Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Nước Lào ngày nay

Cập nhật phần nào hiểu biết tổng quát  về :

           Nước Lào ngày nay
                                  G S Tôn Thất Trình

                          Vị trí


                      Cộng hòa Dân chủ Nhân dân  Lào – PDR,  Lao People ‘s Democratic  nằm vào trung tâm  bán đảo Đông Dương - Đông Nam Á,  14- 23 độ  vĩ tuyến Bắc và 100- 108 độ kinh tuyến Đông. Bắc giáp Trung Quốc. Nam giáp Căm Bốt biên giới chung dài  435 km;  Đông giáp  Việt Nam  biên giới chung dài đến 2069 km; Tây giáp Thái Lan biên giới  chung dài 1835 km; Tây Bắc giáp Miến Điện - Myanmar biên giới chung chỉ là 236km . Các tỉnh Lào có biên giới chung với Việt Nam, từ Bắc xuống Nam là Phong sa ly ( sô’ 10 ở bản đồ ), Luồng ( Luang ) pha bang( sô’ 8), Hủa Phan ( Hủa phanh, sô’ 5), Xiêng khỏang ( Xiangkhuang, số 18), Bôli Khămxai (số 3) , Khăm Muộn ( Khammuan, sô’ 6 ), Xa Văn na khét( Savannakhet , số’ 12 ) , Xalavan ( Salavan, sô’  11) ,Xê Kông ( Sekong , sô’ 17 ) và   A Ta pơ - A ta pêu( Attapu,sô’ 1 )
.                

         Phân chia hành chánh ( tính đến 13 tháng 3 năm 2015  )


        Lào Quốc chia ra làm 18 tỉnh tên Lào là khoeng,  qwuang hay khoueng.  Có một quận cọng thêm  Thành phố thủ đô Viêng Chan- Vientiane,  thành   tỉnh Vientiane ( số 13 ) . Năm 1989, quận Vientiane tách rời khỏi tỉnh Viêntiane Province  và thủ phủ  di chuyễn đến thị trấn  Muong Phôn Hông .Còn thủ đô Viêng Chan ( thời Pháp thuộc  ta  gọi là Vạn  Tượng,  đất của vạn con voi  ? ) Lào gọi là  Nakhon Luang hay Na Kone Luang Vientiane. Năm 1994, vùng đặc biệt –special region  Xaisômbuon Ketphiset   được thiết lập lấy một phần đất  của các tỉnh  Bôli Khăm xai, Vientiane và Xiêng Kohảng. Năm 2006 vùng đặc biệt Xaisomboun bị giải tản ; các quận huyện Longsan , Xaysombuon, Phun  và Hom trả  về tỉnh Vientiane còn quận Thathon chuyễn qua tỉnh Xiêng Khỏang . Tỉnh Xaisombuon  lại được tái lập cuối năm 2013 (?) . Tỉnh Lào được chia ra làm nhiều  huyện ( muang, mường ) và làng xã ( baan ).

     Trên phương diện địa lý các tỉnh nhập lại thành ba tầng - strata. Tầng Bắc từ Phongsaly đến Xayyabuli , Luang Prabang - phabang và Xiêng Khỏang .  Tầng Trung là các tỉnh từ Vientiane và  Bôli khămxay. Tầng Nam từ Khăm Muộn đến  Champassack .

    Sau đây là tên, thủ phủ,  dân số , diện tích các tỉnh Lào chiếu theo kiểm kê năm 2005.

    1-  Attapu , thủ phủ là Samakkhixay - Attapeu , dân số  112 095 người, 10 320 km2.
    2- Bô kèo- Bokeo, thủ phủ là Ban huoayxay, dân số  145 216 , diện tích 6196 km2
    3- Bô li Khămxai , thủ phủ  Paksan - Paksane, dân số  225 272, 14863 km2
    4- Champassak ,thủ phủ là   Pakse - Pắcxê, dân số 607 333 ,  15 415km2
    5- Hủa phan- Huoaphan, thủ phủ là Sầm Nứa - Xamnuea, dân số   280 898,  16500km2
   6- Khăm Muộn - Khammuoan, thủ phủ  là Thà khẹt- Thakhet ,dân số  337 314,  16315km2
   7- Luồng Nam Tha- Luang Namtha, thủ phủ là  Nam Tha,  dân số 145 289, 9325km2. 
   8- Luồng pha bang- Luang prabang - pha bang, thủ phủ là Luang Prabang, dân số 407 012, 16 875km2
   9 - Oudomxai ,  thủ phủ là Mường xai- Muang xay, dân số 265 128, 15370 km
   10 -  Phông sali  , thủ phủ là Phôngsali, dân số 165 926,  16270 km2
   11- Salavan, thủ phủ là Salavan ,dân số 324 303, 10 691 km2
   12- Savannakhet, thủ phủ là Savannakhet - Khantabouly, 827 879, 21774 km2; tỉnh đông người và diện tích lớn nhất Lào     
    13- Viêng Chan - Vientiane ,  thủ phủ là Phonhong, dân số 388 833, 15 927 km2
    14 - Thủ đô Viên chan - Vientiane, dân số 698 254, 3920 km2
    15- Xaingnabouli , thủ phủ là Xayrabury - Saiyabuli, dân số  338 646,  16 389 km2
   16 - XêKông  , thủ phủ là Lamarm-Sekong , dân số 84 985, ít người nhất các tỉnh Lào,   7665 km2
    17 - Xiêng Khỏang, thủ phủ là Pek - phonsavan , dân số  229 521, 15 880 km2
    18 - Xaisomboun  mới tái lập cuối năm 2013,  nên chưa rỏ tên thủ  phủ, dân số,  diện tích ở kiểm kê 2005
    

            Địa lý


    Diện tích tổng quát nước Lào là 236 800 km2 , nhỏ hơn Việt Nam đôi chút ; ¾  là núi và cao nguyên.  Phân chia ra làm  3 miền khác biệt rỏ rệt.   

    Miền Bắc  núi non,  trung bình 1500m cao hơn mặt biển. Đỉnh cao nhất là Phu Bia ở tỉnh Xiêng Khỏang . Cao nguyên  Phú Luông ( Trường Sơn  Việt Nam )  trải dài từ  Đông Nam  Cao Nguyên  Phouane xuống  biên giới Căm Bốt . Cao Nguyên này thật ra là 3 cao nguyên rộng lớn:  Cao Nguyên Phouane  ở tỉnh Xiêng Khoảng, Cao Nguyên Nakai ở tỉnh Khăm Muộn  và Cao Nguyên Boloven  ở Nam Lào  cao  hơn mặt biển 1000m.

     Miền các đồng bằng  gồm các đồng bằng lớn nhỏ, dọc theo sông Cửu Long - Mê Kông. Lớn nhất là đồng bằng  Viên chan ( Vientiane ) gần  cuối dòng sông Nậm Ngùm (Nam Ngum ). Đô`ng bằng Xa van na khét  ( Savannakhet ) cũng khá lớn  ở cuối dòng  các sông Xê Băng Phai( Se Bang Fai ) và Xê Băng Hiêng ( Se Bang Hieng ). Đồng bằng  Champassak nằm trên sông Mê Kông ,xuyên qua các  biên giới Thài Lan và   Căm Bốt. Nhờ đâ’t đai phì nhiêu,  các đô`ng bằng này  chiếm ¼  tổng diện tích và là “kho vựa lúa gạo”  nước Lào .

Sông Mê Kông chảy qua các nước Đông Nam Á 

    Sông suối chảy dọc ngang chằng chịt  nước Lào.  Sông Mê kông chảy dài  1835 km  từ Bắc xuống Nam.  Nguồn thủy điện từ chúng rất phong phú.  Ước luợng  tiềm năng thủy điện của  Hạ lưu Sông Mê Kông -  Lower Mekong Basin chiếm hơn phân nữa tổng số tiềm năng Hạ lưu , nằm trong lảnh thổ nước Lào. Sông Nậm U ( Nam Ou )  chảy từ  Phongsaly đến Luang prabang  dài 448 km. Sông Nậm Ngùm  dài 354 km , chảy từ Xiêng Khỏang đến  tỉnh Vientiane.   Sông Xê băng Hiêng  của tỉnh Xa Văn Na Khẹt ( Savannakhet) dài   338 km.  Sông Nậm Tha chảy từ  Luồng ( Luang ) Namtha đến  Bồ Kèo( Bokeo ) dài 325 km.  Sông Nậm Xê Kông ( Sekong ) chảy dài 320 km  từ Saravane và Xê Kông  đến  tỉnh Attopêu. Sông Xê Băng Phai chảy  239 km, giữa hai tỉnh Khăm Muộn  và Xa Van Na Khẹt . Sông  Nậm Beng  tỉnh U đômxay (Oudomxay) dài 215 km.  Sông Nậm  Xê Đông  ( Nam Sedong )  chảy dài 192 km ở giữa hai tỉnh Saravane và Champassak. Sông Nậm Xê La Nông ( Nam Selanong)  ở Xa Van na Khẹt  dài 115km . Sông Nậm Cả  Đinh ( Nam Cading  ) tỉnh Bôli Khăm xai,  dài 103 km. Sông Nậm Khanh  chảy dài  90 km giữa các tỉnh Hủa Phan và Luồng- Luang Prabang.    

     Vì là một xứ nhiệt đới,  thời tiết nước Lào bị các gió muà ảnh hưởng . Thời tiết  núi non miền Bắc và rặng cao  Trường Sơn  về phía đông  có khí hậu bán nhiệt đới.  Khác biệt nhiệt độ  ban ngày và ban đêm là khỏang 10 độ C.  Nước Lào có 2300- 2400 giờ nhật chiếu một năm.  Ẩm độ khí trời  thường là 70- 80%  và 75 - 90 %  rơi vào mùa mưa , từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa  rơi mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ 10 - 25%.  Có nhiều khác biệt về  lượng mưa giữa các mìền . Chẳng hạn ở Phú Luông (Trường Sơn VN )  lượng mưa trung bình mỗi năm là 300mm. Còn ở Xiêng Khỏang, các tỉnh Luồng Prabang và Xayabury chỉ 100- 150mm Chan và Xa van na Khẹt  mưa là 150 -200mm mỗi năm .   

      Lào rất phong phú tài nguyên thiên nhiên . Dưới đất Lào  có nhiều trầm tích khóang chất  như thiếc, sắt, than đá, kẻm, vàng, bạc, sul fua và nngoc xanh xa phia - sapphires.  Dù khai thác mỏ  đang còn thô sơ , các nghiên cứu cho thấy  là số lượng và tỉ trọng các trầm tích khóang chất đa lọai nồng lượng cao . Ở trên mặt đất, rừng bao phủ 47% tổng diện tích, chứa nhiều lòai cây có giá trị kinh tế  như  Khagnoung , Khamphi, Dou, gỗ trầm hương- Eagle wood và Long leng .  Rừng còn  giàu có các sản phẩm  không phải là gỗ  như nhựa cánh kiến - shellac  , an túc hương , cánh kiến trắng  - benzoin, bạch đậu khấu - cardamon , nhựa thông ,  mây- rattan  và cây cỏ làm thuốc . Và rừng cũng có nhiều động vật như voi , cọp , gấu , nai - hỏang  và một lòai hiếm có mới tìm thấy là Sao La.

     Nhân văn : các tộc dân Lào


 Năm 1893 , Lào là một   quốc gia thành phần của Đông Pháp( Việt Nam , Căm Bốt và Lào )  và được Pháp bảo hộ - Protectorat. Theo nhiều tài liệu,   Pháp lại không phát triễn gì mấy cho Lào cả . Từ năm 1953 , Lào là một nước độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp . Từ sau hiệp định Genève- Giơ Neo  năm 1954 , Lào  cũng như Việt Nam  sa vào cuộc chiến cách mạng kéo dài thời đại Mỹ ( Mỹ gọi là Chiến Tranh Việt Nam )  , phá tan hoang kinh tế và xã hội hai nước .  Năm 1975,  Vua Lào thóai vị  và Lào  do Đảng Nhân dân Cách mạng- Lào  People Revolutionary  Party , LPRP  điều khiển nước. Cai quản của LPRP ở Lào  còn khó khăn hơn cả  Đảng Cọng sản Viêt Nam ( dù dấu  danh nghĩa dưới nhiều tên khác nhau cai quản VIệt Nam, sau thống nhất ), Đảng Cọng Sản RPLP  rất phụ thuộc Việt Minh,  tiền thân  của Đảng Cọng Sản Việt Nam Nam .  Vì chưng Lào có  đê’n  130 bộ lạc thiểu số , chia ra bô’n họ ngôn ngữ khác nhau . Vài bộ lạc  chỉ chứa vài trăm người  và chỉ hiện diện ở nước Lào. Những bộ lạc nhỏ bé hơn  được xem là  bị hiểm nguy  các nhóm chủ trì lớn hơn thu nuốt và ngôn ngữ cũng như phong tục họ sẽ biến mất , nhất la các bộ lạc  không có chữ viết riêng. Năm 1988, dân số Lào là 3 940 000 ( đàn bà đông hơn đàn ông chút xíu,  và  được chánh quyền Lào  phân  ra làm  47 tộc dân thiểu số , sinh sống tự túc  ỏ 11 512 baan ( bản )- làng xã.   Tháng 7 năm 2015 ,  dân số Lào  khoảng chừng 6 triệu người , và chánh quyền hiện  hửu  muốn đơn giản hóa  kiểu cách đa dạng tộc dân này bằng cách gộp lại thành 3 nhóm chánh , tùy theo cao độ  các bộ lạc sinh sống :
  • Lào Đồng bằng hay Lào Lum ( Lao Loum) dưới  400m
  • Lào Núi hay  Làu Theung , từ 400 đến 900m
  • Lào Núi Cao hay Lào Sououng trên 900m                          
      Cách phân hạng này ít khi  áp dụng.  Cho nên sau đây là kiểu  xếp hạng theo ngôn ngữ :
  • Họ Thái Kadai - Tai Kadai , chiếm 55 % dân số
  • Họ Nam ( Úc) - Á chiếm 30% dân số
  • Họ   Mèo ( Miêu, Hmong )- Dao ( Mán ) chiếm 10% dân số
  • Họ Tạng- Miến ( Sino - Tibetan)  chiếm 5 % dân số
     Họ Thái -Kadai là nhóm tộc dân đông nhất Lào . Gồm có tộc dân Lào , Phù Thái - Phutai , Phouane, Thái Nyo, Thái Đen( g ), Lự (Llue ? ), Thái Khao. Thái Dams. Nguồn gốc  là Mông Cỗ , Hán và các tộc dân Hoa khác đã đến nước Lào từ nhiều thế kỷ , phần lớn từ tỉnh Vân Nam , Trung Quốc.   Nhà sàn  thường làm bằng gỗ và tre, dựng trên cột, có khuynh hướng rộng lớn nhất. Thực phẩm căn bản là nếp - sticky rice, trồng trên ruộng nước . Theo đạo Phật có nhiều tin tưởng vào thần linh- ma qủy.

Múa Quạt của Họ Thái 
      Họ Úc ( Nam )- Á gồm 47 tộc dân .  Ngôn ngữ là  Môn - Khơ  Me ( Khmer ) . Gồm  các  tộc dân  Kha- Khơ Mú  ( Ou , Lự ,  Rok & Me ) , Lawen- La Ha-  La Hủ  ( ? ) , Tà Ôi -Ta oy ,Katang. Đến  Lào từ miền Nam  hơn 10 thế kỷ trước .   Nhà  dựng trên cột thấp hơn là nhà sàn Tai Kadai.  . Không có chữ viết . Tôn giáo là linh hồn giáo - vạn vật hửu linh -animist  và Pháp sư shamanist. Tinh thần cộng đồng rất cao . Sống nhờ đốt rừng làm rẫy - slash and burn culture.  Uống rượu cần - rice beer  chứa trong chum ( lu, vại ) đất - earthenware jars nhỏ    

    Họ Mèo ( Miao, Hmong )- Mán ( Dao)  đến Lào từ Trung Quốc  từ 1815 đến 1900 .Gồm có các tộc dân Hmong ( Mèo- Miêu ) , Dao Mán - ( Mien ? )  Lào Hủ ( Lao Huay- Lenten ) và Pana Hmong từ các thảo nguyên  cao nguyên Tây Tạng.  nhà sàn gỗ , tre  ngay sát đất.  Đã dùng một thứ chữ Tàu .  Theo tôn giáo thần linh , thờ phụng tổ tiền .  Tinh thần bộ lạc rất cao , Đốt rừng làm rẫy  trồng lúa , bắp và thuốc phiện  - poppy. 

     Họ  Hán -Tạng.   Ngôn ngữ   phần lớn là  Tạng - Miến ( Điện ) . Đây là nhóm ít  phát triễn nhất, chỉ sinh sống một vài nơi nước Lào.  Gồm các tộc dân A Kha ( Ikhos ), La Hủ, Pounoy . Tốc dân A Kha  đến Lào từ   Vân Nam và Tây Tạng  vào đầu thế kỷ thứ 19.  Tộc dân Pounoys là   đến Lào đầu tiên, từ Miến Điện  vào thế kỷ thứ 16 .  Tộc dân Ho  cũng đến Lào từ Trung Quốc  sau chót hết . Nhà sàn sát mặt đất . Không có chữ viết . Theo đạo linh hồn phức tạp . Đốt rừng làm rẫy và trồng  thuốc phiện.   Chuyên săn bắt và hái lượm. Theo đạo linh hồn.

      Vấn đề càng  phức tạp là hiện diện canh tranh nhau  quyền lợi , quyền uy ở Lào của các công dân Thái Lan , Trung Quốc và Việt Nam . Ảnh hưởng của Pháp,  của  Hoa Kỳ, của Miến Điện không bao nhiêu cả.  Tuy Pháp để lại nhiều dấu ấn văn minh  Pháp ở nền tổ chức phân chia hành chánh, tộc dân và nhất là  kiến trúc các đô thị , thị  trấn quan trọng của Lào, nhưng thời Pháp đã phải tuyễn dụng nhiê`u người  Kinh- Việt hay Lào Việt lâ’y vợ - lâ’y chô`ng người gốc Lào bản xứ, để  tổ chức bộ máy thư lại , công chức cho Pháp  cai trị Lào.  Nay thì chánh quyền Việt Nam cố tiếp tục duy trì uy lực này phần lớn qua  Đảng Cọng sản Lào,  một thóat thân từ Đảng Cọng Sản Việt Nam, từ thời Việt Minh ( ? ) và từ thập niên 1970 .  

 Các đặc điểm mới về phát triển kinh tế Lào

    Lào  là một trong những nước nghèo khổ nhất thế giới và chỉ có một điều phong phú : đó là  có sông Mê Kông khổng lô chảy qua  xứ sở Lào . Nhờ tiềm năng  thủy  diện , Lào nay nổi danh là “Bình điện Á Châu- Battery of Asia” thu hút đầu tư mạnh mẽ của ba nước Thái Lan , Việt Nam và Trung Quốc .

      Đập và hồ dự trữ thủy điện ở Lào  

      Tiềm năng  thủy điện Lào    khai thác kỹ thuật được  ước lượng khỏang 18 tỉ  kW - Kilowatt . Theo tài khóa từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014  Lào đã  sản  xuất ra 15. 5 tỉ KW – giờ  thủy điện .  Trong số điện lượng này gần 12.5  tỉ KW- giờ dã được xuất khẩu, đem về cho Lào trên 610 triệu $ - đô la Mỹ.  


Các đập thủy điện hiện hữu và dự án ở Lào

     Tính đến tháng 11 năm 2014, Lào chỉ mới đặt làm trên 3. 240  tỉ KW, nghĩa là 1/ / 5 tiềm năng ước lượng . Đa số  các đập thủy  điện hiện hữu hay tiềm năng nằm trên các chi lưu  sông Mê Kông , và nay công trình xây cất đã khởi công  ỏ hai đập trên  dòng chánh sông Mê Kông  ở Xayaboury và ở Don Sahong.  Đập chánh xây cất đầu tiên   là  đập Nậm Ngùm 1  trên sông Nậm Ngùm,  thuộc tỉnh Viêntiane . Hòan tất  năm 1971 với viện trợ Nhật , đập làm ngập  37 0 km2 ( 37 000 ha )  rừng và đất nông nghiệp , để tạo ra một hồ dự trữ nước lớn . Nhà máy điện   Nậm Ngùm 1   cung cấp phần lớn điện cho Lào dùng,   mãi đến cuối thế kỷ thứ  20  và cũng xuất khẩu năng lượng qua Thái Lan nữa . Tưởng cũng nên nhắc lại là đập và nhà máy thủy điện  quan trọng đầu tiên  ở Việt Nam là  Thác Bà,  trên sông Chảy, bắt đầu họat động năm 1970  công xuất  120 000 KW , sản xuất  420 triệu KW- giờ và đập Đa Nhim  trên sông Đồng Nai , nghiên cứu thời Đệ Nhất Cọng Hòa , năm  1974 , họat động  bán phần công xuất thiết kế , chỉ  mới đến 160 000 KW , sản xuất  1 tỉ KW-giờ .  

  Nay  Hồ dự  trữ Nậm Ngùm đã trở thành một nơi tiêu khiển   và du lịch  lớn cho Lào .  Nhiều nhà khách đã xây cất trên vài đảo   của vô số tiểu đảo trên hồ  , trên những đỉnh  các thung lũng phụ ở vùng ; đáng nêu lên là  hai đảo  trước  đây là nhà  giam tù  vào các thập niên 1970 và 1980.  Có nhiều thợ lặn, lặn xuống nước ngập cưa xẽ gỗ nhiều năm sau khi hồ ngập  và một công nghệ  đánh bắt - nuôi ( ? ) cá   khá thịnh vượng, cũng phát triễn quanh hồ .  Đập Nậm Ngùm nguyên thủy  , cao 70m , dài 468m  nay   lùn tũn so với đập  thứ hai phía bên kia Hồ dự trữ  là một trong 5 dự án  thủy điện   dự tính  xây dựng  trên sông Nậm Ngùm.

       Dự án Nậm Ngùm 2  có đập  bằng đá hiện cao  nhất Lào,  cao 185 m, bề mặt đổ bê tông.  Hồ dự trữ lớn nhất là hồ Nakai , rộng 450 km2 ( 45 000 ha ) thànhlập năm 2008  khi đập Nakai , cao 39m , đóng cửa thoát thủy  lần đầu tiên.   Mỗi năm ,  Dự trữ Nakai  chỉ còn 7000 ha( 70 km2 )   nước   họat động được vào tháng tư mỗi năm.   Nậm Thơn (? )– Nam Theun 2  cũng có  hồ và đập nhỏ hơn  , xây cất có mục đích  kiểm sóat các giải tỏa  trạm thủy điện Nậm Thơn 2 đến sông Xê Bang Phai.

Đập Nậm Ngùm 2 lớn nhất nước Lào chi phí 1.5 tỷ đô la Mỹ

      Lào hiện có  ít nhất là  23 đập thủy điện  hoạt động dọc theo sông Mê Kông  . Đến năm 2020  Lào sẽ có thêm  28 đập nữa   . Đa số thủy điện là mới sẽ dành cho xuất khẩu sang các lân bang .   Chánh  phủ Lào hy vọng  là đến năm  2025 thủy điện sẽ là nguồn lợi tức chánh cho xứ Lào.   Tuy nhiên hai nước Việt Nam và Căm Bốt  rất bất mãn về các đập thủy điện Lào,  đặ c biệt là hai đập   Xayaburi ở Bắc Lào  và  đập   Don Sa  Hong, cách biên giới Cam Bốt – Lào  2km về phía Bắc. Nhưng phản đối ở Ủy Ban sông Mê kông- Mekong River Committee , RMC  gồm 4 quốc gia Cam Bốt  và Lào , Thái Lan và Việt Nam  chỉ  vô hiệu ,  vì quyền xây cất hay bải bỏ  một đập   là quyền hạn   chủ quyền tối cao của mỗi quốc gia .  Lào lắng nghe  , nhưng  rồi vẫn tiến tới . Như thể  đã xảy ra về xây cất đập    Xayaburi    ở Đông Bắc Lào,  đã hòan tất 2 phần năm  công trình giữa năm 2015 .  Ở đây cũng như ở Don Sahong ,   Lào có thể bổ sung   vài đặc điểm  hầu giảm bớt tai hại cho các xứ hạ nguồn : các bậc thang cho cá – fish ladders,   các kênh đường rẽ - by pass channels   , ngay cả một vươn  cao  là các tua bin thân thiện cho cá - fish friendly turbines .  

       Trung Quốc là nhà đầu tư lớn  nhất ở Lào

         Quản Hứa  Bình (?), đại sứ Trung Quốc ở Lào  tuyên bố ngày 30 tháng giêng năm 2015  là   đầu tư tích lũy  của Trung Quốc  ở Lào,  nay đạt 5,1 tỉ đô la Mỹ , trên hẳn  Thái Lan và Việt Nam .  Trung Quốc  cũng đang   thực hiện  đường xe lữa tranh cải   nhiều,  nối tỉnh Vân Nam  đến thủ đô Viên Chan, trị giá  lên tới 7.2 tỉ đô là tiền Trung Quốc cho Lào vay  , tương đương  với 75 % GDP Lào . Đầu tư  Trung Quốc ở Lào luôn luôn là một mối lo ngại cho Việt Nam . Việt Nam có cảm  tưởng là đang bị đe dọa – threaten, theo một bức thư,  năm 2014, đảng Cọng Sản Việt Nam gửi cho đảng Cọng Sản Lào Rađiô  Á Châu Tự Do-Radio Free Asia  phát thanh.   Và không phải   chỉ mất ảnh hưởng chánh trị mà thôi : Lào  là thượng nguồn  3 nước  Việt Nam , Thái Lan  và Căm Bốt  trên sông Mê Kông , cho nên bất cứ đập thủy điện nào xây cất với viện trợ Trung Quốc,  đều có nhiều ảnh hưởng khủng khiếp  cho các láng giềng nước Lào …                                     


                       ( Irvine , Nam Ca Li,  ngày 12 tháng 7 năm 2015 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét