Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chất Dẻo - Plastics


Sau các bài về PVC và Phthalates…, hiểu biết phổ  thông về chất dẻo – plastics

20 điều bạn chưa biết rõ về chất dẻo - plastics

                          G S Tôn Thất Trình


1-      Năm 1957, một giọng nói  tuyên bố trước khi vào khu tiêu khiển Disneyland ở miền Nam Ca Li: “ Kính chào qúi khách vào Tòa Nhà Tương Lai bằng Nhựa dẻo – Plastics hảng Monsanto”, một nhà ráp nối bốn ngăn, xây dựng gần như hoàn tòan bằng plastics. Ngay cả áo quần  trong các buồng kín cất giữ nhà tương lai cũng làm bằng plastics.

2-             Khi Công ty Walt Disney gở bỏ nhà sụp đổ này, 10 năm sau, nhà nẩy bật lên ngay. Cái ngữ  plastics này đã cứng ngắt.

3-             Ngày nay thế giới chế tạo và tiêu thụ  khỏang 600 tỉ cân Anh( 250 triệu tấn ) plastic và thị trường chất nplastic tăng thêm 5% một năm .

4-            Plastic  làm ra từ polymers, những phân tử to bự nối kết hàng trăm ngàn đơn vị phân tử nhỏ tên gọi là monomers .
polymers
5-            Đa số các dây chuyền polymeric  rất dài, tựa như các chuổi hột , chúng có thể xếp lại hay uốn quăn .

6-            Chất plastic thông thường nhất là polyethylene.  Gồm những dây chuyền hydrocarbon trải dài. Polyethylene dùng  làm bao plastic đựng đồ mua ở tiệm tạp hóa bán thực phẩm  và các chai đựng .

7-             Năm 2009, dân Hoa Kỳ  đã xài 109 tỉ bao này.  Nối đuôi nhau, chúng sẽ xoay vòng quanh Trái Đất  776  lần.

8-             Câu chuyện plastic khởi đầu  vào thập niên 1850, khi nhà sáng chế người Anh Alexander Parkes,  phối hợp hợp chất celluloz hửu cơ  ( từ các màng tế bào cây cỏ, thực vật), acid nitric,  và các chất hòa tan làm thành chất “ Parkesine”, một vật liệu mềm dẽo ông tung ra ở Đại Triễn Lãm Luân Đôn năm 1862.

9-            Đáng tiếc là nitrate celluloz rất dễ cháy. Và khi ông tăng gia sản xuất, ông bớt chi phí.  Chất plastic dễ  nứt vỡ này  là một thất bại thương mãi.

10-        Cùng lúc, nhà hóa học Hoa Kỳ Leo Hendrick Baekeland xuất hiện. Năm 1907,   ông đun nóng  rượu cồn gỗ  và hắc ín than đá  trong nồi hấp và làm nguội lẫn lộn màu hổ phách này để tạo ra vật liệu Bakelit chịu lữa. «  Vật liệu một ngàn công dụng » này  vô khuôn làm ra các điện thọai,  vật dụng gia thất, máy chụp hình và ô kìa 997 các hình dạng khác .

11-         Một năm sau, nhà hóa học Thụy Sĩ Jacques E. Brandenberger trộn lẫn lộn viscose ( một chất lỏng dày đặc căn bản celluloz )  ở trong một chậu tắm  acid,  có thể kéo dài ra thành những tấm  mỏng.  Ông rữa sạch các tấm  này với các chất tẩy sạch  và các chất làm mềm dịu tỉ như glycerol.  Ông gọi tên chế tạo này là «  cellophane », phối hợp từ celluloz và từ diaphane , theo nghĩa tiếng Pháp là trong suốt – transparent.
Cellophane Lady 

12-         Cellophane trở thành căn bản của băng dính – scotch tape, do  Richard Drew , nhạc sĩ chơi đàn banjo 3M  sáng chế  năm 1930. Tên có vẽ khinh bỉ: một hôm một hảng thử nghiệm đàn chán nãn la ó : «  đem băng dính này về lại cho các đầu nậu băng dính khốn nạn này … và nói với họ là thêm băng dính vào đó ! ».

    13 -   Thăm dò dư luận năm 1940, cellophane đứng hạng ba từ đẹp đẽ ở tiếng Anh, sau từ mẹ - mother và từ trí nhớ - memory.

    14 - Vi khuẩn và khẩn ( nấm )  không nuốt nổi phần lớn các phân tử plastics vì chúng quá to, vi trùng không tiêu hóa được.

   15-  Đó là lý do tại sao 31 triệu tấn phế thải plastics chất đầy tràn các  nơi đổ rác  Hoa Kỳ  mỗi năm, còn chứa đựng mãi mãi các dạng  đẹp đẽ  búp bê  Barbie  và hồng hạc- flamingos  màu hồng.

   16 -  dù chúng không dễ dàng  sinh thoái – biodegrade , vài lọai plastics quang thoái – photodegrade : ánh nắng mặt trời  phá tan các  mối nối kết phân tử  ở các polymers , làm  vật liệu giòn , dễ vỡ  làm chúng bễ vụn thành những  mảnh nhỏ thường chỉ nhìn được ở kính hiển vi.

   17-  Các trải bừa bộn plastics  trôi đi theo các  cống thóat nước mưa  và  ra đến biển. Cơ Quan Đại Dương và Khí Quyễn Quốc Gia ( Hoa Kỳ )  đang điều tra  xem có đúng như các nhà môi sinh cảnh báo là có đến 13000 mãnh rác rưới bừa bộn plastics  cho một cây số vuông,  giữ chặc nước không đây ?  

   18 -  Trong lúc đó không thiếu gì  những tay làm tái sinh sáng tạo, tỉ như nhà  chụp ảnh họa kiểu Tomaas  đã tạo ra một mũ ( nón ) siêu thực từ các chai đựng nước plastic  như ở hình đính kèm (xin xem hình ở đầu bài này).

   19- Năm 2011, các nhà hóa học  tại viện Đại học Kỹ Thuật Thụy Sĩ tạo ra  một phân tử tổng hợp lớn nhất chưa bao giờ có, một polymer tên gọi là PG5, có khối lượng là 200 triệu nguyên tử hydrogen.

   20 -  Đón mời bạn đến tương lai.  Các nhà khảo cứu Thụy Sĩ tin rằng PG5 làm tổ cho y khoa trong hàng triệu nếp xếp  của mình và khi tiêm vào dòng máu, sẽ  tháo khóan một nồng lượng chửa trị  ở những vị trí  đúng y  trong thân thể.

                ( chiếu theo Nguyệt San « Khám phá » số tháng 11 năm 2012)
                ( Irvine,Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 8 tháng 10 năm 2012 )  
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét