Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Inđônexia và Phi Luật Tân

Hiểu biết thêm về hai quốc gia biển Đông Nam Á ngày nay, liên hệ đến Trường Sa Việt Nam:

            Câu chuyện phát triển hai quần đảo Inđônexia và Phi Luật Tân ngày nay.

                                  G S Tôn Thất Trình



             Cách  đây mới 5 năm ,  vào năm 2008,  các nền kinh tế Đông Nam Á  chỉ nhận được  khỏang chừng phân nữa đầu tư ngoại quốc Trực tiếp vào Trung Quốc . Nhưng năm 2012, 4 năm sau , họ đã tiến gần kề , nhận 111 tỉ đô la Mỹ đầu tư , đối chiếu 121 tỉ vào Trung Quốc .  Cú vượt lên  hút dẫn  thích thú quốc  tế này,  phản ảnh   một nhân khẩu học hút dẫn  và có lẽ hơn nữa : đó là  một  thành tích hiệu xuất kinh tế  đáng kinh ngạc  mới đây .

           10 quốc gia của Hiệp hội các Quốc  gia Đông Nam Á , ASEAN đại diện một thị trường tập thể  của 620 triệu người , có phần lớn hơn Bắc Mỹ Châu , Châu Mỹ La Tinh,Vùng Ơ Rô – euro zone,  hay Trung Đông  và Bắc Phi .  Đây là nơi sinh sống-  gia thất cho  một tụ hợp lao động đang tăng thêm , trẻ trung và to lớn .  Các quốc gia ASEAN đặt ra một GDP phối hợp trên 2.2 tỉ đô la Mỹ năm 2012 ,  lớn hơn  GDP Nga  , hầu như ngang ngữa với Brasil ; và nhiều nhà kinh tế học  hy vọng là con số này sẽ tăng gấp đôi  năm 2020.  5 quốc gia cốt lõi  ASEAN là Inđô nêxia , Mã lai Á - Malaysia , Phi Luật Tân , Singapore  và Thái Lan  đã tăng trưởng mau lẹ  không thua kém  mọi tụ hợp thành nhóm- vùng trên thế giới, trong 5 năm qua . Hai  quốc gia trong số này tỏ ra có nhiều hứa hẹn đặc biệt. Inđônêxia ( tên cũ là Nam Dương Quần Đảo )  khổng lồ tung cánh  phân nữa thập niên qua,khoe khoang tăng trưởng cao , lạm phát thấp , tỉ xuất  nợ nần trên GDP cực kỳ thấp , dự trữ  ngọai tệ mạnh mẽ  và một thị trường chứng khóan hiệu xuất chóp bu . Nhưng nay , Phi luật Tân, một quần đảo khác trong vùng ,cống hiến   một đứng lên lớn nhất, đáng kinh ngạc nhất.  Kinh tế Phi Luật Tân nới rộng thêm 6.6 % năm 2012 , vượt quá mọi tiên đóan đa số các nhà kinh tế học và đứng trong hàng ngũ của những nền kinh tế  tăng trưởng mau lẹ nhất trên thế giới  giữa đầu năm 2013 , tăng thêm đến 7.6 % . Dù rằng Bảo tố Haiyan tàn phá Phi, khi tác giả viết bài này       , tỉ lệ tăng trưởng Phi Luật Tân tòan năm 2013 ,  hy vọng sẽ trên 6.5 %.  Chỉ số  thị trường chứng khóan  Phi Luật Tân cho biết những con số cao kỷ lục , kể từ khi tổng thống Benigno Aquino III  nhận chức năm 2010 và chấp thuận  cho đầu tư trực tiếp ngọai quốc tăng thêm lên hơn gấp đôi ở thời gian này . Lạm phát  ở Phi  thấp , dự trữ ngọai tệ cao và nợ nần công cộng đang  xuống dần.  Thành quả là cả 3  cơ quan chánh yếu qui định tỉ xuất tín dụng đã nâng cấp  nợ nần  tối cao Phi Luật Tân lên  cấp đầu tư năm 2013 : đây là lần đầu  tiên  trong lịch sử,  Phi Luật Tân  có được tỉ xuất  cấp này.

       Tuy nhiên , hiệu xuất quá khứ  không đương nhiên hình dung các viễn cảnh tương lai. Như vậy , chúng ta chờ đợi gì đây ở 2 quốc gia đảo này, những năm  tới ?

         Jakarta bị trói chân tay

   In đô nê xia, hơn 250 triệu công dân,  không chỉ là một quốc gia lớn nhất  ASEAN.  Đây là quốc gia rộng hàng  thứ tư thế giới.  Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú ,  một thị trường nội địa to lớn và một chánh sách  kinh tế vĩ mô - macro economic  policy making vững chắc ,In đô nê xia đã tăng trưởng hơn 5%  trung bình mỗi năm  trong hơn một thập niên.  Trong 5 năm dẫn tới 2011, Inđô nê xia đã tăng xuất cảng hơn gấp đôi ( từ 84 tỉ đô la đến 204 tỉ) và nhiều chuyên viên đã bắt đầu kêu gọi thêm nước này vào nhóm BRICS của những thị trường chánh đang trổi dậy .

   Tuy nhiên , ngày nay hình ảnh có phần ít hồng hào hơn . Kế toán  hiện tại của Inđô nê xia thâm thủng  vào quí thứ tư năm 2011,  cán cân thương mãi cũng theo đà thiếu hụt này vào mùa xuân năm 2012 và đồng rupiah  là  lọai tiền tệ hiệu xuất  tệ hại nhất năm 2012 , giá trị giảm  6 %.  Những khuynh hướng này gia tốc năm 2013 , khi thâm thủng kế tóan hiện hử u và các cân thương mãi  In đô nêsia nghiêng  thêm lên và khi đồng rupiah trụt xuống thấp hơn nữa . In đô nê xia mau lẹ không còn được ca ngợi là một siêu sao kinh tế mới, mà lại bị Morgan Stanley xem là một trong số 5 nước dễ gãy - “ fragile five” ,  vì mức dễ bị tổn thương  tiền tệ Inđô nê xia cho dòng chảy tư bản ngoại quốc.  Đồng rupiah yếu kém  làm tăng phí tổn nhập cảng hàng hóa, làm trầm trọng  các áp lực lạm phát  và xói mòn sức mua sắm  Inđô nê xia , những thừa tố đáng kể cho một nền kinh tế  trong đó  tăng trưởng do tiêu thụ  thúc đẩy. 

    Vài vấn đề này có thể là do tư bản  tháo lui từ  các thị trường dang trổi dậy,  tính trước  các thay đổi  dễ dàng khối lượng chánh sách của Quỉ Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ ( Ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ )- US Federal Reserve.   Nhưng tiền tệ   và thị trường  chứng khóan  còn bị đánh mạnh hơn là các xứ đồng nghiệp giữa năm 2013 ; Inđô nê xi a không phục hồi mau lẹ khi Qủi Dự trữ  chấm dứt  nhấn  ga chân  trên khích lệ , mùa thu năm ngoái.  Các nhà đầu tư đã đúng lý khi các thâm thủng của Inđônê xia là  triệu chứng của những mất  thăng bằng cơ cấu rộng lớn ở nền kinh tế quốc gia này và họ vẫn duy trì lo ngại là Jakarta  không có chiếnlược  giải đáp nhiều thách đố xứ sở mình .

    Trong số này là sự kiện lảnh vực  xuất cảng Inđô nê xia quá tùy thuộc vào  mặt hàng hửu ích , hàng hóa- commodities , một số đếm được trên bàn tay, gồm than đá , cao su , dầu dừa cọ  dầu- oil palm  và các  quặng mỏ kim lọai , chiếm hơn 50% xuất cảng quốc  gia . Inđô nê xia thụ hưởng nhiều  về  bùng nổ hàng hóa giữa 2009 và 2011 , khi lợi tức các tài nguyên then chốt  tăng lũy thừa . Thế nhưng những mặt hàng này đã bị  hạ giá dốc tuột thẳng  suốt các năm 2012 và 2013  và các giá này có lẽ vẫn còn thấp một thời gian khá lâu.   Giá hạ thấp phần lớn là vì mức cầu  ở Trung Quốc giảm  và mức cung tăng cũng đóng một vài trò quan trọng , do các nhà khai thác mỏ nhỏ  ở Inđô nêxia  nhân lên quá nhiều  khi được các địa phương cấp bằng khai thác .

         Nguồn  lớn nhất cho các vấn đề này tại Inđô nê xia,  tuy nhiên,  là xuất cảng dầu lữa và khí dầu Inđô nêxia xẹp đi , do  sản xuất  giảm và tiêu thụ gia tăng  ở nước nhà.  Inđô nê xia là  một nhà nhập cảng thực  - net importer  dầu lọc từ năm 2004, nhưng trong đa số các năm sau , quốc gia này  vẫn là một nhà xuất  cảng thực dầu l ữa thô và khí dầu thô.  Năm 2013  In đô nê xia  đã thấy thiếu hụt dầu lữa thô   và lợi tức   xuất khẩu   khí dầu nội địa thặng dư cũng giảm mạnh .  Gia giảm  sản xuất dầu lữa thô và xuất  cảng  khí dầu thiên nhiên  làm nổi bật  các vấn đề quấy nhiễu  lảnh vực năng lượng Inđônê xia , gồm luôn c  điều hòa bấp bênh ,tham nhũng  và khuynh hướng nhắm về hình pháp hóa các tranh chấp thương mãi.   Chủ nghĩa quốc gia tài nguyên dâng cao thêm  cũng làm tê liệt một số  dự án dầu lữa và khí dầu chánh, khi chánh phủ và các quyền lợi doanh nghiệp nội địa uy vũ cố tâm vắt ép  các nhà thầu ngọai quốc .   Với một   giới trung lưu  trẻ trung và gia tăng , In đô nêxia sẽ hoặc phải cải thiện không khí đầu tư  hầu tăng gia sản xuất hoặc  sẽ bị  buộc lòng phải  nhập cảng năng lượng mỗi ngày một lớn thêm.

Bản đồ nguồn xuất cảng dầu khí In đô Nê Sia 

     Ngành chế tạo , trong lúc đó  cũng thụt lùi : xuất khẩu các  vật dụng điện , sắt và thép , hóa chất , xe hơi , các bộ phận ô tô và computers thảy đều  thụt lùi  trong chín tháng đầu năm 2013  so với  thời gian tương tự năm 2012 .  Cùng lúc , Inđô nê xia bắt đầu nhập cảng thêm đáng kể mọi thứ, đặc biệt dầu lữa và khí dầu . Trợ cấp nhiên liệu  ở In đô nê xia  cùng là một trong số trợ cấp cao  nhất thế giới,  khuyến khích tiêu thụ xa xỉ . Và khi đồng rupiah yếu kém đi, phí tổn nhập cảng tăng lên.

     Thiếu thốn những khả năng chế biến nội địa đầy đủ là làm ra các nhiên liệu lọc và các hóa chất dầu lữa cũng biểu hiện một vấn đề cơ cấu khác . In đô nê xia cần 1.3 thùng đầu thô đã lọc mỗi ngày , chỉ sản xuất   770  000 thùng một ngày ( nhắc lại là Việt Nam sản xuất 450 – 500 000 thùng một ngày và có thể ít hơn vài năm tới, nếu không khai thác được những mỏ dầu lữa mới ). Thất bại của Inđô nê xia hút dẫn đầu tư cần thiết  nới rộng  chế tạo  cọng thêm giá trị ở nước nhà,  làm cho quốc gia này càng thêm phụ thuộc  vào nhiều lọai nhập cảng. Từ năm 2007 đế năm 2012, chẳng hạn , nhập cảng tơ sợi , vật dụng điện , sắt thép, hóa chất , xe hơi,  phụ tùng ô tô , computers , phân bón hóa họ c,  thực phẩm  chế biến và thực phẩm gia súc tăng gia đáng kể.  In đô nê xia phải học cách nào  sản suất nhiều hơn ở nước nhà,để biến giới tiêu thụ mỗi ngày mỗi tăng  trở thành một cơ hội kinh tế hơn là một gánh nặng như hiện nay .

    In đô nê xia  cần đầu tư nội địa , không phải riêng  chỉ để  sửa chửa các mất thăng bằng,  mà còn phải tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn và tốt hơn.  Trên một nữa dân số Inđô nê xia ngày nay  dưới tuổi 30  ( tam thập nhi lập như các cụ  ta xưa nói ),  tỉ lệ số người ở tuổi  họat động sẽ tăng thêm đáng kể trong thập niên tới.

   Hút dẫn các đầu tư  tạo công  ăn việc làm  ở ngành chế tạo – manufactruring, sẽ đòi hỏi  một chế độ lao động mềm dẽo hơn, cải thiện hạ tầng cơ sở, giảm bớt phí tổn chuyên chở, cải cách giáo dc và một khẳng định hơn nữa hợp pháp  và chánh sách.  Jakata đã khởi sự một vài yếu tố lịch trình này ,đặc thù cung cấp  thêm ngân sách cho  chi tiêu hạ tầng cơ sở , thiết lập   những đạo luật   lảnh thổ, lảnh địa, điền địa - domain  laws lỗi lạc làm   gia tốc các dự án (  Việt Nam còn lẽo đẻo theo xưa và phỏng theo Tàu ? ) , đem ra ánh sáng  một số ca- trường hợp tham nhũng của các nhà chánh trị gia uy quyền to lớn và chức quyền cao cấp .  Chánh phủ cũng đã  có nhiều tiến bộ trong gia giảm mức nghèo đói tổng quát.  Nhưng qua nhiều năm tự mãn,  về cải cách kinh tế , do bum- boom  hàng hóa và tín dụng dễ dãi  gây ra , chánh phủ nay phải đối mặt một danh sách dài thòng những việc phải làm.  Năm 2014 là năm bầu tổng thống và quốc hội,  lảnh đạo rất khan hiếm , chủ nghĩa quốc gia- nationalismdân túy- populism tăng thêm , và khát thèm cho cải cách , tuồng như là  khá giới hạn ở các chánh đảng chánh trịI Inđô nê xia.  Điều này gợi ý là  một thời gian ngưng trệ  và thụt lùi thêm đang xảy ra, ít nhất là mãi cho đến  khi một  tổ chức  cai trị mới  đảm nhiệm chức vụ tháng 10 năm 2014.

              Rạo Rực ở thủ đô Ma Ní- Manila


     Phi Luật Tân cũng đã  thụ hưởng vài mãnh lực như In đô nê xia.  Dân  số Phi Luật Tân đứng hàng thứ      
 hai ở ASEAN . Ở mức 106 triệu người ( cao hơn Việt Nam đôi chút, Việt Nam chỉ mới chừng 95 triệu ). Phi Luật Tân cũng đã thụ hưởng  tăng trưởng do tiêu thụ thúc đẩy  và thụ hưởng tương tự nhờ yêu cầu nội địa cao.  Nhờ các cải cách thiết lập tại nước này sau khủng hoảng  tài chánh Á Châu các năm 1997- 98 ,Phi Luật Tân cũng như Inđônê xia,  có một hệ thống ngân hàng  vững chắc nắm một số lượng lớn tư bản trong tay và nợ nần không trả nổi khá thấp .  Nhiều kỹ thuật gia  đáng kính phục, đã  điều khiển   các cơ quan kinh tế chánh , và  ở cả 2  quốc gia và họ cũng đã làm ra những phương cách xử lý  kinh tế vĩ mô  khá tráng kiện .

    Cả 2 nền kinh tế nay  chia sẽ rất nhiều những thách thức y hệt  nhau. Cả hai đều dễ nạn rứt  dưới các tai họa  thiên nhiên nặng nề.  Họ có tỉ xuất thấp giữa  thuế khóa và GDP,  làm giới hạn lợi tức chánh phủ.   Cả hai đều có hạ tầng cơ sở không thích nghi , phí tổn hậu cần- logistic cao,  và các chế độ lao động cứng rắn  đã ngăn cản nới rộng các lảnh vực chế tạo.  Xuất cảng Phi Luật Tân hầu như bị ngành điện tử chủ trì như thể là ngành hàng hóa chủ trì ở Inđô nê xia.   Và  xuất khẩu các bộ phận điện tử và bán dẫn , chiếm đến 50 %   tổng xuất cảng Phi Luật Tân, đã trụt xuống nhiều   vì yêu cầu tòan cầu gia giảm .  Thành quả là những năm  gần đây ,  Phi Luật Tân  đã thâm thủng nhiều ở cán cân thương mãi. 

    Tuy nhiên , khác với In đô nê xia, trương mục  hiện thời- current account của  Phi Luật Tân  đã trở nên thặng dư  kể từ năm 2003 , chấm dứt một thời  đại khủng hỏang kinh niên  cán cân tiền tệ -balance of payment . Thật thế , trương mục hiện thời , thặng dư cao hơn  tòan thể phần Á châu còn lại năm 2012 , và dự tính sẽ vẫn tiếp tục gia tăng . Thành công  nhờ 2 thừa tố then chốt:  đóng góp gửi về quê hương Phi Luật Tân của hơn 10 triệu dân Phi Luật  Tân họat động ở ngoại quốc  ( so với  2- 3 triệu ?  Việt Kiều)  và một  nới rộng  bi kịch tính về lảnh vực dịch vụ ở Phi Luật Tân, nhờ tăng tưởng đồ  sộ nguồn ngọai tiến trình doanh vụ - business process outsourcing .

    Hình ảnh về thị trường chứng khoán phi Luật tân. 
       Manila, tháng 5 2013: mãi lực tăng vọt lên  
    Tỉ xuất sinh đẻ cao và  thiếu công ăn việc làm ở Phi Luật Tân từ nhiều năm qua, đã khiến hàng triệu công dân Phi Luật Tân phải xuất ngọai tìm việc .  Nay có đến gần 10% dân số  Phi sinh sống ở ngọai quốc ( chúng tôi còn nhớ mỗi thứ bảy hay chủ nhật các thập niên 1990 – 2000 ,  Phi kiều khắp nước Ý tụ họp đông đảo ở công trường Ga Hỏa Xa chánh Roma… ) và số tiền Phi kiều gửi về nước mỗi năm lên đến 9% GDP , tăng gia hai con số,  kể từ năm  2002.  Tiên đóan dân số  tuổi họat động  sẽ nới rộng them;  trong vòng  50 năm tới dòng dân Phi xuất ngoại sẽ tiếp tục và tiền bạc Phi kiều gửi về quê hương cũng gia tăng . Tiền gửi về  sẽ giữ mực tiêu thụ tăng thêm,  đặc biệt  ở giới nghèo khổ, không gửi  tiền ở ngân hàng và tiền  nguồn ngọai tệ này  rất ít bị  các cú sốc kinh tế  nhạy cảm, ảnh hưởng tới .  Trong thời  khủng hỏang tài chánh Á Châu , chẳng hạn,  đồng peso ( đồng tiền Phi Luật Tân ) chỉ trụt xuống  5% năm 2013, trong khi đồng rupiah trụt đến  18% ( còn đồng VN trụt bao nhiêu ? ). 

      Một đặc điểm phân biệt khác của kinh tế Phi Luật Tân  là vai trò lớn lao của lảnh vực dịch vụ,  chiếm đến 57% năm 2012. Nay Phi luật Tân  là trung tâm lớn thứ nhì  về nguồn ngoại tiến trình doanh vụ  ở thế  giới chậm tiến, sau Ấn Độ . Ngành này ước lượng đã kiếm  được khỏang 800 000  công ăn việc làm  , thọat  tiên  phần lớn là  các trung tâm kêu gọi cấp thấp, nhưng mỗi ngày mỗi thêm các ngành như công nghệ ,y khoa và kế tóan .  Chánh phủ đáng được uy tín là đã làm dễ dàng vụ tăng trưởng này,  xuyên qua các khuyến  khích đầu tư và thuế khóa.

Dịch vụ chuyên chở hàng không Phi Luật Tân 

     Tuy vậy ,Phi Luật Tân vẫn phải phấn đấu trên một số chiến tuyến then chốt.  Tăng trưởng kinh tế cao chưa chuyễn dịch thành  tìm ra thêm công ăn việc làm  và ít nghèo khổ hơn.  Thất nghiệp vn cứng đầu  duy trì ở mức trên 7 % , cao hơn các quốc gia ASEAN  lõi cốt khác  trong 6 năm qua và khiếm dụng vẫn ở gần mức 20% ở thời gian này.   Hơn 1 triệu con em Phi Luật Tân bước vào lực lượng lao động mỗi năm , lảnh vực dịch vụ không đủ sức thâu nhận tất cả , đặc biệt khi mà các ngành công nghệ chế tạo và nông nghiệp lại sa thải nhiều nhân công . Thật không lấy gì làm ngạc nhiên là nghèo khổ không mấy giảm sút những năm gần đây  hay GDP mỗi đầu người  thấp nhất trong số 5 quốc  gia ASEAN lõi cốt  .

     Muốn đảo ngược khuynh hướng , nước này phải cố tạo thêm công ăn việc làm  cho nhân công bán hay không chuyên môn  ở ngành chế tạo và ở nông nghiệp.  Nhưng làm như vậy , lại cần đòi hỏi hút dẫn  nhiều đầu tư ngọai quốc hơn  mà hiện tại Phi Luật Tân là nước thấp nhất ở Á Châu , chỉ đạt 2 tỉ đô la Mỹ năm 2012 ( so vóI 20 tỉ đầu tư ngọai quốc ở Indô nê xia  ).  Đầu tư ở Phi Luật Tân  đã  đứng thấp vì  kinh tế nước này  vn là một  nơi hạn chế nhất thế giới , có những điều khỏan hiến pháp  giới hạn  ngoại quốc làm chủ nhân ông các công ty  Phi Luật Tân  ở khỏang 40%   tại một lọat rộng rải các lảnh vực,  các ngành.  Manila cần giải quyết vấn đề này cũng như các nút chặn điều hòa, thiếu thốn  hạ tầng cơ sở  và  mơ hồ lẫn lộn  về tất cả mọi hướng ở các  chánh sách  kinh tế Phi Luật Tân .  Những cải cách điền địa  được  quốc hội thông qua thời  bà mẹ  tổng thống hiện nay  cai trị là bà Corazon Aquino ,  chẳng  hạn ,  đã không đem tới  những hiệu quả dự liệu,  khi các quyền hạn sở hửu  bất ổn định  đã giới hạn đầu tư ở lảnh vực nông nghiệp.  Phi luật Tân là một trong số nước giàu kim lọai nhất trên Trái Đất . Tuy nhiên ,  chánh sách bấp bênh  đã chận đứng  đầu tư khai thác các hầm mỏ và các dự án hạ tầng cơ sở  cũng đau khổ theo một  số phận tương tự .

      Danh sách nhng gì Maní  phải  làm, cũng dài thòng gần như Jakarta vậy đó  . Nhưng trong lúc In đô nê xia không thông qua một cải cách  có ý nghĩa nào cả;  trong gần 10 năm, Phi Luật Tân dưới thời bà Beningo Aquino lảnh đạo can đảm, đã tiến nhiều bước  thật sự cố giải quyết vài thách thức cho mình .  Trong  3 năm đầu trong số 6 năm ông cầm quyền ,   Aquino đã không ngừng chống tham nhng và thực  thi những cải cách cải thiện trong sáng cùng hiệu quả ở chi tiêu chánh phủ và quản trị thuế khóa.  Dù bị chống đối mảnh liệt  từ Giới Nhà Th Cơ đốc , ông đã   thông qua được  một đạo luật  cột mốc về  y tế sinh sản,   giúp cho người nghèo xứ sở vào được kiểm sóat sinh đẻ .  Ông tự do hóa ngành công nghệ hàng không bằng cách chấp thuận  một cách sách  “ mở toang khung trời- open skies” , giúp cho các máy bay  ngoại quốc từ lâu  bị cấm vào  và giúp ngành du lịch Phi  hiệu xuất kém cõi  tiến lên. Ông cũng đã thách thức  các quyền lợi doanh vụ ban phong  bằng cách thông qua  một  thuế tội lỗi- sin tax  về thuốc lá  và rượu , hầu giảm bớt tiêu thụ  tổng quát các sản phẩm này và cải thiện tài chánh chánh phủ , thực thi  một chương trình chuyễn ngân tiền mặt có điều kiện,  để cung cấp một mạng lưới  an tòan xã hội cho người nghèo  và nới rộng đường vào giáo dục và săn sóc y tế . Trên khía cạnh  chánh trị ,  ông đạt một khuôn khổ thỏa thuận mt hòa bình mới  với nhóm phiến lọan  lớn nhất Phi Luật Tân .  Vì  những lý do này hay khác nữa ,  Aquino  đang thụ hưởng một hổ trợ quần chúng chưa bao giờ có cho một tổng thống  nữa đường thời hạn làm tổng thống , như  chứng tỏ rỏ rệt ở trận thắng lợi quyết định tuyển cử nữa mùa  liên minh của ông tháng 5 năm 2013.

     Tổng thống cũng được đón mời tốt đẹp ở ngọai quốc. Nhng ghi chép đã giúp ông đạt những  phiếu điểm   cải thiện đáng kể trên một số nghiên cứu  tòan cầu . Trong thời gian ông nắm quyền, Phi Luật Tân đã trồi lên 26 bậc Trong Chỉ số Mức Cạnh tranh  Tòan cầu của Diễn đàn  Kinh tế Thế giới. Phi Luật Tân đã thắng Inđônê xia về Trong  sáng  Quốc tế-   Transparency International,   có Chỉ số Nhận thức  Tham nhũng  -Corruption Perception Index,  năm 2012 lên thêm 24 bậc ( ở chỉ số 105 ); trong khi đó Inđôn nê xia trụt xuống  18 bậc ( ở chỉ số 118 ), và Phi Luật Tân cũng đã nhảy vọt 30 nất  ở Chỉ số Dễ dàng làm Doanh vụ  của Ngân Hàng Thế  giới năm 2014 , đảo ngược lại những năm thóai trào và một lần nữa qua mặt  In đô nê xia .

       Nhờ thành quả các cải thiện này , Phi Luật Tân có thể đứng vững,  chống chọi lại cuộc trở lui về tình trạng hời hợt  của tư bản tòan cầu và các thị trường cổphần không lãi cố định -  equity markets ,   khi Qu Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ ( Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ ) chấm dứt  số lượng dễ dãi- quantitative easing vào năm 1014 như đợi chờ . Ngân hàng Trung ương Phi Luật Tân sẽ  có nhiu  khoan dung hơn là các đối giá In đô nê xia,  để duy trì một chánh sách mềm dẽo  tiền tệ và làm nhiều biện pháp  thúc đẩy tăng trưởng. Dù rằng Phi Luật Tân không thể  tiếp tục phồn thịnh – booming theo đà đầu năm 2013,  thúc chạy  một phần nhờ các biện pháp khích lệ  tuyễn cử gây ra, tăng trưởng chờ đợi  sẽ duy trì ở mức  trên 6% những năm tới . Rất có thể cơn bảo tố  Haiyan sẽ lay chuyễn tiên đóan này . Ngược lại,  Ngân Hàng Quốc tế và Qủi Tiền tệ Quốc tế  đều hạ thấp đáng kể những tiên đoán tăng trưởng  của In đô nê xia các năm 2013 và 2013,  chỉ còn trên 5 % đôi chút .

       Bắt buộc phải cải cách

      Những lực mạnh của Inđô nê xia, gồm kích thước, giàu có  tài nguyên thiên nhiên,  vị trí chiến lược , kinh tế do tiêu thụ thúc đẩy  và hệ thống tài chánh đàn hồi , sẽ tiếp tục hút dẫn đầu tư   và nâng cao các viễn cảnh kinh tế xứ này, nhng năm tới . Tuy nhiên  tổng thống kế tiếp sẽ phải trở lại lốimòn cải cách, nếu muốn In đô nê xia duy trì  biên cương cạnh tranh .

      Một cách khác, Phi Luật Tân có động năng phía sau các cố gắng  cải cách cách của mình và một tổng thống  được quần chúng ủng hộ   còn nắm quyền  3 năm nữa .  Điều này cống hiến  một nền tảng sức hấp dẫn mạnh mẽ cho tăng trưởng tiến tới.  Nhưng muốn thực hiện mọi   cơ hội xứ sở , Aquino trước tiên phải xử lý  tai họa nhân đạo của Bảo Haiyan mau lẹ , hửu hiệu  và đầy lòng thương . Rồi ông sẽ cần thúc đẩy cải cách  cơ cấu tiến bước , đặc biệt các thay đổi hiến pháp  cần thiết đề xướng các đầu tư ngọai quốc .   Tổng thống không mấy sốt sắng cho dự án này cho đến nay , thế nhưng một lọat lực lượng  đặc biệt là tiến trào   dư luận quần chúng, rất có thể đẩy ông tiến tới thay đổi.

     Mọi nhóm  doanh nhân chánh nay ủng hộ các sửa đổi hiến pháp liên hệ , phản ảnh  một thay đổi  kinh tế chính trị xứ sở , khi các đầu sỏ chánh trị - oligarches  nay cảm giác là chúng lợi lộc nhiều hơn  là mất mát  từ việc du nhập tư bản ngọai quốc mới và cạnh tranh.  Thay đổi dư luận về tự do hóa nền kinh tế  cũng phản ảnh  quần chúng ủng hộ  quyết định chánh quyề n Aquino ráp lại gần Hoa Thịnh  Đốn hơn,  một thành quả của những quan hệ  căng thẳng  với Bắc Bình về các tranh chấp  biên giới biển.  Ủng hộ đang tăng ở giới thượng lưu Phi Luật Tân đòi gia nhập Chung Sức Xuyên Thái Bình Dương – TPP Hoa Kỳ  chủ xướng  , một  thỏa hiệp lập vùng tự do thương mãi , có thể cũng giúp Phi Luật Tân mở rộng thêm kinh tế.  Điều này hòan tòan trái ngược với In đô nêxia,   không có nhóm nào lên tiếng đòi gia nhập TPP nơi  các tổ chức nhà nước – polity càng thêm  tính chất quốc gia chủ nghĩa và mỗi ngày càng hướng thêm   vào  bảo hộ mậu dịch- protectionism

   Cuối cùng có thể là tiến trào nhất trí quần chúng này,  thích thú mở rộng cửa và trong sáng,  cung cấp hứa hẹn nhiều nhất cho Phi Luật Tân . Tiết lộ cuối năm 2013 , các nhà lập pháp đã chuyễn- xiphông  những số tiền đ sộ   ngân khỏan  tổng chi phí  bầu cử - pork barrel  funds cho sử dụng cá nhân  và văn phòng  tổng thống cũng đã tiêu xài  sai lạc ngân khỏan tự do chi tiêu- discretionary , đã làm  quần chúng la ó  mạnh mẽ, vang dội đến nổi tổng thống Aquino có thể phải đi xa hơn là ý định chống tham nhũng, hầu duy trì uy tín  tinh thần đạo đức của ông. Nếu làm được như vậy,  tổng thống có thể để lại cho xứ sở một di sản  ấn tượng và lâu dài; khác với tổng thống In đônê xia sắp ra đi Susilo Bambang Yudhoyono ,  chỉ sẽ để lại phía sau,  gần một thập niên mất mát cơ hội tiến tới cải cách kinh tế và chánh trị,  khi ông  phải nhường quyền vào năm 2014  .

(phần lớn chiếu quan điểm  cuả Karen Brooks , Phụ tá chánh chuyên viên Á châu ở Ủy Ban Ngoai Giao )


                            ( Irvine Nam Ca li- Hoa Kỳ,  ngày 14 tháng giêng năm 2014 )


1 nhận xét: