Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Sao Diêm Vương - Pluto



Biết rõ hơn chút ít về :

                      Sao Diêm Vương - Pluto 

                                     G S Tôn thất Trình


      Ôn cố

      Nội san hôi Nông Nghiệp Hải Ngọai , số tháng tư năm 2015, đăng bài của Trần Hồng Văn, nói về các nhà khoa học  , đầu tháng 9 năm 2012, ăn  mừng những thành quả thu thập được của 2 phi thuyền không người  Voyager 1 và Voyager 2,  ba mươi lăm năm sau ngày chúng  rời Trái Đất – Địa Cầu ( năm1977 ) . Tính tới ngày 17 tháng giêng năm 2014 , Voyager 1 đã ở xa Trái Đất 19.04 tỉ km và phi thuyền Voyager 2  xa  Trái Đất 15.6 tỉ km. Tuy phóng lên 2 tuần sau Voyager 2 , phi thuyền Voyager 1 , thoát ra khỏi  giải tinh hà – asteroid belt   trước Voyager 2 . Nó gửi  về Trái Đất  ngày  1- 4 – 1978, những  hình ảnh  đầu tiên của  Sao Mộc - Jupiter , cách xa Trái Đất  165 triệu dặm Anh ( trên 165 triệu km), cùng 2 vệ tinh mới tìm thấy lúc đó   Thebe và Metis     chi tiết   rỏ ràng các vệ tinh  chính và lớn nhất là Io, Europa , Callisto, Amalthea. Còn Voyager 2 , tính tới ngày 13-8-  2011, là phi thuyền bay dài nhất , phá kỷ lục của phi thuyền  Pioneer ( phóng  lên ngày 16- 12- 1965 ) lúc đó là 12 758 ngày . Sau khi cùng  Voyager  1 quan sát  Sao  Mộc và Sao Thổ- Saturn,  Voyager 2  được hướng dẫn  bay về phía hai hành tinh ngoài cùng  Thái Dương hệ- hệ Mặt trời     Sao Thiên Vương – UranusSao Hải Vương Neptune … 

   Nhắc lại  là năm 1992   hai nhà Thiên văn học  Dave Jewitt   và Jane Luu đã xác  định   một liên tục các vật thể  có quỉ đạo giống như Sao Diêm Vưong . Các vật thể này  thảy đều là thành viên  của Đai Kuiper Belt , một sĩ số sao chổi – comets ( ? ) tiềm năng  đá tảng ,  bay ơ những quỉ đạo xa hơn hẳn Sao Hải Vuơng.      

        

 Tri tân, sau tháng 7 năm 2015


        Sau đây là quan điểm của Mike Brown nhà thiên văn học hành tinh của Viện  Kỹ thuật Ca Li , Hoa Kỳ- Caltech , tác giả sách  Cách nào Tôi Giết chết  Pluto và Tại sao  Nó lại Trở lại - How I Killed Pluto  and Why It Had It Coming. 

Phi thuyền Các Chân Trời Mới 2006
      Khi  Phi thuyền  Các Chân Trời Mới - New Horizons   được phóng lên hướng về  Sao Diêm Vương năm 2006, không  một ai biết đời sống  thẻ buộc “ Sứ mệnh đầu tiên  đến  hành tinh cuối cùng- the first mission  to the last planet” lại ngắn ngủi đến thế.  Ngọai trừ chính  ngay Mike Brown.  Hai tuần  trước đó, Mike Brown đã khám phá ra Eris , một thân thể nước đá , khối lượng lớn hơn Pluto chừng 30 %.  Rỏ ràng là khám phá của Brown  có thể chấm dứt  ngự trị của Sao Diêm Vương đã 76 năm rồi, như thể là hành tinh  xa nhất   thuộc  hệ thống Mặt Trời chúng ta.  Hoặc là Eris sẽ gia nhập hàng ngủ hành tinh  hay Pluto sẽ mất đi tình trạng là một hành tinh.


       Điều mọi người đồng ý  :  là chúng ta biết  quá ít về Pluto. Nó quá bé nhỏ và quá xa để có thể thấy được  hơn là chi tiết  bụi lông tơ nhất từ ở đây trên Trái Đất.  Phi thuyền Các Chân Trời Mới họa kiểu ra , cốt đem lại sáng sủa . Trong chín năm qua,  phi thuyền đã chạy mau lẹ  xuyên qua 3 tỉ dặm Anh ( 4. 8 tỉ km ) giữa Trái Đất và Pluto và  cuối tháng 7 năm 2015 sẽ tới mục tiêu . Phi thuyền  chở theo  các máy chụp hình cực tím - ultraviolethồng nội -infrared cũng như  các máy thu thập  hạt tử- particle collectors cao năng  trong số những dụng cụ khác  Nó sẽ chụp bắt hình ảnh của Sao Diêm Vương   và mặt trăng nó là  Charon , với nhiều chi tiết hơn bất cứ ai đã thấy chúng  từ trước đến nay .

      Đối với Mike Brown , người  đã  làm khám phá đưa  tới giáng chức Pluto ,  chuyến bay tàu vũ  trụ  đến gần thiên thể , tuồng như không còn hấp dẫn nữa.  Nhưng điều này  thật sự qúa xa sự thật .  Phi thuyền Các Chân trời Mới không chỉ  là một cách riêng cho Pluto . Nó treo lơ lững giữ cân bằng giúp chúng ta hiểu biết  tòan thể một vùng mới ở hệ thống mặt trời.  

Phi thuyền Chân Trời mới

     Tại sao ? Khi sứ  mệnh  được ý thức lần đầu tiên,  các nhà thiên văn Hoa Kỳ nghĩ đến Pluto như là một cái gì khác thường . Trước hết nó bé nhỏ bề mặt đầy nước đá, đá tảng…, môt tương phản  sâu đậm  với các hành tinh  khổng lồ, hơi khí bay qủi đạo  gần mặt trời nhất .  Nhưng kể từ khi phóng lên phi thuyền,  chúng ta đã học hỏi nhiều thêm về Pluto  và  các  vùng xung quanh nó . Thay vì là một ngọai lệ, tuồng như  đó là một qui lệ. 

  Sao Diêm Vương nằm  bên trong hơn bìa mép của đai Kuiper Belt , một vùng rộng lớn  ngòai xa Sao Hải Vương - Neptune.  .Đai Kuiper  chứa hàng trăm ngàn   các thân thể   đường kính 100 km  và các thân thể  nhỏ hơn còn nhiều hơn nữa . Mỗi thân thể đều có kiểu cách giễu cợt của chính mình.  Chẳng hạn,  Eris  vẫn còn là  khối lượng biết được to lớn nhất trong đai, chứa một khí quyễn luân phiên thay đổi từ đông gía đến tận bề mặt,  rồi tái bốc hơi ,  trong thời gian   bay một qủi đạo  dài 558 năm .  Haumes   hình banh túc cầu Hoa Kỳ,  quay tròn mau lẹ hơn bất cứ   một thân thể nào to  lớn khác  ở hệ thóng mặt trời . Chuyễn động xóay lốc  của nó là thành quả của  một đụng độ xưa cũ,  tung ra những mảnh vỡ vụn nước đá  xuyên khắp hệ thống mặt trời , phía ngòai bìa xa nhất.  Makemake  có một bề mặt  giống như một xưởng hóa học. :  nó thay đổi chầm chậm những phiến tấm nước đá  methane  thành một món thịt hầm  nước đá xa lạ, vài lòai này chưa bao giờ thấy , ngòai la bô  trên Trái Đất . Và còn nhiều hơn nữa  với tên hiệu  như Quaoar , Orcus , SednaSnow  White- Bạch Tuyết  ( xin đừng hỏi ) . 

   Brown đã điểm chấm  mỗi một người cỗ quái này . Và mỗi cỗ quái  đều  thêm vào thân thể chứng  minh không nên tính Sao Diêm Vương – Pluto là   một hành tinh bình thường,  mà chỉ  nên xem nó là  môt hành tinh lùn . Nó chia sẽ  một quỉ đạo   với các láng giềng  trong đai Kuiper, khác những cái gì chúng ta gọi là hành tinh , vì bay  một mình ở quỉ đạo.  Xếp hạng  các vật thể đứng đắn  là bước đầu cực trọng  để hiểu  xem  chúng họat động cách nào  và cách nào chúng thọat tiên hình thành . Những không phải  mọi người đều  nhất trí  với tình trạng  mới của Pluto đâu,  đặc biệt là công chúng rộng lớn hơn . Cho đén ngày nay , Brown đã nhận thư  từ  ai đó hỏi  là Pluto có thể  được  làm ông nội  ở  điện thờ bách thần hành tinh- planet pantheon không ( Trả lời : không ).  Nơi này chắc chắn là đã có rất nhiều luyến tiếc quá khứ, hòai cỗ .


      Brown đã hiểu. Ông đã có  một hình ảnh  trong đầu  kể từ lúc ông học cao học  là bề mặt Pluto  giống như gì rồi. Trên Pluto của ông là những cuộn xoắn   nước đá   liệng ra  bóng râm, báo điềm  xuyên ngang một cảnh quan  thắp sáng mờ mờ . Bạn có thể  làm sập  một cuộn xoắn sờ  nó  một lần  duy nhất . Mặt  trời cách xa quá  , bạn có thể  xóa tẩy nó với những mảnh vỡ nứt  nho nhỏ bừa bộn trên đất .  Nhưng sau năm 2015,  Pluto của Brown sẽ  mất đi , thay bằng những hình ảnh có thực sự  . Brown đồng  ý với điều này .  Vì lẽ  Các Chân Trời Mới  không  phải cho tín hiệu một chấm dứt  mà là một khởi sự . 

      Khi phi thuyền đến gần ,  các hình ảnh sớm  cho thấy là Pluto và Charon  hiện ra tụ điểm thành những hình cầu nhỏ.  Chúng ta có thể nhìn xem  những ám chỉ đầu tiên của các đặc điểm  bề mặt . Bốn mặt trăng bé tí xíu, ngòai Charon , đã trổi dậy từ sáng chiếu chói lọi của hành tinh . Khi phi thuyền đến gần hơn, chúng ta sẽ khám phá thêm nhiều mặt trăng chưa biết  không? Brown nghĩ rằng có thể được, nhưng phải khá lâu mới biết : dù rằng Các Chân Trời Mới  bay đến gần sẽ  chấm dứt trong khoảnh khắc ; phi thuyền  sẽ tiếp tục bay tiến nhanh trong không gian  giữa các ngôi sao, các hình ảnh  sẽ chảy nhỏ giọt lại qua nhiều tháng. 

  Phần lớn những hình ảnh này sẽ xác nhận  điều chúng ta đã suy diễn  từ các hình ảnh lông tơ mù mờ, do các viễn vọng kính  đặt trên mặt đất  hay  bay trên quỉ đạo Trái Đất , chụp ra. Pluto sẽ tương đối bằng phẳng , với  những  tập trung sáng chói của nitrogen đông giá  ở các cực và những vùng đen đậm hơn  dọc theo xích đạo. . Nơi đó , methane sẽ đã đông giá trên bề mặt và đã bắt đầu  phân hóa  thành những chất  đậm đỏ giống như hắc ín, Charon  sẽ nhìn ra khác hẳn:  đầy  miệng núi lữa  cũ và nặng nề.  Nước đá  đã di chuyễn  ngang qua  bề mặt Pluto , làm  nó bằng phẳng , đã bốc hơi  vào không gian Charon , nhờ  mặt trăng này kích thước  bé nhỏ và   trọng lực yếu kém .  Brown nghi ngờ rằng chúng ta cũng sẽ  nhìn thấy những gợi ý một cái gì nữa  đang xảy ra trên bề mặt  của Charon  , có lẽ vài vùng   nơi  các  phun nước  hỏa diệm sơn  xưa cũ đã chảy ngang qua mặt trăng lâu dài , trước khi phần còn lại của bề mặt đã bị ăn mòn.

    Là một nhà khoa học, đúng cho là to lớn, khi những khám phá  được xác nhận .  Nhưng  điều kích thích còn hơn nữa ,  khi nhiều câu hỏi mới  nêu lên.  Và khi Các Chân Trời Mới  sẽ dựng lên một  vật chủ .Vậy chớ các mạch nước phun - geysers  sương giá, điểm đầy  bề mặt  một vật thể giống như Pluto  thì sao ? Thế thì một  khí quyễn  bé tí  xíu  có thời tiết không?   Và Charon  thưc sự có hỏa diệm sơn  nước đá  không trong quá khứ  và nếu có ,  thì hỏa diệm sơn  nước đã  chính xác là gì đây và nó họat động như thế nào ? Vây chớ bao nhiêu sao sa - sao băng   đã đụng nhằm những thân thể này, trong vòng 4.5 tỉ năm,  kể từ khi  chúng hình thành ? Có quá nhiều câu hỏi để trả lời, nhưng những câu hỏi đáng chú ý nhất lại sẽ là những  câu hỏi chúng ta chưa nghĩ  ra để hỏi.

Lược nhìn Sứ mệnh tới sao Diêm vương của  phi thuyền Chân Trời Mới . Thời gian mốc và hành trình (màu đỏ). 

   Cuối cùng , Các Chân Trời Mới  giúp chúng ta học hỏi  cách nào hệ thống mặt trời chúng ta   đã xảy ra như thế. Một phần,  vì lẽ những bề mặt  của đai Kuiper belt mang theo những sẹo  lịch sử nó  lâu hơn nhiều hành tinh khí hơi - gaseous  planets , tỉ như lâu hơn  Hải Vương.  Cho nên Brown  muốn đề ngjhị  một dòng thẻ buộc mới : “ Sứ mệnh đầu tiên của  biên cương cuối cùng - the first  mission to the last frontier.”

           ( Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 22 tháng 6 năm 2015 )         

          
    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét