trả 8%  tiền lương vào một trương mục cá nhân.  Trung bình họ chỉ lãnh lương hưu bằng 42 % lương lúc còn làm việc.

      Các dân Tàu trẻ đặc biệt nói rằng họ bị chánh phủ đòi hỏi phải hổ trợ các người già cả ngay cả khi họ không tham gia  vào bất cứ quỹ nào khi họ nghĩ hưu.  Họ tức giận vì  sẽ phải làm việc lâu ngày hơn, khi họ cho rằng  đơn giản kéo dài thời gian làm việc là để đài thọ cho những người đang nghĩ hưu.

      Giải pháp rõ rệt nhất lại thất nhân tâm nhất.  Một hệ thống  chánh phủ trung ương và tỉnh kiểm sóat kỷ lưỡng, sẽ làm giám sát dễ dàng hơn, giúp cho đầu tư trên các cổ phiếu  lãi cao trên các dự án quốc doanh về hạ tầng cơ sở.  Rắc rối là  các chánh phủ địa phương không thích, miễn cưỡng  chuyễn giao tiền mặt.  Nâng tuổi nghĩ hưu  đàn ông lên 65  từ 60 và đàn bà từ 50  sẽ giúp nhiều, nhưng theo một nghiên cứu trên đường dây trực tuyến – online  do nhật báo Nhân Dân thực hiện, 93% dân Tàu chống đối biện pháp này. Theo Yang Yan Sui- Vuơng Diên Tùy ( ? ) , giám đốc Trung tâm  Việc Làm và An Sinh Xã hội ở Đại học Thanh Hoa , đây là một cản trở lớn lao  cho tương lai. Càng ngày càng có nhiều thanh niên nam nữ hiểu rỏ điều này.  Họ không tin tưởng chánh phủ. 

   2 – Nổi lọan chống thuế ở Nhật Bổn và  cũng là Bong bóng Quốc trái ( bông phiếu ) nữa . 

Cuộc biểu tình phản đối về Thuế của các phụ nữ Nhật 
      Khỏang 200 bà nội trợ Nhật, tiến bước xuống một đường phố tiệm mua bán ở trung tâm thủ đô Tokyo,  dùng muổng múc đập mạnh vào soong chảo và hô to khẩu hiệu  chỉ trích dự án chánh phủ tăng gấp đôi thuế tiêu thụ hiện là 5%.

        Natsuyo Makabe,  một bà phản đối đã tham dự 3 biểu tình tháng 6 năm 2012 chống tăng thuế  cũng như chống  năng lượng hạt nhân  và thỏa hiệp thương mãi tự do  nói: “  dân gian bình thường như chúng tôi  chỉ có  vừa đủ tiền, giới hạn chúng tôi có thể chi tiêu  mỗi tháng.  99% dân gian  sẽ phải  cắt bớt mua sắm”.

         Các kẻ phản đối mang tấm vải che ngực nấu ăn – apron protesters này, như họ mệnh danh, biện cứ là  tăng thuế sẽ là một cản trở  nặng nề cho ngân sách gia đình, khi mà nền kinh tế  không thể chịu đựng nổi một  giảm thiểu tiêu thụ. Họ nói rằng đây là một thời gian xấu xa cho  thủ tướng Yoshihiko Noda để kiềm chế  nợ công cọng, sẽ lên trên  230%  mức sản xuất quốc gia Nhật  năm nay 2012 , lớn nhất bất cứ nơi nào.  Tăng thuế  đã được Hạ Viện Quốc Hội Nhật thông qua nhưng Thượng Viện chưa bỏ phiếu và liên minh Noda đang bắt đầu sụp đổ .

       Nợ Nhật thổi phồng lên to  trong lúc dân Nhật già thêm đi  và teo lại, có nghĩa là  chỉ còn 2,4  dân Nhật ngày nay  ở tuổi làm việc  phải hổ trợ  một công dân cao niên Nhật, so với tỉ lệ 9.1 năm 1965.  Nếu thuế xấu xa nay được thông qua, Noda  có thể bóp nghẹt  tiêu thụ,  giảm lợi tức  thâu thuế, và Nhật vẫn còn  công nợ sâu đậm. Nếu tăng thuế thất bại ở  Thượng Viện, vấn đề Nhật nợ nần vẫn còn tồn tại như thường.

       Tuy nhiên  quốc trái, phiếu nợ Nhật chưa bao giờ được yêu chuộng như ngày nay. Giờ điểm nổ bom thuế khóa-  Nhật  có thể nào cắt giảm  thiếu  hụt ngân sách  và nợ nần tối cao, trước khi đã quá chậm không đây ? – đã bị nhận chìm  vì ồn ào  của cuộc khủng hỏang eurô, đã biến Nhật thành  một  nơi ẩn náu yên thân  cho các nhà đầu tư  phiếu nợ .  Các chủ nhân ngọai quốc các bông phiếu quốc trái chánh phủ Nhật  đã vượt kỷ lục là 8.3 % năm 2011. Lợi nhuận  trên bông chuẩn mực 10 năm  mới đây, đã rơi xuống  còn 0.72 % , thấp nhất kể từ năm 2003. Chỉ có Thụy Sĩ – Switzerland mới có tỉ lệ lợi nhuận trả ít hơn thế cho vay mượn.  Nhưng nợ nần Nhật nay đến 93 000 đô la Mỹ ( $US )  cho mỗi người Nhật, so với con số 33 000$US cả ở Hoa Kỳ lẫn Hy lạp – Greece, theo các dữ liệu Bloomberg.

          Thặng dư tài khỏan Nhật hiện hửu ( một phối hợp  thặng dư thương mãi  và ngân khỏan hồi hương từ ngọai quốc ) có nghĩa là Nhật  không tùy thuộc  vào các nhà đầu tư ngọai quốc  để thấm sạch  mọi vấn đề  bông quốc trái, theo lời Genji Tsukatani, xỷ lý  vốn đầu tư  ở JPMorgan Asset Management Japan . Ông nói là Nhật  có hiểm nguy rất thấp về việc không trả nợ được – default.  Takeshi Fugimaki, nguyên là cố vấn cho nhà đầu tư George Soros , không đồng ý , cảnh báo rằng thị trường  phiếu nợ địa phương là một bong bóng  sẽ nổ tung  trong vòng 5 năm tới. Ông cho rằng  ông sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên, nếu việc không trả nợ nổi sẽ xảy ra ngày mai.

        L. Kyle Bass, thiết lập viên của quỹ  mua giá cố định – hedge fund  Hayman Capital Management , đã cá cược trên một sụp đổ của thị trường phiếu nợ tại Nhật,  kể từ năm 2009 . Ông tiên đóan  là Nhât sẽ bắt đầu  kinh nghiệm về các thiếu hụt  thương mãi thường xuyên, khi đồng yen – tiền Nhật mạnh mẽ sẽ đẩy các nhà chế tạo Nhật ra ngọai quốc nhiều hơn.  Thiếu hụt thương mãi, song song với tiết kiệm gia giảm, sẽ khởi động   một nâng cao lợi nhuận  đến điểm mà phí tổn  làm dịch vụ trả nợ cho Nhật, sẽ  cao hơn lợi tức chánh phủ , theo lời ông.  Ông  công nhận  là các nhà đầu tư các phiếu nợ khác   đã  gán cho quan điểm của ông tên nhạo báng là “ nhà chế tạo đàn bà góa – widow  maker”  kể từ khi cá cược  chống lại thị trường phiếu nợ Nhật đến ngày nay không đem đến kết quả nào cả.              

          Tuy nhiên, nứt rạn đã  xuất hiện. Một vùng lên nhập khẩu năng lượng để bù trừ cho  các nhà máy hạt nhân ngồi  không sau trận động đất năm ngóai, đã  khiến Nhật có một  thiếu hụt tài khỏan hiện hửu  kỷ lục. JPMorgan  chờ đợi thiếu hụt trở thành kinh niên  vào năm 2015.  Barclays nghĩ rằng  chuyễn đổi sẽ xảy ra năm 2018.  Qũy Đầu tư Nghĩ hưu của Chánh phủ giám sát 113.6 ngàn tỉ - trillion yen ( $US 1 .45 trillion ) và theo lịch sử  là một kẻ mua  lớn nhất các món nợ Nhật, hiện tại khỏang 63%  tích sản mình. Tháng 7 vừa qua,  ngân hàng tiết lộ  là tiền trả lương nghĩ hưu  đã vượt quá lợi tức khi giới  em bé phồn thịnh (sinh ra nhiều ) – baby boomers đến tuổi 65  và  đủ tư cách lảnh hưu. Chủ tịch quỹ Takahiro Mitani  nói: chúng ta cần bán các bông phiếu quốc trái của chánh phủ để có đủ tiền mặt. Nếu  quá nhiều thể chế  phải bán bông phiếu quốc trái, lãi sẽ tăng lên.

        Noda  tăng thuế  sẽ dâng cao thuế bán hàng lên 8% năm 2014  và 10% năm 2015 . Tăng gia này sẽ tốn thêm cho mỗi gia đình Nhật 4 người, trung bình 119 369 yen một năm, theo Viện Khảo cứu Đời sống Daiichi . Bà phản đối Makabe  nói : Chúng tôi không  còn  tiền để bỏ vào  trương mục tiết kiệm nữa.

        Ảnh hưởng các gia đình cắt bỏ  sẽ tai hại lớn cho nền kinh tế, theo lời Shinichi Kobuki, người tổ chức  cuộc đi biểu tình Makabe đã tham dự.  Chúng tôi vẫn còn ở tình trạng suy sụp giảm phát – deflation slump, lương bổng chúng tôi thấp hơn  và các tiểu doanh vụ sẽ phá sản.  Hậu quả gánh  thuế khóa nặng nề to lớn hơn, cũng sẽ tệ hại hơn là chỉ đời sống cá nhân cay đắng hơn .

2- Tắt điện tối câm Ấn Độ  có thể  làm Chậm đi Tiến bộ ( năng lượng) Xanh.


Nếu có một quốc gia nào  trên thế giới điện mặt trời bán dễ dàng, đó là Ấn Độ . 2/3  nguồn cung cấp điện ở Ấn Độ đến từ các nhiên liệu hóa thạch – fossil fuels và các nhà  sản xuất điện không  có đủ than đá ( xem bài “than đá thế giới” đăng tải trên mạng Internet của trang web Blogs the Gift  ngày 7 tháng 8 năm 2012 ) để chạy các nhà máy điện hay đủ đường ống để phân phối khí dầu thiên nhiên.  Như đã biết tháng 7 – 2012,  các tắt điện tối câm – blackouts trong 2 ngày  đã khiến cho Bắc Ấn Độ  hòan tòan tối câm, ở một thời điểm cắt điện  khiến  6 40 triệu dân Ấn không có điện dùng. Ngay cả khi xử lý điện tốt nhất, mạng lưới điện Ấn Độ không đủ sức phụng sự cho mhiều vùng xứ sở. Theo lời  H Harish Hande, giám đốc điều khiển Selco Solar,  một hảng tọa lạc tại thành phố Bengalore tụ điểm vào nới rộng sử dụng điện mặt trời  cho dân nghèo nông thôn,  “tối câm tắt điện  tháng 7 chỉ kéo dài đôi ngày, nhưng 400 triệu dân Ấn  chưa bao giờ có  điện  cả.”

 Ấn Độ chỉ có khỏang  1 gigawatts ( giga là một tỉ) hay 1 triệu kw điện mặt trời , 0.5%  điện tiêu thụ. Hande nói rằng điện mặt trời  cuối cùng sẽ trở lại địa vị thấp kém ( ngồi ở ghế sau ) khi chánh phủ cố gắng  làm yên lòng  các lảnh đạo doanh nhân  và nhà đầu tư  là sẽ giải quyết mau lẹ  các tai ương kinh niên về điện. Ông thêm là tôi hơi lo sợ rằng đó không phải là một cơ hội tốt đẹp.  Khủng hỏang sẽ là một  một viện cớ   để đẩy mạnh than đá và  hạt nhân.

Chánh phủ Ấn đã có  vài tiến bộ.  Năm nay, khả năng điện mặt trờ đã tăng lên gấp gần 4 lần, từ chỉ có 270 megawatts ( một mega = một triệu )  cuối năm  2011. Trong 5 năm chấm dứt tháng 3 năm 2012,  Ấn Độ đã thêm  14.3 gigawatts  khả năng tái sinh , vượt qúa chỉ tiêu qui họach.  Đầu tư vào năng lượng sạch  tăng thêm 62% năm 2011,  đến 12.2 tỉ đô la Mỹ ( nhưng vẫn tùy thuộc than đá và khí dầu thiên nhiên ). Hầu khuyến khích các cơ sở tiện nghi các bang  mua thêm điện xanh, chánh phủ đã thiết lập một hệ thống cho các công ty trao đổi các tín dụng năng lượng tái sinh.

Các nhà đầu tư điện xanh, phải bằng lòng một tiền tệ yếu kém , khó lòng nhập khẩu  được thiết bị cần dùng. Tháng ba, chánh phủ  cứ để đáo hạn khích lệ giúp gia tốc khấu hao - sụt giá tua bin điện gió.  Thay đổi này sẽ đưa tới giảm 20%  lắp đặt  năm nay, theo  Tài trợ  Năng lượng Mới Bloomberg.

  Các nhà sản xuất  điện mặt trời và gió không còn lựa chọn nào khác, ngòai việc bán điện của họ cho các công ty phân phối quốc doanh; nhưng nhiều công ty quốc doanh cũng đang còn bị khó khăn tài chánh, đau khổ vì lỗ lã tổng cọng chừng 15 tỉ đô la Mỹ, theo lời Ashish Sethia, chánh  sở Khảo cứu Ấn Độ cho Tài trợ Năng lượng Mới Bloomberg.  Khiến  tài trợ các dự án khó khăn.  Ông nói: nếu tôi là một nhà máy phát  điện gió  thiết lập một dự án  200 megawatts  ( 200 000 kw )  và tôi muốn bán cho một công ty đối giá  gần như phá sản, các ngân hàng sẽ phấn đấu để tài trợ dự án này.

             ( Irvine Nam Ca li ngày 22 tháng 8 năm 2012 ) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét