Hơn một năm sau nói qua
quan điểm của nguyệt san Khoa
Học Phổ thông – Popular Siences ngày 26 tháng 8 năm 2011 về giáo dục Khoa
học – Kỹ thuật cho tương lai phát triển Hoa Kỳ, sau đây là một quan điểm
khác của nguyệt san Khám phá –
Discover, Hoa Kỳ số tháng 10 năm 2012, có thể giúp phần nào cho Viết Nam chấn chỉnh lại giáo dục khoa học kỹ thuât
chăng ? Không nói đến tệ đoan các bằng cấp giả, bằng cấp dõm …( đặc biệt mua
bán ở ngành đại học cấp Thạc sĩ và Tiến
sĩ được bao che để lãnh chiếm những chức vụ điều khiển nhiều bộ, cục, sở, tỉnh, huyện…
nước nhà , báo chí trong và ngòai nước đã phơi bày rất nhiều, làm sửng sờ, đau buồn mọi
dân Việt, cần triệt để bài trừ mau lẹ nguồn gốc vàng thau lẫn lộn này :
Hoa Kỳ không thiếu Khoa học gia đâu !
G S Tôn Thất Trình
Sáng
suốt qui ước là thiếu hụt khoa học gia và kỹ sư
trẻ tuổi đe dọa thanh đua- cạnh
tranh ( thắng lợi ) xứ Cờ Hoa trên thế
giới. Quan điểm trái ngược là Hoa kỳ phải lo âu về phẩm giá , chứ không phải là
số lượng các nhà khoa học đào tạo ở Hoa
Kỳ. Việt Nam càng đáng lo âu hơn nữa ,
khi giáo dục dạy chính trị cổ lỗ vô bổ, tính chất kinh kệ tôn giáo, không nhằm
phát triễn tư duy khoa học ….( mạng G S Hòang Tụy, theo Lâm văn Bé , 2010 )
Năm 2010, Hoa Kỳ có 633 000 sinh viên
đọat bằng cấp cử nhân- Bachelor of Science ( BS ) về khoa học, công nghệ - engineering
và lảnh vực y tế. Hơn ¼ trong số này bảo đảm đủ sức theo học đọat bằng tiến sĩ
– PhD trong vòng 5 năm sau. 63 000 hậu
tiến sĩ được bổ nhiệm vào các ngành khoa
học , công nghệ và y tế năm 2010, tăng 45 % so với 10 năm trước, năm 2000. Rất
nhiều hậu tiến sĩ không tìm ra được việc
làm thường xuyên. Trong thời gian 5 năm
qua, từ 2006 đến 2011, tỉ xuất tài trợ liên bang ( của chánh phủ ) cho khảo cứu,
phát triễn không quốc phòng, là động lực
chánh thúc đẩy công việc liên hệ tới Khoa học – Kỹ thuật đã giảm bớt.
Kể từ
khi Nga Sô Viết phóng lên Sputnik năm
1957, dân Hoa Kỳ đau khổ vì lo sợ
tái diễn thụt lùi về khoa học. Ngày nay khi nền kinh tế Mỹ lắp
bắp và các nước ngọai quốc như Trung Quốc vươn lên, nổi lo sợ này
lại tái xuất hiện. Để giải đáp lo sợ này nhiều người đã ôm đồm một giải pháp thân thuộc và tuồng như khá lô
gíc: hãy đào tạo thêm các nhà khoa học và kỹ sư Hoa Kỳ. Các chánh trị gia , giới báo chí truyền
thông – media , ngay cả các Hàn lâm viện Quốc gia ( Hoa Kỳ ) không thuộc
chánh phủ cũng nhắc lại như vẹt cái nhìn
là Hoa Kỳ đang đối diện một thiếu
hụt cực trọng về các nhà khoa học và huấn luyện thêm họ sẽ có thành quả tăng thêm sáng tạo.
Thật tế,
Hoa Kỳ đã sản xuất đầy các nhà khoa học.
Ghi danh vào các chương trình sau
cử nhân vào khoa học và công nghệ đã tăng thêm 35%, từ năm 2000 đến năm 2010
theo Cơ quan Khoa học Quốc gia Hoa
Kỳ. Đơn giản có thêm thạc sĩ ( cao học )
và tiến sĩ khoa học không là phép kỳ diệu chuyễn thành sáng tạo . Rất nhiều nhà khoa học trẻ tuổi Hoa Kỳ đã xếp chồng
theo các mô hình nắm giữ sự
nghiệp , trải qua nhiều năm (có khi cả hàng chục năm ) ở vị trí hậu tiến sĩ cố
tìm công việc không đương nhiên tìm ra
ngay. Ở ngành bị tổn thương nặng nề
như hóa học và khoa học vật liệu, tỉ xuất thất nghiệp gần như tăng gấp đôi, lên
đến 6.1 % từ 2010 đến 2011( tỉ xuất thất nghiệp
cả nước và mọi ngành ở Mỹ khỏang trên 8 %, ở Pháp là 12 % ? ).
Hòa lẫn
thêm vấn đề, rất nhiều công việc khoa
học và công nghệ ( kỹ sư ) đi ra nước ngòai.
Ngành hóa học tuyệt diệu, làm ra các
hợp chất phức tạp dược phẩm và
các ứng dụng tiên tiến khác, trả lương cho các nhà khoa học nội địa ở Mỹ trung bình là
55 000 $ một năm. Ngành này trả lương
một nhà hóa học Ấn Độ 6 000 $
thôi. Các nhân viên Hoa Kỳ rất có thể sản xuất và khả năng hơn các nhà đối gía quốc
tế, nhưng không đương nhiên đủ một biên
tế có cơ giải thích lương bổng 9 lần cao hơn.
Bài học ở đây là Hoa Kỳ không thể chỉ
dẫn dắt dân Hoa Kỳ xuyên qua giáo dục khoa học và chờ đợi một vặn quay
dược phẩm, sứ mệnh không gian và giải đáp môi sinh mới mẽ. Thay vì khuấy
tung đạo tào thêm khoa học gia, Hoa Kỳ
cần chuẩn bị họ sẳn sàng tốt đẹp
hơn. Hoa Kỳ cần xác định những sinh viên giỏi dang hơn và trải bày họ
sớm sủa hơn về khảo cứu thật sự, để họ
có thể lựa chọn một sự nghiệp đeo đuổi
khám phá , thay vì họat động cho Phố Uông -Wall Street. Rồi thì, Hoa Kỳ cần thúc cựa trên các nhà sáng tạo trẻ tuổi này với các
tranh đua và công nhận của giới báo chí truyền thông. Hoa Kỳ đã đi đúng đường với những cuộc thi
tỉ như Phần thưởng X – X Price, nhưng Hoa Kỳ cũng phải cống hiến
tài trợ tranh đua cho những khám phá nhỏ hơn nhưng đáng kể hơn. Phát triễn một phản ứng mới hóa học có thể
không bảo đảm đọat giải Nobel, nhưng lại
có thể làm ra khác biệt cho một lọat công nghệ rộng lớn từ công nghệ dược phẩm
đến các pannen mặt trời .
Khám phá là một lọai tiền tệ kỳ lạ. Hoa Kỳ sẽ không
cải thiện được tình huống khoa học mình,
nếu không nuôi nấng ý kiến ( mới
) và cảm hứng .
( Irvine , Nam Ca Li ngày 18 tháng 9 năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét