Lạm bàn về một tỉnh cần xóa bỏ hẳn tinh thần chia rẽ đất nước,
quên hết “Mọi Hờn Sông Gianh xưa cũ và Phân tranh chánh trị, kinh tế, xã hội Nam Bắc( Trung ) …”
trước nguy nan Hán hóa bành trướng phi thường ngày nay :
Phát triển tỉnh Quảng Bình
một tỉnh bề ngang Đông Tây ngắn nhất nước
Vài nét văn hóa Quảng Bình
Tuy đã có người lớn biết rồi, nhưng thiết tưởng cũng nên nhắc lại cho con em có lẽ chưa hề nghe đến, là gia đình ông nội Đại thần Phạm Đăng Hưng, thân sinh bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức, ghi là dân Gò Công, nhưng thật ra đã vượt Đèo Ngang theo chúa Tiên vào xứ Đàng Trong; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngay cả Thích Trí Quang ( ? )… đều sinh quán tỉnh Quảng Bình , vì:
Hòanh Sơn nhất đái ,vạn đại dung thân
( một dải núi Ngang có thể dung thân muôn đời được)
( Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1558 khuyên Nguyễn Hòang vào Nam mở mang đất nước, phía Nam dãi Hòanh Sơn)
… Bờ cõi rỏ ràng khi vùng đất Thuận Quảng, Bắc có giải Hòanh Sơn và Sông Gianh hiểm trở, Nam có Hải Vân và Thạch Bi bền vững, một dãy Trường Sơn, một vùng Nam Hải phong phú vô cùng, đúng là đất dụng vỏ của người anh hùng. Nếu biết dụng binh cho khéo thì đủ khả năng để xây dựng sự nghiệp muôn đời.
(Lời chúa Tiên Nguyễn Hòang lúc lâm chung ngày 20- 7 – 1613, căn dặn các lời cơ bản dựng nghiệp lớn ở Đàng Trong )
Khôn ngoan qua cửa Sông La
Đố ai có cánh, vượt qua Lũy Thầy.
Theo Hán Việt là :
Nhất khả kỵ hề, Động Hải Trường Lũy,
Nhị khả kỵ hề, Võ Xá nê điền .
( Sông La là tên gọi tắc của sông La Hà, từ ba nguồn hợp lưu là Nguồn Nậy, Nguồn Nan và Nguồn Son ở xã La Hà, sông Gianh thẳng đường chảy ra biển. Lũy Thầy là chiến lũy Trường Dục, công trình xây dựng của Đào Duy Từ năm 1631, còn có tên là Lũy Đồng Hới hay lũy Nhật Lệ vì nằm ở tả ngạn sông Nhật Lệ, hay Lũy Động Hải vì nối dài đến xã Động Hải – Cảnh Dương. Cách đó không xa là lũy Trấn Ninh - xã Trấn Ninh, huyện Phong Lộc do tướng Nguyễn Hữu Dật xây đắp năm 1662.)
Ai mô xa ngái ngại ngùng,
Thượng Phong, Cổ Liễu cùng chung một nhà
Mấy lâu ni, thiếp quê Nam ,chàng quê Bắc
Hết giặc rồi, chừ chắc gặp nhau giữa chốn quê ta ?
( Ca dao địa phương, trước Nguyễn Du, 1765- 1820, chừng một trăm năm ?, Thượng Phong – Kẻ Tiễu , Cổ Liễu - Chợ Tréo ngày trước thuộc huyện Lệ Thủy, huyện lỵ đặt ở Chợ Tréo )
…Tam quân cựu bích phi hòang diệp
Bách chiến tàn hài ngoại lục vu
Bắc thượng thổ dân mạc tương tị
Táp niên tiền thị ngã đồng châu.
( Dịch : Chiến lũy ba quân ( còn đó), lá vàng rơi lả tả. Sa trường trăm trận, nắm mồ vô chủ trên đám cỏ xanh rì. Hỡi bà con bên kia sông, nhìn nhau xin chớ ngại, mấy mươi năm trước, chúng ta cùng đồng châu, đồng quận. )
(Độ Linh Giang của thi hào Nguyễn Du khi làm Cai Bạ – Phó tỉnh trưởng Quảng Bình)
Ai đặt tên sông là Nhật Lệ ?
Để lòng người nước mắt thiên thu!
Văn La song hiệp biện
Trung Bính tứ thượng thư
( Văn La là một trong 8 làng nổi danh tỉnh Quảng Bình, làng Trung Bính có đò sông Nhật Lệ chở qua thị xã Đồng Hới )
Cỏ cây chen lá , đá chen hoa .
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà …
(Bà Huyện Thanh Quan, tức cảnh khi vào Huế, làm Cung Trung Giáo Tập thời vua Tự Đức 1848 – 1863 ? ). Đèo Ngang là đèo của dãi núi Hòanh Sơn, ở biên giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình )
Ai qua Bến Hải, có đến Quảng Bình,
Cho tôi xin gửi mối tình quê hương.
… Văn La thôn ánh vàng gieo muôn ngã
Khắp thôn trang giã gạo giữa đêm trăng
Tiếng reo hò hoan lạc buổi hoa đăng
Cười duyên dáng sáng ngời răng thiếu nữ …
( do Võ Trường Sa, bút hiệu, làm thơ hay trích dẫn - Canada năm 2003 )
Vị Trí
Quảng Bình là một tỉnh vùng Bắc Trung Bộ , dựa lưng vào dãy Trường Sơn Hùng Vĩ và nhìn ra Biển Đông mênh mông. Nhắc lại Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Còn từ Đã Nẳng , Quảng Nam đến Khánh Hòa nay thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Thời Pháp thuộc, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế-Thừa Thiên, Quảng Nam – Đà Nẳng, Quảng Ngãi ,Bình Định , Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đều thuộc Trung Kỳ- Annam. Nay các tỉnh Bình Thuận – Phan Thiết và Ninh Thuận – Phan Rang lại thuộc vùng Đông Nam Bộ. Quảng Bình nằm trong khoảng 16059’08” đến 180O5’12” vĩ tuyến Bắc và từ 105036’55” đến 106059’37” kinh tuyến Đông. Bắc giáp Hà Tĩnh ( cách 136, 5 km). Nam giáp Quảng Trị ( cách 58.8km ). Đông giáp Biển Đông có đường bờ biển dài 126km. Tây giáp tỉnh Khăm Muộn ( Khammuan ) của nước Lào, đường biên giới hai nước dài 201,9 km. Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất lảnh thổ Việt Nam. Tại Đồng Hới, chiều ngang từ Tây Sang Đông không quá 50km. Chiều ngang ngắn nhất từ Đông ( bờ biển) sang Tây ( biên giới Lào) chỉ đúng 40 Km .
Diện tích tỉnh nhà theo tài liệu năm 2008 là 8 065, 8 km2 ( hay 3 114 dặm Anh vuông – square miles) . Dân số cũng năm 2008 là 857 818 người. Dân số năm 2000 là 801 600, tăng lên đến 825 500 năm 2002. Như vậy cuối năm 2012, có lẽ đã gần đến 1 triệu người, trên 970 000. Đại bộ phân dân cư Quảng Bình là tộc dân Kinh, năm 2000 đã chiếm 90 % tổng số. Hơn 10 nhóm tộc dân thiểu số tỉnh nhà, chỉ chiếm khỏang 10 %. Nhóm Bru- Vân Kiều ngôn ngữ Môn – Khmer đã cư trú từ lâu đời ở ven Trường Sơn Đông. Tên nhóm thay đổi tùy địa phương. Nhóm Vân Kiều ở huyện Lệ Thủy, nhóm Mang Coong ở huyện Bố Trạch, nhóm Trì cũng ở huyện Bố Trạch, nhóm Khùa ở huyện Minh Hóa. Nhóm Bru - Vân Kiều họat động chủ yếu là làm nương rẫy, nhưng đã biết làm ruộng lúa nước, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công. Trung tâm văn hóa ở mỗi bản làng là nhà Rông ( Roong ). Nhà ở trước đây là kiểu nhà sàn, nhưng nay đã thích nghi với kiểu nhà trệt. Vốn văn nghệ dân gian khá phong phú với nhiều làn điệu dân ca, ca dao tục ngữ và các nhạc cụ như trống, thanh la, chiềng núm … Nhóm ngôn ngữ Việt- Mường là tộc dân Chứt tên gọi khác nhau cũng tùy địa phương là người Arem, Mã Liềng, Mày, Sách, Rục. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm ruộng lúa ( nhóm người Sách ) và nương rẫy ( nhóm người Arem và Rục ) cùng chăn nuôi và ngành thủ công ( đan lạt và mộc ). Đời sống kinh tế tộc dân Chứt còn lạc hậu, nhưng kho tàng văn nghệ dân gian lại khá đa dạng với làn điệu dân ca Kà Tưm ( không phải địa danh Kà ( Cà )Tum ở Tây Ninh – Bình Long ? ), Kà Lềnh, truyện kể, khèn bè, đàn ống lồ ô, sáo trúc v.v..
Về phương diện vị trí có thể xem Quảng Bình như một bản lề trong không gian Việt Nam cũng như trong thời gian lịch sử dân tộc, nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội giữa miền Bắc và miền Nam. Về phương diện thiên nhiên ( tự nhiên ), Quảng Bình là nơi kết thúc sự phân bố đại trà đá vôi và là nơi bắt đầu sự phân bố diện rộng đá thạch cương – granit. Dọc theo bờ biển, đây cũng là nơi chấm dứt kiểu bờ biển miền Trung với những cồn cát cao chạy dài theo bờ biển. Nhiều lọai cây đặc thù miền Nam không phân bố qúa Đèo Ngang như Dầu con rái - Dầu nước Dipterocarpus alatus và một số lọai cây đặc thù miền Bắc ( như Lim- Lim xanh Erythrophleum fordii, nhưng sau này lại tìm thấy cây lim đại mộc ở Lang Hanh, có lẽ do các nhà lâm học Pháp đưa vào thử nghiệm ? ) không vượt quá lảnh thổ Quảng Bình. Về mặt nhân văn Quảng Bình là nơi tiếp giáp giữa hai địa vực cư trú của các tộc dân ít người phía Bắc ( Thái, Mường , Tày, Nùng ) và phía Nam ( Ba Nà, Ê Đê, Mnông ). Văn hóa Bàu Tró ở Quảng Bình dường như là sự trung gian giữa văn hóa Đông Sơn miền Bắc và văn hóa Sa Huỳnh miền Trung .
Phân chia Hành chánh hiện nay
Quảng Bình hiện nay bao gồm một thị xã tỉnh lỵ là Đồng Hới và 6 huyện với 137 xã , 8 phường và 8 ( ? ) thị trấn. Thị xã Đồng Hới nay đã trên 100 000 người, có 6 xã, 8 phường, diện tích nhỏ nhất tỉnh, chỉ 156 km2 . Huyện lớn nhất là Bố Trạch ( 2123km2 ) và cũng đông dân ( năm 1999 đã trên 164 895 người), huyện lỵ là thị trấn Hòan Lảo hay Bố Trạch, gồm 28 xã, 2 thị trấn là Bố Trạch và Quảng Khê. Huyện nhỏ nhất là Quảng Trạch ( 612 km2 ), nhưng lại có dân số đông nhất ( năm 1999 đã là 192 968 ), huyện lỵ là thị trấn Ba Đồn, gồm 33 xã. Huyện Lệ Thủy ( 138 603 người ) có 2 thị trấn là huyện lỵ Lệ Thủy – Kiến Giang và thị trấn Xuân ( Lệ ) Ninh – Xuân Dục ?, gồm 25 xã. Huyện Quảng Ninh ( 88 032 người ) huyện lỵ là thị trấn Quảng Ninh - Quán Hầu gồm 14 xã. Huyện Tuyên Hóa ( 76 239 người ), huyện lỵ là thị trấn Tuyên Hóa- Đồng Lê ? gồm 17 xã. Huyện Minh Hóa ít người nhất ( 41 235 ) tuy diện tích lớn bằng huyện Lệ Thủy ( 1410 km2 ), có huyện lỵ là thị trấn Minh Hóa – Quy Đạt gồm 14 xã.
Lịch sử Quảng Bình theo dòng thời gian
Đào khảo cổ cho thấy vào Thời Kỳ Đồ Đá – Stone Age, Quảng Bình đã có người sinh sống. Nhiều di vật- artifacts tỉ như bình gốm, dụng cụ bằng đá, đồ sứ đã đựợc khai quật ở Quảng Bình. Năm 1926 nhà khảo cổ Pháp bà Madeleine Colani, khám phá và đào lên nhiều di vật ở hang - động phía tây vùng núi non tỉnh nhà. Bà kết luận là nền Văn hóa Hòa Bình thuộc vùng này. Nhưng thử nghiệm niên đại C14 cho thấy niên đại các di vật này, cách đây 10 509 năm ( cọng trừ 950 năm ). Từ thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa đến Động Hang Hùm cách Quy Đạt chừng 150m về hướng Tây Nam thấy hang động chứa rất nhiều dụng cụ bằng đá và hình động vật đá của một cộng đồng con người xưa cổ. Không phải là Hang Hùm dãi núi đá vôi huyện Lục Yên ,tỉnh Hòang Liên Sơn cũ miền Bắc, nơi các nhà khảo cổ Đức và Việt năm 1963- 1964, tìm ra 4 răng người hóa thạch, lớn hơn răng người Thẩm Ồm ( tỉnh Lạng Sơn) hình dáng lại rất gần răng Người Khôn ngoan – Homo sapiens. Còn răng hóa Thạch Thẩm Ồm hình như là của lòai vượn thuộc hình Người Đứng Thẳng – Homo erectus , đang tiến hóa cùng thời với Người Vượn Bắc Kinh - Sinanthropus . Bên trong Động Khai, cũng tìm ra những di vật tương tự. Đặc biệt nhiều đồ gốm thuộc thời kỳ Văn Hóa Đông Sơn. Sau đó nhiều di vật thời kỳ Đồ Đá cũng được tìm thấy ở vài hang động Quảng Bình khác :chủ nhân các di vật này sống trong hang động và săn bắt thực phẩm.
Thời Các Vua Hùng ( Hùng Vương) khi lập ra nước Văn Lang , Quảng Bình thuộc nhóm Việt Thường. Nhắc lại là tòan thể khu vực rộng lớn mà Nhà Tần ( Chin, 221- 203 Trước Công Nguyên - BC ) rồi Nhà Hán ( Hán 202 BC đến 220 Sau Công Nguyên- AD) chiếm đóng từ sông Dương tử xuống tới cổ Việt , duy nhất chỉ có cổ Việt thóat ra khỏi ách đô hộ của Trung Hoa , để trở thành một quốc gia độc lập, sau chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền ở trận Bạch Đằng Giang, năm 938 AD. Phía Nam nước Việt là Chiêm Thành ( tên trước Chiêm Thành là Lâm Âp ) và Chân Lạp. Chiêm Thành chiếm miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận. Tính chung cả đồng bằng cùng núi và cao nguyên, nước Chiêm Thành rộng khỏang trên 110 000 km2, còn đồng bằng Chăm ( Chiêm ) rộng chừng 14 000 km2. Vương Quốc Chiêm mạnh hơn Giao Châu, lúc đó còn thuộc đế quốc Trung Hoa và cứ vài năm, người Lâm Ấp lại đem quân đánh Giao Châu một lần. Khỏang các năm 270-280 AD, vua Lâm Ấp là Phạm Hùng liên kết với người Phù Nam ( Funan ) đánh phá Giao Châu. Năm 347, vua Lâm Ấp là Phạm Văn lại tấn công Giao Châu. Các năm 803 và 806, vua Lâm Ấp đánh Giao châu, sau khi thũy quân Chiêm “ thành công mỹ mãn” đánh phá một số tỉnh Trung Hoa năm 802, nhưng lại thất bại 7 năm sau, vào năm 809. Theo Tiền Hán Thư của Ban Cố -Pan Ku, vào đầu Công Nguyên AD, dân số Giao Chỉ đã là 746 237 người và Cửu Chân là 166 013 người; trong lúc đó Nhật Nam ( tiền thân của Chiêm Thành ) là 65 460 người. Diện tích nước Việt độc lập đời Ngô Quyền đã hơn 150 000 km2 ( ? ). Vua nước Việt tấn công Chiêm Thành đầu tiên là Lê Hòan – Lê Đại Hành vào năm 982, vì lúc đó nhà Tống – Trung Hoa sửa sọan đem quân tấn công nước Việt nên Chiêm Thành muốn liên kết với Trung Hoa, quấy phá phía Nam, bắt sứ giả của Lê Hòan. Theo Li Tina ( Dòng Việt 2008), vào năm 992, Lê Hòan đã cử 30 000 người làm một con đường từ Cửa Sót, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh đến ranh giới Chăm Việt trong vùng Hòanh Sơn, con đường bộ đầu tiên giữa Việt Nam và vương quốc Champa, thúc đẩy bởi lý do chiến lược hơn là kinh tế. Không phải ngẩu nhiên mà năm 992 , người Chăm đã rời bỏ thủ đô là Indrapura – Trà Kiệu ngày nay thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam , vì thủ đô này đã ở trong tình trạng dễ dàng bị quân Việt tấn công. Từ năm 1371 đến 1378, Vua Chiêm Chế Bồng Nga – Po Bin Swor ba lần dẫn quân tấn công Thăng Long. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông ( trị vì 1054- 1072 ) đem quân đánh thành Đồ Bàn ( Vijaya – Bình Định ) bắt đượcVua Chiêm là Chế Củ ( trị vì 1061- 1069 ) đem về giam ở Thăng Long . Chế Củ xin cắt đất phía Bắc Chiêm Thành là Bố Chính ( Bắc Quảng Bình ), Địa Lý ( Trung và Nam Quảng Bình ), Ma Linh ( Bắc Quảng Trị ) để đổi lấy tự do. Các châu Chiêm Thành này thuộc tỉnh Quảng Bình với nhiều thành lũy còn đến ngày nay. Vua Lý đổi tên Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh và chiêu mộ dân đến đấy khai khẩn đất đai sinh sống. Quảng Bình giữ vị trí là lảnh thổ Việt cực Nam mãi cho đến năm 1306 vua Chiêm Chế Mân – Jaya Simhavarman IV , xin cưới công chúa Trần Huyền Trân, dâng sính lễ là hai châu Ô và Châu Rí ( Lý ), châu Ô là phần lớn tỉnh Quảng Trị và châu Rí là phần lớn tỉnh Thừa Thiên- Huế, đưa biên giới nước ta xuống tới Bắc Quảng Nam ngày nay. Năm 1307, vua Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu và châu Rí thành Hóa Châu ( theo Trần Gia Phụng Dòng Việt – 2005 ).
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh vào thế kỷ thứ 17, năm 1627, Trịnh Tráng cử quân đánh Đàng Trong. Đây là trận đầu tiên của 7 cuộc trận chiến lớn như vậy, từ 1627 đến 1672. Sau 1672, Trịnh không còn cử binh đánh Nguyễn nữa, vì đánh hòai không thắng nên đành chấp nhận sông Gianh làm ranh giới giữa hai bên, Xứ Đàng Trong và Xứ Đàng Ngòai ( theo Tôn Thất Thiện , Dòng Việt 2008 ). Thị xã Đồng Hới được chúa Nguyễn Đàng Trong xây dựng thành trì để bảo vệ Đàng Trong. Đời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, đất đai tỉnh Quảng Bình được chia thành hai dinh là dinh Quảng Bình và dinh Bố Chính ( 1630 ), ngòai Chánh dinh ở Ái Tử Quảng Trị, dinh Quảng Nam và dinh Trấn Biên ( Phú Yên 1629 ). Đời chúa Võ Nguyễn Phước Khóat ( trị vì 1738- 1765 ), lảnh thổ Đàng Trong chia ra làm 12 dinh; đất đai Quảng Bình Đàng Trong chia ra thành 3 dinh là dinh Bố Chính hay dinh Ngói ở làng Thỗ Ngõa, huyện Bố Trạch, dinh Quảng Bình tục gọi là dinh Trạm ở làng Thậm Trạch huyện Lệ Thủy và dinh Lưu Đồn tục gọi là dinh Mười ở làng Võ Xá huyện Quảng Ninh.
Năm 1831, Vua Minh Mạng xuống chiếu thành lập tỉnh Quảng Bình lấy một phần đất phủ Quảng Ninh và thêm phủ Quảng Trạch. Thời Pháp thuộc, Quảng Bình thuộc Trung Kỳ -Annam. Trước Thời Cách mạng Việt Minh tháng 8, Quảng Bình có 2 phủ là Quảng Ninh và Quảng Trạch với 7 huyện trực thuộc phủ. Thời Kỳ Cách Mạng tháng 8, Quảng Bình vẫn giữ hai phủ, nhưng chỉ còn 3 huyện trực thuộc tỉnh. Sân bay Đồng Hới ( nay điêu tàn chưa phục hồi hẳn) được Pháp sử dụng đánh quân Việt Minh ở phía Bắc Trung Bộ và quân Pathet Lào ở Nam và Bắc Lào. Sau hiệp định Giơ Neo năm 1954, do Chu Ấn Lai bó buộc miền Bắc chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, Quảng Bình hòan tòan thuộc miền Bắc. Trong cuộc “chiến tranh Việt Nam tương tàn Nam Bắc” 1964- 1975, Qủang Bình cách vĩ tuyến 17 chừng 20 km , là tỉnh bị bom của B-52 Hoa Kỳ tàn phá nhiều nhất, vì vị trí tỉnh ngay sát sông Bến Hải. Nhưng cũng là một điểm xuất phát “Con Đường mòn Hồ Chí Minh” “ Xẽ Dọc Trường Sơn Cứu nước” , xâm nhập đánh chiếm miền Nam với bộ đội miền Bắc trang bị võ khí đạn dược tân tiến Nga -Tàu Cọng Sản. Từ năm 1964 đến năm 1975, Quảng Bình có 7 huyện, 1 thị xã với 3 thị trấn. Tháng 6 - 1976, Quảng Bình hợp nhất với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Từ 1-7 - 1989, theo quyết định của Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 5, tỉnh Quảng Bình được tái lập. Bình Trị Thiên chia ra lại thành 3 tỉnh cũ thời Trung Kỳ là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Địa Hình
Nhìn chung địa hình Quảng Bình phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông . Sườn Đông phía Tây dãy Trường Sơn rất hùng vĩ, được các vận động tân kiến tạo nâng lên, có nhiều đỉnh vượt quá 1000m. Càng về phía Đông, địa hình càng thấp dần, độ dốc tương đối lớn vì hẹp ngang. Vùng đồi mở rộng, có nhiều nhánh núi tiến sát bờ biển, làm dãi đồng bằng duyên hải thu hẹp đáng kể. Trên phương diện cấu tạo, có thể chia ra 4 khu vực :
- địa hình núi cao và đồi trung du chiếm khỏang 85% lảnh thổ tỉnh. Khu vực núi cao thuộc sườn đông Trường Sơn, cao độ từ 250 – 2000m , thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Độ dốc trung bình là 250. Khu vực đồi trung du chỉ cao 50 – 250m với độ dốc trên 30. Đỉnh cao nhất là Phi Co Pi hay đỉnh dãy núi Giăng Màn, cao 2017m nằm ngay biên giới ở hai nước Lào – Việt, phía Tây Bắc đèo Mụ Gịa. Nét tiêu biểu khu vực đồi núi Quảng Bình là sự phân bố rộng rãi địa hình cácxtơ với khối đá vôi Kẻ Bàng to lớn nằm sát biên giới Việt - Lào, có hệ thống sông ngầm rất phát triễn. Đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng chiếm đến 200 000 ha ở Việt Nam và kéo dài thêm 200 000 ha nữa về phía Hin Namno, hệ thống sông Se Băng Fai Lào. Nhiều núi cao hơn 1000m tập trung ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Đáng kể ra là đỉnh Co Rilata cao 1128m và đỉnh Co Preu cao 1213 m . Núi vùng cácxtơ của công viên điển hình cao hơn 800m liên tục ở dọc biên giới Lào- Việt, trong đó các đỉnh cao hơn 1000 m là Phu Tao ( 1174m ) , Counet ( 11150m ) , Phu Canh ( 1095m ) , Phu Mun ( 1078m ) , Phu Tu En ( 1078m ) . Phu On Chinh ( 1068m ) , Phu Dung ( 1064m ) , Phu Tu Ốc ( 1053m ) Phu Long ( 1015m ) Phu Ôc ( 1015m ) , Phu Dong ( 1002m ) . Chen giữa các đỉnh này là các núi cao 800- 1000 m như Phu Sinh ( 965m ), Phu Co Tri ( 949m ), Phu On Boi ( 933m ), Phu Tu ( 956m ), Phu Toan ( 905m ), Phu Phong ( 902m ) và Ma Ma ( 835m ). Bàn tay tạo hóa đã tạo ra ở đây nhiều hang động dài nhất, đẹp nhất nước và động đẹp nhất là động Phong Nha dài đến 7729m , độ sâu trung bình 83m. Các hang động khác là hang Tối ( dài 5258m ) hang Vòm ( 5500m) , Hang Thung ( 3351 m ), hang Tiên ( 2500m ) v.v… Vùng Đèo Mụ Giạ, Cổng Trời, Hang Tiên- Cha Lo với dãi núi Giăng Màn có hệ thống sông ngầm bí ẩn, đã từng là căn cứ của phong trào Cần Vương chống Pháp ( 1885- 1898 ) và cũng là căn cứ hậu cần nằm trên con đường 12 B và đường mòn Hồ Chí Minh miền Bắc tung quân đánh miền Nam ( 1962- 75 ? ).
- dãi đồng bằng ven biển chiếm chưa đến 10% diện tích tỉnh nhà. Diện tích đồng bằng Quảng Bình ước lượng là 640 km2, có phần lớn hơn diện tích đồng bằng Quảng Trị đôi chút. Độ cao từ 10 m trở xuống, có nơi còn thấp hơn mực nước biển. Phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch, rất thuận lợi cho phát triễn lúa nước và nhiều lòai cây lương thực khác.
- dãi cát nội đồng, ven biển có dạng lưỡi liềm hay rẽ quạt với độ cao 2- 3m , độ dốc lớn, nhiều khi đến 500. Quảng Bình có những độn cát cao 20- 40m, rộng 5- 7 km. Nhiều độn cát lại hay di động. Nạn cát bay và sự bành trướng của các cồn cát vào đồng ruộng gây nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống vì chúng có độ cao lớn và cấu tạo kém bền vững. Phá là các vũng biển chưa bồi lắp xong, bị các cồn cát, bải cát vít kín bao vây. Phá Hạc Hải Quảng Bình rồng gần 2000 ha, cách thị xã Đồng Hới 27 km về phía Nam, nhưng nhỏ hơn phá Tam Giang -Thừa Thiên nhiều .
- địa hình bờ biển Quảng Bình chủ yếu là kiểu bờ biển bồi tụ và mài mòn xen kẻ nhau. Xa xa ngoài khơi là 5 đảo nhỏ: Hòn La , Hòn Gió , Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa. Vịnh nhỏ Hòn La rộng 4 km2 có bề sâu 15m và đất đảo quanh vịnh cũng rộng 4 km2, thuận tiện thiết lập một cảng biển sâu và một công viên công nghệ, nhất là khi thềm lục địa Quảng Bình rộng đến 20 000 km2, riêng khả năng đánh bắt cá ước lượng lên đến 100 000 tấn mỗi năm, tuy rằng đến năm 2000 chỉ mới khai thác đánh bắt chừng 17 000 tấn hải sản.
Đất đai
Quảng Bình có 2 hệ đất chánh là hệ phù sa ở đồng bằng và hệ feralit ở vùng đồi núi với 15 lọai thuộc 5 nhóm khác nhau. Nhóm đất cát rộng hơn 47 000 ha , bao gồm các cồn cát dọc bờ biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy và đất cát phân bố chủ yếu ở Lệ Thủy , Quảng Ninh, Quảng Trạch. Nhìn chung đất xấu, ít dinh dưỡng thành phần cơ học trời rạc. Các cồn cát Quảng Bình mất đi mỗi năm chừng 20- 30 ha đất canh tác, số lượng cát di chuyễn trung bình mỗi năm là 3.2 triệu m3 vì nạn cát bay, cát chảy, cát di động. Đất cồn cát trắng vàng thuộc nhóm Luvic Arenosols, chủ yếu ở vùng cát ven biển sử dụng cho lâm nghiệp, giữ nước kém, độ phì nhiêu thấp chỉ nên trồng phi lao Casuarina equisetifolia chận nạn cát bay, cung cấp cũi gỗ cho nông dân ven biển. Khác với đất cồn cát đỏ Rhodic Arenosol , ven biển Bình Thuận - Phan Thiết cố định và tương đối phì nhiêu hơn, có nơi trồng được mảng cầu, đậu, mè -vừng, dưa hấu lấy hột v.v… Nhóm đất cát biển Haplic Arenosols do sự bồi lắng phù sa của quá trình lấn biển, nhiều nơi đất còn có võ sò, tuy nghèo nhưng nhờ đầu tư cải tạo lâu ngày, nay đã khai thác trồng khoai lang, đậu phụng – lạc , rau cải hành , tỏi… cây ăn trái như dừa . Nhóm đất mặn rộng hơn 9.300 ha phần lớn ở các cửa sông Gianh, sông Nhật Lệ và sông Dinh. Diện tích đất mặn có chiều hướng gia tăng do nước biển tràn sâu vào đất liền dưới tác động của bảo hoặc triều cường. Nhóm đất phù sa chua Dystric Fluvisols , chủ yếu là lọai đất được bồi hàng năm, diện tích chừng 23000 ha phân bố ở dải đồng bằng và các thung lũng sông. Bao gồm các lọai đất được bồi đắp hàng năm ngòai đê, hay không được bồi hàng năm trong đê và đất phù sa glây - gley. Đất phù sa glây Umbric Gleysols, bị úng nước quanh năm, bị glây -hóa mạnh, giàu chất hửu cơ, phản ứng đất rất acid và vì úng nước nên chỉ trồng lúa vào mùa nắng gọi là lúa chiêm. Đất gley gặp nhiều ở huyện Thanh Chương -Thanh Hóa hơn là ở Quảng Bình ( phần đất đai phần lớn là theo Thái Công Tụng , Vietnamologica – 2005) Nhìn chung, đây là đất chánh để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất lầy thụt và đất than bùn, phân bố ở các vùng trũng, đọng nước, thuộc các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Quảng Trạch. Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, chủ yếu tập trung ở những nơi cao độ từ 25m đến 1000m, thuộc các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và phần phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.Nhìn chung đất đai Quảng Bình nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng và acid ( chua ). Đất phù sa ít. Nhiều đụn cát và đất lầy thụt, than bùn. Hiệu quả sử dụng đất nhìn chung còn thấp kém.
Khí hậu
Nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới nóng ẩm, Quảng Bình có khí hậu mang tính cách chuyễn tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, chưa phải hòan tòan một khí hậu nhiệt đới thực sự, với nét đặc trưng là vào tháng lạnh nhất đã vượt quá 180C. Trung bình tháng giêng Đồng Hới là 18.90, Quảng Trị là 19.30 và Huế là 20.10. Nhiệt độ trung bình Quảng Bình là 24- 250C, tăng dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1700 – 2000 giờ. Vì địa hình phức tạp nên khí hậu có sự phân hóa rỏ theo không gian. Khí hậu Quảng Bình chia ra làm 2 mùa rỏ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng12 ; trung bình lượng mưa mỗi năm là 2000- 2315mm. So với các tỉnh miền Bắc mùa mưa đến muộn hơn, cực đại vào tháng 10 và thường tập trung vào 3 tháng 9, 10 và 11. Vì thế lũ lụt thường xảy ra trên diện rộng. Trung bình cứ 10 năm thì 9 năm có bảo lụt lớn. Mùa khô từ tháng giêng đến tháng 8, với 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 250C. Nóng nhất là các tháng 6, tháng 7. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên đến 420C, xảy ra vào tháng 7. Mùa khô nắng gắt có gió Lào ( gió Tây ) xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, nhiều nhất vào tháng 7. Trung bình mỗi đợt kéo dài hơn 10 ngày, thời tiết khô nóng, lượng bốc hơi lớn, gây ra hạn hán nghiêm trọng. Mùa mưa trùng với mùa bảo. Tần xuất 37 % vào tháng 9. Bảo thường xuất hiện vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Bảo kèm theo mưa lớn, trong khi lảnh thổ tỉnh nhà lại hẹp ngang, độ dốc lớn, nên thường gây ra lũ lụt đột ngột, ảnh hưởng rất nhiều đến họat động sản xuất và đời sống. Như vậy khí hậu Quảng Bình nhìn chung khắc nghiệt. Thời kỳ ẩm ưót trùng với mùa mưa bảo, hạn chế nhiều khả năng tăng vụ và tăng năng xuất mùa màng. Thời kỳ khô đến sớm, lại có gió Lào khô nóng tác động mạnh đến trổ bông cây lúa và sự phát triễn cây công nghiệp, cây ăn trái.
Thủy văn
Sông Gianh bên lở bên bồi
Bên tình bên hiếu, anh ngồi bên mô ?
Sông Gianh bên lở bên bồi
Bên tình bên hiếu, anh ngồi cả hai.
( Ca Dao địa phương )
Lưỡng quan Nam quá nhập Nam Trung
Nhập đáo Minh Lương tự bất đồng …
(Dịch : Từ Bắc vô Nam qua hai cửa ải: vào đến Minh Lương cảnh sắc bắt đầu khác hẳn)
( Thời thi hào Cao Bá Quát 1809 – 1854, qua tỉnh Quảng Trị )
Sông Gianh- Quảng Bình là một trong ba dòng sông gây chia rẽ dân tộc đáng hờn giận . Hai dòng sông chia rẽ khác là sông Bến Hải- Quảng Trị và sông Bến Ván - Quảng Nam.
Sông Gianh-Quảng Bình |
Mạng lưới sông ngòi Quảng Bình nhìn chung khá phong phú. Do lảnh thổ hẹp ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn , dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh. Hướng chảy từ Tây sang Đông. Mô đun dòng chảy bình quân là 57 lít / giây/ km2 ( tương đương 4 tỉ m3/năm ). Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả năng tập trung nước rất mau lẹ, nhưng lũ không kéo dài nhờ khả năng thóat nước tốt. Mùa lũ tập trung vào các tháng 10, 11 ,12 chiếm 60-80% tổng lượng dòng chảy cả năm, gây ra lũ đột ngột, gây úng trầm trọng ở vùng cửa sông. Mùa khô nhiều đọan suối bị cạn dòng. Dòng chảy kiệt kéo dài 8-9 tháng.Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn. Ở vùng cửa sông, thủy triều tăng cường xâm nhập vào đất liền. Chế độ thủy triều Quảng Bình không đều, nghĩa là số ngày nhật triều ( một ngày chỉ có một lần thủy triều lên, một lần thủy triều xuống ) nhiều hơn là số ngày bán nhật triều ( một ngày có 2 lần thủy triều lên xuống).
Lảnh thổ Quảng Bình có 5 hệ thống sông chánh. Từ Bắc xuống Nam là sông Cửa Ròn, sông Gianh , sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Sông Ròn dài 30 km, diện tích lưu vực là 261km2. Sông Gianh dài 158km, và 4680 km2 . Sông Lý Hòa dài 22km và177km2. Sông Dinh 37km và 212km2. Sông Nhật Lệ dài 96km và 2647 km2. Sông Gianh là sông chia rẽ đất nước đầu tiên xứ Đàng Ngòai và xứ Đàng Trong thuộc tỉnh Quảng Bình . Hai sông khác miền Trung, chia rẽ dân tộc đáng hờn giận sau đó là sông Bến Ván và sông Bến Hải. Sông Bến Ván hay sông Bản Tân thuộc phủ Tam Kỳ cũ, tỉnh Quảng Nam theo Đại Nam Nhất Thống Chí , được chọn làm ranh giới hai triều đình anh em Nguyễn Nhạc ( Vua Thái Đức nhà Nguyễn Tây Sơn ) và Nguyễn Huệ ( Vua Quang Trung cũng nhà Nguyễn Tây Sơn ) chấm dứt cuộc nội chiến tương tàn Nhạc – Huệ. Sông Bến Hải hay sông Bến Hai , có khi còn gọi là sông Minh Lương, sông Hồi , sông Hiền Lương ( cầu Hiền Lương dài 178 m, năm 1949 – 50, được quân đội viễn chinh Pháp làm cầu qua sông vì mục đích giao thông liên lạc quân sự Huế - Quảng Trị - Đồng Hới. ) hai trăm năm sau, Hiệp định Giơ Neo – Genève kết thúc lúc 3 giờ sáng ngày 21- 7- năm 1954, phân chia thành 2 vùng riêng biệt: miền Bắc, thủ đô là Hà Nội, với chế độ Cọng Sản Dân Chủ Cộng Hòa và miền Nam thành nước Cọng Hòa miền Nam, thủ đô là Sài Gòn, sau khi trưng cầu dân ý bải bỏ chế độ Quốc Trưởng Bảo Đại.
Sông Gianh có khúc đọan tên khác là Rào Nậy, Linh Giang, bắt nguồn từ rặng núi đá vôi Giăng Màn ở biên giới Việt Lào , chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch .Theo sử liệu thì Sông Gianh có 3 nguồn, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son. Nguồn Nậy bắt đầu ở núi Thanh Lãng – Nghệ An dài 117.36 km; nguồn Nan cách nguồn Nậy 3- 5km bắt đầu ở Khe Kim Linh -Lao Mại dài 20.6 km. Nguồn Son bắt đầu ở An Náu – An Phúc dài 45.36 km. Nguyên thủy đất đai vùng sông Gianh là đất Chiêm Thành thuộc châu Bố Chính, sau đó thuộc quyền quản hạt trẩn thủ Nguyễn Hòang. Lần hồi địa danh Bố Chính – Tiên Bình đổi thành dinh, rồi tỉnh Quảng Bình như đã nói trên. Chúa Sải và Đào Duy Từ quyết định chiếm vùng đất phía Nam sông Gianh, sử sách Đàng Trong ghi là Nam Bố Chính. Từ ngày đó, Nam Bố Chính thuộc phủ Quảng Bình còn có tên là Bố Chính nội, đối chiếu với Bắc Bố Chính thuộc Nghệ An, gọi là Bố Chính ngọai. Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn ở quyễn II, phần địa dư chí ghi: Châu Bắc Bố Chính có nguồn Cơ Sa, nguồn Kim Linh ( tức là nguồn Nậy , nguồn Nan ). Sông Gianh, qua 2 xã Vạn Lôi, La Hà đến ngã ba là chỗ sông Gianh và sông Son hợp nhau. Sang sông đến bờ phía Nam là bên Cao Lao thuộc châu Nam Bố Chính. Ở chỗ biên giới xưa trên sông Son, có chỗ bỏ trống là Cồn Bồi, Cồn Thị , Cồn Cam, cây cỏ thành rừng. Như vậy con đường phân ranh Nam Bắc Bố Chính, đúng là nguồn Son sông Gianh , sau trận chiến cuối cùng năm 1672 . Sử Đàng Ngòai, Đại Việt Sử Ký tòan thư giản lược ghi chép là năm 1672, chúa Trịnh sai phó tướng Lê Thời Hiến trấn giữ xứ Nghệ An kiêm trấn châu Bố Chính, Lê Sĩ Thiệt làm đốc trị, khống chế biên thùy, giữ yên một phương.
Sông Nhật Lệ, còn tên khác là sông Đại Giang, khơi nguồn từ dãyTrường Sơn, có hai chi lưu chánh. Phía Bắc là sông Long Đại gom nước nhiều nguồn, hợp lưu ở Cổ Tràng , chảy theo hướng Tây Nam Đông Bắc, rồi tiếp nhận thêm nước từ Rào Trú, Rào Đá ở hửu ngạn. Đây là vùng hoang địa sỏi đá, thưa thớt dân cư, có các tộc dân thiểu số Vân Kiều, Chứt, Rục , La- Miêng … sinh sống , có nền kinh tế hạn hẹp, cả nông lẫn lâm nghiệp. Chi lưu phía nam là sông Kiến Giang tập trung nước từ khe, lạch, hói qua chân núi Quan Độ xuống một bình nguyên khá rộng, có nhiều nơi đất thấp ngập nước mênh mông, thích nghi cho một lòai rong xanh lá dài được nông dân ưa chuộng bón làm phân xanh rất tốt. Vùng gần đầu nguồn sông Đại Giang là phá Hạc Hải, sóng gió lúc giông bảo khiến khách thương hồ lo sợ, không mấy kém lo sợ phá Tam Giang xa xưa ( … sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang… ). Sông này xuôi dòng về thôn Cổ Liễu cũng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, hầu như chảy song song với bờ biễn và được dòng nước sông nhỏ Cẩm Ly ở tả ngạn vùng Thạch Bàn tiếp sức . Sông Kiến Giang chảy qua nhiều thôn xóm trù phú đông dân, tinh hoa ruộng vườn vực dậy, phong hóa luân thường bồi dưỡng, văn chương nghệ thuật khởi sắc ( Võ Trường Sa – 2003 ).
Trên sông Gianh, đọan từ Thanh Khê đến Xuân Sơn, dài 62 Km và trên dòng Nhật Lệ các đọan Nhật Lệ-Bến Tiền dài 41km và Nhật Lệ - Trần Xá dài 17 km, tàu trọng tải 50- 100 tấn có thể đi lại dễ dàng. Vì ngắn, dốc, lựợng nước phong phú, sông ngòi Quảng Bình có tiềm năng về thủy điện. Theo đánh giá sơ bộ năm 1999, trữ năng công xuất lý thuyết có thể hơn 500 000 kw.
Quảng Bình còn có nhiều hồ tự nhiên hay nhân tạo. Bầu Tró là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển có gía trị cung cấp nước cho thị xã Đồng Hới và có ý nghĩa du lịch , tuy nhỏ bé hơn Hồ Ba Bể Bắc Kạn. Các hồ lớn Quảng Bình khác có gía trị tưới tiêu là Vực Tròn ( dung tích 52 triệu m3, có thể tưới 3885 ha ), Cẩm Ly ( 44 5 triệu m3 và 3400 ha ), Phú Vinh ( 22.4 triệu m3 và 1 570ha ) , Tiên Lang ( 16.6 triệu m3 và 1250 ha ) … 4 cửa lạch đáng khai thác thêm là Ròn, Giang, Lý Hòa và Nhật Lệ, ngòai cảng nước sâu vịnh đảo Hòn La đã nói trên .
Tài nguyên sinh vật
Thực vật
Sinh vật Quảng Bình rất đa dạng, điển hình cho hệ sinh thái miền Trung Kỳ. Theo thành quả khảo sát sơ khởi, rừng nguyên thủy nhiệt đới Phong Nha – Kẻ Bàng chứa 140 họ thực vật, 427 tông chi và 751 lòai cây có mạch, trong đó có 36 loài được xem là đang bị hiểm nguy tuyệt tích, ghi vào sổ đỏ. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thuộc huyện Bố Trạch diện tích là 41 132 ha, trong số này 28 437 ha được bảo vệ nghiêm nhặt. Các cây mộc tìm thấy thuộc các lòai Sao Hopea sp. họ dầu Dipterocarpaceae, loài Nàng hai- Nàng nàng Sumbaviopsis albicans ( macrophylla ) họ thầu dầu Euphorbiaceae , Bứa Garcinia Fagraeoides họ Bứa Guttiferae , Nghiến Burretiodendrum ( Excentrodendrum ) hisienmu họ Cò ke Tiliaceae, Lát hoa Chukrasia tabularis họ Xoan Meliaceae, Sến – Dự mộc Photinia arboretum họ Hường ( hoa Hồng) Rosaceae, Thị Sallet Diospiros salletii họ Hồng Trái ( họ Mun ) Ebenaceae. Các cây con chỉ mọc nổi trong lỗ hổng và lằn nứt trên núi đá vôi, nơi đất thịt tích tụ, cho nên trồng lại khi bị tàn phá rất khó khăn. Rừng ở công viên bảo tồn chủ trì là các lòai cây mộc( gỗ ) vạn niên thanh ( luôn luôn xanh ), xen kẻ vài lọai cây lá rụng như Dầu cà luân Dipterocarpus Kerri , Rom -Chò nhai Anogeissus acuminata họ Chưn – Trâm bầu Combretaceae, Bầu mít – Trường mật Pometia pinnata họ nhãn Sapindaceae và Thao lao- Bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata họ Bằng lăng Lytharceae. Ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, các họ thực vật chủ trì là họ Quế Lauraceae , họ Đậu Fabaceae – Leguminosae, họ Trà Theaceae và họ hoa hồng Rosaceae. Lác đác vài lòai thực vật hạt trần – gymnosperms tỉ như Thông nang- Kim giao Podocarpus imbricatus, Thông tre – Kim giao trúc đào, Nghiến Podocarpus neriifolius và Tràng định Nagi Nageia fleuryi. Trong công viên còn có 5000 ha rừng Bách Tô Hạp Calocedrus macrolepis ( Calocedrus rupestris ) gỗ làm nhan thơm, mọc trên núi đá vôi, chừng 600 cổ thụ một ha. Đây là rừng bách Tô Hạp lớn nhất Việt Nam, diện tích 5000 ha. Đa số cây bách này tuổi đã 500-600 năm , được xếp về cây nhóm 2A : quý, hiếm và khai thác giới hạn theo nghị định ngày 21 tháng 6 năm 2002 .
Các nhà sinh vật thực vật còn tìm thấy 3 lòai lan - orchids hiếm có, thuộc tông Lan hài Paphiopedilum là P. malipoense, P dianthum và P. concolor. Năm 1996, cơ quan quốc tế IUCN đã xếp các lòai lan hài này vào những lòai lan sắp bị tuyệt tích. Các lòai đặc hửu địa phương công viên Phong Nha – Kẻ Bàng gồm có Nghiến, Cà đuối đốm nhỏ Cryptocarya lenticellata họ Quế, Mó Bắc Việt Deutzianthus tonkinensis họ Thầu dầu, Bà ra Bắc bộ Eberhardtia tonkinensis họ Sa pô chê Sapotaceae, Cui lá to Heritiera macrophylla họ Trôm Sterculiaceae , Sao Hopea sp. , Đại hồi hoa nhỏ Illicum parviflorum họ đại hồi Illiciaceae, Bời lời Ba Vì Litsea baviensis họ Quế, Sến dưa Madhuca pasquieri họ Sa pô chê, Giổi lá láng Michelia foveolata họ Dạ Hợp Magnoliaceae, Lim vàng Bắc bộ Peltophorum tonkinensis họ phụ Điệp Caesalpinioideae, Sưng Trung Bộ Semecarpus annamensis họ Xòai Anacardiaceae , Gỏ ( Gụ ) dầu – Gỏ sương Sindora tonkinensis họ phụ Điệp. Và ngay cả đại mộc cao là Dó baillon Aquilara baillonii một lọai cho gỗ trầm hương họ Trầm hương Thymaelaeacea , nhưng ít thấy lòai Trầm hương Kỳ nam của trầm Dó bầu Aquilaria crassna các vùng Phú Khánh, Bảo Lộc, Phú Quốc.
Động Vật
Rừng Quảng Bình đặc biệt ở Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi cư trú của ít nhất là 98 họ động vật, 256 tông chi và 381 lòai, trong đó 66 lòai ghi vào Sổ Đỏ Việt Nam và 23 lòai ở Sổ Đỏ Quốc Tế về các lòai có nguy cơ tuyệt tích. Năm 2005, các nhà sinh học Việt Nam cùng với các nhà sinh học Vườn Bách thú – Zoo ở Cologne, Đức và Viện Thú vật Hoang dã Saint Petersburg ở Nga khám phá ra một lòai tắc kè – gecko mới Lygosoma Boehmeiwas ở công viên này. Con minh – gaur và một lòai lươn cũng đã được khám phá trước đó ở công viên , cùng 10 lòai động vật mới chưa hề biết là có mặt ở nước nhà. Phong Nha – Kẻ Bàng cũng là nơi sinh sống của một sĩ số bộ linh trưỡng- primates đáng kể, kiểm kê ra thành 10 lòai và lọai phụ. Gồm những lòai ghi bị hiểm nguy tòan cầu là khỉ macác đuôi heo pig-tailed macaque, khỉ macác cụt đuôi –stump-tailed macaque và vượn bờm má trắng Nomascus leucogenys và Nomacus leucogenys siki .
Khỉ Châu Á Francois langur và hai dạng lòai này có sỉ số đông nhất Việt Nam ở công viên: khỉ Châu Á Hà Tỉnh và khỉ đen Châu Á- black langur. Sổ Đỏ Quốc tế cũng ghi 10 lòai dơi công viên đang bị hiểm nguy. Trong số 59 lòai bò sát và lưỡng cư kiểm kê được ở nước nhà, 18 lòai ghi ở Sổ Đỏ Việt Nam và 6 lòai ở Sổ Đỏ Quốc tế. Cũng đã kiêm kê được 72 lòai cá, gồm cả 4 lòai đặc hửu địa phương, trong đó có lòai Chela quangbìnhensis. Công viên cũng chứa hơn 200 lòai chim, kể cả lòai chim đa đa ( gà gô ) cổ ren màu hạt giẽ- chestnut necklaced partridge, chim gõ kiến cổ đỏ - red collared woodpecker, chim mỏ nâu to – brown hornbill , chim hót cao cẳng bò hóng – sooty babbler và chim hót cao cẳng mã tấu đuôi ngắn – short tailed scimitar babbler. Các nhà sinh học Việt Nam và Nga cũng ghi chép 259 lòai bướm, xếp thành 11 họ. Hầu như mọi lòai bướm chánh của Việt Nam đều có mặt ở Phong Nha- Kẻ Bàng. Về hải sản, hầu hết các lòai biết được ở Việt Nam đều có mặt ở biển Quảng Bình. Năm 1999, ước lựợng có 1.6 – 2.0 nghìn tấn tôm biển ( tôm sú, tôm bạc, tôm sắt …), 300 tấn tôm hùm, 16- 2.0 nghìn tấn mực nang, 3-4 nghìn tấn mực ống, 6- 7 nghìn tấn cá biển …
Cyrtodactylus là mẫu động vật mới đựợc tìm thấy ở Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng |
Khóang sản
Theo kết quả điều tra sơ bộ năm 1999, tỉnh Quảng Bình có khỏang 100 mỏ và điểm quặng, thuộc gần 40 lọai khác nhau. Khoáng sản kim lọai có trữ lượng nhỏ phân tán; sắt ở Lệ Thủy, Bố Trạch; măng gan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đằng ( Tuyên Hóa); chì – kẻm ở Mỹ Đức ( Lệ Thủy ); vàng ở Làng Ho, A Sóc, Làng Mốc, La Luy, Bải Hà. Khoáng sản phi kim lọai có trữ lượng lớn. Như phosphorit phân bố ở Tuyên Hóa, Minh Hóa dọc sông Rào Nậy với 23 điểm, nhưng chỉ 7 điểm trữ lượng lớn có thể khai thác làm phân bón. Pyrit ở Quảng Trạch, Lệ Thủy chỉ có trữ lượng trung bình. Cao lanh ở Đồng Hới thuộc lọai mỏ lớn và tương đối dễ khai thác. Đá vôi phân bố ở nhiều nơi, trử lượng đến hơn 1. 4 tỉ tấn. Đất sét xi măng khỏang 20 triệu tấn ở Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh. Sét làm gạch ngói, đá xây dựng, granit có trữ lượng dồi dào. Quảng Bình có một số mỏ nước khoáng hiện chỉ mới phát hiện được ở 4 điểm: Nô Bồ, Động Ngàn, Sông Tróoc, Khe Bang độ khóang hóa khá cao, nhiệt độ trung bình 40- 600 C. Vòi nước phun ở Khe Bang có khi nhiệt độ lên đến 1050C .
Phần II :
Lạm bàn phát triển Quảng Bình
Thời kỳ 1976 đến “Đổi Mới” 1986 , kinh tế tập thể, bao cấp, quốc doanh mọi ngành , đã khiến cho Quảng Bình nói riêng và Bình Trị Thiên không cải thiện hàn gắn được các tàn phá chiến tranh khốc liệt, dù rằng Quảng Bình được nhiều ưu tiên so với hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, bị bó buộc sáp nhập. Mức tăng trưởng kinh tế Quảng Bình chuyễn qua kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” đạt mức tăng trưỡng tương đối mau lẹ hơn, nhưng nhịp độ vẫn còn chậm từ năm 1990 đến năm 2000, tuy rằng có phần cao hơn mức trung bình cả nước, trung bình trên 8% vào các năm này. Hai năm 1998- 1999, tốc độ tăng trưởng chùng xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang tài chánh của Đông Nam Á và trên thế giới, cộng thêm thiên tai hạn hán nặng nề năm 1998. Năm 1999, GDP bình quân đầu người chỉ mới đạt 190 đô la Mỹ ( 2. 64 triệu đồng VN ) xếp thứ 54 trong số 61 tỉnh, thành của cả nước. 25 xã thuộc diện nghèo đói, tập trung nhiều nhất ở hai huyện Minh Hóa ( 11xã ) và Tuyên Hóa (7 xã ). Nền kinh tế chậm phát triễn là do cơ cấu hạ tầng và cơ sở vật - chất kỷ thuật thấp kém, trình độ chuyên môn , kỷ thuật của nguồn lao động cũng bị hạn chế …., chưa kể những khó khăn về tự nhiên – thiên nhiên như lũ lụt, bảo tố, gió Lào ( gió Tây ), cát bay.
Năm 1990 trong GDP Quảng Bình, khu vực nông lâm ngư ( khu vực I ) có tỉ trọng là 47,7 % , khu vực công nghệ và xây cất ( khu vực II ) là 17.6% và khu vực dịch vụ( khu vực III ) là 35.6%. Nghĩa là đã khởi động chuyễn dịch cơ cấu cơ bản, diễn ra theo hướng giảm khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II, nhưng chậm và thất thường. Năm 2000, tỉ trọng khu vực I là 38.8% , khu vực II là 24,8% và khu vực III là 36.4 % . Không gian kinh tế của vùng đồng bằng duyên hải với vùng đồi núi vẫn khác biệt lớn. Các họat động công nghiệp, dịch vụ còn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biễn. Quốc doanh đóng giữ vai trò chủ đạo các lảnh vực quan trọng của nền kinh tế: năm1990 là 14.8%, năm 1995 là 24.6% và năm 2000 là 37.8 % . Ngòai quốc doanh dẫn đầu là lảnh vực cá nhân ( thể ) chiếm 42.6% tổng sản phẩm tỉnh năm 1999, tiếp theo là khu vực tập thể gần 20.2%. Các khu vực tư nhân, hổn hợp tư nhân không đáng kể. Các năm 2006- 2010, mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 10.7% một năm. Chuyễn dịch cơ cấu cũng quan trọng, tăng khu vực II và III, giảm khu vực I. Khu vực nông lâm ngư chỉ còn 21.7% , khu vực II là 35 .7 % và khu vực III 40.6 %. GDP mỗi đầu người cũng tăng lên đến 752 đô la Mỹ. Tỉnh dự trù các năm 2010- 2015 , động viên và sử dụng mọi tài nguyên để gia tốc phát triễn kinh tế xã hội tỉnh hướng về công nghệ hóa và bảo vệ môi sinh. Cố đạt mục tiêu đến mức tăng trưởng 12- 13 % một năm, tạo ra 30 000-32 000 công ăn việc làm mỗi năm và giảm các gia thất nghèo đói xuống mức 3.5- 4.0 % mà thôi.
Ngành du lịch Quảng Bình
A- Danh lam thắng cảnh giúp du lịch Quảng Bình phát triển mạnh mẽ là động Phong Nha- Kẻ Bàng ( chỉ mới thám hiểm sâu rộng từ thập niên 1990 )
Đoạn sông ngầm trong hang Phong Nha - Và Thạch Nhủ trong hang Phong nha |
Đệ Nhất Động Trời Nam - Nam Thiên Đệ Nhất Động thật sự là Phong Nha và Đệ Nhất Động Thế Giới là Sơn Đòong. Đệ Nhất Động phải là Phong Nha-Kẻ Bàng mới phải, khác hẳn bài thơ viếng Chùa Hương của Chu Mạnh Trinh, xem đệ nhất động là Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức -Hà Sơn Bình, được chúa Trịnh Sâm (1767-1782 ) cho khắc lên cửa động là “ Nam Thiên Đệ Nhất Động” . Chùa Hương Tích trong động được bắt đầu xây dựng từ thời vua Lê Chính Hòa ( 1680- 1705 ), mãi đến 1757 dân chúng mới dựng xong và lập bàn thờ Phật. Năm 2000, Việt Nam đã ghi là động Phong Nha có 7 cái thống kê là nhất nước : hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bải cát và đá rộng đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, dòng sông ngầm dài nhất, hang khô rộng và đẹp nhất.
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải? (Chu Mạnh Trinh)- Động Phong Nha |
Theo Wikipedia, những khắc chạm Chăm- Chiêm Thành trên bia và bệ thờ các động cho thấy là nhiều động đã có dân cư sinh sống, trước khi Việt Nam Nam tiến chiếm hửu vùng này. Dương văn An là người đầu tiên, năm 1550, viết về động Phong Nha và Động trứ danh này đã được khắc vào một trong Cửu Đĩnh, ghi địa danh, lịch sử, tài nguyên … thời nhà Nguyễn Phước ở thành nội Huế. Năm 1824, Động đã được vua Minh Mạng sắc phong là “Diệu Ứng Chi Thần” . Cuối thế kỷ thứ 19, năm 1899, linh mục Pháp Cơ Đốc Léopold Michel Cadière thám hiểm động Phong Nha và khám phá ra các khắc chạm Chăm. Cadière tuyên bố Phong Nha là Đệ Nhất Động Đông Pháp. Tháng 7 năm 1924, một đòan thám hiểm Anh tên gọi là Barton tuyên bố động Phong Nha không thua kém gì động nổi tiếng Padirac, Pháp và động Cuevas del Drach, Tây Ban Nha cả. Năm 1935, một cư dân địa phương bất thình lình khám phá ra một động đẹp đẽ ở cửa động Phong Nha, trên cao độ 200m. Động được gọi là Tiên Sơn vì bên trong động phong cảnh tương tự chốn thần tiên và đây là một động khô, không có nguồn nước ngầm. Tuy nhiên năm 1937, nha du lịch Tòa Khâm sứ Trung Kỳ lại xếp du lịch Quảng Bình và động Phong Nha vào hàng thứ hai Đông Pháp. Trước năm 1990, có rất nhiều tóan thám hiểm Việt Nam và ngọai quốc đến đây nghiên cứu, nhưng vùng Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn còn đầy bí ẩn. Năm 1990, lần đầu tiên Trường Địa chất và Địa lý Viện đại học Hà Nội chấp thuận sự cộng tác của Hiệp hội Khảo cứu Hang động Anh thám hiểm vùng này do Howard Limbert hướng dẫn. Họ khảo cứu hòan tòan Động Vòm. Năm 1992, một đòan thám hiểm Anh gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư Đại học Hà Nội lại thám hiểm lần thứ hai và kết thúc thám hiểm 7 729m động Phong Nha và 13 690m động Vòm cùng các hang động kế cận . Nhóm thám hiểm thứ ba, năm 1994 , gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 giáo sư Đại học Hà Nội. Năm 1999, các nhà khoa học của Trung Tâm Nhiệt Đới Việt Nam – Nga làm các nghiên cứu thực vật và động vật vùng Kẻ Bàng. Năm 2005, các nhà khoa học Hiệp hội Hang động Anh khám phá thêm một Động mới gọi tên là Động Thiên Đường – Paradise Cave. Động Thiên Đường được các nhà khoa học Anh cho là động lớn nhất và đẹp nhất vùng Phong Nha- Kẻ Bàng . Tháng tư năm 2009, một nhóm thám hiểm Anh nghiên cứu công viên Bảo Tồn Phong Nha và vùng lân cận. Họ khám phá là phòng lớn nhất động Sơn Đòong dài hơn 5km, cao 200m và rộng 150m. Những kích thước này đã giúp động Sơn Đòong đứng nhất thế giới, vượt trên hẳn Động Nai- Deer Cave ở Mã lai Á. Cùng lúc, các nhà thám hiểm Anh cũng đã khám phá ra thêm 20 hang động mới có tổng số bề dài là 56km, kể luôn cả động lớn nhất thế giới là Sơn Đòong .
Hình thành địa chất cácxtơ – karst Phong Nha -Kẻ Bàng là vào thời kỳ Pleozoic, cách đây khỏang 400 triệu năm và như vậy cũng là vùng cácxtơ chánh xưa cổ nhất Châu Á . Vùng này trải qua nhiều đổi thay kiến tạo –tectonic changes to lớn và gồm nhiều lọat lọai đá nằm xen kẻ lẫn nhau một cách phức tạp. Có thể đến 7 lần thay đổi mức kiến tạo cácxtơ chánh, thành quả của kiến tạo nâng cao và thay đổi mức nước biển. Cho nên quang cảnh Phong Nha – Kẻ Bàng rất là thay đổi, có đa đạng địa chất cao và nhiều đặc điểm hình thể địa chất phong phú. Cũng như địa hình Việt Nam, vì thay đổi kiến tạo rộng lớn, cho nên đá vôi Phong Nha xen lẫn nhiều tầng đá khác. Có nhiều chứng cớ hiển nhiên là dung dịch sulphurous và tác động thủy nhiệt đã đóng một vai trò quan trọng tạo dạng địa hình và các hang động, nhưng tình trạng chưa được nghiên cứu tận tình. Rất có thể vùng Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay là thành quả của 5 thời kỳ phát triễn và chuyễn động ra vỏ Trái đất ( thời kỳ Ordovician Chậm và Silurian Sớm, Devonian Giữa và Chậm, Than sắt Carboniferoeus – Permian , Mesozoic Orogenic và Cenozoic ). Công viên Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong hai vùng đá vôi lớn nhất thế giới. So sánh với 41 vị trí di sản thế giới chứa karst khác, Phong Nha có những điều kiện khác nhau về dạng địa mạo- geomorphic , địa chất và sinh vật. Phối hợp với Hin Namno- Lào, khu bảo tồn Phong Nha sẽ chứa rừng cáxtơ còn sống sót lớn nhất Đông Nam Á, diện tích 317 754 ha. Tổng quát có hai dạng địa hình ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Dạng không phải là cácxtơ gồm 3 thể lọai: các núi khối giữa và vòm thấp phát triễn thành những khối núi thuộc mác ma – magmatic xâm phạm; các núi cơ cấu trọc phía giữa phát triễn thành những khối đá chứa sắt thời kỳ Cretaceous và các đai núi trọc khối thấp phát triễn thành những khối đá nguồn gốc lục địa khác. Các dạng cácxtơ ở vùng này thuộc lọai cácxtơ nhiệt đới điển hình và chia ra thành hai nhóm : dạng cácxtơ trên mặt, gồm các cácxtơ hình nón hay hình tháp, karrens, thung lũng và dạng vại – dolines … nhóm cácxtơ ngầm dưới đất là các động. Cácxtơ Công viên Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng xưa nhất, có cơ cấu địa chất phức tạp nhất, sông suối ngầm đa dạng và phức tạp nhất so sánh với 3 công viên quốc gia khác, Cơ Quan Văn Hóa và Giáo dục - UNESCO đã liệt kê ở Vị trí Di Sản Thế giới - World Heritage Sites Đông Nam Á: đó là Gunung Mulu ở Mã Lai Á, Sông Ngầm Puerto Princesa ở Palawan - Phi Luật Tân và Công viên Quốc gia Lorentz xứ Tây Irian -Inđô nêxia, cùng vài vùng cácxtơ khác ở Thái Lan, Trung Quốc và Papua New Guinea.
Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ bàng |
Tưởng cũng nên biết là Phong Nha – Kẻ Bàng gồm cả thảy là 300 hang - động, mà chỉ mới có 20 hang động đã được các nhà thám hiểm Việt Nam và Anh Quốc nghiên cứu. 17 hang động nằm trong vùng Phong Nha và 3 ở vùng Kẻ Bàng. Đại hội UNESCO thứ 27 ở Paris từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7 năm 2003, đã công nhận Công viên Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong 30 vị trí Di Sản Thế giới của 160 quốc gia Hội viên, vì các giá trị khác thường về địa chất, địa mạo và địa lý. Kẻ Bàng theo tiếng địa phương là rừng đá vôi. Phong Nha có lẽ là Gió – Phong thổi từ bên trong động có thạch nhũ ( vú đá ) giống như Răng – Nha. Tuy nhiên theo Lê Qúy Đôn, Phong Nha là tên một làng cũ gần động. Một vài lý thuyết còn gợi ý phong là đỉnh núi và nha là quan lại, vì trong trí tưởng tượng dân địa phương xa xưa, các núi trong vùng đứng xếp hàng như thể các quan xếp hàng ở các “sân rồng- royal court” trước mặt vua …
Hang Phong Nha nổi tiếng nhờ những khối đá hình thành “ Hang Sư tử -Lion” “các HangThần tiên- Fairy Caves” , “ Hang Sân Rồng- Royal Court” và “Hang Bụt, Phật – Buddha”. Hang Phong Nha dài 7729m, chứa 14 động – grottos và một dòng sông ngầm dài 13 969m. Các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu 44. 5 km động Phong Nha và du khách chỉ vào được 1500m. Phong Nha cũng như mọi hang trong vùng, vẫn còn luôn luôn được sông Chay tạo hình mới. Đi sâu vào động sẽ thấy các vú đá – stalactites và các măng ( cột ) đá- stalagmites lóng lánh khi chiếu đèn sáng vào. Sông Son chảy vào cửa Hang rồi chảy ngầm khi có tên là Sông Nậm Aki, rồi trồi lên mặt ở vị trí cách núi Phu Pha Dam 20 km về phía Nam. Hang Phong Nha có 14 phòng nối nhau bằng sông ngầm, dài 1.5 km. Những hành lang thứ cấp rẽ lối khắp mọi hướng. Các mái Hang Ngòai và Hang Trong, cao chừng 25- 40m trên mặt nước. Từ phòng số 14, có những hành lang khác dẫn tới những phòng lớn tương tự, nhưng rất nguy hiểm cho các nhà thám hiểm, vì đá vôi đang bị xói mòn liên tục. Hang Cạn cách cửa hang 800m là một bải cát và đá tráng lệ, huy hòang. Vú và măng đá hiện ra những hình cây cối lạ lung, kích động trí tưởng tưởng tượng du khách.
Đáng kể ở hệ thống hang động Phong Nha là : - Hang Tối, ở thượng nguồn sông Son chảy vào phía trái dòng sông Chay. Hang này dài 5 258m, cao 83m . Cửa hang rất cao, rộng và rừng rậm bao quanh - Hang E dài 736m đi đến được qua đường mòn Hồ Chí Minh; - Hang Chà An dài 667 m rộng 15m - Hang Thung có sông ngầm dài 3351m vài nơi cao quá 133m ;sông ngầm này bắt nước từ Rào Thượng . - Hang Én dài 1645m cao 78.6m - Hang Khe Tiên phía Nam có động dài 520m - Hang Khe Ry cũng ở phía Nam Phong Nha, Động Khe Ry bắt đầu khi dòng Khe Ry dài 13 817 km trôi chảy - Hang Khe Thi có nguồn Khe Thi bắt đầu từ một núi chảy ngầm trong động.
Hệ thống Vòm động của Phong Nha đáng kể là:
-Hang Vòm dài 15.05 km. Động cao 145m, có nhiều sông ngầm. Hang Vòm có nhiều vú đá, măng đá diễm lệ. Mới đây các nhà thám hiểm Anh tìm thấy một hố sâu gọi tên là Tang, sâu trên 255m. Đây là hố sâu nhất Việt Nam ; - Hang Đai Cao nối với Hang Vòm, dài 1645m, cao 28m : - Hang Duột nối với Hang Đai Cao, dài 3 927m và cao 45 m , bên trong có vài bải cát mịn; - Hang Cá dài 1500m, cao 60m; - Hang Hổ nối với hang Cá dài 1616m, cao 46m;- Hang Trên ( ? )– Over grotto dài 3 244m, cao 103m và rộng 30- 50 m; - Hang Pygmy dài 845m, có nhiều dòng suối đổ nước xuống từ các núi; - Hang Rục Ca Ròong là nơi sinh sống của tộc dân Arem, tộc dân Quảng Bình sống trong hang động, săn bắt, hái lượm các sản phẩm thiên nhiên .
-Hang Vòm dài 15.05 km. Động cao 145m, có nhiều sông ngầm. Hang Vòm có nhiều vú đá, măng đá diễm lệ. Mới đây các nhà thám hiểm Anh tìm thấy một hố sâu gọi tên là Tang, sâu trên 255m. Đây là hố sâu nhất Việt Nam ; - Hang Đai Cao nối với Hang Vòm, dài 1645m, cao 28m : - Hang Duột nối với Hang Đai Cao, dài 3 927m và cao 45 m , bên trong có vài bải cát mịn; - Hang Cá dài 1500m, cao 60m; - Hang Hổ nối với hang Cá dài 1616m, cao 46m;- Hang Trên ( ? )– Over grotto dài 3 244m, cao 103m và rộng 30- 50 m; - Hang Pygmy dài 845m, có nhiều dòng suối đổ nước xuống từ các núi; - Hang Rục Ca Ròong là nơi sinh sống của tộc dân Arem, tộc dân Quảng Bình sống trong hang động, săn bắt, hái lượm các sản phẩm thiên nhiên .
Hang Tiên Sơn nằm trong Công viên Quốc Gia Phong Nha -Kẻ Bàng , do một cư dân địa phương bất ngờ khám phá ra năm 1935. Nằm trong xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Cửa vào Tiên Sơn cách động Phong Nha 1km, ở độ cao 200m. Động Tiên Sơn dài 980m . Một hố sâu chừng 400 m xảy ra ở cửa hang rồi đến động ngầm dài 500m, nguy hiểm cho du khách và chỉ mở ra cho các nhà thám hiểm mà thôi. Cũng như Phong Nha, động này có nhiều vú đá, măng đá ngọan mục, hình dáng các chuyện thần tiên. Các cột và vách vú đá, măng đá tạo ra những âm thanh lạ lùng như tiếng gồng, tiếng trống nếu đưa tay gỏ vào. Theo các nhà khoa học Hiệp hội Hang động người Anh, Tiên Sơn hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi nước đục lỗ vào núi đá vôi ở Kẻ Bàng. Sau một lọat địa hình và đá chuyễn động, khối núi cân bằng hay hạ thấp xuống, chặn đứng dòng nước và tạo ra hang động Tiên Sơn, trong khi đó dòng sông ngầm lại được xoay hướng về phía động Phong Nha. Dù Phong Nha và Tiên Sơn sát cạnh nhau, không có hang động nào nối chúng ở giữa cả.
Hang Thiên Đường là một hang động mới khám phá. Trước khi tìm thấy hang Sơn Đòong, hang Thiên Đường được xem là hang động lớn nhất và dài nhất Phong Nha – Kẻ Bàng. Vài vú đá, măng đá ngọan mục và diễm lệ của Công Viên được tìm thấy ở hang động Thiên Đường. Hang động này cũng được một cư dân địa phương tìm thấy năm 2005. 5 km đầu tiên của Thiên Đường được các nhà khoa học Anh thám hiểm năm 2005, rồi sau đó vào năm 2010 cả chiều dài hang động 31 km , được Hiệp Hội thám hiểm tuyên bố là đã thám hiểm xong. Như vậy, Thiên Đường dài hơn hang động Phong Nha, trước được xem là hang động dài nhất công viên Quốc gia . Bề cao có thể đến 100m và bề rộng đến 150m. Các hình dạng đá vôi còn được xem lộng lẫy hơn Phong Nha nữa. Các thám hiểm cảm hứng hình dạng các đá vôi đẹp đẻ bên trong động nên đặt tên là Thiên Đường. Nhóm Trường Thịnh thiết lập đường vào, các tiện nghi du lịch hang động xong vào ngày 3 tháng chín 2010, với một lối mòn 1,1 km để chiêm ngưỡng các hình dáng này.
hang Thiên Đường |
Hang Sơn Đòong tương đối mới được khám phá gần đây trong Công Viên. Cũng được một cư dân địa phương khám phá ra và được các thám hiểm Anh tuyên bố công cọng xem Sơn Đòong là hang động lớn nhất thế giới . Phòng lớn nhất Sơn Đòong dài hơn 5km cao 200m và rộng 150m. Nghĩa là lớn hơn kích thước Động Nai ở Mã Lai Á như đã nói trên. Vì nước sông ngầm chảy mau lẹ ở trong hang động khiến các nhà thám hiểm không đi xa hơn được nữa, nên họ chỉ đủ khả năng ước lượng chiều dài của Sơn Đòong nhờ một đèn pin. Ông Hồ Khanh đã tìm ra Sơn Đòong năm 1991. Các dân rừng rú địa phương rất sợ các tiếng hú từ dưới sông ngầm. Mãi đến năm 2009, nhóm thám hiểm Anh do Howard và Deb Limbert hướng dẫn mới tuyên bố chi tiết Sơn Đòong cho công chúng biết. Một vách cao lớn calcite đã ngăn không cho họ tiến xa hơn. Theo hai ông Limbert, Sơn Đòng 5 lần lớn hơn Phong Nha, trước đây được xem là lớn nhất Việt Nam.
Trong hang Sơn Đòong |
B - Danh lam thắng cảnh du lịch nhân văn, lịch sử đầu tiên đáng kể Quảng Bình là Quần thể Lũy Thầy ( Trường Dục, Động Hải, Trường Sa, Trấn Ninh ).
Dấu tích Lũy Thầy ở Đồng Hới, Quảng Bình |
Nhắc lại là tháng 3 năm 1627, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đích thân thống lĩnh đại quân thủy bộ, rước xa giá vua Lê đi đánh xứ Nam. Tháng tư, đại quân Trịnh đến cửa Nhật Lệ, quân Nguyễn cố thủ, quân Trịnh đánh mấy trận không thắng; sau mắc mưu phản gián của của tướng Nguyễn Hữu Dật nên cuối tháng thì rút hết quân về. Đây là trận đánh đầu tiên mở màn sự phân tranh Trịnh Nguyễn. Tháng 5, Cống Quận Công Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ lên chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635 ). Chiếu theo Lộc Xuyên Đặng Quí Địch ( Dòng Việt số 22 , năm 2008 ), mùa xuân năm 1630, chúa Sải nghe theo lời khuyên của Đào Duy Từ, đại phát quân dân đắp lũy Trường Dục. Lũy này kéo dài từ trên núi Trường Dục đến cuối bải cát Hạc Hải. Mùa đông năm 1930, Đào Duy Từ khuyên chúa phát binh lấy Nam Bố Chính, dùng giữ bờ cõi Nam Bang. Chúa sai Nguyễn đình Hùng bất ngờ đánh úp chém tri châu Nguyễn Tịch chiếm đất, lấy Linh Giang làm địa giới, đặt ra 24 đội thuyền gồm 5280 - 12 000 lính. Mùa thu năm 1631, chúa sai Đào Duy Từ cùng Nguyễn hửu Dật thiết lập đồ kế, họp dân khởi công đắp Trường Lũy, tục gọi là Lũy Thầy hay còn tên là Định Bất Trường Thành, Hồi Văn Lũy. Trường Lũy nghiễm nhiên trở thành quan ải hiểm yếu giữa Nam Bắc. Lại thêm tại các cửa biển Nhật Lệ, Minh Linh đều có rào bằng dây xích sắt, tạo thành thế băng ngang giữa hai miền. Lũy Trường Dục là một trường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn chạy tới phá Hạc Hải. Lũy dọc theo sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, rồi từ sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quan Xá, qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền tới Đình Thôn. Lũy dài 2500 trượng ( khỏang 10-12 km ), có nơi cao tới 3m, chân rộng từ 6m đến 8m. Phía Tây gặp núi non hiểm trở, phía đông là Vạn Xuân quanh năm bùn lầy rồi đến một bải cát lớn. Ở giữa phá Vạn Xuân và bải cát có một khỏang đất đường quốc lộ ngang qua đó. Trên khoảng đất này chúa Nguyễn đặt nhiều công cuộc phòng thủ. Lũy Trường Dục là để giữ con đường núi, cho nên còn phải chận ngang quân địch đổ bộ lên sông Nhật Lệ. Năm 1632, Đào Duy Từ lại đắp lũy Động Hải. Lũy này cách Trường Dục 20 cây số về phía Bắc núi Đầu Mâu, một rặng núi lớn từ dãy núi Trường Sơn chạy ngang ra. Ở chỗ đắp lũy Động Hải, dãy thứ nhất chạy đến sông Nhật Lệ ở địa phận làng Văn La, sử gọi là làng Cẩm La, dân gian gọi là Cồn Hầu. Dãy thứ hai chạy đến bờ biển, khỏang 15 km về phía Bắc, ở địa phận làng Phú Hội, thường gọi là Kỉ Địa. Hai dãy đồi ấy trông như hai càng cua ôm một đồng bằng rộng bùn lầy, hình bán nguyệt, mùa đông đầy nước không qua được. Thành Đồng Hới ở ngay giữa đường kính nối hai đầu bán nguyệt đó. Lũy Động Hải được xây dựng trên một đường, từ cửa Nhật Lệ, ban đầu chạy xiêng về phía Nam, rồi rẽ sang phía Tây cho đến rặng núi Đầu Mâu, cắt ngang chánh giữa đồng bằng nói trên. Phía Bắc là sông Lệ Kỳ khá rộng, hai bên đều là bùn lầy. Lũy Động Hải dài 300 trượng ( 12 km ). Cách một trượng đặt một khẩu súng khóa sơn. 3 hay 5 trượng lại xây một pháo đài, đặt một khẩu súng nòng lớn. Lũy cao một trượng, 5 xích ( 6m ), mặt ngòai đóng gỗ lim, trong dãy đất đắp làm 5 cấp, voi ngựa có thể đi được. Lũy Động Hải còn gọi là Trường Lũy – Lũy Dài hay Lũy Nhật Lệ vì nó nằm trên tả ngạn sông này. Dân gian thường gọi là Lũy Thầy vì Đào Duy Từ đáng là thầy chúa ( Sải ) đắp lên . Năm 1648, quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình, nhưng lũy Trường Dục đã bẻ gãy mọi cố gắng tiến lên của quân Trịnh. Vì bị tháo gở phần nào, nên hai lũy Trường Dục và Động Hải được kiến trúc hai lần. Ngòai hai lũy lớn này, còn nhiều công trình phụ thuộc và các tướng Đàng Trong, tùy theo nhu cầu, kiến trúc bổ túc phòng thủ. Tỉ như lũy Trường Sa, đắp năm 1633, trên bải cát giữa Động Hải và Cửa Tùng, đề phòng quân Trịnh đổ bộ ở phía Bắc Cửa Tùng. Năm 1662, lũy Trấn Ninh được xây cất bảo vệ phía Đông lũy Động Hải, giữ đường biển. Năm 1672, quân Trịnh cố gắng mấy tháng, hy sinh rất nhiều nhưng không hạ được lũy Trấn Ninh, vì tướng Nguyễn Hửu Dật kiên trì chống giữ, phải rút về. Và từ đó nghĩ binh, mặc nhiên công nhận sông Gianh làm giới tuyến giữa hai miền Nam, Bắc .
C – Những cảnh quan du lịch khác của Quảng Bình : Thành Đồng Hới , trận Không Hải chiến Đồng Hới năm 1972, cảnh quan xinh đẹp lân cận và các hậu cứ Quảng Bình- căn cứ “Đường Mòn Hồ chí Minh- Trường Sơn Công nghiệp ngày nay” xâm nhập đánh miền Nam.
Cổng thành Đồng Hới |
Thành Đồng Hới - Đồng Hới Wall or Citadel như đã nói trên nằm giữa hai đầu bán nguyệt lũy Trường Dục. Nay thành chỉ còn tàn tích vài trăm mét, thuộc thị trấn Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Thị trấn Đồng Hới chiếm 155,71 km2 và dân số năm 2009 là 108 526 người. Cách Hà Nội 486 km về phía Nam, cách Vinh 195 km cũng về phía Nam, cách Huế 172 km về phía Bắc và cách Sài Gòn- TP HCM 1238 km cũng về phía Bắc. Tây và Nam giáp huyện Quảng Ninh. Đông giáp Biển Đông, Bắc giáp huyện Bố Trạch. Bờ biển Đồng Hới dài 12 km bải cát trắng tinh. Đồng Hới là thị trấn gần Công Viên Phong Nha - Kẻ Bàng nhất. Di sản Thiên nhiên Thế giới UNESCO, 50 km về phía Bắc thị trấn. Cư dân đã sinh sống ở Đồng Hới từ 5000 năm nay. Rất nhiều di vật đã được phát hiện ở hồ Bầu Tró ngay trong thị trấn, đa số thuộc thời kỳ Đồ Đá – Stone Age như đã nói trên. Khỏang năm 2880 trước Công Nguyên – BC, vị trí tỉnh lỵ Đồng Hới ngày nay, thuộc tộc dân Việt Thường của nước Văn Lang đời vua Hùng. Vùng này là nơi tranh chấp lâu ngày giữa vưong quốc Chiêm Thành – Champa và Đại Việt. Đương nhiên thuộc Đại Việt năm 1069, khi Lý Thường Kiệt thắng quân Chiêm Thành và chiếm vùng này. Thành Đồng Hới được xây cất vào thời Trịnh – Nguyễn Phân tranh ( 1558 – 1775 ) để bảo vệ xứ Đàng Trong chống lại quân Trịnh tấn công. Thời Pháp thuộc, Đồng Hới, ngòai các lũy Thầy và động Phong Nha…, nổi danh là Thành phố Hoa Hồng thơm đẹp - Rose City.
Một vài cảnh đẹp Quảng Bình |
Chúng ta đã nói qua là quân đội viễn chinh Pháp đã dùng phi trường Đồng Hới đánh Việt Minh và quân Pathet Lào. Trong cuộc chiến tương tàn Nam Bắc mà Hoa Kỳ mệnh danh là Chiến Tranh Việt Nam ( 1964 – 1975 ), Đồng Hới bị tàn phá nặng nề vì phi cơ B-52 Hoa Kỳ dội bom dữ dội. Nhưng ít ai biết đến Trận Chiến Đồng Hới- Battle of Đồng Hới, xảy ra ngày 19 tháng tư năm 1972 , lúc đó là một cuộc tấn công chánh quân đội miền Bắc xâm lấn miền Nam khốc liệt, đã được nhiều người trình bày là Trận Chiến Thành cỗ Quảng Trị. Còn Trận Chiến Đồng Hới là giữa một hạm đội đặc nhiệm Hoa Kỳ ngòai khơi bờ biển Việt Nam , gồm soái hạm USS Oklahoma City và 3 tàu tuần dương hạm ( ? ) USS Sterett, USS Lloyd Thomas và USS Higbee, bị ba phi cơ MiG Bắc Việt tấn công “bất ngờ”. Các phi cơ Mig đến nơi khi bay rất thấp, gọi là để làm ướt chân. Tuy nhiên các phi cơ này không thực sự tạo ra bất ngờ, theo tuyên bố phía Hoa Kỳ, vì các tàu Mỹ đã nhận ra các phi cơ trước đó khá lâu và đã sẳn sàng bắn đuổi. Hai tàu Oklahoma City và Sterett có trang bị hỏa tiễn chống phi cơ, trong khi các tàu Higbee và Lloyd Thomas cũng trang bị đại bác( ? ) 5 ngón. Về di tích du lịch nhân văn, Quảng Bình đã xếp hạng 45 di tích tính đến năm 1999, trong đó di tích lịch sử cách mạng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ oanh tạc …là các làng Cũ ( ? ) Nam, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Long Đại … và nhiều căn cứ hậu cần phát xuất đánh miền Nam, nằm trên đường quốc lộ 12B và Đường Mòn HCM.
Bải biển Nhật Lệ thuộc thị xã Đồng Hới là những bải cát đẹp, phong cảnh hửu tình; nơi đây như đã nhiều lần nói trên có Bàu Tró, một hồ nước ngọt giữa vùng cát trắng ven bờ, còn lưu lại dấu tích của người nguyên thủy. Bải Đá Nhảy ven quốc lộ 1A cũng là bải biển phong cảnh trời nước núi non quyện chặc vào nhau, làm say lòng du khách. Cách huyện lỵ Lệ Thủy hơn 20km về phía Tây là khu thiên nhiên ( Khe ) Bang -Thanh Sơn với nguồn suối khoáng nước nóng, nhiều khả năng phát triễn du lịch. Có lẽ cũng không nên quên quần thể cảnh quan đèo Mụ Gịa, Cổng Trời, Hang Tiên – Cha Lo, đẹp nên thơ với dãy núi Giăng Màn, có đỉnh cao nhất tỉnh 2017m và hệ thống sông ngầm bí ẩn. Cũng như nhiều lễ hội truyền thống văn hóa tỉnh như lễ hội đua bơi, lễ hội MùaTrăng ở huyện Minh Hóa, lễ hội “Đập Trống?” Ma Coong ở huyện Quảng Trạch, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội trải v.v…, trình diễn những làn điệu dân ca phong phú: hát sim của người Bru- Vân Kiều, điệu Kà Tưm, Kà Lềnh của người Chứt.
Cầu Nhật lệ ngày nay |
Tuy nhiên năm 1996, Quảng Bình chỉ mới đón 7650 du khách, trong đó chỉ 250 du khách quốc tế. Năm 1999 cũng chỉ đón 81 404, trong số này 822 là quốc tế. Những năm gần đây, nhờ sửa sang đường xá ( đường quốc lộ 1A là đường từ Lạng Sơn đến Cà Mau dọc theo bờ biển, đường Trường Sơn Công Nghiệp nhiều đọan là Đường Mòn Hồ Chí Minh cũ ); đường quốc lộ 12 nối Quảng Bình và Khăm Muộn, đường xe lữa Hà Nội - Sài Gòn , mà một ga chánh là ga Đồng Hới …; phi trường Đồng Hới đã được tái thiết và tái họat động tháng 5 năm 2008, nối liền với sân bay quốc tế Nội Bài- Hà Nội và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Sài Gòn tháng 7 năm 2009; Huế cũng là một căn cứ du khách đến Quảng Bình, ngòai thị xã Đồng Hới, thường xuyên có du khách đến mỗi ngày…; cung cấp điện, nước …tốt đẹp hơn; phát triễn nhiều tiện nghi cận đại hơn ( thị xã Đồng Hới nay đã 98 khách sạn và nhà khách – guest houses 1 đến 3 sao như Cosevco Hotel và đặc biệt là Sài Gòn – Quảng Bình Hotel 4 sao ở khu Bang – Thanh Sơn - Sun Spa Resort ? ) và nhất là đội ngũ đón tiếp du khách huấn luyện kỹ càng hơn. Cho nên số du khách đến tỉnh Quảng Bình trong 5 năm 2006 – 2010 đã trên 3 183 000 người, trung bình tăng trưởng 12. 9% một năm. Năm 2011 số du khách đã trên 1 triệu người, 12 lần hơn năm 2000 , trong số này gồm 18000 du khách quốc tế, nghĩa là trên 20 lần con số năm 2000. Các năm 2015 -2020, Quảng Bình sẽ chú trọng hơn nữa vào du lịch hang động, lịch sử nhân văn và sinh thái đặc biệt Công Viên Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( khảo cứu, thám hiểm sinh thái thực vật, động vật, địa chất địa hình cácxtơ .. .). Du lịch Quảng Bình cũng sẽ kết nối mạnh mẻ với các đặc điểm ở Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, theo chiều hướng phát triễn du lịch miền Trung( gồm thêm Huế, di tích Chàm Mỹ Sơn, phố cỗ Hội An, Nhã nhạc và không gian văn hoá cồng – chiêng Tây Nguyên ) và hành lang Đông Tây Đông Nam Á – East -West Corridor.
Ngành công nghiệp Quảng Bình
Trong cơ cấu gía trị kinh tế tỉnh, công nghiệp tương đối chiếm tỉ trọng nhỏ : 16.7% năm 1990 và 24.8 năm 2000. Công nghiệp chế biến có ưu thế tuyệt đối, chiếm 90.8% giá trị công nghiệp năm 1999. Vai trò hàng đầu là công nghiệp thực phẩm, năm 1999 có 15 420 cơ sở, chiếm 34% ngành công nghiệp chế biến và hơn 30.9% so với tòan ngành công nghiệp tỉnh. Các cơ sở quy mô lớn là quốc doanh thuộc trung ương quản lý: nhà máy đường ở Bố Trạch, nhà máy xi măng ở Thanh Trường, nhà máy gạch tuy nen Ba Đồn ở Quảng Trạch, công ty cơ khí sửa chửa đường bộ. Quốc doanh tỉnh quản lý gồm có nhà máy bia – rượu Quảng Bình ở Đồng Hới, công ty hóa chất (phân vi sinh, đất đèn, nhựa thông v.v… ) Quảng Bình ở Đồng Hới, Công ty phân bón Sông Gianh ở Quảng Trạch , công ty dược phẩm Quảng Bình ở Đồng Hới, công ty gốm sứ Quảng Bình ở Đồng Hới, công ty xây dựng và vật liệu xây dựng ( xi măng , gạch ngói, bột cao lanh , tấm lợp ….) Quảng Bình ở Đồng Hới, công ty cơ khí Quảng Bình ở Đồng Hới, công ty cấp thóat nước ở Đồng Hới và xí nghiệp cơ khí tàu thuyền Nhật Lệ ở Qủang Ninh.
Năm 1999, công nghiệp Quảng Bình thu hút được 35 315 lao động. Khu vực miền núi gồm hai huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, và phần phía tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy chỉ có tiểu thủ công nghệ qui mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu. Tỉ lệ tăng trưởng công nghệ đã đạt 12.5 % một năm, nâng thành phần công nghệ và xây cất Quảng Bình lên 35.5 %,năm 2005. Các năm 2006- 2010, công nghiệp Quảng Bình đã đạt mức tăng trưỡng trung bình 20 – 21 %, tụ điểm trên công nghiệp vật liệu xây dựng ( cao su, tre mây, gỗ, nhựa thông) chế biến nông lâm,thủy sản phẩm và xây cất các cơ sở tiện nghi du lịch: phi trường Đồng Hới, cảng Hòn La (khởi công năm 2006 cho tàu trọng tải 30 000- 50 000 tấn cập bến, khả năng là 10 – 12 triệu tấn hàng mỗi năm ), cảng Nhật Lệ và cảng Sông Gianh ( cho tàu trọng tải 5000 tấn ), cửa khẩu biên giới Lào Việt Cha Lo - Na Phau , và thiết lập hai công viên công nghệ là Hòn La ( diện tích 55.8 ha ) ở huyện Quảng Trạch và công viên công nghệ Tây Bắc Đồng Hới , cách thị xã 3 km về phía Bắc.
Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng (Khu công nghiệp Tây Bắc Ðồng Hới) |
Khu Công nghiệp Hòn La |
Nông nghiệp Quảng Bình
Nông nghiệp Quảng Bình từ năm 1996 đã có chuyễn hướng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi, nhưng tương đối chậm và thất thường. Mức tăng trưởng trung bình các năm 1996- 2000 là 5.7 % ở ngành nông nghiệp . Diện tích lúa cả năm ở tỉnh nhà không mấy thay đổi từ 46 000 ha đến 48 000 ha, nhưng năng xuất đã tăng nhiều như khắp nước nhà, từ 2.7 tấn /ha đến 4.3 tấn / ha năm 2002 . Và từ năm 2000, sản xuất lương thực có hạt tỉnh nhà đã trên 200 000 tấn .
Như vậy, lương thực bình quân đầu người, tuy đã cải thiện ( năm 2002 chỉ mới đạt 261 kg mỗi người so với 172 kg năm 1995) nhưng còn chưa đến mức tiêu chuẩn quốc gia là 500 kg/người. Quảng Bình phải cố gắng đạt 6-7tấn / ha lúa hay hơn nữa, đặc biệt ở mùa lúa Đông Xuân. Năng xuất và diện tích sắn ( khoai mì), ngô (bắp ) khoai lang … Quảng Bình ở các vùng đồi núi, vùng đất cát… cũng còn quá thấp kém, dù nay nước nhà đã có giống cao năng và các kỷ thuật canh tác cải tiến không thua gì ngọai quốc. Diện tích cao su Quảng Bình năm 2000 đã đến 6400 ha, nhưng mới sản xuất được 2000 tấn mũ khô: cả diện tích lẫn sản lượng cao su vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng. Mỗi năm, Quảng Bình trồng lại được 4000 ha rừng, nâng diện tích rừng trồng lên đến 38 851 ha, nhưng như thế vẫn chỉ là 10% diện tích rừng tự nhiên, ước lượng trên 460 000 ha. Đáng nêu lên là phát triễn ngư nghiệp. Nay Quảng Bình đã có 3200 tàu đánh cá, công xuất tổng cọng trên 67 000 mã lực. Năm 2000, tỉnh nhà đã thu họach 17 104 tấn hải sản, khỏang 1600 tấn là hải sản nuôi trồng . Quảng Bình có 3 trại nuôi tôm giống và 8 trại nuôi cá giống cung cấp 5- 7 triệu tôm sú con, 40-50 triệu cá con mỗi năm. Tỉnh cũng có 2 hảng chế biến đông lạnh hải sản và 4 hảng chế biến hải sản khô xuất khẩu. Dù vậy, tỉnh nhà vẫn cho rằng những năm gần đây Quảng Bình chưa phát triễn đầy đủ tiềm năng thủy sản tỉnh mình .
Vụ Đông- Xuân 2012- 2013, huyện Lệ Thủy gieo cấy hơn 9.819 ha lúa. |
Như vậy, lương thực bình quân đầu người, tuy đã cải thiện ( năm 2002 chỉ mới đạt 261 kg mỗi người so với 172 kg năm 1995) nhưng còn chưa đến mức tiêu chuẩn quốc gia là 500 kg/người. Quảng Bình phải cố gắng đạt 6-7tấn / ha lúa hay hơn nữa, đặc biệt ở mùa lúa Đông Xuân. Năng xuất và diện tích sắn ( khoai mì), ngô (bắp ) khoai lang … Quảng Bình ở các vùng đồi núi, vùng đất cát… cũng còn quá thấp kém, dù nay nước nhà đã có giống cao năng và các kỷ thuật canh tác cải tiến không thua gì ngọai quốc. Diện tích cao su Quảng Bình năm 2000 đã đến 6400 ha, nhưng mới sản xuất được 2000 tấn mũ khô: cả diện tích lẫn sản lượng cao su vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng. Mỗi năm, Quảng Bình trồng lại được 4000 ha rừng, nâng diện tích rừng trồng lên đến 38 851 ha, nhưng như thế vẫn chỉ là 10% diện tích rừng tự nhiên, ước lượng trên 460 000 ha. Đáng nêu lên là phát triễn ngư nghiệp. Nay Quảng Bình đã có 3200 tàu đánh cá, công xuất tổng cọng trên 67 000 mã lực. Năm 2000, tỉnh nhà đã thu họach 17 104 tấn hải sản, khỏang 1600 tấn là hải sản nuôi trồng . Quảng Bình có 3 trại nuôi tôm giống và 8 trại nuôi cá giống cung cấp 5- 7 triệu tôm sú con, 40-50 triệu cá con mỗi năm. Tỉnh cũng có 2 hảng chế biến đông lạnh hải sản và 4 hảng chế biến hải sản khô xuất khẩu. Dù vậy, tỉnh nhà vẫn cho rằng những năm gần đây Quảng Bình chưa phát triễn đầy đủ tiềm năng thủy sản tỉnh mình .
( Irvine , Nam Ca Li ngày 20 tháng 6 năm 2013 )
“Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận.”
Trả lờiXóaĐó là những dòng chữ đánh giá về hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trên tạp chí nổi tiếng National Geographic.
Xin bấm vào link dưới đây:
Thám Hiểm Hang Sơn Đoòng
để xem phái đoàn Anh thám hiểm hang Sơn Đoòng.