Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Các Nhà Chọc Trời Siêu Cao


Khi nào Việt Nam theo kịp Mã Lai Á và Đài Loan, Hồng Kông…. về các nhà Chọc trời Siêu cao- Super Tall  Skycraper, sau thời kỳ cầu treo ( cầu Mỹ Thuận), đường hầm xa lộ trong núi Hải Vân(  Huế- Đà Nẳng), xa lộ ngầm dưới sông  Sài Gòn( Thủ Thiêm)  … ?  ở cao trào đô thị hóa nước nhà và trên thế giới ngày nay:

      Tiên tiến công nghệ giúp các kiến trúc sư cố xây nhà chọc trời cao một dặm Anh

                                            G S Tôn Thất Trình


1-      Lịch trình các xây cất cao theo thời gian trên thế giới

*Nữu Ước năm 1913 : Woolworth Building,   cao 792 bộ Anh=217.6m . Trên phương diện kỷ thuật  nó chưa thuộc lọai siêu  cao – supertall,  như Ủy ban ( Hoa Kỳ ) các Xây cất Siêu cao và Nhà ở Đô thị định nghĩa, phải cao hơn 300m hay 984 bộ Anh.
  * Nữu Ước năm 1931:  Empire State Building  cao 1250 bộ Anh = 375m mới được gọi là Siêu cao thế giới đầu tiên .
  *  Chicago- Hoa Kỳ năm 1973:  Sears Tower cao  1450 bộ = 435m
  *  Kuala Lumpur - Mã Lai Á năm 1998 : Petronas Tower cao 1483 bộ= 444.9 m
  *  Đài  Bắc - Đài Loan năm 2004 : Taipei 101 cao 1667 bộ =500.1m
  *  Dubai năm 2010: Burj Khalifa  cao 2717 bộ = 715,1 m
  *  Thượng Hải  năm 2014: Shanghai Tower  cao ước chừng 2073 bộ = 621.9m
  *  Jeddah - Vương Quốc Ả Rập  năm 2017: Kingdom Tower  cao ước chừng  3280 bộ = 984m   

2 - Nhà Chọc trời siêu cao- Super tall Skyscraper tân kỳ, cao hơn nữa dặm Anh

      Buổi sáng ngày 11 tháng 11 năm 2001 , Bill Baker, kỷ sư  cơ cấu- structural engineer  tại hảng  SOM –Skidmore, Owings và Merrill  đang làm việc tại sở ở trung tâm thành phố Chicago. SOM là công ty lảnh đạo  họa kiểu nhà chọc trời và ít nhất trên phương diện công nghệ  Baker là vua không ai chối cải được.Trong 30 năm qua, ông  giám sát hay họat động ở 6 trong số 15 xây cất cao nhất thế giới, nhưng ngày 9/11 là ngày xấu xa cho ai đang làm vua cõi này:  khi Trung Tâm Thương Mãi Thế Giới– World Trade Center sụp đổ và đồn đại rùm beng là một phi cơ  vô lại đang hướng về Tháp Sears -Tower, Baker  và các bạn đồng nghiệp  nhìn thấy tận mắt những tượng trưng nghề nghiệp của họ  đang trở thành những vật thể  của khủng bố.

        Vài ngày sau,  Baker và vài đồng sự  lái xe đến Nữu Ước. Các nhà đấu thầu cần có các kỷ sư tình nguyện giúp lấy các tháp đi. Ông nói : họ chia vị trí ra làm 4 vùng, mỗi vùng có 4 nhóm kỷ sư cơ cấu công nghệ và chúng tôi là nhóm Chicago. Lúc  Baker thu dọn đống gạch vụn, thật là khó lòng không đặt vấn đề cho kiến trúc cao ngất.  Một bài báo ở Associated Press  nhấn mạnh  là các nhà kiến trúc đã hỏi thẳng thắn  “ Vậy chớ trong tương lai, chúng ta có còn mãi làm các nhà chọc trời thần tượng nữa không ?”. 

     Chỉ 18 tháng sau 9/11, Baker trở lại Nữu Ước, lần nay  để thảo luận về họa kiểu  một xây cất cao nhất thế giới.  Công ty SOM thắng đấu thầu và 6 năm sau, nhà chọc trời Burj Khalifa  mọc lên  cao 2717  bộ (715.1 m ), nghĩa là cao  nữa dặm Anh .

       Thay vì là một thời đại kiến trúc khiêm nhường, thập niên kể từ 9/11 đã khai hoa, nở nhụy  xây cất nhà chọc trời. 70 năm trước 9/11, ghi chép cho thấy là xây cất cao nhất chỉ cao thêm 230 bộ ( 69m ). Kể từ  ngày đó, nhà chọc trời đã cao thêm 1234 bộ( 400.2 m).  Và chúng sẽ cao thêm hơn nữa vào thập niên tới. Ngày nay, các nhà chọc trời mới  đã tân kỳ- mới mẽ trên mọi phương diện: cơ cấu mới, vật liệu mới, họa kiểu  và thử nghiệm với những phương pháp mới. Thành quả không chỉ là những xây cất cao hơn mà còn là tòan thể một lọai xây cất mới:  đó là các nhà chọc trời siêu cao.  

    3-   Biến đổi kỹ thuật  xây cất -kiến trúc  từ 1933 đến 2000.  
     
          Những kỷ thuật xây cất mới mẽ từ khung tháp – steel frame, hệ thống cơ cấu hình ống – tube, cách sử dụng pha trộn – mixed use :  trước đây chỉ là phòng sở - office space ,  nay là nơi chứa  khách sạn, căn hộ chung công quản, thương xá và tiệm ăn, gạt bỏ kỷ thuật ống, tiến tới  “Cột cờ Chống đở - Stayed Mast” và “ Lõi Trụ Ốp Tường- Buttress  Core .

       Sau Empire State Building năm 1931 phát sinh từ ngữ nhà chọc trời, hai tháp của World Trade Center bắt đầu lên cao năm 1966, cao đến 1368 (  410.4 m ) và 1362 ( 408.6m ) bộ Anh. Nhưng chỉ 15 năm vừa qua, các kiến trúc sư và các kỷ sư  mới khởi sự  xem các siêu cao là một hạng kiến trúc riêng biệt, với thách đố và cơ hội riêng mình. Baker nói:  khi bạn  vượt quá kích thước  World Trade Center, bạn phải thay đổi tiến trình suy tư căn bản.  

           Tháng 10 năm 2012 ở Quảng Trường   30 Rockefeller Plaza, Nữu Ước, tháp  thần tượng cao 850 bộ ( 255m )  khánh thành năm 1933,  đứng cao nhất  thời đại điên cuồng  xây cất  các nhà chọc trời cực kỳ cao – ultra-tall- skycrapers.  Rồi tăng cao ngưng lại.  Trong vòng 30 năm kế tiếp, các tháp khung thép – steel frame như 30 Rock và Empire  State Building  tuồng như là bề cao nhất các kiến trúc sư đạt được.

          Rồi thay đổi  lại trở lại vào giữa thập niên 1960, khi một kỷ sư tên là Fazlur Khan ,một trong một tiền nhiệm của Baker  ở hảng SOM, đưa vào một hệ thống cơ cấu mới  gọi tên là Ống – the Tube.   Khan thay khung thép cổ truyền  bằng những lọat cột chạy lên cao phía bên ngòai  xây cất. Các cột  được nối liền với nhau và với lõi xây cất, chứa các thang máy, các  bậc cầu thang và các tiện nghi. Làm như vậy, phần mạnh mẽ nhất ở phía bên ngòai, nơi nó chịu đựng gió thổi tốt nhất, mà khi cao hơn 40 tầng , gió còn đáng lo ngại hơn trọng lực nữa .

  Sự xuất hiện Ống  đưa đến một đợt sóng các xây cất cao vào các thập niên 1960 và 1970  , gồm luôn cả  John Hancock Center, các Sears Towers, và World Trade Center. Nhưng khi Bakers đến SOM vào đầu thập niên 1980, các kỷ sư và kiến trúc sư  đã gặp phải những vấn đề mới. Hệ thống ống có nhiều giới hạn chánh:   nó có thể lên  cao như một kiến trúc sư mong muốn, nhưng chỉ khi nào đáy nó cũng tăng trưởng theo tỉ lệ.  Baker nói: “  nếu như  bạn  muốn nó cao gấp đôi, bạn phải làm nó rộng hai lần hơn và cũng sâu hai lần hơn, Như thế  một xây cất siêu cao, 150  nền nhà có nghĩa là nhiều triệu bộ vuông cho khỏang dùng làm phòng sở, đa số  sâu xa vào bên trong xây cất, nghĩa là đủ sức làm cho các nhà đầu tư bồn chồn lo lắng, nới lỏng giây ràng buộc và muốn đi ngay ra ngòai  ở cửa gần nhất .

     Giữa thập niên 1990, hai điều xảy ra giúp các kiến trúc sư  đẩy xa ra khỏi vấn đề hóc búa phòng sở - không gian, cả hai  đều cực trọng  để  tháo xích  cho cuộc cách mạng siêu cao.  Điều thứ nhất thuộc về kinh tế. Các nhà chọc trời cao nhất  thường dùng làm không gian cho phòng sở. Nay các siêu cao dùng làm khách sạn, công quản, thương xá và tiệm ăn. Các không gian làm cư xá và tiệm bán lẽ, đòi hỏi những bản nền  hẹp hơn phòng sở, giúp các xây cất xây cao hơn mà chỉ dùng một số lượng vật liệu giống nhau, trong khi đó  cung cấp một lọat lựa chọn  địa ốc đa lọai hơn làm cho các xây cất cao dễ dàng tìm thấy  người mua, dễ chiếm cứ hơn.  Năm 2000, chỉ 5 trong số 20 xây cất cao trên thế giới dùng làm sử dụng pha trộn. Đến năm 2020, chỉ còn 5 không xử dụng pha trộn mà thôi. 

     Chuyễn động các tháp về sử dụng pha trộn đã làm dễ dàng thay đổi lớn lao thứ hai về họa kiểu nhà chọc trời: lọai ra ngòai kiểu ống. Năm 1998, Baker và Adrian Smith, một kiến trúc sư hảng SOM đã họa kiểu nhiều dự án cao nhất của hảng, gồm luôn cả Burj Khalifa, trước khi rời hảng lập một công ty cho mình, giải tỏa dự án 7 South Dearborn ở Chicago. Tháp này là siêu kiểu mẩu  mảnh mai – supermodel – slim: nó sẽ cao  2000 bộ ( 600m ) trên một phần tư khu phố  đô thị. Thay vì là một ống, nó sẽ dùng “ cột cờ chống đỡ”  đặc điểm là một lõi  trung tâm có 8 cột  gần đó vây quanh, ở ngòai một mút chìa đỡ bao lơn – cantilever cho 60 đến 108 tầng  không gian sử dụng pha trộn.
Khi hoàn thành vào năm 2017, 2,087-foot (193.89 mét vuông ...) trung tâm Wuhan Greenland sẽ là tòa nhà thứ ba cao nhất thế giới.  Kiến trúc Adrian Smith và Gordon Gill 
        Trì trệ dot-com  làm thất bại xây cất 7 South Dearborn. Nhưng lề lối sáng tạo của dự án cảm hứng kiến trúc sư và kỷ sư  họa kiểu một tá nhà chọc trời “ hậu ống- post tube”. Baker và Smith chung sức một lần nữa trên Burj Khalifa, và làm ra một hế thống cơ cấu hòan tòan mới, “lõi trụ ốp tường”. Nó liên quan đến  một lõi trung tâm lục giác, bê tông trên ba cạnh  họ đặt trụ ốp tam giác. Hãy tưởng tượng một tàu hỏa tiễn có ba vi cá dài và mỏng làm cho ổn định.

        Lẽ dĩ nhiên, thế vẫn chưa đủ đơn giản để họa kiểu một xây cất cao; cho nên các kiến trúc sư  và kỷ sư đã phải  hình dung cách nào  di chuyễn dân gian trong đó. Họ xoay qua những giải pháp  gồm có tiền sảnh nhìn trời được – sky lobbies, các thang máy  hai boong- double decker elevators  và thang máy gọi là đưa đến tận nơi – destination dispatch . Nhưng ngay cả  thang máy nhỏ nhất cũng chỉ lên cao được chừng 1 km một phút, và xuống với tốc độ  2/3 km một phút thôi, vì nếu không lỗ tai đa số hành khách sẽ không chịu nổi áp lực .

         Muốn lên cao hơn đòi hỏi một suy tư lại chính ngay cả thang máy. Theo Leslie Robertson, chánh kỷ sư cơ cấu cho  World Trade Center nguyên thủy: “ nếu bạn  lên cao thật sự, bạn phải gạt bỏ các cáp”. Giới hạn thực tiễn  qui ước các thang máy kéo lên cao, theo Robertson khoảng 1500 bộ ( 450m). Chẳng hạn, bạn cần một xe chạy bằng điện từ - electromagnetically. Đây chắc chắn là đợt sóng tương lai”. Năm  2012, một công ty tên gọi MagneMotion  tiết lộ một thang máy không cáp, chạy bằng một motor đồng bộ  thẳng hàng, tương tự các motors điện từ-maglev trên vài tàu xe lữa. Thang máy MagneMotion, phát triễn cho Hải Quân Hoa Kỳ, được họa kiểu để chuyễn vỏ khí  quanh tàu, nhưng công ty cho biết là nó có  thể dễ dàng thích nghi để chở hành khách. 

         4- Họa kiểu và thành phần  vật liệu khác xưa rất nhiều

       Thép  là vật liệu lựa chọn cho  các xây cất siêu cao, nhưng các kỷ sư  đã khởi sự vứt bỏ thép, thay bằng bê tông – concrete.  Leonard Joseph, một kỷ sư cơ cấu  hảng Thornton Tomasetti  nói: “ Bê tông này không phải  là xi măng  đá sạn và nước thời ông chúng ta.”,   mà là những thực đơn  phức tạp của các vật liệu tiên tiến và các hóa chất kể cả sợi vi tiểu – microfibers thay các ( thỏi ) kép – rebar thép cồng kềnh .

         Thép cơ cấu có sức  nén – compressive strength  chừng 250 megapascals ( pascal là đơn vị áp xuất ). Ở thập niên 1950, bê tông mạnh nhất chịu đựng được khỏang 21 megapascals, giới hạn mọi cơ cấu tòan bê tông chừng 20 tầng nền. Ngày nay, bê tông mạnh nhất chịu đựng 130 megapascals  và nếu pha trộn thêm sợi vi tiểu có thể tăng gấp đôi con số này. Một ưu điểm khác của các cơ cấu bê tông  là chúng có khối lượng lớn hơn các cơ cấu thép; cho nên tháp bê tông  có thể mỏng thín hơn là tháp thép và vẫn còn có sức kháng các lực gió thỗi như cũ. Bê tông khác với thép là nó khỏi cần chịu lửa, không cháy – fire proofing.

               Khi vài kỷ sư chuyễn qua bê tông , các kẻ khác đã nghĩ xa hơn rồi ; nghĩ đến các composit sợi carbon , nghĩa là vật liệu nhẹ cân  siêu mạnh cung cấp cho cơ cấu  các xe đạp đua và các máy bay phản lực.  Thế nhưng các nhà khoa học cần có giải đáp cho các thách thức đáng kể. Không những sợi carbon rất đắt tiền  mà ngay cả ưu điểm chánh của nó – nghĩa là nhẹ tâng, cũng sẽ làm bối rối cho ai đó ở bên trong xây cất. Ai quen thuộc với bê tông và thép kiên cố dưới chân mình ở xây cất sợi carbon sẽ cảm giác là mình đang đi trên  mặt trống – drumhead, một cảm giác chưng hửng ở 1500 bộ (450 m).  

              Khi xây cất lên cao thêm, chúng sẽ phải đối đầu  một lọat lực mỗi ngày mỗi thêm phức tạp. Ở mắt đất,  ít ai để ý tới một làn gió thổi nhẹ. Lên cao 100 tầng, gió sẽ có tốc độ 40 dặm ( 60km ) một giờ -mph. Đáng lưu tâm đặc biệt cho các kỷ sư là gió xóay, gió lốc tràn lan – vortex shedding: khi gió thổi qua các bờ rìa xây cất sắc nhọn, gió sẽ tạo ra  các cơn xóay lốc, lôi kéo  xây cất  theo những phương cách bất ngờ. 

               Khả năng các kỷ sư làm ra kiểu các lực bên ngòai, cũng giúp cho các xây cất tăng trưởng. Mãi cho đến năm 1970,  các  kỷ sư  đã  họa kiểu qúa độ các tòa tháp  có lực dư thừa, vì họ không có cách nào thử nghiệm một xây cất cho đến khi dựng nó lên xong. Thập niên 1970, các kỷ sư bắt đầu các kiểu mẩu thử nghiệm gió trong hầm – wind tunnel- testing. Nhưng chỉ  khi sức máy computer mau lẹ và rẽ tiền và in 3-D xuất hiện, những  hảng họa kiểu mới có thể thử nghiệm nhiều dịch bản  mau lẹ. Ngày nay, các hảng công nghệ gió có thể làm ra nhưng kiểu mẩu đa dạng 3- D của một xây cất sau vài giờ, rồi thử nghiệm chúng liên tiếp mau chóng tại một hầm gió đặc thù. Baker nói: họ có thể làm qua 18 biến thiên trong một ngày. Như  vậy ngày thật là dài, nhưng thế vẫn còn …” Hàng trăm máy dò – sensors  bao phủ mỗi kiểu mẩu, làm ra hàng  trăm lần đọc áp xuất  một giây, rồi sau đó họ dựa vào thể thức bắt chước- simulation ở máy computer  trình bày những nơi nào xây cất yếu nhất. Đến cuối tiến trình, họ còn tái tạo một dịch bản theo kích thước các vùng xung quanh : như đồi, các xây cất khác, ngay cả kẻ đi bộ, mọi chuyện tạo ra các mô hình gió thổi phức tạp. Các phân tích gió hầm – wind tunnel giúp các kỷ sư phát triễn  những giải pháp chống lại các cơn gió lốc tràn lan, tỉ như các bờ rìa tròn trịa  và các  khe rảnh  - vết cắt ở các góc xây cất  và các  van khói kiểu lá chắn – dampers, tương tự  các bộ giảm chấn – shock absorbers,  giảm khuynh hướng  tháp chuyễn động theo cơn gió  nhẹ thổi. Không có chúng, nhiều nhà siêu cao sẽ lắc lư  rộng lớn. Ngay  cả khi các nhà siêu cao không  rơi rụng đi nữa, cũng không còn có thể họat động bên trong siêu cao nữa. Joseph nói:  bạn ở trên chóp một thằng ngốc đầu trọc ẩm ướt và bạn đang phải  cỡi  đầu nó một cách đáng buồn nôn. 

5-      Siêu cao là một cái nhìn mới : đô thị thẳng đứng  


          Năm 1906, không xa cách  mấy bình minh thời đại nhà chọc trời, H. A. Caparn kiến trúc sư  viễn cảnh lọai xây cất mới là “ một nổi loạn chống lại các định luật kinh tế” . Chứng minh duy nhất để lên cao như vậy là  cái tôi  và tiền bạc. Hơn 100 năm sau, các nhà chỉ trích đang cố san  bằng lời buộc tội này. Thật không có gì trùng hợp theo lời họ phát biểu là các siêu cao  đều tập trung  vào những nơi như  Vịnh Ba Tư và Trung Quốc. Chúng là những nhà kiếng sưởi nóng – hot house trồng hoa địa chấn kiến trúc – architectonic, ở khí hậu nhân tạo tiền bạc và cảm xúc xấu xa. Tuy nhiên, các siêu cao có thể là biểu hiện tuyệt đối  nhất cho kinh tế hơn là nổi lọan kinh tế. Dubai và Thượng Hải  không phải là Ai Cập cỗ xưa hay Pháp quốc thế kỷ thứ 17, nơi một nhà vua muốn có một kim tự tháp hay một  cung đình. Thị trường, không phải là cá nhân, qui định xem một siêu cao có xây dựng lên được không.

         Hãy lấy thí dụ  Burj Khalifa.  Riêng mình, xây cất này đại diện một giá trị địa ốc thật sự.  Nhưng nhà phát triễn nó Emaar Properties , cũng xem đó  là một vật tâm can cho một doanh nghiệp mới và một huyện cư xá, đặt tiền thuê mướn cho các tài sản với những nhãn quan rỏ rệt về nhà chọc trời. Ngay cả nếu như Burj Khalifa thất bại gây lợi lộc, Emaar cá cuộc là sự hiện diện của siêu cao sẽ làm tăng gía trị các tài sản xung quanh, đủ lớn hơn các bù chì khác biệt.

        Các  chuyện địa ốc để ra một bên,  điều gì căn bản hơn đã thúc đẩy  làm tràn lan các siêu cao: dân số gia tăng, đến năm 2050  thế giới sẽ hơn 9 tỉ người, nếu tính là 7 tỉ ngày hôm nay.  Chừng 70%  dân số sẽ sống ở các vùng đô thị ( nhắc lại là đến năm 2020 ?, dân đô thị Việt Nam dự trù chiếm 60% tổng số, nông thôn chỉ còn 40%,  nghĩa là 60 triệu người Việt sẽ sống ở đô thị ). Gần trọn thế kỷ thứ 20, qui hoạch ở thế giới đã mở mang và đang mở mang, là chống đô thị - antiurban ; tính cách thẳng đứng  dày đặc của một đô thị công nghệ được xem à một cái gì thuộc quá khứ. Siêu cao không những là biểu hiện một gạt bỏ viễn quan này, mà cũng là một  ôm đồm cho tổng hợp mới và đó là đô thị hóa thẳng đứng- vertical urbanism.

        Các xây cất như Burj Khalifa và Tháp Thượng Hải – Shanghai Tower  thường được gọi là  đô thị thẳng đứng , nhưng chúng không có những gì làm  sinh động ồn ào hổn độn của Luân Đôn – London thế kỷ thứ 19 hay Phía Đông Thấp Hơn – Lower East Side của Nữu Ước. Tại Hồng Kông, Trung Tâm Thương Mãi Quốc Tế - ICC cao 1558 ( 467.4 m )  có đường rầy riêng biệt nối liền với phi trường, phối hợp cùng  một thương xá cao sang, không gian phòng sở và một khách sạn  bên trong tháp, có nghĩa là du khách có thể bay tới thành phố, trải qua nhiều tuần lễ  ở ICC và khỏi cần hít hơi không khí địa phương.


       Dù thích hay không, đó cũng là hứa hẹn của những nhà chọc trời siêu cao. Năm 2017, Tháp Vương Quốc – Kingdom Tower ở Jeddah, nước Ả Rập Xao  U Đi – Saudi Arabia, Adrian Smith họa  kiểu  sẽ mở cửa,  cao chừng 3280 bộ ( 984m ), sẽ thay Burj Khalifa như thể là xây cất cao nhất thế giới. Ngồi trong tiệm cà phê Trung tâm Rockefeller Center, Clay Risen hỏi  Baker là tháp Vương Quốc cao hơn  nữa dặm Anh , có là giới hạn cao nhất ai đó có cơ dựng lên không ?  Baker nghĩ một lúc rồi trả lời “  Chắc chắn là được, nhưng cần nhất là phải có một khách hàng đúng hiệu” .


 (Chiếu theo Clay Risen, biên tập viên New York Times, số tháng 3- Popular Sciences)
                   ( Irvine Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 2 năm 2013 )       


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét