Tóm tắt sự nghiệp các nhà đọat giải Nobel Khoa Học 2012
1- Giải Nobel năm 2012 về Sinh Lý hay Y Khoa:
Khám phá thay đổi y khoa
Hai nhà khoa học , một người Anh già và một người Nhật trẻ hơn lật ngược lại các tin tưởng cơ bản về sinh học bằng cách chứng minh là mỗi tế bào trong thân thể có tiềm năng tăng trưởng thành mọi lọai tế bào khác, đã đọat giải thưởng Nobel về sinh lý học hay y khoa ngày 8 tháng 10 năm 2012. Theo Ủy ban Nobel cho biết Huân tước Sir John Gurdon và Tiến sĩ Shinya Yamanaka đã được thưởng danh dự này nhờ khám phá ra là các tế bào trưởng thành có thể tái lập trình để trở lại tình trạng rất sớm của phát triển.
Khảo cứu của hai vị còn lâu mới làm ra những đột khởi rỏ rệt về chửa trị y khoa. Nhưng công trình của họ đã lật ngược lại nghiên cứu những điều kiện khó giải quyết gồm luôn cả bệnh tim, tiểu đường và mất trí nhớ Alzheimer, bằng cách giúp cho các nhà khoa học nuôi dưỡng các tế bào đặc thù bệnh hay có thể cả đặc thù con bệnh hầu thí nghiệm trong la bô, chiếu theo lời các chuyên gia. Tiến sĩ Deepak Srivastava , giám đốc Trung tâm Rodenberry cho Sinh học Tế bào Gốc và Y khoa tại Các viện Gladstone ở San Francisco , nơi Yamanaka đến làm việc một tuần mỗi tháng.
Gurdon năm nay đã 79 tuổi, thực hiện công trình mầm giống của ông tại viện đại học Oxford vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, nghĩa là trước khi Yamanaka chào đời. Họat động trên ếch , năm 1962, ông trình bày là thay một nhân- nucleus tế bào trứng lấy từ ruột non con nòng nọc, giúp trứng phát triễn thành đầy đủ chức năng nòng nọc . Khám phá này gây sốc động trên các đồng nghiệp cùng lảnh vực. Lúc đó, chưa rỏ ràng gì cả là những lọai tế bào thân thể khác nhau, lại có DNA khác nhau và chia sẽ những chỉ thị di truyền như nhau và đọc được chúng khác nhau, theo lời Srivastava. Các thí nghiệm Gurdon cho thấy là các tế bào chứa cùng mã số di truyền và các tế bào cá nhân có đủ khả năng tạo ra tòan thể một động vật- và như vậy bất cứ một bộ phận thành phần nào- nếu như được thao tác đứng đắn.
Chúng ta đã biết là phải cần 34 năm cho nhà khảo cứu Tô cách Lan – Scottish Ian Wilmut làm tinh dòng – clone ra Con cừu Dolly, sao chép ra kỳ công ở một động vật có vú và cặp bắt được trí tưởng tượng dân gian.
Thành công của Yamanaka là cống hiến cho các nhà khoa học một ý kiến cách nào tái lập trình tế bào này thực hiện được. Khi ông khởi sự theo đường lối họat động này , ông bị chỉ trích nặng nề ở Nhật Bổn là đã đeo đuổi một dự án qúa khó khăn. Nhà khoa học Nhật được huấn luyện để trở thành một bác sĩ mỗ xẽ khoa chỉnh hình, trước khi trở thành một nhà khảo cứu tòan thời gian, hình dung là kích động các phối hợp đơn giản gen( es )ở tế bào da chuột có thể cuốn dây lại tế bào này thành một tình trạng như phôi – embryolike, giúp nó phát triễn một lần nữa như bất cứ lòai tế bào nào khác trong thân thể.
Tiến sĩ Owen Witte giám đốc Trung tâm Y khoa Làm Tái sinh và Khảo Tế bào Gốc Eli và Edythe Broad tại viện đại học UCLA, có mặt trong cử tọa khi Yamanaka trình bày khảo cứu của mình ở một hội nghị các nhà sinh học tại Toronto – Canada năm 2006. Nói rằng có một sửng sốt lớn ở phòng hội nghị khi Yamanaka tiết lộ đột khởi. Witte thêm: mọi người biết là họ đang nghe một cái gì sẽ thay đổi lịch sử khoa học. Họ biết rằng ông ta sẽ đọat giải Nobel. Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc các Viện Y tế Quốc gia -Hoa Kỳ nói ông cũng lạnh trên dưới xương sống khi ông đọc bài Yamanaka trình bày công trình, mấy tháng sau được tập san Tế Bào – Cells đăng tải.
Mãi cho đến lúc này, phát triễn tế bào được giả thiết là con đường một chiều. Collins nói: không có cách nào khác đọc bài thuyết trình này mà không quyết định là thế giới thật sự đang đổi thay. Những tế bào Yamanaka tạo ra trên chuột – và một năm sau trên con người - được biết là các tế bào gốc đa lực cảm ứng – induced pluripotent stem cells hay tế bào iPS.
Nay các nhà khảo cứu khắp thế giới thảy đều sử dụng kỷ thuật Yamanaka để biến đổi tế bào từ các bệnh nhân mắc phải một loạt bệnh thành ra tế bào iPS, rồi nghiên cứu chúng hầu hiểu rỏ cơ chế bệnh ở mức độ tế bào. Các nhà khoa học cũng sử dụng mô hình “ bệnh trong dĩa” thử nghiệm các thuốc mới .
Srivastava nói: nếu ai đó lâm bệnh mất trí nhớ Alzheimer, chúng ta không thể làm một sinh thiết ( cắt tươi ) – biopsy nảo bộ . Nhưng chúng ta có thể lấy một tế bào da, biến nó thành tế bào iPS, rồi nghiên cứu tế bào biến đổi này. Ông thêm : sắp tới đây, họat động với các tế bào iPS có thể giúp các đốc tờ cống hiến hứa hẹn một ngành y khoa cá nhân hóa. Nghiên cứu các tế bào bệnh nhân có cơ giúp các đốc tờ phát triễn các phép chửa trị mục tiêu nhắm vào thuốc và qui định phép chữa trị nào thích hợp nhất cho những ca đặc thù .
Xa hơn nữa ở chân trời, các nhà khoa học hy vọng sử dụng kỷ thuật tái tạo những tế bào đổi thay cho các bệnh nhân, chẳng hạn các tế bào cảm ứng ra insulin cho ai bị tiểu đường Lọai – Type 1 hay nơ ron- neurons cho ai đau đớn vì xương sống bị hư hại. Một mục đích khác là chửa trị trực tiếp các mô – tissues bệnh bằng cách tái lập trình tế bào biến thành những tế bào lành mạnh.
Năm tới một nhóm nhật sẽ thử nghiệm phép chửa trị căn bản iPS lần đầu tiên cho dân chúng để đảo ngược lại một điều kiện đau mắt tên gọi là thóai hóa vết – macular degeneration, theo lời Yamanaka nói ở một cuộc báo chí phỏng vấn, ngày 8 tháng 10 năm 2012. Một thử nghiệm căn bản tế bào chửa trị thóai hóa vết mắt , sử dụng các tế bào gốc phôi dễ gây tranh luận hơn đã được thực hiện tại viện đại học UCLA và vài nơi khác. ( Cách đây vài năm báo chí nước nhà đã cho biết là Việt Nam đã thử nghiệm thành công nuôi dưỡng các tế bào da, không rỏ nay các trường đai học y khoa Hà Nội, Huế hay Sài gòn… có trường nào thử nghiệm nuôi tế bào gốc ( ? ) từ tế bào da, chửa trị thóai hóa vết mắt chưa ?)
Vài nhà làm chánh sách kể cả tổng thống George W. Bush đã gợi ý là các tế bào tái cuộn lại có cơ lọai bỏ đòi hỏi làm khảo cứu trên các tế bào gốc phôi người , một thể thức đặt ra các vấn đề đạo đức vì chúng lấy ra từ các phôi. Thế nhưng các nhà khoa học gồm luôn cả Yamanaka nhấn mạnh các tế bào gốc phôi vẫn còn là một dụng cụ khảo cứu then chốt. Witte lưu ý là các tế bào gốc phôi “ tiếp tục là tiêu chuẫn để so sánh với các đo lường về các tế bào iPS ở những thí nghiệm ngày nay.”
Insoo Hyun , một nhà đạo đức sinh học tại viện đại học Case Western Reserve University đã viết một bài bản cùng Yamanaka , giải thích yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu các tế bào gốc phôi người nói rằng các chánh khách sai lầm nhắm vào phần thửng này làm chứng cớ là công trình gây tranh luận đã có thể bải bỏ đi. Theo ông, ngược lại !
Hơn nữa, các vấn đề an tòan của các tế bào iPS sử dụng ở các phép chửa trị căn bản tế bào vẫn còn đó , vì lẽ một trong những gen then chốt đã mở máy ra, lại liên quan chặc chẻ với ung thư. Các tế bào tái lập trình tuồng như có thể thành gây ung thư hơn là các tế bào gốc phôi thực sự . Đây là một khía cạnh đã làm chậm tiến bộ ở lảnh vực.
Ủy ban Nobel chỉ mất có 6 năm để công nhận công trình Yamanaka, mới 50 tuổi. Collins nói : ngay cả xoắn ốc cặp đôi- double helix cũng đã phải mất đến 9 năm trời!. Nhưng đối với Gurdon, nay là trưởng viện mình ở Cambridge, đúng là chờ đợi qúa lâu, theo lời Edward De Robertis , một nhà khảo cứu ở UCLA và Viện Y khoa Howard Hughes. De Robertis, làm việc với nhà khoa học Anh từ năm 1974 đến năm 1980 , nói rằng đáng lý phải cấp thưởng Nobel cho Gurdon nhiều năm trước.
Nhưng De Robertis cũng nói là cặp đôi người chủ trì ông với Yamanaka, nay chia sẽ thời giờ làm việc giữa các viện Gladstone và viện đại học Kyoto, là một “cặp đôi hòan mỹ” . Yamanaka cho biết là ông có cảm tưởng đã rất may mắn đọat thưởng và rất hân hạnh chia sẽ 1.2 triệu đô la với Gurdon. Ông nói là ông không biết làm gì để khao mừng , dù cho ông đã nghĩ là ông có thể uống một lon bia.
( chiếu theo Eryn Brown và Jon Bardin, Irvine ngày 12 tháng 10 năm 2012 )
2: Hai bác sĩ bệnh tim đọat giải Nobel hóa học ; 3: Hai nhà vật lý học hạt lượng - quantum đọat nobel vật lý học ( sẽ tiếp theo )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét