Hai quan điểm về điện hạt nhân ( “ điện nguyên tử “) hiện nay của Hoa Kỳ, Việt Nam ngã theo bên nào ?
G S Tôn Thất Trình
Cuối năm 2009, quốc hội Việt Nam , sau nhiều năm do dự, đã chấp thuận nguyên tắc và ngân khoản dự trù thiết lập hai nhà máy điện hạt nhân ( nguyên tử ) ở tỉnh Ninh Thuận . Một ở Phước Dinh huyện Thuận Nam và một ở Vĩnh Hải huyện Ninh Hải . Mỗi nhà máy sẽ gồm 2 tua bin hạt nhân, mỗi tua bin công xuất 1 triệu KW . Như vậy hai nhà máy này sẽ có công xuất là 4 triệu KW một năm, khi hoàn tất, dự trù vào năm 2020.
Đến năm 2020 , mức tiêu thụ điện toàn quốc ước lượng là 45 triệu KW. Điện hạt nhân sẽ là 8-10 % tổng số điện quốc gia. Chúng tôi cho đó là một quyết định then chốt cho nước nhà , khi mà Trung Quốc ỷ thế mạnh, cưỡng chiếm Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam nơi có nhiều tiềm năng khí dầu và dầu lữa, một phần vịnh Bắc Bộ , nơi cũng có nhiều khí dầu tiêm thế, thiết lập các đập đầu nguồn Sông Hồng và sông Củu Long, khiến Việt Nam đã phải mua điện của Trung Quốc và điện than đá vẫn còn phát thải nhiều carbon ô nhiễm không khí và làm thay đổi khí hậu địa cầu. Cuối năm 2009, Việt Nam cho biết sẽ lập một nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với kỷ thuật Nga, không biết là thế hệ thứ ba ( ? ), đủ an toàn chưa ? Điều nên biết là quốc gia Phi Châu giàu dầu lữa và khí dầu, Nigeria, cũng đã ký kết với Nga trước đó, làm nhà máy điện hạt nhân kỷ thuật Nga , thế hệ thứ 3 (? ). Trị giá 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận này là 10.8 tỉ đô la Mỹ ( 85 % là ngoại tệ ), hơn 10 % tổng số GDP quốc gia. Bài toán nợ quá nhiều : năm 2009, Việt Nam nợ 26.8 tỉ đô la, tỉ lệ trên 30% GDP nước nhà, tuy đáng lo , nhưng không phải là nan giải, nếu tương lai kinh tế Việt Nam phát triễn ước lượng sẽ đạt trên 300 tỉ, năm 2025 . Thắc mắc thứ hai là nếu thực hiện sớm hơn dự liệu ,khởi công năm 2014 chẳng hạn, Việt Nam chưa huấn luyện kịp thời đủ số chuyên viên kinh nghiệm thực tiễn ( không phải là lý thuyết, bằng cấp to ) hoạt động các nhà máy hạt nhân, còn dễ giải quyết hơn nữa. Vấn đề còn lại là làm sao có đầu tư ngoại quốc mau chóng là cơ cấu pháp lý đúng trào lưu quốc tế , để các nước có kỷ thuật mới hơn ( thế hệ thứ 4 ) an ninh , anh toàn hơn… , đầu tư vào công nghệ năng lượng tiên tiến này ở nước nhà .
Ấn Độ đang làm gì ?
Ấn Độ thường bị cúp điện, tối om, kể cả thủ đô Tân Đề Li - New Dehli. Chánh phủ Ấn nghĩ rằng một nước dân số đứng thứ nhì thế giới, đã trên 1 tỉ ( 1000 triệu ) người sau Trnng Quốc đã trên 1.3 tỉ ( dân số Việt Nam nay đã trên 87 triệu ) cần có một đạo luật về nguyên tử năng, ít nhất là cơ cấu trách nhiệm pháp lý - liability structure mới theo đúng đựợc các tiêu chuẩn toàn cầu. Ngày 16 tháng 3 năm 2010. chánh phủ Ấn đương thời đã phải rút lui bộ luật trách nhiệm này, khi phải đối dầu chống đối mảnh liệt của phe đối lập. Luật trách nhiệm của chánh phủ Ấn là ghi đỉnh cao - to cap trách nhiệm về các nhà máy điện hạt nhân, các nhà xây dựng và hoạt động nhà máy hạt nhân Hoa Kỳ đặt điều kiện tiên quyết để chịu đầu tư vào thị trường năng lượng hạt nhân Ấn Độ . Biến pháp ghi đỉnh cao trách nhiệm là giới hạn mức đền bù các nhà hoạt động hạt nhân ngoại quốc pha chịu trách nhiệm tối đa là 65 triệu đô la, trong trường hợp có sự cố , tai họa hạt nhân. Đồng thời luật cũng ghi đỉnh cao nhất chánh phủ phải trách nhiệm là 365 triệu đô la Mỹ , và mệnh lệnh là mọi đơn đòi bồi thường phải được xuất trinh chậm nhất, sau sự cố 10 năm . Chánh phủ Ấn cho rằng phương thức này cần thiết, hầu thực thi thỏa hiệp Ấn Độ và Hoa Kỳ năm 2008 , mở đường hợp tác về chương trình điện hạt nhân dân sự Hoa Kỳ.
Thế nhưng phe đối lập tố cáo là đạo luật đã chịu áp lực Hoa Kỳ thúc đẩy và đã thất bại, không bảo vệ được công dân Ấn Độ nếu xảy ra tai họa hạt nhân ; dân Ấn phải chịu phần lớn gánh nặng trả thuế làm sạch vùng sự cố. Phe đối lập, muốn có một ván ngữa bài nói thẳng ý định, đã hò hét nẩy lữa , khi đạo luật được rút lui bất thình khỏi Hạ Viện Ấn -Lok Sabha. Tổng trưởng Khoa học và Kỷ thuật Prithviraj Chavan tuyên bố với các phóng viên là ông cần tái định giá những ủng hộ cho đạo luật, nói thêm rằng “ chưa thấy khẩn cấp đưa đạo luật ra hạ viện “.
Không có đạo luật giới hạn trách nhiệm này , các công ty Hoa Kỳ sẽ không mua được bảo hiểm cho các dự án điện nguyên tử ở Ấn Độ. Báo chí truyền thông địa phương báo cáo tháng 11 năm 2009 là nhiều quốc gia trên hoàn cầu muốn chụp giựt một phần thị trường năng lượng hạt nhân Ấn. Thị trường này có thể vượt 150 tỉ đô la vài năm tới , sẽ cũng không đầu tư được ở Ấn mà không có luật trách nhiệm. Thủ tuớng Manmohan Singh cũng muốn đạo luật ban hành trước khi ông đến Washington, tháng tư 2010 để họp thượng đỉnh với Hoa Kỳ về an toàn hạt nhân toàn cầu. Sau khi thất hẹn theo các nhà phân tích chánh trị. ông sẽ cố gắng cho đạo luật thông qua, trước khi tổng thống Obama viếng thăm Ấn Độ nay mai, có lẽ trong năm nay .
Các đảng đối lập tố cáo là chánh phủ đang cố bảo vệ an toàn cho quyền lợi Hoa Kỳ , làm thiệt hại an toàn của dân chúng Ấn Độ. Pha thêm trà vào tranh cải là bóng ma thảm kịch khí độc hại, năm 1984 ở Bhopal . Các khí độc hại thất thoát từ nhà máy của công ty thuốc sát trùng Union Carbide , giết chết hơn 8000 người và làm tổn thương hơn 20 000 người khác. Năm 1995 , trách nhiệm bồi thường cho tai họa Bhopal được qui định là 470 triệu đô la , trên đỉnh giới hạn bôi thường ở đạo luật này nhiều , dù có tính lạm phát vào đó .
Quan điểm chống đối : điện hạt nhân không “ Xanh “ tí nào cả . Nó không an toàn và cũng không tiết kiệm chi phí ( ít tổn phí ) nhất .
Theo Chip Ward , thiết lập viên HEAL ở bang Utah , Hoa Kỳ,nơi đổ thải phế thải hạt nhân Hoa Kỳ, thi nay Hoa Kỳ lại tiến tới. Khi chánh quyền Obama hứa hẹn bảo đảm ngân khoản cho vay , xây cất hai nhà máy điện hạt nhân mới, tổn phí mỗi nhà máy là 8.3 tỉ đô la Mỹ! , một quỉ sứ phóng xạ đang thức giấc sau một giấc điệp lâu dài , bơm sống lại nhờ những tay vận động hành lang cho các nhà họa kiểu hạt nhân , các nhà thầu , nhà hoạt động và cố vấn hạt nhân và chi tiêu hào phóng của họ .
Hơn một chục năm qua , ngành công nghệ hạt nhân đễ chi tiêu hơn 600 triệu đô la Mỹ vận động hành lang chánh quyền liên bang Hoa Kỳ và góp 63 triệu đô la khác vào chiến dịch vận động tuyễn cử liên bang, chiếu theo một hội thảo Báo cáo, Điều tra ở Viện Đại Học Châu Mỹ. Ngày nay ngành công nghệ đang sử dụng nhu cầu tuyêt vọng tìm công ăn việc làm và lo âu về nạn hâm nớng toàn cầu, để nâng cao sự nghiệp mình .
Nhưng Chip Warsd xin Hoa Kỳ đừng quên đi những lý do công dân Mỹ đã thành công chống đối cậy trông nới rộng thêm năng lượng hạt nhân, từ thập niên 1970.
Trước tiên và trên hết là vấn đề phế thải. Các nhà máy điện hạt nhân tạo ra một dòng phế thải phóng xạ từ hỏa ngục đến, sẽ đe dọa con cháu của con cháu Hoa Kỳ. Hiện Hoa Kỳ vẫn chưa có nơi tồn trữ phế thải và cũng không có dự án sử dụng phế thải. Đã 2 chục năm và hàng tỉ đô la đóng thuế , đề nghị vị trí tồn trữ phế thải ở Yucca Mountain bang Nevada đã hoàn toàn bị gạt bỏ. Phí tổn dân Hoa Kỳ phải đóng thuế hầu giải quyến c vấn đề nan giải này , sẽ là khối lượng lớn .
Cũng còn các vấn đề ở điểm cuối đầu kia sản xuất điện hạt nhân nữa đó. Khai thác mỏ uranium là một nghiệp vụ dơ bẩn làm nhiều người bệnh nặng, cũng như làm chết nhiều phu mỏ và nhiều cộng đồng bị ô nhiễm. Một khi uranium đã khai thác, nó phải được chế biến ra thành nhieên liệu và tiến trình này cũng là một hoạt động đầy nguy hiểm, đắt tiền, tốn kém .
Một thừa tố khác là giá phi tổn . Điện hạt nhân không phải là ít tốn kém nhất . Điện luôn luôn tùy thuộc vào trợ cấp lớn lao của tiền thâu thuế và người đóng thuế. Trước khi đoạn kết của đề nghị chánh phủ bảo đảm tiền vay , cái gọi là phục hưng hạt nhân, được nêu lên vì chưng đầu tư tư nhân không cắn mồi, một phần vì điện tạo ra giá không rẽ: giá điện cao hơn 30- 35% điện than đá hay điện khí dầu. Chậm trễ và phí tổn vượt quá dự trù xảy ra thường xuyên ở các nhà máy điện hạt nhân .
Và tiềm năng trách nhiệm pháp lý thật là đồ sộ. Cơ quan bảo thủ Di sản - Heritage Fondation, Viện Cato, và Hiệp hội Quốc gia ( Hoa Kỳ ) kẻ đóng thuế - National Taxpayers Union đều đặt câu hỏi là liệu chánh phủ khi bảo đảm ngân khoản cho vay làm các nhà máy điện hạt nhân có đúng theo trách nhiệm thuế khóa của chánh phủ không ?
Còn thêm thừa tố nguy hiễm nữa. Năm 2005, Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoa Kỳ lưu ý rằng “ tấn công khủng bố thành công trên các tập hợp nhiên liệu đã xài , đã tắt - spent fuel, tuy khó khăn , vẫn có thể xảy ra “ “và có thể thành quả một tấn công như thế là giải tỏa ra những số lượng lớn vật liệu phóng xạ “.
Ngay cả khi khủng bố vắng mặt, các nhà máy cũng giải tỏa phóng xạ . Cơ quan lập pháp bang Vermont đang cố gắng diệt nhà máy điện hạt nhân Vermont Yankee , vì chất tritium giết người, đã thất thoát ra môi sinh. 27 trong số 104 nhà máy điện hạt nhân Hoa Kỳ đã được xác nhận là đã để thất thoát tritium ra ngoài.
Mới đây, những kẻ đề xướng điện hạt nhân đã kêu gọi nới rộng công nghệ của họ hầu giảm bớt phát thải carbon , gây ra nạn hâm nóng địa cầu . Nhưng vết chân carbon của điện hạt nhân cũng không bé bỏng , thấp kém gì , nếu làm thừa tố tất cả mọi pha - phases khác , tỉ như khai thác uranium , xây cất một cơ cấu to lớn sử dụng phế thải và kiểm tra. Đó không phải là một giải pháp thực tiễn giảm bớt khí nhà kiếng ( kính ), vì rằng cần hàng chục năm mới xây cất đủ các nhà máy điện hạt nhân và làm ra khác biệt .
Nếu như chánh phủ Hoa Kỳ sẽ trợ cấp năng lượng xanh hơn , vậy chớ có khôn ngoan và ít tốn kém nhất hơn là dùng tiền chúng ta tài trợ công nghệ điện hạt nhân, trao lại tiền này cho điện mặt trời , điện gió, nước nóng ngầm và chương trình bảo tồn môi sinh ?
Điện hạt nhân theo bản chất của nó, đòi hỏi tập trung và trung tâm hóa tư bản , chuyên môn và quyền bính, dẫn tới cao ngạo, thư lại không phản ứng được . So sánh với những kỷ thuật năng lượng không phải là than đá, nó độc đoán nhất, ít dân chủ nhất. Các nông trang điện gió , điện mặt trời cho không, lớn và đắt tiền, sẽ được các cơ sở tiện nghi to lớn xây dựng, nhưng một cộng đồng có thể dựng lên quạt gió và bạn có thể đặt các pannen mặt trời ngay ở nhà bạn . Vậy chớ thời gian cuối cùng nào bạn và các láng giềng nghĩ đến xây dựng sau ga ra nhà bạn một nhà máy điện hạt nhân ?
` Từ hứa hẹn “một nguyên tử “ hòa bình qua các Three Mile Island và Yucca Mountain , các nhà đề xướng hạt nhân đã hướng dẫn sai lầm công chúng Hoa Kỳ. Và họ đang làm như vậy một lần nữa .
Những phát ngôn viên ngành công nghệ hạt nhân than phiền là thể lệ điều hành và kiện cáo , tranh chấp đã đẩy mạnh phí tổn xây cất nhà máy điện hạt nhân. Nay , cọng thêm vào trợ cấp to lớn , ngành này muốn chánh phủ Hoa Kỳ giúp đở thực hiện mau lẹ hơn nữa những dự án điện hạt nhân.
Bạn hãy để tôi đưa tới lựa chọn , từ trên trời rơi xuống mặt địa cầu : bạn hãy nói là đang mua một chiếc xe hơi . Người bán xe đã có một lịch sử lâu dài nói dối ( láo ). bao che lỗi lầm và không giữ lời hứa. Anh ta cố bán cho bạn một xe, chưa sản xuất ra, cho nên anh không chắc chắn là hình dạng nó ra sao cả. Tuồng như là xe đắt hai lần hơn hay ba lần hơn giá ghi trên xe . Hầu như chắc chắn là anh ta cần nhiều thời gian hơn để giao xe , hơn là anh đã nói. Nhiên liệu cho chiếc xe này - chúng ta sẽ gọi nó là một bình điện - sẽ hư mòn thường xuyên , rất nguy hiểm chết người kéo dài cả ngàn năm . Bạn cần để cái ngữ này ở tầng hầm nhà, vì không có nơi nào tồn trữ nó được cả. À này, vài chức quyền uy thế và xa vời sẽ nói với bạn là lúc nào và nơi nào bạn có thể lái xe mới này. Bạn có còn thích thú mua xe nữa không ?
Vậy chớ phục hưng hạt nhân này của ai vậy cà ?
Phe ủng hộ : bây giờ là thời gian chụp bắt mở lại công nghệ điện hạt nhân
Sau đây là quan điểm của Patrick Moore , chủ tịch và chánh khoa học gia của “ Chiến Lược Tinh thần Xanh- Greenspirit Strategies Ltd và đồng chủ tịch Liên Minh Năng lượng Sạch và An toàn Hoa Kỳ .
Tổng thống Obama vừa tuyên bố là chánh quyền liên bang sẽ bảo đảm tiền cho vay xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân họa kiểu tiên tiến- advanced design ở bang Georgia . Đó đúng là một tin tức tốt đẹp .
Cam kết khởi sự nhảy vọt , chụp bắt mở lại ngành công nghệ năng lượng hạt nhân Hoa Kỳ , vào lúc mà Hoa Kỳ bắt đầu hiểu biết là năng lượng hạt nhân đóng một vai trò quan hệ chống trã đổi thay khí hậu và cung cấp điện. Quan trọng hơn nữa trong ngắn hạn , là chánh quyền đã đặt năng lượng hạt nhân vào trọng tâm thúc đẩy của chánh quyền Hoa kỳ , tiếp sinh khí cho nền kinh tế Hoa Kỳ .
Trong bảng tường trình Tình trạng Quốc gia - State of The Union , Obama kêu gọi” một thế hệ mới các nhà máy điện hạt nhân an toàn và sạch “ hầu tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm năng lượng sạch “. Tổng thống cũng kêu gọi tăng gấp ba bảo đảm liên bang tiền vay làm các lò phản ứng. Và khi tuyên bố bảo đảm tiền vay cho các nhà máy bang Georgia, ông cũng khẩn cầu dân Hoa Kỳ còn hoài nghi, xét lại quan điểm của mình về năng lượng hạt nhân và đặt tầm quan trọng của kỷ thuật đã chứng minh là an toàn, để tăng cường an ninh năng lượng và bảo vệ khí hậu. Ông nói : “ trên một vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế, an ninh Hoa Kỳ và tương lai của hành tinh, chúng ta không thể duy trì choáng mờ mắt về các tranh luận cũ rich giữa phe hửu và phe tả, giữa các nhà môi sinh và các doanh nhân . “
Tuyên bố này đã gải đúng vào chô ngứa của Patrick Moore. Khi Patrick Moore giúp thành lập Hòa Bình Xanh - Greenpeace, vào thập niên 1970, ông tin rằng hiểm nguy thu hoạch năng lượng hạt nhân, lớn hơn lợi lộc nhiều. Sau hơn 30 năm , Greenpeace vẫn còn ôm chồm lấy cái nhìn này, nhưng quan điểm của Patrick Moore đã thay đổi, một phần vì nhiều hiểm nguy Patrick lo ngại đã được giải quyết.
Tương tự như thế, ban biên tập của Thời báo New York Times và báo Washington Post đồng ý với tổng thống là năng lượng nguyên tử phải là một thành phần cặp hồ sơ năng lượng Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ di chuyễn về một căn cứ năng lượng ít cường độ carbon hơn. Cuộc quay đầu đúng lúc chánh trị và công cộng này bắt rễ từ một ghi chép an toàn đã nhiều chục năm rồi. Hiện nay ở Hoa Kỳ các nhà máy điện nguyên tử cung cấp khoảng 1/5 năng lượng quốc gia Mỹ. Và chưa có công dân Hoa Kỳ nào bị tổn thương vì nhà máy điện hạt nhân ở Hoa Kỳ, cũng như chưa có một nhân viên bất cứ nhà máy điện hạt nhân nào chết vì sự cố liên quan đến phóng xạ cả. Nhờ những yêu cầu, đòi hỏi an toàn mạnh mẽ bảo vệ cơ cấu cực trọng Hoa kỳ này, các nhà máy điện hạt nhân đã được bảo vệ tốt đẹp chống lại tiềm năng đe dọa an ninh.
Cặp sinh đôi thách thức khí hậu đổi thay và yêu cầu điện gia tăng, đã thúc đẩy Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác tìm kiếm những nguồn điện kích thước lớn và carbon thấp. Năng lượng hạt nhân là thành phần trung tâm của thúc đẩy toàn cầu này , vì nó ít có ai cân sức, ngang tài, khi phải sản xuất hầu như điện không có phát thải , kích thước lớn . Các lò hạt nhân đã sản xuất ra 70% điện sạch carbon ở Mỹ. Bang California sẽ cần gạt bỏ ra hơn nữa triệu xe hơi khỏi các xa lộ, mới đào thải được số lượng carbon dioxide tương đương mà 4 lò hạt nhân của bang đã giúp ngăn ngừa phát thải .
Dù rằng lợi lộc sinh môi đã hấp dẫn như thế, lợi lộc kinh tế cho nhiều bang và vùng Hoa Kỳ còn quan trọng hơn nữa. Hai lò phản ứng Georgia sẽ tạo ra 3500 công ăn việc làm khi đang xây cất và 800 công ăn việc làm vĩnh viễn, khi chạy máy. Theo Patrick Moore, nếu mọi nhà máy điện hạt nhân đang dự liệu, được xây dựng thì có đến 21 000 công ăn việc làm được tạo ra, chiếu báo cáo của Liên hiệp Năng lượng Sạch và An Toàn ( CAsEnergy ), Patrick Moore đã là đồng chủ tịch với bà Christine Todd Whitman, cựu Quản trị Viên Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ. CASEnergy do công nghệ hạt nhân tài trợ .
Mặc dù nhiều nhà chỉ trích đã đặt câu hỏi về phí tổn xây cất các cơ sở tiện nghi năng lượng hạt nhân, tưởng cũng nên lưu ý dến vấn đề viễn cảnh phí tổn. Sánh với điện một lò phản ứng sản xuất , phí tổn nay là từ 6 tỉ đô la Mỹ đến 8 tỉ đô la , bạn cần gần 100 000 ha nông trang gió , đầu tư 12 tỉ đô la, và các nhà máy chạy khí dầu thiên nhiên để hổ trợ các tua bin gió , phần lớn thời giờ ngồi không, vì không đủ gió thổi.
Lợi lộc môi sinh và kinh tế năng lượng hạt nhân đã khiến cho dân Mỹ mỗi ngày mỗi thích thú thêm năng lượng hạt nhân. Ở một Quốc hội càng ngày càng thêm bè phái hơn khi tuyễn cử bán thời hạn tiến đến gần , năng lượng hạt nhân là một thừa tố thống nhất giữa Dân Chủ, Cộng Hòa và Độc lập. Thế cho nên luật thay đổi khí hậu do các thượng nghị sĩ John Kerry ( Dân Chủ ), Joe Liberman ( Độc Lập ) và Lindsey Fraham ( Cộng Hòa ) soạn thảo, đóng một vai trò quan trọng cho điện hạt nhân.
Tại bang Ca Li, nơi một lệnh đình xây dựng các lò hạt nhân mới đã ban hành từ năm 1976, đa số cư dân trả lời một thăm dò bầu phiếu Vùng Cali mới đây về năng lượng hạt nhân, đã chấp thuận xây dựng các lò mới. Tương tự, đa số người trả lời thăm dò dư luận quốc gia của ABC News / Washington Post tháng 8 năm 2009, đã hổ trợ xây cất thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân .
Tình trạng nhất trí trổi đậy sẽ khẩn thiết bảo đảm là năng lượng hạt nhân tiếp tục đóng một vai trò chánh yếu thõa mãn các mục tiêu năng lựợng và môi sinh Hoa Kỳ . Obama đã nói , khi tuyên bố bảo đảm liên bang về cho vay lần đầu tiên cho các dự án năng lượng hạt nhân, là “ đây chỉ mới là bước đầu “. Đề nghị của tổng thống tăng gấp ba bảo đảm tiền cho vay làm công nghệ này, sẽ giúp tài trợ ước lượng từ 7 đến 10 lò phản ứng mới, một khởi đầu quan trọng. Sự kiện là cần thêm nhiều lò hơn nữa, cũng chỉ để duy trì mức 20% hiện hửu của điện hạt nhân trong tổng số điện sản xuất ở Hoa Kỳ. Viện Khảo cứu Điện mới đây đã kết luận là Hoa Kỳ cần xây dựng ít nhất là 45 lò phản ứng mới; như thể là một phần của cặp hồ sơ những kỷ thuật carbon thấp , hầu thõa mãn hoàn tất ao ước Quốc hội Hoa Kỳ muốn cắt bớt 42 % phát thải khí nhà kiếng vào năm 2030 .
Giao ước rộng rãi cũng sẽ giúp bảo đảm nhìn nhận một loạt thay thế đa dạng khi chạm đến các giải pháp xác định dài hạn sử dụng nhiên liệu hạt nhân đã xài , đã tắt. Đầu năm nay, bộ trượng Năng lượng, Steven Chu tăng thêm sức cho cố gắng này , bằng cách thành lập một Ủy Ban danh dự hiệp sĩ cao nhất giải băng xanh dương - blue ribbon gồm những nhà khoa học và các chuyên viên Hoa Kỳ khác, để định giá những lựa chọn chánh sách, kể cả khảo cứu tái sinh nhiên liệu hạt nhân. Có đến 95% năng lượng còn lại ở nhiên liệu uranium, sau một lần sử dụng tạo một lò phản ứng.
Những quốc gia như Pháp, Nhật bổn và Anh quốc đã tiến nhiều bước dài trích năng lượng không dùng ở nhiên liệu hạt nhân đã xài , đồng thời làm giảm số lượng và tuổi thọ các phó sản phế thải . Bằng cách dùng những kỷ thuật tái sinh tiên tiến, chế tạo tiên tiến nhiên liệu và những kiểu họa lò phản ứng mới, Hoa Kỳ cũng có thể biến những gì hiện nay được xem là phế thải, thành một trong số những nguồn nặng lượng tương lai giá trị nhất.
Trong lúc đó , các phó sản múc phóng xạ cao và thấp được tồn trữ an toàn và an ninh ở nhưng cơ sở tiện nghi có môn bài hay tại 64 vị trí lò phản ứng hiện nay khắp nước Mỹ .
Mệnh lệnh chánh trị mới của chánh quyền Obama là làm thế nào biến năng lượng hạt nhân thành một yếu tố then chốt của chánh sách năng lượng và môi sinh Hoa Kỳ, đúng là một phát triễn đáng đón chào , nhưng không lấy gì đáng ngạc nhiên cả . Tổng thống đã hổ trợ năng lượng hạt nhân khi vận động tuyễn cử vào tòa Bạch Ốc . Ngày nay, những quan tâm cấp bách về kinh tế và môi sinh đẩy mạnh một cái nhìn nhạy cảm hơn về năng lượng hạt nhân, nhất là khi năng lượng này có khả năng tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm lương bổng hậu và luôn luôn sản xuất ra điện sạch ( không có ) carbon.
Bằng khởi sự nhảy vọt làn sóng kế tiếp sản xuất năng lượng hạt nhân của ngành công nghệ, tổng thống đã đặt Hoa Kỳ đến gần hơn trong việc thực hiện một năng lượng sạch và bền vững tương lai đó !
( Irvine , Ca Li ngày 18 tháng 3 năm 2010 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét