Theo dõi vài tiến bộ khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ ngày
nay
G S Tôn thất Trình
Sau đây là vài kỹ thuật tiến bộ của Khoa học Hoa Kỳ , có lẽ Việt Nam nên biết hơn chăng , để khỏi chậm tiến , lỗi thời khoa học – kỹ thuật thế giới ngày nay ?
I– Hỏa tiễn- Tên lữa không gian mạnh nhất thế giới ?
Bắc Hàn đã
làm hỏa tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn hạt nhân. Nam Hàn – Hàn Quốc cũng sắp phóng
hỏa tiễn mở đầu kỷ thuật đưa vệ tinh lên quỉ đạo, thám hiểm không gian
như Nga, Mỹ, Trung Quốc. Liệu Việt Nam có tân tiến thêm ngành hỏa tiễn nước nhà
đuổi kịp Nam Hàn, phóng được vệ tinh của mình làm ra, sau khi đã nhờ Pháp - Mỹ
phóng lên hai vệ tinh là Vinasat -1
năm 2008 từ căn cứ Gourou – Guyane và giữa năm 2012 Vinasat- 2 từ căn cứ Mỹ ( ? )……..cộng tác với hảng Lockheed công nghệ quốc phòng và hỏa tiễn Hoa
Kỳ.
Vì vậy có lẽ Việt Nam cũng nên chú ý
đến hỏa tiễn Chim
ưng – Chim cắt Nặng -Falcon Heavy rocket, hảng Space X sẽ phóng lên không
gian cuối năm 2013, là hỏa tiễn mạnh mẽ
nhất thế giới. Chỉ có hỏa tiễn NASA Saturn V, đã đưa phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng, mới tạo ra sức lực lớn hơn. Ở ngành chế tạo hỏa tiễn đo lường
quan trọng nhất của sức mạnh là sức đẩy- thrust. Các động cơ 27 các đầu đẩy tên lữa – boosters cá nhân chung lại, tạo ra 3.8 triệu cân Anh
sức đẩy, đủ để nâng lên 3.1
triệu cân Anh trọng lượng hỏa tiễn và
117 000 cân Anh trọng tải (vệ tinh, dụng cụ thám hiểm thiên hà….) tàu vũ trụ đến quỹ
đạo trái đất thấp – low earth orbit. Thành công của hỏa tiễn này thật cực trọng cho cả SpaceX
lẫn chương trình không gian Hoa Kỳ: Không
lực Hoa Kỳ đã thuê mướn Space X và
Falcon Heavy của hảng này để đưa lên qủy đạo
hai vệ tinh quân sự mới vào năm
2015. Tưởng cũng nên biết là năm 2016, Trung Quốc sẽ sử dụng viễn vọng kính dấu kín ở một miệng núi lữa trong hang rừng thẳm ( hầu
ít giao thoa rađiô hơn)
ở Quí Châu- Guizhou viễn
vọng kính trị giá 122 triệu đô la Mỹ tên
gọi là Viễn vọng kính rađiô Hình cầu
rộng 500 m – FAST ( Five –hundred – meter Aperture Spherical radio Telescope) để
nghiên cứu tiến trào các thiên hà – galaxies, tìm
kiếm đời sống ngòai trái đất, những nhịp đều đặn
rađiô và dò tìm yếu đuối, từ hàng chục ngàn ngôi sao
trung hòa tử -neutron stars đang quay tròn.
Giải thích các hình hỏa tiễn
Chim Ưng Nặng đính kèm
1- Cụm
động cơ . 9 động cơ Space X Merlin
1D đặt nằm ở đáy ở mỗi lõi 3 lõi phi tuyền hay các đầu đẩy tên lữa-hỏa tiễn.
Các động cơ này y hệt các động cơ trên
tên lữa Chim Ưng 9 của SpaceX.
2- Động cơ Merlin 1D . Một
Merlin 1D duy nhất tạo ra sức đẩy 147
000 cân Anh trên mặt biển , đốt
cháy dầu lữa – kerosene lọai hỏa
tiễn và oxygen lõng do một bơm tua bô -turbo pump châm vào phòng đốt cháy – combustion
chamber . Chất đẩy lõng của
Heavy có ưu điểm trên nhiên liệu đặc là: các động cơ có thể ngừng và khởi động lại trong khi bay, trong khi nhiên liệu đặc phải
cháy cho đến khi xài hết. Xuyên qua
những điều chỉnh tài sản hảng
SpaceX không chịu tiết lộ, gần đây các kỷ sư đã làm nhẹ bớt động cơ để tăng gia hửu hiệu, làm chúng trở thành một động cơ
đầu đẩy tên lữa hửu hiệu nhất
chưa bao giờ có .
3- Tầng đầu của Chim Ưng Nặng
gồm có 3 lõi. Cả 3 lõi đều họat động
lúc nâng đẩy phi thuyền cất cánh . Khỏang
2 phút 45 giây sau khi bay, lõi trung tâm giảm bớt ga ( tốc độ ), trong
khi hai lõi bên cạnh tiếp tục thả hết ga
mãi cho đến khi xài gần hết nhiên
liệu. Ở điểm này, các dụng cụ chia
tách – separators chạy bằng hơi giải tỏa các lõi bên cạnh rơi thẳng xuống biễn và lõi trung tâm tăng thêm ga.
4- Lõi
trung tâm . Để trọng tải nặng hơn 100 000 cân Anh, Falcon Heavy sử dụng
một hệ thống châm ngang để chạy
nhiên liệu tư các lõi bên cạnh đến lõi
trung tâm, làm cho lõi trung tâm gần đầy
nhóc nhiên liệu, khi các đầu đẩy tên lữa cạnh bên chia lìa. Cái gì để lại
là một tương đương một hỏa tiễn Falcon 9 hòan tòan, đã bay cao trên không gian .
5- Các thùng nhiên liệu . Một thùng oxygen lõng ở trên chóp
mỗi lõi châm nhiên liệu vào các động cơ
xuyên qua một ống trung tâm ; phần thấp nhất
của thùng sẽ chứa kerosene lọai hỏa
tiễn. Các chất đẩy được bơm tua bô vào
mỗi ngòi châm của mỗi động cơ Merlin,
nơi đây chúng sẽ trộn lẫn nhau và đưa
vào phòng đốt cháy.
6- Tầng
thứ hai. Chạy nhờ một động cơ Melin 1D duy nhất được sửa đổi để họat động trong không gian chân
không – vacuum , tầng thứ hai cung
cấp lực đẩy cuối cùng để đưa trọng tải vào quỹ đạo. Động cơ thể cho ngừng hay cho chạy lại khi cần , giúp cho Falcon Heavy đủ khả năng cung cấp trọng tải đa năng -
multiple pay loads đến các qũy đạo khác nhau .
7- Falcon Heavy có thể mang theo hoặc một cáp sun Rông – Dragon capsule nghĩa
là phi thuyền bay tự do SpaceX, hiện được sử dụng để tái cung cấp Trạm Không Gian Quốc tế, hay trọng tải đến 117 000 cân Anh ( hãy nghĩ tới các vệ tinh đa
năng quân sự và thương mãi ) gói
trong một võ dài 45 bộ Anh – 12.5 m và đường kính là 17 bộ Anh - 5.1m. Quà mua chợ phiên là hai nữa võ sò
làm bằng lõi tổ ong nhom (
aluminium ) và các tấm mặt sợi
carbon. Khi tầng thứ đến gần quỹ đạo,
những cái đẩy chạy hơi sẽ chia các mảnh
nữa võ sò riêng rẽ ra , phô bày trọng tải.
II – Máy làm trình tự DNA mau lẹ nhất
Làm trình tự - sequence DNA đã
cách mạng hóa y khoa và khảo cứu y khoa sinh học. Chẳng hạn,
phân tích DNA có thể cho các bác
sĩ y khoa thuốc nào có cơ họat động tốt nhất
chống lại một lọai ung thư nào đó . Nhưng kỷ thuật hiện hửu thường dùng trình tự cho những
đọan trải căng DNA ngắn và mất nhiều giờ hay nhiều ngày mới làm
xong. Làm trình tự bất cứ gì dài
hơn vài trăm cặp baz – base pairs
, buộc các nhà khoa học phải chẽ
nhỏ DNA mục tiêu ra làm hàng ngàn
bản sao, làm trình tự tất cả mọi
mảnh nhỏ trải căng và dùng phần mềm
computer tái dựng khó khăn trật tự các baz DNA
bằng cách so sánh ngang nhau các
chồng phủ - overlap ở các mảnh. Một phương pháp mới tên gọi là làm trình
tự kiểu lỗ nanô – nanopore sequencing , có thể dùng
những sợi DNA dài ngay một lúc, lọai bỏ đi phân tích chồng phủ . Thành
quả là các máy làm trình tự - sequencers
nanopore, có thể rẽ hơn, mau lẹ hơn, dày đặc hơn các máy làm trình tự
DNA khác. Chúng có thể làm trình tự
chính xác những đọan trải căng có nhiều
cặp baz sao chép tuần hòan . Máy MinION
của hảng Oxford Nanopore Technologies
nối kết đến một cổng( cửa ) USB .
Sắp tới là ai có 1000 đô la Mỹ và một máy computer đều có khả năng làm trình tự DNA rồi đó. Nhắc
lại là máy mới giá ít hơn 1000 đô la Mỹ
- US$, đọc được bề dài DNA chừng
70 000 cặp baz va kích thước hệ
gen con người là 3 tỉ- ngàn triệu cặp
baz .
Giải
thích hình:
1- Đặt mẩu DNA trên một chip . Các nhà khoa học đặt
những mẩu đã xử lý- điều trị rồi, chẳng
hạn máu từ một bệnh nhân hay DNA đã lọc
sạch, vào một cổng – port nhỏ . Trong linh kiện là một chip silicon có nhiều màng – membrane chứa lỗ bé tí ti.
2- Mở
khóa kéo DNA ra . Một enzym đưa thoi
DNA đến nanopore của mạng rồi tháo mỡ sợi đôi DNA và chêm một
cuối sợi vào lỗ- pore . Lỗ
là một lọat protêin xếp đặt trong một
vòng, thóat thai từ một vi khuẩn. Đường
kính bên trong lỗ rộng khỏang 2 nanômét: nghĩa là 100 000 lần mỏng hơn một
sợi tóc con người.
3- Chận đứng dòng điện ion. Các điện cực đưa một dòng điện ion, một dòng
chảy ions, qua một lỗ nanopore mở toang.
Khi một nhóm chứa vài baz, nghĩa là các As, Ts, Cs và Gs
thông qua cổ- neck của lỗ,
nó sẽ chặn đứng các ions và cắt đứt dòng điện .
Một máy dò – sensor ghi
chép rối loạn điện này .
4 - Qui định trình tự . Phần mềm đặt trong
máy computer phân tích tín hiệu điện đã
ghi chép các nhóm baz. Vì chưng mỗi phối hợp các baz chận đứng dòng
điện theo những kiểu thời trang khác biệt nhau, phần mềm có thể suy ra
cá tính và trình tự các baz cá nhân của nhóm. Khi sợi DNA châm qua một lỗ, phần
mềm sẽ khâu vá lại trình tự các baz trên
tòan sợi.
5- Kiểm soát các sai lầm. Linh kiện có
thể qui định trình tự của một sợi DNA duy nhất. Nhưng muốn có thêm chính xác,
nó cũng có thể đọc ra sợi bổ sung nữa. Một khi
sợi DNA đầu tiên truyền động bánh cóc qua lỗ, một trải
căng DNA có tên gọi là cơ cấu trâm
cài- hairpin structure hành động như
thể một dây dắt, dây buộc kéo nữa sánh
ngang kia cũng vào lỗ được.
III : Những hệ thống sức đẩy các động cơ thám hiểm không gian sâu xa vời .
Deep Space 1 |
Sau đây là những hệ thống đẩy
– propulsion systems của Hoa Kỳ có thể mang theo phi hành gia đến Sao
Hỏa - Mars hay xa hơn nữa.
·
Sao 48
– Star -48 . Sao 48 là một hỏa
tiễn hóa học mau lẹ nhất, được chế tạo để phóng các vệ
tinh và mới đây được hội nhập vào máy dò –probe Chân Trời Mới – New
Horizons đã cất cánh năm 2006. Chạy bằng cách đốt cháy một pha trộn của ammonium perchlorate và nhom
–aluminium, nó nâng đở máy dò đi
đến Sao Diêm Vương- Pluto bound theo tốc độ chừng 36 000 dặm Anh ( 57 894
km ) một giờ. Máy dò Chân Trời Mới phải đến Sao Diêm Vương và các mặt trăng sao
này, tháng 7 năm 2015 . Sử dụng lần đầu
tiên để đẩy năm 1980 .
·
Tên lữa kiểm tra độ cao băng ion- ion thrusters
Tên lữa ion dựa vào các ảnh hưởng
điện từ - electromagnetic effects để tăng tốc các hạt tử điện tính ở phía đằng sau phi thuyền, tạo ra một lực
đẩy . Hửu hiệu 50 lần hơn các hỏa tiễn hóa học , nay chúng được dùng cơ
bản cho việc giữ lại các trạm vệ tinh .
Phi thuyền Không Gian Sâu 1 – Deep Space
1 của NASA ( Cơ quan Không gian Hoa Kỳ ), phóng lên năm 1989 , là
máy dò đầu tiên sử dụng một động cơ
ion cho sức đẩy. Phi thuyền Dawn, đang
thám hiểm vòng đai các ngôi sao –asteroid belt cũng đang sử dụng một động cơ ion . Sử dụng lần đầu tiên để đẩy năm
1998.
·
Buồm mặt trời – Solar Sails
Giống như buồm thường lệ, đạt động năng
từ gió, các buồm mặt trời dựa
trên động năng của ánh nắng .Chỉ
có vài buồm này đã được thí nghiệm trên không gian cho đến nay , gồm luôn cả
Ikaros của Nhật, một cố gắng tư nhân tên
gọi là Buồm Nhẹ- LightSail và NanoSail-D của NASA . Các nhà khoa học đanh họat động chế tạo các vật liệu nhẹ hơn và các phương cách dàn trãi đáng tin cậy hơn
, cả dều có thể tăng gia tốc độ. Chuyến bay đầu tiên liên hành tinh năm 2010 .
·
Đẩy nhịp plasma phía ngòai- External Pulsed Plasma
Propulsion
Đây có lẽ
là hệ thống đẩy mau lẹ nhất các nhà khoa học hiện chế tạo dược ngày nay.Hệ thống đẩy nhịp plasma phía ngòai sẽ làm nổ hàng trăm võ khí hạt nhân phía sau phi
thuyền. Phi thuyền sẽ vẫn bay trước mặt các
làn sóng sốc . Ý kiến được
nghiên cứu lần đầu tiên cuối thập
niên 1940 và trên phương diện kỷ thuật
có cơ làm được. Nhưng thực hiện nó có vẽ
rắc rối : Phóng đi một phi thuyền chất tải hàng trăm võ khi hạt nhân rất xa an tòan. Năm
1957 đã thử nghiệm ý niệm này .
·
Hỏa tiễn
dung hợp – Fusion rockets
Rất giống
một hỏa tiễn thường lệ
và có nguồn nhiệt lượng hửu hiệu
hơn, các hỏa tiễn dung hợp sẽ hâm nóng nhiên liệu và bắn đi từ phía sau.
Các nhà khoa học đã đùa dỡn với ý
kiến, kể từ nghiên cứu của Hội Liên Hành tinh Anh Daedalus trong
thập niên 1970. Gần đây, các nhà khoa
học Dự án Icarus , một cập nhật Daedalus,
tưởng tượng lại hỏa tiễn dung hợp với các kỷ thuật cân đại hơn. Nhưng cho đến
khi các nhà khảo cứu chế tạo được dung
hợp tốt tại Trái đất, các hỏa tiễn này
còn xa vời lắm đó. Dự tính sẽ sẳn sàng vào năm 2030.
·
Biến
dạng đẩy đi – Warp drive
Kỹ thuật duy nhất có thể , trên nguyên tắc, đi ngang qua
rào cản thiêng liêng thần thánh của tốc độ ánh sáng, đẩy đi biến dạng (
uốn cong ) sẽ sử dụng những số lượng đồ
sộ năng lượng âm tính ( tiêu cực ), hầu tạo ra một bong bóng ở không gian –
thời gian ( space- time ). Nó sẽ làm co lại không gian – thời gian trước mặt
một phi thuyền và nở rộng lại phía sau.
Thay vì du hành qua không gian, một phi thuyền có khả năng biến dạng, theo một
nghĩa nào đó, sẽ du hành trong không gian, chạy qua các méo mó – biến dạng không
gian – thời gian. Dự tính sẽ sẳn sàng :
chưa định ngày được.
IV . Xã hội ong mật
Thống kê
Một tổ ong chỉ có một Ong chúa, từ
Mỹ lại gọi là Hòang hậu- Queen . Ong
thợ - workers họat động cho Ong chúa
từ 10 000 đến 50 000 con. Trung bình đời sống một ong thợ là 3 tháng. Năm 2011,
Hoa Kỳ xử lý chừng 2.49 triệu quần hợp – colonies ong.
Lực lượng ong họat động trong tổ ong . Ong chúa: khi ong chúa ở quần hợp già đi hay bị tàn tật, các ong y tá hay ong điều dưỡng
- nurse bees bài tiết ra một sửa ( nước đông lại ) ong chúa- royal
jelly rất cao acid béo- fatty
acids và protein dùng nuôi
vài ong ấu trùng- larvae
. Sửa này khuyến khích các buồng trứng
phát triễn và sản xuất ra một ong chúa
mới, sẽ dùng thời gian mình sống đẻ ra hàng ngàn trứng giống y hệt nhau trên
phương diện di truyền. Ong điều dưỡng
: đa số ong cái khởi sự đời sống là ong điều dưỡng – y tá cốt để
săn sóc ong chúa và các ấu trùng. Chúng dọn sạch sẽ các tế bào chứa sáp
ong cho các trứng ong chúa đẻ ra và nuôi các ấu trùng bằng mật ong và phấn hoa.
Ong tìm tòi lương thực – foragers
thường chiếm khỏang 30 % tổng số ong họat động, nhưng tỉ số có
thể thay đổi tùy theo các thừa tố môi trường. Khi các ong điều dưỡng đã sống được 2 hay 3 tuần lễ, biểu hiện
gen ở nảo chúng thay đổi ; và chúng
chuyễn qua đi lục lọi tìm phấn hoa , mật
hoa và nước ngòai tổ ong, sử dụng mặt trời làm la bàn cho chúng. Tuy nhiên, các
nhà khoa học đã khám phá là phận sự này
rất mềm dẽo: ong thợ bất cứ tuổi nào
cũng làm ong điều dưỡng hay ong tìm tòi lương thực được cả. Ong vo ve – drone là các ong đực , chỉ có một bộ nhiễm sắc thể , dùng để thụ tinh các trứng ong
chúa. Ảnh hưởng kéo đàn bay đi-
swarming là khi nào ong chúa quá già, nó sẽ bay ra khỏi tổ, với một đàn phần lớn là ong điều dưỡng, để
lại quần hợp và các ấu trùng cho ong chúa kế vị . Vài ong tìm tòi lương
thực và ong tự do chưa có phận sự, sẽ
chuyễn thành các ong điều dưỡng. Ở thí nghiệm la bô, khi một nữa sĩ số ong đã bay đi, chỉ độ 10% ong tìm tòi trở
thành ong điều dưỡng. Các nhà khoa học nói là sự mảnh mai - dễ vỡ này có thể giữ lại nhiều ong tìm tòi, không cho trở thành điều
dưỡng. Các ong tìm tòi đã được lập trình
là mảnh mai có mục đích bảo vệ quần hợp.
Thay vì đem về tổ lây nhiễm hay chất độc hại, chúng điển hình chết ngay
ngòai trời.
Một tổ ong chúa
hàng ngàn các ong cái tương tự nhau về di truyền bay kêu vù vù. Vài con nuôi -điều
dưỡng ong chúa và trứng ong chúa, trong
khi các con khác bay đi
tìm tòi phấn hoa và mật hoa. Trong nhiều thập niên các nhà khoa học đã
biết là ong đọat phận sự
mới khi chúng già đi, nhưng một nhóm nhà khảo cứu mới đây khám phá ra rằng các thẻ- tags hóa học dính vào DNA các ong, đóng một vai trò rất quan trọng qui
định sự nghiệp, công việc chúng làm. Thẻ hóa học này thường thuộc nhóm mêtil-
methyl , kiểm sóat biểu hiện gen rồi
tuần tự ảnh hưởng cách nào
một sinh vật cư xử.
Cả hai, thẻ hóa học và cách cư xử
chúng cảm ứng ra, tuồng như có
thể đảo ngược lại, theo lời Gro Amdam,
nhà sinh học Viện đại học bang Arizona .
Chẳng hạn, các ong tìm tòi lương thực có
thể trở thành ong điều dưỡng, nếu tổ ong đòi hỏi như thế . Con người cũng mang
theo những tags thẻ biểu sinh –
epigenetic có cơ ảnh hưởng đến những hành vi họ. Các nhà khoa học tìm thấy là các nhóm
mêtil dính chặc vào
gen nhận hormone căng thẳng –
stress hormone receptor gene ở các
nạn nhân con trẽ bị hành hạ đến phải tự tử.
Nếu những mệnh lệnh – cues hóa học này có thể thay đổi trên ong, các nhà khoa học có thể tìm ra những phép
chửa trị mới cho ai đó bị chấn động tâm lý,
hổn lọan tình huống và luôn cả học hỏi tàn tật nữa.
Cách nào các thẻ biểu
sinh họat động
Thẻ hóa học là những enzym tỉ như
methyltransferaz, giúp chuyễn các thẻ biểu sinh thành DNA. Cơ chế cảm ứng các
thay đổi biểu sinh trên ong chưa được
hiểu rỏ tường tận, nhưng các nhà khoa học
nghi rằng các pheromones các ong
tìm tòi nhả ra, có thể đóng một vai trò nào đó.
Gen.
Các thẻ biểu sinh, tỉ như các nhóm mê til, qui định bao nhiều phần gen được biểu
hiện hay là gen có được biểu hiện không
.
Protêin
. Các thẻ cũng ra lệnh cách nào các mảnh gen được ráp lại thành một khuôn phiên
mã – transcript, có khi sẽ qui định
lọai protêin nào làm ra từ gen
này. Một protein một ong điều dưỡng làm ra, trông khác hẳn và dùng làm một chức
năng khác hẳn protein một ong tìm tòi làm
ra.
( chiếu theo Khoa học
Phổ thông- Hoa Kỳ, số tháng 4/ 2013)
( Irvine , Nam
Ca li – Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 3 năm 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét