Cập nhật đôi chút hiểu biết về nấm Việt Nam : khi nấm nhìn thấy ánh sáng:
Các
mức độ sinh tố D tăng vọt khi nấm phơi bày dưới tia tử ngọai -UV rays, nguồn gốc mới sinh tố D chăng ?
G
S Tôn thất Trình
Nấm Hương |
Nấm là cơ
thể không có diệp lục tố, thường sống trên những những chất hửu cơ hoai mục (
nấm hoại sinh ), hoặc sống nhờ các động vật và thực vật ( nấm ký sinh ) . Nước ta
có tới 2 200 lòai nấm đã định danh,
hình dạng kích thước khác nhau . Nhiều lòai có ích như các lọai men ( men rượu , men bia, men bánh
mì … ) , một số đặc biệt làm nguyên liệu dược phẩm, đặc biệt là nấm linh chi
– reishi, ganoderma sp., màu đỏ, đen , vàng v.v… sau Trung Quốc , Nhật
, được nghiên cứu khá tường tận mới đây ,ở Trung tâm khảo cứu nấm Linh Chi và Dược liệu Sài Gòn.
Nấm
hoang dã, ăn được ở Việt Nam
Nấm có vị
lạ , thơm ngon , giàu protein và lipid, chứa lượng nước tương tự rạu ,một số
lượng chất bột có khi còn nhiều hơn các lọai rau , thịt . Tỷ lệ celluloz khá
cao.
-Nấm hoang dã thường thu họach sau
cơn mưa ở nước ta là:
- Nấm bụng dê ( dương đổ khuẩn ) Morchella esculenta Pers. , có nhiều ở Lào Cai , Vĩnh Phúc -nấm cỏ ( nấm gô ) Agraricus
campestris L.mọc ở nhiều nơi miền Bắc : Lạng Sơn , Bắc Giang , Hà Tây , Hà
Nam.
-Nấm cà, vì khi còn non màu tím hoa cà Lepista
sordida Singer, ở đất vườn nhiều hửu
cơ, tháng tư tháng năm, Hà Tây , Hà Nội , Hòa Bình
-nấm
cỏ dày Entoloma Clypeatum Quél.
, phát triễn mùa mưa , năm nào mưa
rào và sấm nhiều , thường gặp ở đồng
bằng Bắc Việt , Thái Bình , Nam Hà , Hà Tây , ít khi gặp vùng núi .
-nấm dai ( nấm da báo ) Lentinus tigrinus Fr. Mọc
trên gổ mục rừng miền Bắc, quanh năm ,
nhất là sau khi mưa vào mùa hè ẩm ướt
-nấm ống vẩy nâu Strobilomyces
floccopus Karst ., mọc vùng lá rộng và lá kim mùa nóng ẩm , Vĩnh Phúc, Hòa
Bình và Lâm Đồng
-Nấm dắt (nấm tua rua, nấm mối mũ nhỏ hay nấm vuốt) Podabrella microcarpa Singer ,
mọc khắp nơi từ miền núi cao đến
các tỉnh đồng bằng miền Bắc, miền Trung
vào đến Tây Ninh. Đồng bào miền núi lưu ý là không nên thu hái nấm mọc dưới cây mây , cây song trong rừng
Nấm Mối |
-Nấm tán da cam ( nấm vua ) Amanita caesarea Pers. var.
alba Gill, mọc trên đất tơi xốp , dưới tán rừng sồi dẽ ở Lai Châu , Lào Cai , Yên Bái , Tuyên Quang , Bắc Cạn ,
Thái Nguyên , Lạng Sơn, Quảng Ninh , Ninh Bình , Thanh Hóa, Nghệ Ạn . Ở nước ta, nhân dân ít thu hái vì sợ độc
như nhiều lòai nấm độc tông chi nấm tán Amanita.
Đáng tiếc là các vùng cây sồi dẽ - oaks, chêne không tìm ra các lòai nấm
cục hương ( khối khuẩn ) – truffes, truffles , giá trị cao, trắng hay đen
như ở Pháp, Ý và mới đây ở bang Oregon, Hoa Kỳ
-Nấm gan bò ( gan
bò mỹ vị, mỹ vị ngưu can khuẩn) Boletus
edulis Bull., mọc ở đất rừng , nhất
là các rừng có xen kẻ lá kim như thông hai lá ,thông ba lá, ở các tỉnh trung du
và miền núi Việt Nam như Hà Bắc , Lâm Đồng
-Nấm gan bò đen Boletus aereus Fr. , mọc đơn độc trên dất rừng lá kim ở Lâm Đồng và các
tỉnh miền núi
-Nấm gan bò chân đỏ( nấm ống biến màu xanh) Boletus
erythropus Krombh. mọc trong rừng lá kim ở Lạc Dương , Đà Lạt , tỉnh Lâm
Đồng
-Nấm hành đỏ ( gan bò màu hồng đào ) Boletus regius Krọmbh. Cũng mọc ở rừng lá kim Lâm Đồng và miền núi .
-Nấm gan bò sửa cuống có hạt Suillus granulatus Kuntze
mọc trên các bải cỏ rừng thông
Lâm Đồng
-Nấm kèn đồng ( nấm kèn người chết ) Craterellus
cornucopioides Fr. , mọc ở dưới tán
rừng lá rộng, ít ánh sáng, thành đám dày
dặc, nhiều lúc khó thấy, phân bố từ Phú Thọ , Hà Tây vào Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Lâm Đồng , Ninh Thuận , Khánh
Hòa
-Nấm mối ( kê tung khuẩn ) Termitomyces eurhizus Heim .. mọc trên đất rừng , đất gò ven rừng
thường liên hệ với các tổ mối, thành từng đám vào mùa mưa nhiều ở Lai Châu ,
Lào Cai , Yên Bái, Tuyên Quang vào Nghệ
An , Hà Tĩnh , Quảng Bình , Lâm Đồng , Khánh Hòa, Ninh Thuận ,Bình Thuận đến
Tây Ninh . Dân thị xã Bến Tre rất ưa chuộng lọai nấm trứ danh này . Rùa thường tìm đến các tổ mối để ăn mối, nên
người ta thường lần theo dấu chân rùa để tìm nấm mối .
Nấm Kê Tùng |
-Nấm
mỡ gà ( nấm kèn vàng, nấm vàng da cam, kê du khuẩn) Cantharellus cibarius Fr.
gặp ở rừng vào mùa hè , mùa thu
miền Bắc , rừng Trường Sơn , rừng vùng Đà Lạt.
- Nấm mực lông Coprinus
comatus Gray , mọc ở các bải phân trâu bò, các bải cỏ , bờ đường ,
phân bố từ Lào Cai , Lai Châu đến Bình Thuận , Tây Ninh
-Nấm răng mép cuộn ( nấm chân cừu ) Hydnum repandum Fr. gặp ở các rừng đất ẩm từ Phú Thọ , Hà Tây vào tới Thừa Thiên Huế
và Quảng Nam
-Nấm sữa ( nấm nhũ sinh ) Lactarius deliciosus Gray,
dưới mọi tán rừng
-Nấm tú cầu Sparassis crispa Fr. gặp nhiều quanh gốc các cây thông hay trên gỗ mục rừng
thông , từ Hà Tây vào tới Khánh Hòa , Lâm Đồng . Ở các nước Châu Âu, nấm
này có khi tạo thành khối lớn nặng hàng chục kí . Nếu chừa gốc lại cho nấm phát triễn thì hàng
năm có thể thu họach tiếp.
-Nấm xốp xanh tím
Russula cyanoxantha Fr., mọc vào mùa thu dưới các tán cây dẻ, từ Lai Châu
đến Thừa Thiên Huế .
-Nấm xép rừng thông Suillus
luteus Gray , thường thấy vào mùa hè và mùa thu trên đất rừng thông Lâm
Đồng
-Nấm ngân nhĩ ( mộc nhĩ trắng ) Tremella fuciformis Berk ., gặp trên gỗ hay cành cây mục từ Vĩnh Phúc , Bắc
Giang , Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An vào tới Thừa Thiên Huế .
-Nấm chân chim ( nấm liệt diệp ) Schizophyllum commune Fries.
Phân bố khắp nơi, mọc quanh năm ở nước ta , sau khi mưa .
-Nấm phục linh Poria
cocos Wolf. ( màu trắng thường gọi là bạch linh , lọai hồng xám gọi là phục
linh , khi rễ đâm xuyên giữa gọi là phục
thần , gặp tại Hà Giang , Quảng Ninh , Lâm Đồng.
-Nấm tràm Boletus
aff. felleus Fr. , mọc từng đám hay
từng cụm dưới tán cây tràm, tháng 5- 6 , sau những ngày nắng gắt, có mưa dông
đầu mùa . Từ Quảng Bình vào đến đồng bằng sông Cửu Long . Tại Phú Quốc, nấm xuất hiện trong rừng tràm, sau vài cơn
mưa đầu mùa .
-Nấm trứng Calvatia
lilacina Lloyd, mọc họai sinh trên đất vườn bải cỏ , bờ đê, bờ ruộng ở nhiều nơi , từ Lai Châu vào tới Bình Thuận
, Tây Ninh .
Việt Nam nuôi trồng nhiều lọai nấm ăn , nhưng chưa sản xuất đại trà xuất khẩu như Đài Loan , Thái Lan, Trung Quốc v.v…
Từ xưa, chúng ta đã biết nuôi trồng:
-Nấm rơm ,
nấm rạ Volvariella volvacea Singer , phát triễn nhiều
nhất vào mùa hè thu nóng ẩm , tháng 7 –
8 , ở nhiệt độ 28-45 độ C , các đồng bằng từ Bắc chí Nam, thông dụng hơn ở
các tỉnh phía Nam . Dân Việt thích tìm mua các
nấm còn trong bọc , gọi là nấm
trứng. Dùng xào với thịt chim sẽ hoặc thịt ếch có tác
dụng kích dục , rất thích hợp đối với người liệt dương (?) .
Trung Quốc xem nấm rơm có tính hàn thuốc tiêu
thực , khử nhiệt, hạ cholesterol và kháng ung thư . Những năm gần đây đã
thấy Đài Loan , nhất là Thái Lan đóng hộp nấm rơm xuất khẩu sang Âu Châu, Hoa
Kỳ .
-Nấm mộc nhĩ
( nấm tai mèo hay nấm mèo ) Auricularia auricula
Underw. , thường mọc trên gổ mục các tộc dân Tây Bắc , Đông Bắc chở ngựa
thồ đem bán nấm các ngày chợ phiên . Nay dân Việt đã biết trồng mộc nhĩ trên gỗ cây
mít , thân cây khoai mì ( sắn ), cây so đủa , để có sản lượng nhiều và bảo đảm
phẩm chất tốt .Mộc nhĩ thường được sử dụng
chửa chứng nhiệt ly ( đi ly ra máu ) , bệnh trĩ ,đau răng ( sắc uống
chung với rau kinh giới ). Ăn nhiều thì
nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt . Hải Thượng Lãn Ông trong sách Lĩnh Nam Bán Thảo đã ghi :
Mộc nhĩ là tên nấm tai mèo
Mọc từ gỗ mục khỏi cần gieo,
Nhẹ mình mạnh chí và ích
khí,
Ly , Băng nước
mắt hiệu công nhiều
Nhiều lọai
mộc nhĩ khác ăn được ở Việt Nam, đáng được nghiên cứu nuôi trồng thêm : mộc nhĩ sừng Auricularia corena Ehrenb., mộc nhĩ nhăn Ạ. delicata P. Hẹnn, mộc nhĩ
hồng Ạ.
fuscosuccinea Forlow. , mộc nhĩ lông
đã nói trên .mộc nhĩ vẫy Ạ .mesenterica
Pers. ,
Những nấm nuôi trồng mới đây ở nước nhà :
-Nấm
sò ( nấm sò tím, nấm bào ngư, nấm hương
chân ngắn ) Pleurotus ostreatus
Quél . Mọc xếp lớp như ngói, chồng nhau
trên thân cây gỗ . Ở Ấn Độ , nấm
bào ngư còn giả nấm thêm nước , đắp vào
niếu răng đau, làm thuốc uống trị tiêu
chảy , ngưng xuất huyết. Trung Quốc dùng làm thuốc hạ cholesterol , hạ huyết áp ,
kháng u bướu , trị tay chân yếu mỏi . Mấy năm gần đây, Hoa Kỳ đã bán nấm
bào ngư ở các siêu thị.
- Nấm sò trắng Pleurotus
pulmonarius Quél . , mọc trên
gỗ mục cây lá rộng ,thành cụm , hoang dã thì gặp nhiều vào mùa nóng ẩm khăp nước, từ Bắc vào miền Trung. Nay được nuôi trồng
vào mùa lạnh và các tháng mát cuối thu,
đầu xuận . Hay được dùng làm thuốc trị lưng đùi lạnh, tay chấn yếu mỏi như nấm
sò chính danh.
- Nấm hương( nấm hương chân dài, nấm đông
cô tên Nhật là shiitake ) Lentinus
edodes Singer . Gặp nhiều ở
rừng ẩm ướt , có độ ẩm cao , có ánh sáng khuếch tán của
rừng ở Lào Cai , Tuyên Quang , Hòa Bình
, Thái nguyên , Cao Bằng … trên cây gỗ như dẻ đá , dẻ đỏ , sồi bộp , re đỏ , máu chó, đuôi chó, phát triễn đặc biệt tốt, mùi thơm đặc biệt
trên các cây côm , côm tầng …. Nhân dân nhiều địa phương đã có tập quán trồng
nấm hương trên những lòai cây có sẳn trong rừng , vào mùa thích hợp , sinh thái
thích hợp với những kỷ thuật gây trồng đặc biệt. Không biết khi nào nấm đông cô , nấm hương
Việt thơm đặc thù được trồng đại trà,
xuất khẩu cạnh tranh nấm đông cô Nhật
shiitake , nấm đông cô Tàu , ở Âu Mỹ ? .
- Nấm
kim châm ( có khi cũng gọi là nấm đông cô ,nấm kim tiền cuống lông , nấm màu
lữa cuống lông ) Flammulina velupites Sịng . , mọc ở rừng gồ núi cao Sapa , Lào
Cai , nay đã được nuôi trồng thành công,
cung cấp cho một thị trường rau sạch
. Nấm kim châm dùng cho người suy dưỡng,
thể chất hư nhược, bị bệnh tăng áp huyết , rối lọan lipid máu , bệnh gan mật và
chống ung thư.
- Nấm
mỡ Agraricus bisporus Imbach, mọc trên đồng cỏ tự nhiên từ Lai Châu
, Yên Bái , Lạng Sơn vào tới Qủang Nam, Khánh Hòa , Lâm Đồng , Ninh Thuận, Bình
Thuận và Tây Ninh. Được nuôi trồng từ thế kỷ trước và đang phát triễn mạnh trên
thế giới , nuôi trồng trong nhà chứa phân , nhà kiếng. Ở nước nhà, nay cũng đã trồng
được vào mùa lạnh ở Đà Lạt . Vào đầu
thập niên 1960, chúng tôi đã có dịp viếng thăm Đài Loan , lúc đó đang phát
triễn lòai nấm mỡ , tên gọi là nấm tây – champignon de Paris, canh
tranh thắng lợi ở thị trường Âu Châu và Hoa kỳ. Thời gian này Hoa Kỳ chỉ mới trồng nhiều lọai nấm này ở bang Pennsylvania
. Nay thì Hoa kỳ đã thành công trồng nấm
mỡ này ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng
Monterey , Ca Li . Có lẽ Việt Nam cũng nên nghiên cứu thêm loại nấm mỡ
mũ to lớn dạng Portebello, món ăn thay thế
thịt bíp tết ở Ý .
- Nấm hầu thủ ( đầu khỉ ) Hericium erinaceum Pers.
Hay mọc riêng rẽ ở rừng Vĩnh Phúc , Quảng Ninh trên gỗ mục
, trong rừng ẩm. Nay trồng nhiều
ở thành phố Sài Gòn , sinh trưởng ổn định ở nhiệt độ 3- - 33 độ C .. Dùng trị
tiêu hóa bất thường , thần kinh suy nhược , ung thư đường tiêu hóa .
- Nấm
măng ( tâm trúc , trúc tôn, trúc sênh )
Dictyophora indusiata Fisher , mọc trên đất vườn , bờ
bụi , gặp ở Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn vào tới Đồng Nai , Long An . Nay Trung tâm nghiên cứu Linh Chi và Dược Liệu
Đà Lạt đã nhân giống thành công nấm này
. Phần mũ nấm có chất nhày , hôi, thu hút rất nhiều côn trùng nhất là
ruồi.
Nấm Tâm Trúc |
Nấm Linh Chi |
Nấm nhiều chất dinh( bổ ) dưỡng, tuy ít sinh
tố, nhưng nay có cơ chứa nhiều sinh tố D
Nấm là “trái
thiên nhiên “ hay nguồn gốc rau cỏ duy nhất sinh tô” D . Nấm chứa nhiều
đồng , potassium ( bồ tạt ), selenium, sinh tố B niacin , acid
panthothenic và riboflavin . Chúng còn
chứa ergothioneine . một chất kháng
ocxy- hóa uy vũ số lượng cao hơn ở gan gà hay mầm lúa mì ,
hai nguồn giàu chất này . Chúng không
chất béo , không cholesterol và rất ít ca lô ri .
Như chúng ta đã biết , sinh tố D còn có tên là
“ sinh tố ánh nắng – sunshine vitamin “,
vì rằng thân thể chúng ta dựa khá nhiều vào việc phơi bày dưới ánh nắng
hầu chế tạo sinh tố này ở bề mặt da dẽ chúng ta . Vài khảo cứu gần đây trình bày là
chút ít ánh sáng cực tím - ultra violet UV light cũng tăng cường sinh tố D ở lọai thức ăn mà chúng ta ít ngờ
nhất : ở nấm ( mỡ ) tươi .
Một đĩa ăn qui ước nấm ( mỡ ) trắng nuôi trồng, chứa một lượng nhỏ một dạng sinh tố D. tên gọi là ergocalciferol hay sinh tố D2 . Năm 1975-76 , gia đình chúng tôi tị
nạn ở ngọai ô Paris, bị vọp bẻ quá nhiều
,được bác sĩ bạn học trung học Thiên Hửu Học Đường lớp Premìère ( Đệ nhị )
Nguyễn Khoa Mân , giáo sư bác sĩ Thạc sĩ Y Khoa , bệnh viện Paris , cho toa mua
thuốc ergo- calciferol, một thần dược
chửa vọp bẻ, uống vài giọt vài ngày là hết ngay . Hoa Kỳ trước đây không bán
ergo- calciferol , nay đã có bán . Mách thuốc này cho nhiều bạn bè Ca Li , cũng thật là công
hiệu chủa vọp bẹ mau lẹ , ít tốn. Một dĩa qui ước chứa khỏang 4% giá trị hằng ngày là 400 IU ( International units, đơn vị quốc
tế ) , Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm
FDA , Hoa Kỳ thiết lập tiêu biểu cho yêu cầu một người tiêu thụ điển hình . Nấm là một nguồn
phong phú hợp chất tương tự cholesterol
, ergosterol . Chất này có thể chuyễn hóa thành sinh tố D2 khi nấm
được phơi bày dưới các tia cực tím.
Thân thể chúng ta chế tạo sinh tố
D3 – cholecalciferol ,từ một chất dẫn xuất – derivative cholestetrol khác, hiện diện ở da chúng ta .
Tuy nhiên
có một nút khó khăn : nấm thường điển hình nuôi trồng trong bóng tối nhà ( indoors ) , chỉ mở đèn khi thu hái nấm mà thôi. Nhưng
ở một thử nghiệm dẫn đạo mới đây ở
Viện Đại học Bang Pennsylvania , các nhà khảo cứu và các nhà nuôi trồng nấm tây ( mỡ ) Monterey
, cho thấy là ngay cả những nhịp tung ngắn ngủi ánh sáng UV là có thể giúp cho số lượng sinh
tố D tăng vọt.
Ở thử nghiệm
dẫn đạo này, Trung tâm Khảo cứu Nấm của
Viện đại học , tìm thấy là sau một giờ phơi bày
ánh sáng UV , ngay trước khi thu hái nấm, số lượng sinh tố D2 tăng gấp đôi
gía trị hằng ngày FDA, trong một
dĩa dọn cho bửa ăn . Ảnh hưởng còn lớn
hơn nữa khi nấm được phơi bày sau khi
thu hái . : các nhà trồng nấm Monterey
tìm thấy số lượng cao đến 4 lần hơn giá trị hằng ngay FDA , chỉ
sau có 5 phút dùng UV .
Dù
rằng chưa có ai đặt vấn đề là ánh sáng
UV công hiệu làm tăng chuyễn hóa ergocalciferol thành sinh tố D2, khảo cứu vẫn tiếp tục để qui định thời gian tốt nhất , trước và sau thu hái
, và
thời gian phơi bày, để tối đa hóa các mức sinh tố D , cũng như để xác
nhận những khám phá sơ khởi . Nấm
cũng bị xám đen nấm khi phơi bày UV , như chúng ta vậy đó
. Trái nấm trắng truyền thống trở thành
màu nâu khi phơi bày , nhưng màu sắc
thay đổi ít hơn khi nấm đen hơn, như nấm
crimini chăng hạn . Ngành công nghệ nấm
Hoa Kỳ dự kiến đem bán cả hai lọai nấm mỡ
chứa nhiều sinh tố D, có lẽ vào mùa thu 2008 .
Đây là một tin tức sốt dẽo tốt đẹp .
Rất nhiều dân Hoa Kỳ không phơi nắng đầy đủ , đặc biệt vào mùa đông để tạo cho
đủ sinh tố D , cho nên phải nên ăn nấm này , bổ sung thiếu thốn. Thế nhưng , rất ít thực phẩm thiên nhiên chứa
sinh tố D ( như lòng đỏ trứng gà , gan ,
cá và dầu gan cá tuyết to đầu – cod,
morue khó nuốt ) và rất ít thực phẩm được FDA chấp thuận tăng cường sinh
tố D ( chỉ có sửa , vài nước cốt trái cây và ngũ cốc ). Làm sao cho đủ D
đặc biệt là một vấn đề khó khăn
cho ai ăn chay , chỉ ăn rau hay cho
những ai không ăn cá , không uống sửa .
Thật thế , trung bình các dân Hoa Kỳ trưởng
thành chỉ tiêu thụ khỏang 60% giá trị
hằng ngày FDA sinh tố D, từ nguồn thức
ăn . Các kẻ phì nộn thường thiếu sinh tố
D, dù họ ăn đầy đủ gía trị hằng ngày ,
vì chất sinh tố dễ hòa tan trong mỡ này,
bị lấy ra khỏi dòng máu tuần
hòan và đắp vào lớp mỡ thân thể . Nhiều cơ quan y tế còn khuyến cáo chúng ta
nên ăn gấp đôi số lượng giá trị hằng
ngày . Vì lẽ, ngòai việc giúp cho xương và răng chúng ta lành mạnh và rắn chắc , càng ngày càng thấy sinh tố D
đóng vai trò quan trọng giảm bớt hiểm
nguy ung thư kết tràng, vú và tuyến tiền liệt, đứt mạch máu nảo , cao huyết
áp , tim tắt nghẹt và tiểu đường . Cần
ăn mỗi ngày 113grs cá , 4 chén sửa hay 10 chén ngũ cốc tăng cường, mới thỏa mãn yêu cần khuyến cáo hằng ngày là
400 IU sinh tố D .
( Ca Li
đầu tháng tư 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét