Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Con Đường mới Liên hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ


Tiếp theo bài quan điểm mới về Trung Quốc của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, mê-đia (media) Việt Kiều đã đăng tải, quan điểm về liên hệ Trung Quốc Hoa Kỳ của Kevin Rudd, dân biểu Quốc Hội Úc, nguyên thủ tướng Úc từ  2007 đến 2010 và tổng trưởng Ngọai Giao từ  2010- 2012 tưởng cũng đáng cho người Việt trong và ngòai nước lưu ý  thêm chăng ?

          Xa hơn Ngõng Trục – Đóng Chốt: Đồ bản Một Con Đường mới Liên hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ    

                                               G S Tôn Thất Trình

          Tranh luận về tương lai liên hệ Hoa Kỳ- Trung Quốc trong thập niên vừa qua đã được một chánh sách ngọai giao và an ninh Trung Quốc  võ đóan hơn thúc đẩy  và phản ứng đối phó lại và giải đáp của Hoa Thịnh Đốn- Washington  cho Vùng là Ngõng Cửa, Đóng Chốt- Pivot hay tái lập Cân bằng - Rebalance ở Á Châu. Tụ điểm mới  của chánh quyền Obama  về ý nghĩa chiến lược Hoa Kỳ ở Á Châu, đã hòan tòan thích nghi với tình thế. Không có chuyễn động này,  một hiểm nguy thực sự  là Trung Quốc với tầm nhìn  cứng rắn và  thực tiễn  về những quan hệ quốc tế,  ắt sẽ kết luận rằng một Hoa Kỳ  mà nền kinh tế hết hơi, đang mất dần quyền hạn ở lại  Thái Bình Dương.  Nhưng nay đã rỏ ràng là Hoa Kỳ sẽ ở lại Á Châu lâu ngày. Đã đến lúc  Washington và Bắc Bình phải xem là quan trọng, nhìn xa và đạt vài  kết luận dài hạn họ xem  thế giới phía sau rào cản là thế giới đang mong muốn lọai gì đây  ?

       Các nhiệm vụ  cho Á Châu vào các thập niên tới là cố tránh  một tranh chấp  lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, gìn giữ ổn định chiến lược cũng cố  nền móng thịnh vượng của vùng.  Những nhiệm vụ này khó khăn, nhưng có phương thực thi được. Đòi hỏi cả hai quốc gia phải hiểu biết nhau tường tận, hàng động bình tĩnh  dù có nhiều khiêu khích và xử lý những lực lượng nội địa và trong vùng đe dọa  hai nước chia lìa nhau. Điều này sẽ đòi hỏi  những liên hệ sâu đậm và thể chế hơn:  đóng neo  trên một khung chiến lược, công nhận  thực tế của tranh đua nhau, tầm quan trọng của cộng tác  và  sự kiện không được có những đề nghị độc chiếm, đặc hửu  lẫn nhau. Hơn nữa, một lề lối như thế, phải được  ảnh hưởng thực tiễn  xuyên qua một lịch trình cơ cấu vững chắc, thúc đẩy bằng những cuộc gặp mặt  thường xuyên trực tiếp giữa các nhà lảnh đạo hai quốc gia.

               Con Rồng không cần  che dấu nữa

      
           Tốc độ, kích thước  và vuơn xa của Trung Quốc bừng dậy thật là vô tiền khóang hậu  trong lịch sử  cận đại. Chỉ trong 30 năm, kinh tế Trung Quốc  tăng trưởng  từ kích thước nhỏ bé  hơn Hòa Lan  đến to lớn  hơn mọi quốc gia trên thế giới, ngọai trừ Hoa KỳNếu Trung Quốc  mai đây sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới như vài người tiên đóan, Trung Quốc là nước đầu tiên  kể từ George III, là một nước không dân chủ, không nói tiếng Anh , không Tây Phương  mà lại dẫn đầu kinh tế tòan cầu. Lịch sử dạy rằng  nơi nào kinh tế tiến tới , nơi đó quyền hạn  chánh trị và chiến lược theo ngay sau. Trung Quốc bừng dậy sẽ tạo dựng không tránh được cắt chéo nhau và đôi khi xung đột quyền lợi, giá trị  và cách nhìn thế giới.  Bảo tồn hòa bình  sẽ là cực trọng   không những cho ba tỉ  người ( nay thế giới gồm 7 tỉ ) sinh sống ở Á Châu   mà còn cho tương lai  của trật tự hòan vũ .  Đa số lịch sử  thế kỷ thứ 21, tốt hay xấu,  sẽ được viết ra ở Á Châu và lần lượt  sẽ định dạng  hoặc theo Trung Quốc bừng dậy có được xử lý  hòa bình không , hoặc  không có đứt đoạn căn bản  nào cả ở trật tự  hòan vũ hiện hửu.

Kevin Rudd

           Trật tự hậu chiến ở Á Châu dựa trên sự hiện diện và khả năng tiên đóan được của Hoa Kỳ , đóng neo trên một mạng lưới liên minh quân sự và chung sức.  Điều này được hoan nghênh tại đa số thủ đô trung vùng, trước hết là để ngăn ngừa  chế độ quân phiệt tái xuất ở Nhật , sau đó là một  đối trọng  chiến lược với Nga Sô Viết  rồi đến  là một bảo đảm an ninh cho Đông Kinh - Tokyo và Hán Thành - Seoul   (  hầu lấy đi  cần thiết làm   các vũ khí hạt nhân địa phương )  và như thể là một  giảm xóc – damper   trên một số căng thẳng ít địa phương hơn  ở vùng.  Những năm gần đây, Trung Quốc bừng dậy và  những khó khăn tài chánh và kinh tế Hoa Kỳ  đã bắt đầu đặt lại  khung cảnh  vững bền này.  Một cảm giác bất ổn chiến lược và vài  độ cố tránh tổn thất chiến lược đã  khởi sự trổi dậy  tại vài thủ đô.  “Tái cân bằng”  của chánh quyền Obama đã làm thành một  đính hiệu, sửa sai cần thiết, tái lập  những cơ bản, chủ yếu chiến lược.  Nhưng cách này vẫn chưa đủ duy trì  hòa bình,  một thách thức sẽ mỗi ngày mỗi phức tạp và cấp bách thêm lên, khi các chính trị  đại cường tương tác cùng một dàn trãi tăng thêm các xung đột  phụ vùng và các tuyên cáo  lảnh thổ cắt ngang  các biển Đông Hải và Nam Hải. 

          Trung Quốc xem những phát triễn này  qua lăng kính của những ưu tiên nội địa Trung Quốc và  quốc tế.  Ủy Ban Thường Trực  Bộ Chánh Trị- Politburo, gồm  mọi chóp bu lảnh tụ Đảng Cọng Sản,  xem các cốt lõi trách nhiệm như  giữ vững cầm quyền cho Đảng,  duy trì tòan vẹn  lảnh thổ quốc gia ( gồm luôn cả  chống lại các phong trào chia tách và  bảo vệ các tuyên bố  chủ quyền biển khơi), giữ vững  tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ   bằng cách  biến đổi kiểu mẩu tăng trưởng Trung Quốc, bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, duy trì ổn định tòan cầu và trong vùng, hầu tránh trật đường rầy lịch trình phát triễn quốc gia, cận đại hóa quân sự Trung Quốc  và khẳng định  chánh sách ngọai giao  mạnh bạo hơn, và sinh cường hơn  theo tình trạng Trung Quốc là một đại cường quốc.    

               Các ưu tiên  tòan cầu và trong vùng của Trung Quốc được  định dạng cơ bản là  những đòi hỏi  kinh tế và chánh trị nội địa.  Vào một thời đại chủ nghĩa Mác Xít – Marxism  đã mất hết tính chất thích đáng, tính cách hợp pháp tiến tục cho Đảng tùy thuộc vào  một phối hợp giữa  hiệu năng kinh tế, tinh thần chánh trị quốc gia dân tộc và kiểm sóat tham nhũng.  Trung Quốc cũng xem bừng dậy của mình  trong khuôn khổ lịch sử Trung Quốc,   như việc gạt bỏ  cuối cùng một sĩ nhục 100 năm dưới tay ngọai bang ( khởi sự bằng  các Chiến Tranh Nha Phiến và chấm dứt việc Nhật chiếm đóng) và như thể là quốc gia trở lại  tình trạng đúng hơn của một  nền văn hóa to lớn , giữ một vị trí  được kính nể trong các quốc gia lảnh đạo thế giới. Trung Quốc nhấn mạnh là  Trung Quốc ít khi có  lịch sử xâm lăng các nước ngọai quốc  và không  làm thực dân ở biển cả ( khác với các quốc gia Âu Châu ), nhưng lại bị ngọai quốc xâm lăng nhiều lần. Cho nên theo nhãn quan Trung Quốc,  Tây Phương và các quốc gia khác  không có lý do nào  lo sợ việc Trung Quốc bừng dậy  cả . Thật sự  họ đã lợi lộc nhiều  nhờ nền kinh tế Trung Quốc  tăng trưởng. Mọi cái nhìn thay thế khác được phê phán kịch liệt  dó là một phần luận đề “ Trung Quốc đe dọa –China  threat”  lần lượt cũng được nghi là lý do đưa ra cốt che đậy mục đích – a stalking horse cho chánh sách  ngăn chặn  policy of containment của Hoa Kỳ .

          Tuy nhiên, những gì Trung Quốc bỏ sót là khác biệt giữa “ đe dọa – threat”  và “ bất ổn -  uncertainty”, cái thực tại mà các lý thuyết gia  liên hệ quốc tế  gọi “là tiến thóai lưỡng nan an ninh” , nghĩa là phương cách  Bắc Bình theo đuổi các quyền lợi hợp pháp, có cơ gây nên lo ngại cho các quốc gia khác. Điểm này nâng cao thêm câu hỏi  rộng lớn hơn là liệu Trung Quốc  có phát triễn  một đại chiến lược  dài hạn không đây ?  Tuyên ngôn  chánh thức  Bắc Bình , nhấn mạnh là Trung Quốc muốn “bừng dậy hòa bình- peaceful rise”  hay “phát triễn hòa bình”  và tin tưởng vào “ thắng – thắng, win-win” hay “ thế giới hài hòa – harmonious world” không mấy  làm minh bạch thêm  vấn đề  hay là khi nêu  châm ngôn  của Đặng Tiểu Bình” : “  che dấu sức mạnh của mình, chờ thời cơ”. Đối với ngọai quốc, cốt lõi vấn đề là liệu Trung Quốc  sẽ tiếp tục họat động cộng tác trong  khuôn khổ lệ luật hiện hửu căn bản cho trật tự tòan cầu không, một khi Trung Quốc đã đạt địa vị cường quốc  hay là sẽ cố tìm cách định dạng lại một trật tự theo hình ảnh mình. Điều này đúng là vấn đề chưa giải đáp.

       Tập Cẩm Bình phải được vâng lời


      Trong thông số các ưu tiên tòan diện của Trung quốc, Tập Cẩm Bình, tổng bí thư  đảng Cọng Sản và tổng thống ( chủ tịch nước ) Trung Quốc sẽ có một ý nghĩa và có lẽ một ảnh hưởng quyết định về chánh sách quốc gia Tàu. Tập rất thỏai mái trong bộ áo lảnh tụ. Ông cũng rất tự tin trên cả hai phương diện nền tảng quân sự và cải cách của ông ; khỏi cần  chứng minh trên hai mặt này  giúp ông đủ tự do  để thao diễn, chỉ huy. Ôngđược đọc nhiều và có được một hiểu biết lịch sử  về các tránh nhiệm  của ông cho Trung Quốc.Theo bản năng, ông là một nhà lảnh  đạo và lẽ dĩ nhiên là sẽ không hài lòng duy trì  chánh sách  hiện tại.  Trong số tất cả những người tiền nhiệm ông , có lẽ ông là chức quyền Tàu  tương tự  Đặng( Tiểu Bình ) nhất, trở thành cao hơn cả  chức vị trưởng thượng trong số ngang  vế – interpares, dù rằng vẫn trong giới hạn của lảnh đạo tập thể.

     Tập  đã tiến một bước chưa hề xảy ra trước đây. Ông đã thẳng thắn tuyên bố  là nếu không trị tham nhũng , Trung Quốc sẽ hổn lọan  như  thể   “Mùa Xuân Ả Rập – Arab Spring” và đã ban hành những lệ luật  mới, trong sáng về xung đột quyền lợi cho lãnh đạo.  Ông đã đặt ra những chỉ dẫn cho Bộ Chánh Trị, mục đích giảm bớt các buổi họp vô bổ  và  các buổi chánh trị ba hoa – dài dòng, hổ trợ hành động  chống lại vài đăng tải  và trang web  bộc trực, tán thưởng  các tay cận đại hóa quân sự Trung Quốc.  Đặc biệt Tập đã dứt khóat  mượn từ sổ tay chánh trị của Đặng, nói rằng nay Trung Quốc cần phải cải cách kinh tế. Tuy nhiên, về chánh sách  ngoại giao và an ninh, Tập đã  tỏ ra tương đối nín thinh.  Nhưng vì là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân sự Trung ương, kiểm sóat các lực lượng quân đội Tàu (các năm 2010 đến 2012 , Tập là phó chủ tịch, nay là chủ tịch ), Tập đóng một vài trò quan trọng   cho chánh sách  của “ nhóm lảnh đạo” trong Ủy Ban về  các biển Đông và biển Nam “ Tàu “ , và những hành động gần đây của Bắc Bình trên các đường biển này đã làm cho vài nhà phân tích kết luận rằng Tập là một kẻ bất hạnh không hối tiếc- nonapologetic hard -liner   ở chánh sách an ninh quốc gia . Vài người khác kể ra những công thức ngọai giao ông sử dụng khi thăm viếng  Hoa Kỳ tháng 2 năm 2012,khi ông nói tới những cần thiết làm ra “ một  loại liên hệ cường quốc mới”  với Hoa Thịnh Đốn  và đã tỏ ra bối rối, khi phía Mỹ trả lời ít  đích đáng.

       Hiện nay  thật là sai lầm khi xem Tập  như là một Gorbachev tiềm thế  và những cải cách của Tập như thể là Glasnost – Trong Sáng Tàu.  Trung Quốc không phải là Nga Sô Viết và Trung Quốc cũng sẽ không  trở thành Liên hiệp  Nga - Russian Federation. Tuy nhiên trong thập niên tới, Tập sẽ đưa Trung Quốc vào một hướng đi mới. Những lảnh tụ mới của Trung Quốc đều là những nhà cải cách kinh tế theo khiếu năng  và theo huấn luyện trí thức. Thực thi những biến đổi đồ sộ  họ hình dung, sẽ lấy hết mọi  vốn liếng chánh trị của họ và sẽ đòi hỏi  một kiểm sóat chánh trị chặc chẻ tiếp diễn, ngay cả khi các lực lượng mạnh mẽ các cải cách tạo ra cho  thay đổi xã hội và kinh tế.  Nay vẫn chưa có một bản viết gốc đồng thỏa thuận  cho cải cách chánh trị dài hạn. Chỉ mới có  nhiệm vụ cấp thời  mở rộng cấp quyền – franchise  cho 82 triệu đảng viên. Khi nói tới ngọai giao,  nhiệm vụ  kinh tế nội địa có tính cách tập trung có nghĩa là lảnh đạo có quyền lợi to lớn hơn duy trì ổn định trong vùng ít nhất là 10 năm tới. Điều này có thể  xung khắc tạm thời với  các tuyên bố  lãnh thổ ngòai khơi Trung Quốc. Thế nhưng khi  chúng xung đột, Trung quốc sẽ thích lựa chọn  giải quyết các xung đột  hơn là thấy chúng trật đường rầy ổn định này đi .  Trên cán cân thăng bằng, Tập là một nhà lảnh đạo  Hoa Kỳ  cần làm dịch vụ với ông , không phải chỉ cốt xử lý  những khía cạnh chiến thuật  trong ngày, mà phải luôn cả  nhữg vấn đề chiến lược rộng lớn hơn, lâu dài hơn.

              Đến lượt Obama phải lấy sáng kiến


             Hơn chỉ  là một tuyên bố quân sự, tái cân bằng của chánh quyền Obama là một phần chiến lược  ngoại giao kinh tế cho vùng rộng lớn hơn,  gồm luôn cả quyết định  trở thành một hội viên Tối Cao Đông Á – East Asia Summit  và các dự tính  Phát triễn  Chung Sức Liên Thái Bình Dương- Trans-Pacific Partnership, làm sâu đậm  chung sức chiến lược của Hoa Kỳ với Ấn Độ và mở rộng cửa đón Miến Điện -  Myanmar  ( Burma ) . Vài người đã chỉ trích dũng cảm tái tạo của Hoa Thịnh Đốn  là nguyên do tăng gia căng thẳng gần đây khắp Đông Á . Nhưng xét kỷ thì nguyên do không đứng vững, vì các sự cố an ninh vùng đáng kể lan tràn đã bắt đầu hơn 5 năm rồi.

         Trung Quốc, một quốc gia  của các nhà thực tiển chánh sách đối ngọai và an ninh, nơi sinh viên  các viện hàn lâm quân sự  bắt buộc  phải đọc Clausewith,  Carr và Morgenthau , được nể vì sức mạnh chiến lược và khinh khi do dự, yếu đuối. Không thể chờ đợi là Bắc  Bình sẽ hoan nghênh  chánh sách ngõng trục. Nhưng chống đối nó, không có nghĩa là chánh sách mới Hoa Kỳ lạc hướng. Tái cân bằng đã được đón mời khắp mọi thủ đô Á Châu, không phải vì Trung Quốc được nhận thức là một đe dọa, mà vì các chánh phủ Á Châu không chắc chắn là  vùng bị Trung Quốc ngự trị sẽ có nghĩa gì ? Cho nên nay  tái cân bằng đã được thực thi, vấn đề  cho các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ  là liên hệ  Trung Quốc  sẽ đi về đâu .

       Một khả thi sẽ là  Hoa Kỳ gia tốc mức tranh đua chiến lược với Trung Quốc, chứng minh là Bắc Bình  không có cơ may nào  xài lớn hơn hay thao diễn  hơn Hoa Thịnh Đốn và các đồng minh. Nhưng điều này có nghĩa là không vững bền tài chánh được và như thế không tin cậy được.  Một khả thi thứ hai sẽ là  duy trì tình trạng hiện hửu,  khi thế  tái cân bằng có ảnh hưởng, chấp nhận không có cải thiện cơ bản nào trong các liên hệ song phương xảy ra, vĩnh viễn  tập trung vào xử lý  vấn đề và khủng hỏang. Nhưng đó là quá thụ động và có hiểm nguy bị tràn ngập vì phải xử lý quá nhiều  khủng hỏang vùng phức tạp;làm ướt dầm  chiến lược, tự đặt mình vào  một hành trình càng ngày càng tiêu cực.

     Một khả thi thứ ba sẽ là sang số  trên liên liên hệ mọi sự, bằng cách dẫn nhập một khuôn khổ  mới cho cộng tác với Trung Quốc, công nhận thực trạng chiến lược thi đua của hai quốc gia, định nghĩa những khu vực then chốt  chia sẽ quyền lợi  để họat động và hành động  trên đó; như thế  khởi đầu  thu hẹp  lỗ trống ngáp ruồi  tin cậy giữa đôi bên. Nếu thực thi tốt đẹp, chiến lược này không tai hại gì cả, có rất ít hiểm nguy và đem lại nhiều thành quả thật sự. Chiến lược sẽ giảm nhiệt độ trong vùng xuống vài độ, tụ điểm cả hai thể chế an ninh quốc gia ở hai nước  trên một lịch trình chung được các cấp trên cao nhất phê chuẩn và giúp  giảm hiểm nguy chiến lược trôi giạt tiêu cực .

              Một yếu tố khẩn thiết của chiến lược  sẽ là sự cam kết hội họp tối cao thường xuyên. Hiện thời  có nhiều sáng kiến không chánh thức đang xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc  hơn là số tàu  chiến ở biển Nam . . Thế nhưng không một sáng kiến nào  có một ảnh hưởng chánh đến liên hệ đôi bên, vì thảo luận với Trung Quốc sẽ không  bao giờ thay thế được gặp mặt trực tiếp giữa lảnh tụ và lảnh tụ cả.  Ở Bắc Bình cũng như ở Hoa Thịnh Đốn, tổng thống  là kẻ làm  quyết định chánh, quyết định cực trọng.  Không có gặp mặt ngay chính cá nhân Tập,  hệ  thống Trung Quốc  năng động tự nhiên là tiệm tiến – gradualism,  khi tốt đẹp nhất, và  ứ tắc, ngưng trệ - stasis,  khi tệ hại nhất. Cho nên Hoa kỳ có lợi sâu xa  ở những gặp mặt chính cá nhân Tập Cẩm Bình,  tại hội nghị tối cao  ở mỗi thủ đô mỗi năm, hay gặp mặt nhau chung ở các buổi họp  hoạt động khác  thời gian kéo dài phải chăng, song song  với các cuộc họp của G-20, Cộng tác  Kinh tế Á Châu – Thái Bình Dương và Hội Nghị Tối Cao Đông Á.

          Cả hai chánh phủ  cũng cần có  những chức quyền có thẩm quyền đặc biệt,  họat động  dưới danh nghĩa các nhà lảnh đạo quốc gia, xử lý lịch trình giữa các hội nghị tối cao và giải quyết những vấn đề đang trổi dậy. Nói một cách khác,  Hoa Kỳ cần có ai đó đóng vai trò Henry Kissinger đầu thập niên 1970 và Trung Quốc cũng cần một  nhân vật như thế. Tòan cầu, cả hai chánh phủ cần xác định  một hay nhiều vấn đề  hiện đang sa lầy ở hệ thống quốc tế , cần đưa chúng trở lại  làm ra những kết quả thành công.  Điểm này  có thể gồm cả Hội Nghị Bàn Tròn, Luân Phiên - Doha Round  đàm thảo thương mãi  quốc tế ( đã ngưng trệ , dù sắp đạt  giàn xếp cuối cùng năm 2008 ) , các thảo luận về thay đổi khí hậu ( trong đó Trung Quốc đã tiến mạnh kể từ Hội Nghị  Quốc tế Liên Hiệp Quốc năm 2009  tại Copenhague – Đan Mạch ), không lan tràn võ khí hạt nhân (một hội nghị mới về  duyệt xét Hiệp Ước Không Lan tràn Hạt nhân  sắp họp ) , hay những đề mục  đặc thù chưa giải quyết trong lịch trình G-20 .  Tiến bộ ở những chiến tuyến này, sẽ chứng minh là  với đủ  ý chí chánh trị khắp nơi , trật tự tòan cầu hiện tại  có thể thực hành được, đưa tới một ưu điểm cho tất cả mọi người,  kể cả ở Trung Quốc.  Bảo đảm Trung Quốc là một người giữ các số tiền đánh cược – stalkholder  cho tương lai  trật tự này rất khẩn thiết , và ngay chính những thành công khiêm tốn cũng sẽ có lợi.

          Trong  vùng, cả hai quốc gia cần sử dụng  Hội nghị  Tối Cao Đông Á và các hội nghị Hiệp hội  Các Tổng trưởng Quốc Phòng  Các Quốc gia Đông Nam Á  và những hội thảo  hầu  phát triễn những lọat  biện pháp  xây đắp tin cậy và an ninh trong  lảnh vực quân sự 18 nước của vùng. Hiện thời các cuộc hội nghị này có cơ nguy  vĩnh viễn trở thành  phân cực vào tranh chấp lảnh thổ  ở Đông Hải và Nam Hải.  Cho nên đề tài đầu tiên cần thương thảo sẽ là một thể thức  giải quyết những sự cố trên biển, cùng những  thỏa thuận  khác  mau lẹ theo sau ,để giảm bớt  hiểm nguy  xung đột vì tính sai.                      

            Trên mức song phương,  Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình phải nâng cấp  đối thọai  quân sư với quân sự thường xuyên đến mức nhân viên cao cấp chánh, tỉ như về phía Hoa Kỳ là tổng trưởng quốc phòng và chủ tịch Tham mưu trưởng Liên Quân. Điều này phải được cách ly  thóat khỏi dao động liên hệ lên – xuống, có những phiên họp tụ điểm vào các thách thức an ninh vùng, tỉ  như A Phú Hãn, Hồi Quốc và Bắc Hàn  hay những thách thức quan trọng mới, chẳng hạn an ninh điều khiển học – cybersecurity. Cuối cùng, ở chiến tuyến kinh tế, Hoa Thịnh Đốn  sẽ phải lưu tâm đến  mở rộng Chung sức Xuyên Thái Bình Dương – Trans Pacific Partmership để bao gồm cả Trung Quốc lẫn Nhật Bổn và có  lẽ mai đây ngay cả Ấn Độ nữa. 



                  Tiến tới một Thông Cáo Thượng Hải Mới


               Nếu những cố gắng này  bắt đầu đâm hoa nở nhụy ra trái  và giảm bớt  vài nghi kỵ hiện đang chia rẽ các quốc gia, các chức quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc phải suy tư  nặng nề,  hầu  hạ xuống mặt đất  liên hệ ít xung đột hơn, nhiều cộng tác hơn,  theo một Thông cáo Thượng Hải -Shanghai Communiqué  mới.  Gợi ý như vậy, thường tạo dựng một trả lời độc địa ở Hoa Thịnh Đốn, vì các thông cáo  được xem là những khủng long ngoại giao và vì lẽ một tiến trình như vậy có thể  đe dọa mở lại vấn đề kiện tụng về Đài Loan.  Quan ngại về Đài Loan là hợp pháp,  Đài Loan phải để ngòai bàn thảo luận, nếu muốn thông cáo thành công. Nhưng đây không phải là một vấn đề không vượt qua được, vì các liên hệ qua eo biển Đài Loan hiện tốt nhất, kể từ năm 1949 đến nay .

            Còn buộc tội là hiện nay thông cáo ít có giá trị hiện, có thể  không mấy đúng cho Trung Quốc  hơn là  cho Hoa Kỳ. Ở Trung Quốc, các tượng trưng  mang theo những thông điệp quan trọng, kể cả cho quân sự ;  cho nên thật đúng tiện nghi hơn  ở trong hệ  thống Trung Quốc, khi  sử dụng  một thông cáo mới  để phản ảnh và khóa kín  trong một tư tưởng  chiến lược  tươi sáng hơn, nhìn xa hơn, cộng tác hơn, nếu ai đó làm được.  Tuy nhiên, một chuyễn động như vậy phải theo sau  thành công cộng tác hơn là dùng để làm ra một khởi sự tiến trình có cơ hứa hẹn nhiều và đem tới ít kết quả. 

         Những kẻ hòai nghi biện cứ là Hoa Kỳ  và Trung Quốc cần tái lập lòng tin cậy lẫn nhau  trước khi bất cứ một cộng tác đáng kể  có thể xảy ra. Thật tế,  trên lôgic đảo ngược lại, ứng dụng tin cậy có thể xây đắp trên căn bản  các dự án cộng tác thành công thực sự. Hơn nữa, cải thiện liên hệ càng ngày càng cấp bách, từ khi những thay đổi chiến lược sâu đậm  tháo mở ra khắp vùng,  sẽ làm đời sống thêm phức tạp và thảy ra  những điểm bốc cháy tiềm thế. Để cho các sự cố theo con đường không được chỉ dẫn,  sẽ có nghĩa  là đưa ra nhiều hiểm nguy quan trọng , vì chưng khắp Á Châu  bồi thẩm đòan vẫn còn đó, hoặc là các lượng  tích cực  của sự tòan cầu hóa ở thế kỷ thứ 21  hay là những lực lượng đen tối hơn  của những chủ nghĩa quốc gia xưa cũ cuối cùng ra sẽ thắng thế .

       Obama bắt đầu nhiệm kỳ hai hay Tập Cẩm Bình lần đầu tiên, làm hiện ra một cửa sổ độc đáo cơ hội  để cho liên hệ  Hoa Kỳ - Trung Quốc  tiến vào một con đường tốt đẹp hơn. Tuy nhiên làm như vậy, sẽ đòi hỏi  lảnh đạo bền vững  ở các cấp cao nhất  của cả hai chánh phủ  và một khung cảnh khái niệm chung  và cơ cấu  thể chế  hầu hướng dẫn họat động cho cả hai giới thư lại, dân sự cũng như quân sự.  Lịch sử dạy rằng  sự trổi dậy  những cường quốc mới mẽ  thường khởi động những xung đột  tòan cầu quan trọng. Obama và Tập Cẩm Bình nắm trong tay quyền hạn  để chứng minh Á Châu thế kỷ thứ 21  là một ngọai lệ  của tiêu chuẩn lịch sử  vô cùng chán nản này .

            ( Irvine, Nam Ca Li -Hoa Kỳ , ngày 04 tháng 3 năm 2013,  
chiếu theo tập san Ngọai Giao- Foreign Affairs,  số các tháng 3- 4/ 2013 )            

                                

1 nhận xét:


  1. Xin tham khảo thêm bài của Luật sư Vũ đức Khánh "Who's Bluffing Whom in the South China Sea?" đăng trên Asia Sentinel theo ý kiến của GS Tôn Thất Thiện:
    http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5237&Itemid=171

    (Chú thích của Ban Kỹ Thuật)


    Trả lờiXóa