Cập nhật hiểu biết rõ hơn về một tỉnh Vùng Tây Bắc, tộc dân Thái Trắng đông hơn tộc dân Kinh nhiều, tỉ trọng dân số thấp nhất, còn nghèo khổ nhất nước :
Lạm bàn về phát triển mới ở tỉnh Lai Châu
G S Tôn thất Trình
. .. Tây tiến đòan binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi
mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm .
Rải rác
biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh .
Áo bào thay
chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên tiếng độc hành…
(Tây Tiến- Quang Dũng, 1918- 1988)
Vị trí, diện tích , dân số, đơn vị, hành chánh, thành phần các tộc dân…
Lai Châu là một tỉnh mới, chỉ bằng phân nữa tỉnh Lai Châu cũ diện tích 16 919km2
, khi chia đôi làm thành tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên vào năm 2004. Diện tích Lai Châu ( mới ) nay chỉ còn 9 059.4 km2 ( 3 497.9
dặm Anh vuông ). Lai Châu cũng không còn huyện cực tây nhất nước nhà, nay là
huyện Mường Nhé ( Nhié ? ) với làng cực
tây A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên. Tọa độ tỉnh này là 2200’ vĩ tuyến Bắc và 1030 kinh tuyến
Đông. Lai Châu có một thị trấn tỉnh lỵ là thị
xã Lai Châu và 5 huyện : Mường
Tè( thị trấn là Mường Tè), Phong Thổ ( thị trấn là Phong Thổ), Sìn Hồ (thị trấn
là Nậm Hàng), Tam Đường ( thị trấn là
Tam Đường ) , Than Uyên và Tân Uyên ( năm 2008 huyện Than Uyên chia ra
thành hai huyện là Than Uyên ( thị trấn làThan Uyên) và Tân Uyên( thị trấn là Mường Kim ?). Huyện
Than Uyên nguyên thuộc tỉnh Hòang Liên Sơn
gồm 3 tỉnh là Lào Cai , Yên Bái và Nghĩa Lộ .Than Uyên là một huyện tỉnh Nghĩa Lộ
một tỉnh thành lập tỉnh cuối năm 1962 , sau đó là một huyện tỉnh Lào
Cai cho đến tháng 10 năm 1991 . Khi thành lập tỉnh Lai Châu mới ngày 01/01/2004
, Than Uyên tách ra khỏi tỉnh Lào Cai và trở
thành một huyện tỉnh Lai Châu mới. Từ tháng
05/ 2008, Than Uyên lại tách ra thành hai
huyện là Than Uyên và Tân Uyên, phía Bắc tỉnh Lai Châu là huyện Than Uyên, phía
Nam tỉnh là huyện Tân Uyên ). Dân số năm 2007 là 330 500 nguời và năm 2010 là 382 400
người. Nay có lẽ đã trên 400 000 người, vì mỗi năm dân số Lai Châu tăng lên
trên 10 000 người.
Hoa tai của phụ nữ H'Mông đen |
Lai Châu gồm 23 tộc dân.
Đông Nhất là Thái Trắng năm 2000 chiếm khỏang 36 % dân số tỉnh , rồi đến Mèo – Hmong( 25 %) và Kinh
( 19.5 %) . tiếp theo là Dao (
Mán ), Khơ –Mú , Hà Nhì , La Hủ , Giáy ,
Lào , Lự, Mảng , Phù Lá, Kháng, Tày , Cống , Nùng , Si La , Mường , La Hủ và Lô
Lô, cùng môt số tộc dân thiểu số ít
người khác. Tiếng nói các tộc dân Lai Châu
gồm các ngôn ngữ Hmong -Miến dân Hmông – Mèo nói , các ngôn ngữ Kra tộc
dân Than Uyên nói , ngôn ngữ Miến Tạng – Tibeto Burman các tộc dân Si La, Cống, La Hủ vùng Mường Tè, và Hà Nhì Mường Tè- Phong Thổ nói, cùng các
ngôn ngữ Nam Á – Austroasiatic ,
tộc dân Kháng vùng Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên nói. Nhắc lại là tộc dân Thái
thuộc họ ngôn ngữ Nam Á , nhóm Tày – Thái hiện có đến 2.5 triệu người ở Việt
Nam gồm luôn cả tộc dân Tày đông nhất ở tỉnh Cao Bằng , tộc dân Thái đông nhất
ở tỉnh Sơn La và Nùng đông nhất ở tỉnh
Lạng Sơn, Sán Chay đông nhất ở tỉnh Hà Tuyên ( nay là Hà Giang và Tuyên Quang
) và các tộc dân ít người là Giáy, Lào, Lự . Còn tộc dân H’Mông ( đừng lầm với tộc dân M’Nông
ở các tỉnh Tây Nguyên ) hay Mèo cũng
thuộc họ ngôn ngữ Nam Á và làm ra nhóm H’Mông – Dao ( Mán ) có đến 800 000
người ở nước nhà. Tộc dân M’Nông cũng ở họ Nam Á , nhưng thuộc nhóm Môn – Khmer ( Khơ Me ) ,
đông đến trên 1300 0000 người; ở miền Bắc Việt Nam là các tộc dân ít người Lai
Châu như Mảng , Kháng . Nhóm Thái Việt
Nam chia ra làm ba : Thái trắng ở Lai Châu và ở huyện
Quỳnh Nhai – Sơn La, Thái đen cư trú khắp tỉnh Sơn La, Thái đỏ tập trung ở hai
huyện Mộc Châu và Yên Châu tỉnh Sơn La . Khác biệt giữa các nhóm Thái là ở trang phục phụ nữ và kiểu cách dựng mái nhà sàn. Vạt thân trên đến
tận eo áo phụ nữ Thái trắng màu trắng . Còn áo phụ nữ Thái đen màu đen hay màu xanh dương đậm, thắt lưng
và khăn đội đầu cũng màu này. Nghệ
thuật làm khèn bè ( khèn là bộ nhạc cụ thuộc bộ hơi , cấu trúc khá phức tạp ,
gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau , hình bắp chuối làm hộp cộng hưởng ) là lọai
khèn Thái có 12 -14 ống bó thành hai
hàng ( trong khi khèn H’Mông -Mèo chỉ có 6 ống) và trồng cánh kiến đỏ đã nổi
tiếng vượt ra ngòai phạm vi tỉnh Sơn La.
Những đỉnh núi ở Lai Châu |
Lai
Châu cũ, trước năm 2004 (Điện Biên và Lai Châu mới ) là một tỉnh miền núi Tây Bắc xa nhất phía tây bắc nước ta.
Vùng Tây Bắc nước nhà gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Phía bắc, Lai Châu cũ giáp với tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc . Phía đông và đông nam giáp
các tỉnh Lào Cai , Sơn La , phía tây và nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào . Tỉnh Lai Châu
mới không còn giáp nước Lào nữa, vì
huyện Mường Nhé, có làng cực tây nhất nước nhà là A Pa Chải, gần biên giới ba nước ( Lào , Việt và Trung Quốc )
nhất, nay thuộc tỉnh Điên Biên . Miền
tây nam và miền nam tỉnh, nay giáp phần lớn tỉnh Điện Biên. Thị xã Lai
Châu, dân số 55 000 người năm 2010, cách
thủ đô Hà Nội 402 km về phía Tây Bắc. Giao
thông trong tỉnh chánh yếu là đường bộ vì Lai Châu không có sân bay, không có
cảng sông . Quốc lộ số 12 nối thị xã
Điện Biên Phủ qua cửa khẩu biên giới Ma Lù Thàng ngang qua Lai Châu và quốc lộ số 4D nối thị xã Lai Châu với thị trấn Sa Pa. Trạm xe bút liên tỉnh chỉ cách
trung tâm thị xã Lai Châu chừng1 km phía trái đường bộ dẫn đến Sa
Pa, chở búyt đến nhiều nơi như Điện Biên
Phủ, Hà Nội, Lào Cai, Mường Tè, Sìn Hồ …Chuyến búyt dân chúng hay đi nhất chở
đến Lào Cai và ngừng ở Sa Pa. Từ Hà Nội cũng có thể lấy xe búyt đi Lào Cai ở các trạm Giáp Bật và Mỹ
Đình. Du khách thường đến Lai Châu bằng
xe mô tô – xe gắn máy, tuy rằng đây là một thách thức lớn và một thú vui thưởng lãm. Vì dọc đường du khách có thể ngắm nhìn những cảnh quan đẹp
đẻ và kỳ diệu và có thể ngừng bất cứ lúc
nào.
Suôi dòng thời gian
…
Trên Tây Bắc, ôi mười năm Tây Bắc !
Xứ thiêng
liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu nhỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu
xuân …
… Anh nắm tay em, cuối mùa chiến
dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa
rừng,
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bửa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương …
(Tiếng Hát Con Tàu, Chế Lan Viên 1920 –
1989)
Khởi nguyên văn minh Lai Châu có thể là văn hóa Sơn Vi , cư dân sống trong các hang
động đá vôi hay trên các gò đồi. Công
cụ văn hóa Sơn Vi được chế tác từ đá
cuội, đá quarzit, tuổi trên
20 000 năm đến 11 000 năm trước Công Nguyên – BC. Thành tựu đáng kể nhất của các
nhà khảo cổ người Pháp ở Việt Nam là đã phát hiện ra văn hóa Hòa Bình
-Bắc Sơn vào những năm 1920 của thế kỷ thứ 20, tiếp tục trực tiếp văn hóa Sơn
Vi . Như chúng ta đã biết qua, con người
cỗ Hòa Bình - Bắc Sơn , đã giã từ từng
bước sinh sống bằng hái lượm, săn bắn qua
cuộc sống sản xuất nông nghiệp sớm nhất của nhân lọai, với những công cụ được mài lưỡi; về sau nữa là đồ gốm ra đời . Từ năm 1960 đến nay, các nhà khảo cổ học Việt
Nam đã phát hiện hàng trăm di tích, từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến thời đại sắt sớm trên lưu vực sông Hồng,
thượng nguồn Hòang Liên Sơn( bao gồm cả tỉnh Lai Châu ) đến đồng bằng ven biển
và lưu vực sông Mã . Hệ thống các di
tích này có sự diễn biến liên tục từ
giai đọan Phùng Nguyên mở đầu qua giai đọan
Đồng Dậu, Gò Mun đến đỉnh cao Đông Sơn, đã được
một số nhà khảo cỗ học gọi là văn minh Sông Hồng, văn minh của người Việt
cỗ . Rồi dẫn đến cách đây 4000 năm
hình thành nhà nước đầu tiên của
Việt Nam là
nước Văn Lang của các vua Hùng ở miền Bắc.
Phụ nữ Thái trắng ở Lai Châu |
Tỉnh Lai Châu nguyên là một tập
hợp tự trị của tộc dân Thái trắng có tên
là Sipsongchuthai. Sipsong là từ phát
nguyên giọng Hán Việt thổ âm là Thập-
Mười và, Song- Một cặp Một đôi. Đọc theo tiếng Anh là “ Twelve Thái Chiefdom- Mười hai Đầu mục, Thủ lảnh”.
Chủ ( Chu,Châu ) có nghĩa theo Hán Việt
là Chủ - Master , phát âm theo
ngôn ngữ Thái là Lu . Thập niên
1880(s ), Pháp nhập Sipsongchuthai vào Đông Pháp- French Indochina và sau đó trở thành một thành phần nước Việt Nam . Những tộc dân Thái, nguyên quán từ vùng cao Dương tử - Yangzi ( ? ) tràn xuống tận châu thổ sông Menam và thung
lũng sông Brahmapoutre đến Biển Đông. Trong khi tộc dân Kinh -Việt chiếm cứ châu
thổ và các vùng bờ biển, các tộc dân Thái tiến chiếm các thung lũng hậu phương, đằng sau bán đảo Đông Dương. Vương quốc Xiêm - Tiêm La lớn mạnh ở miền trung bán đảo, lưu vực sông
Menam.Ở miền Đông bán đảo , tộc dân Lào
xuôi dòng thung lũng sông Cửu Long, nhưng sau khi thống nhất một thời
gian ngắn ngủi thành Lan Thương (?tên Hán Việt của Cửu Long ) –Lan Xang, phân
chia ra thành 3 tiểu quốc cạnh tranh
nhau là vuơng quốc Lảo Qua – Luang Prabang , ở miền Bắc Lào, Viên Chăng – ( Vạn
Tượng ) Vientiane ở miền Trung và Champassak ở miền Nam. Thật ra theo Hồ Bạch Thảo, năm 1040 vua Lý
Thái Tông đã sai Phùng Trí Năng đi bình
định vùng này và tiến thêm đánh chiếm Ai
Lao. Thời Trần Anh Tông (1301) quân Ai
Lao sang cướp phá miệt sông Đà ( Đà
Giang), tướng Phạm ngũ Lảo giao chiến bắt được nhiều giặc ở Mường Mai , huyện Mai
Châu , tỉnh Hòa Bình ngày nay . Năm 1479,
đời vua Lê Thánh Tông ,quân ta đánh Ai lao đến tận vùng
“Tam giác Vàng ( thuốc phiện)”tỉnh Chiang Rai – Thái Lan, sông
Trường Sa – Miến Điện ( vùng tộc dân Shan, Miến Điện ) và vương quốc Bắc Lào Lảo
Qua - Luang Prabang . Vụ đánh
chiếm này bị vua nhà Minh đưa văn sắc
sang phản đối, nhưng thời vua Lê
Thánh Tông nước nhà cường thịnh , nhà Minh phải bỏ qua chống chế của Vua
Lê rằng tổng binh và trấn thủ Vân
Nam báo tin sai.
Năm 1827 , nước Nam Chướng thông
đồng với Tiêm La , thường sang quấy
nhiễu đất Trấn Ninh. Tù trưởng Chiêu Nội
xin đem đất Trấn Ninh nội thuộc Việt Nam . Vua Minh Mạng phong cho Chiêu Nội làm Trấn Ninh Phòng Ngự Sử. Các đất Tam Động và Lạc Phàn (
trước thuộc về Vạn Tượng ) Triều đình nhà Nguyễn Phước chia những
đất này ra làm 2 phủ : Trấn Tĩnh và Lạc
Biên . Năm đó , các xứ Xà Hổ, Sầm Tộ,
Mường Sọan , Mang Lan , Trinh Cố, Sầm Nưa , Mường Duy , Ngọc Ma đều xin nội thuộc . Vua chia đất này ra
làm 3 phủ : Trấn Biên, Trấn Định , Trấn Man . Thị xã Lai Châu nhỏ nhắn
nằm ở ngã ba , nơi hội lưu của Ngòi Nậm Na với Sông Đà, trên một thung lũng dài
ba mặt là núi , trên vách núi bên bờ sông Đà còn một bia đá từ năm 1432 ghi lại
dấu tích của Lê Lợi trên đường đánh giặc.
Đời vua Lê Thánh Tông, chúng ta
vẫn còn giữ vững vùng này. Khi Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê năm 1527, An
Thành Hầu Nguyễn Kim đưa con em tránh
sang Ai Lao, được vua Ai Lao Sạ Đẩu cho ở
Sầm Châu ( vùng Sầm Nưa, nay thuộc tỉnh Hứa Phan –Lào) và có lẽ thế lực
tràn đến tỉnh Sơn La , Lai Châu và luôn cả tỉnh PhongSaLi – Lào ngày nay.
Người
Thái gọi Điện Biên Phủ nguyên thuộc tỉnh Lai Châu cũ là Mường Then hay Mường Thanh , theo tiếng địa phương là Mường Trời .
Nhiều tên đất đai Điện Biên mang dấu vết
thần thọai, tộc dân Thái xem là tổ tiên
Người Khổng lồ - Ải Lậc Cậc do Then ( Trời ) sai xuống Mường Thanh cứu
vớt dân lành, sau nạn hồng thủy. Di tích lều nghỉ của Ải nay là xã Đòan
Kết. Dấu chân Ải quả mạ nay là cánh đồng Mường Thanh. Vùng Ải đánh vãi than nay là núi Pú Thán, xã
Mường Phăng . Trên đường đi đến của khẩu Tây Trang( thuộc tỉnh Điện Biên ) ở biên giới Lào – Việt, ngay giữa hồ
Uva còn di tích câu chuyện những khóm
“Khau cút”vươn dài sợi dây làm thang nối liền trời và đất. Hơn hai trăm năm
trước (1750?) , tướng giặc Phẻ ( Phạ,
Trời ) là Tín Tòng khét tiếng tàn ác , từ phía tây tràn sang chiếm đóng Điện Biên. Tín Tòng tự xưng là Chẩu Phạ (chúa Trời) vơ vét , đàn áp dân lành , bắt trẽ con quăng vào vũng bùn, tháo nước cho ngập chết .
Nước cạn xương phơi trắng cánh đồng nay
gọi là Tồng Khao, có nghĩa là đồng
trắng . Dân chúng phải dời qua cánh đồng
Hồng Cúm phải vứt bỏ
các “ cúm “ ( các hòm đựng đồ vật , của cải đan bằng tre mây) quá nặng
để lo thóat thân . Từ đấy cánh
đồng này được gọi là Hồng Cúm – khe Cúm . Thời đó có hai người dân thường ở Điện Biên tên là Ngãi và Khanh không chịu sống nhục, đứng lên hô hào trai tráng các bản Thái , Xá
, Lào mài gươm , gia nhập nghĩa quân Hòang Công Chất, và được phái đi tiến công giặc Phẻ Tín Tòng ở địa điểm trên đồi Pú
Vằng . Nghĩa quân Hòang Công Chất là
cuộc khởi nghĩa nông dân các năm 1739-
1769 . Thời này ở xứ Đàng Trong là thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1738-
1765 ) còn ở Bắc Hà - xứ Đàng Ngòai là thời Minh Đô Vương Trịnh Doanh, mất năm
1767 , con là Tĩnh Đô Vương Trịnh
Sâm nối vị. Năm 1754, nghĩa quân Hòang Công Chất đại thắng giặc
Phẻ chiếm thành Sam Mứn ( Thành Tam Vạn ) ở
phía bắc Mường Thanh . Thành Sam Mứn do
người Lự đắp từ thế kỷ thứ 13 có thể chứa 30 000 gia đình bao gồm nhiều xã hiện
nay mà trung tâm là xã Sam Mứn. Thành nằm
sát ba ngọn núi Nàng Nòn – Nàng Ngủ, Tạo Nòn- Tạo Ngủ và Pú Huồi Chọn- Suối Chọn, bên cạnh hồ U Va.
Hòang Công Chất mở rộng hệ
thống thành lũy này ra tận bản
Phủ nay gọi là thành Chiềng
Lê , nay còn di tích ở xã Nong Hẹt.
Người H'Mông Đen làm việc trên ruộng bậc thang ở Sapa. |
Năm
1870, Đèo văn Trị thủ lảnh của SipsongchuThai cùng “ Giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc” ( là Lưu
Nghĩa bộ hạ của Ngô Côn, Thái Bình Thiên Quốc ) chống lại thực dân Pháp xâm lăng, đặc biệt ở huyện
Than Uyên , nguyên là một châu ( huyện
ít dân ) thuộc tỉnh Hưng Hóa ( ? ) do
triều đình vua Tự Đức thiết lập. Ngày 20
tháng 11 năm 1886 , dân quân nổi
dậy tấn công mảnh liệt quân xâm lăng Pháp
tại Cơ
Mương Lay, nay thuộc tỉnh Điện Biên. Và Pháp thuộc địa phải chấp nhận vùng tự trị Thái ( ? ) ở Lai Châu – Điện Biên. Năm 1909 , Pháp thành lập tỉnh Lai Châu , lúc
đó gồm Châu Lai , châu Quỳnh Nhai( nay
thuộc tỉnh Sơn La ) và châu Điện
Biên. Ngày 20 /02/1920 Pháp
nhập Than Uyên vào tỉnh Yên Bái. Bản Nà
- Mường Kim, huyện Than Uyên là một căn cứ quan trọng du kích kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm
lăng Việt Nam sau 1945 , từ năm 1950 đến năm 1951 và Than
Uyên được giải phóng ngày 15/10/ 1952 . Mường Kim cũng là nơi Việt Minh thiết lập
đầu tiên đảng tỉnh Lai Châu ngày
nay . Năm 1954, rừng núi Điện Biên Phủ , nguyên thuộc Lai Châu
cũ, đã ghi lại một chiến công hiển hách thắng thực dân Pháp , nhưng vì đã có nhiều người đề cập rồi , nên chúng
tôi không nhắc tới ở đây nữa.
Địa hình
Lai Châu cũ sau 2004 chia hai ra thành tỉnh Lai Châu
mới( nhận thêm huyện Than Uyên của Lào
Cai) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh Lai Châu mới là một vùng núi cao Thượng Du Tây Bắc, phía
bắc sông Đà. Các rặng núi giữa sông Hồng
và sông Đà là các nối dài theo hướng đông nam của núi và cao nguyên Vân
Nam - Trung Quốc, có những đỉnh cao trên dưới 2000m, thậm chí vượt quá 3000m. Nổi bật chạy theo hướng tây bắc- đông nam là dãy
Hòang Liên Sơn hùng vĩ, nằm ở phía đông tỉnh,
dài gần 80 km chứa đỉnh Phăng Xi Păng – Fan Si Pan cao nhất Việt Nam
đến 3143m . Từ mỗi dãy núi
lớn lại có nhiều nhánh núi nhỏ phân ra
theo nhiều hướng khác nhau . Phía bắc có đỉnh Pú Sì Lung cao 3076m . Phía
tây là đỉnh Pú Đen Đinh ( nay thuộc
tỉnh Điện Biên ) cao 1886m và dãy Pú San
Cap, phía bắc thị xã Lai Châu, cao 1904m, kéo dài 50- 60 km. Từ thị xã Lai Châu đến thị trấn Mường Lay- tỉnh Điên Biên là một phong cảnh ngọan mục
nhất của vùng Tây Bắc xa vời. Những núi
đá vôi và những cao nguyên có qúa trình
xâm thực, bào mòn xảy ra rất mạnh, tạo
thành các dạng hình cácxtơ độc đáo. Làm ra một “ Hạ Long trên Cạn – Halong Bay on the Land” thứ hai đất nước
với những đỉnh núi đá vách dựng đứng
hiện ra từ xa các thóang xanh-
xám mù sương, và một ngày đẹp trời có
thể quan sát những đĩnh núi lớn rộng hơn, bên kia biên giới với Trung Quốc. Vì bị cấm không được lui tới, du lịch tình cờ đến gần biên giới Trung Quốc – Việt Nam , chỉ
xảy ra quanh thị xã Lai Châu mà thôi. Kiều dân ngọai quốc không được đi ngang qua
các cửa khẩu biên giới Lai Châu ; cũng như nhiều cửa khẩu Lai Châu tại
biên giới với Trung Quốc hiện là những vị trí đồn binh quân sự tỉ như
Ma Lù Thàng- Pa Nậm Cúm ( Cung? )trên quốc lộ 12, cách
thị xã Điện Biên Phủ 195km về phía bắc tỉnh Điện Biên, môt vị trí có bổn phận
gìn giữ an ninh cho 13 km biên giới Việt Trung, có đường nhỏ dẫn tới thị
trấn Tiêu Sử (?)-Tieshu và đường lớn đến thành phố Tân Bình –Jin Ping tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc. Khác với cửa khẩu Tây Trang, biên giới Lào Việt phía nam tỉnh lỵ Điện Biên
Phủ, mở rộng cho giao lưu quốc tế. Xen giữa núi và cao nguyên là các thung lũng
hoặc lòng chảo có bề mặt tương đối bằng
phẳng, nhưng dạng địa hình này chiếm diện tích không lớn. Đáng chú ý nhất trước
khi tỉnh cũ chia đôi là thung lũng cánh đồng Mường
Thanh hay lòng chảo Điện Biên rộng
1500 ha, nay thuộc tỉnh Điện Biên và cạnh dãy Hòang Liên Sơn là cánh đồng Mường Than ( Than Uyên), trước thuộc
tỉnh Lào Cai, rộng 1200ha. Vì quá trình bào mòn và xâm thực quá mạnh, địa
hình Lai Châu lại cao, độ dốc lớn, mức chia cắt sâu và cắt ngang đều lớn, việc
mở mang để xây dựng và giao lưu với bên
ngòai gặp nhiều khó khăn. Cũng cần lưu ý
thêm là do đặc điểm địa chất nên trên đất Lai Châu cũ, nhất là ở tỉnh Điện Biên,
cũng hay xảy ra hiện tượng động đất ảnh hưởng đến sinh họat người dân Lai Châu.
Đất đai
Đất đỏ ở Lai Châu |
Đất
Đai Lai Châu có thể chia ra hai nhóm
chánh :
- nhóm đất đồi núi feralit vàng đỏ
-Ferralic Acrisols , phong hóa từ nhiều lọai đá khác nhau, chiếm diện tích
lớn nhất tòan tỉnh. Phần lớn nằm ở độ
cao 700 – 1000m , độ dốc trên 250, bị rửa trôi mạnh, độ chua cao.
Trên cao hơn nữa như các núi cao Phăng
Xi Păng, Pú Sì Lung… là đất mùn
alit – Humic Alisols, đá
phong hóa yếu, tầng đất mỏng, trên cùng
là một thảm lá mục lẫn lộn lá- rêu. Còn
có thể gặp đất đen carbonat – Calcic
Luvisols , hình thành trên phong hóa đá vôi ở các địa hình sườn dốc.
- nhóm
đất ruộng ( ruộng bậc thang )
chủ yếu là đất feralit và đất bồi tụ có nguồn gốc phù sa cỗ, tầng đất
mỏng, thành phần từ đất thịt trung bình
đến đất thịt nặng.
Khí hậu
Lai Châu
có khí hậu nhiệt đới núi cao, tương tự các tỉnh khác ở miền núi phía Bắc. Tuy
nhiên, địa hình đã làm cho nền nhiệt Lai Châu cao hơn các nơi khác trong vùng cùng cao độ. Lai Châu cũng như Thượng Du Tây Bắc nhờ các dãy núi cao theo
hướng tây bắc đến đông nam, tạo thành một bức tưởng thiên nhiên chắn gió và bảo,
nên mùa đông nóng hơn các tỉnh Đông Bắc, không bị các luồng gió lạnh khiến vùng
Tây Bắc có sương mù và mưa phùn nhiều hơn. Số giờ nắng trong năm là 2200- 2400
giờ. Nhiệt độ trung bình cả năm 20- 210
C . Lượng mưa trung bình 1600 – 1700 mm. Nơi
mưa nhiều nhất là Mường Tè, có khi lên tới 3200 mm/năm Ở các thung lũng thường mưa ít hơn, nhờ
khuất gió, độ ẩm trung bình 80—85% .
Khí hậu chia ra hai mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh
thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô thời tiết rất khô hanh vì có
gió Lào thổi đến; có thể có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể, sương muối
thường xuất hiện gây nhiều tác hại cho
nông nghiệp. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa khá tập trung, gây
lũ lụt, xói mòn đất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống dân chúng. Tuy có
nhiều khó khăn, khí hậu Lai Châu tạo đủ điều kiện phát triễn nhiều lọai cây trồng nhiệt đới và cận
nhiệt đới – bán ôn đới . Các cao nguyên Lai Châu như Sìn Hồ, Tả
Phình, Đào San có khi cao hơn 1500m nên thường có mây, sương mù bao phủ và khí
hậu mát mẽ quanh năm, không mấy kém Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt.
Thủy văn
Nguồn nước
Lai Châu tương đối dồi dào. Tòan tỉnh mới có trên 2000 km sông suối lớn nhỏ. Sông
chánh chảy qua tỉnh là sông Đà. Sông
Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Dương, tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc, dài tổng cọng là 1010 km. Phần chảy ở Việt Nam là 570km, qua Lai Châu,
Sơn La, Hòa Bình rồi hội lưu với sông
Hồng ở Việt Trì- tỉnh Phú Thọ. Các sông khác là các nhánh sông Đà ( ở Lai Châu còn được gọi là Nậm Tè ), Nậm Ma, Nậm
Cúm, Nậm Mu, Nậm Na, Nậm Nhé ( Điện Biên ), Nậm Mức ( Điện
Biên ) và nhánh Nậm Mạ( ? ) qua
Tuần Giáo, Điện Biên Đông thì thuộc hệ thống sông Mã …
Các dòng sông đều chảy theo hướng tây bắc- đông nam. Lòng sông dốc,
nhiều thác, nhiều ghềnh, lượng dòng chảy lớn; chia ra làm hai mùa rỏ rệt. Mùa
lũ trùng với mùa mưa , khi có mưa lớn , nước mưa dồn vào sông suối rất mau lẹ,
gây lũ đột ngột. Lai Châu là tỉnh đầu nguồn nhiều sông suối, có nguồn thủy năng
cao là điều kiện phát triễn thủy lợi , thủy điện. Các sông suối Lai
Châu như sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mú
chảy giữa các rặng núi cao tạo ra
nhiều thác nước sóng bọt trắng rì rào trong rừng thiên nhiên yên tỉnh tỉnh
nhà . Thác nổi tiếng nhất là Tắc Tĩnh
, cao hơn 50m, chảy thành 2 bậc, là một phong cảnh ngọan mục. Ngòai ra, tỉnh Lai Châu còn chứa suối nước nóng và nước khóang ở Văn Bố huyện
Phong Thổ, Na Đông và Na Đôn ở huyện Tam Đường. Nay đã có thêm nhiều hồ thủy lợi như hồ Hồng Sạt, hồ Chiền Sinh
và có lẽ năm 2017 hồ thủy điện lớn Nậm Hàng trên sông Đà. Lai Châu còn nhiều hang
động như Bình Lư và Tiên Sơn , đặc
biệt trên 10 hang động nguyên thủy cách thị xã Lai
Châu 6km phía tây nam, đầy vú đá -thạch nhủ( stalactites ) và cột
đá -măng đá( stalagmites) óng ánh, đủ
màu sắc và hình dạng, khiến nhiều người
mệnh danh đây là “Động Phong Nha”
vùng Tây Bắc.
Tài nguyên
Sinh vật. Rừng Lai Châu hiện
suy giảm rất nhiều tới mức báo động của lâm sản
và động vật quí hiếm, mất cân bằng sinh thái, xói mòn đất, lũ quét …gây
thiệt hại lớn về người và của, sông ngòi cạn kiệt nước vào mùa mưa, nguồn nước
sinh họat của một cư dân một số vùng cao bị thiếu hụt nghiêm trọng. Kỷ thuật
canh tác nông nghiệp lạc hậu, phá rừng, đốt nương làm rẫy nên rừng đã bị tàn
phá nặng nề. Diện tích rừng tỉnh Lai Châu cũ nguyên trên 1.3 triệu ha, chiếm
gần 80 % trước 1943-45, năm 2000 chỉ còn
trên 452 000 ha rừng tự nhiên và 12 000 ha rừng trồng, nghĩa là chỉ còn 27.4%
diện tích tự nhiên tòan tỉnh . Nếu hai tộc dân Thái và Mường khá giỏi về làm ruộng nước; xây ruộng bậc thang-
terracing giữ nước, tưới ruộng bằng đập nhỏ ngăn suối, bằng guồng nước (
xe nước ) - norias và mương rảnh đưa
nước suối lên tận ruộng bậc thang cao
nhất; trái lại hai tộc dân Dao ( Mán )và
Mèo ( Miêu theo tiếng hán việt hay H’Mông )
lại là những kẻ phá rừng nhiều nhất, đúng châm ngôn của tộc dân Dao là”
cày bằng lữa đốt và gieo bằng đao kiếm” ( theo Lê thành Khôi
: Việt Nam : văn hóa và môi trường – trang 62, Hội Việt Học xuất bản -2012 ). Trên phương diện thực vật, Phạm Hoàng Hộ (
2002- 2003) ước lượng Việt Nam đã định danh 12 000 lòai -species cao cấp trong đó có 70 lòai trồng trọt, 1500 lòai cây
trái và rau đậu ăn được, 100 lòai là gỗ qúy, 2000 lòai lan và 3200 lòai cây làm
thuốc Bắc – thuốc Nam, nghĩa là đa dạng thực vật hơn Canada (chỉ định danh
3300 lòai ) và tương đối lớn hơn cả Brasil , quốc gia thế giới đã định danh 56 000 lòai, nhưng diện tích 26
lần lớn hơn Việt Nam (Trần Đăng Hồng - 2005, trang 89, sách Việt Nam: Văn Hóa
và Môi Trường xuất bản năm 2012). Lai
Châu chiếm phần lớn các rừng phía bắc
của dãy Hòang Liên Sơn là một trong 4 trung tâm
thực vật đặc hửu, địa phương- endemic nước nhà (ngòai Hòang Liên Sơn, 3 vùng đặc
hửu khác là rừng ẩm ướt Bắc Trung Bộ, vùng núi Ngọc Lĩnh và Cao Nguyên Lâm Viên
- Tây Nguyên ). Như chúng ta đã biết dãy Hòang Liên Sơn – Pú Luông kẹp giữa
sông Hồng và sông Đà là dãy núi trẻ,
đỉnh nhọn, độ cao trung bình các ngọn
núi tới 1700- 2400 m, độ dốc lớn 40 -700
C, sườn bị cắt xẽ mạnh, chứa đỉnh cao Phăng
Xi Păng 3143m ( nay thuộc tỉnh Lai Châu ? ) và
gần đó nơi nghĩ mát Sa Pa (thuộc tỉnh Lào Cai ) cao độ 1600m, có phần thấp hơn Đà Lạt, nhưng lại có
tuyết rơi vì ở vĩ tuyến Bắc xa hơn. Pú
Luông cao 2985m , gần thị xã Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái.
Theo Thái Công Tụng ( sách Văn
hóa và Môi trường, trang 77, Hội Việt Học xuất bản năm 2012 )
rừng cao độ thấp là
rừng lá rộng luôn luôn xanh , có các lòai chánh là táu trắng , táu vỏ
vàng Vatica odorata táu là nhỏ lá nhỏ cuống ngắn hơn là V. fleuryana họ dầu Dipterocarpaceae
, chò chỉ Parashorea stellata, Chò đá – chò nâu - chò nến
Dipterocarpus retusus
(D.tonkinensis ) cũng họ Dầu, lát khét – xương mộc Toona febrifuga ( T. sureni ) họ Xoan Meliaceae, phong Sapindus mukorossi họ phong Aceraceae, lim vàng Bắc bộ Peltophorum dasyrrachis var. tonkinensis họ phụ -Điệp Caesalpinioideae,
Muồng đỏ - Muồng tía Cassia
timoriensis cũng họ phụ – Điệp,
tu hú – lõi thọ- bạch dương ( peuplier- poplar ) Phi châu Gmelina
arborea , một đại thụ mọc rất mau, gỗ xám trắng để xây cất làm bột giấy, bàng – chiêu liêu
ngàn trái Terminalia myriocarpa họ chưn bầu Combretaceae. Cao hơn nữa là các rừng trái thông – coniferous chứa các lòai chánh: du sam Keteleeria
evelyniana ( K. davidiana, K. dopiania
) họ thông Pinaceae, thông 2 lá Pinus merkusiana-
P. merkusii, Kui Dui một đại
mộc lòai hoa sứ, hoa đại Paramichelia
baillonnii, họ Dạ hợp Magnolia, Nhội tía – Bích hợp 3 lá Bischofia
trifolia, họ thầu dầu Euphorbiaceae,
chôm chôm rừng Nephelium chryseum
(? ) họ Nhãn Sapindaceae, pê(
pơ ? ) mu Fokienia hodginsii họ tùng Cupressaceae,
thông giao – kim giao kết lợp Podocarpus
imbricatus, họ kim giao Podocarpaceae.
Rừng lạnh mát cao hơn 1700m chứa các lòai chánh là pêmu, đổ quyên –
rhododendron và các lòai sặt Arundinaria
sp., một lọai tre, trúc – bamboo ); các lòai thuộc họ Dẽ Fagaceae,
họ Quế Lauraceae, họ Trà (Chè ) Theaceae cũng rất thông thường. Dọc theo sông suối là các đám rừng
tre - trúc, cung cấp một nguồn lợi tức đáng kể cho nông dân tỉnh. Cũng nên nhắc
lại tên Hoàng Liên Sơn phát sinh từ một lòai cây thuốc trứ danh tên là hòang liên Goldthread-Chỉ vàng
tên khoa học là Coptis teeta, họ mao
cấn Ranunculaceae,
một lọai cỏ đa niên, rễ chánh là những củ dài chứa aconitin , japaconitin
,masaconitin làm thuốc trị đau gan, đau kiết lị.
Đáng ghi thêm hai lòai hoa đặc điểm cho tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc .
Thứ nhất là hoa đào quanh vùng kế cận
Sapa là rải rác ở các bản- làng, ít khi tập trung như đào Mẩu Sơn tỉnh Lạng Sơn và chưa thắm đỏ như các loài hoa đào Nhật Tân – Hà Nội. Nhưng nhất là lòai hoa ban, mà lễ hội hoa ban – hoa ban festival, vào tháng hai
âm lịch mỗi năm khi hoa ban nở, rất nổi tiếng ở tỉnh Lai Châu ( và cả vùng Tây
Bắc ) lúc xuân ấm áp về thay đông rét mướt. Lễ hội hoa ban phản
ảnh văn hóa và tinh thần các tộc dân Thái và cũng là thời gian thanh niên ,
thiếu nữ trai gái gặp nhau để hiểu biết nhau hơn. Chàng trai lựa chọn một đóa
hoa to nhất và cài lên mái tóc cô gái. Cô gái thường nép mình dưới lá tươi.
Hội hoa ban không chỉ là thời gian tỏ tình yêu thương mà còn là lúc tộc dân Thái cầu khấn cho được mùa, hạnh phúc và nhớ ơn tổ
tiên. Lòai hoa ban, ở miền Nam có tên là Móng
bò, vì lá chia ra hai mảnh dính nhau
hình móng bò, được thưởng thức nhiều nhất vùng này là đại mộc Hoa ban
sọc Bauhinia variegata , hoa to
trắng ngần co đốm tía như những cánh buớm rập rờn như hoa lan, nên Âu Mỹ gọi tên là Orchid tree. Lọai hoa ban này trước đây cũng được trồng
nhiều ở các tiểu bang Ha uy Di, vùng Ca
Li ấm áp và Arizona, nhưng bán ra dưới tên
khoa học Bauhinia purpurea hoa ban tím phong lan mộc ( lan cây gỗ, cao đến 7- 12m, )-
Purple Orchid Tree, cánh hoa rộng đến 10 -12cm , hoa sọc tím . Hoa ban trắng, hoa hòan tòan
trắng không sọc tím là B. variegata var
candida thấy ghi ở Việt Nam dưới tên B.
acuminate lại là một tiểu mộc, hoa
nhỏ hơn, cây chỉ cao đến 3m là cùng. Các
hoa ban khác làm cây cảnh như hoa ban đa màu B. punctata,
có màu sắc từ đỏ gạch đến vàng cam sặc sở như hoa bông giấy-bougainvillea, có
thể tĩa cành mạnh làm kiểng bonsai, hoa ban Hồng Kông B. blakanae, hoa đủ màu trên một cây từ nâu, hồng, tím đến hường, hoa rất to rộng 21- 27 cm , cũng không thấy ghi là đã tìm thấy
ở nước nhà trong số trên 40 lòai Hoa Ban -
Móng bò từ Bắc vào Nam ; và chỉ
thấy ghi hoa ban hoa vàng B.
tomentosa, hoa ban cánh xanh B. viridescens, hoa ban đơn hùng B. monandra cánh hoa hường hay vàng có đốm đỏ v v…
Vì rừng bị tàn phá nhiều nên ở
Lai Châu nay ít gặp các lòai thú lớn, chỉ hay gặp nai, hoẳng, cheo, sơn dương, rất hãn hửu gặp bò tót. Trong các
lòai chim có công, trĩ, giẽ
giun rừng, họa mi rừng, gà gô núi , đặc biệt là chim ưng điểm chấm – spotted eagle,
sáo hót – laughing thrushes, trỉ
mào đỏ- redcomb pheasants, cò cổ hung hung đỏ -rufous necked herons và hai lòai thú hiếm qúy là gấu đen Á Châu
– Asiatic black bear, và khỉ mặt
đỏ - red faced monkeys ... Các
lòai côn trùng có ích là cánh kiến đỏ,
cánh kiến trắng.
Khóang sản
Tỉnh Lai Châu cũ có một số khóang
sản phục vụ cho việc phát triễn tiểu thủ
công nghiệp địa phương như đồng, than,
đất hiếm, cao lanh, đá xây dưng… Than tập trung ở Điện Biên, trử lượng
đến năm 2000 vẫn chưa được điều tra chánh xác, đã đuợc khai thác với quy mô
nhỏ, nhưng các vĩa than nằm gần mặt đất, khai thác tương đối dễ dàng. Trử lượng
mỏ than mỡ Nà Sang ước chừng 150 000
tấn . Trử lượng đất hiếm phân bố ở Phong Thổ, đặc biệt ở Đông Pao, Nậm
Sà, phát hiện năm 1956, ước lượng năm 1999 đã đến 9 triệu tấn tổng oxid đất hiếm hàm lượng trong
quặng trung bình đạt 4-5 % ( Nguyễn văn Thái biên sọan - Địa lý kinh tế Việt Nam , 1999 ), các thân
quặng giàu đạt tới 30% và gần
đây có thể có cả uranium ( ? ). Đã khai thác mỏ vàng cốm ở Chín Sáng , vàng
sa khóang ven sông Đà và sông Nậm La,
đồng và thiếc ở Sìn Hồ. Trữ lượng
cao lanh ở Huổi Phạ trên 50 000 tấn, chất lượng tốt,
thích hợp cho sản xuất sành sứ và vật liệu
xây dựng. Đá xây dựng phân bố khá
rộng rải, ngòai khai thác phục vụ tỉnh còn có thể xuất tỉnh nữa.
Phần
II : Lạm bàn phát triển tỉnh Lai Châu
Hạ tầng cơ sở
Điện lực .
Tuy sông Đà ( Black River,
Rivière Noire ) chảy trong địa phận Việt Nam( 527km ) dài hơn ở Trung Quốc (
427 km ), tỉnh Lai Châu giáp biên giới ít phát triễn thủy điện nguồn sông Đà
còn ít hơn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Việt Nam đã ước lượng sơ khỏi là có 96
địa điểm có thể xây cất đập thủy điện ở phần
luu vực sông Đà chảy trong địa phận nước nhà . Công trình thủy điện
Nậm Na 3- Lai Châu khởi công tháng 11 năm 2009 và dự trù hòan tất tháng 10 năm 2013,chỉ có công xuất 84 000 KW ( 84 MW ),
tiếp theo hai đập thủy điện nhỏ hơn là Nậm
Na 1 và Nậm Na 2 . Trong khi đó
trên phần sông Đà Trung Quốc,
tổng số đập thủy điện lớn nhỏ là 28 . Trung Quốc năm 2012 đã hòan thành
6 đập ở sông Đà- địa phận Tàu là Yayangshan , Shimenkan, Long Ma, Jufudu ,
Gelantan và Tukahe. Đập thứ bảy là Xinpingzhai sẽ hoàn thành năm nay 2013, đưa công
xuất thiết kế tổng cọng theo phương cách một thác lũ đập ( đập dưới dùng nước
đập trên như một số đập sông Đồng Nai
) lên
đến 1 311 MW .
Đập lớn Lai Châu trên sông Đà là đập Nậm Hang, xã Nậm Hang( không phải là Na
Hàng ở tỉnh Tuyên Quang ), huyện Mường Tè, dự trù khởi công ngày 5 tháng 1 năm 2011, nhưng thật sự chỉ
mới làm lễ khởi công tháng 3 năm 2013 và dự trù chạy máy phát điện đầu tiên vào
quý thứ nhất năm 2016 và hòan tất năm 2017 (? ). Công xuất Nậm Hang là 1200 MW ( 1.2 triệu KW ), trị giá 1.8 tỉ đô la Mỹ, tương đối nhỏ hơn đập Hòa
Bình công xuất đến 1929 MW, đã họat
động năm 1994 và đập “ Sơn La Thấp “ chỉ cao 228m ( mực nước trung bình là 215m ), tổng công xuất thiết kế 5 đơn vị là 2400 MW(
thay vì 3600MW đập “ Sơn La Cao” dự
trù trước năm 1999 ). Nhưng “ Sơn La Thấp” vẫn còn là đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á , được
Quốc hội khóa 10 phê chuẩn dự án và ngân sách
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và hòan
thành năm 2012 . Theo Tổ hợp( Corporation ) Công ty sông Đà, xây cất đập
Sơn La là một thu thập nhiều kỷ thuật tiên tiến từ ngòai quốc cũng như trong
nước từ, các lọai máy móc nặng chuyên
chở đến các máy khoan, các vụ làm nổ núi đá để giúp khoan , sảnxuất 2.5 triệu tấn m3 đá
vụn và 400 ( ? ) máy móc dụng cụ đặc biệt. Ngay cả kỷ thuật
dùng máy nén bê tông dày đặc- roller compacted concrete ( RCC) cũng thuộc lọai tân tiến
nhất thế giới. Công ty Sông Đà đã phải làm thêm
cơ xưởng sản xuất tro bụi
nhiên liệu bốc lên khi đốt -fly ash, thành phần làm bê tông RCC dung tích
400 000 tấn từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại tỉnh Hải Dương, ngòai hai cơ xưởng
lấy tro bụi than đốt này của công ty ở Cao Cương, Bắc Sơn. Đập thủy điện Sơn La đã dùng đến 5.2 triệu m3
bê tông trong đó là 3,2 triệu m3
RCC và đập Nậm Hàng dự trù chỉ dùng 3.1 triệu m3 cả hai lọai bê tông. Các kỷ sư , công nhân xây dựng Sơn La đã được
huấn luyện thành thạo từ việc xây cất
các đâp trong nước như đập Hòa Bình , Na
Hàng -Tuyên Quang, Ya- Ly-Pleiku – Kontum , Se San Đắc Lắc v.v…
Trên 5000 chuyên viên và thợ chuyên môn
xây đập Sơn La, trong tổng số 9
000 họat động ở đập Sơn La, đã được
chuyễn qua xây đập Nậm Hang Lai Châu, theo phóng sự của Xuân Mai về Sông Đà 10, ngày
14 tháng giêng năm 2010 . Vấn đề quan trọng cho cả hai đập Sơn La và đập Lai
Châu là vụ tái định cư dân địa phương phải bỏ làng bản làm hồ tích trữ nước. Nhắc lại là hồ chứa nước đập Sơn La có dung tích là 9.26 tỉ m 3 ,
rộng 224 km và dài hàng trăm km từ Mường
La –Sơn La đến thị trấn Mường Lay – Điện Biên. Các tỉnh Sơn La, Điện Biên đã phải
di chuyễn 19 000 gia đình khỏi vùng hồ ngập, một cuộc di chuyễn vì xây cất đập
lớn nhất đất nước từ trước đến nay. Việc
bồi thường đất đai cho các di dân,
cũng như công ăn việc làm, đường xá ,
trường học , bệnh viên… các khu định cư mới, dự trù là phải tốt đẹp hơn quá khứ,
hình như đến nay vẫn chưa được giải quyết êm đẹp, dứt khóat !
Chuyên chở .
Quốc lộ 4 nối Lai Châu và tỉnh
Lào Cai. Quốc lộ 12 nối với tỉnh Điên Biên và quốc lộ 32 với tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 12
ngang qua Pa Nậm Cúm( Ma Lù Thàng ? ) nối với JinPing – Vân Nam và
quốc lộ Tàu đến thành phố Gejiu-Vân Nam .
Chuyên chở đường bộ tăng nhanh vào đầu
thế kỷ thứ 21. Năm 2000 chuyên chở đường
bộ chỉ mới là 1 triệu tấn.km; năm 2007 đã tăng lên đến 21.3 triệu
tấn.km. Số hành khách đường bộ cũng đã
tăng từ 4.4 năm 2000 đến 16.7 hành khách.km năm 2007. Tuy nhiên chương trình nâng
cao, nhựa hóa các đường nội tỉnh, liên tỉnh và các tuyến vành đai thực hiện kém
cõi, chậm trễ. Chưa đến 20% các đường
trong tỉnh là được lát đá, đổ bê tông hay tráng nhựa. Đa dạng hóa các lọai hình
vận tải cũng không mấy tiến triễn cũng
như xóa các xã “ trắng “về giao thông vì
vẫn còn một số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm( ? ). Hai tuyến đường sông Lai Châu – Nậm Mạ và Lai Châu – Mường Tè cũng
chưa cũng cố xong. Cần xúc tiến mau lẹ hơn phi trường gần Lai Châu, như đã dự
trù năm 2012, để khỏi lệ thuộc vào phi
trường Mường Thanh, tỉnh Điện Biên . Từ Hà nội đến Điện Biên Phủ bằng máy bay
chiỉ mất 1 giờ đồng hô, nhưng từ Điện Biên Phủ đến thị xã Lai Châu trên đường
quốc lộ số 12, một đường núi non dài hiểm trở , qua đèo Pha Đinh ngoằn nguèo.
Năm 2013, chỉ có hơn 10% doanh vụ địa phương cho là đường xá trong tỉnh tốt mà
thôi .
Thông tin và bưu chính viễn thông. Số máy điện thọai từ 4500 chiếc
năm 2000 đã tăng lên đến 14200 chiếc năm
2006 và 22100 chiếc năm 2007 . Một số
bản làng hẻo lánh vãn chưa có truyền
thanh, truyền hình. Năm 2013,
chỉ 36 % dân gian cho là mạng
lưới viễn thông tỉnh tốt đẹp là sỉ số thăm dò thấp nhất , so với tất cả mọi tỉnh nước nhà.
Các hướng phát triển
Tổng quát
Từ lâu Lai Châu là một tỉnh nghèo nhất, ít công nghệ hóa nhất
nước nhà. Năm 1974 công xuất công nghiệp thành phố Hà Nội, thành phố giàu
nhất đất Bắc năm đó, cao 47 lần hơn Lai
Châu . Vào thời gian công cuộc “ Đổi
Mới”( 1986- 88 ) ,điểm xuất phát Lai Châu rất thấp, thực lực phát triễn kinh tế
yếu kém ; hạ tầng cơ sở kỷ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, đòi hỏi rất lớn về vốn
đầu tư phát triễn, phương thức sản xuất lạc hậu mang nặng tính tự cấp, tự túc, sức
mua thấp, đời sống dân cư nghèo khổ khó khăn, rừng bị tàn phá nặng nề, môi
trường biến đổi theo xu thế mỗi ngày một xấu, trình độ dân trí thấp, lao động
kỷ thuật rất thiếu, đường biên giới hiểm trở, hẻo lánh, gây khó khăn cho an
ninh và quốc phòng. GDP tăng lên 1. 5
lần từ năm 1995 đến năm 1999, tuy vậy,
tổng GDP Lai Châu vẫn thấp nhất so
với các tỉnh và thành phố khác trong nước. Công nghiệp hóa Lai Châu còn
tụt dốc thêm khi phần miền Nam
tỉnh Lai Châu cũ công nghệ hóa hơn cả, tách
rời Lai Châu thành tỉnh Điện Biên. Năm
2007, mức sản xuất công nghiệp thành phố
Hà Nội( trước khi sáp nhập tỉnh Hà Tây
) là 93 lần mức công nghiệp Lai Châu. Dù
như thế, mức công nghiệp tỉnh nhà cũng đã tăng mau lẹ những năm đầu thế kỷ thứ 21, tăng 3 lần hơn từ năm 2000 đến năm 2007. Công nghiệp
Lai Châu là khu vực tăng mau nhất so với nông lâm, chỉ tăng ít hơn 50% và khu vực dịch vụ tăng hơn gấp đôi trong
khỏang thời gian này. Mức tăng trưởng của Lai Châu là 50.75% từ năm 2000
đến năm 2005, 12.3% năm 2006 và 14.56 % năm 2007. Tăng trưỡng kinh tế Lai Châu
có phần chậm lại vi khủng hỏang kinh tế Quốc tế kéo theo Việt Nam từ năm 2008 – 09 , nhưng năm
2012 đã đạt lại mức 13 %.
Công nghiệp chế biến nông lâm sản,
thực phẩm là thế mạnh của tỉnh trước đây;
tỉ như xí nhiệp chè quốc doanh (? ) quy mô khá lớn ở Tam Đường huyện
Phong Thổ, công ty bia và đồ uống ở thị xã Lai Châu ? , các công ty
chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre- nứa , đặc biệt sản xuất giường- tủ- bàn ghế. Công nghiệp chủ yếu Lai Châu
là khai thác than( ? ) qui mô nhỏ , quặng kim lọai ( đồng thiếc ở Sìn
Hồ, vàng cốm ở Chín Sáng , và sa khóang ven sông Đà và sông Nậm La như đã kể
trên ), Nhưng nổi bật nhất là khai thác
chế biến đất hiếm- rare earths ở Đông Pao. Việt Nam có hai tỉnh chứa
quặng đất hiếm là Lai Châu và Kontum – Quảng Nam , và đã được quốc tế xác nhận
là nước có nhiều quặng đất hiếm thế giới như Trung Quốc , bang Ca Li – Hoa Kỳ ,
Canada , Brasil … Tháng 10 năm 2010 ( ?
), chánh phủ Việt Nam đã ký kết chấp thuận cho Nhật khai thác đất hiếm ở Phong
Thổ, khi Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, vì tranh chấp Nhât
- Tàu về
đảo Senkaku ( tên Nhật ) và Điếu Ngư -Diao Yu ( tên Tàu ) phía bắc Đài Loan ở Biển Đông. Năm 2012, Trung quốc khai thác, chế biến
chừng 55 000 tấn đất hiếm ( xuất khẩu 35 000
tấn và tiêu thụ trong nước 20 000 tấn ); và sẽ tăng thêm nhiều tiêu
thụ đất hiếm trong nước những năm tới vì
công nghệ Trung Quốc cao kỷ thêm và nhu
cầu quân sự cũng thêm. Hình như có sự khai thác lén lút xuất khẩu (? ) đất hiếm Phong Thổ sang Tàu, chế
biến ở tỉnh Tứ Xuyên – SiChuan là một trong hai tỉnh có nhiều đất hiếm ,
tỉnh kia là Nội Mông -Inner Mongolia vùng Bao Tou. Như chúng ta đã biết có cả thảy 17 nguyên tố
đất hiếm ghi danh ở bảng hóa học tuần hòan . Lanthanum là lọai đất hiếm nay
Nhật dùng chế tạo các bình điện NiMH (
nickel metal hybrid )cho xe Toyota và máy truyền hình Panasonic …. và Neodymium
dùng chế tạo nam châm - magnet NdIB ( Neodymium- Iron – Boron) ; và
Indium Tin ( thiếc ) oxid –ITO làm một điện cực cho những máy dò dung trở -
capacitive sensors ở màn
hình chạy đụng tay – touch screen , các trình
bày OLED v.v… ngành điện tử . ( Muốn biết thêm , xin tham khảo bài đất
hiếm đã đăng tải năm 2012 ) .
Bản làng ở thung lũng Mường Hoa, Sapa |
Lai Châu là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, một số
đã kể ra ở phần I tổng quát về địa hình, thủy văn. Về du lịch núi chỉ mới phát
triễn lại gần đây , sau các năm đầu thập
niên 1940, ở Phăng Xi Păng có sinh thái đa dạng từ thấp lên đỉnh cao. Các dãy
núi cao khác như Bạch Mộc Lương
– Pú Khao Lương 2998m
gần Đèo Mây giáp tỉnh Lào Cai , Pú
Sì Lung phía tây bắc Tỉnh Lai Châu sát biên giới Trung Quốc , chưa mấy ai
thám hiểm,biết tới. Địa hình cácxtơ
ngọan mục, hàng lọat hang động đẹp chỉ mới được lưu ý đến đôi chút ở xã Bình Lư – Phong Thổ, phần
lớn hang động tổ chức thăm viếng thuộc tỉnh Điện Biên như Pa Thơm – huyện Điện
Biên, Thẩm Khương, xã Chiềng Sinh - huyện Tuần Giáo hay hang Thẩm Báng xã Búng Lao- huyện Tuần
Giáo là một hang cỗ nguyên sơ cao gần
100m với nhiều ngách nơi đã tìm
thấy di tích người xưa như rìu, chày
bằng đá. Các di tích lịch sử - văn hóa
phần lớn cũng đề cao ở tỉnh Điện Biên. Nhưng
Lai Châu là tỉnh có nhiều tộc dân ,mỗi tộc dân
có bản sắc riêng, có khả năng thu
hút khách du lịch không kém. Chẳng
hạn, Tam Đường là một huyện có thể
phát triễn mạnh mẽ hơn nữa ngành du
lịch cũng như các lảnh vực kinh tế khác.
Cảnh quan thiên nhiên huyện này có thể hấp dẫn
du khách như động Tiên Sơn, thác Tắc Tĩnh, các rừng sinh thái. Tam Đường
lại gần khu nghĩ mát Sa Pa , thuộc tỉnh Lào Cai trên con đường phổ cập Sapa- Lai châu –
Điện biên . Thích thú hơn nữa là thị
trấn Tam Đường có nhiều nhóm tộc dân, mỗi nhóm có đặc điểm truyền thống đặc thù
và độc đáo thể hiện qua bài ca, điệu nhảy múa , món ăn lạ lùng, cũng như các
chuyện kể cũ gốc tích khác nhau. Sìn Hồ cũng là nơi du khách phải
dừng chân khi viếng thăm Lai
Châu. Muốn đến Sìn Hồ phải leo 38 km đường đất rất xấu , khi rời khi quốc lộ12
, cách làng Chan Nua 1km về phía Bắc, hay đường mòn thách thức lớn từ thị trấn Tam Đường. Chợ phiên Sìn Hồ mở
cửa mỗi thứ bảy và mỗi chủ nhật; từ sáng sớm thứ bảy chợ là nơi các daân địa
phương quanh vùng tụ họp và chủ nhật hút dẫn dân gian từ các bản làng xa xăm ồn
ào và màu sắc rực rỡ hơn, vì ngày nay
nhìn thấy ở chợ Sìn Hồ áo truyền thống
đủ màu của các tộc dân Dao Đỏ, Mèo-
H’Mông, Phù Lá, Si La, Lào, Cống. Ở 3 bản làng tên gọi là Sẻo Hay, Sì Thâu
Chải, Nậm Xìn ở huyện Mường Tè có chừng 600 người thuộc tộc dân SiLa ngôn ngữ
nhóm Miến Tạng – Tibeto Burman ,
sinh sống ở nhà sàn sát mặt đất. Phụ nữ SiLa có y phục thật độc đáo. Phần trên luôn luôn có màu khác hẳn phần
áo còn lại và trang điểm bằng các đồng tiền
bạc và thiếc. Khăn đội đầu thay đổi tùy tuổi tác. Khi du hành, đàn bà luôn luôn mang theo một giỏ đan tay, viền
cột tua đỏ. Đàn ông Si La nhuộm răng màu
đỏ và đàn bà nhuộm răng đen, nhưng thanh niên nam nữ ngày nay không chịu nhuộm
răng màu như thế nữa. Các lễ hội văn hóa
Lai Châu cũng rất đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc các tộc dân địa phương.
Ngòai lễ hội hoa ban đã nói trên, lễ Hạn Khuông của người Thái diễn ra vào khỏang giữa mùa xuân ( ?) có lời hát,
truyện kể trong không khí ấm cúng, tao nhã. Hạn
là sân khấu, Khuông là sân vườn. Khi lễ bắt đầu các cô gái trẻ, đẹp,
chưa chồng, hát những bài yêu đương trên sân khấu, rồi các chàng trai trẻ cũng
đáp lại bằng câu hát. Cùng lúc họ tìm kiếm xem ai cùng chung ý tưởng và ngồi lại trò chuyện với nhau, rồi hẹn ngày gặp
lại nhau và sau cùng lấy nhau. Người già cả đi lễ Hạn Khuông để nhớ lại quá khứ. Lễ mừng măng mọc vào đầu
mùa mưa của người Mảng, Kháng, La Hủ, Phù Lá, Khơ Mú diễn ra khi những búp măng mới nhú lên. Lễ tết cơm mới của người La Hủ,
lễ cúng bản của người Cống … nối dài
chuổi lễ hội đặc sắc Lai Châu.
Ngòai việc mở rộng, cải tiến giao
thông đến các địa điểm du lịch và kiến tạo các cơ sở lưu trú ( chỉ Điện Biên Phủ có khách sạn quy mô !
) cũng như tạo một số sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa,
lịch sử, tôn tạo những cảnh quan tự
nhiên và bản sắc văn hóa các tộc dân tỉnh nhà, Lai Châu cần tạo thêm những điểm, tuyến có khả năng lôi cuốn đặc biệt. Chú trọng về hồ đập thủy điện Nậm Hàng và nhất là những
nơi tái định canh, định cư các quần thể
phải di dời vì hồ ngập, phỏng theo kiến
trúc bản sắc dân tộc , dùng vật liệu mới dễ
hòa điệu đời sống mới tân tiến hơn: hoặc
sửa đổi quần cư nông thôn miền núi cao, nhà cửa thấp, chật chội, vật
liệu làm nhà quá đơn giản, kiến trúc sơ
sài, nhà nọ nằm cách nhà kia khá xa, đường đi lại là đường mòn đi bộ hay cho ngưa thồ; cố gắng biến quần cư
này thành những bản làng kiến trúc cao ráo rộng rãi hơn, chú ý tới mỹ thuật, vật liệu
bằng gỗ tốt lựa chọn công phu, xung
quanh nhà là khỏanh vườn rào dậu cẩn thận trồng rau đậu và cây ăn trái;
hay tốt hơn nữa xây nhà bằng gạch ngói như ở khu vực
Điện Biên, Mường Lay … Các huyện lỵ, thị xã nới rộng phải được qui
họach đổi mới, thiết kế theo đúng chánh
sách đô thị hóa ngày nay, ngày mai.
Trên phương diện nông nghiệp,
năm 2007 tổng sản lượng thực lượng qui thóc Lai Châu chừng 180 000, tấn chưa đến mức bình quân đầu nguời theo tiêu chuẩn quốc gia ,
cần tăng cường khuyến nông mạnh mẽ hơn.
Tuy sản xuất lúa gạo và bắp ( ngô) năm
2007 đã tăng gấp ba so với năm 2000,
năng xuất vẫn còn quá thấp, trung bình
2.5 tấn /ha, vì chưa hòan tòan bải bỏ hẳn được cách canh tác lúa rẫy – ( lúa nương đất khô)
phá rừng tai hại các tộc dân Dao và Mèo,
năng xuất thấp kém, độ 1tấn/ha. Thung lũng lớn Mường Than – Than Uyên, trước thuộc Lào Cai, tuy không lớn bằng thung
lũng Mường Thanh nay thuộc Điện Biên,
nếu thâm canh hơn với các giống lúa siêu năng, có cơ cung cấp thêm nhiều lúa
gạo cho tỉnh Lai Châu mới, bổ sung mức bình quân lương thực đầu người tỉnh nhà. Tuy rằng nay nhiều người Dao, Mèo đã biết cách làm ruộng lúa nước bậc thang, như người Tày, người Thái, người Kinh, năng xuất cao hơn nhiều và làm được hai vụ một
năm, khỏi du canh phá rừng làm nương rẫy. Điểm đáng lưu tâm hơn là trong thời gian này
mức sản xuất sắn - khoai mì chỉ tăng 40 %, quá ít ỏi so với các tinh dòng cải
thiện và kỷ thuật trồng sắn - khoai mì
năng xuất cao đã có trong nước. Năng
xuất trà ( chè ) tăng khá hơn 120% và
nay trà Lai châu nổi tiếng thuộc các giống Shan, Ô Long… đã bán ở nhiều tỉnh
Việt Nam
và cũng đã bắt đầu xuất khẩu ra ngọai quốc (? ). Đáng lo ngại là diện tích
trồng cà phê chè lọai Arabica, trồng nhiều nhất ở các huyện Điện Biên và Tuần Giáo ( cả
hai thuộc tỉnh Điện Biên) không mấy tăng gia ở tỉnh Lai Châu mới, có lẽ nên du
nhập phổ biến thêm các giống Arabica ngọai quốc, cao năng hơn các giống cũ đã
lỗi thời như Catimor, Catua . Phát triễn cao
su chịu lạnh Trung Quốc đã du nhập
trồng nhiều ở hai tỉnh Lào kế cận là Phong Sa Ly và Nậm Tha và các tỉnh vùng
cao Thái Lan ( ? ) , ở tỉnh Lai Châu,cần
giải quyết các thắc mắc tổ chức to, nhỏ
điền địa, chia sẽ lợi tức thiết lập các vườn
cao su, và phân phối các cây con vườn
ươm giống mới , cũng như tăng cường huấn luyện canh tác, săn sóc , bảo vệ thích nghi hơn cây con chưa trưởng thành,
phương cách cạo mũ cây, chế biến thành sản phẩm xuất khẩu được … Hầu không phương hại đến thế nông lâm mục tất yếu cho nông nghiệp
tỉnh. Ngòai cà phê Arabica và cao su chịu lạnh, thế này ở Lai Châu phải nghĩ thêm
đến hội nhập các lọai giống cây ăn trái(
quả ) mới như hạch quả mắc cam , (giẻ bi,
macadamia nuts ) , hạnh nhân almonds ,
mày( châu ) pecans , hột dẽ( giẽ )
chestnuts ,hồ đào óc chó walnuts, ngay cả quất mân việt, nô ni vv… ngòai những
cây trái cỗ truyền như chuối , mít , cây có múi ( cam, quít bưởi ) đào lông peaches , đào trần nectarines , mơ, mận tây,
táo pom, táo ta jujube( roi, lý, đào ta , mận ta ), lê
, lựu, mảng cầu tây cherimoya …, nhưng
với các giống mới cải thiện cao năng hơn, hiện có trên thế giới. Trong vườn nhà cải thiện quần cư các tộc dân Dao , Mèo các hay giữa các hàng cao su, phải cố trồng những giống rau đậu tuyễn chọn hay các giàn mơ lông , dâu tây strawberries, các giàn mâm xôi-ré -dum raspberries giống
mới Chí lợi Nam Mỹ, ngay cả thanh long miền Nam, nhản lồng – passion fruit
giống xứ mát …. Trên phương diện chăn
nuôi , thế nông lâm cũng phải lưu ý đến cải thiện các lòai trâu như trâu sửa
Murrah , như bò ngon Hà Giang hay tốt hơn nữa bò waggy Nhật ( thịt bò Kobê
), heo Bershire nuôi kiểu Nhật Kagoshima , gà lôi ( tây ) turkey, công
, trĩ ….
Tương lai phát triển Lai Châu
cũng như Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc khác là cố cải thiện thương mãi trao đổi
hàng hóa với các cửa khẩu hiện chưa giải tỏa biên giới Vân Nam , Trung Quốc và
các cửa khẩu biên giới Lào, ngòai cửa khẩu đã họat động tốt là Tây Trang, nay thuộc tỉnh Điện Biên. Cố gắng tiến tới biên giới Miến –
Thái Lan ( Chang Rai ? ) phần lớn thuộc tộc
dân Shan – Miến Điện mà nước ta đã đến tận nơi, từ thời nhà Lý , nhà Hậu Lê, nay dân Miến Điện đang cố vươn mình thóat khỏi
vòng kiềm chế Trung Quốc bành trướng .
( Irvine
, Nam Cali , ngày 28 tháng 3 năm 2013 )
Date: Fri, 29 Mar 2013 06:52:05 -0700
Trả lờiXóaFrom: drlong18@sbcglobal.net
Subject: Fw: phan II tinh LaiChau
To: tonthattrinh@hotmail.com
Kính THẦY TRÌNH:
Kính xin THẦY TRÌNH sửa EMail Mới longnhutran@ymail.com của Yahoo, và bỏ Email Cũ
drlong18@sbcglobal.net của ATT Mail Classic bị ATT bỏ đi vĩnh viễn..
Kính Cám Ơn THẦY TRÌNH cho bài viết về Sự Phát Triển Tỉnh Lai Châu với nhiều chi tiết hấp
dẫn, phong phú như phân biệt Thái Trắng và Thái Đen, có đề cập cả đến giặc cờ đen của Lưu
Vĩnh Phúc.
Đọc những bài THẦY TRÌNH viết, mở mang được kiến thức rất nhiều cho đọc giả.
From: chaumduong@hotmail.com
Trả lờiXóaTo: tonthattrinh@hotmail.com
Subject: RE: hOI THam
Date: Wed, 3 Apr 2013 21:03:48 -0700
Anh Trình thân,
Cảm ơn anh rất nhiều: Tôi vẫn coi các bài thời sự trên internet hay do các enh em gửi tôi , và nhất là các bài của Anh nói về khoa học , chính trị và đặc biệt về Địa dư của Việt Nam. Tôi chưa gác kiếm hoàn toàn và rất phục anh vẫn chịu khó phổ biến các kiến thức sâu rộng anh đã accumulate từ mấy chục năm nay cho anh em thưởng thức và cập nhật các hiểu biết phức tạp thời điện tử ngày nay . Cái điểm khó là không đủ thời giờ ngồi coi Internet trong lúc lại có nhiều trò du hí khác...Cám ơn anh nhiều.
Nói chuyện đời thì chán lắm. Anh em mình bây giờ già yếu cả rồi: DMQuảng ra đi đột ngột, một số bạn thân của tôi như anh BS Nguyễn Tuấn Anh cũng ra đi như Quảng, và tôi như có linh tính trước gọi telephone nói chuyện cũ, đàm tiếu vui vẻ với 2 người chị 1 ngày đến 1 tuần trước khi họ vĩnh biệt.
Chúng tôi có lời hỏi thăm Chị, và hy vọng 2 Cụ vẫn mạnh khỏe, bình an.
Thân mến,
DMChâu & Bích Như
(phụ chu: DM Châu là bác sĩ Y khoa VN và Hoa Kỳ, nguyên phụ tá cho thiếu tướng y sĩ Bệnh Viện Quân đội Cọng hòa VN, nay là chủ tịch Hội cưu học sinh Albert Sarraut Hà Nôi).
Trả lờiXóafrom: Ha Nguyen
to: Trinh Ton That
date: Sun, Apr 7, 2013 at 10:27 PM
Kính thưa Thầy Trình,
Em đã xem tài liệu về Lai Châu của Thầy, em nghĩ về địa lý cũng không có gì thay đổi lắm, nhưng đời sống ở trên ấy bây giờ cũng có những phương tiện như người miền kinh chúng ta, có các cô gái chăn bò cũng dùng điện thoại cầm tay nữa, bạn em nói thế. Anh bạn em đã về Lai Châu ăn Tết trên đó và được tiếp đãi rất nồng hậu thân tình, được ở một mình một căn nhà sàn, sáng ra cũng có cà phê Thầy ạ, ở vùng đó họ có nấu phở bằng thịt ngựa nữa và đặc biệt đi vớt rong ở suối về làm salad, cũng trộn dầu dấm như mình vậy.
Em chưa có dịp trình diễn y trang của phụ nữ Thái tại CA vì các chị trong ban văn nghệ chú trọng về Bắc Ninh, và áo dài qua các thời đại của phụ nữ miền kinh chúng em. Em để dành khi nào đi dạ hội sẽ mặc cho lạ mắt.
Em gởi đến Thầy xem hình em mặc váy áo Thái, hình nầy chụp ở nhà vì thế em chưa kịp vấn tóc lên cho giống các cô Thái, đáng lẽ phải vấn tóc cao lên, có khi cài hoa nữa! và đeo nữ trang bằng bạc, khi nào mặc thật sự em sẽ phải làm giống y như vậy mới đúng.
Em xin chúc Thầy và gia đình luôn vui manh.
Kính thư,
Trò Nguyễn Thị Hà
(phụ chú: cô Nguyễn thị Hà là Kỹ Sư khóa 7 Cao Đẳng Nông Lâm Súc VN , quê Bắc Ninh nhưng sinh sống ở Sài Gòn , nay ở Nam Cali ...)