Mức an toàn điện thoại tế bào ra sao, có đầu độc dân Hoa Kỳ và thế giới không ?
G S Tôn Thất Trình
Công nghệ viễn thông, không dây Việt Nam nên lưu ý !
Công nghệ viễn thông- telecommunication industry Việt Nam ngày nay là một trong số công trình lớn nước nhà đang thực hiện ( như tàu điện ngầm thành phố Sài Gòn - metro HCM , phi trường quốc tế Long Thành, cảng công ten nơ Vân Phong , xa lộ cao tốc- express highway Nam Bắc, đường xe lữa cao tốc- high speed railway .. ) vay nợ ngoại quốc lớn đến 8 tỉ đô la Mỹ ( ? ), tưởng cũng nên biết ngành này tiến triễn đến mức nào, thế hệ nào nhất là ở Trung Quốc.
Bên sau nghiên cứu mới về mức phóng xạ làm nao núng mức an toàn sử dụng điện thoại tế bào ( điện thoại di động ) là cuộc chiến tranh kinh tế , tài chánh, thương mãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về sử dụng phần mềm truy cập Internet, thị trường đồ sộ cho các linh kiện điện thoại tế bào thông minh như iphone của Apple , hệ thống hoạt động Android của Google…. và các ứng dụng 400 triệu dân Trung Quốc : đang dùng Internet của Goggle Hoa Kỳ và hảng quốc doanh Baidu Inc. , Trung Quốc cạnh tranh nhau. ( Tưởng cũng nên biết là năm 2009 Hoa Kỳ có 308 triệu dân, Trung Quốc 1330 triệu, Việt Nam 87 triệu. Năm 2008 Tổng lợi tức Quốc gia- GDP Hoa Kỳ là 14 000 tỉ đô la Mỹ, GDP Trung Quốc là 4800 tỉ. Lợi tức mỗi đầu người Hoa Kỳ là 47, 500 $, Trung Quốc là 2, 940 $ và Việt Nam khoảng 1, 040 $). Dự liệu là kỷ thuật tìm kiếm , truy cập Internet sẽ bằng điện thoại tế bào di động nay mai , sẽ lớn hơn truy cập Internet ở máy computer để bàn - deskstop . Dân Trung Quốc càng ngày càng trông cậy vào điện thoại tế bào thông minh - smart phones cho cả hai dịch vụ điện thoại và computer, kể cả truy cập - surfing và tìm kiếm -search trên trang Web. Google đứng thứ hai ở Trung Quốc , sau xa hảng Trung Quốc thứ nhất về bán máy computer, nhưng Google gần như theo sát nút hảng Baidu Inc. chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc về tìm kiếm trên điện thoại di động. Dân Hoa Kỳ , cũng dùng mỗi ngày mỗi nhiều hơn ,điện thoại di động để nói chuyện cùng nhau, để làm văn bản - texting và để tìm kiếm trên trang Web, chiếu theo dữ liệu mới đầu năm 2010 của ngành công nghệ không dây - wireless industry Hoa Kỳ .
Trung Quốc hiện có 800 triệu người thuê bao điện thoại tế bào và đang chờ mong nâng cấp thành các điện thoại thông minh khi mạng lưới quốc gia Trung Quốc 3G nới rộng ra, do hảng viễn thông lớn nhất Trung Quốc là China Mobile Ltd. vừa tung ra một loại linh kiện tín hiệu mới thế hệ thứ ba hay 3G , có tên là OPhones. Linh kiện mới này sẽ chiếm 36% thị trường Trung Quốc vào năm 2013, bán ra 122 .3 triệu máy OPhone. Sở dĩ như vậy là vì điện thoại thông minh có phần rẽ hơn các máy computer cá nhân PC .
Hiện nay Trung Quốc có hơn 384 triệu người dùng Internet, nhưng tổng số PC ước lượng chỉ chừng 100 đến 150 triệu máy . ( ViệtNam hiện có 3- 5 triệu máy ? ). Theo trung tâm Thông Tin Mạng Internet Trung Quốc, năm ngoái có 76 triệu người sử dụng điện thoại cầm tay- handsets duy nhất chỉ để đi vào Internet. Số dân Trung Quốc dùng máy PC để bàn đi vào đường dây trực tuyến- on line , gia giảm từ 89% năm 2008 xuống 73% năm 2009. Trong thời gian này, số dân Trung Quốc dùng điện thoại tế bào tăng từ 40% lên 61 % .
Trung Quốc hiện có 800 triệu người thuê bao điện thoại tế bào và đang chờ mong nâng cấp thành các điện thoại thông minh khi mạng lưới quốc gia Trung Quốc 3G nới rộng ra, do hảng viễn thông lớn nhất Trung Quốc là China Mobile Ltd. vừa tung ra một loại linh kiện tín hiệu mới thế hệ thứ ba hay 3G , có tên là OPhones. Linh kiện mới này sẽ chiếm 36% thị trường Trung Quốc vào năm 2013, bán ra 122 .3 triệu máy OPhone. Sở dĩ như vậy là vì điện thoại thông minh có phần rẽ hơn các máy computer cá nhân PC .
Hiện nay Trung Quốc có hơn 384 triệu người dùng Internet, nhưng tổng số PC ước lượng chỉ chừng 100 đến 150 triệu máy . ( Việt
Cuộc sống không dây của chúng ta đã biến chúng ta thành những con chuột thí nghiệm cho điện thoại tế bào.
Chúng ta mến yêu những tiểu xảo kỷ thuật số , những linh kiện “ thần diệu “ định nghĩa thản nhiên, lạnh nhạt và hứa hẹn làm cho đời sống chúng ta tốt đẹp hơn Nhưng càng ngày càng có nhiều chứng cớ về một mặt đen tối của “ kỷ thuật thần diệu “ Điện thoại tế bào cũng như bất cứ linh kiện không dây - wireless nào khác, tùy thuộc phóng xạ ( bức xạ ) làn sóng vi ba điện từ - electromagnetic microwave- EM radiation , để chạy chức năng, và có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Đa số tin tức xấu xa đều bắt nguồn từ các la bô và các viện khảo cứu chánh ở Âu Châu. Họ đã báo cáo rằng sử dụng điện thoại tế bào và các WiFi phát truyền, cả hai loại đều dùng những tần số tương tự, có ảnh hưởng sinh học đến nảo và thân thể chúng ta .
Nhưng phóng xạ điện thoại tế bào là gì đây ?
Phóng xạ điện từ là một dạng năng lượng gồm có một từ trường - magnetic field và một điện trường - electrical field. Phóng ( bức xạ ) xa điện thoại tế bào là một dạng của phóng xạ điện từ. Mọi phóng xạ điện từ đều nằm trong một quang phổ, từ phóng xạ tần số cực ( thật ) thấp- extremely low frequency tên gọi tắt là ELF ở phần cuối thấp, đến vi ba - microwaves , tia-X và tia gamma ở phần cuối cao hơn. Tỉ dụ, các đường dây điện và hệ thống dây điện trong gia thất chúng ta hoạt động theo tần số là 60 Hertz ( đinh nghĩa đơn giản , một Hertz là một chu kỳ một giây đồng hồ ) , tìm thấy ở phần cuối thấp quang phổ. Radio AM hoạt động ở 1 mega Hertz ( một mega là một triệu Hertz ), trong khi phần lớn các điện thoại tế bào hoạt động ở mức từ 800 đến 2200 mega Hertz, lẽ dĩ nhiên là lớn hơn 60 Hertz khá nhiều. Ở phần cuối cao quang phổ, năng lượng là tia- X hoạt động ở mức trên 1 triệu megahertz. Loại năng lượng phóng xạ này cũng còn có tên là phóng xạ “ ion hóa - ionizing “ vì các làn sóng rađiô này, mạnh mẽ đến nổi chúng có thể phá vỡ các nối kết hóa học - chemical bonds ở thân thể và gây ra tổn thương, hư hại di truyền. Phóng xạ ở phần cuối thấp quang phổ có tên là phóng xa “ không ion - hóa “ và loại phóng xạ này thường được tạo ra ở những linh kiện như điện thoại tế bào , các tháp điện thoại tế bào , các bào xoi không dây- wireless routers, WiFi, v.v…. Dạng năng lượng này quá yếu để phá vỡ nhưng nối kết hóa học và đó là một lý do rất nhiều người tưởng rằng phóng xạ điện thọai tế bào là vô hại .
Khi một làn sóng rađiô từ một điện thoại tế bào lắc lư từ 800 đến 2200 megaHertz, ( hay 2200 chu kỳ một giây đồng hồ ), nó đang di chuyễn quá mau lẹ cho nên thân thể không dò ra được. Đơn giản là thân thể không nhận diện được một làn sóng rađiô di chuyễn ở tốc độ này và như thế nó sẽ di chuyễn vô hình - invisible xuyên qua thân thể, không bị dò ra. Phóng xa di chuyễn mau lẹ như vậy, chỉ có thể nhận diện được, nếu do một nguồn điện rất mạnh thúc đẩy. Nếu như điện thúc đẩy một làn sóng rađiô đủ mạnh, thì làn sóng có thể gây ra hư hại, xuyên qua việc hâm nóng mô - tissues sinh học. Vì chưng các điện thoại tế bào không đủ mạnh mẽ để hâm nóng mô sinh học, cơ chế điện thoại tế bào làm hư hại xảy ra một cách hoàn toàn khác.
Những từ ngữ giúp hiểu biết rỏ hơn
Điện đơn giản là một dòng electron ( điện tử âm ). Điều này xảy ra trên những đường dây điện cao thế hay hệ thống dây điện ở gia thất, ở sở làm. Nơi nào điện chạy qua một đường dây, hai trường lực - fields of force được tạo ra. Một là điện trường và trường kia là từ trường. Ở Hoa Kỳ, dòng điện đổi ngược chiều 60 lần một giây, nên có tên là điện xoay chiều- alternating current , AC. Chu kỳ dòng điện đo lường bằng một đơn vị gọi là Hertz( Hz ), theo tên của nhà vật lý học Đức Henrich Hertz. Dòng điện ở Hoa Kỳ hoạt động ở 60 Hz, trong khì dòng điện đa số các quốc gia trên thế giới hoạt động ở 50 Hz. Đa số điện ở Hoa Kỳ thuộc về tần số cực thấp , nghĩa là dưới 3000 Hz. Khi tần số tăng gia, khoảng cách giữa một làn sóng và làn kế tiếp trở thành mỗi lúc mỗi ngắn thêm đi. Hậu quả là số lượng năng lượng tạo ra ở trường, lại càng lớn hơn. Các làn sóng ngắn hơn có nghĩa là năng lượng lớn hơn. Các điện trường có thể che chắn dễ dàng bằng một rào cản kim loại. Tuy nhiên , từ trường, tỉ như loại ở mức 60Hz, sẽ dễ dàng xuyên qua đa số bất cứ rào cản nào và trở nên khó che chắn, khó bảo vệ, nếu không muốn nói là không thể làm được. Như đã nóitrên, đa số điện thoại tế bào hoạt động ở mức từ 800 đến 2200 megahertz. Hầu so sánh, tim con người tùy thuộc vào chức năng điện, đập ở tần số 2 Hz , nghĩa là 2 chu kỳ một giây. Đa số điện ở thân thể con người hoạt động ở vào mức hertz này
Từ ngữ quan trọng thứ hai là gauss hay milligauss ( một phần ngàn gauss ) -mG. Đây là đơn vị đo lường cường độ - intensity của từ trường . Lấy tên nhà thiên văn học và toán học Đức Karl Gauss đặt ra. Tỉ dụ Trái Đất có một từ trường khoảng 0.5 gauss. Vì lẽ con người đã phơi bày dưới từ trường thiên nhiên Trái Đất từ thở khai sinh lập địa , từ trường thiên nhiên này không tai hại gì cho thân thể con người. Tuy nhiên , các đường dây điện, các ứng dụng điện, hệ thống dây điện trong nhà, điện thoại tế bào v.v… thảy đều phát ra từ trường, không có gì là thiên nhiên cho con người hết cả. Đa số nhà khoa học tin rằng chúng ta chỉ nên phơi bày ở từ trường không quá 1mG. Máy đo từ trường - gaussmeter trong nhà và ở sở làm rất rẽ. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ là máy chỉ đo lường cường độ từ trường, không đo tín hiệu không dây hay các làn sóng rađiô mang tới thông tin .
Điện thoại tế bào hoạt động như thế nảo ?
Thật sự điện thoại tế bào chỉ là một máy phát thanh rađiô- radio transmitter, phát đi những tín hiệu qua những làn sóng rađiô. Như đã biết, những làn sóng này là một dạng phát ( bức ) xạ điện từ , viết tắt là EMR . Khi mở máy điện thoại tế bào , nó tự định vị tri mình bằng cách phát thanh - broadcasting một loạt tín hiệu đến máy điện thoại tế bào chuyên chở - carrier , gần tháp điện thoại tế bào -cell phone tower .
Máy chuyên chở chuyễn tiếp thông tin này đến một cơ sở tổng đài di động - mobile telephone switching office . Gọi một cú điện thoại thì máy sẽ đưa các dữ liệu đến máy chuyên chở gần tháp nhất, đến phòng tổng đài rồi đến cơ sở tổng đài ở mã số vùng - area code của cú gọi điện thoại. Một khi mối nối kết - connection đã làm xong, máy phát thanh điện thoại tế bào gói ghém giọng nói -voice chúng ta hay là dữ liệu văn bản - text data, đến một làn sóng thứ hai tạo dựng lên có mục đích là truyền đi thông tin. Làn sóng thứ hai này tên gọi là Làn sóng Rađiô Mang theo Thông tin- Information -Carrying Radio Wave , viết tắt là ICRW. Khi cú điện thoại đã được người tiếp nhận tại phòng tổng đài nhận xong, một nối kết được làm ra xuyên qua tháp gần nhất, nối cú gọi với điện thoại của bạn. Nhờ một vi xử lý - processor cài đặt trong điện thoại, tín hiệu thông tin kỷ thuật số- digital information signal , được chuyễn hóa thành một tín hiêu tương đồng - analog signal , giúp chúng ta nghe được giọng nói .
Máy chuyên chở chuyễn tiếp thông tin này đến một cơ sở tổng đài di động - mobile telephone switching office . Gọi một cú điện thoại thì máy sẽ đưa các dữ liệu đến máy chuyên chở gần tháp nhất, đến phòng tổng đài rồi đến cơ sở tổng đài ở mã số vùng - area code của cú gọi điện thoại. Một khi mối nối kết - connection đã làm xong, máy phát thanh điện thoại tế bào gói ghém giọng nói -voice chúng ta hay là dữ liệu văn bản - text data, đến một làn sóng thứ hai tạo dựng lên có mục đích là truyền đi thông tin. Làn sóng thứ hai này tên gọi là Làn sóng Rađiô Mang theo Thông tin- Information -Carrying Radio Wave , viết tắt là ICRW. Khi cú điện thoại đã được người tiếp nhận tại phòng tổng đài nhận xong, một nối kết được làm ra xuyên qua tháp gần nhất, nối cú gọi với điện thoại của bạn. Nhờ một vi xử lý - processor cài đặt trong điện thoại, tín hiệu thông tin kỷ thuật số- digital information signal , được chuyễn hóa thành một tín hiêu tương đồng - analog signal , giúp chúng ta nghe được giọng nói .
Mỗi điện thoại đều chứa một máy phát thanh riêng cho mình. Muc đích của máy phát thanh là làm mã số thông tin thành một làn sóng rađiô. Làn sóng rađiô phát ra khỏi ăng ten điện thoại, đồng đều qua không gian. Thông tin đã thành mã số, chẳng hạn, có thể là âm thanh giọng nói bạn, dữ liệu từ thông điệp văn bản hay một hình ảnh . Rồi máy phát thanh sẽ gửi đi làn sóng đã làm mã số, với thông tin của bạn hay giọng nói , đến ăng ten. Ăng ten sẽ gửi tín hiệu đi. Chức năng của ăng ten là đẩy những làn sóng rađiô này ra không gian, để cho một máy tiếp nhận - receiver ở tháp tế bào gần đó nhặt ( lượm ) lấy. Thế cho nên ăng ten là bộ phận nguy hiểm nhất của máy điện thoại .
Vậy chớ từ ( ngữ ) tế bào - cell ở đâu ra ?
Các tháp tế bào phát đi tín hiệu theo mô hình một cánh hoa - flower petal quanh tháp. Bán kính 360 độ này vòng quanh tháp được gọi là một” tế bào” và đó là ý nghĩa của từ “tế bào “ ở điện thoại tế bào . Khi một điện thoai tế bào ở trong “ tế bào “, , chúng ta sẽ có tiếp nhận tốt.Khi không ở nơi vùng “ tế bào “, tiếp nhận sẽ rất kém cõi . Thế cho nên, muốn một hảng tế bào cung cấp đầy đủ phủ sóng, các tháp điện thoại tế bào và các tháp ăng ten phải được xây dựng xuyên qua khắp lảnh thổ quốc gia ( xem bài phát triễn Cao Bằng liên quan đến điện thoại, bưu điện… ) hầu các “ tế bào “ chồng lấn lẫn nhau , cái này qua cái khác. Bây giờ chắc bạn mới thấy là một hạ tầng cơ sở lớn lao phải được xây dựng, để cung cấp phủ sóng khắp nơi cho điện thoại tế bào. Đó là lý do sao lại thấy có nhiều tháp điện thoại tế bào và tháp ăng ten như vậy. Và đó cũng là lý do tại sao các ăng ten này lại được thiết lập tại nhiều nơi, như trạm chữa lữa, trường học , nhà thờ, và trên mái nhà khắp nơi .
Mức an toàn của điện thoại tế bào
Trước hết là trên thuốc lá phải có nhãn hiệu cảnh báo. Rồi đến các thông tin dinh dưỡng trên thực phẩm đóng hộp. Nay chúng ta lại phải lưu tâm đến phóng xạ trên máy điện thoại tế bào ?
Các nhà làm luật bang Maine , Hoa Kỳ đang xét đề nghị này. Tương tự thị trưởng thành phố San Francisco , bang Ca Li. Vài quốc gia , gồm Đức, Thụy Sĩ , Israel, Vương Quốc Anh, Pháp , và ngay cả Phần Lan, nơi tạo ra điện thoại cầm tay đặc biệt thành công Nokia ( loại mới dân Tàu thích dùng là Nokia E71), đang khuyến cáo giới hạn phơi bày với điện thoại tế bào, đặc biệt với trẻ em. Báo dộng căn cứ trên các dữ liệu khoa học, liên kết phóng xạ từ các điện thoại tế bào với ung thư nảo bộ, cỗ và đầu . ( muốn biết thêm chi tiết về mức độc hại của điện thoại tế bào, xin đọc bài :”The Cell Phone Poisoning of America “ của nhóm Logical Health LLC., đăng năm 2008 trên Internet Google ) Nhóm bất vụ lợi Hoạt động Môi sinh - Environtmental Working Group gọi khảo cứu này là “ gây hấn và đáng lo ngạị”
Thế nhưng trường hợp các điện thoại tế bào gây ra ung thư chưa có bằng chứng gì quyết định cả. Một trong những nghiên cứu mới đây nhất, làm xuyên qua nhiều quốc gia Bắc Âu - Scandinavian xem xét gần 60 000 ca ( trường hợp ) u ung thư nảo bộ chuẩn đoán bệnh từ năm 1974 đến năm 2003, trên một nhóm 16 triệu người trưởng thành tuổi 20- 79 , nghĩa là từ trước khi điện thoại tế bào trở thành thường thức. nếu điện thoại tế bào gây ra ung thư, chúng ta sẽ thấy một bừng khởi u ung thư nảo bộ , trong 29 năm nghiên cứu này. Thế nhưng nghiên cứu không thấy một bừng khởi nào cả thảy , theo Tạp chi Viện Quốc gia Ung thư, tháng 12 năm 2009. Điều này cũng đúng như vậy đối với những ai đã dùng điện thoại tế bào đã 5- 10 năm rồi.
Một vài điểm khảo cứu quan trọng nhắm về hướng đối nghịch. Trên một nghiên cứu năm 2006 được kể ra nhiều lần, các nhà khoa học Thụy Điển tìm thấy là “có nguy hiểm tăng gia đáng kể “ gây ung thư cho cả hai nhóm dùng ngắn hạn hay dài hạn điện thoại di động. Một bài báo tháng 11 năm 2009 trên Tạp chí Ung Thư Lâm Sàng, duyệt xét lại 23 nghiên cứu kỷ lưỡng trước đó, cũng tìm thấy là “ có thể có chứng cớ liên kết dùng điện thoại di động với hiểm nguy gây ra u ung thư “ .
Theo Bác sì Michael Thun , phó chủ tịch danh dự Khảo cứu Dịch bệnh và Giám sát của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, gọp chung lại , “ các nghiên cứu trình bày ít hay không có chứng cớ nào hiểm nguy gia tăng liên quan đến việc dùng điện thoại tế bào “. Tuy nhiên, Thun nhìn nhận là 3 nghiên cứu liên quan đến một loại u unh thư nảo tên gọi là u thân kinh đệm- glioma , có trình bày nguy hiểm tăng gia, hai nghiên cứu cho thấy là tăng gia đáng kể trên phương diện thống kê.”
Thế cho nên, ghi chép khảo cứu về nguy hiểm của điện thoại tế bào vẫn còn là mơ hồ, nhập nhằng và những chỉ dẫn của một loạt cơ quan Hoa Kỳ, không phản ảnh ý nghĩa báo động trổi dậy lên ở ngoại quốc. Quan điểm của Cơ quan Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ - FDA, Ủy Ban viễn Thông Liên bang, các Trung tâm kiểm soát bệnh CDC, Viện Ung Thư Quốc gia Hoa Kỳ là những biến thiên , theo tuyên bố như Sau của Chương Trình Khoa Chất Độc Quốc Gia - National Toxicology Program : “ Cân nặng của chứng cớ khoa học không liên hệ một cách quyết định mối nối kết điện thoại tế bào với bất cứ một vấn đề sức khỏe nào cả “
Rất nhiều nghiên cứu đã nêu ra trên điện thoại tế bào và ung thư , nhìn vào những công dân trong ngắn hạn . Nhưng vài loại u ung thư cỗ, nảo , mặt… cần nhiều năm mới phát triễn. Phơi bày với phóng xạ, cũng tùy thuộc vào số cú gọi và nói chuyện bao lâu, cũng như tùy thuộc kiểu mẩu, kích thước và loại ăng ten điện thoại.
Điện thoại tế bào như đã nói trên, phát đi phóng xạ điện từ tần số thấp , không đủ mạnh để thay đổi cấu tạo nguyên tử, nhưng có thể đủ mạnh để làm mô hâm nóng lên, theo CDC. Số lượng phóng xạ do một máy điện thoại phát đi rồi bị mô người gần đó hấp thu, ở mặt, tai, sọ, được gọi là tỉ lệ hấp thu đặc thù - Specific absorption rate -SAR . Con số SAR có thể khác biệt cho hai người sử dụng cùng một điện thoại tế bào, vì nó tùy thuộc cân lượng kẻ dùng. Trẻ em điển hình hấp thu nhiều hơn là người lớn. Thun nói: nếu điện thoại tế bào độc hại, thì trẻ em sẽ bi độc hại nhiều hơn. Hệ thống thần kinh trẻ em, theo Thun giải thích, vẫn đang còn phát triễn, và khởi sự dùng điện thoại tế bào khi đang lớn, có thể kéo dài thêm thời gian phơi bày. Đừng mong đợi là mọi người sẽ bỏ không dùng điện thoại tế bào nữa. Trong khi chờ đợi thêm nhiều khảo cứu khác, bạn nên giới hạn dùng điện thoại tế bào , đặc biệt cho con cháu bạn.
Vài lời khuyên nhủ dùng điện thoại thông minh:
- Dùng điện thoại tế bào trò chuyện ngắn ngũi và chỉ dùng nó khi không có đường dây điện thoại thường
- Chuyễn qua các linh kiện không cầm tay - hands free devices hay đặc diểm loa - speaker feature
- Làm văn bản nhiều hơn, nói ít đi
- Giới hạn thời gian con em bạn trò chuyện trên điện thoại tế bào
- Mua những kiểu mẩu cỏ tỉ lệ SAR thấp ( con số SAR do nhà chế tạo cung cấp. Đọc trên Parade.com/cell để tìm ra các điện thoại có phát thải thấp và những tài nguyên khác) .
( Irvine , Ca Li ngày 25 tháng3 năm 2010 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét