Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tiến Bộ Công Nghệ Sinh Học

Tiếp theo bài DNA trong chip, tưởng nhớ nhà sinh học Attardi…, con em Việt Nam cần:    

Cập nhật thêm tiến bộ công nghệ sinh học cho kịp Hàn Quốc, Nhật Bổn

                                            G S Tôn Thất Trình



I – Một kiểu góp vốn gen ( gene ) chung : Nguồn đại chúng dữ liệu di truyền – crowd sourcing genetic data, có thể gíúp gở rối nguyên nhân bệnh tật ?


    Tháng 6 vừa qua, các nhà khảo cứu và đề xướng  từ 40 quốc gia trên thế giới  họp thành một liên ninh tòan cầu có cơ bảo đảm  chia sẽ  các dữ liệu  hệ gen – genomiclâm sàng – clinical,  nhắm vào chấm dứt thời đại , trong đó chỉ những ai thu thập dữ liệu di truyền bạn là có thể đi vào dùng được.  Cố gắng thu thập và tổ chức  những số lượng  khổng lồ các dữ liệu di truyền cho đến nay,  chỉ có  mới được Chánh phủ Anh Quốc,  Kaiser Permenete , và bộ  Sự vụ Cựu Quân nhân Hoa Kỳ và các công ty tư lảnh đạo. Nhưng nhờ liên minh tòan cầu,  tuồng như dữ  liệu di truyền bácsĩ của bạn thu thập, sẽ một ngày nào đó  giải tỏa rộng rải trên đám mây - cloud computer  cho các nhà khảo cứu thế giới phân tích.  Điều này  đem lại một tiềm thế lớn lao cho khoa học và y khoa.

       Đặt  dữ liệu di truyền trên đường dây trực tuyến – online, tuy nhiên, cũng sẽ tới cùng  nhiều hiểm nguy  quan trọng và chưa hòan tòan được biết rỏ . Chúng ta đã biết là dân gian  đôi khi được xác định ngay cả từ các dữ liệu di truyềnvô danh, có thể đưa tới những  gen ( es ) được dùng để từ chối tuyễn dụng  hay bảo hiểm  sức khỏe. Có lẽ phổ biến nhất , nếu sử dụng sai lạc các lập trình DNA , có thể dùng tạo  ra các vỏ khí sinh học, dàn dựng kết án  kẻ bị nghi ngờ tội ác  hay kỳ thị  chống lại ai đó  theo những phương cách chưa bao giờ thấy.  Chia sẽ thông tin  di truyền sẽ đòi hỏi  một cân bằng tinh tế và phức tạp giữa đường vào rộng rải và  niềm riêng tư  chặc chẻ, một cân bằng Internet cưa bao giờ hòan tất mỹ mãn.

          Tuy nhiên , đại chúng nguồn dữ liệu di truyền và chia sẽ chúng tự do trên đường dây trực tuyến  có thể đưa tới những khám phá  khó tin nổi.  Chúng có thể giúp các nhà khoa học  gở rối  những nguyên nhân bệnh tật di truyền phức tạp và tụ điểm trên  ngừa bệh  sớm . Chúng còn  có thể giúp dân chủ hóa  khảo cứu, cho phép các nhà khảo cứu có được đường vào dữ liệu ngang nhau, giải đáp được  những câu hỏi  làm họ chú tâm.

       Còn có những thay đổi  không nói ra, có thể đem đến y khoa cá nhân hóa – personalized medicine  và y tế công cọng.   Một khi  DNA của bạn  hiện diện trên đám mây Internet, bạn có thể mở ra một ứng dụng – app  cho phép bác sĩ của bạn chạy một lập trình trên trình tự DNA bạn, giúp bà bác sĩ  quyết định  là thuốc trị cao áp huyết nào  tốt nhất cho bạn.  Với việc làm trình tự gen  sẽ dễ dàng hơn theo dấu một bùng nổ bệnh  ngay tại nguồn( như mới đây đã chứng minh trên một bùng nổ bệnh ho lao ), giúp các chức quyền y tế công cọng  chận đứng bùng nổ sớm hơn.

          Thực hiện những tiến bộ này trên khoa học, y khoa và y tế công cọng đòi hỏi chúng ta phải  tạo “ Internet của Genes”.  Ngành hệ gen học đã vắng mặt đáng kể  ở cuộc cách mạng thông tin.  Đây là một sự kiện đáng ngạc nhiên, vì khác với hình chụp - photo, bạn có thể  hoan hỉ cá nhân, trích ra giá trị tối đa  từ hệ gen bạn, liên hệ nó với các hệ gen những kẻ khác.

            Khi liên minh toàn cầu mới đã được lưu ý,  thách thức lớn nhất cho tiến bộ các ngành hệ gen và y khoa cá nhân hóa là vì   chúng ta không đủ khả năng dem dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới đến với nhau. Ngọai trừ khỏang 1000 nguời thiện nguyện  để cho tòan thể trình tự gen của họ được sử dụng công cọng, thông tin di truyền tòan diện  không được phép sử dụng rộng rải trên Internet. Thay vào đó, các nhà khảo cứu, các la bô lâm sàng  và các công ty dược phẩm  đang ngồi trên  petabytes-  ( một triệu tỉ ) 1015 bytes  khiếm dụng nhưng là dữ liệu di truyền đáng giá.  Các nghiên cứu di truyền  vẫn còn kích thước  nhỏ bé, dù rằng  phí tổn việc làm trình tự đã  hạ giá rất nhiều.  Dữ liệu-  các nhà đóng thuế và các công ty bảo hiểm trả tiền -  nằm im lặng trong la bô quanh thế giới, chỉ dùng để  một nghiên cứu duy nhất hay một ca- trường hợp lâm sàng,  rồi bị vất bỏ hay cất vào nhà lưu trữ .

         Liên minh  tòan cầu tuyên bố gần đây sẽ khởi sự đặt nền tảng phá vở các xi lô  silos ( hầm ủ thức ăn gia súc )  đã làm các dữ liệu giá trị nằm ì tại chỗ.  Áp lực cố giữ  dữ liệu này  nằm ì trong các xilô không vào  nổi, đến từ nhiều nơi. Có khi là một giáo sư  muốn mình là người đầu tiên đăng tải xuất bản; là công ty  muốn có dữ liệu độc quyền  cho phát triễn dược phẩm và algorithm;  là bệnh viện  lo ngại bị đánh cắp mất dữ liệu riêng tư  và là chánh phủ  không thể hợp pháp giải tỏa  dữ liệu nhân danh công dân.  Các cá nhân  có những lo âu  hợp pháp  là bị xác định ra theo các  thông tin di truyền  của họ và làm các hiểm nguy bệnh tật họ lộ ra công cộng .

đại chúng nguồn dữ liệu di truyền
          Xây đắp Internet của Genes   đòi hỏi chúng ta phải có cân bằng  tinh tế  giữa đường vào rộng rải  và riêng tư chặc chẻ  cho dữ liệu   di truyền.  Những cố gắng của chúng ta  với nền tảng “ dữ liệu mở - open data”   đã thất bại  cho đến ngày nay,  hầu giúp cho cá nhân  làm chủ nhân  dữ liệu mình.  Chúng ta không thể  sao chép những sai lầm này về hệ gen học mà không phá nát tan  tiềm thế.  Các cá nhân phải kiểm sóat  dữ liệu mình  mọi thời gian, và điều này đòi hỏi những kỷ thuật  tinh xảo xử lý  các ưng thuận, và các bệ nền sáng tạo, bảo đảm an ninh các dũ liệu di truyền bất cứ chúng nằm nơi đâu. Dữ liệu di truyền còn nhạy cảm  hơn cả  các hình chụp  trên Facebook và sẽ đòi hỏi những dụng cụ   bảo đảm là các dữ liệu đã được bảo vệ đầy đủ và các đường vào phải được kiểm tóan .  Nhưng nếu  liên minh  tòan cầu mới  có khả năng  bảo đảm chia sẽ  dữ liệu hệ gen thành công, rồi đây chúng ta  sử dụng Internet của Genes  để có  y tế săn sóc sức khỏe  cá nhân hóa, xác định những hiểm nguy bệnh tật và dân chủ hóa khoa học. 

( chiếu theo Rajaie Batniji, bác sĩ y khoa và nhà khảo cứu Viện đại học Stanford, Ca Li )            

II – Cố thám hiểm virus cúm H7N9: các nhà khoa học muốm khám  xét tại sao vài dòng  lại kháng thuốc và tại sao chim chóc lại không mắc bệnh .

       
Các viên chức ở Thượng Hải. trung Quốc  đang họp báo về  Cúm Chim H7N9 . Ít nhất 2 người đã chết về vi khuân này mà trước đâu chỉ lây ở loài chim
         Hai nhà khảo cứu Yoshihiro và Ron Fouchier   đã  bị lạc vào giông tố lữa năm 2011 , khi họ báo cáo cách nào, theo nhũng thí nghiệm  riêng rẽ là  họ đã tạo ra  những dòng đột biến – mutant strains   của cúm chim H5N1,   đã có khả năng truyền qua các chồn sương (chồn furô ) – ferrets , những lòai động vật có vú thường được  nghiên cứu để biết rỏ  cách nào cúm  truyền từ người này qua người khác.  Trên một bức thư đăng tải ở  hai tạp chí khoa học dẫn đạo,  các nhà virus học – virologists  này và 22   đồng tác giả giải thích  tại sao họ không dự tính làm những thí nghiệp tương tự với một  cúm chim chết người khác là H7N9  đang di chuyễn quanh Trung Quốc và đến nay đã giết chết  43 nhân mạng trong số 130 lây nhiễm virus này.

          Họ viết  trên các tạp chí Khoa học - Sciences và Thiên Nhiên – Nature: hầu định giá hòan tòan  hiểm nguy tiềm thế   liên quan đến những virus mới mẽ này, cần khảo cứu thêm nữa.  Các nhà khoa học lo ngại về cúm H7N9  vì nhiều lý do . Cho tới nay, H7N9  không làm chết chóc nhiều như H5N1  đã giết chết,tính đến tháng 7 năm 2013,  377 người  theo Cơ Quan Y Tế Quốc Tế (  khỏang 60 % người lây nhiễm biết được ) .   Nhưng khác với lây nhiễm H5N1, làm chim và người đau bệnh, H7N9  lại không gây ra những triệu chứng  nặng nề trên các động vật có lông vũ – deathered set , có nghĩa là  nó lén lút  bí mật, khiến cho  các nhà họat động y tế công  công không ngờ bị chúng lây nhiễm  trước khi đau bệnh.

         Hơn nữa, vài bệnh nhân  chứa H7N9, không thích ứng được những chửa trị  bằng thuốc  chống virus tỉ như oeltamvir.  Song song với các đồng  tác giả,  Kawaoka tại viện đại họcV Wisconsin- Madison  và Fouchier , Trung tâm  Y khoa Eramus ở Rotterdam , hòa Lan , đề nghị làm thí nghiệm  có thể giúp họ hiểu biết thêm những thay đổi di truyền    nào đã tạo ra nhưng  mức kháng thuốc trong virus làm nó thêm phần  truyền đi dễ dàng hơn và làm chết chóc nhiều hơn,  cũng như tại sao H7N9 lại không làm chim đau bệnh.

        Những thí nghiệm như vậy, có thể dính líu tới tạo ra những dịch bản H7N9  tiềm thế rất nguy hiểm .theo bức thư họ viết . Những khảo cứu này , được gọi là  khảo cứu  song dụng – dual use , làm các nhà chỉ trích lo âu, sợ rằng các dòng mới  có thể lọt ra ngòai các la bô  hay những nghiên cứu xuất bản  mô tả các thí nghiệm có thể rơi vào tay những kẻ vô lại, sai quấy. Chánh phủ Hoa Kỳ đã làm ra những chỉ dẫn mới làm khảo cứu  H5N1, và trên một bức thư riêng rẽ cũng đã đăng tải trên các tạp chí Thiên Nhiên và Khoa Học, các tác giả từ những Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ , các Trung tâm Kiểm sóat  và phòng ngừa bệnh tật,  và bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh khẳng định  là bất cứ công trình nào H7N9 được  chánh quyền liên bang tài trợ  cũng sẽ được  duyệt xét thêm .

         Richard Webby, một nhà  khảo cứu cúm  tại Bệnh viện Trẻ em Sait Jude ở thành phố Memphis , bang Tennessee , và là một trong 22 đồng tác giả, nói rằng bức thư có ý định  là “ ngẫng đầu lên nhấn mạnh lại những gì chúng tôi nghĩ là công trình thật quan trọng “. Ông nói : Có nghiều người khác không đồng ý.  Một nhà chỉ trích là nhà khảo cứu bệnh lây nhiễm Michael Osterholm tại Viện  Minnesota, nói là dù cho  những thí nghiệm như thế  có  giá trị khoa học, ông vẫn lo ngại  là các nhà khoa học không được  chánh quyền Hoa Kỳ tài trợ, vẫn làm các thí nghiệm nguy hiểm này   mà không được  theo dõi thích nghi.  Ông cũng biện cứ  là các nhà khảo cứu định giá quá cao các lợi lộc tiềm thế  của khảo cứu đề nghi về H7N9 .  Osterholm nói, lấy một thí dụ :  Ở những bàn cải H5N1, đã được tuyên bố là  điều này sẽ thay đổi cách nào chúng ta kiểm  sóat cúm.  Nhưng ông nói tiếp\:  chuyện này không hề xảy ra.

              La bô Webby  cũng chưa đệ trình một đề nghị nào cả cho khảo cứu mới, nhưng Webby nói rằng ông muốn thám hiểm những thay đổi di truyền  xảy ra với những dòng kháng thuốc. Ông tiếp: họat động H7N9  trên con người đã rất thấp những tháng gần đây , nhưng các nhà khoa học chờ đợi là nhiều người sẽ mặc bệnh virus này mùa đông tới.

         ( chiếu theo  Eryn Brown  Nhật báo La Times , tháng 8 năm 2013 )        

            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét