Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Những Diều Hâu Nhật Cẩn Trọng


Nhật sẽ làm gì khi Trung Quốc càng mạnh hơn và Bắc Hàn - Bình Nhưỡng ( PyongYang ) tiếp tục xây dựng khả năng võ khí nguyên tử ( và hỏa tiễn liên lục địa bắn tới Hoa Kỳ : Guam , Alaska, Ca Li … ? ) :

         Những Diều Hâu Nhật Cẩn Trọng

                                         G S Tôn thất Trình

This island is my island: the governor of Tokyo on Okinotori Island, May 2005.


Chúng tôi đã  cố viết về Nhật bổn từ khai quốc đến năm 2005. Nay cố gắng bổ sung hiểu biết Nhật bổn đến đầu năm 2013. Sau đây là quan điểm của Gerald L. Curtis, giáo sư  Trường Khoa học Chánh trị Burgess, viện đại học Columbia  đăng tải ở số tháng 3- 4 năm 2013 ở tạp chí Ngọai giao – Foreign Affairs .

        Tại sao Nhật sẽ không đeo đuổi một chánh sách ngọai giao  năng nổ , hiếu chiến.

 
     Nhật bổn đã nghĩ đến một chánh sách ngọai giao tương tự kể từ cuối nữa thế kỷ thứ 19 . Các nhân vật  nắm chánh quyền sau cuộc Phục Hưng  Minh Trị Thiên Hoàng - Meiji Restoration  năm 1868, thiết lập một  họa kiểu đại chiến lược bảo vệ quốc gia Nhật  chống lại  những đe dọa đương thời của đế quốcTây Phương. Họ bị thúc đẩy không như  các dân Hoa Kỳ cùng thời, để thực hiện  những gì họ xem rỏ ràng là vận mệnh nước Nhật , cũng không phải như Pháp,  cố làm lan tràn những đức tính văn minh Pháp. Thách thức họ đối đầu và đã gặp phải là bảo đảm sống còn cho Nhật, trong một hệ thống quốc tế   các quốc gia mạnh hơn tạo dựng và ngự trị.

         Tìm kiếm thế sống còn ngày nay vẫn là nét đặc trưng  của chánh sách ngọai giao Nhật, Tokyo đã cố công làm quyền lợi Nhật tiến tới, không phải bằng cách định nghĩa  một lịch trình quốc tế,  truyền bá một ý thức hệ đặc biệt hay đề xướng một trật tự thế giới  theo nhãn quan Nhật, như Hoa Kỳ và các cường quốc khác đang làm. Phương thức Nhật thi hành là lấy ngay môi trường ngọai, điều chỉnh nó thành những điều thực tiễn đúng theo những bước tiến đôi khi Nhật gọi là “  Khuynh hướng thời đại”

         Kể từ Thế Chiến thứ II,  tính cách thực tiễn này đã giúp Nhật luôn luôn đồng minh với Hoa Kỳ,  khiến Nhật  đủ khả năng giới hạn  vai trò quân sự của mình  vào tự phòng vệ mà thôi. Tuy nhiên, ngày nay, khi Trung Quốc mãi mạnh mẽ hơn lên và Bắc Hàn ( Bắc Triều Tiên , Bắc Cao Ly ) tiếp tục xây đắp khả năng vỏ khí hạt nhân của mình và khi những tai họa kinh tế  Hoa Kỳ  đặt ra câu hỏi tính chất vững bền  quyền tối thượng của Mỹ ở Đông Á , Nhật Bổn  đang xét lại các tính tóan trước đây của Nhật. Đặc biệt, những tiếng nói đồng thanh tăng mãi  ở phe hửu, đề xướng  một chánh sách ngọai giao tự trị và  võ đóan hơn, đặt thành một thách thức nghiêm trọng cho các phe đứng giữa - centrists, mãi đến gần đây  là phe phái  định dạng chiến lược Nhật.

       Ở cuộc bầu quốc hội tháng 12 năm 2012, đảng Dân Chủ Tự Do - Liberal Democratic Party ( LDP )   và lảnh tụ đảng này Shinzo Abe, trước đây đã giữ  chức thủ tướng giữa các năm 2006 – 07, trở lại nắm chánh quyền với một đa số thỏai mái. Song song với đảng đồng minh New Komeito , LPD  đã có 2/3 số ghế cần thiết thông qua luật ban hành đã bị  các  Hội viên  Ủy Ban - House of Councilors, nghĩa là Thượng Viện  Nhật lọai bỏ. Thắng lợi của Abe là thành quả không phải  của đại chúng yêu chuộng ông hay đảng ông,  mà thật ra là các người đi bỏ phiếu  mất tin cậy đảng đối thủ là đảng Dân Chủ - Democratic Party . Dù cho công chúng viện cớ nguyên do thế nào đi nữa,  bầu cử  đã  khiến chánh phủ Nhật nghiêng về phía hửu  và một thủ tướng có mục đích  phá bỏ các kiềm chế hợp hiến cho  giới quân sự Nhật  duyệt lại hệ thống giáo dục, hầu châm thêm một cảm tưởng yêu nước – ái quốc mạnh hơn cho thanh niên Nhật, và bảo đảm cho Tokyo đóng một vai trò rộng rải hơn về các vấn đề trong vùng và trên thế giới.  Dưới mắt nhiều nhà quan sát,  tuồng như Nhật đang ở trên đường biểu diễn  nghiêng nặng về phía hửu.

     Thật tế, cán cân  sẽ không nghiêng như vậy. Công chúng Nhật vẫn không thích hiểm nguy và các lảnh tụ Nhật cũng tỏ vẽ cẩn trọng. Kể từ khi nắm quyền, Abe đã tụ điểm  chú tâm làm sống lại nền kinh tế Nhật trì trệ. Ông đã để qua một bên  những tầm nhìn diều hâu và xét lại, một phần vì muốn tránh  phải liên hệ đến  các khía cạnh  ngoại giao chia rẽ dân gian Nhật, cho đến  bầu cử Thượng viện  muà hè năm 2013. Nếu đảng ông bảo đảm  chiếm đa số ở thượng viện hiện chưa có, Abe có thể cố tâm  tăng áp lực  cho những tầm nhìn xét lại của ông.  Nhưng những hành động khiêu khích sẽ có hậu quả quan trọng. Chẳng hạn,  nếu ông phải hủy bỏ những tuyên ngôn  các chính phủ tiền nhiệm  xin lỗi những hành động Nhật ở Thế Chiến Thứ II, như ông đã liên tiếp lập lại là ông sẽ làm như thế,  chẳng những ông sẽ đón mời một khủng hỏang trong liên hệ với Trung Quốc, Nam Hàn ( Hàn Quốc )  mà còn phải đối mặt  chỉ trích mạnh mẽ  từ phía Hoa Kỳ. Hậu quả chánh trị nội địa thật tiên đóan quá dễ dàng: Abe sẽ bị truyền thống báo chí lột da, mất hết  ủng hộ trong công chúng Nhật  và gặp phải chống đối từ những người khác ngay trong đảng ông. 

      Tóm lại, cơ may cho ai đợi chờ một thay đổi chiến lược Nhật sẽ không  xảy ra, sẽ được xem là sai lầm. Dù sao, mọi sự tùy thuộc và Hoa Thịnh Đốn – Washington sẽ làm gì. Then chốt là Hoa Kỳ có tiếp tục duy trì một vị trí chủ trì ở Đông Á không ? nếu có,  và nếu dân Nhật tin tưởng là cam kết Hoa Kỳ bảo vệ Nhật vẫn còn đáng tin, thế thì  chánh sách ngọai giao Tokyo sẽ không lệch ra khỏi  lằn mòn hiện tại. Tuy nhiên, nếu Tokyo bắt đầu nghi ngại quyết tâm Hoa Kỳ, Nhật sẽ bị dụ dỗ tấn công riêng mình.
     Hoa Kỳ có quyền lợi củng cố khả năng  phòng vệ của Nhật  trong khuôn khổ  một liên minh Hoa Kỳ và Nhật Bổn. Nhưng dân Hoa Kỳ nào muốn Nhật rời bỏ các kiềm chế lập hiến  cho giới quân sự Nhâật và đảm nhận một vai trò lớn hơn về an ninh trong vùng, cần phải cẩn  thận về những gì họ ao ước. Tái vỏ trang chánh Nhật sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vỏ khí và nâng cao những căng thẳng trong vùng ( kể cả giữa  Nhật và Nam Hàn, một đồng minh then chốt của Hoa Kỳ) và đe dọa kéo Hoa Thịnh Đốn vào những tranh chấp không ảnh hưởng gì đến những quyền lợi khẩn thiết Hoa Kỳ.  Hoa Kỳ cần  một chánh sách  khích lệ Nhật làm thêm nhiều về phòng vệ riêng cho Nhật , nhưng không phương hại  ngầm đến  những cam kết cần tin cậy của Hoa Kỳ đối với Nhật và vùng Đông Á.     
             

                 Càng thay đổi càng …

     Trong nhiều năm qua, các học giả đã bình luận tuyên bố là một lần nữa, Nhật xa lìa khỏi vị thế trở thành một  cường quốc quân sự.  Năm 1987, chính Henry Kissinger  đã nhìn thấy  quyết định Nhật chọc thủng trần- ceiling chi tiêu  quốc phòng là 1% GNP là chánh sách Nhật kể từ năm 1976, khiến Nhật không thể nào “ tránh khỏi  trổi dậy thành  một cường quốc quân sự chánh trên thế giới vào một thời gian  không mấy xa nữa”,  thế nhưng  ngân sách quốc phòng Nhật  chí leo lên đến mức 1.0004 % GNP năm đó”, và năm sau  lại trụt xuống dưới mức1%.  Ngày nay, mức trần này không còn là chánh sách chính thức của chánh phủ Nhật, nhưng Tokyo  vẫn còn giữ  mức chi tiêu quốc phòng chỉ ít hơn mức 1% GNP đôi chút.  Hơn nữa, ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm đi mỗi năm trong 11 năm qua.  Dù Abe cam kết là sẽ đảo ngược khuynh hướng này, các vấn đề tài chánh – thuế khóa Nhật cũng bảo đảm  là một tăng gia chi tiêu quân sự sẽ  rất khiêm tốn.

     Chi tiêu quân sự Nhật duy trì như vậy, lại nhắm vào một qui mô  rộng lớn hơn. Thế Chiến Thứ II chấm dứt hay Trung Quốc bừng dậy thành một cường quốc,  đã khiến Nhật phải  đục bỏ những tín điều căn bản chánh sách ngọai giao thủ tướng Shigeru Yoshida  đặt ra tiếp theo chấm dứt Thế Chiến Thứ II. Chánh sách này nhấn mạnh rằng Nhật phải dựa vào Hoa Kỳ cho an ninh quốc gia Nhật, giúp  giữ vững chi tiêu quốc phòng thấp và tụ điểm vào tăng trưỡng kinh tế.

     Chắc chắn  là chánh sách an ninh Nhât đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Yoshida nắm  chánh quyền. Nhật đã trải dài những giới hạn của Điều khỏan – Article 9 hiến pháp, nói rằng Nhật từ chối quyền làm chiến tranh, khả dĩ giúp Lực Lượng Tự vệ Self- Defense Forces phát triễn khả năng và thực hiện  những nhiệm vụ  trước đây bị cấm đoán. Nhật đã dàn trải hệ thống phòng thủ hỏa tiễn liên lục địa- ballistic missile, hải quân Nhật  tuần tra các đường biển ở Đông Hải Tàu và gíup chống trả hẳi tặc ở Vịnh – Gulf Aden  quân đội Nhật  gia nhập các  hành quân giữ hòa bình- peace keeping operations Liên Hiệp Quốc  từ Căm Bốt đến  cao nguyên Golan Heights Li Băng - Do Thái. Dù chỉ là 1%  GNP cho quân sự , nhưng vì kích thước kinh tế Nhật to lớn, chi tiêu quân sự này cũng là ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ 6 thế giới. Và dù có những giới hạn hiến pháp cho các sứ mệnh, lực luợng quân đội Nhật  cũng  đã trở nên uy vũ và tiên tiến kỷ thuật .

      Tuy nhiên, chiến lược Yoshida họa kiểu ra trong nhiều năm qua, tiếp tục cưỡng chế  chánh sách Nhật. Nhật vẫn còn thiếu những khả năng cần thiết cho các hành quân tấn công quân sự  và Điều khỏan 9 vẫn còn là luật ngọai giao, quốc phòng cho Nhật. Trong lúc đó, Tokyo giải thích điều khỏan này  là cấm sử dụng lực lượng quốc phòng  ở một nước khác, khiến Nhật không thể  gia nhập  nhiều hơn vào các vấn đề an ninh vùng và tòan cầu. Abe  đã cho biết là muốn sửa đổi gỉải thích này, nhưng ông tiến hành rất cẩn trọng, vì dư biết là hành động như thế, sẽ khởi động chống đối sinh cường  từ các quốc gia láng giềng và chia rẽ dư luận  quần chúng Nhật.

      Tính cách vững bền của chánh sách ngọai giao  Yoshida,  không chỉ làm các nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên. Chính kiến trúc sư của chánh sách cũng chán nản vì chánh sách đã  ngự trị qúa lâu. Yoshida là một nhà thực tế, tin rằng những hòan cảnh đen tối Nhật trải qua sau chiến tranh , đã làm cho  không còn lựa chọn nào khác, ngòai ưu tiên dành cho phục hồi kinh tế  trên xây đắp quyền uy quân sự  Nhật. Nhưng ông lại chờ đợi chánh sách thay đổi,  một khi Nhật đã có kinh tế cường thịnh.

       Tuy nhiên, công chúng Nhật đã nhìn tình thế khác hẳn.  Khi Nhật đã nổi bừng dưới dù che Hoa Kỳ , công dân Nhật hứng thú  quên bẳng đi các cảnh báo phe tả là liên minh  sẽ  lôi kéo  Nhật vào các mạo hiểm quân sự Hoa Kỳ  và lo sợ phe hửu là Nhật có hiểm nguy buông thả bằng cách  ngọai nguồn – outsourcing quốc phòng mình cho Hoa Kỳ.  Chiến lược Yoshida  vẽ ra cốt làm tiến triễn các quyền lợi Nhật, khi Nhật còn quá yếu,  càng trở nên  thích thú quảng đại  hơn vào lúc Nhật thịnh vượng. Tình trạng này vẫn còn đúng như thế ngày nay:  ở một nghiên cứu năm 2012 của sở nội các Nhật, kỷ lục cao 81.2%  các người trả lời tỏ bày ủng hộ một liên minh với Hoa Kỳ.  Chỉ 23.4% nói rằng nền an ninh Nhât đã bị đe dọa  vì Nhật không đủ quyền lực quân sự.

     Đáng kể nhấn mạnh là Nhật chống đối việc trở thành một cường quốc quân sự, không có nghĩa là vẽ ra một chủ nghĩa hòa bình –pacifism.  Nói cho cùng, có lẽ đó là một định nghĩa kỳ quặc chủ nghĩa hòa bình, khi nó gồm luôn cả sự ủng hộ  một liên minh quân sự đòi hỏi Hoa Kỳ dựng  lên súng ống kể cả võ khí  hạt nhân, nếu cần , để bảo vệ Nhật. Đa số da6n Nhật   không và không bao giờ  chới từ  sử dụng quân lực để bảo vệ xứ sở,điều họ  chống cự lại là sử dụng lực lượng quân sự  không kiềm chế ngay cả của Nhật.  Dân gian Nhật lo sợ là nếu không có hạn chế  về khả năng và sứ mệnh quân sự, Nhật sẽ phải đối diện  những căng thẳng tăng cao lên  với các nước láng giềng và Nhật sa vào những chiến tranh ngọai quốc.  Một lo ngại vẫn còn lãng vãng  là các lảnh  đạo chánh trị  có thể mất kiểm sóat giới quân sự,  làm bừng dậy bóng ma  quay trở lui lại các chánh sách quân phiệt thập niên 1930.

           Xa hơn nữa, quần chúng Nhật và các nhà lảnh đạo Nhật đã ý thức  rỏ ràng là an ninh xứ sở vẫn còn khớp nối với  địa vị quân sự Hoa Kỳ  chủ trì ở  Đông Á.  Vài người phe cực hửu muốn nhìn thấy Nhật phát triễn  một dàn trải  đầy đủ võ khí, kể cả võ khí hạt nhân, trong một thúc đẩy chiếm lại tự trị và đưa Nhật trở lại hàng ngũ đại cường quốc  thế giới. Nhưng dòng chánh bảo thủ vẫn tin tưởng rằng một liên minh mạnh mẽ với Hoa Kỳ vẫn  là một bảo đảm tốt đẹp nhất cho an ninh Nhật.

              Các đảo trong mặt trời  


        Vì chưng phương thức thực tiễn của Nhật về chánh sách ngọai giao, ai đó sẽ không ngạc nhiên thấy Nhật đã phản ứng cẩn trọng đến môi trường quốc tế. Trung Quốc bừng dậy đã định nghĩa Nhật  tăng gấp đôi  về chiến lược đào sâu liên minh  với Hoa Kỳ, cố tìm cách củng cố liên hệ  với các quốc gia ở ngọai biên Trung Quốc  và đeo đuổi một thắt chặc gần hơn về kinh tế, chánh trị và văn hóa với ngay cả chính  Trung Quốc. Một phát triễn duy nhất có cơ tháo bỏ khớp nối cho chánh sách này sẽ là sự mất mát tin cậy về Hoa Kỳ cam kết,   không bảo vệ  Nhật nữa .

         Thật không khó khăn gì tưởng tượng ra các màn kịch  thử nghiệm mối liên minh Hoa Kỳ - và Nhật bổn . Điều khó tưởng tượng  là những màn kịch thực tiễn.  Ngọai lệ chính là  nguy hiểm rất thật tế tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật ở các đảo Senkaku tại Biển Đông Tàu – East China Sea  (  Trung Quốc gọi tên là  các đảo Điếu Ngư - Diaoyu Islands ) , có thể lỏng tay buông , dẫn tới những bùng nổ  tinh thần quốc gia  tại hai nước.  Bắc Bình và Tokyo  sẽ cho là khó ngăn cản cuộc căng thẳng này, và các nhà lảnh đạo chánh trị ở cả hai bên đều cố tìm cách khai thác  để tăng thêm uy tín cho mình. Tùy theo sự cố sẽ mở xấp ra sao, Hoa Kỳ cũng  có thể  bị mắc lưới  giữa vòng, cấu xé giữa bổn phận phải  bảo vệ Nhật và sự chống đối của Hoa Kỳ để  hành động, của cả Trung Quốc lẫn Nhật bổn, có thể làm gia tăng các hiểm nguy một chạm trán quân sự.
         Chánh phủ Nhật, năm 1895, chiếm quyền kiểm sóat các đảo không người cư trú này, duy trì chủ quyền Nhật trên các đảo, là không thể ai chối cải được. Thế cho nên đây là một điểm chánh sách  Nhật, khi  từ chối không chấp nhận là có một cuộc tranh chấp về các đảo. Về phần Hoa Kỳ, Hoa Kỳ công nhận là các đảo  thuộc quyền kiểm soát hành chánh Nhật, nhưng lại xem vấn để chủ quyền là một điều phải giải quyết song phương  đàm phán giữa Trung Quốc và Nhật bổn . Điều khỏan 5 của Hiệp Ước an ninh Hoa Kỳ - Nhật , tuy nhiên , cam kết là Hoa Kỳ  phải hành động để giải quyết nguy hiểm chung, khi có sự cố một tấn công võ lực  bất cứ bên nào, về các lảnh thổ dưới quyền quản trị của Nhật”.  HoaThịnh Đốn , nói một cách khác, sẽ bị bó buộc phải hổ trợ Tokyo trên một đụng chạm về các đảo, dù rằng Hoa Kỳ không công nhận chủ quyền Nhật về các đảo này.

        Phân biệt giữa chủ quyền – sovereignty và kiểm sóat hành chánh ( cai trị ) không có mấy nghĩa lý, khi tranh chấp về các đảo là thành quả  gây hấn từ phía Trung Quốc.  Nhưng cuộc bùng cháy mới đây nhất lại là khinh xuất, không phải từ Trung Quốc mà từ các hành động Nhật. Tháng tư năm 2012, thống  đốc dân tộc chủ nghĩa Tokyo. Shintaro Ishihara (  đã từ chức 6 tháng sau hầu thành lập một đảng chánh trị mới ), tuyên bố các dự án mua 3 đảo Senkaku  có sở hửu chủ tư nhân và  cho chánh phủ trung ương thuê mướn .  Ishihara  hứa hẹn là sẽ làm một hải cảng và đặt nhân viên Nhật trên đảo, một hành động ông biết là sẽ khiêu khích Trung Quốc. Được biết rỏ những nhãn quan cực hửu của ông và từ chương chống Tàu, Ishihara hy vọng  lay chuyễn  dân Nhật  khỏi cái mà ông gọi là tính thờ ơ, lạnh nhạt nguy hiểm đối với đe dọa từ Trung Quốc và thách thức thái độ uể ỏai  của dân Nhật, về phát triễn một sức mạnh quân sự cần thiết chận lại Trung Quốc.

         Ishihara không bao giờ có các đảo này, nhưng mánh khóe đã hửu hiệu khởi động một  khủng hỏang với Trung Quốc,  tai hại nặng nề cho quyền lợi quốc gia Nhật.  Thủ tướng Nhật  lúc đó là Yoshihiko Noda , tường tận về những nguy hiểm gây ra vì  Ishihara mua đảo, quyết định là chánh quyền trung ương  mua các đảo.  Vì lẽ chánh quyền trung ương Nhật đã kiểm sóat hòan tòan các đảo này, chủ quyền không đem lại thay đổi gì cả về quyền hạn Tokyo sử dụng các đảo. Mua đảo chỉ là phương cách giữ nguyên trạng hay chính đó là điều Noda hy vọng thuyết phục Trung Quốc.

         Thế nhưng Trung Quốc đã giận dữ trả lời, tố cáo hành động Nhật như là “ một quốc hửu hóa đất thiêng liêng Trung Quốc” . Khắp Trung Quốc, dân gian được kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật và ra đường biểu tình, thường dữ dội.  Liên hệ Tàu - Nhật  xuống thấp nhất, kể từ khi bình thường hóa 40 năm trước.  Phải khen Noda là đã tìm cách thoa dịu khủng hoảng và tái lập yên tỉnh giữa hai quốc gia, nhưng Trung Quốc không muốn như vậy. Thay vào đó, Trung Quốc đã tiêm thêm áp lực với Nhật bổn, gửi các tàu tuần dương  vào địa phận biển quanh các đảo Senkaku, gần như mỗi ngày kể từ khi khủng hoảng bùng cháy.

      Hoa Kỳ phải làm 2 việc ở cuộc tranh cải này .Trước hết, Hoa Kỳ phải ủng hộ cứng chắc đồng minh Nhật.  Bất cứ một dấu hiệu nào Hoa thịnh Đốn  tỏ vẽ do dự hổ trợ Nhật ở đụng độ này cũng sẽ gây ra sửng sốt lớn lao ở Tokyo. Phe hửu Nhật sẽ có một ngày vui chơi lớn, lên tiếng ầm ỉ là xứ sở dựa vào Hoa Kỳ về an ninh, đã khiến Nhật không thể bảo vệ quyền lợi Nhật . Chánh quyền Obama đã khôn khéo  lập lại  quan điểm Hoa Thịnh Đốn  là các đảo nằm trong lảnh thổ Tokyo cai quản và đã tái bảo đảm dân Nhật và cảnh cáo dân Tàu  về bổn phận phải  hổ trợ Nhật, chiếu theo hiệp ước an ninh. Thứ hai là  Hoa Thịnh Đốn phải sử dụng tất cả quyền hạn thuyết phục của mình, để gây ấn tượng trên cả hai Tàu lẫn Nhật về tầm quan trọng phải tháo ngòi nổ vấn đề. Abe có thể đi bước đầu  giúp đở bằng cách  rời bỏ ảo tưởng là không có tranh chấp  ở các đảo này. Tranh cải Senkaku  sẽ ghi vào lịch trình  song phương của hai nước, dù Nhật muốn ghi hay không.   Abe sẳn sàng  thảo luận  sẽ  mở cho Trung Quốc một lối thóat, rút lui lập trường  đương đầu nhau và sẽ sắp hàng thẳng tốt đẹp hơn chánh sách Hoa Kỳ và Nhật.

         Những điều khỏan giao ước  

     Barack Obama đắc cử năm 2008 thọat tiên gây lo ngại ở Tokyo. Luôn luôn  lo sợ lợi ích Hoa Kỳ ở Nhật đang tan biến,  dân Nhật e ngại chánh sách Á Châu của tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ đặt ưu tiên cộng tác với Trung Quốc trên hết và chỉ chấp thuận cho Nhật một thời gian thi hành án ngẳn ngủi. Nhưng lo ngại này tuy nhiên đã giảm bớt,  nhờ những căng thẳng mới đây ở các mối liên hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, những chức quyền chánh thức  Hoa Kỳ thăm viếng liên tiếp đến Nhật,  Nhật cảm kích về Hoa Kỳ hổ trợ  tiếp theo  động đất và sóng thần – tsunami tháng 3 năm 2011 và Hoa Thịnh Đốn quyết định  ký kết Hiệp Ước Thân Thiện và Cộng Tác  Các Quốc Gia Đông Nam Á  và gia nhập  Tối Cao Đông Á – East Asia Summit.

             Chánh quyền Obama nhấn mạnh  đến tầm quan trọng chiến lược của Á Châu, tượng trưng bằng cách sử dụng những từ như “ngõng trục – pivot”, “ trở lui – return”  và “tái cân bằng – rebalance”, mà một số người cho là chỉ từ chương. Nhưng đó là từ chương quan trọng , dấu hiệu cam kết của Hoa Thịnh Đốn  không chỉ riêng có tham gia quân sự Hoa Kỳ trong vùng mà còn luôn cả giao ước rộng lớn hơn vào các sự việc vùng. Dù là biện pháp nào đi nữa, chánh quyền đã thành công thông tin cho các đồng minh và kẻ thù Hoa Kỳ  là Hoa Kỳ có ý định  tăng  cường sự hiện diện của mình, không  phải hạ thấp hiện diện.

              Điều làm Tokyo lo ngại ngày nay, không phải là một cấu kết bí mật Hoa Kỳ - Trung Quốc, mà là một viễn cảnh đương đầu chiến lược. Bình yên của Nhật, thịnh vượng của nhiều quốc gia khác, tùy thuộc vào duy trì liên hệ tốt đẹp với Trung Quốc, kẻ chung  sức thương mãi lớn nhất với Hoa Kỳ và các mối thắt chặc mạnh mẽ về an ninh với Hoa Kỳ . Vì Nhật tùy thuộc Hoa Thịnh Đốn về quốc phòng, và tính chất sâu đậm cảm tưởng chống Nhật ở Trung Quốc, Nhật có rất ít lựa chọn ngòai lựa chọn theo Hoa Kỳ, nếu Nhật bị bó buộc phải lựa chọn giữa hai nước.

              Nhưng một đụng độ giũa Hoa Kỳ và Trung Quốc  không đương nhiên cũng cố liên hệ Hoa Kỳ và Nhật bổn. Thật sự nó sẽ tăng thêm ảnh hưởng những ai  cổ võ một chánh sách an ninh Nhật tự trị.  Ai biện cứ  là Hoa thịnh Đốn thiếu những khả năng  và ý chí chánh trị cần thiết để giữ vững  địa vị Hoa Kỳ lảnh đạo ở Đông Á, những người đó sẽ đẩy mạnh Nhât trổi dậy thành một quốc gia võ trang nặng nề, đủ khả năng tự phòng vệ lấy mình  trong một Á Đông đa cực mới.  Hầu tránh thành quả này và giúp duy trì cân bằng ổn định quyền lực, Hoa Thịnh Đốn cần phải  làm dịu bớt cạnh tranh không  thể tránh với Trung Quốc,  bằng cách giao ước cùng Trung Quốc phát triễn những thể chế  và tiến trình đề cao cộng tác, cả song phương và giữa các quốc gia khác trong vùng.

                   Bạn không thể luôn luôn có được những gì bạn muốn


           Khi định giá màn kịch chánh trị hiện hửu Nhật  và con đường chiến lược Tokyo có thể vẽ ra,  thật là quan trọng nhớ lại là chánh phủ  nghiêng hửu của phe giữa và một bàn cải hướng cực về chánh sách ngọai giao,  không có gì là mới mẽ ở lịch sử Nhật hậu chiến .  Abe là một trong những thủ tướng nhiều ý thức hệ nhất của Nhật hậu chiến, cũng như  ông của Abe,  Nobusuke Kishi, đã là một bộ  trưởng nội các ở Thế Chiến Thứ II và là thủ tướng từ năm 1957 đến năm1960.  Kishi  muốn duyệt xét lại  hiến pháp Hoa Kỳ ép buộc Nhật làm  và tháo gỡ các cải cách hậu chiến khác. Đó cũng là các mục đích cháu ông muốn làm, nữa thế kỷ sau.

          Nhưng Kishi là một nhà thực tiễn  biết phân biệt những gì mong muốn và những gì có thể làm được . Ở chức vị thủ tướng,  ông tụ điểm năng lực vào những gì có thể làm, đàm phán với chánh quyền Eisenhower  duyệt xét lại  hiệp ước an ninh  ngày nay vẫn còn là  khuôn khổ  cho liên minh Hoa Kỳ - Nhật bổn.  Ý thức  hệ cũng không là con bài chủ trì được thực tiễn đối với Abe.  Câu hỏi then chốt  cho tương lai Nhật  không phải là  lọai thế giới  Abe muốn nhìn thấy, nhưng là nơi Abe và các nhà lảnh đạo Nhật khác  tin rằng  xứ sở  Nhật  cần làm  đễ sống sót  trên thế giới như họ đã tìm ra.

           Nếu  chánh sách ngọai giao Tokyo đổi theo hướng khác, cái gì sẽ thúc chạy không phải là một ham muốn Nhật  không  cuỡng nổi, để  Nhật trở thành một cường quốc. Dù cho vài nhà chánh trị  lên tiếng đòi ước vọng này, họ chỉ đạt sự ủng hộ của công chúng khi nó trở nên  đáng thuyết phục là thay đổi tình trạng quốc tế, đòi hỏi Nhật phải chọn một phương thức khác từ  phương thức đã đưa Nhật  đến hòa bình, thịnh vượng hàng chục năm trời.

               Công chúng Nhật vẫn chúa ghét tìm hiểm nguy.  Gần 70 năm sau Thế Chiến Thứ II , họ  chưa quên  các bài học thời đại này, không khác chi mấy các quốc gia khác. Và dù có thay đổi trong vùng, thực tế của chánh  trị Nhật và quyền uy Hoa Kỳ vẫn còn làm chiến lược Nhật  này tiếp diễn : duy trì liên minh với Hoa Kỳ, dần dần nới rộng đóng góp Nhật  vào an ninh vùng, phát triễn đối thọai an ninh với Úc Châu, Ấn Độ, Nam Hàn và Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á;  làm sâu đậm giao ước với Trung Quốc.  Ảnh hưởng kinh tế  và sức mạnh quân sự tăng thêm ở Trung Quốc,  cũng  tạo ra những thách thức mới cho Tokyo  và Hoa Thịnh Đốn , nhưng những thách thức này có thể giải đáp  mà không phân chia Á Châu thành hai phe thù nghịch nhau. Nếu như chánh sách Nhật thay đổi thành điều gì lớn hơn cách thay từng chặn đều đặn, thì đó là thất bại của Hoa Thinh Đốn  cho tiến trào  chánh sách giữ vững lảnh đạo Hoa Kỳ,  trong lúc đó vẫn thích nghi dàn xếp được với quyền uy Trung Quốc.

              Thế Abe có vẽ ra được một con đường mới cho chánh sách ngọai giao Nhật không ?  Chỉ có, nếu công chúng  tin tưởng là đe dọa từ Trung Quốc quá nghiêm trọng và lòng tin vào cam kết của Hoa Kỳ để ngăn chặn nó,  tỏ ra quá yếu kém làm tai hại cho Nhật sống còn.  Nhưng nếu  suy  tư hửu lý vẫn còn thắng lợi ở  Bắc Bình,Tokyo và Hoa Thịnh Đốn, phương cách đã làm Nhật thành một đinh chốt của chiến lược an ninh Hoa Kỳ tại Á Châu, ổn định vùng, đem lại cho Nhật hòa bình và thịnh vượng, tuồng như vẫn tiếp diễn.   
            
             ( Irvine Nam Ca Li, ngày 08 tháng 4 năm 2013 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét