Lạm bàn về:
Tỉnh Quảng Đông,
tỉnh phía Nam nhất lục địa Trung Quốc,
GDP lớn nhất mọi tỉnh Tàu…
Phần I : Tổng quát
Quảng Đông viết theo Wade-Giles La mã hóa là Kuang-tung , theo truyền thống là Kwangtung , là một Sheng (thành ,
tỉnh ) miền Nam Trung Quốc. Trước đây
theo tiếng Anh là Canton hay
Kwangtung .Đây cũng là tỉnh xa nhất lục
địa phía Nam Trung Quốc , và cũng là vùng thương mãi cả Nam Trung Quốc đa số hướng vào . Quảng Đông có một bờ biển dài hơn bất cứ ở tỉnh Tàu nào , kéo dài
từ Biển Đông ( quốc tế, Tàu gọi
là Nam Hải ) đến Đông Nam và Nam , gồm
luôn các mối nối kết để hai vùng quản trị hành chánh đặc biệt là Hồng
Kông và Ma Cao ( Macau ). Tây giáp
Vùng tự trị Tráng Quảng Tây; Bắc giáp hai tỉnh Hồ Nam và
Giang Tây - Jiangxi ; Đông Bắc giáp Phúc Kiến – Fujian. Thủ phủ là Quảng
Châu- Guangchou, Canton , địa đầu Châu
thổ Sông Châu - Pearl- Zhu River Delta .
Diện tích là 179
800 km2 (76 100 dặm Anh
Vuông), lớn hơn phân nữa Việt Nam đôi chút , chiếm 1.9 % lảnh thổ Trung Quốc. Tọa độ là 23024’ Vĩ tuyến Bắc và 113o30’ Kinh tuyến
Đông , nhưng lại là một trong những tỉnh
phát triễn hơn hết mọi tỉnh Tàu . Năm 1989
ở cấp tỉnh, đã trên Giang Tô –Jiangsu ( đứng hạng hai
) và Sơn Đông- Shandong ( đứng hạng ba ). Nền
kinh tế Quảng Đông năm 2007 , tính theo GDP cũng đã vượt Đài Loan . Năm 2011,
GDP Quảng Đông đạt 5 267 tỉ RMB
( 815 .53 tỉ $ US ) nghĩa là bằng
GDP Hà (Hòa) Lan ( Netherlands- Pays
Bas, Hollande). Nhưng GDP mỗi đầu người
– per capita Quảng Đông , năm 2014
là 63 452 Yuan ( 10 330 $US ) chỉ đứng hạng 8 Trung Quốc, sau Giang Tô, Triết(
Chiết ) Giang - Zhejiang và Liêu Ninh –Liaoning v.v… GDP Quảng Đông, năm 2014 ,là 6 779 tỉ Yuan – RMB ( 1104 tỉ $ US ) .
Tổng số dân, năm 2009,
là 95 .4 triệu người . Năm 2014, lên đến 106 400 000 người ,
là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc , và đông hơn tổng số dân Việt Nam. Quảng Đông đã được chấp nhận là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc tháng giêng
năm 2005. Thống kê chánh thức truyền thống xếp Quảng Đông vào hàng thứ tư về dân số, khỏang 80 triệu người . Tứ Xuyên - Sichuan cũng thường được xem là tỉnh dân số đông nhất
nước Tàu . Nhưng năm 1997 , Tứ Xuyên đã
chia ra làm hai tỉnh là Tứ Xuyên và Trùng
Khánh- Chongqing . Thế nhưng thông
tin mới giải tỏa cho thấy có thêm 30 triệu
dân di cư sinh sống ở Quảng Đông, ít nhất
là 6 tháng một năm. Dân di cư từ các tỉnh
Tàu khác , tục gọi là “ Dân trôi nổi – floating population”
, đến Quảng Đông vì kinh tế tỉnh phồn thịnh và cần có thêm nhiều nhân công . Nếu tỉnh Quảng Đông là một quốc gia độc lập, Quảng Đông
sẽ nằm trong số 20 quốc gia đông
dân nhất thế giới , đông hơn cả hai quốc gia là Pháp , Đức nhập lại hay đông hơn Vương Quốc Anh Thống Nhất - United Kingdom hay đông hơn
cả ba tiểu bang Hoa Kỳ nhập chung ( California, Texas và New York) .
Đa số dân Quảng Đông là tộc dân Hán chiếm 99% tổng số; thứ đến là tộc dân Tráng – Zhuang chiếm
0.7% và tộc dân Yao , chiếm 0.2%. Phương
ngữ -tiếng nói địa phương gồm tiếng Quảng Đông – Cantonese , Hẹ -Hakka ở Huy
Châu – Huizhou, Mỹ Châu – Meizhou, Hà Nguyên – Heyuan , Sào ? Quan – Shao quan và Trương Giang
, Tiều Châu - Teochew ở Triều
Sơn -Chao San , Lễ Châu- Leizhou (là ngôn ngữ
địa phương dân đảo Hải Nam ) Min, Tứ ? Hoa
-Tuhoa , Quan thọai và Tráng .
Theo nghiên cứu
năm 2010, chỉ 7% dân Quảng Đông theo các tôn giáo có tổ chức mà thôi , đông nhất theo Phật giáo 6.2%, tiếp
theo là Tin Lành 0.8% và Cơ Đốc 0.2%.
Khỏang 93% hoặc không theo tôn giáo nào
cả , hoặc liên quan tới các tôn giáo dân gian – folks religion , tỉ như thờ các thần thánh thiên nhiên
và tổ tiên-ông bà hay các giáo
phái phổ thông khác, Đạo ( Lảo Tử , Trang tử .. .)giáo – Taoists và các
nhà thờ Khổng tử .
Phân chia hành chánh
Tỉnh
Quảng Tây chia ra làm 2 thành phố cấp phụ
tỉnh ( sub provincial ) và 19 thành phố cấp Phủ
?( prefectural cities ); 20 thị trấn cấp
quận ( county level), 36 quận 3 quận tự
trị và
51 huyện ( district ) , 1134 thị trấn cấp huyện lỵ ( township level ) ,
4 thị trấn cấp huyện, 7
thị trấn tộc dân cấp huyện lỵ ,
và 436 phụ huyện ( sub distri cts) . Nhắc
lại là thành phố trung ương quản trị như Quảng Châu gọi là tebichi
; thành phố cấp Phủ là Di tế
Trì ?- dijishi, cấp huyện do tỉnh quản
trị là Trì Hạ Khu – Shixiaqu; huyện là
Xian, huyện tự trị là zizhixian và các thị trấn cấp quận là
Trì tế huyện –xianjishi . Trên
phương diện chánh trị Quảng Đông có hệ thống đôi – dual system như phần còn lại của Trung Quốc . Tỉnh trưởng , thống đốc – governor đảm trách
mọi việc hành chánh tỉnh. Tuy
nhiên, Thư ký ( tỉnh ) Đảng Cọng Sản , thường là dân ngòai Quảng Đông, kiểm sóat Thống Đốc . Hồng Kông và Ma Cao
là những vùng quản trị đặc biệt
– special administrative regions , SARs .
Hơn nữa Các Luật Căn Bản
- Basic Laws của cả hai SAR này minh bạch rỏ ràng, cấm các
chánh quyền tỉnh can thiệp vào chánh trị đia phương các SAR này . Thành quả
là nhiều vấn đề của Hồng Kông –
Ma Cao, tỉ như chánh sách biên giới ,
quyền hạn nước nôi đã được giải quyết bằng các thỏa hiệp giữa chánh phủ SAR và
chánh quyền tỉnh Quảng Đông .
Dân số Quảng Đông so sánh với dân số Trung Quốc từ 1982 đến 2013 |
Mức tăng gia dân số các Phủ từ năm 2000 đến 2010
Tên 2000 2010
Qingyuan , Khánh
Nguyên 3 147
679 3 698 394
Shao guan , Sào Quan 2 73122 2 826 612
Heyuan, Hà
Nguyên 2 265 155 2 953 019
Meizhou, Mỹ Châu 3
802 009 4 240
139
Chaozhou, Triều
Châu 2
402 201 2 669
844
Zhaoqing, Triệu Khánh 3 371
417 3 918 085
Yunfu , Vân Phủ 2 152 915 2 360 218
Foshan , Phó? Sơn 5 337 888 7 194 311
Guangzhou , Quảng Châu 9 943 000 12 700 800
Dongguan , Đồng Quan 6 445
700 8 220 237
Huizhou , Huy Châu 3 216 343 4 597 002
Shanwei , Sơn Vệ (Vị
)? 2 453 084 2 935 717
Jieyang, Kiệt Dương 5 237 400 5 877 025
Shantou , Sơn Tú?,
Sơn Đầu ? 4 671 086 5 391 028
Zhanjiang , Trương ?
Giang 6 072 884 6 993 304
Maoming , Mao
Minh 5 239 664 5 817 753
Yangjiang, Dương
Giang 2 170 401 2 421 812
Jiangmen , Giang
Môn 3 950 275
4 448 871
Zhongshan , Trung
Sơn 2 363 542
3 120 884
Zhuhai , Chu Hải 1
235 582 1 560
229
Shenzhen , Thẩm Quyến 7 008 428
10 357 938
Mô hình dân Quảng Đông định cư
2/ 5 dân Quảng Đông sống ở làng xã- thôn ấp , vẫn còn là những đơn vị chức năng căn bản của tỉnh.
Số làng xã lớn nhất, nằm ở các châu thổ phì nhiêu và dọc các sông ngòi. Số thị trấn và
thành phố còn lớn hơn nữa, cũng nằm
trong các châu thổ và các vùng bờ
biển và dọc theo các đường giao thông chánh yếu. Vùng đông dân đô thị nhất là ở châu
thổ sông Châu . Đa số dân gian sinh sống ở thị thành . Đối với Trung Quốc , Quảng Đông là tỉnh tương đối có mức
đô thị hóa cao của Trung Quốc và tập
trung đô thị lớn nhất là ở Quảng Châu . Tuy nhiên , Thẩm Quyến và Sơn Tú là những thành phố lớn chánh yếu
và Phố ? Sơn – Foshan , Sào Quan – Shaoguan , Chu Hải
- Zhuhai và Trương Giang-
Zhanjiang là những đô thị quan trọng.
Quảng Châu và Trương Giang
( ở bán đảo Lệ, Lễ Châu- Leizhou phía Tây Nam ) đã được xem là những thành phố bờ biển“ mở -open” kể từ đầu thập
niên 1980 và đã trở thành trung tâm cho
qui họach kinh tế tương lai tỉnh
nhà. Cùng lúc , Sơn Tú – Shantou
(về bờ biển phía Đông ) và Thẩm Quyến,
Chu Hải ( nằm gần Hông Kông và Ma Cao)
được xếp vào hạng những vùng kinh tế đặc biệt , mỗi vùng có những
ảnh hưởng kinh tế chánh yếu riêng biệt .
Chút ít Lịch sử
Ghi chép lịch sử Quảng Đông khởi đầu từ thời đại Tần - Qin dynasty .
Sau khi thống nhất đế quốc Tàu ,
nhà Tần mở rộng về phía Nam, thiết lập Dinh -Commandery Nam Hải – Nanhai
ở Bàn Dư – Panyu , nay kế cận một
phần đất Quảng Châu . Vùng dinh Nam Hải
trở thành Nam Việt- Nanyue
giữa thời Tần mất nước và thời
vua Vũ - Wu nhà Hán. Triều Hán cai trị Quảng Đông , Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam dưới tên là Bộ (Tỉnh ? ) Giao Chỉ - Jiaozhi , phía Nam Giao Chỉ nhất
là cổng ra vào buôn bán với Tây Phương , xa đến tận Đế Quốc La Mã . Dưới thời Tam Quốc , `` Quảng Đông thành tỉnh Quảng” năm 226 . Theo Sử ký Tư Mã Thiên , Hán Thư , Ngô Việt xuân
thu cùng các nhà bác cổ học Pháp như E. Chavannes, Cl. Madrolle, chúng ta biết được hơn trăm năm
sau Câu T iễn ( 333 trước C N ),
nước Việt ở Chiết Giang , bị quân Sở diệt, từ đó lìa tan xuống Giang Nam , rải rác
theo bờ biển và lục địa như Phúc Kiến ,
Quảng Đông , Quảng Tây , Lĩnh Nam , hổn
hợp với dân địa phương mà thành lập các quốc gia nhỏ hay các bộ lạc. Các bộ lạc nhỏ dần dần bị thôn tính các bộ lạc
linh tinh( Bách Việt ) thu hẹp lại , chỉ
còn 5 nhóm có hình thức quốc gia : Đông Việt ở Ôn Châu , Mân Việt ở Phúc Châu , Nam Việt ở Qủang Châu, Tây – Âu và Lạc Việt ở phía Nam
Quảng Tây và Bắc phần Đông Dương ngày nay. Nhóm Lạc Việt , tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt Nam, là họ Lạc trong Mân Việt - Phúc Kiến
theo đường biển đến duyên hải phương Nam, vào Hải Nam và trung châu sông Nhị ( sông Hồng )
phía Bắc Việt Nam ngày nay . Theo
Nguyễn Thiên Thụ ( Dòng Việt số 7 – 2005 , Nam Ca Li ) thì năm 214, Tần Thủy
Hòang sai Đồ Thư đem quân đánh Bách Việt lúc đó gồm cả Hồ Nam , Quảng Đông , Quảng
Tây. An Dương Vương hàng phục Nhà Tần . Quân Tần chia đất Bách Việt và Âu Lạc
thành 3 quận : Nam Hải ( Quảng Đông ) , Quế Lâm ( Quảng Tây ) , Tượng Quận ( Bắc
Việt ). Năm 111 trước CN, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và
Dương Bộc đánh nước Nam Việt của Triệu
Đà cải tên thành Giao Chỉ bộ , chia thành 9 quận : Nam Hải ( Quảng Đông ) , Thương
Ngô ( Quảng Tây ) , Uất Lâm ( Quảng Tây
) , Hợp Phố ( Quảng Đông ), Châu Nhai (
đảo Hải Nam ), Đảm Nhĩ ( đảo Hải Nam) ,
Giao Chỉ ( Bắc Việt ), Cửu Chân ( Trung Việt ) ,Nhật Nam ( Trung Việt) .
Thời gian trôi chảy,
Quảng Đông dần dần chuyển qua
cai trị của Hán Tàu, khi các tộc
dân trộn lẫn nhau vì thương mãi dọc theo các kênh đào lớn và chuyễn
đột ngột xuyên qua một cuộc di cư
to lớn từ miền Bắc vào những thời kỳ hổn lọan và xâm lăng của các dân du mục, kể từ khi triều Hán mất nước . Chẳng hạn, nội chiến ở miền Bắc Trung Quốc tiếp theo
cuộc nổi lọan của An Lộc Sơn – AnLushan có thành quả là dân số Quảng Châu tăng thêm 75% , các năm
740 – 750 đến các năm 800 – 810. Khi nhiều di cư vào, dân địa phương dần dần đồng hóa văn hóa Hán Tàu hay phải rời bỏ đi nơi
khác . Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ
thứ 12 , có nhiều đàn bà Ba Tư - Persian women sinh sống tại
Quảng Châu ( Canton ) , vài người
ở thế kỷ thứ 10 tỉ như Mỹ Chu – MeiZhu thuộc hậu cung - harem của Hòang đế
Lưu Tràng – Liu Chang và
vào thế kỷ thứ 12 , một số đông đàn bà Ba
Tư sinh sống ở đây, nổi danh đeo
nhiều hàng bông tai – earrings và
hay cải nhau . Vào năm 627 đời Đường,
Quảng Đông cùng với Quảng Tây nhập
lại thành một phần Lĩnh Nam – Lingnan
, Vòng tự trị
Núi Nam – Mountain – South Circuit
. Phần Quảng Đông của Vòng này, năm 971,
triều đại Tống đổi tên thành Quảng Nam
Vòng Đông- guăngnan dõng lù. Quảng
Nam Đông – Guangnan East “ là nguồn
gốc tên Quảng Đông . Khi quân Nguyên- Mông Cổ ,
từ miền Bắc xâm chiếm Trung Quốc
vào thế kỷ thứ 13 , triều đại Nam Tống rút lui về phía Nam, cuối cùng vào
Quảng Đông ngày nay . Trận Chiến Diên Môn ? - Yamen , năm 1279 ở Quảng Đông chấm dứt triều đại Nam Tống ( 960- 1279 ).
Trong đời Nguyên - Mông Cổ, nhiều phần đất
Quảng Đông thuộc về tỉnh Giang Tây – Jiangxi . Triều đại Minh đặt
ra tên tỉnh Quảng Đông, lần đầu tiên .
Kể từ thế kỷ thứ 16 , Quảng Đông đã buôn bán rộng rải với phần thế giới còn lại . Các thương gia Âu Châu đến từ miền Bắc ngang qua eo biển Malacca
Straits và Biển Đông ( Nam Hải Tàu ), đặc biệt là dân Bồ Đào Nha và dân Anh
Quốc hầu hết ngang qua Quảng Châu. Ma Cao ( Macau ) ở phía Nam bờ biển Quảng Đông
là nơi dân Âu Châu định cư đầu tiên ở Tàu, năm 1557. Vào thế kỷ thứ 19, thuốc phiện bán qua Quảng Châu đã khơi mào Cuộc Chiến tranh Nha Phiến lần thứ nhất , tạo
thành một thời đại ngọai quốc xâm
lăng và can thiệp vào Trung Quốc . Cọng thêm với Ma Cao, lúc đó là thuộc địa Bồ Đào Nha , Hồng Kông
được nhượng cho Anh Quốc và Quảng
Châu Loan ( một vùng thị trấn Trương giang – Zhanjiang ngày
nay ) cho Pháp.
Quảng Đông cũng
là một cảng ra đi của lao động Tàu sang Đông Nam Á và Tây phương, vào cuối thế kỷ thứ 19 , tỉ
như Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Thành quả là
nhiều cộng đồng Tàu có nguồn gốc Quảng
Đông . Tiếng Quảng Đông – Cantonese
theo sĩ số Hoa Kiều được nói nhiều hơn là ngôn ngữ lục địa khác . Cho nên nhiều từ ngữ Tàu quan thọai nguồn gốc ngọai quốc đến bằng nguồn gốc tiếng Quảng Đông. Tỉ dụ từ Ninh Mông – Ning meng có nghĩa là chanh vàng – lemon đến từ
tiếng Quảng Đông , mà tên chữ Hán đọc ra là
lìng mung. Ở Hoa Kỳ , rất
nhiều Hoa Kiều là con cháu dân di cư từ thị trấn
Đại Sơn- Taishan ( tiếng Quảng Đông là Toisan) , nói một thứ tiếng địa phương
liên quan đến tiếng Quảng Đông ,
gọi là tiếng Đại San- Taishannese
hay Toishanese .
Vào thập niên 1850
, Cuộc Nổi Lọan Thái Bình Thiên Quốc-
Taiping Rebellion mà lãnh tụ Hồng Tú Tòan -Hong xiu Quan, sinh quán Quảng Đông và nhận được một bản văn đả kích từ một
mục sư Tin Lành ở Quảng Đông , trở thành một cuộc nội chiến lớn ở Miền Nam Tàu . Nhờ tiếp xúc trực tiếp với Tây Phương , Quảng Đông biến thành một trung tâm
chống Mãn Thanh và các họat động
chống đế quốc . Lảnh tụ thường được xem là cha đẻ của Trung Quốc cận
đại Tôn Dật tiên- Sun Yat Sen, cũng là dân Quảng Đông. Trong thuở đầu thập
niên 1920 của nền Cộng Hòa Trung Quốc,
Quảng Đông là nơi xuất phát
Quốc Dân Đảng – Kuomintang ( KMT ) sửa sọan Bắc Tiến, trong cố gắng kéo các tướng quân - warlords Tàu về dưới quyền chánh phủ Trung Ương . Viện
Quân sự Hòang Phố - Whampoa Military Academy được thành lập gần Quảng Châu , để đào tạo
các chỉ huy quân đội.
Những năm gần đây ,
tỉnh phát triễn kinh tế cực kỳ mau lẹ, phần
lớn nhờ những buôn bán gần gủi Hồng Kông , cũng có
biên giới với Quảng Đông . Như đã
nói, nay Quảng Đông có GDP cao nhất Trung Quốc . Năm 1952, một khu vực nhỏ bờ biển Quảng Đông được trao cho Quảng Tây để Quảng Tây
có đường ra biển . Năm 1955 , khu
vực hòan lại cho Quảng Đông, nhưng lại trả lui cho Quảng Tây năm 1965 .
Đảo Hải Nam , nguyên thủy thuộc
Quảng Đông, năm 1988 đã trở
thành một tỉnh riêng biệt .
Chút ít Địa lý
Địa hình và các thành phố, thị trấn quanh Sông Châu
Quảng Đông đối diện Biển Đông ( Nam Hải ) về
phía Nam . Bờ biển dài dến 4300km (2700 dặm Anh) . Bán đảo
Lễ Châu -Leizhou nằm về phần
cuối Tây Bắc tỉnh . Có vài hỏa diệm sơn
đã tắt ở bán đảo Lễ Châu. Châu thổ sông Châu
là nơi đồng quy của ba sông thượng
nguồn : Sông Đông – East River , Sông
Bắc – North River và Sông Tây -
West River. Châu thổ đầy rẫy hàng trăm đảo nhỏ .
Vài rặng núi tên chung là Núi –
Nam, Nam Lĩnh – Nan Ling ( Nan Mountains
), làm tỉnh chia rời phía Bắc Trung Quốc. Đỉnh cao nhất tỉnh là Shikengkong- Tây Kiễn Khổng ? cao 1902
m trên mức mặt biển.
Quảng Đông giáp tỉnh Phúc Kiến-
Fujian về phía Đông Bắc , Giang Tây- Jiangxi và Hồ Nam – Hu nan về phía Bắc , vùng
tự trị Quảng Tây về phía Tây các vùng hành
chánh đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao về phía Nam . Ngoài khơi là tỉnh Hải Nam - hainan ngang qua bán đảo Leizhou. Các đảo
Kim môn- Mã tổ - Pratas Islands ? , trước đây là một phần đất Quảng Đông nay do Cộng Hòa Trung Quốc Đài Loan quản trị .
Các thành phố- thị trấn quanh
sông Châu gồm có : Đồng Quan –
Dongguan , Phó ? Sơn – Foshan,
Quảng Châu , Huy Châu- Hui
Zhou , Giang Môn- Jiangmen
, Thẩm Quyến - Shenzen , Song ?
Đức Shunde, Đại Sơn ,
Trung Sơn- Zhongshan , và Chu Hải - Zhu hai . Các thành phố khác trong tỉnh là Triều
Châu – Chaozhou , Thanh Hải-
Chenghai, Nam Hải -Nanhai, Sơn
Tú – Shantou , Sào ? Quan - Shaoquan , Trương Giang – zhanjiang gần
Quảng Châu Loan thuộc Đông Pháp trước
các năm 1945- 54 , Chiêu Kinh – Zhaoqing, Dương Giang – Yangjiang và Vân Phủ
-Yunfu .
Ban đêm ở Thành phố Quảng Châu trên sông Châu Giang |
Khí hậu
Khí
hậu Quảng Đông là nhóm phụ nhiệt đới ẩm ướt , dù cực Nam Quảng Đông gần
khí hậu nhiệt đới hơn . Mùa đông
ngắn ngủi , ôn hòa , dễ chịu và tương đối khô hạn . Mùa hè dài , nóng nực và rất ẩm ướt . Nhiệt độ trung bình ở Quảng Châu cao nhất vào tháng giêng là 18 độ C (
64 độ F) , vào tháng 7 là 33 độ C
( 91 độ F ) dù rằng ẩm độ làm cho có cảm tưởng là mùa hè nóng nực hơn . Ít khi có đông gía ở bờ biển , nhưng có thể có vài ngày đông gía lạnh ở mùa đông nội địa .
Hơn phân nữa tổng lượng mưa rơi xuống Quảng Đông từ tháng 6 đến tháng 8. Tháng 7
đến tháng 9 làm ra mùa
bảo tố -typhoons - tropical
cyclones chánh yếu, thường
kèm theo mưa lớn và tàn phá lan
tràn. Lượng mưa hàng năm là 1500 – 2000mm ( 60- 80 ngón Anh ) , giảm dần từ bờ biển đến Tây Bắc , nhưng lại tăng thêm với cao độ và mức
phô bày trước gió mùa mùa hè
.
Sông ngòi
Quan trọng nhất
là sông Châu- Pearl river . Châu thổ sông Châu có diện tích là 7500 km2 ( 2900 dặm Anh vuông), đặc điểm là các đồi khối sót địa di – hilly outliers và một lọat kênh đào chằng chịt cùng một số phụ lưu, tổng cọng chiều dài lên đến 2400 km ( 1500 dặm Anh ) . Châu thổ là nơi đồng
quy của 3 sông chánh hệ thống sông Tây – Xi River: các sông Tây( West ) , sông Bắc
và sông Đông. Ngay cả sông Châu chảy về Nam
từ Quảng Châu , nhận sông
Đông và
đổ về cửa hình tam giác có Macao ( phía Tây và Hồng Kông phía Đông làm cửa sông. Hòan tòan do mưa đưa tới, các sông này thay đổi lớn theo mùa và chúng nhận
nhiều nước đến nổi lưu lượng hệ thống
sông Tây cao một
cách lạ thường , hơn lưu lượng sông Hòang Hồ - Yellow River đến sáu lần rưỡi, dù lưu vực
sông Tây chỉ bằng phân nữa Hòang Hồ. Tổng cọng Quảng Đông đếm được 1300 sông lớn, nhỏ . Sông Hán
là sông quan trọng nhất , ngòai
hệ thống sông Châu . Các sông quan trọng khác
và các đất thấp nằm về phía Tây Nam tỉnh . Phía giữa và phía cuối
các sông đã bị ô nhiễm trầm trọng kể từ
thập niên 1990, vì số lượng to lớn các phế thải không được chửa trị sạch và nước phế thải đổ vào chúng từ các vùng
đô thị hóa và công nghệ hóa mau lẹ
.
Đất đai
Đất đai Quảng Đông , nói tổng qúat khá nghèo nàn vì nhiệt độ cao và mưa nhiều. Thành quả là hiện tượng podzolhóa ( trôi rửa phì
nhiêu ), và ngâm chiết – leaching. Hầu
như tòan thể Tây Quảng Đông đều do đất
đỏ red soils bao phủ , trong khi phần tỉnh còn lại là một lẫn lộn giữa các đất đỏ già hay trẻ, thường đã bị podzol hóa cao rồi . Ở phần Quảng Đông nóng nực và ẩm ướt đất đá ong – latêrit là thường
xuyên. Giống y hệt đất đỏ, chúng không kháng cự lại xói mòn và cần nhiều phân bón mới trồng trọt
được . Đất vàng – yellow soils tìm thấy
ở những nơi ẩm thấp và lạnh lẻo
nhất tỉnh ; xảy ra ở những túi bọc nhỏ đất
bằng phẳng, khi không thoát thủy được tốt đẹp. Phân phối giới hạn hơn nhưng quan trọng về mặt kinh tế là các đất phù sa trầm tích trên các thung lũng sông và châu thổ
. Thành qủa của trồng
lúa nước là các đất phù sa phát triễn ra
những dạng hình đặc thù, mà dạng đáng ngạc
nhiên nhất , là những tầng cứng rắn sắt
-iron ( các tầng không thấm nước gồm phần lớn là sét ) ở vùng thủy
cấp lên xuống .
Đời sống thực vật và động vật
Ẩm độ cao, nhiệt độ
cao hay khá cao , và địa hình đa dạng hổ trợ
một tăng trưởng thực vật um tùm
và đa dạng. Các rừng lá rộng vạn niên
thanh ( luôn luôn xanh )- evergreen là một
lẫn lộn các cây lọai thông và lọai
rụng lá, nguyên thủy bao phủ phần lớn đất đai , trong khi một lọai
thực vật nhiệt đới hơn chủ
trì tại bờ biển Nam. Ngọai trừ các vùng núi non xa xôi, đa số thực vật thiên nhiên này đã bị
lửa rừng và dùng cây mộc hay lùm
bụi làm nhiên liệu, thành những băng giải.
Tình trạng này cùng trồng trọt không ngừng từ mấy ngàn năm , làm ra
những rừng thiên nhiên thứ cấp gổ cứng và thông mộc tặc – horsetail pine. Trên những đồi bị xoi mòn nặng nề hơn, cỏ hòa bản kém cỏi hơn và
dương xĩ – fern đã chiếm cứ .
Các bụi tre , bề cao và bề rộng thay đổi
nhiều lan tràn , đặc biệt ở các
thung lũng sông ẩm ướt . Rừng sản xuất mạnh
mẽ và ít bị tàn phá là ở các vùng núi
non . Vài lòai cây đáng kể như long nảo-
camphor đã được sùng kính
và bảo vệ từ nhiều thế kỷ và tìm thấy
gần các đất đai trồng trọt . Kể từ
năm 1949, những chương trình
khối lượng trồng lại rừng đã được
thực thi . Tại các vùng đất cao, nơi các
lòai thông và lòai lá rụng cùng mọc tốt,
các rừng là rộng luôn luôn xanh đặc điểm là gỗ sồi nhiệt đới- tropical oaks ? , sồi làm tannin và sồi hạt dẽ - chestnut
oaks ( còn có tên là Chinquapins) .
Lòai thông có giá trị kinh tế cao gồm
có thông mộc tặc , linh sam tàu –
Chinese fir và độc cần tàu –
Chinese hemlock. Vài lòai tùng –
cypress và thông này rất ít người ngòai Trung Quốc biết đến . Rừng rậm – rainforests đích thật là rừng nhiệt đới gió mùa, xuất hiện thường xuyên ở miền Nam Quảng
Đông .
Trong số những động vật có vú tìm thấy ở Quảng
Đông là nhiều lọai dơi nhiệt đới , sóc,
chuột nhắt và chuột cống, chuột đồng.
các động vật ăn sâu bọ - insectivores thường
chứa nhiều lọai hơn là ở các tỉnh khác và động vật ăn thịt- carnivores đáng kể ra là
cầy giông ( cho xạ hương ) -civet cat và rái cá
vuốt nhỏ - small –clawed otters.
Chim hoang –wildfowl, công
, trĩ bạc – silver pheasants cũng rất thường . Bò sát Quảng Đông gồm một
số lòai rắn hổ - pit viper kể cả rắn hổ tàu to lớn và nọc chết người và rắn hổ tre, cũng như trăn không có nọc độc – nonpoisonous pythons , có khi dài đến hơn 6m ( 20 bộ Anh ) . Cũng
tìm thấy rất nhiều lòai côn trùng tỉ như dế,
bướm , chuồn chuồn , châu chấu
, ve sầu và sâu róm - beetles
. Nhóm lưỡng cư gồm có
các động vật đào hang dưới đất và nhiều lọai ếch nhái , cóc. Cọp ( hổ ),
tây ngu, báo – beo, chó sói , gấu và chồn,
trước đây lảng vảng khắp đồi núi Quảng Đông , nay đã
bị giết nhiều vì nạn lữa cháy rừng
, tàn phá đốn rừng và săn bắt,
khiến chúng gần như tuyệt tích . Ở rừng nhiệt đới gió mùa , một số động vật sống
trên cây cối, nhiều lòai vẫn sống sót . Thêm vào đó , vài tá vùng bảo tồn thiên nhiên đã được thiết lập để làm nơi trú ẩn cho các lòai bị hiểm nguy .
Phần II: Phát triển Quảng Đông
Kinh tế Quảng Đông
đủ lớn để xếp ngang hàng nhiều quốc gia
. Năm 2014 , Sản phẩm Nội địa Ròng – Gross Domestic Product , GDP
là khỏang 1 104. 75 tỉ $ US , và đứng đầu Trung Quốc về GDP kể từ năm 1989 . Quảng Đông chiếm 10.66 %
của 10.36 ngàn tỉ $ US của Trung
Quốc. GDP Quảng Đông đã lớn hơn GDP của Inđônêxia, đứng hàng thứ
16 về Sức Mua Tương Đương- Purchasing Power Parity . Tính theo
đô la Mỹ , GDP Quảng Đông chỉ đứng sau
5 nước -tiểu bang - thành phố ,
theo cách xếp hạng thế giới là : Anh
Quốc , California , Texas , New York và Tokyo . Ngang
hàng GDP của Đại vùng đô thị - metropolitan
area TP Los Angeles . Mức tiến
triễn GDP của Quảng Đông như sau : năm 1980 là 24 521 triệu Yuan - RMB; năm 1985 là 55 305 triệu
; năm 1990 là 140 184 ; năm 1995 là 538 132 ; năm
2000 là 966 223 ; năm 2008 là 3
570 000 ; năm 2009 là 3 908 000 ; 2010 là 5 596 000 triệu gấp hơn 20
lần 30 năm trước.
Sau
cuộc Cách Mạng Cọng Sản và mãi cho đến
lúc khởi đầu các cải cách của Đặng Tiểu
Bình năm 1978 , Quảng Đông là một nền kinh tế lạc hậu , dù cho một nền kinh tế ngầm , căn bản dịch vụ lớn luôn luôn hiện diện . Các chánh
sách phát triễn kinh tế đã khuyến khích phát triễn công ( kỷ ) nghệ các
tỉnh nội địa Trung Quốc , nối kết yếu kém Quảng Đông qua hệ thống chuyên chở. Chánh sách tự túc của Chánh phủ
làm cho vị trí Quảng Đông tiến ra các
đại dương không thích nghi. Chánh sách Đặng
Tiểu Bình mở cửa thay đổi
hòan tòan nền kinh tế Quảng Đông
, nhờ lợi dụng ưu điểm tỉnh có đường ra các đại dương, gần Hông Kông và các nối kết lịch sử với Hoa
Kiều . Thêm vào đó mãi cho đến thập
niên 1990, khi hệ thống thuế khóa
Tàu được cải cách , Quảng Đông thừa hưởng
tỉ xuất thuế tương đối thấp chánh phủ
trung ương thiết đặt ,vì Quảng Đông lúc đó thuộc vào lọai tình trạng lạc hậu kinh tế sau Giải Phóng .
Mức phồn thịnh kinh tế Quang Đông bắt đầu
các năm đầu thập niên 1990 và kể
từ đó lan rộng qua các tỉnh lân cận ,
khiến cho họ lôi cuốn dân số tỉnh vào bên trong , nội địa. Tăng trưởng kinh tế Quảng Đông
tùy thuộc lớn vào chế tạo giá trị cộng thêm thấp , là đặc điểm ( hiện vẫn
còn định nghĩa phát triễn theo
nhiều phương hướng) nền
kinh tế tỉnh tiếp theo các cải cách Đặng Tiểu Bình . Quảng
Đông không chỉ là tỉnh xuất khẩu hàng
hóa lớn nhất Trung Quốc mà còn là nơi nhập
khẩu lớn nhất nước .
GDP Q1 và tỷ số GDP phát triển trong 31 vùng tỉnh Trung Quốc 2015 |
Ngày nay , Quảng
Đông là một trong những tỉnh giàu nhất
quốc gia , có nhiều tỷ phú nhất lục địa
Trung Quốc , và như đã nói trên là tỉnh
có GDP cao nhất Trung Quốc , dù rằng tăng trưởng lương bổng
chỉ mới bắt đầu tăng thêm , nhờ có
một dòng lao động di cư lớn đến từ
các tỉnh khác . Năm 2011, GDP danh nghĩa tập hợp đạt 5.3 ngàn tỉ RMB ( 830.60 tỉ $US) và GDP mỗi đầu người là 47
689 RMB , gần 7000 $US . Nhắc lại là GDP mỗi đầu người TP Sài Gòn lớn nhất mọi
tỉnh - TP Việt Nam, năm 2011 chỉ mới khỏang
3360 $ US. , và cuối năm 2013 là 4500
$US . Đến cuối năm 2015, chánh quyền tỉnh Quảng Đông hy vọng là công nghệ dịch
vụ sẽ chiếm hơn 50% GDP tòan tỉnh và chế tạo cao kỷ sẽ đạt 20% GDP. Năm 2009, công nghệ sơ cấp Quảng Đông trị giá là 201 tỉ yuan , thứ cấp 1.93 ngàn tỉ , và tam cấp 1.78 ngàn tỉ . Năm đó , GDP mỗi đầu người là 40 748 yuan ( chừng 5 965 $US ). Quảng Đông
góp phần chừng 13% tổng sản xuất
quốc gia Tàu . Nay , Quảng Đông có 3 trong 6 Vùng Kinh tế Đặc Biệt của Trung Quốc là : Thẩm Quyến – Shenyen
, Sơn Tú-
Shantou và Chu Hải -
Zhuhai. Tuy nhiên , giàu có-
phồn thịnh Quảng Đông vẫn luôn luôn tập trung
gần Châu thổ sông Châu. Năm 2008,
thương mãi quốc ngọai cũng đã
tăng thêm 7.8% so vớ inăm 2007. Và cũng lớn nhất
Trung Quốc . Tính theo con số ,
thương mãi quốc ngọai Quảng Đông lên đến 638 tỉ $US , nghĩa là trên 25% tổng
số thương mãi quốc ngọai của Trung Quốc là 2.5 ngàn tỉ $ US .
Nông nghiệp
Từ nhiều thế kỷ qua , nông nghiệp là nền tảng kinh tế Quảng Đông . Nhưng tỉ xuất nông nghiệp tỉnh giảm dần
kể từ thập niên 1980. Một phần vì đô thị hóa mau lẹ, kể từ
cuối thập niên 1980, đã chiếm nhiều đất đai trồng trọt, nhất là
quanh các thị trấn chánh . Và thêm vào
đó , giá trị tương đối của hàng hóa chế tạo công nghệ tỉnh đã tăng lên cao kịch tính ngạc nhiên, từ thập niên 1980.
Lúa gạo là
cây trồng chánh . Vì chỉ có 1/5 đất đai là canh tác được, bắt buộc nông nghiệp phải thâm canh triệt để và đất gieo trồng giới hạn
phần nào được bù chì lại nhờ làm nhiều mùa liên tiếp trên cùng mỗi thửa
một năm. Tiến bộ về tưới tiêu và kiểm
sóat lụt lội làm kiểm sóat nước nôi đồng ruộng làm được trên tất cả
ruộng vườn , nên sản xuất năng xuất
luá gạo rất cao. Canh tác và tưới tiêu mỗi ngày mỗi cơ giới
hóa thêm , và đặc biệt ruộng vườn bón
nhiều phân bón hóa học.
Hai mùa lúa một năm trên mọi đất canh tác và ở châu thổ sông
Châu thường là 3 mùa một năm . Thế cho nên, mặc dù năng
xuất trung bình hoa màu - lúa gạo thấp hơn trung bình Tàu , năng xuất hàng năm lại lớn hơn. Dù
ngũ cốc làm thực phẩm chiếm
gần hết diện tích trồng trọt,
các mùa màng công nghệ và cây
trái được trồng trên các đất đai không trồng ngũ cốc , cũng quan
trọng cho Trung Quốc . Quảng Đông sản xuất
gần như phần lớn sản xuất mía ở Tàu.
Tại phần Quảng Đông nhiệt đới ,một
số cây công nghiệp trồng thành công gồm
cây cao su, sợi sisal , dầu cọ - palm oil , sợi gai dầu- hemp , cà phê,
và tiêu đen . Các sản phẩm nông
nghiệp truyền thống khác là khoai lang , đậu phụng ( lạc ), và
trà ( chè ). Hơn 300 lọai trái
cây đ+ợc vun trồng , đáng kể ra nhất là
cây có múi ( cam quýt – citrus )
vãi ( lệ chi ), thom dứa , và chuối
.
Quảng Đông, nhờ bờ biển dài, sản xuất 1/5 tổng số cá Trung Quốc. Sản xuất cá có khi chiếm đến 1/3 lợi tức
của vài địa phương . Cá đánh bắt ở nhiều ngư cảng Quảng Đông, gồm hơn 400 lọai cá nước mặn là cá ngạn vàng –
yellow croaker, cá trích
trắng – white herring, cá thu –
mackerel , cá chuổi vàng – golden
thread và cá chim – pomfret …
Nuôi cá trong ao hồ hay dọc theo
các bờ sông và bơ, biển rất thịnh vượng .
Công nghệ
Vào những năm đầu giữa thế kỷ thứ 20 ,
Quảng Đông trải qua kinh nghiệm một tăng trưởng cận đại khi Quảng Châu phát triễn thành một trung tâm công nghệ ,
thương mãi và chuyên chở . Nhưng vì
nghèo nàn các trầm tích sắt nên
ít ai chú ý tới Quảng Đông trong Kế họach Ngũ Niên Thứ Nhất ( 1953- 57
). Khám phá ra các khóang chất khác đề
xướng phát triễn vài công nghệ nặng gồm cả kim lọai, và biến chế hóa chất dầu lữa, chế tạo
máy móc và đóng và sửa chửa tàu thủy . Đa số
công nghệ này vẫn còn tập trung
Quảng Châu .
Dự trữ than
đá và các trầm tích măn gan , phần lớn có vị trí ở miền Bắc
và Đông Bắc tỉnh gần Sào Quan -
Shaoguan và Mỹ Châu- Meizhou
, dù một vài than đá
hạng thấp hơn cũng tìm thấy ở Bán đảo Leizhou. Các trầm tích
diệp thạch chứa dầu- oil shale cũng được khám phá gần Mao Minh – Maoming , ngay phía Bắc bán đảo. Tungsten
thường liên kết với bismuth , molybdenum và các trầm tích thiếc , cũng được khai thác gần biên giới Giang Tây – jiang
xi , nơi đây cũng tìm ra uranium. Tỉnh có các dự trữ
germanium và tellurium và cũng có
vài mỏ chì và antimony .
Công nghệ nhẹ luôn luôn
đáng kể trong tỉnh . Ngòai thủ
công ra , công nghệ nhẹ , đặc biệt là biến
chế thực phẩm và chế tạo tơ sợi chiếm một lảnh cực lớn công nghệ sản xuất. Sau khi 3 vùng kinh tế đặc biệt đầu tiên Trung Quốc được thiết lập ở Quảng
Đông vào đầu thập niên 1980, sản xuất
công nghệ nhẹ tăng trưởng phi thường ,đặc biệt ngành áo quần, giày dép và nước ngọt . Tuy
nhiên, vào đầu thế kỷ
thứ 21 , tỉ xuất giá trị công nghệ nhẹ
giảm xuống kịch tính trong nền
kinh tế tỉnh, so với
những lảnh vực công nghệ phát triễn mau lẹ , đáng nêu lên là ngành điện tử và kỷ thuật thông tin. Các chế tạo chánh yếu khác gồm có
ô tô và mô tô, máy móc điện , hóa học dầu lữa , vật liệu xây xất , giấy và dược phẩm . Đa số
các công nghệ này nhắm về xuất khẩu
, đáng nêu lên là của những xưởng thiết
lập trong 3 vùng kinh tế đặc biệt.
Những con số chính của Quảng Đông |
Danh sách các vùng phát triển kinh tế và kỹ thuật Quảng Đông ngày nay
- Vùng Mới
Quốc gia va Phát triển
Công nghệ Cao Kỷ Phố Sơn- Foshan
- Quận ( district ) Phát triễn Quảng Châu
- Vùng biến chế xuất khẩu Quảng Châu
- Vùng Thương
mãi Tự do Quảng Châu
- Vùng phát triễn kinh tế và kỷ thuật Nam Sa – nansha, Quảng Châu
- Vùng Nghĩ Dưỡng
– Resort ( Quan điểm Tàu ) khu du lịch
Hồ nam – Nanhu , Quảng Châu
- Vùng Mới và Phát triễn Cao Kỷ Quảng Châu
- Vùng phát triễn kỷ thuật và
kinh tế Huy Châu – Huizhou Đại Diên Văn- Dayawan
- Vùng phát triễn Cao Kỷ
Huy Châu - Trung Khải –
Zhongkai
- Vùng Thương mãi Tự
do Nam Sa - Nansha
- Vùng Thương mãi Tự do Sơn Tú – Shantou
- Vùng Thương mãi Tự
do Sa Tú Giao ? – shatoujiao
- Vùng chế
biến xuất khẩu Thẩm Quyến
- Công viên Công nghệ
Cao kỷ Thẩm Quyến
- Vùng Thương mãi Tự
do Diên Thiên ? - Yantian
- Vùng Phát triễn kinh tế kỷ thuật ( quan điểm Tàu ) Trương
Giang – Zhanjiang
- Vùng phát triễn quốc gia
công nghệ cao kỷ Chu Hải
–Zhuhai
- Vùng Thương mãi Tự
do Chu Hải
- Vùng phát triễn
công nghệ cao kỷ Đuốc- Torch Trung
Sơn – Zhongshan
Nhắc
lại là năm 2006; Sài Gòn có hai công viên
cao kỷ là Công viên Phần mềm –
Software Quang Trung và công viên Cao kỷ SHTP , 3 khu chế xuất – export processing zones và 12 công viên công nghệ ; năm 1995 Hà Nội đã có 9 khu tập trung công nghệ : Minh Khai,
Vĩnh Tuy, Thượng Đình , Đông Anh , Cầu Diễn- Nghĩa Đô , Gia Lâm – Yên Viên
, Trương Định -Đuôi Cá , Văn Điễn – Pháp Vân , Chèm , Cầu Bươu
và các khu chế xuất và khu tập
trung kỷ nghệ cao : khu chế xuất Sóc
Sơn, khu công nghiệp tập trung Sài Đồng –Gia Lâm, khu công nghiệp
tập trung Đông Anh và Phía Nam Cầu Thăng Long …
Giao thông
Hệ thống sông
Châu nối kết các vùng Quảng Đông khác
nhau về kinh tế và văn hóa. Thêm vào
đó, một số đường tàu thủy chuyên chở bờ biển hay Quốc tế nối liền
hơn 100 hải cảng nhỏ lớn tỉnh . Các hải cảng lớn gồm luôn cả hải cảng của Quảng Châu là Hòang
phố - Huangpu, Trương Giang-
Zhanjiang và Sơn Tú ( Đầu ? ) - Shantou đều có tầm quan trọng quốc gia . Chuyên chở
đường thủy chiếm đến 2/5 tổng
số hàng hóa Quảng Đông , các
đường thủy luôn luôn được duy trì
nhờ đào vét , mở rộng và làm sạch dòng .
Trên đường phố Thâm Quyến |
Liên lạc với các tỉnh
khác tùy thuộc chánh vào đường bộ. Quảng
Đông đã kiến thiết ra một trong những mạng
lưới xa lộ tốt đẹp nhất Trung Quốc, chạy dọc
theo các thung lũng sông. Cả xa lộ lẫn đường xe lữa liên tỉnh, thường chạy theo hướng Bắc Nam.
Đường xe lữa khẩn thiết Bắc Bình - Quảng Châu
có hai cặp đường rầy
vào thập niên 1960. Giữa năm
1990, một đường xe lữa chánh Bắc Nam từ Bắc
Bình đến Kowloon ( Jiu Long ) tại Hồng
Kông được khánh thành . Ưu tiên thấp bé đặt cho hướng
Đông Tây là thiếu đường
xe lữa chạy song song sông
Tây- xi River và sự kiện là đường Quảng Châu - Trương Giang chỉ mở chạy năm 1963 . Tuy nhiên,
đường này nối với một
đường khác hòan tất năm 1956 chạy theo hướng Tây Bắc
đến Lý Đường - li tang ở Quảng Tây,
nối tỉnh bằng đường rầy với tỉnh
kế cận phía tây . Một đường xe lữa mới nối Quảng Châu với Sơn Tú
ngang qua Mỹ Châu ( phía Bắc Sơn Tú )
được khánh thành giữa thập niên
1990 và
kéo dài phía Đông đến tỉnh Phúc Kiến năm 2000.
Cọng thêm là một số xa lộ cao tốc
đã xây cất để nối các thành phố lớn Quảng Đông
và Hồng Kông , Ma Cao với các tỉnh láng giềng , ngọai trừ tỉnh đảo Hải Nam.
Quảng Đông cung cấp
một nối kết thiết yếu cho các đường hàng không
dân sự nội địa và quốc tế. Dịch
vụ máy bay nối tỉnh với nhiều thành phố quốc tế. Để giải quyết chuyễn vận máy bay mỗi ngày mỗi
gia tăng , phi trường Bái ( Bạch ? ) Vân Quảng
Châu đã được mở rộng và cận đại hóa thêm .
Những đặc điểm khác của Quảng Đông
Địa điểm du lịch
đáng kể Quảng Đông là Núi Đan hạ - Danxia, Việt Xi’u ? – Yuexiu ở Quảng Châu , Hồ Sao – Star Lake và Vách
đá cheo leo Bảy Sao- Seen Star Crags, núi Đình Hồ - Dinghu , công viên kỷ niệm Tôn Văn- Sun Yat-sen ở Trung Sơn – Zhongshan.
Nhà lưu niệm Tôn Trung Sơn |
Tổng quát , bệnh viện , nhà thương tư và rất nhiều trạm y tế , kể luôn cả các trung tâm hộ sinh đều có tại mức địa phương . Các bệnh viện trang bị và nhân viên
tốt hơn được duy trì tại mức quận huyện
và tỉnh . Giáo dục y tế đã được mở mang thêm nhiều và gồm luôn cả một Viện Đại học Đông Y Tàu . ( tỉ như châm cứu và thuốc cây cỏ ). Nhiều lớp huấn luyện y khoa thời gian ngắn hạn được tổ chức cho
các nhân viên y tế biệt phái về
nông thôn . Phát triễn các dịch vụ y khoa , song
song với cải thiện tổng quát về giáo dục vệ sinh và y tế đã thành công lọai bỏ nhiều lọai bệnh thường thấy trước đây như sốt rét – malaria, sán máng –
schistosomiasis và giun chỉ-
filariasis .
Về giáo dục đáng
lưu ý là tỉnh quan tâm đến giáo dục các tộc dân thiểu số . Các trường
tân lập gồm luôn một đại học quốc gia tộc
dân ( thiểu số ) đã được thiếp lập tại
các cộng đồng thiểu số . Vài tá tổ chức
cao học nằm ở nhiều thị trấn khác nhau
trong tỉnh , đặc biệt ở Quảng Châu gồm có Viện Đại Học Tôn Dật Tiên ( thiết lập năm 1924 ), Viện KỹThuật Nam Trung Quốc ( 1952 ) và Viện Đông Y Tàu Quảng Châu ( 1956 ) …
…
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa kỳ
ngày 17 tháng 10 năm 2015 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét