Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Trung Quốc

    Cố hiểu biết thêm Trung Quốc, thay vì bị tuyên truyền mờ mắt ? :

                               Thử Tìm Kiếm Một Trung Quốc Thật Sự

                                                               G S Tôn Thất Trình




                Tuần này đầu tháng 11 năm 2013, đại hội Đảng Cọng Sản Trung Quốc họp phiên thứ ba bàn cải Chánh sách Đảng những năm sắp tới, sau khi Tập Cận Bình-Xi Jin Ping và thủ tướng Lý Kế Quang, Lý Khắc Tường- Li Ke Quiang,   kế vị Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ( sau khi loại  nhóm kình địch Bạc Hy Lai –Bo Xi Lai và vợ Cốc Khai Lai – Gu Kai Lai muốn trở lại vài giáo điều chủ nghĩa Mao Trạch Đông ?) ,  không rỏ có thay đổi gì về chách sách đối ngọai ( liên quan tới Việt Nam , Hoa Kỳ, Nhật Bổn và Nga Putin… không ? ) cũng như chánh sách phát triễn nội  địa trong đó có chánh sách “hộ khẩu” Việt Nam bắt chước phổ cập sau năm 1975 , hậu quả ở Trung Quốc là “ngăn ngừa” “ nông dân di cư lên các vùng đô thị - thị trấn mới , nhiều tiện nghi hơn v.v… Sau 4 ngày bàn cải, ngày thứ ba 12 tháng 11 năm 2013,  các nhà lảnh đạo Trung Quốc đã xác nhận, tán thành mạnh mẽ  các công ty tư nhân như thể là “ một  thành phần quan trọng”  ở nền kinh tế quốc gia Tàu , nhưng cũng nói là các công nghệ quốc gia vẫn là  cốt lõi trung tâm kinh tế Trung Quốc (theo tin của Thông Tấn Hoa Kỳ -Associated Press ở báo LA Times ngày 13 tháng 11 năm 2013).  Cho nên tìm kiếm một cái nhìn trung thực  nhất về Trung Quốc  của Hoa Kỳ , đặc biệt Việt kiều ở Hoa Kỳ. rất đáng cho chúng ta lưu tâm, cập nhật hình ảnh Trung Quốc  hiện đại hơn, tiếp theo sử liệu khá trung thực, nhưng phần lớn còn quá phụ thuộc  vào thông tin Pháp  của hai tác giả Đào Duy Anh thời tiền chiến và Nguyễn Hiến Lê thời đệ Nhất- Đệ Nhị Cọng Hòa miền Nam.  

                Sau đây là quan điểm  của John Pomfret, ký giả lâu đời  cho báo The Washington Post  và cựu  chánh chuyên viên  Ủy Ban ngoại giao Hoa Kỳ ở sách  “ Chuyến thăm viếng đầu tiên của tôi : Học giả ,  Nhà Ngọai Giao và các  ký giả  phản ảnh về những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Trung Quốc” East Slope Publishing xuất bản năm 2012 ,dày 316 trang. Theo Pomfret thì Dân ngọai cuộc vẫn Nhìn thấy Những gì Họ Muốn Thấy về Trung Quốc, phần lớn không phải là hình ảnh Trung Quốc thực sự .

                Hơn chục năm qua, các sử gia và các ký giả báo chí, người dùng búa tạ, kẻ dùng búa (chàng ) gỗ, đã bào đẻo đi mất những huyền thọai lâu đời về quá khứ Trung Quốc. Trung Quốc không phải là  tòan thể đau khổ và  đen tối  trước  cuộc cách mạng cọng sản năm 1949 , luôn luôn đươc các sử gia hình dung  chấm dứt bi thảm, thật tế đã tỏ ra thành công  hơn ai đó đã  mơ tưởng đến. Trọng lượng những mô tả này,  cùng những tiết lộ khác,  đòi hỏi một  tái xét căn bản  về vị trí Trung Quốc  trên Thế giới , cả trên quá khứ lẫn các bước tiến tới. Nhưng đừng nín thở. Các nhà học giả Trung Quốc cũng như  công dân Tàu- Trung Quốc trung bình , cố níu những ý  niệm cá nhân riêng tư  về Trung Quốc “ xác thực”, cội rễ  mọc sâu xa trên vùng đất trí tưởng tượng của họ. Một thí dụ tốt đẹp của  phức tạp này  đến từ sách “ Chuyến thăm viến đầu tiên của tôi”, một thu thập hơn 30 truyện ngắn hình vẽ của những danh vang chuyên viên về Trung Quốc liên hệ tới những gặp gở thọat tiên với “ Đất Hứa” , như là một mô tả  quốc gia này của một chuyên viên góp phần. Vỡ mộng ảo tưởng và  nổi luyến tiếc quá khứ  tuôn chảy mạnh mẽ trong sách. Dòng lịch sử Trung Quốc  tuồng như phải trôi qua những địa hình xa lạ và cách mạng.  Nhưng buồn thay cho họ,  rất nhiều tác giả khác lại nói là sự việc không xảy ra như thế  đâu!

              Một trong những điều hấp dẫn về “ Chuyến thăm viếng đầu tiên” là những khảo cứu gần đây nhất về quá khứ Trung Quốc, đã không thay đổi gì mấy những cái nhìn của họ.  Đây là một dấu hiệu bền bỉ là những tay quan sát Trung Quốc  vẫn khư khư giữ lấy tin tưởng mình, dù rằng chúng đã lỗi thời. Thế cho nên, sách đã buộc một người  phải hỏi tại sao họ lại là nơi ẩn náu  các mong chờ quá cầu kỳ về Trung Quốc và cách mạng Tàu, tại sao nhiều người vẫn cố  bám giữ  những ý kiến này  và tại sao cũng nhiều người phản ứng kịch liệt hay tỏ lòng hòai nghi, khi chúng được chứng minh là sai lầm.

                  Xét lại những đặc điểm Tàu - Trung Quốc


            Khởi đầu từ thập niên 1990, các học giả bắt đầu làm nghiêng lệch những ý niệm cho rằng  Trung Hoa Đế Quốc không bao giờ là một cường quốc mở rộng lảnh thổ ( thật ra Đế Quốc Tàu đã  xâm chiếm nhiều vùng rộng lớn ở Trung Á Châu, cố lẫn tránh thương mãi với thế giới bên ngòai ).  Những bài viết mới về  nền kinh tế  Trung Hoa thế kỷ thứ 19 và cuộc khởi nghĩa năm 1850- 64  chống Thanh Triều của Thái Bình Thiên Quốc – Taiping Rebellion đã đặt Trung Hoa vào chính giữa thế giới.  Lên xuống yêu cầu tiêu thụ ở Trung Hoa làm quốc hội Anh lo ngại  không thua kém gì  dân Miền Nam Hoa Kỳ với giá cả bông vải - cotton  trồi , trụt.  Nổi lọan Thái Bình Thiên Quốc đã cảm hứng  Karl Marx cũng như  các  nhà truyền giáo Mỹ. Trung Hoa thật đúng nghĩa  là Vương Quốc Chính giữa – Middle Kingdom, không phải vì quốc gia này  trôi dạt ở huy hòang thịnh vượng Đông Phương tách rời  mà vì lúc đó Trung Hoa là một vương quốc trung tâm thế giới.

            Một ý kiến sai lạc khác của các nhà văn hiện đại làm xẹp bớt  ý niệm đời sống Tàu  trước Cách Mạng Cọng Sản là  một cơn ác mộng  của chế độ nông nô – serfdom  và  áp bức.  Thập niên Nam Kinh 1927- 1937, khi  nhà lảnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch cai trị Tàu,  nay được nhận thức là  một thời kỳ kinh tế Tàu phát triễn, xã hội dân sự cũng cố  và khoa học  và giáo dục cận đại  lan tràn khắp nước. Tưởng không còn hiện ra trước mắt dân Hoa Kỳ như là một biếm họa – cartoonish, một kẻ phản diện – baddie  kém khả năng  hình dung ở sách  nổi tiếng Barbara Tuchman năm 1970 “ Tướng Stilwell và Kinh nghiệm Mỹ ở Tàu” . Nay Tưởng được xem như là một nhà lảnh đạo, dù có khiếm khuyết, quân đội Quốc Dân Đảng chiến đấu và chết cho Trung Hoa. Trong lúc đó bán thiên thần của Tuchman: “Tướng Dấm Chua – Vinegar Joe” Stilwell,  chỉ huy quân đội  bên cạnh Tưởng  suốt Thế chiến Thứ hai, được tái lập hình ảnh Stilwell  như là một kẻ người trần mắt thịt, các học giả đặt vấn đề về tài lảnh đạo và chiến lược của Stilwell.

              Mao Trạch Đông, đề tài nhiều  tiểu sử  mới, cũng tương tự được tháo gỡ mã bề ngòai  Edgar Snow mô tả năm 1937  “ Sao đỏ trên Trời Trung Quốc”,  công trình đầu tiên  ở bất cứ ngôn ngữ nào đã huyền thọai hóa Kẻ Cầm Lái Vĩ Đại – The Great Helmsman.  Khảo cứu các lưu trữ Sô Viết đã tiết lộ là Mao  đã hòan tòan lọt  vào túi áo  của Stalin và nêu ra điểm nghi ngờ  tuyên bố  từ lâu được các chuyên viên Tàu ở Hoa Kỳ  chấp nhận  là các lực lượng Mao chiến đấu  mảnh liệt  chống Nhật  ở Thế chiến thứ Hai. Tuồng như Mao giữ kỷ thùng thuốc nổ của mình, xây dựng quân đội Cọng Sản và chờ cho quân đội Tưởng Giới Thạch  tận sức kiệt lực  chống Nhật. Còn  chuyện cũ rích  là giữa thập niên 1940, Mao  cố làm vị trí Tàu ở giữa Hoa Thịnh Đốn và  Moscow  ? Ý kiến này  thật  ra là thuộc về “Kế Họach “ Dân chủ Mới - New Democracy” Mao và Stalin bày ra, đã thành công lừa bịp  một số nhà ngọai giao Hoa Kỳ, tin rằng Mao chỉ là “ một nhà cải cách ruộng đất – agrarian reformer”, không phải là một kẻ phục vụ, đồng lõa của Stalin.

    Tại các mặt trận khác, đa số sử gia đã ngưng mô tả tương tác  Trung Quốc với thế giới Tây Phương, theo từ ngữ  nhàm chán là “ Đế quốc Văn hóa – Cultural  Imperialism”. Uyên bác mới   nhìn nhận  mức trải rộng  cả ngọai quốc  lẫn dân Tàu gíao dục ở Tây Phương , hầu cung cấp then chốt  mở toang  trí óc Tàu. Nhận thức tầm quan trọng Tây Phương đối với  biến đổi Trung Quốc ngày nay, sử gia bây giờ hiểu biết rỏ hơn  vai trò trung ương dân Tàu đảm nhiệm trong quá khứ . Dân gian Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Nga  đã sử dụng tư cách là cố vấn,  tạo mô hình,  giáo viên và hướng dẫn viên. Các nhà truyền giáo Mỹ đem tới giáo dục, khoa học và y khoa Tây Phương. Anh xuất khẩu sang Tàu các kỷ thuật hành chánh cận đại. Đức dạy cho Tàu Quốc Dân Đảng chiến tranh cận đại.  Ngay cả Bưu Điện Trung Quốc cũng du nhập từ nước ngòai, từ Pháp.  Hình ảnh Trung Quốc muôn thuở  không thay đổi, nạn nhân thụ động của  phá phách  đế quốc, không còn đúng nghĩa  cùng các sự kiện nữa. Năm 2012, Odd Arne Westad  viết ở sách  “Đế Quốc Xáo động- Restless Empire”, một công trình uy tín về các mối kết chặc Trung Quốc với thế giới Tây Phương là dân Tàu ôm chồm cái mới – nếu có cơ hội làm như vậy – luôn luôn nhiều hơn hẳn những ai không ôm chồm.

       Quan sát của Westad  luôn luôn đứng đắn  cho bất cứ ai du hành tại Trung Quốc  từ 30 năm qua.  Cái nhìn mới về quốc gia này khiến nhiều người bất an.  Dân Tây Phương không quen nghĩ rằng Trung Quốc là một khổng lồ luôn luôn đổi thay, nhập vào thế giới thay vì tách riêng rẽ , ngoại trừ  30 năm dị thường rẽ lối dưới thời Mao Trạch Đông. Họ đã bối rối, khám phá ra  một lịch sử tranh dành nhau  hơn là một  câu chuyện có phần đơn sắc,  độc một màu họ đã  thu giữ  về vài chục năm quá khứ . Ai cũng muốn  nhìn thấy ở Trung Quốc hình ảnh riêng mình là một nước xe kéo ( xe xích lô ? )  và đám ruộng lúa,  thay vì  là những góc phố hợp thời trang, bán cà phê Starbuck ở Sanlitum - Bắc Bình, nơi dân gian chiêm ngưỡng  dòng người mua sắm. hối hả qua hang  trũng sâu tiệm Apple kế  cận. Chính ngay cả Pomfret  cũng  tiến bước vào một Trung Quốc riêng tư. Pomfret nghĩ rằng đa số dân Tàu muốn sống như dân Hoa Kỳ,  hòai vọng  quyền lực và tự do của Hoa Kỳ. Nhưng một lần nữa,  Pomfret hòan tòan sai lầm .

             Kiếng màu đỏ lòm  

         Một nổi luyến tiếc chưa bao giờ thấy suốt bộ sách “ Chuyến viếng thăm đầu tiên”. Không ai mô tả điều này tốt đẹp hơn  là Orville Schell,  tác giả lời mở đầu sách và là một nhà văn tài ba nhất thế hệ ông về Trung Quốc. Schell viết:  Chiến tranh Lạnh đã cung cấp cho Trung Quốc Mao  một  hình bóng kẻ đại diện mới mẽ của “trái cấm”.  Schell họa vẽ Trung Quốc rất đàn bà ‘ lôi cuốn lạ lùng”  “ thái độ cao ngạo”  và “ tính không xuyên qua và không chiếm hửu được thật mê hoặc”  . Ông so sánh đi vào  cửa sống nhờ Thiên Quốc Tàu  với kẻ yêu mê chó.  Ông và những bạn bè quan sát Trung Quốc những năm trước khi Trung Quốc mở toang ra. Giống như một bầy Thiên Nga yêu đương tuyệt vọng. Và tương tự  say mê  kháng anh hùng Odette không được đáp lại của Marcel Proust, dân Hoa Kỳ mê đắm cuồng dại  Trung Quốc, càng nồng nhiệt  thêm vì vô vọng  mọi khả năng chú ý tới được, và càng ít tiêu dùng hơn nữa. Thế rồi chiếu khán  khởi sự tuôn rơi, và ai được đón mời ôm chồm một cái nhìn  Trung Quốc khác hẳn, y hệt một câu lạc bộ  độc hửu.  Đối với nhiều tác giả  viết ở “ Chuyến thăm viếng đầu tiên” , Trung Quốc đầu thập niên 1980 là hoàn mỹ theo cách Trung Quốc  và họ  có thể tưởng tượng là Trung Quốc không hề bị nhơ bẩn Tây Phương hóa, nhưng vẫn cảm giác là đang ở bên bờ thay đổi của một thời đại mới.  Theo nhà học giả  nghiên cứu đô thị hóa Porus Olpadwala , một tác giả khác bộ sách , viếng thămTrung Quốc  mới  mẽ theo một phái đòan kế họach đô thị  năm 1985, Trung Quốc hay nhất cho cả hai thế giới, một thế giới xã hội chủ nghĩa – socialism tệ hại đang dần dần bị gạt bỏ  và một thế giới tư bản đang khổ nhọc tiến bước , nhưng còn lẹt đẹt ở xa đằng sau.  Ngày nay, lẽ dĩ nhiên, các cửa Trung Quốc đã mở rộng toang, cho nên Trung Quốc  riêng tư trước đây, không còn gì là riêng tư nữa.

      Thế nhưng dân Tây Phương vẫn khư khư cố giữ niềm luyến tiếc  những mục đích của  Cách Mạng Trung Quốc và  chứa chấp  cảm tình với  Đảng Cọng Sản Trung Quốc.  Lois Wheeler Snow, và vợ thứ hai của  Edgar Snow, vẫn đeo đuổi ý niệm là cách mạng cọng sản không thể tránh được và nền độc tài Mao Trạch Đông  là cần thiết để giải thóat Trung Quốc khỏi xiềng xích  của quá khứ Khổng Giáo. Lois Wheeler Snow thăm viếng Trung Quốc năm 1970 cùng chồng đau ốm.  Mao mời hai vợ chồng Snow  đến bục đài Cổng Thiên Bình - Gate of  Heavenly Peace nhìn qua  công trường Thiên An Môn, chụp hình hai vợ chồng và đăng tải ở Nhật Báo Nhân Dân, một thông điệp không ai để ý ở Hoa Thịnh Đốn là Bắc Bình đang cố tìm kiếm những mối nối kết ấm áp hơn. Tuồng như Snow muốn  tha thứ cho Trung Ương Đảng Trung Quốc lỗi lầm  Tiến Bước Nhảy Vọt – The Great Leap Forward  ( ước lượng giết chết khỏang 40 triệu người) và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa  ( 1 triệu người chết và hàng triệu đời sống khác  điêu tàn )  nhưng không tha cuộc tàn sát ở Thiên An Môn ( chỉ có  khỏang 800 người chết ). Bà Snow viết về đời sống dân gian thời Mao :  “  Nếu năng xuất mùa màng đôi khi tăng quá đáng (như vào các năm 1976- 78 , chánh quyền Cọng Sản ở Paris buộc sinh viên du học Pháp muốn về sum họp gia đình, phải học tập  năng xuất lúa gạo Việt Nam là 30 tấn một ha một vụ ! , thay vì 3 vụ) , vai trò phụ nữ  phóng đại hay thống kê không chứng minh,  các gia cư gạch ngói - đá vững chắc, các  ruộng tái khẩn hoang xanh thắm  và vườn cây trái sum soe là những chứng cớ  họat động khổ nhọc đã làm cho đời sống dân Trung Quốc tốt đẹp hơn trước nhiều”.  Nhưng sau năm 1989, bà giải thích là  tôi cắt đứt liên lạc với lảnh đạo Trung Quốc. Tôi không còn viếng thăm Trung Quốc nữa.”                                     

          Snow  thắc mắc về đường lối hướng thị trường Trung Quốc đang thi hành  và chờ đợi không thõa mãn  của bà là  dân Tàu sẽ bằng cách nào đó  lấy cọng  sản chủ nghĩa làm đòn bẩy để giải thóat họ khỏi nanh vuốt  chu kỳ ham muốn thế giới Tây Phương. Trước các cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình thập niên 1980,  bà viết  là Trung Quốc đeo đuổi những chánh sách “  cho cộng đồng tốt đẹp, không phải cho  thuận lợi riêng tư tăng gia” .  Dù rằng những chánh sách này  có thành quả làm chết  hàng triệu người, bà  buồn bả nhìn thấy ngày nay Trung Quốc và Hoa Kỳ “  đang sa chân vào một cạnh tranh theo lề lối tư bản chủ nghĩa”.  Một lần nữa, một người Hoa Kỳ  tìm thấy là  dân Tàu giống như dân Hoa Kỳ,  khiến bà ta bất an. Những  hình ảnh mới này  được kể ra trong bốn phim  thuật chuyện 4  nữ sinh  Thượng Hải,  trường cả nam lẫn nữ, trao đổi các tình nhân như thể là các túi xách tay – một lọai Tình Dục và Thành Phố -Sex and the City , gặp  Ma Qủi Ăn mặc mốt Prada – The Devils Wears Prada,  như  Sheila Melvin đặt vào  nhật báo  New York Times vậy đó! Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày nay hơn 50% dân Tàu sống ở các đô thị - thị trấn, tỉ xuất tăng từ 19% ở thập niên 1970 ( dân Việt học thuội chánh trị, phát triễn…. Trung Quốc,  năm 2012 vẫn chưa đạt đến mức trung bình đô thị hóa đặt ra là trên 60 % vào năm 2020?;  nhiều tỉnh như Hà Nam năm 2000 chỉ mới đến 6- 7 % ? ). Ruộng lúa và các nhà đồng đẳng ( bình đẳng )- egalitarianism  hãy chú ý :  đó là Trung Quốc thật sự .  
     

                 Hòai vọng lớn lao


           Dân Hoa Kỳ dù thuộc giới chánh trị nào đi nữa, từ lâu vẫn chứa đậy những hòai vọng quá cở về Trung Quốc, và những ước mong quá cao này làm cho sự thất vọng không thể tránh được. Ba tác giả khác  góp phần cho bộ sách là các học giả Jonathan Mirsky , Steven Mosher và  Link . Mirsky và Link đã biểu tình chống Chiến Tranh Việt Nam và chỉ trích nhiều chánh sách Mỹ ở Á Châu . Nhưng  thăm viếng  lần đầu tiên của họ đến Lục địa Trung Quốc, đầu thập niên 1970,  đưa họ đối diện  với các người Tàu  đặc trách,  cho họ thấy các  làng Potemkin, các nhân công Potemkin, ngay cả tàu điện ngầm Potemkin. Khi các  người thăm viếng dám  thọc đầu sau bức màn, họ bị diễn thuyết huênh hoang.  Link hiện là giáo sư các nghiên cứu Đông Nam Á tại đại học Princeton thú tội : các năm sau 1973 , tôi đã học thêm nhiều, về cách nào  tôi đã lầm lạc  cuối thập niên 1960  đặt xả hội chủ nghĩa  Mao Trạch Đông theo giá trị bề ngòai. Tôi thật có phần bối rối  là những người khác trong số các bạn hửu học trò tả phái của tôi kể từ thập niên 1960, đôi khi ngần ngại đối mặt sự kiện rỏ rệt này” .  Mosher một trong những sinh viên cao học nghiên cứu Trung Quốc, năm 1979  đến một làng ở  châu thổ Sông Châu ( gần Thẩm Quyến, Hồng Kông… ).   Ông đem theo lòng tin tưởng về chủ nghĩa xã hội Mao, nhưng  mau lẹ chán chường . Đời sống nghèo khổ, bẩn thỉu của nông thôn tỉnh Quảng Đông làm ông tỉnh ngộ, rời bỏ ý niệm  Trung Quốc là  thiên đường nông dân và thợ thuyền.  Rồi ông chứng kiến tháo màn  chách sách gia đình một con, làm cho phá thai và thiến họan bắt buộc, nhìn được tận mặt các họat động này. Mosher mau lẹ trở thành  một kẻ thù  tuyên thệ của chánh sách sĩ số dân Tàu. Cảm giác theo ông của mọi điều này thật kinh tởm .

     Vậy chớ tại sao ông lại chờ đợi  một điều gì tốt đẹp hơn?  Olpadwala đã cho một đầu mối. Khi viếng thăm Trung Quốc năm 1985 từ Ấn Độ,   ông bị ấn tượng mạnh.  So với các nước chậm tiến khác, Trung Quốc đã tiến bộ tốt đẹp: Trung Quốc sạch, dân gian có công ăn việc làm  và không có các khu phố ổ chuột.  Olpadwala  bất đồng ý kiến với các nhân viên phái đoàn : “Khi tôi thấy là đa số dân gian có nhà ở thì phái đòan lưu ý tới ăn mặc  rách rưới… Khi tôi thấy mọi người có áo mặc, họ lưu ý tới buồn tẻ dân Tàu phải mặc áo một màu. Khi tôi thấy tiệm chất đầy hàng hóa căn bản, họ thấy các tiêm tạp hoa Tàu thiếu đa loại.”  Phê bình của Olpadwala lọt vào tim đen  cái nhìn  Trung Quốc của dân Hoa Kỳ , đối kháng  viễn cảnh về Ấn Độ, ít khi dân Hoa Kỳ liệt vào một quốc gia tiên tiến hơn.  Dân Hoa Kỳ luôn luôn chờ đợi nhiều hơn về Trung Quốc, và ngay cả ngày nay dân Hoa Kỳ cũng cho là Trung Quốc  có tiêu chuẩn cao hơn.

         Có một cách khác thực tiễn hơn,  một dòng nòi ít lãng mạn hơn về phương cách dân Hoa Kỳ nhìn thấy Trung Quốc . Đó là cái nhìn của William Overholt, lúc đó là một chủ ngân hàng và của Reza Vogel, một giáo sư danh dự  Nghiên cứu Đông Á tại đại học Harvard,   góp phần minh họa. Dù rằng  cái nhìn thực tiễn về Trung Quốc  đôi khi thóai hóa thành  chủ nghĩa nâng đở, họ cũng giúp giải thích  tại sao  nhiều dân  Hoa Kỳ lại vẫn đứng vào phía Trung Quốc, dù dưới chế độ chánh quyền nào đi nữa, nhiều chục năm qua.     

       Overholt đến Trung Quốc năm 1982,  và nhờ những nối kết ông làm ra từ cuộc thăm viếng đầu tiên của Liên Hiệp Quốc, đã được một đại tá Quân Đội Nhân Dân kềm sát  khắp nơi.  Các bạn  hửu Tàu  rào rào hỏi ông : cách nào  lảnh tiền mặt từ một chi phiếu ? cách nào họ lừa bịp  một mức lời 1 triêu đô la từ một   tài khỏan chi phiếu Mỹ trước thế chiến thứ hai ?  Rồi Overholt hiểu biết điều mà các đa số dân Tây Phương không xem là  đáng tin, là đúng cả chục năm sau: Trung Quốc đang ở đỉnh nhọn một cuộc cách mạng kinh tế tương tự Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và Đài Loan ; ngọai trừ một dân số  gần 20 lần hơn hai nước này cọng lại.  Thành quả sẽ làm lay chuyễn thế giới !

     Vogel là  nhân viên một Ủy Ban Học giả Á Châu   Liên quan, đã vận động hành lang chống lại chiến tranh ở Việt Nam, lần đầu tiên thăm viếng  Trung Quốc năm 1973.  Ông ít cấp tiến hơn, cái nhìn Trung Quốc Cọng Sản ít hồng hào hơn  và có phần thân Mỹ hơn là các bạn hửu, một phần vì  cha ông  một người Do Thái đã thành công ở Hoa Kỳ, trong khi nhiều thân thuộc gia đình ông chết vì Hitler Quốc xã  tàn sát.  Vogel nhận xét Trung  Quốc y hệt các bạn ông : dân gian nghèo khổ, sợ hải và khiếp đảm  chính giáo  chủ nghĩa Mao.  Tuy nhiên, ông giải thích  dùng ngôn từ dân Mỹ thân Tàu của mọi giới  đã dùng trong nhiều thế kỷ là ông muốn các nhà lảnh đạo  Tàu thành công, để đời sống dân Tàu tốt
đẹp hơn và muốn bắt cầu  ngang qua lỗ hổng  giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ... Chuyến ông thăm viếng đầu tiên tiếp tục làm cừu đực đầu đàn , giúp ông bảo vệ  ý niệm cá nhân ông về Trung Quốc “ hầu nói cho dân Tây Phương sau  đó than phiền các giới hạn của tự do ngôn luận ở Trung Quốc Cọng Sản … là bao nhiêu thay đổi đã xảy ra”

              Tìm kiếm tiếp diễn


        Dân Tàu , lẽ dĩ nhiên,  cũng có những chờ đợi quá nở rộ của Tây Phương đặc biệt là Hoa Kỳ, một sự kiện các nhà học giả Tây Phương thường bỏ sót vì băn khoăn về sức mạnh của dân Mỹ làm được điều tốt.  Hai tác giả bộ sách định rỏ liên hệ  Hoa Kỳ - Trung Quốc  đã lâu ngày  là con đường hai chiều.  Morton Abramowitz thăm viếng Trung Quốc năm 1978 như là một chức quyền bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ , tháp tùng cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew  Brzezinski  của tổng thống Jimmy Carter. Mục đích là  làm  hình dạng cho một  liên minh thực tế với Bắc Bình, chống lại Liên Hiệp Nga Sô . Sứ mệnh  Abramowitz  là  tóm tắt  cho Tàu hiểu rỏ hơn  khả năng của Nga Sô ở biên giới hai nước – một  trình bày to lớn niềm tin cậy của Hoa Kỳ. Abramowitz nhớ lại là Brzezinski  nói đùa  với các  chủ nhân Tàu, điểm tay về phía Bắc đến biên giới Sô Viết  và thốt ra “ Nơi  đó là gấu  Nga và tôi là kẻ  chế ngự gấu”.  Trong khi Abramowitz chia sẽ  tình báo  Hoa Kỳ tế nhị, phần đối gía ông từ Quân Đội Nhân dân  miệt mài học hỏi. Rồi ông Quân Đội Nhân Dân  lay mạnh tay Abramowitz và  đi ra, không hỏi một câu nào. Abramowitz viết : tôi đầy ấn tượng với cách nào Trung Quốc đóng tốt vai trò, khi trong tay có cổ bài yếu kém”.

        Tay cổ bài Trung Quốc  vẫn còn yếu kém năm 1972 , khi Jerome Cohen  gặp thủ tướng Chu Ân Lai ; Cohen là một nhà luật chuyên môn,  song song với hai học giả  Hoa Kỳ, cố đẩy mạnh ý kiến trao đổi văn hóa và giáo dục giữa hai nước. Sau khi tán tỉnh  nhà lảnh đạo Tàu già nua mở cửa Trung Quốc, Cohen nghĩ ngơi đi tắm  cùng John Fairbank, nhà học giả  lừng danh về Trung Quốc. Gợi ý rằng  có lẽ hai người đã  vắt ép Chu  đôi phần quá đáng, FairBank  nhìn chăm chú  xuyên qua nơi đi tiểu và nói: “ tinh thần truyền giáo thật khó bỏ đi”. Thật tế thì dân Tàu kinh hoảng các tóm tắt  của Abramowitz  và những trao đổi FairBank và Cohen cống hiến, cuối cùng sau đó đã giúp  đẩy Trung Quốc  một lần nữa vào thế giới cận đại.  Những trao đổi này thật ra thóat thai từ “ tinh thần truyền giáo” , nghĩa là  ao ước  sâu đậm Hoa Kỳ giúp đở Trung Quốc và tạo hình dáng cho Tương Lai Trung Quốc .  Thường bị làm bé nhỏ lại, ao ước này   lên men thêm,  nhờ một nồng lượng lành mạnh của tinh thần Yankee ( Cao bồi theo nghĩa thời Việt Nam Cọng Hòa ) tư lợi – self interest , tiếp tục thúc mạnh liên hệ giữa  hai đại cường quốc Thái Bình Dương ngày nay. Thật không lấy gì làm ngạc nhiên cả , khi mọi người ai nấy ở Trung Quốc đều nói về “  Giấc Mơ Trung Quốc  – The Chinese Dream”. 

       Thế còn chính dân Tàu là sao đây ? Bắc Bình vẫn  đầu tư một năng lượng đồ sộ - và nay là tư bản - đúc khuôn các nhận thức Tây Phương về Trung Quốc. (  Ước lượng  là các họat động  Truyền thông Báo chí Trung Quốc  ở nước ngòai đã trên 200 triệu đô la ) . Thế nhưng thành quả, cũng như những chuyến viếng thăm tuyên truyền mô tả “Chuyến thăm viếng đầu tiên của tôi” ít ngọan mục hơn . Trong một thời gian  vào cuối thập niên 1990, tuồng như  Trung Quốc đã ôm chồm một cách xích lại gần , rất phức tạp.  Nó cung cấp cho các tóm tắt chuyên viên có thực chất  nền móng và giúp tương tác cùng các  nhà lảnh đạo quan niệm  và thành viên báo chí  có ý nghĩa, ít căng thẳng hơn. Thời Hồ Cẩm Đào – Hu Jin Tao cầm quyền đã chấm dứt chiều hướng này.  Lạ thay, những gì thay nó, tuồng như là “  cô tình nhân không vững chắc – fickle mistress”  Trung Quốc Schell cảm hứng: một chánh phủ giả vờ không để ý tới những gì ngọai quốc cảm nghĩ.  Vì vậy, cuộc tìm kiếm Trung Quốc thật sự vẫn tiếp diễn.


                                      ( Chiếu theo tạp chí Ngọai giao, số các tháng 11/12 năm 2013)  
                                       ( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ,này 13 tháng 11 năm 2013 )                 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét