Giới trẻ Việt Nam thay đổi mau lẹ theo điệu:
Hip - Hop Hoa Kỳ thành Híp Hốp Việt ở Hà Nội, Sài Gòn và thế giới chăng ?
G
S Tôn thất Trình
Hip
Hop là một hiện tượng tượng trưng thích nghi cho bước tiến
thay đổi mau lẹ ở Việt Nam, nơi gần ⅔ dân số còn dưới
tuổi 30 . Một giới trung lưu nẩy mầm , trong túi có nhiều
tiền mặt , đường vào MTV và Internet và một nền kinh tế thị
trường tự do sôi nổi : làm chất liệu không chỉ cho một cuộc cách mạng văn
hóa mà còn là một bùng nổ cho híp hốp.
Nhưng khác hip hop tiền phong Hoa Kỳ,
theo những bài ca trữ tình ráp - rap sớm sủa bấm thổi điếc tai là những
thông điệp ngầm phản đối, híp hốp Việt Nam nhu mì hơn, thân thiện
hơn . Đây là những lời ca trữ tình và tranh vẽ trên tường
cỗ, tranh phun sơn - gráp phi ti, graffiti che kín một tiếng kêu
khóc tha thiết cho thay đổi. Ở Việt Nam, híp hốp không đe dọa
chánh trị mà chỉ là một trưng diện lễ phục , theo Jamie Maxtone - Graham
, một nhà chụp hình và nguyên là học giả Fulbright từ New York, đã
sinh sống ở Việt Nam và nghiên cứu văn hóa trẻ tại Hà
Nội. “ Đó là nghe âm nhạc, lái xe gắn máy … không hề nói tới
một cái gì nguy hiểm hay đe dọa …” Maxtone Graham so sánh híp
hốp với các họat động cộng đồng khác, tỉ như Thái Cực Quyền ( ? ) - Tai Chi,
những phương cách giúp cho các nhóm dân gian sở thích giống nhau,
đến họp cùng nhau và kết nối.
Híp hốp là gì đây ?
Theo Wikipedia , Híp Hốp là một thể lọai âm nhạc và trào lưu văn hóa Hoa Kỳ xuất hiện từ thập niên 1970 tại Bronx , thành phố New York . Phát triễn ở những khu guét tô - ghetto nơi tập trung những người nghèo , người da màu, da đen thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng . Văn hóa híp hốp được mô tả như là một họat động hình thành do nhiều phương cách truyền đạt khác nhau . Các yếu tố hình thành chánh bao gồm: DJing - người trộn lẫn - mix nhạc, MCing hay rapping - người đánh nhẹ lời đốp chát mắng mỏ - trách móc , gráp phi ti- vẽ phun sơn trên tường, nhảy múa nhào lộn chống một tay bẻ gảy nhạc điệu - breakdance, nổ bôm bốp - popping và đánh võ khóa cửa- locking , đánh quyền nhịp đập - beatboxing, thời trang híp hốp- hip hop fashion ...
Hai
từ Hip hop có thể có nguồn từ Africa
Bambaataa, khi Bambaataa tổ chức
những buổi tiệc, Bam cảm thấy thích tạo ra tên chủ đạo cho tiệc thêm phần thú
vị. Một trong những từ chủ đạo Bam đã dặt ra là “ The Hip hop
Beeny Bop “ . Một số người dùng cụm từ “ Beeny Bop” làm ứng
tấu. Và ở những buổi tiệc sau đó, Starski , một người giới
thiệu buổi tiệc - MC, Master of Ceremonies, hợp tác với Bam , thường mở đầu buổi tiệc
bằng những khúc ứng tấu . Cho nên MC Starski thường được xem là người khởi nguồn 2 từ ” Hip Hop” . Nhưng cũng
không lầm khi nói Africa Bambaataa là
người phát sinh Hip Hop.
Trong
híp hốp, chuyện hai người đụng độ , xích mích nhau là chuyện thường gặp. Ca sĩ
đốp chát -, ráp pơ rapper này “đốp chát - diss” ca sĩ kia
một câu, rap pơ trả lời lại một câu . Chuyện nhỏ thành chuyện
to và chiến tranh giữa các ráp pơ bùng nổ . Điển hình là cuộc chiến giữa phe “ Bờ biển Tây- West Coast” và phe “ Bờ biển Đông - East Coast”, nơi
các đụng độ ra khỏi ranh giới âm nhạc . Hai ca sĩ đốp chát nổi danh
và ảnh hưởng lớn trong Hip Hop Hoa kỳ bị ám sát : đó là “ The notorious B.I.G , Biggie Smalls
hay Biggie Christopher Wallace miền Đông và 2Pac, hay Tupac Shakur hay Makaveli miềnTây Hoa Kỳ . Nhóm
Gangsta Rap xuất xứ
từ Miền Tây ; những ráp pơ này trên khắp thế giới thường hay giơ bàn tay hình
chữ W như là một biểu trưng đặc thù .
Nhưng chiếm lĩnh loa đài vẫn là hip hop Miền Đông . Khởi đầu mâu
thuẩn Đông - Tây Hoa Kỳ, bắt đầu năm 1991 khi ráp pơ miền Đông Tim Dog phát sinh “ Fuck- Đụ mẹ Compton” . Ráp pơ
miền Tây từ Long Beach - Nam Ca Li Snoop Dogg đáp trả
trong bài” Địt Mẹ với- Fuck
With Dre Day” . Năm 1992 , dưới nhãn hiệu là “ Phòng giam kẻ bị tử hình - Death
Row” . Dre khởi sự “ Kinh Niên
- The Chronic” khai sinh dòng hip hop mới “ Hỏang sợ G -Funk , Gangsta Funk” , giúp hip hop Miền Tây
chánh thức trở thành một đối thủ của Miền Đông , nhờ thành
công mau lẹ hết sức của các tập Death Row records. Thành công càng
lớn thêm với khởi sự G- Funk kinh điển “
Kiểu Chó -Doggy Style” năm 1993. Từ đây hip hop Mìền Tây hòan
tòan chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông , đặc biệt với ráp pơ 2Pac , người làm các bài hát nói lên
thực trạng xã hội , tình trạng phân biệt- kỳ thị chủng tộc và đã kích các nhà
cầm quyền .
Híp hốp ở Hà Nội
Hiện diện của hip hop cho thấy là các biên
giới đóng kín làm Việt Nam cô độc lâu năm, nay đã
cởi mở, nới lỏng đáng kể. Ngày nay các vị thành niên sục sạo Internet,
hầu tìm kiếm các gợi ý thời trang híp hốp vũ khúc và âm nhạc
từ khắp thế giới. Dù âm nhạc vẫn còn đứng ngòai dòng
chánh Việt Nam, rỏ ràng là hip hốp đã trình diễn khắp Hà Nội : các
tiệm thời trang, như Boo Sk8 Shop , các stuđiô khiêu
vũ và các trung tâm cộng đồng và gráp phi ti dọc theo xa lộ. Li Knight, thuộc nhóm híp hốp Việt Nam Rexona cho biết “ chúng tôi không
đến từ một nơi chung, nhưng khi chúng tôi họp thành một nhóm, chúng
tôi không còn rời nhau nữa . Chúng tôi rất hảnh diện đã
nhất trí và sáng tạo, họat động sống động hăng hái. Chúng tôi hảnh diện là dân Việt Nam
thế hệ các thập niên 1980 và1990.
Ban
đêm quảng trường Lê Ninh- Lenine Plaza trông giống như một sân
trường trung học rộn rịp. Các tay tập nhảy múa dành các gốc đường ,
trong khi các tay trượt ván băng trỗ tài ở bề đáy tượng lại
dành hết vùng trung tâm. Các tay lái xe đạp xiếc nhào lộn sử
dụng lảnh thổ mình phía bên tay mặt , cố tránh một màn đá banh ứng tác,
khi chúng thực tập biểu diễn mô tô bánh trước đưa
lên không . Tại môt khu khác , một cặp tình tứ đang học
múa máy chuyễn âm và cách xa đó một huấn luyện viên đang dạy một
lớp tập đi đứng. Mỗi nhóm đều phát nhạc nhẹ nhàng hầu
các vỗ đập không chạm nhau. Khắp quanh công viên, nhiều
cặp vợ chồng ngồi trên xe gắn máy đắm nhìn màu sắc và họat
động xóay lốc. Các đường phố bao quanh hụ còi, cung cấp
một đường dây nhạc trầm to lớn cho khung cảnh .
Tượng
Lê Nin cốt dùng để nhắc nhở nghiêm nghị rằng Việt Nam là một chánh quyền
cọng sản. Tượng đồng thau, cao 6m, do kiến trúc sư Nga
Garonii Isakovich họa kiểu là một trong 300 đài
kỷ niệm và dinh thự Nga làm ở Việt Nam, từ năm 1955 đến năm 1991.
Nhưng các vị thành niên Việt Nam, đầu đội nón banh bóng chày -
baseball Yăn ki - Yankee (dân Hoa Kỳ ) sáng chói , tụ
họp ở vùng trung tâm và vùng bề mặt bằng phẳng quảng trường,
không màng gì tới ý nghĩa lịch sử này cả thảy. Hòang
Thùy Linh môt tay học múa chuyễn âm 20 tuổi , thốt lời ngạc nhiên: Em
thấy tượng. Nếu Lê Ninh còn sống, ông sẽ ủng hộ chúng em vì đây
cũng là một môn thể thao cho giới trẽ.
Dấu
tích chủ nghĩa cọng sản vẫn còn vang dội qua các “ tuyên bố của Bác Hồ” ,
những thông báo ái quốc phát ầm ỉ âm nhạc và thông điệp chánh quyền,
qua các đường phố một hay hai lần một ngày. Nhưng hiện diện cọng
sản khác đã giảm bớt trong công việc hằng ngày, theo dân cư Hà Nội, trừ phi ai
đó còn trực tiếp liên hệ đến giấy tờ thư lại. Các tay “
lướt sóng - surfers” Net có thể đi vào Youtube, MySpace, nay
ngay cả Internet khiêu dâm - porn , dù khiêu dâm bị cấm trên phương diện
kỷ thuật . Chánh quyền cũng chận đứng đi
vào hàng ngàn trang websites chánh trị hay tôn giáo. Chỉ trong năm
2002 , ít nhất l à 6 tay “ chống đối điều khiển học - cyber
dissidents” đã bị bắt giam vì tội ác, từ các biên
khảo chánh trị đối lập đến các kẻ dùng thư điện tử - e mail “
kẻ thời cơ chánh trị- political opportunists “ ngòai nước , chiếu
theo Tập san Chánh sách Ngoại Giao - Foreign Policy ở Tụ Điểm-
Focus, một cơ quan suy nghĩ chánh sách Mỹ . Theo lời một cư dân
Hà Nội không muốn tiết lộ danh tánh “ Nhiều thế hệ đã lớn lên
với ý kiến là có nhiều điều chánh quyền không bằng lòng , cho nên
một số lớn đã tự kiểm duyệt mình .” Lời
nói không mất tiền mua ; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ,ca
dao đã dạy như vậy ! Tự kiểm sóat
lấy mình có lẽ là một phần lý do tại sao nhóm trữ tình của các nghệ sĩ
Việt Nam lại vô chánh trị và vô hại , so với hip hop Hoa Kỳ thập niên
1980 .
Theo Tăng Quốc An , tên ráp pơ là
Ông T , mới 18 tuổi, các vị thành niên Việt Nam ráp về “ tình
yêu , đời sống , đôi khi nhảy múa , trường học “ . Còn Bùi Minh Trị,
mồ hôi nhễ nhại sau khi luyện thông thường môt nhào lộn
nhảy múa quay cuồng chống một tay - break dance của nhóm, tóm tắt
khác biệt giữa híp hốp Việt và hip hop Mỹ cùng các xứ khác ( Anh,
Pháp, Úc … ) là híp hốp Việt Nam sạch sẽ - clean, trong khi nhiều dân Mỹ
thực sự không trình diễn híp hốp mà là ăn mặc theo kiểu híp hốp . Họ
không nhảy múa...
Ở đây dân Việt tụ điểm nhiều hơn về nhảy
múa và nghệ thuật . Ở Hoa Kỳ , mọi
khía cạnh hip hop lớn lên theo âm nhạc . Ở Việt Nam , nhảy múa nhào lôn chống một tay- break dance , xuất hiện
trước tiên và các yếu tố khác theo đuôi sau đó . Các nghệ sĩ
híp hốp Việt Nam đầu tiên nhìn vào Hoa Kỳ, theo dõi các
khuynh hướng mới nhất, những các tay say mê híp hốp này quay đầu về phía
các quốc gia Á Châu khác như Đại Hàn và Nhật Bổn, để tìm cảm hứng ,
theo như lời Maxtone - Graham. Các trẻ em gia đình giàu sang
hơn gia nhập híp hốp. Trẻ em giới thấp kém hơn thì đi bán hột quẹt
ở đường phố , theo lời Paul Leck
Davidson của Sản xuất Noi Zee Productions, một ngọai
kiều Anh Quốc, đồng thiết lập viên cho đề xướng một hảng âm nhạc duy nhất
Hà Nội, năm 2014. Trong số tay say mê híp hốp ai có tiền cũng
phô bày rỏ rệt . Mọi cách ăn mặc đều được phối hợp kỷ lưỡng, khiếp vía ,
sặc sở màu sắc . Đồ bản hình chữ Tê -Tee, chứa từ Anh vô
nghĩa, có mặt khắp nới cũng như các dây treo quần- suspenders, xà
cạp sáng rực- bright legging, mũ đội lệch , thắt lưng làm vội vàng
nhàm chán knock -off Louis Vuitton belts và giày chơi
quần vợt sneakers giả tạo Converse .
SuBoi theo báo chí Mỹ là nữ hoàng Hip Hop VN (Hàng Lâm Trang Anh) |
Híp
hốp Việt Nam không mang theo một “ bằng chứng đường phố - street cred” như thể ở các nơi khác
trên thế giới .. Xa khỏi Hà Nội , công nhân vất vã suốt tuần trên đồng
ruộng mới kiếm ra được 125 đô la Mỹ một năm . Các tay say mê híp hốp,
dù sống kế cận đi nữa thì đang cư ngụ một thế giới hòan tòan
khác hẳn. Một lon sơn giá khoảng 30 000 ĐVN hay 2 $, một phí tổn mà
nông dân - công nhân nghèo không thể mua nổi.
Gần
Viện đại học Kỹ thuật Hà Nội, một đám đông đang tụ họp bên
ngòai một xìtuđiô khiêu vũ ít bàn ghế, đang nhìn
15 tay nhảy múa nhào lộn trỗ chạm hòan tất vài luyện tập mau
lẹ . Chúng là thành phần của nhóm Chân To- Big Toe crew , là nhóm híp hốp hiện nổi tiếng nhất nước
nhà , trình diễn các cử động, giữ cho thân thể giữ hàng ngang và dùng
một cánh tay đẩy chúng xoay tròn , quay đầu hàng giờ , bước chân đồng bộ
phiền phức . Em Hòang kỳ Anh , 12 tuổi rỏ ràng búng
quanh phòng, lập lại cử động ưa thích “, xoay tít theo
những vòng tròn nhanh chóng chân đưa lên trời , một di chuyễn
sức lực mạnh mẽ tên gọi là “ bốc cháy trên không- air flare”
ở Hoa Kỳ. Em nhảy múa nhào lộn này luôn 4 tiếng
đồng hồ , tay chân tuồng như không bao giờ thấy mỏi mệt. Em nhỏ
tuổi nhất trong nhóm, và cũng được ưa chuộng nhất. Mỗi lần em trình
diễn là cử tọa la hét tán thưởng. Nhóm Chân To thành lập năm 1992, sau
khi nhiều sinh viên Việt Nam học ở ngọai quốc trở về nước với một sở
thích mới . Nguyễn Viết Thành, lảnh đạo Nhóm Chân To, ăn mặc theo
lối đồng phục điển hình, quần sệ lùng thùng và mũ đội
ngược, nói rằng: nay nước tôi đã cởi mở, kinh tế đã phát triễn, cho nên
các nhóm híp hốp Việt có thể đi ra mọi nơi, ngòai Việt Nam.
Chúng tin tưởng là nay chúng có thể làm mọi điều. Rất tốt cho các
trẻ em vị thành niên. Sau khi thắng
cuộc vẽ vang về nhảy múa nhào lộn chống
một tay ở Trung Quốc, Chân To nay trình diễn cho nhiều nhà bảo trợ và ở
nhiều sự cố .
Riêng
về yếu tố gráp phi ti , Nguyễn Đức Sinh đang ngắm, ngạc nhiên và buồn
cười lẫn lộn, 4 em vị thành niên phun sơn các từ “Nghệ
thuật Qủi sứ - Art Devil” màu xanh dương và xanh lục huỳnh
quang trên tường bê tông, gần một xa lộ. Sinh, 37 tuổi , là một
nhân viên hảng quảng cáo, không tin chắc là họat động kiểu mốt mới này
làm gì được. Ông suy nghĩ một lúc nghiên cứu hình vẽ đang tiến
triễn. Cuối cùng , ông thốt ra : Tôi nghĩ rằng các cụ già sẽ sung
sướng nhìn thấy những bức tranh sơn này. Tranh rất thú vị . Chúng phản
chiếu khuynh hướng mới của giới trẽ ngày nay”. Trần Tuấn Anh và các
bạn hửu luôn luôn hút dẫn một đám đông khi chúng vẽ gráp phi ti
giữa ban ngày trên tường bê tông dọc theo các xa lộ nhộn nhịp
Hà Nội .Trong giờ nhóm phun sơn, có đến 15 người ngừng lại
nhìn xem và chụp hình trên các điên thọai tế bào gồm
doanh thương, các nhân công ngành điện và ngay cả một viên
chức mặc đồng phục, Gráp phi ti chỉ
mới xuất hiện ở Việt Nam chừng 4- 5 năm nay cho nên dân gian
chỉ mới bắt đầu làm quen chúng. Hành vi vẽ gráp phi ti là bất
hợp pháp , nhưng tiền phạt chỉ là 100 000 ĐVN hay 6.25 $ , phí tổn
bằng 3 lon sơn.
Gráp phi ti Việt Nam |
Phạm Minh Hòang , 21 tuổi, nghệ sĩ Gráp phi
ti cho nhóm Devils Day nói : “ Tôi muốn nhấn mạnh nhân cách tôi qua
các bức tranh . Đó là niềm say mê của tôi , sở thích của tôi. Khi
tôi vui hay tôi buồn , tôi đến với gráp phi ti và tôi tìm
thấy hạnh phúc ở đó . Còn Ánh tên gráp phi ti là Zugi, quan sát họa kiểu khi đồng bạn đem các hình vẽ
lên đời sống động , màu sắc và thóang tí sơn. Bê tông trải dài
tên hay từ ngữ các nhóm như :“ đặc biệt”, “yêu mến” “ tôi là Vua -
Chúa ”, “ Chàng trai xấu xa” và đôi khi là từ Anh ngữ
xúc phạm . Zugi như các nghệ sĩ gráp phi ti khác, thích từ Anh ngữ
hơn vì chúng đơn giản hơn dễ minh họa hơn các dấu cần
đánh vẽ trên các từ ngữ Việt.
Dù các
ảnh hưởng ngọai quốc và viết tiếng Anh , gráp phi ti Hà Nội tựu
trung là Việt Nam . Hoàng thuộc nhóm Devil Days nhớ lại một tranh thành công
nhất của một bạn thân : một lọat về con lợn-con heo, đề tài truyền thống
Việt Nam. Nếu chúng tôi phối hợp được một tí xíu văn hóa nước nhà
vào gráp phi ti , thị thật là tuyệt diệu; không có đụng chạm tí gì
cả.
Ngày nay, điều chắc chắn ở
Việt Nam là ngày mai sẽ khác hẳn ngày nay . Và nhiều dấu
hiệu cho thấy một tương lai sán lạn cho híp hốp : Nhà Hát Lớn Hà
Nội- Opera house, xây cất từ thời Pháp
thuộc và tự xưng là nhà Hát lớn xưa nhất Á Châu , lần đầu
tiên đã trình diễn híp hốp .
Híp hốp Sài Gòn tiến lên thế giới
Saigon Yo là 1 phim nhỏ về thế giới sống động của những người trẻ đam mê hip-hop trong thành phố Sài Gòn sôi động. |
Tháng
7 năm 2015 , Ethan Harfenist, nhật báo Los Angeles Times bàn luận
cho rằng híp hốp đã cư ngụ tại Việt Nam , gỏ nhảy múa hát - rapping
đã xoay quanh lọt khỏi các tay kiểm duyệt chánh quuyền.
Ở
tầng hai sang trọng một tiệm cà phê khu phố Tài Chánh Sài Gòn, cô Hàng Lâm Trang Anh (SuBoi) đang uống
nước chanh vắt và nhớ lại điểm quay hướng đời mình… lúc cô
nghe ráp pờ Mỹ Eminem trình
bày. “ Chao ôi, gã này thật là điên cuồng !” . Nhưng cô Anh,
mặc áo dài đen và tay đeo vòng vàng kim chói lọi và tên
thành phố cô sinh sống Sài Gòn chàm mực ngòng nguèo trên cổ tay,
lại nói :” Tôi cũng điên cuồng như vậy!” Trang Anh , 25 tuổi tên
nghệ sĩ là Suboi đã thu
tập danh tiếng là “ Hòang hậu - Queen Híp Hốp Viêt Nam “ nhờ
hơn một triệu kẻ say mê cô trên Facebook
. Cô cũng đang trình diễn tại các câu lạc bộ - clubs và lễ
hội - festivals khắp thế giới. Bừng nổi của Suboi đáng gây ấn
tượng ở bất cứ quốc gia nào. Nhưng ở Việt Nam nơi cô khôn lớn , nơi
các tiếng nói bất đồng ý kiến bị đàn áp - dẹp tan thay
vì được phóng đại thêm, niềm ưa chuộng cô trong phương
tiện truyền đạt - medium như thể hip hop ngọai lai và lời ca
thật là hãn hữu. Suboi nói: “ Ở
trường học, họ hỏi chúng tôi có cảm giác gì không
rồi họ nói: Không. Điều này không đúng, không phải . Đúng là họ muốn nhốt
chúng tôi vào một hộp. Nhưng nay dân gian sáng tạo hơn, trí óc cởi mở
hơn.”
Đảng Cọng
Sản cầm quyền ở Việt Nam, tiếp tục hủy bỏ những thông tin nhạy cảm
và kiểm sóat chặc chẻ mọi tụ họp tự do. Họ cũng bẻ gãy thẳng tay
các kẻ sử dụng Internet bất đồng ý kiến với chánh quyền hay
truyền nhãm rỏ rệt dâm ô hoặc nội dung hung bạo .
Theo Shawn Crispin Chánh đại diện cho Á Châu của Ủy Ban Bảo
vệ Nhà Báo, quyền uy tối thượng đảng Cọng Sản Việt Nam đã
được Hiến Pháp ghi nhận, tính cách hợp pháp dựa trên ý niệm
xã hội chủ nghĩa đảng là nhà quán quân dân gian.
Khi nhà báo , các tay làm phim, các nhác sĩ viết lời ca hay
các tay tích cực họat động dám thách thức những khía cạnh chuyện kể này ,
đảng có khuynh hướng nhìn những chỉ trích như thể là mối đe dọa tiềm ẩn.
Dù các áp lực như vậy , sân khấu rap Việt Nam
đang trổi dậy , đã tìm ra một cư gia ở Internet cũng như ở các câu
lạc bộ Hà Nội hay Sài Gòn. Suboi nói là cô xem kiểm duyệt như thể là một thách
thức nghệ thuật . Cô thường thay đổi lề lối trữ tình tùy theo ngôn ngữ cô
đang làm ráp, sử dụng hai nghĩa., Chẳng hạn , khi viết về dục tình
ở Việt Nam, cô gợi ý đến trái cây trứng gà - likima thay vì
trực tiếp nói đến các bộ phận sinh sản phụ nữ. Chẳng
hạn, lời ca trữ tình: một thiếu nữ , có hai vườn trái li ki
ma -leucoma ; làm tiến trình xảy ra , sinh ra em bé, cả nhà đều vui
thích .” Cô nói : “ tôi viềt đủ mọi điều , cho nên dân gian
cóthể đọc hiểu giữa các hang .
Tôi muốn giữ tính cách thơ mộng .
Các tay
ráp-pơ khác như Nguyễn Sơn
nói Việt Nam hủy bỏ, khiến chúng tôi buộc lòng phải nói
lên chống đối chánh quyền. Sơn hiện là sinh viên viện
đại học Oklahoma State University, hiến dâng đa số âm nhạc mình công kích
chánh quyền Việt Nam và thách thức những giá trị chánh quyền khoe
khoang. Sơn , tên nghệ sĩ là Nah
, sinh ra ở thành phố Sài Gòn và bài hát “ DMCS , Đụ Mẹ Cọng Sản” , một
chỉ trích dứt khóat chánh quyền Cọng Sản VN , đã có hơn 800 000
người tham khảo ở YouTube. Lời
trữ tình đầy tính điện gồm “
con cừu ngoan ngõan chế độ xã hội chủ nghĩa không dám nghe
lời này… Trong khi Đảng Cọng Sản đang bán đất đai tổ tiên / cả một
thế hệ đã bị tẩy nảo/ thật là một điều bất hạnh! “ Nguyễn Sơn
nay 24 tuổi cho rằng Hoa Kỳ nơi trú ẩn an tòan đã giúp anh ta
đào sâu hơn vào lịch sử và hánh trị Viêt Nam . Tuy nhiên, anh vẫn
thận trọng . Cha mẹ và em trai nhỏ tuổi hơn còn ở Việt Nam
và anh lo ngại chánh quyền trả đủa lời nói bộc trực của
anh trên cha mẹ em anh hay khi chính anh trở về thăm nước nhà
.
Năm 2013 ,tờ
báo chánh phủ” Lao Động- The Laborer ” cất tiếng tấn công Anh và
các ráp - pơ Việt Nam khác , sau một buổi trình diễn híp hốp .
Báo đặt vấn đề là dạng nghệ thuật “ tai họa” này lại có thể gọi là âm nhác không , và
phát tin là e sợ là các “trệch hướng – deviance” “ này
có ảnh hưởng âm tính đến giới trẽ nước nhà .
Còn Nguyễn Ngọc Minh Huy , 26 tuổi ,
biệt danh là Wowy đã quyết định
cách hay nhất bàn luận các vấn đề chánh trị nước nhà là thải bỏ
chúng đi , không nhắc tới chúng trong các lời ca trữ tình nữa . Xâm
mình nặng nề , ăn mặn như môt học giả Phật Giáo
lẫn trộn với một kẻ bất cần qui ước nói rằng anh ta thường rap về Lamborghinis , nữ trang và các
khuôn sáo ráp côn đồ-băng đảng, anh ta xem kiểm
duyệt là không vấn đề gì cả . Anh nói “ tôi không lo nại về kiểm
duyệt vì tôi vẫn đi xem trình diễn , âm nhạc của tôi vẫn xuất bản
đều đều và mọi ngườii đêu nghe nhạc này .
Tại sao tôi lại phải cần lo ngại về kiểm duyệt ? Mọi người ngòai nước đều
nghĩ rằng Viêt Nam là một quốc gia nghèo khổ và Việt Nam vẫn còn chiến tranh .
Nhưng thật tế là mọi người ơ đây đều có một iPhone 6 và một 6 Plus rồi đó.”
(
Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 15 tháng 7 năm 2015 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét