Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Thành Phố CẦN THƠ

Lạm bàn về phát triển Tây Đô miền Nam Việt Nam:

Thành phố Cần Thơ

G S Tôn Thất Trình

 
Đất Cần Thơ , nam thanh nữ tú ,
Đất Rạch Giá, vượn hú chim kêu,
Quản chi nắng sớm mưa chiều,
Lên doi xuống vịnh, cũng chèo theo em.
Đất Sài Gòn anh ở,
Xóm Cần Thơ em trở lụn về .
Bấy lâu sông cận biển kề,
Phân chia mai trúc, dầm dề giọt châu.
Cần Thơ là tỉnh , Cao Lảnh là quê,
Anh đi Lục Tỉnh bốn bề,
Mãi lo buôn bán không về thăm em.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.
( hay Ai đi tới đó lòng không muốn về .)

(Ca Dao miền Nam , Phan Tấn Tài sưu tầm , 2005 – 2006 )


Phần I : Tổng quát

Vị trí

Ngày mồng một tháng giêng năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, một trong những thành phố Trung ương quản trị là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng và Sài Gòn – TP HCM. TP Cần Thơ nằm trong vĩ tuyến 10002 Bắc và kinh tuyến 105047 Đông. Độ cao đất Cần Thơ gần như bằng mực nước mặt biển, là 0m. Diện tích 1398 km2 ( 536,5 dặm Anh vuông ), định lại năm 2012 là 1389. 60 km2. Dân số năm 2004 là 1138100 người, năm 2009 là 1 188 435 người, năm 2010 là 1195 000 người; năm 2011 là 1200 300 người như vậy đầu năm 2013 có thể là 1215 000 người. Thành phần dân số năm 2011 gồm 781 800 dân thị thành và 408 500 dân nông thôn, 600 100 nam và 600 200 nữ . Đa số là dân Việt –Kinh. Dân Khmer ít sống ở các quận thành phố đô thị chỉ sống rải rác quanh các chùa Miên và quanh các cư dân Kinh các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Dân Hoa phần lớn tập trung ở hai quận Ninh Kiều và Phong Điền. Nhắc lại vào năm 2002, dân số Sài Gòn đã gần 5.5 triệu, Hà Nội trước khi mở rộng gần 3 triệu, Hải Phòng trên 1.7 triệu và Đà Nẳng chỉ mới đến trên 720 000 người. Vì dân số trên 1 triệu, Cần Thơ đã thành thị trấn hạng I theo cách xếp hạng năm 2009 các thị trấn - đô thị Việt Nam. 

Cần Thơ nằm ngay trung tâm Châu thổ Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) cách TP HCM 170 km trên quốc lộ 1A về phía Đông Bắc và cách các đô thị lớn ĐBSCL từ 60 đến 120 km. Đi xe búyt lớn từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ chỉ cần từ 3 đến 4 giờ từ Bến Xe Miền Tây, đón khách suốt ngày đêm , mỗi chuyến cách nhau 1- 2 giờ và có xe nhỏ chở từ bến xe đường Lê Hồng Phong đến bến xe Miền Tây. Từ nơi khác trong TP HCM thì có thể đi tắc xi đến đường Lê Hồng Phong thuộc quận 10. Các hảng xe buýt nhỏ chỉ có một chuyến xe vào buổi sáng. Ba hãng lớn là hãng “Thanh Bưởi” (nhãn hiệu màu trắng có hoa) hảng chạy mau nhất vì chỉ ngưng lại 10 phút giữa đường đến Cần Thơ; hãng “Mai Lĩnh” ( tòan màu xanh ) cần đến 4 giờ ; hãng “Phương Trang” ( tòan màu đỏ ) có nhiều chuyến nhất mỗi ngày, cũng mất 4 giờ. Từ Sóc Trăng đến Cần Thơ cần 1. 5 giờ xe ô tô, từ Châu Đốc cần 3 giờ và từ Rạch Giá cần 3.5 giờ, từ Cà Mau cần 6 giờ và cần 1. 5 giờ từ Long Xuyên. 
Đông Cần Thơ giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp tỉnh An Giang và Nam giáp tỉnh Hậu Giang.Về hành chánh, TP Cần Thơ chia ra 9 quận: 4 quận đô thị là Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn,và 5 quận nông thôn là Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Từ năm 2008 quận Cờ Đỏ chia hai thành Cờ Đỏ và Thới Lai. 
Thành phố Cần Thơ có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. 
Vùng Kinh tế chủ yếu ĐBSCL gồm 4 tỉnh là Cần Thơ, An Giang ,Kiên Giang và Cà Mau cũng do Trung Ương quản trị, có diện tích thiên nhiên 1 786 700 ha và dân số 6. 5 triệu người , trên 1/3 tổng số dân tòan vùng.

Suôi dòng lịch sử

Tên Cần Thơ hình như khởi nguyên từ thời Chúa Nguyễn Phúc Ánh ( vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước) bôn ba chạy trốn quân Tây Sơn lùng bắt gắt gao khắp các tỉnh , hải đảo Gia Định - Hà Tiên. Tương truyền một hôm thuyền Chúa lạc vào lãnh thổ thị trấn Trấn Giang, giữa đêm nghe tiếng ngâm, tiếng ca và tiếng sáo thổi, Chúa khen ngợi phong cảnh yêu kiều nơi này và gọi tên cho sông chảy ngang đó là”Cầm Thi Giang” ( sông thơ ngâm và tiếng cầm ca ) Tên Cầm Thi lan tràn và sau đó một số dân gian đọc trại ra thành Cần Thơ (?) . Cần Thơ chưa bao giờ được gọi chánh thức hay ghi chép là “ Tây Đô “ cả . Nhưng nhờ vị trí, thương mãi, kỹ thuật, và ngay cả quân sự… Cần Thơ được xem như là một trung tâm chủ yếu của miền Tây, nên có khi được gọi là Tây Đô, thủ đô, thủ phủ Miền Tây Nam Kỳ .

Năm 1739 , nghĩa là cách đây gần 275 năm, Cần Thơ đã được vẽ ra trên bản đồ nước nhà, dưới tên là Trấn Giang. Trong cuộc Nam Tiến của cha ông, Cần Thơ xuất hiện sau cả hai vùng; vùng phía trên là Đồng Nai – Sài Gòn và vùng phía dưới là Hà Tiên- Rạch Gíá- Cà Mau … của biển Tây và Biển Đông nước nhà ( Biển Tây có trên 100 đảo lớn nhỏ: Phú Quốc lớn nhất diện tích 568 km2, lớn thứ nhì sau Phú Quốc là Hòn Rái - Lại Sơn -Sơn Rái diện tích hơn 12 km2, Hòn Tre diện tích còn nhỏ hơn chỉ trên 4 km2 đôi chút, nhưng lại là huyện lỵ của huyện Kiên Hải, Hòn Nghệ, nhóm đảo Thổ Châu, nhóm Nam Du, nhóm Hải Tặc, Hòn Chuối, Hòn Bương- Hòn Đá Bạc v.v…) . 
Cuối thế kỷ thứ 17, Mạc Cửu nguồn gốc Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông bên Tàu, không chịu qui phục nhà Thanh, năm 1671 đem tùy tùng và bà con thân quyến theo đường biển xuống Nam, sau khi qua các nước Phi Luật Tân, Nam Dương.., trước đến Chân Lạp (khỏang 1680 ) và sau đó đến làm ăn ở Màng Khảm, mở mang vùng Hà Tiên bây giờ. Theo Trịnh Hòai Đức ở Gia Định Thành Thông Chí, thì lúc đó vùng đất Hà Tiên đã có lưu dân người Việt ( tội nhân trốn tránh chánh quyền Đàng Trong hay dân phiêu bạt giang hồ từ Miền Trung ? ) sinh sống ở những vị trí “ sườn gò khởi phục, cây tốt, suối trong” chung với người Khmer – Miên và sau đó luôn cả người Hoa nữa ( Nguyễn Thanh Liêm – 2006 ). Mùa thu năm 1708, Mạc Cửu theo lời khuyên của mưu sĩ họ Tô, cho thuộc hạ là Trương Cầu và Lý Xá mang ngọc lụa đến Thuận Hóa , dâng biểu xin dâng đất Hà Tiên ( trên danh nghĩa còn là đất Thủy Chân Lạp ? ) cho chúa Nguyễn và xin làm Hà Tiên Trưởng. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu ban ấn tín, phong cho Mạc Cửu làm Tổng Trấn Hà Tiên gồm các ấp Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá đến Cà Mau. Năm 1732, tất cả đất miền Nam được thiết lập thành 3 dinh ( dinh Trấn Biên hay Biên Hòa, dinh Phiên Trấn hay Gia Định và Dinh Trấn hay Long Hồ ) và trấn Hà Tiên. Mạc Cửu mất năm 1735 và năm sau Chúa Ninh Nguyễn Phúc Trú ( hay Trăn ) sắc phong cho con trai Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích ( hay Tứ ) làm Đô Đốc trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tích phát triễn Hà Tiên mạnh hơn nữa, mở thêm các huyện- đạo ( ? ) ( theo Gia Định Thành Thông Chí ) là Kiên Giang, Long Xuyên, Trấn Di ( Bạc Liêu ) và Trấn Giang ( Cần Thơ ), sáp nhập Kiên Giang và Long Xuyên ( lúc đó là Cà Mau ) vào trấn Hà Tiên.

Đánh giá được tầm quan trọng của Trấn Giang như thể hậu cần của Hà Tiên và Rạch Giá trong công cuộc phòng vệ chống xâm lấn của các lực lượng đối nghịch là Xiêm ( Tiêm ) La và Chân Lạp, Mạc Thiên Tích xây dựng đồn lũy, mở mang kinh tế, thương mãi, văn hóa Trấn Giang. Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh được chúa Vỏ Nguyễn Phúc Khóat cử vào Nam năm 1753, hòan tòan ủng hộ chánh sách mở mang của Mạc Thiên Tích. Kể từ đó, Trấn Giang thịnh vượng mãi lên và ngòai việc trở thành một “dịch vụ “ chống giữ miền Hậu Giang, còn là nơi mọi di dân khắp nước đến đây định cư sinh sống làm ăn, lập nghiệp nhờ đường sông giao lưu dễ dàng và đất đai bờ sông phía Tây phì nhiêu, còn hoang vu nhiều. Nhờ vị trí đặc biệt này, Trấn Giang vẫn phát triễn trong thời gian hổn lọan tranh chấp của hai nhà Nguyễn Phước ( Phúc ) và Nguyễn Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1787. Sau khi chiếm Phú Xuân năm 1774 , tháng 3 năm 1777, quân Tây Sơn tấn công Gia Định. Tháng 8 năm 1777, quân Tây Sơn tràn xuống miền Tây và Trấn Giang. Tháng giêng 1785, Nguyễn Huệ đánh tan 20 000 quân Xiêm và 300 chiến thuyền Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xóai Mút ( thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay). Năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi miền Tây và Nguyễn Ánh thu phục lại đất Gia Định, kể luôn cả Trấn Giang.

Cái Răng , Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo , láng giềng cười chê.
Cái Răng , Ba Láng , Vàm Xáng, Xà No ,
Anh có thương em , xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò ( tem thư ) gửi thơ.
( Ca Dao miền Nam, Phan Tấn Tài trích dẫn )

Năm 1803 , vua Gia Long điều chỉnh lại bản đồ miền Tây sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Hòang Trấn , rồi thành Vĩnh Trấn. Năm 1808, Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813, vua lấy một phần bờ tay phải sông Hậu , gồm Trấn Giang - Cần Thơ quá khứ thăng Châu Định Viễn thành Phủ Định Viễn, thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832 , vua Minh Mạng đổi tên Trấn thành Tỉnh và lập ra sáu tỉnh Nam Kỳ , nên mới có tên là Lục Tỉnh. Vua Minh Mạng cũng tách Vĩnh Định ( tên của Cần Thơ trong quá khứ ) khỏi phủ Định Viễn ( tỉnh Vĩnh Long ) và đặt Cần Thơ trực thuộc Tân Thành, tỉnh An Giang. Năm 1839 vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, đặc trực thuộc Tịnh Biên , tỉnh An Giang. Làng Tân An là huyện lỵ huyện Phong Phú. Kế tiếp, huyện Phong Phú phồn thịnh khác hẳn các huyện khác các tỉnh miền Tây. Các xã Tân An và Thới Bình cũng phát triển , nới rộng . Dân gian đến định cư sau đó ở Bình Thủy, vì mạng lưới sông ngòi thuận tiện. Cả ba đều thành bản địa Cần Thơ . Khi có đông người, viễn cảnh trở nên văn minh, thơ mộng, nên đời sau có tên là Long Tuyền. 
Ở Trấn Giang , sông là đường giao thông chánh. Các làng xã được thiết lập và trải dài dọc theo sông, mương ( sau đó đào rộng sâu hơn thành kinh ). Các chợ cũng được xây dựng lên. Nhiều đọan sông, gần các cửa sông, các nơi tiếp giáp con nước, dần dần trở thành nơi hội họp chợ, buôn bán, trao đổi văn hóa của tòan vùng. Cho nên các chợ xưa cũ và các tiểu thị trấn xa xôi và cách xa sông hơn chỉ thành lập khi đường xá được xây cất và xe hơi trở thành phương tiện chuyên chở phổ thông. 
Những đặc điểm này có thể đã xuất hiện ở Bình Thủy – Cần Thơ vào cuối thế kỷ thứ 18, phối hợp cùng các nơi khác nằm phía giữa và phía dưới sông Hậu. Đầu thế kỷ thứ 19, theo Gia Định thành Thông Chí, vài trung tâm thương mãi đã được mô tả tỉ như bờ phía Tây Trấn Giang trên sông Cần Thơ, phụ huyện Bình Chánh trên sông Trà Ôn, Trường Tàu Ba Thắc trên phía dưới sông Hậu, cũng to lớn như các trung tâm đã có trên sông Tiền: Sa Đéc và Long Hồ chẳng hạn. Đây có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất cho mệnh danh là Một Văn minh Miệt Sông, Sông Rạch – Waterway Civilization và “ Văn Minh Thương Hồ” của các Chợ Nổi- Floating Markets , ở các ngã ba , ngã tư … sông : Trà Ôn, Phong Điền, rồi Cái Răng. Tiếp nối “Văn minh Miệt Vuờn” , khu vực Đồng Nai – Tiền Giang. Phương tiện di chuyễn , giao thông quan trọng nhất là ghe, xuồng. Một số nhà trong làng xã đều có sắm xuồng ba lá, ghe tam bản, ghe lườn … Đường sông, đường biển là mạch máu của người dân sông Hậu thời đó. làng xóm mọc lên từng cụm dọc theo bờ sông, con kinh con rạch, nối tiếp nhau, không có hàng rào nào ngăn cách như các lũy tre xanh đồng bằng sông Hồng miền Bắc. Ranh giới giữa hai làng chỉ có người địa phương quen thuộc mới phân biệt nổi. Cũng như ở Miệt Vườn, đường đi trong làng phải qua nhiều cây cầu ngòai cầu dừa, cầu cau, cầu tre qua mương vườn thì còn có nhiều cầu đúc, cầu ván, cầu khỉ bắt qua các con rạch lớn hơn. Mỗi làng đều có cái chợ nằm bên bờ sông họp buôn bán hàng ngày. Ở mỗi huyện – quận đều có chợ quận. Những nơi ghe thương hồ dừng lại nghỉ đêm nơi những chổ gọi là vàm, đều có các cô gái bán vàm, xuồng bán đồ ăn ( chè, cháo, bánh ú, bánh tét, bánh dừa, khoai lang , xôi , bắp … ( Nguyễn Thanh Liêm , 2005). Đây cũng là lúc Cần Thơ tiến sâu vào hòa bình, tăng thêm hệ thống cai trị và hành chánh, bổ sung lý tưởng Khổng học và các thể chế giáo dục khác, đạo đức cũng như qui tắc nghi lễ.

Chợ nổi ở Cần Thơ


Cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 là thời kỳ thay đổi dị thường cho nhiều địa danh Lục Tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông theo hòa ước với triều đình Huế năm 1962. Các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp xé hòa ước 1862 , chiếm luôn 3 tỉnh phía Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày mồng một tháng giêng 1868, thống đốc Nam Kỳ là Bonard lấy quyết định đặt hai huyện: Phong Phú ( Trấn Giang – Cần Thơ) và Bảỉ Sào – Xàu ( Sóc Trăng ) thành một đơn vị hành chánh duy nhất gọi là quận – tiếng Pháp là arrondissement , đặt tòa bố Sa Đéc. Ngày 30 tháng tư năm 1872 , cũng thống đốc Nam Kỳ ra nghị định đặt Phong Phú và Bạc Trăng một vùng thuộc thị trấn Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long thành một quận hành chánh duy nhất, có tòa bố ở Trà Ôn. Năm sau tòa bố dời về Cái Răng ( Cần Thơ ). Ngày 23 tháng hai năm 1876, tướng Pháp quản trị Sài Gòn lại ra nghị định lấy huyện Phong Phú và một phần các huyện An Xuyên và Tân Thành lập ra quận – arrondissement Cần Thơ, có trung tâm là Cần Thơ, nguyên là xã Tân An huyện Phong Phú. Năm 1889, Pháp thuộc địa đổi arrondissement thành tỉnh và huyện thành quận. Từ năm 1876 đến năm 1954, lảnh thổ Cần Thơ Pháp thuộc không thay đổi.

Tuy nhiên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lăng, chế độ Việt Minh điều chỉnh hành chánh một vài nơi. Tỉnh Cần Thơ thêm huyện Thốt Nốt ( thuộc tỉnh Long Xuyên) Long Mỹ, Gò Quao huyện Giồng Riềng và thị trấn Rạch Giá. Tháng 11 năm 1954, Long Mỹ, các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị trấn Rạch Giá được trả về cho tỉnh Rạch Giá: huyện Kế Sách trả về cho tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận thêm hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè như trước. Sau hiệp định Giơ Neo năm 1954, năm 1956, chánh quyền Đệ Nhất Cọng Hòa đổi tên Cần Thơ thành Phong Dinh. Năm 1961, dùng một phần đất Long Mỹ và Vị Thanh lập tỉnh Chương Thiện. Tiếp theo, tên các quận- huyện, phụ quận, làng xã hai tỉnh Phong Dinh và Chương Thiện cũng đều được thay đổi. Năm 1957, quận Long Mỹ trả về cho tỉnh Cần Thơ và quận Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng cũng trả về cho tỉnh Cần Thơ năm 1958. Năm 1963, quận Thốt Nốt - tỉnh Long Xuyên lại được nhập vào tỉnh Cần Thơ. Xã Vị Thanh, năm 1966, cũng được sáp nhập vào Cần Thơ. Năm 1969, thị trấn Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ và đặt thuộc quyền Đại biểu Miền Tây Nam Phần quản trị. Năm 1971, thị trấn được trả về tỉnh Cần Thơ. Sau 1975, ngày 24 tháng ba năm 1976, chánh quyền nhập tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và thị trấn Cần Thơ thành một tỉnh mới tên là Hậu Giang , thị xã là thị trấn Cần Thơ. Tháng 11 năm 1991, Quốc hội Khóa 8 ra nghị định chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng . Tháng giêng 2004 , Cần Thơ chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, trục thuộc Trung Ương từ đó.

Địa hình , đất đai , khí hậu, thủy văn TP Cần Thơ

Cần Thơ nằm ở các đồng bằng nữa phần ngập lụt, nghiêng dần từ Đông Bắc qua Tây Nam, gồm ba hình thức địa hình : các bờ đê thiên nhiên dọc theo sông Cần Thơ ( sông Hà ), tạo ra một dãi đất cao và ốc đảo dọc theo sông Cần Thơ ; các đồng bằng nửa ngập lụt – half –flooded plains thuộc tứ giác Long Xuyên bị ảnh hưởng lũ trực tiếp mỗi năm và đồng bằng châu thổ, phần lớn chịu ảnh hưởng thủy triều, bán nhật triều- semidiurnal ( mức nước triều thay đổi 3-4 m ở cảng Cái Củi )và vài ảnh hưởng tương tác của lũ cuối mùa lúa. Các quận Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ bị lũ lụt đe dọa lớn nhất TP Cần Thơ. Đất đai gồm 2 nhóm chánh:

- Nhóm đất phù sa, chiếm đến 84% diện tích Cần Thơ phân phối dọc sông Hà và cách bờ sông từ 8- 12 km chia ra 5 lọai: phù sa ven sông, ( 1.9 % ), phù sa chua gley hóa ( chừng 58% ), phù sa chua ( 15.3 %)và phù sa lốm đốm ( 4.9% ) phù sa gley ( 4.1%) . Các đất phù sa này thường cần tưới tiêu để làm hai hay ba vụ lúa hay hai vụ lúa, một vụ hoa màu khác, và chỉ được dùng một phần nhỏ lập vườn, trồng cây ăn trái. May mắn là các đất phù sa xa sông Hậu còn chịu ảnh hưởng thủy triều và lũ, nên nước ngọt có thể chảy vào ruộng vườn quanh năm, rất có giá trị cho phát triễn nông nghiệp .

- Nhóm đất phèn phù sa, chiếm 16% diện tích thiên nhiên tỉnh nhà gồm đất phèn tiềm tàng ( 2.5% ), đất phèn họat động(7.0% ) luôn cả đất phèn vùng lòng chảo ( 6.4 %), hứng phèn vũng sâu từ vùng cao hơn kéo xuống tích tụ thành những “rốn phèn” dung dịch phèn càng ngày càng đậm đặc nên nhiều nơi phải bỏ hoang, chỉ nên trồng lại tràm, khuynh diệp đỏ hay các lòai cây trồng chịu được phèn.

Khí hậu Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rỏ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô - mùa nắng từ tháng chạp đến tháng tư năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1635mm. Ẩm độ trung bình hàng năm là 83% .

Thủy văn nước trên mặt khá dồi dào, nằm ở những nơi cắt ngang nguồn nước và thủy triều. Lưu lượng dòng chảy muà nước lũ dâng, khỏang 12 800 m3 một giây đồng hồ. Cần Thơ có nhiều hệ thống kinh quan trọng đưa nước sông Cần Thơ chảy về Biển Tây và bán đảo Cà Mau như các kinh Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô Môn, Rạch Sỏi- Vàm Cống, Xà Nô, các kinh song song sông Cần Thơ ( trục Bốn Tổng – Một Ngàn) các sông bị ảnh hưởng thiên nhiên của thủy triều ( sông Cái Răng, kinh từ Trà Nóc đến Cái Củi). Điều đáng lưu ý là những đập thủy điện hay tưới tiêu thượng nguồn sông Mê Kông, chỉ mới làm cho dòng chảy theo mùa thay đổi, chứ không mấy thay đổi dòng chảy tổng thể ?. Nước ngầm phân phối khá rộng rải. Nước ngọt phân phối ở các lớp thời kỳ Pleistocene, Pliocene và Miocene ở bề sâu 100 – 300m. Vài nơi nước ngọt đã có ở bề sâu 20 – 50m phẩm giá tốt.

Tài nguyên thiên nhiên

Khóang sản:

Cần Thơ không có mấy khóang sản kim lọai . Đa số là các vật liệu xây cất, tiềm năng khai thác không lớn , chỉ thích hợp cho kích thước trung bình và nhỏ . Than bùn – peat ở bề sâu 0.5- 1m , trử lượng chừng 150 000 tấn, tập trung ở hai quận Ô Môn và Thốt Nốt và chưa được khai thác . Sét – clay những nơi làm thành mỏ - pits, trử lượng khỏang 16.8 triệu tấn. Thường dùng làm gạch, phần lớn màu xám vàng vàng, dày 1-2m và rải rác khắp nơi. Sét ở các sông Ô Môn và Cần Thơ màu vàng lợt hay xanh xám lốm đốm, dày chừng 2m , trử lượng cũng hàng triệu tấn . Cát tập trung ở Sông Hậu và từ quận Thốt Nốt đến quận Phụng Hiệp, trử lựợng 30 triệu m3 .

Thực vật , động vật: 

Trên đất phù sa nước ngọt là những lọai rong , tảo biển , cây đọan , dừa nước , rau má nước, ráng nước , cỏ đầm lầy , bình bát … Trên đất phèn là tràm, chọai – song mây nước , bòng bòng , sen , súng … Phần động vật là le le, giẽ giun , trăn , rắn , rùa - ba ba - cua đinh, các lọai cá rô , cá trê, cá tràu , cá chép , cá bống , cá cháy, tôm càng xanh , nhiều lòai tôm tép khác …

Dừa nước Cần Thơ 

Phần II: lạm bàn phát triển Thành Phố Cần Thơ


Năm 1994, lợi tức mỗi đầu nguời – GDP per capita TP Cần Thơ ước lượng là 681 đô la Mỹ, phần nông nghiệp chiếm trên 40 % GDP. Nhưng năm 2005, mức nông nghiệp chỉ còn chiếm 17. 4% GDP, dù rằng 4 quận – huyện vẫn còn thuộc khu vực nông thôn, công nghiệp 38.1 %và dịch vụ lên đến 44.5 % . GDP năm 2006 là 1135 .2 đô la Mỹ. Mức tăng trưởng kinh tế các năm 2006 -2012 trung bình hơn 15.5 % một năm. Ngay cả khi kinh tế chùng lại từ năm 2008 lúc khủng hỏang thế giới khởi sự một chu kỳ mới, tăng trưởng GDP TP Cần Thơ cũng lên đến 14.46 % năm 2012, giúp cho lợi tức mỗi đầu người TP Cần Thơ đạt 2300 đô la cũng năm ngóai 2012. Lợi tức mỗi đầu người này hy vọng đạt 4611 đô la vào năm 2020. Công nghệ và xây cất sẽ chiếm 53 % GDP năm 2020, nhưng sẽ phải chậm lại xuống khỏang trên 45 % vào năm 2030 và thương mãi, du lịch và các dịch vụ khác sẽ chiếm 46 % GDP. Nông nghiệp sẽ trụt xuống dưới 10 % dù rằng đã phải biến thành các nông nghiệp mũi nhọn đặc biệt ở ngành thủy sản và ngành rau hoa, dần dần biến thành nông nghiệp đô thị cao phẩm- high quality urban agriculture. Vì các quận khu vực nông thôn của TP Cần Thơ đã bắt đầu công nghệ hóa, dịch vụ hóa mạnh mẽ để đô thị hóa ?. 

Tiến triển phát triển như vậy, hy vọng sẽ đưa tòan thể TP Cần Thơ theo chiều hướng một đô thị công nghệ - industrial city. Năm 2012, TP Cần Thơ đã thực hiện 8 công viên công nghệ - industrial parks và đã được chánh phủ chấp thuận cho mở thêm 3 công viên công nghệ mới diện tích tổng cọng là 1600 ha. Trong số 5 thành phố đô thị được Trung Ương Quản trị, sác xuất cạnh tranh - competitiveness index phát triễn, TP Cần Thơ năm 2012, đã đứng hàng thứ nhì rồi đó!. 

Phát triển hạ tầng cơ sở


Tiếp tục công trình cha ông mở cõi, TP Cần Thơ đã mở mang thêm giao thông đường sông, kinh, rạch; củng cố đê điều đặc biệt dọc theo các sông Cần Thơ, Cái Khế và Khải Lương. Khắp lảnh thổ TP Cần Thơ, hiện có đến 1600 cầu xưa cũ cần nâng cấp (“ Cửu Long lớp lớp phù kiều ...” ) . 

Đáng nói nhất là Cầu Treo bằng giây cáp – Cable stay Bridge Cần Thơ ngang qua sông Hậu ( sông Bassac- Ba Thắt ). Theo Wikipedia, cầu dài 2750m ( 9 022 bộ Anh – feet), nếu kể luôn cả các dốc lên cầu thì dài 15 850m ( 52 001 bộ ). Cầu có nhiều khúc đọan , nhịp - span , khúc đọan dài nhất dài 550m ( 1804 bộ ). Rộng 23.1m ( 76 bộ ) và cao 175m ( 575 bộ ). Có 6 làn, 4 cho xe cộ và 2 làn cho bộ hành. Khoảng trống dưới cầu – vertical clearance cao 39m ( 128 bộ ) giúp cho các tàu lớn có thể đi qua được .Cầu được khởi công ngày 25 tháng chín năm 2004 và dự trù khai trương cuối năm 2008. Nhưng một phần gần tiểu đảo phía Vĩnh Long bị sập năm 2007 , giết và làm bị thương gần 200 người. Cho nên mãi đến ngày 24 tháng tư năm 2010 mới khai trương . Đây là cầu treo giây cáp hiện nay dài nhất Đông Nam Á. Tổng phí là 4.848 ngàn tỉ đồng VN , khỏang chừng 342.6 triệu đô la Mỹ cũng là cầu tốn kém nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cầu Cần Thơ xây dựng dưới sự giám sát của nhóm cố vấn Nhật Nippon Koei – Chodai và tái thầu cho nhiều hảng Nhật là Tổ hợp Taise, hảng Xây cất Kajima Construction và Nippon Steel. Tư bản phần lớn do Cơ Quan Hợp tác Quốc tế Nhật – Japan International Cooperation Agency, JICA cung cấp. Chánh phủ Việt Nam đã phạt các nhà thầu và treo giò không cho các hảng Nhật trách nhiệm tham dự các đầu thầu quốc tế trong hơn 1 năm. Cầu Cần Thơ là một trong 17 cây cầu lớn dự trù hội nhập Châu thổ Sông Cửu Long với hệ thống đường bộ Việt Nam vào năm 2020 .

Cầu treo Cần Thơ 

Tưởng cũng nên nhắc lại là cầu Mỹ Thuận nối quận Cái Bè đến thị xã Vĩnh Long ngang qua sông Tiền , phát họa có lẽ vào cuối thập niên 1960- đầu thập niên 70 ? , nhưng mãi đến ngày 21 tháng 5 năm 2000, mới xây cất xong nhờ 91 triệu đô la Úc , nước Úc viện trợ. Mỹ Thuận cũng là cầu cáp treo- cable stay bridge, dài 1535m ( 5036 bộ), rộng 23. 6 m, khúc đọan dài nhất là 1150m và khỏang trống dưới cầu là 37.5 m ( 123 bộ ). Cầu Long Biên, tên cũ là cầu Paul Doumer, xây cất xong năm 1903 ngang qua sông Hồng do hảng Daydé et Pillé Pháp thực hiện là một cầu mút chìa đở bao lơn – cantilever, dài 2500m. Nay dân Hà Nội dùng các cầu mới nhiều hơn là cầu Thanh Trì, cầu Thăng Long , cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân. Còn cầu ‘ thơ mộng” Tràng Tiền trên sông Hương - Huế, 6 vài 12 nhịp, mỗi vài dài 67m, tổng chiều dài chỉ 403 m.

Đường sông:

Kinh- Rạch là hệ thống giao thông quan trọng ở cần Thơ 

Ngày nay , vì cầu Cần Thơ mở cho giao thông năm 2011 và hình thành nhiều xa lộ rộng rải quanh TP HCM, chỉ cần 4 giờ ô tô là đến TP Cần Thơ , nên không còn các chuyến đò , tàu tổ chức thường xuyên nữa . Các tổ chức đò - tàu nay phần lớn dành cho du khách thưởng ngọan phong cảnh Cần Thơ ban đêm . Ban ngày có lẽ nên thuê đò chèo tay hay có một động cơ diesel cở nhỏ, có thể đi qua các kênh rạch nhỏ dễ dàng hơn các tàu lớn. Các chuyến thăm viếng là từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều , gồm viếng thăm hai chợ nổi và nhiều vị trí văn hóa hay kiến trúc độc đáo dọc theo kênh, rạch. Ngày nay, đường sông – kinh- rạch là hệ thống quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa thành phố tỉnh nhà và từ Cam Bốt, TP Cần Thơ có 1157 Km đường sông quốc gia đi tới TP HCM: trục sông Hậu nối Nam Vang với Biển Đông, trục Cái Sắn từ Rạch Giá đến sông Hậu và trục Xà No từ Cà Mau đến Cần Thơ . Các dòng sông hay bị bùn cát lắng đọng cần nạo vét liên tục nhất là đọan qua Quan Chánh Bố ra biển Đông. TP Cần Thơ có 3 cảng chánh: cảng Cần Thơ cũ quá bé nhỏ khả năng vận tải chỉ 10 – 15000 tấn/ ; cảng Trà Nóc tương đối lớn hơn, khả năng 200 000 tấn ( và kho chứa hàng đến 40 000 tấn ); cảng đang xây dựng là Cái Củi cần có thêm bến rộng cho tàu trọng tải 40 000 tấn bốc dở hàng như cảng Trà Nóc, hiện chỉ mới có tàu 20 000 tấn cập bến được, tuy khả năng bốc dở hàng năm Cái Củi dự trù đến 4 200 000 tấn /năm và xây cất 4 bến tàu cận đại. Bến 1 Cái Củi là bến bốc dở công ten nơ, rộng 28 000 m2 và một bến khác ở Cái Củi, rộng 8000 m2 và một kho tồn trữ hàng rộng 36 000 m2. Năm 2011, riêng TP Cần Thơ đã xuất khẩu 857 600 t gạo và 145.800 tấn thủy sản ( phần lớn là cá ba sa- swai Pangasius hyphothalmus ).


Đường bộ:

 TP Cần Thơ có 124 km đường quốc lộ, 184 km tỉnh lộ và 333 km quận lộ, 154 km đường nội thành và 1969 km đường làng xã. Đường bộ quan trọng cho phát triễn TP Cần Thơ là quốc lộ số 1A nối TP nhà với TP HCM qua Vĩnh Long – Cai Lậy – Mỹ Tho – Tân An – Bến Lức ; quốc lộ số 91B đi Long Xuyên – Châu Đốc và quốc lộ 61 nối TP Cần Thơ với Vị Thanh – Rạch Giá – Cà Mau – Năm Căn. Các thập niên 1960- 70 đã mở rộng khúc đọan quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Sóc Trăng qua Cái Răng – Phụng Hiệp. Sau khánh thành các cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ như đã nói trên, khúc đọan 40 km quốc lộ 1A thuộc quyền TP Cần Thơ sẽ thành Xa lộ cao tốc – Expressway 6 lằn khang trang, một thành phần xa lộ cao tốc Sài Gòn – Cần Thơ, nay đã hòan thành khúc đọan từ Sài Gòn đến Mỹ Tho (? ) . 30 km quốc lộ 91 cũng là xa lộ nhiều lằn ( ? ) nối cảng Cần Thơ, phi trường Trà Nóc, khu công nghệ kỷ thuật cao ( ? ) Trà Nóc với quốc lộ 1A. 73 % xã và 85 % phường có đường ô tô đến trung tâm được.

Đường hàng không:

Phi trường Trà Nóc đã được nâng cấp, thành một phi trường quốc tế từ năm 2010 . Trong tương lai sẽ nối kết với các phi trường quốc tế khác thuộc các nước Đông Nam Á – ASEAN countries. Năm 2011, đã có những chuyến bay thường xuyên của Việt Nam Airlines đi Hà Nội, Phú Quốc và của Mekong Air đi Côn Đảo .


Điện nước: 

Trước đây TP Cần Thơ chỉ có điện chạy tua bin khí cở nhỏ 3 300 KW hay chạy máy diesel cũng cở nhỏ 2100 KW. Sau đó TP Cần Thơ đã dùng điện đưa từ đập Hòa Bình và các đập thủy điện khác miền Trung, Tây Nguyên, Miền Đông Nam bộ qua mạng lưới đường dây cao thế Quốc gia. Cần Thơ được cung cấp điện qua đường dây quốc gia 220KV Cai Lậy – Trà Nóc và Cai Lậy- Rạch Giá và 6 trạm biến điện. Nay Thành Phố đã đủ điện dùng qua mạng lưới điện của Thành Phố, nhờ nhà máy nhiệt điện Trà Nóc công xuất 200 000 KW, các nhà máy tua bin khí dầu Ô Môn, tổng công xuất cho 5 nhà máy là trên 2800 000 KW được qui họach năm 2005.

Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc

Giai đoạn I , phức tạp nhà máy điện Ô Môn là 600 000 KW và giai đoạn II sẽ là hai nhà máy công xuất mỗi nhà máy là 1 200 000 KW. Nhà máy tua bin khí số 1 đã họat động năm 2009. Dùng khí dầu của khu mỏ dầu khí chồng chất Ma Lay – Thổ Chu, trử lượng dầu khí ước lượng là 10% trử lượng tòan thể Biển Đông và biển Tây nước nhà. Đã khai thác lô 36- 40( ? ) năm 2010 và sẽ khai thác lô B và lô 52- 92. Ống dẫn khí Thổ Chu- Ô Môn, Trà Nóc dài 400 km, dự trù hòan tất năm 2014. 100 % xã đã có điện tới trung tâm và 98.3 % gia cư các xã nông thôn đã dùng diện . TP Cần Thơ đã có hai nhà máy nước sạch cung cấp 90 000 m3/ngày và dự trù xây cất xong năm 2010( ? ) thêm hai nhà máy nước sạch nữa, dung tích là 200 000 m3/ngày, ở khu công nghệ Hưng Phú. Thành phố Cần Thơ đã có khắp các quận, cả thảy là 11 nhà máy nước, dung tích tổng cọng là 120 000 m3/ngày . 81 % gia cư năm 2011 đã có nước vệ sinh, 67 % đã dùng nước sạch.

Y tế - giáo dục:

Năm 2013, Thành phố Cần Thơ có 17 bệnh viện một số là bệnh viện tư, 13 trung tâm y tế, 9 trung tâm y tế dự phòng và hơn 60 trung tâm y tế xã – phường ( năm 2004 chỉ có 31 trong số 67 trung tâm y tế xã –phường được xác nhận là đủ tiêu chuẩn). Tổng số giường bệnh trên 1600. Riêng bệnh viện đa khoa , Tổng Y viện – General Hospital, có 700 giường bệnh, có phương tiện trị liệu tối tân, họat động từ năm 2005. Các bác sĩ được huấn luyện kỷ càng ở Viện Đại học Y khoa ( và Dược khoa ) Cần Thơ.


Ngòai viện đại học y - dược, còn 2 viện khác nổi danh là Viện đại học Cần Thơ thiết lập năm 1965 – 1967 ( ? ) và Viện đại học tư Tây Đô. Phải kể thêm 4 trường đại học khác, 5 trường trung học kỷ thuật, 62 trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp . Tổng số sinh viên học sinh năm 2010 tại các trường này đã lên đến 81 178 . Số nhân viên huấn nghệ ở các cấp năm 2010 là 123 000 người ở lảnh vực công nghệ và xây cất và 216 000 người ở lảnh vực dịch vụ( thương mãi , vận tải. du lịch , ngân hàng, tài chánh… ) .Tháng 8 năm 2010, Cần Thơ đã cố gắng thực thi một dự án huấn nghệ - vocational training project, hầu gia tăng số lao động chuyên nghiệp từ 35 % lên 43 % . Cần Thơ nay đã được xem là nơi có nhiều nhà khoa học chuyên khảo cứu, đã góp công được ở nhiều ngành quốc tế, giúp sử dụng hửu hiệu các kỷ thuật tiên tiến trong sản xuất. Những năm qua, Thành Phố đã đào tạo ra hơn 20 000 sinh viên và lao động lành nghề, nhiều khả năng chuyên môn. Tuy vậy Thành Phố nhà vẫn còn đang kêu gọi thêm đầu tư vào các dự án điện tử và kỷ thuật thông tin- informatic technology ( tuy Cần Thơ cũng đã khá nổi tiếng là một trung tâm phần mềm –software đất nước ) cũng như các kỷ thuật cao kỷ khác.

Bưu điện, thông tin, viễn thông: 

Cần Thơ có một trung tâm bưu điện trung uơng và 4 trung tâm bưu điện cận đại, nối kết mạnh mẽ với các tỉnh và đô thị khác trong nước và ngọai quốc. Năm 2010, đã có hơn 187 người thuê bao trên số 100 người dân (trong số này 15,86 là người thuê bao điện thọai cố định ) và 4.03 người bao thuê Internet trên 100 người dân . 80 % xã- phường có đường vào Internet công cọng. 100 % công sở, công nghệ , quận …sử dụng phần mềm xử lý văn bản Internet. Dịch vụ phát thanh, truyền hình rất phổ biến và đa dạng.

Nghiệp vụ du lịch, đầu tàu hiện nay cho phát triển kinh tế xã hội- dịch vụ TP Cần Thơ

Du lịch 

là phần lãnh vực dịch vụ phát triển mạnh nhất. Năm 2001, Cần Thơ chỉ đón 263 083 lượt du khách trên tổng số tòan quốc là 14 092 000 khách do các cơ sở di trú phục vụ và 72 704 du khách quốc tế trong số 2 656 000. Năm 2008 con số du khách đến Cần Thơ đã tăng hơn 3 lần là 817 000, trong đó số du khách ngọai quốc tăng lên 2. 5 % là 175 000. Năm 2010 lên đến 848 840 và năm 2011 là 970 000 nguời . Các địa điểm làm nghiệp vụ du lịch TP Cần Thơ là: Sông Nước Cần Thơ; Bến Ninh Kiều ; Chợ Nổi Phong Điền, Cái Răng; Làng cỗ Bình Thủy , Long Tuyền; Vườn du lịch Mỹ Khánh, Thủy Tiên , Phong Điền ,Tân An, ,Vườn cò Bằng Lăng; các Chùa Long Quang , Nam Nhã , chùa Ông , chùa Miên MunirAnsay; Chợ Đêm Tây Đô ; các Cồn như cồn Khương , cồn Cái Khế , cồn Ấu, cồn Tân Lộc; các Làng nghề truyền thống, Viện Đại Học Cần Thơ, Viện lúa Ô Môn đồng Bằng Sông Cửu Long; Nông trường Sông Hậu – Cờ Đỏ: các viện bảo tàng như viện bảo tàng quân sự khu ; các công trình giao thông, cầu treo Cần Thơ, cảng Cái Củi ; sân bay Trà Nóc ; các đường cao tốc cũ - mới đi Nam Vang và đi đến các tỉnh DBSCL , đồng bằng sông Vàm cỏ , sông Đồng Nai, TP HCM … Năm 2010, Cần Thơ đã có 147 khách sạn, nhà khách và cơ sở nhà trọ , ăn ở, tổng số phòng là 3 484. Trong số này có 31 khách sạn 1- 4 sao, 90 khách sạn tiêu chuẩn du lịch và 26 khách sạn chưa được xếp hạng. 31 khách sạn khác đã được ghi danh, nhưng chưa họat động .

Chợ nổi Phong Điền 

Khách sạn

Các khách sạn TP Cần Thơ chứa nhiều lọai kiểu khác nhau: từ lọai rất địa phương như Khách Sạn Tây Hồ đến khách sạn quốc doanh như International Hotel, Kim Thơ Hotel; một khách sạn mới mở và phức tạp hơn là Hotel Xoài đang cố gắng hướng về giá cả vừa phải quốc tế hay dành cho các doanh nhân. Xây cất tiêu chuẩn khách sạn ở Việt Nam rộng chừng 4m và dài 25m . Xây cất “mỏng thín”, có nghĩa là các xây cất kề sát nhau, thường có phòng không có cửa sổ. Khi vào khách sạn thuê phòng trọ, nên hỏi xem phòng có cửa sổ không, vì rất nhiều khách sạn rẽ tiền hơn, chứa khách ‘tạm trú”, ăn uống chỉ vài giờ, thường cung cấp các phòng không có cửa sổ. Đáng kể ra về phía khách sạn có giá vừa phải quốc tế là : Nam Môn The Boutique Hotel , các phòng ngũ đã được tân tạo tháng 2 năm 2013 và có hiên vườn – garden terrace, phòng mới có wi-fi khỏi trả tiền. Phòng thắp đèn ấm áp và điều hóa không khí, trang bị ti vi mặt phẳng LCD , một minibar và các tiện nghi pha trà, pha cà phê. Mỗi phòng đều có buồng tắm và vòi tắm hoa sen ở bồn tắm. Khách sạn nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, Hưng Lợi, Ninh Kiều. Khách sạn tổ chức một cuộc thăm viếng không tính tiền cho mọi khách đến thuê phòng; Hotel Xòai mới mở, có vườn sân thượng ở đường Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, gần cư xá Viện Đại học Cần Thơ và đối diện chùa Quảng Đức, không khí trẻ trung và thân thiện, có 23 phòng giường đôi hay giường đơn, buồng tắm riêng, phòng vệ sinh, quạt máy, điều hòa không khí, điện thọai v.v…. Phòng Giá vừa phải thì nhỏ bé. Phòng Tiêu chuẩn và Xa Xỉ lớn hơn, nhiều tiện nghi hơn. Khắp khách sạn đều có wi-fi mau lẹ, miễn phí. Những khách sạn lọai kiểu đáng kể thêm là Hello 2 Hotel gần bến Ninh Kiều, có spa ( suối khóang ) và xoa bóp ; Spring Hotel, rất sạch sẽ và thân thiện, dọn phòng và thay khăn trải giường mỗi ngày, có thể thưởng thức ăn uống bất cứ lúc nào gần cửa sổ lớn mỗi phòng, nhưng hơi bất tiện là khá xa trung tâm và sông ; Xuân Mai Hotel ở đường Nguyễn An Ninh, trung tâm TP Cần Thơ ; 31 Restaurant ở đường Ngô Đức Kế, một trong số khách sạn rẽ nhất, đơn giản nhất trên đường này … Nhóm giá tiền trung bình đáng kể ra là Kim Thơ Hotel , khách sạn 3 sao ở Ngô Gia Tự gần cầu tàu bến đò Ninh Kiều ; Kim Lan Hotel cũng ở đường Nguyễn An Ninh… Nhóm phòng đắt tiền là Nam bộ Boutique Hotel, một khách sạn có 7 phòng dãy – suite cổ điễn ở đường Ngô Quyền, ngay trên cầu tàu bến Ninh Kiều, có phòng ăn tối nổi tiếng của Thành Phố, thanh tịnh và nhìn ngay ra sông Bến Tàu Ghé – Escale ( Port of Call ); Victoria Cần Thơ, một nơi xa xĩ tại tiểu đảo Cồn Khế, có hồ tắm, spa, phòng nhảy đầm và một xà lan – thuyền mui ( barge ) để ăn sáng, trưa, tối, ngắm nhìn phong cảnh đẹp đẻ …

Khách Sạn Victoria ở Cần Thơ

Danh lam thắng cảnh 

làm nổi bật sinh họat Cần Thơ ngày nay, phỏng theo Cơ quan du lịch Thành Phố nhà, có thể là:

- Khu phố Xuân Khánh, thuộc trung tâm địa chất Thành Phố và một phần quận Ninh Kiều. Ở thế kỷ thứ 18, khu phố này có tên là khu Tham Tướng ( tước hiệu ai đây ? ) năm 1772, đã đuổi lui quân Xiêm -Tiêm La tiến đánh từ Hà Tiên. Đường Mậu Thân là đường trung tâm Xuân Khánh , nổi danh là đường phố dài nhất ở ĐBSCL, hơn 30 km. Tết Mậu Thân nhằm ngày 30 tháng giêng năm 1968 ( năm Thân là năm Khỉ ) là ngày Quân đội Nhân dân miền Bắc họp cùng quân giải phóng miền Nam tung ra cuộc tấn công tòan diện Cộng Hoà Miền Nam. Đầu đường Xuân Khánh là Chợ Xuân Khánh nơi nhiều dân Cần Thơ đi chợ mỗi ngày mua thực phẩm và đồ gia dụng khác. Và cũng là trung tâm cho cọng đồng địa phương nhờ hai nhà thờ : nhà thờ Tham Tướng công giáo Pháp xây dựng , nhà thờ hội thánh Baptist tin lành, và chùa Quảng Đức, cách nhau chỉ vài trăm mét. Tùy ngày, du khách có thể nhìn thấy các sư mặc áo cà sa cổ truyền, các phật tử hay buổi lễ ở một nhà thờ vang dội đến tận đường, thường vào chiều tối, từ 6 giờ đến 8 giờ ruỡi tối. Rất nhiều sinh viên Viện Đại học Cần Thơ tá túc tại khu phố Xuân Khánh và sắm sửa hàng ngày trong các tiệm địa phương. Tuy ít được du khách thăm viếng hơn là cầu tàu bến Ninh Kiều, nhưng vùng này có nhiều kinh nghiệm địa phưong hơn, đặc biệt vào buổi chiều và sớm tối. Sau khi viếng nhà thờ, chùa hay đền, miếu xong xuôi, du khách có thể ngưng lại ở đây để ăn nhậu trên các quán bên đường như thể một sinh viên Cần Thơ ( hay như các quán nhậu ở khu phố ăn nhậu thủ đô Tokyo ? , khu Chợ Cũ- Sài Gòn thập niên 1950 -70) . Khu phố Xuân Khánh có một ngỏ hẽm khét tiếng, nhờ một tá tiệm bán cháo , lẫu – hot pot, tên Việt gọi là Hẽm Vịt Nấu Cháo , bán vịt nấu cháo – duck hot pot , lẫu hải sản – seafood hot pot, lẫu cá kèo - fish hot pot ( cá kèo là một cá nhỏ trông giống như lươn- eel ), lẫu chua cá sông địa phương - sweet sour hot pot with river fish. Lẫu là món ăn nấu ở một soong , nồi nhỏ đặt trên bàn ăn , du khách có thể thêm rau dưa, đủ lọai lá cây ăn được, mì trứng, bún gạo, đậu hủ - tofu , trứng tùy thích thích.

Lẫu mắm Cần Thơ

Ở những đường ngang, ngỏ hẽm chia tỏa ra từ đường Mậu Thân, thường mọc lên những quán rượu- bar và tiệm bán đồ ăn qua loa – snack foods rẽ tiền. Ở đường Nguyễn Cư Trinh, một đường ngang đường Mậu Thân chẳng hạn, du khách có thể ăn sò nghêu tươi hay ngồi trên ghế nhựa dẻo nhà hàng bày ra mau lẹ, đón mời khách ăn tối. Khách bạo dạn hơn có thể ăn bánh kẹo ở góc Hẻm 95 . Sau đó còn có thể viếng thêm một trong số những tửu quán hay quán cà phê ở Mậu Thân hay thư giản ở quán sơn màu đỏ vàng trên mái nhà Hotel Xòai , sở dĩ có tên Xòai vì trước đó nơi này là một vườn xoài.

Chợ Xuân Khánh 

- Khu phố Hai Bà Trưng . Đường Hai Bà Trưng là một khu phố chánh và rất hút dẫn của Thành Phố Cần Thơ ngày nay . Nằm ngay ở sông Hậu Cửu Long. Cạnh bờ sông là một công viên, xung quanh đầy rẩy khách sạn và tiệm ăn. Nơi đây có thể thuê đò, ghe dạo chơi , chẳng hạn viếng thăm các chợ nổi. Các hướng dẫn viên lịch lãm, thân thiện, nói tiếng Anh giỏi. Chợ Cái Khế hay lớn hơn nữa là Trung tâm Thương Mại Cái Khế là một Chợ to lớn ở khu này trên đường Trần Văn Khéo, cung cấp ăn uống cho các doanh nhân gồm luôn các tiệm ăn, khách sạn cũng như cho các kẻ nhàn cư .Chợ trải dài hai bên đường vùng đối diện sông, cống hiến những sản phẩm dùng hằng ngày, cá hay các sản phẩm tươi khác từ sông đưa tới. Phía khác chợ là các gian hàng bán sỉ tơ sợi và các đồ gia dụng.

Ngòai Chợ Cái Khế và Chợ Xuân Khánh ( trước gọi là Chợ Tham Tướng ), có lẽ cũng nên nhắc tới Chợ Du khách Bến Cầu tàu Ninh Kiều. Trước đây là chợ chính yếu cho dân gian Cần Thơ. Nay xây cất nguyên thủy chỉ còn lại một đại sảnh chợ cũ xưa, có một vườn hoa vây quanh, dọc theo sông. Chợ Cái Khế ở thượng nguồn sông Cần Thơ và chợ Xuân Khánh nhộn nhịp hơn chợ cũ Cần Thơ nhiều lắm !

-Các Chợ nổi –Floating Markets . Chợ nổi là nơi quang cảnh rất sống động phù hợp cho việc trao đổi hàng hóa suốt khắp vùng và nay có thể thăm viếng tự do trên ghe xuồng, đò tàu nhỏ giá chừng 5 đô la Mỹ / giờ ( 10 000 đồng VN ?) hiện nay. Du khách có thể thuê chuyến đi tại cầu tàu bến Ninh Kiều nơi các “cô lái đò- boat ladies” xinh xắn vồn vả đón mời. Kể từ đầu tháng giêng năm 2013, giá thuê là từ 15- 25 đô la một chuyến thăm viếng, 3- 7 giờ đến một hay nhiều chợ nổi và kinh – rạch. Có thể trả giá thuê hạ giá hơn nữa, tuy nên thuê trục tiếp với chủ lái đò , đừng qua các bà mối trung gian. 

Chợ nổi Cái Răng là một chợ nổi bán sĩ gần Thành phố Cần Thơ . Phải đi từ sáng sớm, khỏang 5.30 giờ sáng và trở về theo các kinh rạch nhỏ chảy đến sông Cần Thơ , mất chừng 3- 4 giờ . Các đò huyền ( thần ) bí – mystic sampans dạo chơi – cruises sông rạch, cung cấp những buổi ăn sáng ngon lành- sang trọng đến chợ nổi Cái Răng . Các đò huyền bí còn tổ chức các chuyến dạo chơi trên sông Cần Thơ, có ăn trưa và ăn tối cho những chuyến ban đêm, phối hợp với xe gắn máy -mô tô ôm. Cũng có thể thuê huớng dẫn viên nói rành rẽ tiếng Anh ( còn ít thấy ở Cần Thơ hơn ở Sài Gòn ) , hay tiếng ngọai quốc khác.

Chợ Nổi Cái Răng 


Chợ nổi Phong Điền ở thượng nguồn sông Cần Thơ cũnd đáng xem vì đây là một chở bán lẽ . Chợ rất đông ngay từ sáng sớm tinh sương, nhưng thưa dần cũng khá sớm, để du khách có thể lên bộ viếng cảnh khác. Các rạch quay về Cần Thơ cũng đáng thuê đò nhỏ dạo xem. Các chợ nổi khác, từ Cần Thơ đến là chợ nổi Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu giang, luôn luôn nhộn nhịp, nhưng cần nhiều ngày để thăm viếng; hay 

chợ nổi Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long, chỉ cần xuôi dòng sông Bassac ( còn gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) trên một tiếng đồng hồ và đây là một chợ xã nhỏ bé, nằm ở Cù Lao Mây.

Ẩm thực đặc biệt cho Cần Thơ (kim- cỗ và Việt Nam- Âu Mỹ giao duyên ).

Muốn ăn của ngon, vật lạ …đặc sản ngày nay của Cần Thơ, cần ghé : 

-Tiệm Cà phê Hợp Phố trên đường Ngô Gia Tự , gần bến cầu tàu Ninh Kiều, một nơi yên tỉnh không khí xanh tươi, thiên nhiên, giá cả tương đối phải chăng, có đủ lọai món ăn tỉnh nhà. 

Cà phê Phương Nam ở đường Hai Bà Trưng, mở cửa từ 10 giờ sáng đến 11 giờ đêm có bàn ăn ở một lối xây cất cổ điển đối diện sông Cần Thơ, dọn những món ăn ngon thành phố nhà ( nem nướng Cần Thơ: thịt tươi đánh giả nhảo trên cối đá, pha nhiều gia vị và nướng trên vĩ gỗ than hồng, cuốn bánh ướt hấp hơi nước bột gạo hay miến gạo, trộn nhiều loại rau địa phương , hay bánh cống (?) làm bằng bột gạo cọng đậu xanh nghiền nát, thêm thịt, có 2 con tôm đất trên mặt, ăn chung các lọai rau) hoặc Việt Nam, cũng như vài món ăn Âu Mỹ pizza và spaghetti. Tiếp khách rất lịch thiệp, hửu hiệu và nói nhiều tiếng ngọai quốc từ Anh văn đến Pháp văn, dọn hai món đặc biệt là thịt rắn và cá sấu ( còn cua đinh, cá cháy Cần Thơ, nay ít bán vì càng ngày càng khan hiếm chăng ? ). Đồng thời cũng có những món chay - vegetarian ngon nữa.

Bánh Cống

- Tiệm ăn Nam Bộ ở đường Ngô Quyền, cũng dọn bàn ở một xây cất cổ điển đối diện sông, cũng dọn những món ăn ngon Việt Nam hay những món Tây Phương pizza và spaghetti, tiếp khách cũng lịch sự và hửu hiệu , nói được nhiều thứ tiếng từ Anh đến Pháp, đến Hòa Lan và ngay cả tiếng Nhật .

- Tiệm Sao Hôm ở sảnh lớn chợ xưa cũ, cũng đối diện sông. Tiệm dọn nhiều món ăn đặc điểm của Việt Nam nhất. Môi trường tiệm ban đêm rất độc đáo 

- Các tiệm khác là L’Escale- Port of Call , Phở Ca Li đối diện Trung Tâm Triển Lãm và siêu thị Citimart supermarket, Phòng khách Nguyễn Gony Spa Cafe Lounge cũng kế cận cầu tàu Ninh Kiều , ngòai việc dọn những món ăn Tây Phương pizza, pasta , bíp tết và các món ăn địa phương còn bán nhiều lọai nước lắc – shakes , nước trái cây cắt nhẳn- smoothies cà phê và kem . 

-Vài tiệm đồ ăn lạ lùng đáng kể ra là Lẫu dê Thanh Thúy tọa lạc xa đôi chút bên ngòai Thành phố, do một người Pháp định cư ở Cần Thơ bán nhiều đĩa thịt dê – goat specialties rất ngon, tiệm thịt cầy Trần văn Hòai “ ngon hết biết” , ngòai các tiệm vịt nấu cháo Hẻm 1 “ngon hết sảy” đã nói trên, Quày rượu – bar Mái nhà- International Rooftop Bar nhìn xuống thành phố yêu kiều do một đôi vợ chồng trẻ di chuyễn từ Singapore về Cần Thơ, mở cửa suốt ngày đêm, và có thể đặt mua ở tầng sát mặt đất bất cứ lúc nào, một nơi rất thư gỉản cho Việt kiều và du khách ngọai, lại có nối kết mau lẹ với Internet giá cả bia, rượu rum, vodka, whisky tương đối rẽ rề, và cũng bán các món ăn qua loa, sô cô la và xúp.

Cafe gần công viên tiêu khiển Lưu Hửu Phước một trong 3 nhạc sĩ làm ra bài Thanh niên hành tiến khúc( ? ) sau năm 1954 ( ? ) biến thành Quốc ca Cộng Hòa Miền Nam , nơi giới trẻ Cần Thơ tụ hợp, nói tiếng Anh , và là một trong những nơi có bán đủ lọai rượu : rượu mùi, nhiều lọai rượu pha trộn trà, nước ( Vodka lemonade, Daniel’s Coke, Mojiato , Caipiroska, Long Island Ice tea , Tom Collins… và các cốc ten rất phổ thông, giá rẽ không nơi nào sánh kịp, có các ngôi sao tài tử và các ca sĩ sinh viên trình diễn mỗi đêm từ 7 giờ tối, các câu lạc bộ - club định kỳ như : Giờ nói tiếng Anh hoan hỉ ( thứ 2 và thứ 5), Câu lạc bộ Văn hóa Mỹ ( thứ 3 ) , Câu lạc bộ Nghe Âm nhạc sống Anh Quốc ( thứ 7 và chủ nhật v.v… ). Nước uống Cần Thơ đặc điểm Việt Nam là cà phê ( nước ) đá hay sửa đặc có đường nên rất đắng nhưng cũng ngọt, rất thư giản cho Việt kiều thích cà phê nhiều cafêin nước nhà robusta, nước cốt dừa tươi, và các nước trái cây như chanh , cam, xoài , ổi … . Nước mía ép cũng rất phổ biến, bán khắp mọi đường, mọi ngõ.

  Cà phê Bar Eden ở đường Lê Lợi rất thích hợp cho hai vợ chồng hay cặp tình nhân. Cà phê bi da- billiard, cũng ở đường Lê Lợi là nơi dừng chân khi trời quá nóng nực, bi da rất phổ biến ở miền Nam và ban ngày đầy nhóc người chơi. Và tại sao không ghé câu lạc bộ sân bóng chuyền – volley ball duới bóng mát các cây cổ thụ Cư xá Viện Đại học Cần Thơ ở Xuân Khánh . Sau trận đánh có thể ăn qua loa tại một tiệm ăn hay uống một cốc nước lắc xòai nước đá lạnh ở quán tự phục vụ - cafeteria của Viện. Đổ mồ hôi quá nhiều, khách có thể đến tắm vòi ở nhà tắm công cọng Hotel Xòai, nếu cũng là một thực khách quán bar trên mái nhà Hotel. Thích thể thao có thể tham dự chơi đá banh - túc cầu ở Trung tâm Thể Thao

Những nơi khác đáng ghé qua là các tiệm hớt tóc địa phương. Chẳng hạn, ở chợ Xuân Khánh và Chùa Quảng Đức. Hớt tóc gội đầu chỉ mất nửa giờ, giá từ 5 đến 10 đô la Mỹ. Ở đây thợ quen thói là hớt tóc xong mới gội đầu. 
Cần Thơ cũng có nhiệu tiệm sửa cắt, sơn móng tay manicure and nail shops , đặc biệt ở đường Nguyễn Việt Hồng, hai bên vệ đường trồng cây nối liền với đường Mậu Thân và đường Lý Tự Trọng ở công viên tiêu khiển Lưu Hửu Phước. Muốn đọc sách thì đến tiệm sách lớn như Fahasa gần chợ Xuân Khánh. Đem theo trẻ nít thì nên khuyến khích tinh thần sáng tạo của chúng, bằng cách để chúng sơn - vẽ trên các hình men gốm nhỏ ở các tiệm sách lớn và cho chúng lấy về làm kỷ niệm chuyến thăm viếng.

Từ đầu năm 2012, giới trẻ và sinh viên địa phương đã tổ chức câu lạc bộ “ Làm quen, Làm bạn với dân tình Cần Thơ” qua những nhóm du lịch trên 4 người, các chuyến tham quan đường Mậu Thân – Cần Thơ , miễn phí tuy câu lạc bộ này nhận tiền biếu - donation, viếng những cảnh quan đẹp đẻ như nhà thờ Công giáo Tham Tướng , chùa Quảng Đức, nhà thờ Tin Lành Baptist, tiệm bánh Sàigòn Bakery nơi bán bánh mì kẹp- sandwich ngon lành e có khi còn hơn bánh mì Ba Lẹ Ca Li ( ? ), Chợ Xuân Khánh và vùng quanh đường Mậu Thân và Viện Đại học Cần Thơ . 

Cũng nên biết là Cần Thơ còn có câu lạc bộ XK club , ở đường Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều , có những giàn nhạc âm thanh to tiếng trang trí đỏ đen diễm lệ, nhưng rất nhỏ và như thế có phần an ninh và lạnh lẽo hơn các câu lạc bộ khác, có các vũ nữ khêu gợi – go go dancers xinh xắn và thân thiện. Câu lạc bộ Xe Lôi ở công viên bờ Sông Hậu , vùng Bải Cát, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều rộng rải hơn, chong đèn và hệ thống âm thanh tốt đẹp tăng cường bằng ánh sáng laser, mở cửa cuối tuần cho đến 3 giờ sáng, vui nhộn nhất là từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, không khí trẻ trung , đầy sinh lực nhưng đôi khi đám đông có phần sơ sài . Câu lạc bộ gôn- golf club ở Hotel Golf , gần cầu tàu Ninh Kiều và Ngân hàng Trung ương .Đây là một câu lạc bộ sang trọng cho doanh thương muốn nghĩ ngơi cuối tuần .

Xe lôi Cần Thơ

Thương mãi
Cần Thơ hiện có 65 doanh nghiệp thương mãi xuất nhập khẩu liên hệ với 80 quốc gia trên thế giới.Tổng số hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2008 là 862 triệu đô la Mỹ ; nhập khẩu là 620 triệu . Năm 2010, mức xuất khẩu đã trên 1 tỉ đô la lên đến 1.087 tỉ và tiếp tục tăng đến 1.310 tỉ năm 2011. Mức nhập khẩu có phần giảm đi; năm 2010 là 472.5 triệu và năm 2011 là 4 84.7 triệu . Các hàng xuất khẩu chánh của Cần Thơ là chế biến thủy hải sản ( tôm cá đủ lọai ) , gạo , trái cây , giày dép , áo quần và sản phẩm tiểu công nghệ, Các mặt hàng nhập khẩu chánh là máy móc, thiết bị, nhiên liệu , phân bón hóa học , các hóa chất, vật liệu dược khoa, thuốc sát trùng và thuốc diệt trừ dịch bệnh. Cần Thơ có hơn 50 cơ sở tín dụng, ngân hàng, tài chánh và 223 chi nhánh phụ giao thương khắp Thành Phố .

Nông ngư nghiệp Cần Thơ


Năm 2011, nuôi trồng thủy sản- aquaculture chiếm 37% giá trị nông nghiệp , chăn nuôi gia súc - gia cầm chỉ chiếm 3% và trồng trọt chiếm 58% . Diện tích trồng trọt là 114000 ha gồm lúa gạo , hoa màu phụ và vườn cây trái. Diện tích trồng lúa không thay đổi khỏang 93- 000 - 96 000 ha. Nhưng nhờ trồng 2- 3 vụ lúa mỗi năm nên diện tích tổng cọng trồng lúa năm 2011 là 224 636 ha. Sản lượng hàng năm là 1.1- 1.2 triệu tấn lúa, năm 2011 là 1 289 713 tấn , năng xuất trung bình 5. 7 tấn /ha. 80% gạo Cần Thơ là gạo cao phẩm. Mức xuất khẩu các năm 2005 – 2010 trung bình mỗi năm từ 500 000 tấn đến 600 000 tấn gạo. Năm 2011 đã xuất khẩu trên 850 000 tấn gạo như đã nói trên, trị giá 857.6 triệu đô la, trong khi năm 2010 chỉ xuất khẩu 553 000 tấn, trị giá 160 triệu .

Vườn trái cây Cần Thơ

Cần Thơ nơi thưởng thức ngành nấu nướng ẩm thực dị thường nước nhà và cũng là nơi sản xuất rau đậu và trái cây hết sức tươi ngon. Chẳng hạn, Cần Thơ có đủ lọai xòai, cam, mít, bưởi –thanh trà, mảng cầu ta bở hay dai, mảng cầu xiêm, long nhãn, chôm chôm, vú sửa và có thể nhiều lòai xòai riêng nữa, cũng như bon bon-langsat Penang Mã Lai có phần ngọt hơn hột nhỏ hơn dâu ta, dâu ta ( tiên ) đỏ- rambai…. miền Trung. Dân địa phương mua bán trái cây tại các chợ như Chợ Xuân Khánh. Tổng diện tích trồng rau đậu- vegetable năm 2011 là 6754 ha , sản lượng 86 000 tấn, năng xuất 12.8 tấn/ha. Năm 2011, diện tích các vườn cây trái ( lớn nhất là cây có múi - citrus, xòai , chôm chôm ) đạt 14 126 ha , sản lượng 80 747 ha. Đáng tiếc là năm 2011, sản lượng gia cầm gia súc giảm nhiều vì bệnh truyền nhiễm , giá cả thức ăn cho bò nuôi tăng mạnh. Số heo đã giảm từ 135 905 con năm 2005 xuống chỉ còn 116 750 con năm 2010, nhưng đã lên lại đến 126 131 con năm 2011, tuy chưa bằng con số 2005. Số lượng gia cầm dần dần phục hồi, lên lại 1 840 500 con năm 2010 và 1 968 490 con năm 2011 ( 555 310 gà và 1372 000 vịt ). Trái lại ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tiến đều, các sản phẩm nuôi trồng tăng trung bình một năm 14.2 % . Nhờ ngành công nghệ thủy sản phát triễn hướng về sản xuất tập trung hơn , áp dụng nhiều cao kỷ hơn, tạo ra những vùng sản xuất lớn hơn dưới hình thể đa canh –polyculture, nối kết chặc chẻ với công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ. Các mô hình thủy sản xây dựng trên tiêu chuẩn SQF 1000 CM , các tiêu chuẩn an tòan thực phẩm và nhắm về GAP, dựa theo các mô hình công nghệ và bán công nghệ ( chừng 30- 35 % ) và luân canh gây giống trên ruộng lúa, diện tích nuôi trồng thủy sản, năm 2010 đã đạt 12 550 ha và sản xuất 163 380 tấn, gấp hai lần sản lượng năm 2005 chỉ đạt 83 783 tấn. Năm 2011, tuy diện tích thủy sản không tăng 12556 ha, nhưng sản lượng đến 188 776 ha , trong đó diện tích nuôi cá da trơn – catfish là 841 ha và sản lượng là 162 097 tấn. Trị giá thủy sản năm 2010 là 339 .9 triệu đô la và năm 2011 là 505 .9 triệu đô la .

Cá Tra 
Thành phố Cần Thơ có 102 công ty giống thủy sản, cung cấp 900 triệu cá con giống và 2 tỉ cá bột, cùng 80 triệu tôm con giống hậu ấu trùng - postlarvae (tôm càng xanh khổng lồ và tôm sú ). Dù rằng đô thị hóa Cần Thơ tiến mau lẹ làm giảm phần nào đất đai dành cho canh tác và nuôi trồng thủy sản, nông ngư nghiệp , tuy không còn tăng mau như công nghệ ( trung bình 5 % một năm những năm qua ), nông ngư nghiệp Cần Thơ vẫn còn cơ hội gia tăng 2-5 - 3 % mỗi năm , tuy giá trị ở GDP phải giảm so với công nghệ xây cất và dịch vụ theo trào, lưu chuyễn hướng nước nhà; nhờ 90- 93 % ruộng đất Cần Thơ đã có tưới tiêu đầy đủ hơn áp dụng thâm canh hơn ( như năng xuất lúa gạo có thể tăng trên 6- 7 tấn / ha trung bình và tại sao không , đạt đến 9- 10 tấn /ha một mùa vụ , nhất là vụ Đông Xuân nhiều nhật chiếu hơn … ) , các giống mới cao phẩm và thích nghi môi trường hơn, nay xuất phát trong nước từ Trung tâm Lúa gạo Ô Môn thay vì từ IRRI những thập niên trước, và cũng có thể luân canh lớn hơn với thủy sản nuôi trồng kỷ thuật cao công nghệ tính hơn, đa lọai hơn từ các khảo cứu các khoa Thủy Sản Cần Thơ và Sài Gòn ? . Lẽ dĩ nhiên là Cần Thơ phải tăng cường lảnh vực và kỹ thuật nông nghiệp đô thị- urban agriculture như thủy canh - hydroponics, vuờn hiên , vuờn mái nhà …đang chớm nở khắp nơi trên mọi đại phố thế giới cũng như tăng gia , hiện đại hóa hơn, đa lọai hơn 15 000 ha vườn rau đậu , hoa kiểng và 5000 ha cây công nghệ ngắn ngày Thành phố nhà .

Trung  tâm  Thủy  sản  trị  giá  400  triệu  mỹ  kim  tại  khu  công  nghiệp  Hưng  phú  Cần   Thơ 

Phát triển công nghệ, xây cất

Công nghệ Thành phố Cần Thơ tụ điểm vào các ngành kỷ thuật cao kỷ - hi –tech, công nghệ sinh học – biotech , thực phẩm và biến chế thực phẩm , các ngành điện – điện tử - kỷ thuật thông tin, cơ khí , hóa học, bao bì, giày dép, may mặc và vật liệu xây cất. Công nghệ và xây cất Cần Thơ súyt sóat lảnh vực thương mãi và dịch vụ, năm 2011 chiếm 44.6 % GDP so với 46 % và hạ lảnh vực nông ngư Thành Phố nhà xuống thấp khỏang 16, 4 %; tuy con số này vẫn còn cao hơn tỉ lệ mong muốn trở thành một thành phố công nghệ đô thị hóa năm 2020, trong đó tỉ lệ nông nghiệp chỉ còn 6- 10 % GDP mà thôi. Nhắc lại là năm 1994, tỉ lệ nông nghiệp Cần Thơ là trên 40 % GDP. Năm 2011, công nghệ TP Cần Thơ đã góp phần đến 18.14 % tổng giá trị công nghệ toàn vùng. Trong số 8 công viên và cụm công nghệ đã và đang hòan thành và 3 công viên khác chánh phủ đã cho phép Cần Thơ xây dựng thêm, có thể kể ra:

- Công viên công nghệ- Industrial Park, IP Trà Nóc , diện tích 290 ha nằm trên đường quốc lộ 91 đi An Giang và Kiên Giang, bên cạnh bờ sông Hà cách phi trường Trà Nóc 1km, cách cảng Cần Thơ 2km, cách trung tâm TP Cần Thơ về phía Bắc chừng 10 km. Các công nghệ được ưu tiên phát triễn ở đây là chế biến thực phẩm, cơ khí, điện và điện tử chế tạo các bộ phận rời máy móc, công nghệ ô tô, vật liệu xây cất, hàng hóa tiêu thụ, dược phẩm v.v… Thực tế IP Trà Nóc chia ra làm hai : IP Trà Nóc I xây dựng trước nhất vào năm 1995, rộng 135 ha ở phường Trà Nóc, quận BìnhThủy. Năm 2010, đã có 117 dự án tổng số tư bản đăng ký lên đến 328 218 triệu đô la Mỹ! IP Trà Nóc II, thiết lập năm 1998 , rộng 155 ha ở phường Phước Thới , quận Ô Môn và kế cận Trà Nóc I. Năm 2010, đã có 54 dự án tổng số tư bản đăng ký là 517 6 triệu đô la Mỹ, nhưng chỉ có 233 triệu thực sự giải tỏa.

IP Trà Nóc

- IP Hưng Phú , rộng 466 ha, nằm trên sông Hà, cách TP Cần Thơ 4 km về phía Nam. Các công nghệ được ưu tiên của Hưng Phú là chế tạo máy móc, ráp nối thiết bị điện tử và điện , chế biến nông phẩm, đông phấn sáp- cosmetics . Thực tế IP Hưng Phú gồm 3 IP : IP Hưng Phú I, rộng 262 ha ở phường Tân Phú, quận Cái Răng được phép xây dựng năm 2004, có 5 dự án ( 3 dự án thực hiện từ trước) . Năm 2010, 2 dự án đã hoạt động, tổng số tư bản đăng ký là 90.7 triệu đô la. IP BMC – Hưng Phú 2A, rộng 134 ha ; có 3 dự án tổng số tư bản đăng ký là 4 61.3 triệu đô la, 2 dự án đã họat động năm 2010 . IP Hưng Phú 2B , rộng 78 ha , đang xây dựng năm 2010.

Can Tho Rice Bran Oil Extracting Plant opened in Hung Phu Industrial Park last
lạnh và đóng hộp thủy sản, chế tạo vật liệu xây cất, dược phẩm và sản xuất đô

- IP Thốt Nốt bổ sung năm 2008, rộng 146.7 ha ( gồm 4 giai đọan cụm công nghệ, giai đọan I đã họat động , giai đọan II rộng 400 ha) . Đã có 9 dự án tổng số tư bản đăng ký là 125.1 triệu đô la. Trung tâm Xây cất Hạ tầng Cơ sở đang khai thác giai đọan II của IP Thốt Nốt gồm 150.5 ha của IP Thốt Nốt, Vùng tái cư Thới Thuận, rộng 24. 23 ha…

- IP Bắc Ô Môn, rộng 400 ha, đang điều chỉnh lại, chiếu theo Đồ Án Kiến Thiết Thành Phố của Ủy Ban Nhân Nhân cho phù hợp với qui họạch tổng quát đến năm 2020 và viễn cảnh phát triễn đến năm 2050.
Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 21 tháng 8 năm 2013 )


2 nhận xét:

  1. From: khiemvthai@hotmail.com
    To: tonthattrinh@hotmail.com
    Subject: RE: Phan II TP Can Tho
    Date: Thu, 22 Aug 2013 04:14:27 -0700

    Kính thưa anh Trình,

    Toi xin cảm ơn anh Trình đã gửi cho bài viết của anh Trình về Cần Thơ. Đọc cả hai phần tôi nhớ lại những chuyến đi từ Saigon nơi tôi làm việc đến chi nhánh Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ để quan sát. Tôi trông đợi để duoc them phan ba mot ngay gan day.

    Trong email nay toi xin gui cai attachment de duoc gioi thieu voi anh Trinh cuon sach "Oh! My!" toi viet moi duoc phat hanh.

    Toi xin kinh chuc anh Trinh va than nhan duoc luon vui manh.

    Kinh thu,

    khiem

    Ghi Chú của GS Tôn Thất Trình:
    Anh Thái Văn Khiêm chuyên viên Ngân Hàng Phát triển Kỹ Nghệ VN vừa là thi sĩ , văn sĩ tiếng Việt lẫn tiếng Anh như sách "O! MY" đính kèm.

    Trả lờiXóa
  2. from: Hien Pham

    Cái Răng , Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
    Anh có thương em thì cho bạc cho tiền,
    Đừng cho lúa gạo , láng giềng cười chê.
    Cái Răng , Ba Láng , Vàm Xáng, Xà No ,
    Anh có thương em , xin sắm một con đò,
    Để em qua lại mua cò ( tem thư ) gửi thơ

    Mỗi lần đọc bài Anh Trình viết về quê hương, dù là nói về kỹ nghệ, kinh tế địa dư hay nông nghiệp em vẫn thích nhất cái phần dẫn nhập hay điểm thêm vào, gọi là màu mè nhưng rất thú vị, gợi lên hình ảnh tân kỳ, hay mộc mạc chất phác như mấy câu điểm thêm cho vùng sông nước với lúa gạo, với câu hát dọng hò của quê hương.

    Phạm Bá Hiền
    Cựu Sĩ Quan Không Quân

    Trả lờiXóa