Người Việt nên hiểu rõ hơn nữa:
Singapore
ngày nay
Lịch sử Singapore
Singapore, tiếng
Pháp là Singapour, có khi được Việt hóa là Tân Gia Ba, có một lịch sử bắt đầu
từ thế kỷ thứ 13 sau Công nguyên. Sau đó vương quốc Singapura trở
nên quan trọng vào thế kỷ thứ 14 dưới trào của Srivijayan
hòang tử Parameswara và Singapore trở thành một hải cảng quan trọng,
mãi cho đế khi bị giặc cướp biển Acehnese tàn phá năm 1613,
Lịch sử cận đại Singapore khởi sự năm 1819 khi huân
tước người Anh Sir Stamford Raffles thiết lập hải cảng Anh trên đảo . Dưới
quyền Anh Quốc cai trị như một thuộc địa Anh , Singapore càng thêm
phần phát triễn tăng trưởng, thành một trung tâm cho cả
hai nền thương mãi Ấn Độ và Trung Hoa và là một kho buôn bán cất giữ và phân
phối hàng hóa cho Đông Nam Á, mau lẹ biến thành một thành phố- hải cảng chánh
yếu.
Trong Thế Chiến
thứ Hai, Singapore bị Đế Quôc Nhật chinh phục và chiếm cứ, từ năm 1942
đến năm 1945. Khi chiến tranh chấm dứt, Singapore trở lại duới
quyền Anh kiểm sóat, với các mức tự trị mỗi ngày mỗi
được phép tăng, mà đỉnh cao là lúc Singapore sáp nhập vào Liên
Bang Mã Lai , thành Mã lai Á - Malaysia năm 1963. Tuy nhiên,
bất ổn xã hội và tranh chấp giữa Đảng Hành
Động Nhân Dân - People’s Action Party cai quản Singapore và Đảng
Liên Hiệp Mã Lai Á - Malaysía‘s Alliance Party, có
thành quả làm Singapore tách rời khỏi Malaysia. Singapore
trở thành một Cộng hòa - Republic độc lập ngày 9 tháng 8 năm 1965.
Đối
diện một thất nghiệp nặng nề và một khủng hỏang gia cư, Singapore bắt tay ngay
vào một chương trình cận đại hóa khởi sự cuối thập niên 1960 đến
thập niên 1970, tụ điểm trên công nghệ chế tạo, phát triễn những
gia cư đồ sộ công cọng và đầu tư mạnh mẽ về giáo dục công cộng. Kể
từ khi độc lập, nền kinh tế Singapore tăng thêm trung bình mỗi năm là 9%
. Đến thập niên 1990, Singapore đã trở thành một trong số quốc
gia phồn thịnh nhất thế giới, có một nền kinh tế thị trường tự do phát
triễn cao, những liên kết thương mãi quốc tế vững vàng và sản
phẩm lợi tức ròng nội địa mỗi đầu người cao nhất Á Châu, ngọai trừ Nhật
Bổn.
Phần I :
Từ “ Cù lao Cuối Pu luo Chung ( thế kỷ thứ 3 ) “ đến “Thành phố Sư Tử Singa pura ” ( thế kỷ thứ 13) , rồi đến quốc gia “ Cộng Hòa Singapore” năm 1965
Singapore xưa cũ
Ghi chép xưa nhất
về Singapore là tài liệu Tàu vào thế kỷ thứ ba, mô tả đảo Cù
Lao Cuối ( Trùng ), Pu luo Chung ( ? ) phỏng theo tên Mã Lai là Pulau
Ujong , có nghĩa là đảo cuối Bán Đảo Mã Lai. Các sử biên niên Mã Lai
Seraju Melayu - Malay Annals chứa một câu chuyện của
hòang tử của Srivijaya Sri Tri Buana - Sang Nila Utama , đổ
bộ lên đảo trong thế kỷ thứ 13 . Khi hòang tử thấy sư tử, ông gọi nơi này
là - Singa pura Thành phố SưTử ( Lion City ) theo
tiếng Mã Lai . Tuy nhiên, Singapore không bao giờ có sư tử cả, mà chỉ có
đầy cọp, hổ -tiger mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới thôi. Vì là thành
phần của Đế quốc Sri Vijaya , vào thế kỷ thứ 1 , Singapore
bị Hòang đế Nam Ấn Độ Rajendra Chola I, Đế
quốc Chola xâm chiếm.
Năm 1320, Đế
Quốc Mông Cổ gửi một sứ mệnh thương mãi đến một nơi gọi
là Long Ya ( Nha ) Men - Dragon ‘s Tooth
Straits có thể là hải cảng Keppel
Harbour phía Nam đảo . Nhà du lịch Vương ( Uông ) Đại
Viên ( Viên ? )- Wang Dayuan viếng thăm đảo, khoảng năm
1330 , một khu định cư nhỏ gọi là Đan Ma Xi theo tên Mã Lai là Tamasik,
có cư dân là Mã Lai và Tàu. Những khai quật mới đây ở Fort Canning
tìm ra chứng cớ Singapore là một hải cảng quan trọng vào thế kỷ thứ
14.
Trong thế kỷ
thứ 14, Singapore bị lọt vào giữa sự tranh dành giữa Xiêm ( nay là Thái Lan )
và Đế quốc Majapahit căn cứ ở Java , để kiểm sóat Bán Đảo Mã
Lai. Theo biên niên Seraju Melayu, chỉ một tấn công Majapahit là
Singapore đại bại. Majapahit cai trị đảo nhiều năm, trước
khi vị đuổi về Malaka , nơi ông thiết lập quốc vương đạo hồi
-sultanate of Malacca. Vào đầu thế kỷ thứ 15, Singapore là chư hầu
Thái Lan, nhưng vuơng quốc đạo hồi Malacca mau chóng mở rộng quyền
hành trên đảo. Sau khi Bồ Đào Nha xâm chiếm Malacca năm 1511, đô đốc Mã
Lai chạy trốn đến Singapura và thành lập thủ đô mới Johor Lama , cử
một sĩ quan cai trị Singapore . Bồ Đào Nha phá hủy các khu định
cư ở Singapore năm 1587 và đảo này chìm trong bóng tối suốt hai thế
kỷ kế tiếp .
Một phố xưa Singapore |
Thiết lập Singapore Cận đại ( 1819 )
Giữa
thế kỷ thứ 16 và thứ 19, Quần Đảo Mã Lai dần dần bị các cường
quốc Âu Châu thu phục, bắt đầu bằng việc Bồ Đào Nha đến
Malacca năm 1509 . Ngự trị ưu thế của Bồ Đào Nha bị Hà( Hòa ) Lan
thách thức trong thế kỷ thứ 17 để kiểm sóat đa số các
hải cảng trong vùng. Hòa Lan thiết lập một độc quyền buôn bán trên
quần đảo, đặc biệt về gia vị - spices , lúc bấy giờ là sản phẩm quan
trọng nhất của Vùng. Các cường quốc thuộc địa, khác tỉ như dân Anh,
chỉ hiện diện tương đối giới hạn.
Năm
1818, Huân tước Sir Stamford Raffles, được bổ nhiệm là
Phó Thống Đốc thuộc địa Anh ở Bencoolen. Ông cương quyết là Đại
Anh Quốc - Great Britain sẽ thay thế Hòa Lan
như thể là một cường quốc ưu thế ở quần đảo, vì lẽ con
đường thương mãi giữa Trung Hoa và Ấn Độ Anh quan trọng
khẩn thiết quan trọng với việc thành lập buôn bán thuốc
phiện với Trung Hoa, đi ngang qua quần đảo. Hòa Lan đã cản trở buôn bán
Anh trong vùng, cấm đóan dân Anh họat động ở các hải cảng Hòa Lan kiểm
sóat hay bắt họ đóng thuế cao. Raffles hy vọng thách thức Hòa Lan
bằng cách thành lập một hải cảng mới dọc theo Eo Biển Malacca, con
đường chánh tàu bè đi qua cho buôn bán Trung Hoa - Ấn
Độ. Ông thuyết phục Công tước Lord Hasting, Tòan Quyền Ấn Độ và
Cấp Trên ông ở Công ty Đông Ân Độ Anh- British East India Company tài
trợ một viễn chinh, tìm kiếm một căn cứ Anh mới cho vùng.
Raffles
đến Singapore ngày 28 tháng giêng 1819 và rồi nhìn nhận đảo này
là một lựa chọn tự nhiên cho một hải cảng mới. Đảo nằm
chóp Nam bán đảo Mã Lai , gần Eo Biển Malacca., và có một
cảng biển sâu thiên nhiên, các nguồn cung cấp nước ngọt - fresh water
và gỗ sửa chửa tàu bè . Raffles tìm ramột khu định cư Mã Lai
nhỏ bé , dân số khỏang 1000 người ở cửa sông Singapore do Temenggong
Abdu’ r Rahman điều khiển. Đảo do tiểu vương - Sultan of Johor
cai quản trên danh nghĩa - hư vị, dưới quyền kiểm sóat của Hòa Lan
và Bugis. Tuy nhiên, vương quốc hồi giáo này yếu kém vì chia rẽ bè phái và
Temenggong Abdu’r Rahman và các chức quyền của ông trung thành với
ông anh lớn tuổi hơn là Tengku Hussein ( hay Tengku Long )Raffles sống
lưu đày ở Riau. Nhờ Temenggong giúp đở, Raffles đưa lén lút
Hussein trở về lại Singapore. Ông cống hiến nhìn nhận Hussein
là tiểu vương hồi gíáo của Johor và trả lương hàng năm cho Hussein
. Ngược lại, Hussein sẽ cho không, tặng dân Anh quyền hạn
thiết lập một đồn buôn bán tại Singapore. Một hiệp ước
chánh thức được ký kết ngày 6 tháng 2 năm 1819 và Singapore
cận đại ra đời. Nhắc lại là năm 1623, nghĩa là gần 200 năm trước
, vua Chân Lạp Chey Chetta II đồng ý nhượng khu dinh điền Mỗi Xuy - Mô Xòai
gần Bà Rịa ngày nay cho Việt Nam khai khẩn và năm1665 đã có 1000
người Việt (tương đương dân số Singapore năm 1819) lập nghiệp ở vùng này
và Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên đã đóng đồn ở Prey Nokor - Sài gòn (
? ) và Kras Krobei ( quận 1 - Bến Nghé ) bảo đảm an ninh cho Mỗi
Xuy. Như đã nói, truớc khi đến, có chừng 1000
người sinh sống ở Singapore, đa số là Mã Lai và vài chục dân Tàu .
Đến năm 1869 , nhờ di cư từ Malay và các nơi khác Á Châu , dân số
Singapore đã lên đến 100 000. Rất nhiều dân di cư Tàu và Ấn Độ đến Singapore
để họat động ở các đồn điền cao su và các mỏ thiếc, các con cháu họ
sau đó làm thành khối lựợng lớn dân số Singapore.
Tăng trưởng sớm sủa ( 1819- 1926 )
Sir Thomas Stamford Bingley Raffles |
Raffles
trở lại Singapore năm 1822 và chỉ trích nhiều quyết dịnh của
Farquhar , dù Farquhay đã lảnh đạo thành công việc định cư,
qua những khó khăn các năm đầu tiên. Chẳng hạn, hầu tạo thêm
lợi tức cần thiết , Farquhar đã bán môn bài cho cờ bạc và bán thuốc
phiện, Raffles xem đó là các tệ đoan xã hội. Chấn động vì
thuộc địa xáo trộn, Raffles sọan thảo ra mộtlọat các chánh sánh mới
cho công cuộc định cư. Ông tổ chức Singapore
thành các phân chia phụ chức năng và chủng tộc, dưới tên là Kế
họach Raffles cho Singapore - the Raffles Plan of Singapore.
Ngày nay, cái còn lại của tổ chứcnày vẫn tìm thấy
ở các ngọai ô các tộc dân . William Farquhar bị bải nhiệm; sau đó
Farquhar chết ở thị trấn Perth tại Tô Cách Lan- Scotland.
Ngày
7 tháng 6 năm 1823 , John Crawfurd ký một hiệp ước thứ hai với tiểu vương
hồi giáo và Temenggong, đã nới rộng thuộc địa Anh qua gần
khắp đảo . Tiểu vương hồi giáo và Temenggong đã trao đổi đa số quyền hạn
hành chánh của đảo , kể luôn cả việc thâu thuế cảng bằng tiền
trả lương hàng tháng lâu dài là 1500 $ và 800 $ . Thỏa hiệp này đưa
đảo thuộc quyền Luật lệ Anh, với điều khỏan là
để tâm tới phong tục, thói quen và tôn giáo Mã Lai . Raffles thay thế
Farquhar bằng John Crawfurd , một nhà hành chánh hửu hiệu và căn cơ
ở chức vụ thống đốc mới. Tháng10 năm1823, Raffles
trở về Anh và không bao giờ còn trở lại Singapore nữa vì ông chết
năm 1826 , khi mới 44 tuổi. Năm 1824 , tiểu vương hồi giáo nhượng
Singapore vĩnh viễn cho Công ty Đông Ấn Độ.
Singapore Thuộc địa ( 1819- 1969 ):
Các Định Cư ở Eo biển ( 1826 - 1867 )
Tình trạng tiền đồn Singapore thọat tiên ,
tuồng như bấp bênh, khi chánh phủ Hòa Lan phản kháng Anh là
đã vi phạm vùng ảnh hưởng Hòa Lan . Thế nhưng Singapore mau
chóng trổi dậy như là một vị trí thương mãi quan trọng và Anh Quốc
cũng cố thêm tuyên bố chiếm cứ đảo. Thỏa Hiệp
Amnh- Hòa Lan năm 1824 , đóng xi măng tình trạng Singapore là một
thuộc địa Anh, phân chia quầnđảo ra là hai giữa hai cường quốc
thuộc địa : vùng phía Bắc S826 Singapore thuộc nhóm Công Ty Anh
Đông Ấn Độ, cùng Penang và Malacca hình thành Những
Định Cư Eo Biển - Straits Settlements do Công Ty Anh Đông Ấn Độ
cai quản . Năm 1830, các Định Cư Eo Biển này trở thành một Dinh
Thống Đốc ( hay Tòa Khâm sứ )- residency hay một phần phụ
của Tổng thống Phủ Bengal ở Ấn Độ Anh.
Những
thập niên kế tiếp, Singapore tăng trưởng để trở thành một hải
cảng quan trọng trong vùng. Thành công có nhiều lý do , gồm luôn cả
việc mở rộng thị trường Hoa Kiều , việc tàu chạy đại dương bằng hơi
nước , và việc sản xuất cao su và thiếc ở Malaya . Tình trạng một
hải cảng tự do, cống hiến một ưu thế đặc biệt so với các
thành phố hải cảng thuộc địa khác như Batavia ( nay là Jakarta ) và
Manila nơi thuế cao ; và đã hút dẫn nhiều thương gia
Tàu , Mã Lai , Ấn Độ và Ả Rập họat động ở Đông Nam Á
đến Singapore. Đến năm 1880 , đã có trên 1.5 triệu tấn hành hóa di
ngang qua Singapore mỗi năm , 80 % chuyên chở bằng các tàu chạy hơi nước.
Họat động thương mãi chánh là thương mãi kho trữ hàng, phồn thịnh
nhờ không thuế khóa và rất ít giới hạn. Rất nhiều nhà buôn ở
Singapore là các hảng buôn Âu Châu , nhưng cũng có nhiều thương gia Do
Thái, Tàu, Ẩ Rập, Armenian, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Đến
năm 1827, Hoa kiều trở thành nhóm tộc dân đông nhất Singapore , Họ
gồm có Tàu Peranakan là con cháu kiều dân định cư àu lúc ban đầu
và các cu li Tàu ồ ạt đến Singapore cố tránh thóat kinh tế
khó khăn miền Nam Trung Hoa lúc đó. Số dân Tàu này càng tăng thêm
nhiều với rối lọan Chiến Tranh Nha Phiến Thứ Nhất - First
Opium War ( 1839 - 1842 ) và Thứ Hai ( 1856 - 1860 ) gây ra.
Nhiều dân Tàu đến Singapore là dân lao động nghèo khổ, theo khế
ước. Dân Mã Lai là nhóm đông thứ hai mãi cho đến năm 1860,
họat động làm dân đánh cả , tiểu công nghệ và
lảnh lương, trong khi vẫn ở phần lớn tại các làng xóm Mã
lai - kampungs . Đến năm 1860 , dân Ấn trở thành tộc dân
đông thứ hai. Dân Ấn làm lao động không lành nghề , buôn bán, và
tội đồ gửi tới làm các dự án công cọng tỉ như dọn sạch rừng
hay mở đường . Họ cũng là lính Ấn -Sepoy troops do Anh
gửi đến trú đóng Singapore.
Dù
tầm quan trọng Singapore tăng lên, hành chánh cai trị đảo rất thiếu nhân viên ,
không hữu hiệu và không lưu tấm đến lợi ích cho dân chúng. Các nhà
cai trị thường từ Ấn gửi tới và không quen thuộc văn hóa,
ngôn ngữ địa phương. Trong khi dân số t(ng gấp bốn từ 1830
đến 1867, kích thước công chức ở Singapore không thay đổi . Đa số dân gia
không hề được các y tế công cọng săn sóc và bệnh như thổ tả -
cholera và đậu mùa -smallpox gây ra các vấn đề y tế nặng nề,
đặc biệt ở những vùng dân lao động qúa đông đúc . Thành quả
của hành chánh không hửu hiệu và phần lớn đàn ông, tạm thời ngự trị
và dân chúng vô học, xã hội trở thành không luật lệ và hổn
lọan. Năm 1850, Singapore chỉ có 12 sĩ quan cảnh sát cho gần
60 000 người. Mãi dâm, bài bạc và hút sách ( đặc biệt là thuốc phiện )
tràn lan. Các hội kín tội ác Tàu ( tương tự các hội
tay ba-triads buôn ma túy ngày nay ) rất uy vũ , và nhiều hội
có đến hàng chục ngàn hội viên . Chiến tranh kiểu cá ngựa - turf wars ( ?)
giữa các hội đối thủ thỉnh thỏang làm chết hàng trăm
người và những cố gắng bài trừ chúng chỉ thành công giới hạn.
Tình
trạng tạo ra lo lắng sâu đậm cho dân Âu Châu trên đảo . Năm
1854, Báo chí Tự do Singapore Free Press than phiền là
Singapore là “một đảo nhỏ “ đầy cặn bả - dregs “ của dân số
Đông Nam Á .
Định Cư Eo Biển Thuộc Địa Vương Miện Anh ( 1867 - 1942 )
Khi Singapore tiếp tục tăng trưởng , khiếm
khuyết hành chánh trên các Định Cư Eo Biển -Straits Settlements
trở thành nghiêm trọng và cộng đồng buôn bán Singapore bắt đầu xáo
động chống lại nền cai trị của Ấn Độ Anh. Chánh phủ Anh Quốc
đồng ý thiết lập Các Định Cư Eo Biển như thể là một Thuộc
Địa Vương Miện-Crown Colony riêng rẽ, ngày 1 tháng tư 1867.
Thuộc địa mới này do một Thống đốc cai quản dưới sự giám sát
của Cơ Quan Thuộc Địa tại London Một Ủy Ban điều hành và một
Ủy Ban lập pháp giúp đở Thống Đốc. Dù thành viên của các Ủy Ban
không phải do dân bầu lên, nhiều đại diện cho dân địa phương hơn,
dần dần tăng thêm trải qua nhiều năm tháng.
Chánh
phủ thuộc đia thực thi nhiều biện pháp giải quyết những vấn đề xã
hội trầm trọng của Singapore. Một nền Bảo hộ Tàu dưới quyền Pickering
được thiết lập năm1877 hầu giải quyết những yêu cầu của cộng
đồng Tàu , đặc biệt để kiểm sóat các lạm dụng tệ hại nhất cho buôn bán
cu li và bảo vệ đàn bà Tàu khỏi bị bắc buộc làm đĩ điếm. Năm
1889, Thống Đốc Huân tước Sir Cecil Clementi Smith bải bỏ các hội kín,
khiến chúng phải đì vào vòng bí mật. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội vẫn
tồn tại cho đến thời kỳ sau chiến tranh , gồm cả một thiếu hụt gia
cư , sức khỏe yếu đuối và một mức sống thấp kém. Năm
1906, Đồng ( ? )Minh Hội- Tongmenghui một tổ chức cách mạng
quyết lật đổ triều đình nhà Thanh do Tôn Dật Tiên- Sun Yatsen lảnh
đạo , thành lập nhánh Nam Dương- Nanyang ở Singapore , trụ sở tổ
chức ở Đông Nam Á . Hội viên nhánh này gồm có Bác sĩ Vương ( ? ) Hồng Quế
- Wong Hong Kui , các nhà biến chế cao su Chan Cho Nam,
Cheung Wing Fook, Chan Po Yin là ba người
thành lập nhật báo Chấn Hưng ( ? ) - Chong Shing ngày 20 tháng
8 năm 1907 phân phối 1000 tờ mỗi ngày và nhà sách Khai Minh - Kai Ming
bookstore . Dân di cư Tàu ở Singapore tặng dữ vô số cho Tongmenghui
đã tổ chức Cuộc Cách Mạng Tân Hợi - XinHai Revolution, năm 1911,
đưa tới thành lập Cộng Hòa Trung Hoa - Republic of China .
Thế
Chiến Thứ Nhất ( 1914 - 1918 ) không ảnh hưởng gì mấy đến Singapore, vì
chiến tranh này không lan tràn ở Đông Nam Á . Sự cố đáng kể nhất là
cuộc nổi lọan năm 1914 của bính lính - sepoys Ấn Độ Anh theo hồi giáo
trấn giữ Singapore, khi có tin đồn là họ phải đi đánh nhau ở Đế
Quốc Thổ Nhĩ Kỳ - Ottoman Empire . Sau Thế Chiến, chánh phủ Anh chi
tiêu nhiều tài nguyên để xây dựng căn cứ hải quân ở
Singapore, cốt để ngăn chặn tham vọng mỗi ngày mỗi mạnh mẽ thêm của
Đế Quốc Nhật Bổn. Căn cứ hòan thành năm 1939 với tổng phí cao
ngất trời lúc đó là 500 triệu $ . Căn cứ khoe khoang là có một nơi sửa chửa
tàu dưới nước - dry dock lớn nhất thế giới , một xưởng đóng
tàu nổi- floating dock lớn hàng thứ ba thế giới và
kho thùng trữ nhiên liệu, đủ hổ trợ tòan thể hải quân Anh trong 6
tháng. Căn cứ được đại bác 16 ngón ( gần 375 mm ) và những phi đòan
không quân Hòang gia Anh, đóng tại căn cứ không quân Tengah Air base,
phòng vệ . Nguyên thủ tướng Winston Churchill cũng đề cao đó là
“ Pháo Đài Gibraltar miền Đông” . Tiếc thay, đó cũng
là một căn cứ hải quân không có hạm đội. Hạm đội Hòang gia Anh đóng ở Âu
Châu và dự tính là sẽ di chuyễn mau lẹ tới Singapore khi cần thiết .
Tuy nhiên khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ năm1939 , Hạm đội Anh
mắc lo chống giữ Anh Quốc. Trung tướng- Lieutenant General
Huân tước Sir William George Shedden Dobbie được cử
làm Thống Đốc Singapore và tướng Tổng chỉ huy Quân sĩ
MaLaya ngày 8 tháng 11 năm 1935, đóng tại Istana, mãi cho
đến khi sắp xảy ra Thế Chiến Thứ Hai năm 1939 .
Trận Chiến Singapore và Nhật Chiếm đóng ( 1942 - 1945 )
Tháng
12 năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng - Pearl Harbor ( bang Hạ Uy Di
- Hoa Kỳ ) và bờ biển Miền Đông Malaya, gây ra Cuộc Chiến
Tranh Thái Bình Dương. Hai tấn công xảy ra cùng ngày , nhưng vì cách nhau
nhiều kinh tuyến nên tấn công Honolulu là ngày 7 tháng 12 , trong
khi tấn công Kota Bharu lại là ngày 8 tháng 12 . Một trong
những mục tiêu Nhật là chiếm cứ Đông Nam Á và bảo đảm
nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên giàu có hầu nuôi
nấng quân đội và nhu cầu nền công nghệ Nhật. Singapore, căn cứ chánh
của Đồng Minh trong vùng, lẽ đương nhiên là một mục tiêu quân sự, vì
thương mãi phồn thịnh và dân chúng giàu sang. Các chỉ huy quân sự
Anh ở Singapore đã tin tưởng rằng tấn công Nhật sẽ đến từ
biển phia Nam, vì rừng rậm Malaya phía Bắc sẽ làm ra
một rào cản thiên nhiên chống lại xâm lăng. Dù họ đã vẻ ra một kế
họach chống trả tấn công từ phía Bắc Malaya, các sửa sọan chưa bao giờ
hòan tất cả. Giới quân sự tin cậy là “ Pháo Đài Singapore”
sẽ chống lại được bất cứ một tấn công Nhật nào và niềm tin này càng
vững mạnh thêm khi được Lực lượng Z đến nơi . Lực lượng này
gồm chiến hạm Prince of Wales và tuần
dương hạm - cruiser Repulse . Tóan tàu chíến này
sẽ còn thêm hàng không mẩu hạm - aircraft carrier Indomitable,
nhưng hàng không mẩu hạm này bị ngừng dọc đường , khiến tóan
tàu chiến không có phi cơ bảo vệ .
Ngày
8 tháng 12 năm 1941 , các lực lượng Nhật đổ bộ lên Kota Bahru
, ở miền Bắc Malaya. Chỉ 2 ngày sau khi khởi sự xâm chiếm Malaya,
hai chiến hạm Prince of Wales và Repulse bị đánh chìm
ở ngòai khơi, cách bờ biển Kuantan tại Pahang 50 dặm Anh
(hơn 80 km ) do các máy bay thả bom và phóng thủy lôi lực lượng
Nhật, một thất trận hải quân Anh tệ hại nhất Thế Chiến Thứ Hai. Hổ
trợ không quân Đồng Minh không tới kịp đúng giờ, để bảo vệ hai tàu chiến
chánh yếu này . Sau sự cố , Singapore và Malaya bị oanh kích hằng
ngày , kể cả các mục tiêu cơ cấu dân sự như bệnh viện,
tiệm buôn bán. làm chết cả chục - cả trăm người mỗi lần.
Quân
đội Nhật tiến mau lẹ đến phía Nam ngang qua Bán đảo Mã Lai, đè bẹp
hay tắt rẽ khỏi kháng cự Đồng Minh . Các lực luợng Đồng Minh không
có xe tăng , vì họ cho là không thích hợp với rừng rậm nhiệt đới và bộ binh
Đồng Minh đã tỏ ra không có sức lực chống lại các xe tăng nhẹ của Nhật.
Khi việc chống cự tiến binh Nhật thất bại, các lực lượng Đồng
Minh bị bó buộc rút lui về phía Nam, hướng Singapore. Ngày
31 tháng giêng 1942, chỉ 55 ngày sau khởi đầu cuộc xâm chiếm, Nhật đã
chiếm cứ hòan tòan Bán đảo Mã Lai và sẳn sàng đánh Singapore.
Đường
đắp cao qua đầm lầy , nối liền Johor và Singapore, bị các lực lượng Đồng
Minh phá hủy , hy vọng chận đứng quân đội Nhật . Tuy nhiên, quân Nhật đã
vượt qua Eo Biển Johor bằng các tàu bơm phồng - inflatable boats,
những ngày sau. Nhiều chiến đấu xảy ra giữa các lực lượng Đồng Minh
và các tình nguyện dân cư Singapore, chống quân Nhật tiến
binh , tỉ như Trận chiến - Battle Pasir Panjang . Tuy nhiên,
khi đa số phòng vệ bí dánh nát tan và cung cấp tiêu hao hết,
lực lượng Đồng Minh Trung tướng Arthur Percival đầu hàng
Tướng Nhật Tomoyuki Yamashita của quân đội Thiên Hòang
vào ngày đầu năm âm lịch, 15 tháng hai 1942. Khỏang 130 000
lính Ấn Độ, Úc và Anh trở thành tù binh chiến tranh. Nhiều người
sau đó được chở tới Miến Điện, Nhật , Đại Hàn hay
Mãn Châu làm lao động nô lệ bằng các “tàu địa
ngục - hell ships” . Sụp đổ Singapore là cuộc đầu hàng các lực
lượng Anh dẫn đạo lớn nhất trong lịch sử , Báo chí Nhật huênh hoang tuyên
bố thắng trận này là quyết định cho tình trạng tổng quát chiến
tranh .
Yamashita (người ngồi giữa ) nắm chặt tay trên bàn nhấn mạnh: đầu hàng vô điều kiện. Percival ngồi giữa các sĩ quan, tay nắm lại đưa lên miệng (Ảnh Wiki) |
Nhật
đổi tên Singapore thành Syonan-to hay Ánh sáng đảo Nam -
Light of South Island, Nhật chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945 ,
Quân đội Nhật áp dụng nhiều biện pháp hà khắc chống lại dân địa
phương, đặc biệt là hiến binh Nhật - Kempetai rất tàn nhẫn
với dân Tàu . Tàn bạo khủng khiếp nhất là tàn sát dân
sự Tàu Sook Ching, trả thù chống lại cố gắng dân Tàu giúp chiến đấu
ở nguyên quán Trung Hoa . Xử tử khỏang từ 25000 đến 50 000 người
ở Malaya và Singapore . Dân số còn lại
khổ sở trăm điều, suốt ba năm rưỡì Nhật chiếm đóng. Dân Mã
Lai và Ấn Độ bị bắt buộc xây dựng “ Đường Sắt tử thần - Death
Railway” ( không phải thi vị hóa như trong phim Cầu sông Kwai ? với
tù binh Anh ), giữa Thái Lan và Miến Điện. Đa số dân lao động nô lệ
chết, khi làm đường xe lữa. Dân Âu ( Tây ) lai cũng bị
bắt làm tù binh.
Thời Hậu Chiến 1945 - 1955
Sau
khi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945 , Singapore rơi vào
tình trạng vô danh - anomie một thời gian ngắn ; cướp bóc và
giết trả thù tràn lan . Binh lính Anh do Công tước Lord Louis Mountbatten,
tổng chỉ huy Đồng Minh cho Đông Nam Á, trở lại Singapore để
đón nhận lực lượng Nhật trong vùng đầu hàng chánh thức
từ Tướng Itagaki Seishiro, dưới danh nghĩa của Tướng
Hisaichi Terauchi ngày 12 tháng 9 năm 1945 ,và một Nền Hành chánh Quân sự
Anh thành lập để cai trị đảo cho đến tháng 3 năm 1946. Đa số hạ tầng cơ
sở đã bị phá hủy trong thời gian chiến tranh gồm các hệ thống điện và
cung cấp nước sạch, các dịch vụ điên thọai, cũng như các tiện nghi cảng ở
Hải Cảng Singapore. Thiếu thốn thực phẩm đem tới thiếu dinh dưỡng,
bệnh tật và tội ác và hung bạo, không kiềm chế nổi. Giá
thực phẩm cao, thất nghiệp và nhân công bất mãn, đạt đỉnh cao biến thành
một lọat đình công năm 1947, gây ra ngưng đọng khối lượng cho
chuyên chở công cọng và các dịch vụ khác. Đến cuối năm 1947, nền kinh tế
bắt đầu phục hồi, nhờ yêu cầu tăng mạnh của thiếc và cao su khắp
thế giới, nhưng phải cần nhiều năm nền kinh tế mới trở lại được các mức độ tiền
chiến.
Thất bại của
Anh Quốc bảo vệ Singapore đã phá tan niềm tin tưởng vào các nhà cai trị
không bao giờ thua trận, trước mắt dân Singapore. Những thập niên sau thế chiến
đã hiện ra một thức dậy chánh trị ở quần chúng địa phương
và nổi dậy những cảm tình chống thuộc địa và yêu nước , lược thuật
trong khẩu hiệu “ Độc Lập - Merdeka” theo tiếng
Mã Lai. Dân Anh, cũng đã sửa sọan tăng dần tự cai trị
-self governance cho Singapore và Malaya. Ngày 1 tháng 4
năm 1946, các Định Cư Eo Biển bị giải tán và Singapore trở thành
một Thuộc Địa Vương Miện - Crown Colony, có một nền Hành
Chánh dân sự do một Thống Đốc lảnh đạo, Tháng 7 năm 1947, các
Ủy Ban Điều Hành và Lập Pháp được thiết lập và việc bầu lên 6 hội viên
của Ủy Ban Lập Pháp được dự trù cho năm tới.
Ủy Ban Lập Pháp đầu tiên (1948- 1951 )
Bầu cử
lần đầu tiên ở Singapore, tháng 3 năm1948, giới hạn cho 6 ghế sẽ
phải bầu trong số 25 ghế tại Ủy Ban Lập Pháp. Chỉ có công dân Anh
mới được quyền bỏ phiếu và chỉ 23 000 hay 10 % số này
ghi tên đi bầu. Các hội viên khác của Ủy Ban do Thống Đốc hay
các phòng thương mãi lựa chọn . 3 trong số ghế đắc cử, thuộc đảng
mới thành lập là Đảng tiến bộ Singapore Progressive Party - SSP,
một đảng bảo thủ các lảnh tụ là doanh gia và chuyên nghiệp, ít muốn
tự cai trị ngay. 3 ghế khác thuộc các đắc cử độc lập.
3
tháng sau bầu cử, một cuộc nổi lọan do các nhóm cọng sản ở Malaya “ Khẩn
Cấp Malaya” , bùng nổ . Anh áp đặt các biện pháp cứng rắn để kiểm
soát các nhóm thiên tả, cả ở Singapore lẫn Malaya, và ban
hành Đạo Luật Nội An - Internal Security Act , rất
tranh cải cho phép bắt giữ vô thời hạn không xét xử những ai bị
tình nghi là “ đe dọa cho an ninh”. Vì rằng các nhóm thiên tả là
những nhà chỉ trích mạnh mẽ hệ thống thuộc địa, tiến bộ cho chánh quyền
tự trị bị ngưng trệ nhiều năm.
Ủy Ban Lập Pháp thứ hai ( 1951 - 1955 )
Bầu cử
Ủy Ban Lâp Pháp thứ hai năm 1951 , số ghế phải bầu tăng
lên đến 9 ghế . SSP môt lần nữa thắng cử, chíếm 6 ghế. Dù cho vụ này giúp
hình thành một chánh phủ địa phương đặcbiệt cho Singapore ,
hành chánh thuộc địa vẫn còn chủ trì. năm 1953. khicọng sản ở
Malaya đã bị bài trừ, và tệ hại Khẩn Cấp đã kết liễu, một Ủy Ban Anh do huân
tước Sir George Rendel lảnh đạo , đề nghị một hình
thức chánh phủ tự trị cho Singapore . Một Quốc Hội Lập Pháp mới
có 25 ghế phải bầu trong tổng số 32 ghế sẽ thay thế Ủy Ban Lập Pháp .
Quốc Hội sẽ lựa chọn một thủ tướng -Chief Minister và Hội
đồng Tổng trưởng, Nội các- Cabinet. Anh vẫn giữ các bộ khác như nội
an và ngọai giao , cũng như quyền hạn phủ quyết - veto trên lập pháp.
Bầu Quốc Hội
Lập Pháp thực hiện ngày 2 tháng 4 năm 1955 là một sự việc
tranh dành gần gủi và sống động , nhiều đảng phái mới tham gia . Khác
những bầu cử trước, các người đi bầu được ghi danh tự động ,
tăng số người đi bầu lên đến khoảng 300 000 người. SPP thất cử
rỏ rệt, chỉ chiếm đựoc 4 ghế . Mặt Trận Lao Động - Labour
Front khuynh tả mới thành lập thắng cử vẽ vang chiếm 10 ghế và
thành lập một chánh phủ liên hiệp với Liên minh - UMNO-MCA Alliance
chiếm 3 ghế. Một đảng mới Đảng Hành Động Nhân Dân - People ‘s Action Party ,
PAP ra đời, cũng chiếm 3 ghế .
Chánh Phủ Tự trị ( 1955 - 1963 )
Chánh phủ nội bộ tự trị bán phần ( 1955-1959)
David Marshall |
Tháng
tư năm 1956, Marshall hướng dẫn một phái đòan đến London để điều đình một
nền tự trị hòan tòan ở Thảo Luận Merdeka Talks, nhưng đàm phán
thất bại khi Anh Quốc ngần ngại bỏ quyền nội an kiểm sóat Singapore. Anh
Quốc lo ngại về ảnh hưởng cọng sản và các
đình công lao động phá hại ngầm ổn định kinh tế
Singapore , cảm giác là chánh quyền địa phương không hửu hiệu, khi dàn
xếp các cuộc nổi lọan trước đó. Marshall từ chức tiếp theo
thảo luận thất bại.
Tổng trưởng Chánh -
Chief Minister mới Lim Yew Hock,
tung ra một trừng phạt gay gất cọng sản và các nhóm tả phái ,
bỏ tù nhiều lảnh tụ nghiệp đòan và nhiều đảng viên thân cọng của
PAP , chiếu theo Đạo Luật Nội An . Chánh phủ Anh Quốc chấp thuận
đường lối cứng rắn của Lim chống lại các tay xúc động cọng sản và ở
một phiên thảo luận mới được triệu tập tháng 3 năm 1957, Anh thỏa
thuận cấp quyền tự trị nội địa hòan tòan - complete
internal self - government. Một quốc gia Singapore sẽ được tạo
dựng với chính ngay các công dân mình . Quốc Hội Lập Pháp sẽ được
nới rộng đến 51 ghế, hết thảy phải đựơc bầu lên và Thủ
tướng - Prime Minister và Nội Các sẽ kiểm sóat mọi
khía canh chánh quyền, ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao. Tổng trấn cũng
bị Chủ tích nước Yang di - Pertuan Negara thay thế .Tháng 8 năm 1958 , Đạo
luật Quốc gia Singapore - State of Singapore Act đuợc Quốc Hội
Vương Quốc Anh thông qua, thiết lập Quốc Gia Singapore.
Chánh phủ tự trị nội địa hòan tòan ( 1959- 1963 )
Bầu cử Quốc
Hội Lập Pháp mới tổ chức tháng 5 năm1959 . PAP tòan thắng rộng rải, chiếm 43
trong tổng số 51 ghế. PAP thực hiện thắng lợi này, bằng cách vuốt
ve đa số dân nói tiếng Tàu, đặc biệt những người trong các nghiệp đòan và các
tổ chức sinh viên cấp tiến. Lảnh tụ là Lý Quang Diệu - Lee Kuan Yew,
một luật sư trẻ tuổi tốt nghiệp Đại học Cambridge, trở thành Thủ tướng
Singapore .
Lý Quang Diệu |
Thắng cử
thọat tiên bị các lảnh tụ doanh nghiêp ngọai quốc và địa phương nhìn
hỏang sợ vì khá nhiều thành viên đảng thân cọng .
Rất nhiều doanh thương mau lẹ dời trụ sở Singapore đến Kuala
Lumpur. Dù những điềm xấu này, Chánh quyền PAP
thực thi một chương trình vạm vỡ, hầu giải quyết các
vấn đề kinh tế và xã hội Singapore . Phát triễn kinh tế do Tổng trưởng
Tài chánh mới Goh Keng Swee điều khiển, chiến lược là khuyến khích đầu tư
ngọai quốc và địa phương cùng những biện pháp từ các khích lệ thuế
khóa đến việc thiết lập các khu công nghệ to lớn ở Jurong. Hệ
thống giáo dục được tu chính để huấn luyện một lực lượng lao
động lành nghề và tiếng Anh đề xướng lên trên ngôn ngữ Tàu,
như thể là một ngôn ngữ giáo dục . Để lọai trừ bất ổn
lao động, các nghiệp đòan lao động hiện hửu được củng cố lại , đôi
khi bó buộc , thành một tổ chức dù che duy nhất, tên là Đại
hội Nghiệp đòan Thương Mãi Quốc gia - National Trades Union
Congress , NTUC , chánh phủ giám sát mạnh mẽ. Trên trận tuyến xã hội,
một chương trình gia cư công cộng tài trợ tốt đẹp, được phóng ra để
giải quyết vấn đề gia cư có từ lâu ngày. Hơn 25 000 căn hộ
cao tầng và gía rẽ đã được xây cất trong 2 năm đầu chương trình.
Chiến dịch cho hợp nhất
Dù các
thành công cai trị Singapore, các lảnh tụ PAP kể cả Lee và Goh , tin tưởng là
tương lai Singapore nằm trong Malaya . Họ cảm tưởng là các mối thắt chặc
lịch sử và kinh tế giữa Singapore và Malaya quá mạnh để cả 2
nước tiếp tục là những quốc gia riêng biệt. Hơn nữa , Singapore thiếu
thốn tài nguyên thiên nhiên và phải đối diện cả ở khu
dự trữ hàng hóa thương mãi đang suy thóai lẫn tăng gia dân số, đòi
hỏi phải có công ăn việc làm. Họ nghĩ rằng hợp nhất sẽ có lợi cho
nền kinh tế, bằng cách tạo dựng một thị trường chung,
bải bỏ thuế thương mãi và như thế hổ trợ những công nghệ mới giải
quyết những đau xót thất nghiệp đang xảy ra .
Dù
lảnh đạo PAP vận động mạnh mẽ cho một hợp nhất , cánh thân cọng đáng kể
của PAP chống đối mạnh hợp nhất, lo ngại mất ảnh hưởng khi
đảng cai trị Malaya, là Tổ chức Quốc gia Malay Thống nhất -
United Malays National Organisation- UMNO , rất chống Cọng và sẽ hổ
trợ các phe phái PAP không Cọng sản chống lại họ. Các lảnh tụ UMNO
rất nghi ngờ ý kiến hợp nhất, vì họ không tin cậy chánh quyền PAP
và lo ngại là dân Tàu đông đúc ở Singapore sẽ làm nghiêng cán cân
chủng tộc, căn bản cho quyền lực chánh trị của họ. Vấn đề trở thành cơn
đau đầu năm1961, khi tổng trưởng PAP thân cọng là Ong Eng
Guan đào ngũ và đánh bại một ứng cử PAP ở một cuộc bầu cử thứ
yếu , một di chuyễn đe dọa làm rơi rụng Chánh phủ Lee .
Đối
đầu viễn cảnh các nhà thân cọng chiếm đọat đảng, UMNO thay đổi thái độ về
hợp nhất. Ngày 27 tháng 5 năm1961, thủ tướng Malaya Tunku Abdul
Rahman xem xét ý kiến lập một Liên bang Mã Lai Á -
Federation of Malaysia , gồm có Liên bang Malaya hiện hửu,
Singapore , Brunei và các lảnh thổ Borneo Anh Sabah và Sarawak .
Các lảnh tụ UMNO tin rằng thêm vào dân Malay của các lảnh thổ
Borneo ,sẽ bù chì sỉ số dân Tàu Singapore. Chánh phủ Anh
phần mình, tin rằng hợp nhất sẽ ngăn ngừa Singapore trở
thành một nơi ẩn náu cho chủ nghĩa cọng sản .
Ngày 9 tháng 7
năm 1963 , các lãnh đạo Singapore, Malaya, Sabah và Sarawak ký kết
Thỏa Hiệp Malaysia, thiết lập Liên Bang Malaysia - Mã Lai
Á .
Singapore ở Mã Lai Á ( 1963 - 1965 )
Hợp nhất
Ngày 16 tháng năm 1963 , Malaya ,
Singapore , Bắc Borneo , và Sarawak hợp nhất , làm ra Mã Lai Á -
Malaysia . Hợp nhất tỏ ra khập khểnh lúc ban đầu . Trong các cuộc bầu
cử ở Singapore, năm1963, nhánh địa phương của UMNO tham
gia bầu cử, dù ở một thỏa hiệp trước đó, UMNO đã thỏa thuận với PAP
không tham gia chánh trị xứ sở trong những năm đầu hình thành
Malaysia . Dù UMNO thất bại mọi nơi, liên hệ giữa PAP và UMNO tệ hại đi .
PAP, ăn miếng trả miếng, thách thức các ứng cử UMNO ở bầu cử liên bang
1964 như thể là thành phần của Công Ước
Đoàn kết Mã lai Á - Malaysian Solidarity Convention, chiếm
một ghế ở Quốc Hội Ma Lai Á .
Căng thẳng chủng tộc
Căng thẳng chủng tộc tăng thêm khi
dân Tàu ở Singapore khinh khi bị kỳ thị ở hành
động tán thành-affirmative action của các chánh sách liên bang, cấp
nhiều ân huệ đặc biệt cho dân Mã Lai bảo đảm theo điều khoản 153
Hiến Pháp Malaysia . Còn có thêm những lợi ích tài chánh và
kinh tế đặc biệt cho dân Mã Lai . Lý Quang Diệu và các lảnh tụ
chánh trị khác bắt đầu đề xướng cho một cách đối xử đúng lẽ
phải và bình đẳng cho mọi chủng tộc ở Mã Lai Á , với khẩu hiệu tập hợp “Malaysian
Malaysia - Mã Lai Á cho dân Mã Lai Á “
Trong
khi đó , dân Malay ở Singapore mỗi ngày càng bị kích thích
thêm với những tố cáo chánh phủ liên bang là PAP bạc
đải dân Malay . Tình trạng chánh trị bên ngòai cũng rất căng thẳng . Tổng
thống Sukarno của Inđônêxia tuyên bố một tình huống “Đối mặt
Konfrontasi - confrontation” chống lại Malaysia và khởi
sự những hành động quân sự và hành động khác chống lại quốc gia mới, kẻ
cả ném bom tiệm MacDonald ở Singapore , ngày 10 tháng 3 năm
1965, với quân biệt kích, giết chết 3 người . Inđônêxia
cũng làm những họat động xúi dục nổi lọan khiêu khích dần Malay chống lại
dân Tàu. Rất nhiều bạo động chủng tộc là thành quả và
lệnh giới thường được ban bố hầu tái lập trật tự. Nổi
lọan đáng chú ý nhât là Nổi loạn Chủng tộc - Race Riots vào
ngày sinh nhật của Tiên tri - Prophet Muhammad ngày 21 tháng7
, làm chết 23 người và hàng trăm bị thương. Khi bất ổn xảy ra, giá
thực phẩm lên cao tận trời xanh khi hệ thốngchuyên chở gián đọan , làm
đời sống dân chúng cơ cực thêm.
Các
chánh phủ xứ và klên bang cũng tranh chấp nhau trên trận
tuyến kinh tế. Các lảnh tụ UMNO lo ngại
sự chủ trì kinh tế của Singapore , sẽ mặc nhiên thay
đổi quyền lực chánh trị ra khỏi tay Kuala Lumpur. Dù có thỏa hiệp
trước đó thiết lập một thị trường chung, Singapore vẫn tiếp tục đối diện
giới hạn khì làm thương mãi với phần Malaya còn lại . để trả
đủa , Singapore từ chối không cung cấp cho Sabah và Sarawak
tòan thể các tiền vay nợ đã thỏa thuận làm phát triễn kinh tế
hai xứ miền Đông này. Chi nhánh Ngân Hàng Trung Hoa bị Chánh Phủ
Trung Ươngở Kuala Lumpur đóng cửa , vì bị nghi là tài trợ cho cọng sản.
Tình trạng leo thang đến nổi đàm phán giữa UMNO và PAP
tan vỡ ; diễn thuyết và diễn văn tàn tệ đầy rẫy cả hai
phe . Các tay quá khích UMNO kêu gọi bắt giữ Lý Quang Diệu .
Chia lìà - rời bỏ
Không thấy lựa
chọn nào khác để tránh thêm đổ máu, thủ tướng Mã Lai Á Tunku Abdul
Rahman quyết định đuổi Singapore ra khỏi liên bang. Goh Keng
Swee , đã trở thành nghi ngờ các lợi ích kinh tế hợp nhất ,
thuyết phục Lý Quang Diệu là rời bỏ- chia lìa nên thi hành .
Các đại diện UNMO và PAP họat động hết sức bí mật , làm ra các từ
ngữ chia lìa - separation, hầu đặt đặc biệt cho Chánh phủ A
nh trước sự đã rồi - fait accompli .
Sáng
ngày 9 tháng 8 năm1965, Quốc Hội Malaysia bỏ phiếu 126 trên số
zêrô, tu chỉnh Hiến Pháp đuổi Singapore ra khỏi liên bang . Vài giờ sau , Quốc
Hội Singapore thông qua Đạo Luật Cộng hòa Singapore Độc
lập-Republic of Singapore Independence Act , thiết lập Đảo
thành một cọng hòa độc lập, quyền hạn tối cao . Lý Quang
Diệu, mắt đẩm lệ, tuyên bố trong môt phiên họp báo ti vi là
Singapore đã trở thành một quốc gia quyền hạn tối cao và độc lập . Ông nói “
đối với tôi đây là một thời gian đau xót . Cả đời tôi , tôi đã tin
tưởng vào hợp nhất và thống nhất hai lảnh thổ”. Quốc gia mới có tên
là Cộng Hoà Singapore và Yusof Ishak được bổ nhiệm làm tổng
thống đầu tiên .
Phần II :
Phần II :
1965 - 1979
Sau
khi đột ngột nhân độc lập, Singapore đối diện một tương lai đầy những
điều chưa biết rỏ . Đối mặt Konfrontasi tiếp diễn và
phe phái UMNO bảo thủ chống đối cực kỳ chia lìa- tách rời;
Singapore đối diện các hiểm nguy quân sự Inđô nêxia tấn
công và cuộc tái hội nhập bó buộc vào Liên Bang Mã Lai Á,
theo các từ ngữ không thuận lợi . Đa số báo chí truyền
thông quốc tế đều nghi ngờ viễn ảnh của Singapore sống sót .
Ngòai khía cạnh chủ quyền tối cao , các vấn đề cấp bách là
thất nghiệp, gia cư, giáo dục, thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên và đất đai.
Thất nghiệp từ 10 đến 12 %, đe dọa kích động bất ổn dân sự.
Singapore
tức tốc tìm kiếm quốc tế nhìn nhận chủ quyền tối cao
- sovereignty . Quốc gía mới mẽ gia nhập Liên Hiệp
Quốc ngày 21 tháng 9 năm 1965 , trở thành hội viên thứ
117 và gia nhập Khối Thịnh Vượng Chung - Commonwealth tháng
10 nắm đó. Ngọai trưởng Sinnathamby Rajaratnam cầm đầu bộ ngọai
giao mới, giúp cho Singapore khẳng định nền độc lập của
Singapore và thiết lập quan hệ ngọai giao với các quốc gia khác. Ngày 22
tháng 12 năm 1965, Đạo luật Tu chỉnh Hiến Pháp được thông qua và Chủ tịch
nước trở thành Tổng thống và Quốc gia Singapore trở
thành Cộng Hòa Singapore. Sau đó, Singapore là đồng thiết lập viên
của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN ngày 8 tháng 8
năm 1967 và được gia nhập Phong trào các Quốc gia Không liên kết- Non
Aligned Movement , năm 1970.
Các nước hội viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á |
Ủy
Ban Phát triển Kinh tế đã được thànhlập năm 1961, để họach định và
thực thi các chiến lược kinh tế quốc gia, tụ điểm trên đề xướng
khu vực chế tạo của Singapore. Các công ty công nghệ -Industrial
estates được thiết lập, đặc biệt ở Jurong và đầu tư ngọai quốc
được hút dẫn vào Singapore bằng các khích lệ thuế khóa.
Công nghệ biến khu vực chế tạo thành một khu vực hàng hóa giá trị
thêm to cao hơn và thâu đạt lợi tức cao hơn. Công nghệ dịch vụ
cũng tăng gia vào thời gian này, thúc đẩy yêu cầu dịch
vụ bằng tàu bè ghé hải cảng, và làm tăng thương mãi. Tiến bộ này giúp giảm
bớt khủng hỏang thất nghiệp. Singapore cũng hút dẫn các công ty dầu lữa lớn
tỉ như Shell, và Esso thiết lập nhà máy lọc dầu ở
Singapore và đến giữa thập niên1970, trở thành trung tâm
lọc dầu đứng hàng thứ ba thế giới . Chánh phủ đầu tư mạnh
mẽ vào hệ thống gíao dục và chấp nhận Anh ngữ là một
ngôn ngữ học vấn và nhấn mạnh đến huấn nghệ thực tiễn hầu phát
triễn một lực lượng lao động thông thạo thích nghi cho công nghệ .
Thiếu
thốn gia cư- nhà ở công cọng, thiếu vệ sinh và thất nghiệp
cao đem tới các vấn đề xã hội, từ tội hình đến các khía cạnh sức khỏe.
Các khu định cư chiếm đất công - squatter settlements
có thành quả là các cơ nguy an tòan và gây Cháy lớn
ở khu Bukit Ho Swee Squatter Fire năm 1961, giết chết 4 người và
làm cho 16 000 người vô gia cư. Ủy ban Phát triễn Gia cư-
Housing Development Board , HDB , thiết lập trước độc lập, tiếp tục thành
công lớn lao và các dự án xây cất đồ sộ mọc lên
nhiều để cung cấp nhà ở công cộng rẽ tiền để cấp cho
những kẻ chiếm đất công. Trong vòng một chục năm, đa số dân đã đến ở các
nhà này . Kế Sách Gia cư Tài trợ ngân khoản
Trung Ương - Central Provident Housing Scheme , đưa vào
năm 1968, giúp các cư dân sử dụng các trương mục tiết
kiệm bắt buộc mua các cư gia HDB, tăng dần dần thành
gia chủ ở Singapore .
Quân
lính Anh vẫn còn đóng ở Singapore sau độc lập, nhưng năm 1968,
London tuyên bố quyết đinh rút hết mọi lực lượng vào
năm1971. Với sự giúp đở bí mật của các cố vấn quân sự từ Israel,
Singapore mau lẹ thiết lập Lực lượng Quân đội Singapore, nhờ giúp
đở của một chương trình quân dịch quốc gia đưa vào năm1967. Kể từ độc lập,
quốc phòng Singapore chiếm khỏang 5 % GDP. Ngày nay , Lực
Lượng Quân đội Singapore có tiếng là một trong những quân đội trang
bị tốt nhất ở Á Châu .
Các thập niên 1980s và 1990s
Thành công kinh tế tiếp tục suốt thấp niên 1980 , với thất nghiệp chỉ còn 3% và tăng trưởng thật sự của GDP trung bình là 8% mãi cho đến năm 1999 Trong thập niên 1980 , Singapore bắt đầu nâng cấp vào các công nghệ cao kỷ tỉ như khu vực chế tạo xi mảnh ( ? )- wafer fabrication, hầu cạnh tranh với các nuớc láng giềng nay có gíá nhân công lao động rất rẻ. Phi trường Tràng (Trường) tế ( kế , cát )- Changi khai trương năm 1981 và hảnh Hàng Không Singapore Airlines phát tiễn thành một hảng lớn thế giới . Hải cảng Singapore trở thành một cảng rộn rịp nhất thế giới, các công nghệ dịch vụ và du lịch cũng tăng gia lớn lao trong thời gian này. Singapore trổi dậy như thể là một điểm trọng tâm chuyên chở quan trọng và là một nơi du lịch chánh yếu.
Wafer fabrication Singapore |
HDB tiếp tục
đề xướng gia cư công cộng ở các thị trấn mới tỉ như Ang
Mo Kio - Hoành Mậu Kiều được họa kiểu và xây cất. Các khu
gia cư mới có những căn hộ rộng hơn, lớn hơn, tiện nghi tốt hơn. Ngày
nay, 80- 90 % dân số sống trong các căn hộ HDB. Năm 1987, Đường
Chuyễn dịch Khối lượng Cao tốc Mau lẹ - Mass Rapid Transit , MRT đầu
tiên bắt đầu họat động , nối phần lớn các khu gia cư với trung tâm thị
trấn.
Tình
trạng chính trị vẫn do đảng PAP chủ trì . PAP đoạt mọi
ghế Quốc Hội ở mỗi cuộc bầu cử giữa các năm1966 và 1981. Nền cai
trị của PAP được vài tay tích cực và chánh trị gia đối lập
xem như là độc đóan, vi họ nhin các điều hòa nghiêm khắc
họat động chánh trị và báo chí truyền thông của chánh
phủ là một vi phạm quyền hạn chánh trị. Kết án chánh trị gia đối lập Chee
Soon Juan vì các phản đối bất hợp pháp và các kiện
cáo-tố tụng bôi nhọ J. B. Jeyaretman được các đảng đối lập
kể ra làm những thí dụ cho độc đóan này . Thiếu phân chia
quyền hạn giữa hệ thống tòa án và chánh phủ, cũng làm
các đảng đối lập xem như là một lỗi lầm tư pháp .
Chánh
phủ Singapore thực thi nhiều thay đổi đáng kể. Các Hội
viên không là thành phần Hiến Pháp Quốc Hội đượcc đưa vào năm 1984
, giúp cho 3 ứng cử viên đối lập thất cử trở thành Hội viên Quốc Hội -
member of Parliament, MP. Nhóm Đại diện Cử tri-
Group Representation Constituencies , GRC được đưa
vào năm 1988, để tạo dựng các phân chia bầu
cử đa ghế - multi seat , có mục đích là bảo đảm
một đại diện thiểu số ở Quốc Hội. Nghị viên chỉ định Quốc hội - Nominated
Members of Parliament cũng được đưa vào năm 1990, gíúp
làm ra các MP không bầu cử, không bè phái .
Hiến
Pháp cũng được tu chỉnh năm 1991, cung cấp một Tổng thống được bầu
lên , có quyền kháng quyết - veto power về cách sử dụng các
dự trữ quốc gia và các bổ nhiệm công chức. Các
đảng đối lập than phiền là hệ thống GRC,làm họ khó lòng dành được
ghế ở bầu cử quốc hội Singapore và hệ thống bầu cử đa phương
-plurality voting system có khuynh hướng đào bỏ các đảng
thiểu số ra ngoài.
Năm
1990, Lý Quang Diệu trao quyền lãnh đạo cho Goh Chok Tong
(Ngô Tác Đống), trở thành thủ tứơng thứ hai Singapore. Goh đại diện
một phương cách lảnh đạo cởi mở và tư vấn hơn, khi Singapore
tiếp tục cận đại hóa . Năm 1997, Singapore bị ảnh hưởng của Khủng hỏang
tài chánh Á Châu và nhiều biện pháp cứng rắn, tỉ như cắt bớt góp phần
CPF, đem ra thi hành. Các chương trình của Lý ở
Singapore , có một ảnh hưởng sâu đậm đến lảnh đạo cọng sản Trung
Quốc , đặc biệt dưới thời Đặng Tiểu Bình - Deng Xiaoping, một cố
gắng thi đua các chánh sách của Lý về tăng trưởng kinh tế, doanh
nghiệp và đàn áp tế nhị đối lập. ( Xin xem bài số IV và số
V năm 2011 về Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, ở blog ton that - ton
nu ). Hơn 22 000 chức quyền Tàu được gửi đến
Singapore học hỏi các phương pháp của Lý Quang Diệu .
2000 đến nay
Đầu thiên niên 2000
Đầu
thiên niên 2000, Singapore trải qua vài khủng hỏang hậu -độc
lập, kể cả bùng nổ SARS năm 2003 và khủng bố đe dọa. Thàng 12
năm 2001, một mưu kế cho nổ bom các tòa đại sứ và các hạ tầng cơ sở
khác ở Singapore được khám phá , và có đến 36 hội viên nhóm
Jemaah Islamiyah bị bắt giữ theo điều khoản Đạo Luật Nội An. Các
biện pháp chánh chống khủng bố được đặt ra để dò tìm và ngăn
ngừa khủng bố tiềm thế, tối thiểu tai hại lỡ khi chúng xảy ra. Nhấn
mạnh nhiều hơn đến đề cao hội nhập xã hội quốc gia và
lòng tin cậy giữa các cộng đồng khác nhau.
Năm
2004 , Lý Hiển Long - Lee Hsien Loong , con trưởng Lý
Quang Diệu trở thành thủ tướng Singapore thứ ba. Loong đưa vào
nhiều thay đổi chánh trị , gồm cả gỉam bớt thời gian đi quân dịch
quốc gia từ 2 năm rưỡi xuống 2 năm và hợp pháp hóa đánh bạc casinô.
Các cố gắng khác cố nâng cao uy tín hình dạng tòan cầu của Singapore
như tái lập Singapore Grand Prix năm 2008, và tổ chức Thế
Vận Hội Thanh Niên Hè 2010.
Tổng
tuyễn cử năm 2006 là một bầu cử cột mốc, vì sử dụng chánh yếu Internet và
Blogging để bao quát và tranh biện về bầu cử , khỏi
tay báo chí truyền thông chánh thức . PAP trở lại nắm chánh quyền ,
đoạt 82 ghế trong số 84 ghế Quốc Hội và chíếm 66 % số
người đi bầu . Năm 2005 , hai cựu Tổng thống Wee Kim Wee
(Hoàng Kim Huy) và Devan Nair chết.
2010 - 2020
Tổng tuyễn cử năm 2011,
cũng là một bầu cử phân thủy khác, vì lần đầu tiên PAP thất
bại, mất đi GRC cho đảng đối lập WP. 4 năm sau, Lý Quang Diệu,
cha gìà quốc gia và là thủ tướng đầu tiên Singapore chết, ngày 23
tháng 3 năm 2015 .
Phần III : Kinh tế Singapore
Tổng quát
Nhắc lại Singapore là một nền kinh tế
thị trường hướng về thương mãi phát triển rất cao.
Nền kinh tế này xếp hạng là mở cửa rộng nhất thế giới ,
đứng hàng thứ 7 về ít tham nhũng - least corrupt , ủng hộ đoanh nghiệp
nhất, tỉ xuất thuế khóa thấp, ( 14.2 % GDP)
và GDP mỗi đầu người đứng hạng 3 thế
giới, tính theo Sức Mua Tương Đương- Purchasing Power Parity,
PPP . PPP mỗi đầu người ước luợng năm 2015 là 85 427$ , trên
4 lần hơn năm 2001 là 20 767 $ . Các công ty liên kết với Chánh phủ
đóng một vai trò thực tế vạm vỡ ở kinh tế Singapore làm chủ nhân
xuyên qua qủy tài chánh chủ quyền tối cao Tài sản
Temasek Holdings chiếm đa số trên nhiều công ty lớn nhất
nước, tỉ như Hàng Không Singapore Airlines, SingTel , ST Engineering and
MediaCorp. Nền kinh tế Singapore cũng là nhà lượng chảy tài
chánh chánh yếu của Đầu tư Ngọai quốc Trực tíếp - Foreign Direct
Investment, FDI thế giới. Singapore đã thừa hưởng lợi ích cuả
dòng chảy hướng bên trong của FDI từ các nhà đầu tư và thể chế tòan
cầu, nhờ không khí đầu tư hút dẫn cao độ và một môi trường chánh trị ổn
định.
Xuất
khẩu. đặc biệt về đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ gồm tình huống
Singapore là trọng tâm vùng cho xử lý tài lợi- giàu có
cung cấp nguồn lợi tức chánh cho kinh tế, cho phép mua các
tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô Singapore rất thiếu thốn.
Hơn nữa, nước rất khan hiểm ở Singapore, cho nên
nước được định nghĩa là một tài nguyên quí báu song song với khan
hiếm đất đai ; phải giải quyết bằng lấp đổ đầy đất ở Pulau Semakau
( có khi bằng cát bùn nạo vét các lòng sông miền Nam Việt Nam ? , Căm Bốt
? ). Singapore cũng không có đất trồng trọt, có nghĩa là phải dựa
vào công viên kỷ nông- agrotechnology park
để sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp. Tài nguyên con người
là một vấn đề sinh tử khác cho sức khỏe kinh tế
Singapore. Kinh tế Singapore đứng thứ hai theo cách xếp hạng
của Kỷ Sinh học Khoa học Hoa Kỳ, năm 2014, với đặc điểm của
khu Phố Kỷ Sinh- Biopolis .
Như vậy, có
thể nói rằng Singapore trông cậy vào một khái niệm nới rộng của
thương mãi trung gian thành một thương mãi Kho trữ hàng - Entrepôt
trade , mua nguyên liệu thô rồi tinh luyện chúng để tái xuất khẩu, tỉ
như chế tạo mảnh xi - wafer fabrication và lọc dầu lữa .
Singapore đã có một hải cảng chiến lược làm cảng cạnh tranh
hơn là nhiều cảng các nước láng giềng chuyên chở các họat động kho
trữ hàng. Tỉ xuất thương mãi trên GDP Singapore cao nhất thế giới,
trung bình chừng 400% trong thời gian 2008 - 11. Cảng Singapore rộn
rịp đứng hàng thứ ba thế giới về số hàng hóa chở tàu
thủy - cargo tonnage . Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở cảng Singapore và lực
lượng lao động lành nghề do chánh sách giáo dục quốc gia đầy thành
công đào tạo ra nhân công lành nghề , cũng rất căn bản cho khía cạnh này,
vì chúng cung cấp đường vào dễ dàng hơn đến các thị trường cho
nhập khẩu lẫn xuất khẩu và cũng cung cấp thông thạo cần thiết
tinh luyện nhập khẩu để xuất khẩu.
Chánh phủ Singapore
đề xướng các mức tiết kiệm và đầu tư cao theo các chánh sách
tỉ như Quỷ Cung cấpTrung ương - Central Provident Fund dùng
để tài trợ săn sóc sức khỏe dân gian và các yêu cầu nghĩ hưu.
Tiết kiệm Singapore đã duy trì là nằm trong số cao nhất
thế giới từ thập niên 1970 . Đa số công ty ở Singapore đã đăng ký
như thể các công ty trách nhiệm pháp lý hửu hạn tư -
private limited- liability ( thường gọi la “ công ty
tư hửu hạn”) một công ty tư hửu hạn ở Singapore là một thể
nhân hợp pháp riêng biệt - separate legal entity, và các cổ đông -
shareholders không chịu trách nhiệm cho các nợ của công ty lớn hơn
số lượng cổ phần tư bản họ đã góp vào .
Hầu
giữ vững thế đứng quốc tế và tiến lên thêm phồn thịnh kinh tế
ở thế kỷ thứ 21, Singapore đã ban hành nhiều biện pháp đề
cao sáng kiến, khuyến khích tính doanh nghiêp , tái huấn nghệ
lực lượng lao động mình, ngay cả hút dẫn các tài năng ngọai quốc . Hầu hút
dẫn tài năng ngọai quốc, chánh phủ Singapore đã ban hành các Thẻ
Nhân dụng - Employment Pass , EP theo 3 hạng : Thẻ P1 cho những
ai có lợi tức từ 8000$ hay hơn nữa, P2 cho các cá nhân
lương tháng từ 4500 $ đến 7999 $, và Q1 cho ai
lợi tức hàng tháng dưới 3000$. Các chuyên gia ngọai quốc lương trên
18 000$ hay những ai đang có thẻ EP lương trên 12 000$ có thể
được cấp một Thẻ Nhân Dụng Cá nhân hóa - Personalized Employment
Pass, PEP , cung cấp mềm dẽo lớn hơn EP thường lệ. Bộ
Nhân công - Ministry of Manpower , MoM , giám sát
các vấn đề liên quan tới lao động di cư. Các biện pháp này có
mục đích bổ sung hiệu năng Singapore, để Singapore luôn luôn duy trì cạnh tranh
và sẳn sàng đối phó mọi thách thức nền kinh tế thế giới do thông
tin thúc đẩy.
Lịch sử kinh tế Singapore
Khi
rời khỏi Mã Lai Á thành quốc gia độc lập năm 1965, Singapore đã phải đối diện
một thị trường nội địa bé nhỏ, những mức cao thất nghiệp và nghèo khổ .
70 % gia thất Singapore sinh sống trong những
điều kiện quá đông đúc tệ hại . Và một phần ba dân gian cư trú
trên đất công với những khu ổ chuột quanh các bìa rìa thị
trấn , thành phố. Thất nghiệp đến 14 %, GDP mỗi đầu người là
516$ US và phân nữa dân chúng vô học , không biết chữ. Tuy vậy cũng không
mấy kém GĐP mỗi đầu người Thành phố phát đạt miền Nam Cần Thơ năm 1994
chỉ mới 681 $ .Để trả lời, chánh phủ Singapore thiết lập Ủy Ban
Phát triển Kinh tế - Economic Development Board để làm giáo đầu cho
một thúc đẩy đầu tư , và làm cho Singapore trở thành một nơi hấp dãn
đầu tư ngọai quốc . Dòng chảy bên trong FDI tăng
mau trong những thập niên kế tiếp ; và đến năm 2001 các công ty
ngọai quốc chiếm 75% sản lượng chế tạo và 85% xuất khẩu chế
tạo. Trong lúc đó , tỉ xuất tiết kiệm và đầu tư Singapore tăng vọt lên
đến các mức cao nhất thế giới, và tiêu thụ gia thất cùng phần chia
sẽ lương bổng của GDP trụt xuống các mức thấp nhất .
Thành quả
của thúc đẩy đầu tư này là cổ phần tư bản Singapore
tăng lên 33 lần đến năm 1992 , 10 lần tỉ xuất tư bản - lao động.
Đời sống tăng đều đặn , nhiều gia đình di chuyễn từ tình trạng lợi tức kém
lên an ninh trung lưu với lợi tức gia thất cao hơn.
Trong diễn văn Ngày Quốc Khánh 1987 , Lý Quang Diệu ,
tuyên bố , căn cứ trên tiêu chuẩn chủ nhân nhà cửa , 80% dân
Singapore nay có thể xem là thuộc giới trung lưu. Tuy nhiên,
không giống các chánh sách Hy Lạp-Greece và phần Âu
Châu còn lại, Singapore theo đuổi một chánh sách cá nhân hóa
một mạng lưới an toàn xã hội . Điều này đưa tới
những tỉ xuất tiết kiệm trung bình cao hơn và trong dài
hạn một nền kinh tế rất vững bền. Không có một loại an sinh xã hội
hay điều tương tự đè nặng, Singapore đã phát triển một lực lượng
lao động lành nghề tự tín -sành sỏi cho kinh tế toàn cầu.
Chánh
sách kinh tế Singapore đã sản xuất tăng trưởng thật sự trung bình
8% từ 1960 đến 1999. Kinh tế lên lại năm 1999, sau khủng hoảng tài
chánh vùng, với tỉ xuất tăng trưởng là 5.4% và tiếp theo là 9.9%
năm 2000. Tuy nhiên, kinh tế chậm lại ở Hoa Kỳ, Nhật, và Hiệp Hội
Âu Châu cũng như đình trệ điện tử khắp thế giới, đã làm giảm tăng trưởng
kinh tế ước lượng năm 2001 trở nên âm tính - 2.0 % . Năm sau, kinh tế tăng lại
thêm 2.2% và 1.1 % năm 2003, khi SARS bùng nổ. Năm 2004, phục
hồi đáng kể tăng 8.3%, dù rằng tăng trưởng thấp hơn mức dự trù hơn
phân nữa, chỉ 2.5%. Năm 2005, mức tăng kinh tế là 6.4% và năm 2006
là 7.9 %.
Đến
ngày 8 tháng 6 năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp Singapore là
khoảng 1.9 % và kinh tế quốc gia có một tỉ xuất tăng
trưởng kém hơn , chỉ là 1.8 % so với 14.8 % năm 2010.
Vài thí dụ về vật giá ở Singapore từ 1990 tới 2012. Trung bình vật giá tăng theo đà 10 năm. |
Đầu tư và Doanh vụ quốc doanh
Lãnh
vực công được sử dụng vừa là một đầu tư vừa là một xúc tác phát
triển kinh tế và sáng kiến. Chánh phủ Singapore nắm hai qủy tài
sản -giàu có -wealth funds chủ quyền tối cao, Temasek Holdings và
GIC Private Limited dùng để xử lý các dự trữ quốc gia. Thoạt
tiên vai trò quốc gia được hướng về xử lý công nghệ giúp cho
phát triễn, nhưng những thập niên gần đây, mục đích các quỷ tài sản tối
cao Singapore chuyển qua một căn bản thương mãi .
Các
tổ hợp liên kết với chánh quyền- GLC đóng một vai trò đáng lưu ý
trong nền kinh tế nội địa Singapore. Tính đến tháng11 năm 2011,
6 GLC Singapore liệt kê ở chóp bu, chiếm 17% tổng số tư bản
hóa của Thị Trường Hối Đóai- Singagore Exchange, SGX. Các công ty
quốc doanh hay bán phần quốc doanh này họat động theo căn bản thương mãi
và không được trợ cấp gì hơn các công ty tư cả thảy . Quốc doanh
chủ trì các khu vực kinh tế chiến lược, gồm luôn cả viễn thông, báo chí
truyền thông, chuyên chở công cọng, quốc phòng, hải cảng các họat động
phi cảng cũng như ngân hàng, chuyên chở tàu thủy, hàng không, hạ
tầng cơ sở và gia cư .
Năm
2014, Temasek nắm giữ 69 tỉ đô la Singapore tích sản ở Singapore,
chiếm 7% tổng số tư bản của các công ty liệt kê.
Khu vực
Hầu
giữ vững vị trí cạnh tranh dù giá nhân công lên cao, chánh phủ cố tìm kiếm
đề cao các họat động giá trị thêm cao hơn ở các lảnh vực
chế tạo và dịch vụ. Chánh phủ cũng đã mở hay sắp mở các dịch
vụ tài chánh, viễn thông, phát điện và bán lẽ cho các nhà cung cấp dịch
vụ ngọai quốc và cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Chánh phủ cũng đã cố
gắng thực thi vài biện pháp tỉ như hạn chế lương bổng và giải tỏa
các xây cất không sử dụng, trong một cố tâm kiểm sóat gíá
cho thuê thương mãi tăng gia, với nhãn quan là hạ thấp
phí tổn làm doanh nghiệp tại Singapore, khi giá cho thuê ở quận
thương mãi trung ương tăng lên gấp ba vào năm 2006.
Ngân Hàng
Singapore
là môt trung tâm chánh yếu tài chánh tòan cầu , có các ngân hàng Singapore cống
hiến những tiện nghi trương mục ngân hàng tổ hợp công ty
hạng nhất thế giới. Những tiện nghi này bao gồm đa
tiền tệ-multiple currencies , ngân hàng internet, ngân hàng điện
thọai , trương mục ngân phiếu, trương mục tiết kiệm , các thẻ tín
dụng số dư nợ - credit và dư có - debit cards , tiền ký
qủy kỳ hạn cố định - fixed term deposits và các dịch vụ xử lý tài sản
Theo Human Rights Watch, nhờ vai trò là trung tâm
chánh yếu tài chánh cho vùng , Singapore luôn luôn bị chỉ trích là
đã chứa chấp nhiều trương mục ngân hàng những tài sản các lảnh đảo
tham nhũng và đồng bọn thu nhập bất chính ; kể cả hàng tỉ đô
la lợi tức khí dầu thiên nhiên Miến Điện dấu diếm không ghi vào các
trương mục kế tóan quốc gia. Singapore đã hút dẫn các tích sản trước
đây ở Thụy Sĩ vì nhiều lý do , kể luôn cả thuế vừa đánh vào các trương
mục Thụy Sỉ và sự bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ yếu kém đi . Credit
Suisse hảng lớn đứng thứ hai ngân hàng Thụy Sĩ chuyễn
tổng giám đốc ngành ngân hàng quốc tế tư dến Singapore năm 2005 .
Trốn
thuế là bất hợp pháp ở Singapore , tuy nhiên, theo Tổ chức
Hơp tác và Phát triễn OECD , các chức quyền Singapore có
khuynh hướng hợp tác với chức quyền thuế khóa các quốc gia khác,
chỉ khi nào liên quan đến trốn thuế Singapore mà thôi .
Kỷ thuật Sinh học ( Sinh kỷ )
Singapore
năng nổ đề xướng và phát triễn một công nghệ kỷ thuật sinh học ,
sinh kỷ - biotechnology của mình. Hàng trăm triệu đô la được đầu tư
vào lảnh vực này để xây đắp hạ tầng cơ sở, tài trợ khảo cứu
và phát triễn và tuyển chọn các nhà khoa học quốc tế hàng đầu cho
Singapore. Các hảng chế tạo thuốc Tây dẫn đạo tỉ như GlaxoSmithKline(
GSK ) , Pfizer và Merck & Co. đã thiết lập nhà máy ở
Singapore . Ngày 8 tháng 6 năm 2006 , GSK tuyên bố là đầu tư thêm
300 triệu $ Mỹ nữa, để xây cất một nhà máy khác sản xuất các
thuốc chủng trẻ em - paediatric vaccines, cơ sở kiểu này đầu tiên ở Á
Châu. Chế tạo Dược Phẩm nay chiếm hơn 8% sản xuất
chế tạo quốc gia .
Năng lượng và Hạ tầng cơ sở
Singapore
là trung tâm chánh yếu buôn bán thương mãi và định gíá
dầu lữa ở Á Châu. Công nghệ dầu lữa chiếm 5% GDP Singapore và
Singapore là một trong ba trung tâm lọc dầu hàng đầu xuất
khẩu thế giới . Năm 2007, Singapore đã xuất khẩu 68.1
triệu tấn dầu. Ngành công nghệ dầu lữa đã đem tới đề xướng công nghệ hóa
học cũng như chế tạo thiết bị dầu lữa và khí dầu. Singapore có 70%
thị trường thế giới cho các giàn khoan kết cấu tự nâng -
jack-up rigs và cho các đơn vị hóan chuyễn giảm tải
Tồn trữ Sản xuất Nổi- Floating Production Storage Offloading
units . Quốc gia này cũng có 20% thị trường thế
giới cho sửa chửa tàu và năm 2008 công nghệ biển và ngòai khơi
sử dụng 70 000 người .
Thưong mãi, Đầu tư và Viện trợ
Năm
200 , tổng số thương mãi Singapore đạt 373 tỉ $US, tăng 21 % từ năm 1999.
Dù kích thước bé nhỏ , nay Singapore đứng hàng thứ 15 buôn bán với
Hoa Kỳ. Năm 2000. Singapore nhập khẩu tổng cọng 135 tỉ $US và
xuất khẩu 138 tỉ $US. Malaysia là nguồn nhập khẩu chánh
của Singapore, cũng như là thị trườhg xuất khẩu lớn nhất, hấp thu
18% xuất khẩu Singapore, với Hoa Kỳ theo đuôi sát cánh. Malaysia là
bạn buôn bán lớn nhất với Singapore. Tổng số
thương mãi song phương lên đến 91 tỉ $US, năm 2012 , chiếm
1/5 tổng số thương mãi ASEAN. Buôn bán Singapore với
Malaysia, Trung Quốc , Inđônêxia và Nam Hàn tăng năm 2012,
trong khi buôn bán với EU27, Hoa Kỳ , Hong Kong và Nhật lại giảm
năm 2012 .
Tái
xuất khẩu chiếm 43 % tổng số bán của Singapore đến các nước khác
năm 2000. Xuất khẩu chánh của Singapore là
các sản phẩm dầu lữa, thực phẩm- thức uống, hóa chất, tơ
sợi- áo quần, các bộ phận điện tử, dụng cụ viễn thông và
thiết bị chuyên chở. Nhập khẩu chánh là máy bay, dầu thô, và các sản phẩm
dầu lữa, các bộ phận điện tử, rađiô, và các máy hay bộ phận
ti vi, xe hơi, hóa chất, thực phẩm- đồ uống, sắt-thép, các
chỉ tơ sợi - vãi vóc .
Buôn
bán ở Singapore đã thừa hưởng mạng lưới rộng lớn những thỏa
hiệp thương mãi Singapore đã ký kết . Singapore tự do thương mãi
với toàn thể mạng lưới ASEAN , thuế nhập khẩu gia gỉam khi buôn bán
với Inđônêxia, Malaysia, Phi Luật Tân, Thái Lan, Brunei, Miến
Điện, Căm Bốt, Lào và Việt Nam.
EDP
Singapore tiếp tục hút dẫn ngân qủi đầu tư kich thước
đại trà cho Quốc gia, dù rằng Singapore là thành phố tương đối có
môi trường họat động phí tổn cao. Hoa Kỳ dẫn đạo đầu tư ngoại quốc
, chiếm 40% các cam kết mới ở công nghệ chế tạo năm 2000 .
Tính đến năm 1999, đầu tư tích lũy cho chế tạo và dịch vụ của các công ty
Mỹ tại Singapore đạt gần 20 tỉ $US tổng số tích sản.
Khối lượng lớn đầu tư Hoa Kỳ là ở chế tạo điện tử , lọc và
tồn trữ dầu lữa và công nghệ hoá chất. Hơn 1000 công ty US họat
động ở Singapore.
Chánh
quyền Singapore phần lớn sạch- không tham nhũng, lực lượng lao động
lành nghề , hạ tầng cơ sở tiên tiến và hửu hiệu đã hút dẫn
hơn 3000 Tổ hợp Công ty Đa quốc gia- Multi ational
Corporations , MNC từ Hoa Kỳ, Nhật và Âu Châu. Các hảng ngọai quốc
hiện diện gần như ở mọi lảnh vực kinh tế. MNCs chiếm hơn ⅔ sản xuất
chế tạo và bán ra trực tiếp xuất khẩu, dù cho vài lảnh vực
dịch vụ vẫn còn do các tổ hợp liên kết chánh quyền ngự trị.
Chánh
phủ cũng đã khuyến khích các hảng đầu tư ngoài Singapore ,và tổng
số đầu tư trực tiếp ở ngọai quốc đạt 39 tỉ $ US, cuối năm 1998.
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là nơi đến chánh, chiếm 14%
tổng số đầu tư ở ngọai quốc , tiếp theo là Malaysia ( 10% ), Hong Kong (
8/9 % ) , Inđônêxia ( 8.0%) và Hoa Kỳ (4%). .Nền kinh tế Ấn Độ đang
tăng trưởng mau lẹ, đặc biệt ỏ lảnh vực cao kỷ, đang trở
thành một nguồn nới rộng đầu tư ngọai quốc cho Singapore. Hoa
Kỳ không viện trợ song phương cho Singapore , nhưng tuồng như Hoa
kỳ tỏ vẽ muốn cải thiện thương mãi song phương và đã ký kết Thỏa
Hiệp Tự do Thương mãi Hoa Kỳ - Singapore. Thuế tổ hợp
Singapore là 17% .
( Irvine, Nam Ca Li,
Hoa Kỳ ngày 16 tháng 8 năm 2015 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét