Tiến bộ ở ngành tuyển chọn di truyền nông nghiệp :
Tuyển chọn di truyền cổ điển nhưng lành mạnh
G S Tôn Thất Trình
Một chuyên viên ở Nigeria đang gây giống cây sắn để tăng tối đa số lượng Sinh tố A |
Khi các cây trồng sửa đổi di
truyền – genetically modified ( GM ) crops bị tống khứ, tuyễn chọn di
truyền kỷ thuật thấp lại làm ra khác biệt . Năm 1994, Howarth
Bouis đứng trước mặt các nhà tặng- biếu tiềm thế, tại hội nghị bang Maryland , Hoa Kỳ, và
tiết lộ dự án phấn đấu chống lại nạn
thiếu dinh dưỡng ở thế giới chậm tiến, đang mở mang
Bouis là một nhà kinh tế học của viện Khảo cứu chánh sách Thực phẩm Quốc tế - IFPRI, hình dung viễn cảnh những nông
trang Phi Châu và Nam Á Châu nghèo
khổ trồng các cây thực phẩm được làm giàu
thêm những chất dinh dưỡng chánh then chốt
như sắt, kẻm và sinh tố A. Bài
ông thuyết trình đã móc vào cổ cử tọa, mãi cho đến khi nói là ông sẽ thực hiện kỳ công kỷ thuật này qua những phương pháp tuyễn chọn di truyền thực vật lề lối truyền thống xưa cũ.
Đến thời điểm đó, Bouis có thể diễn thuyết về cày tay hay liềm gặt.
Người tham dự hội nghị diễn thuyết muốn giải quyết vấn đề đói kém với khoa học cao kỷ, một lọai tiên tiến đã sản xuất hửu hiệu không thể tin được phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu -bệnh- cỏ dại
trong cuộc cách mạng xanh thập
niên 1970. Chú ý của họ đang trở qua các mùa màng sửa đổi di truyền, làm công nghệ với các gen( es ) đặc thù không những tăng
cường dinh dưỡng, như Bouis đề nghị mà
còn tăng thêm năng xuất và cho thêm sức kháng cự chống lại dịch bệnh cây và diệt trừ
cỏ dại. Bouis rời hội nghị với trợ cấp 1 triệu đô la Mỹ, một phân số không thấm thía gì nhiều với ngân
khỏan ông cần dùng để đạt các mục tiêu đề
xướng.
Rồi
mọi người quên Bouis đi, nhưng bây giờ không quên nữa. Trong khi đa số dự án thực phẩm sửa đổi di truyền còn bị dính vào nơi chuộc tội chánh trị, chương trình Thu Họach Thêm – Harvest Plus
của Bouis đã đem đến những mùa màng giàu
dinh dưỡng cho hàng ngàn nông dân Phi Châu
và chúng sẽ giúp thêm sắp tới cho hàng triệu nông dân nữa.
Bouis nói : khi tuyễn chọn theo
qui ước cổ điển, không ai tranh cải nữa cả .
Đam
mê của Bouis cải thiện nông nghiệp cho thế giới chậm tiến, khởi sự thập
niên1980. khi ông đi thám hiểm khắp Trung
Đông và Á Châu. Khỏang 65 % trẻ
em Phi Châu và Đông Nam Á thiếu hẳn chất sắt
có cơ đưa tới thiếu máu và mệt
mỏi. Thiếu sinh tố A sản xuất ra mỗi năm 500 000 ca mù mắt ở trẻ
em dưới 5 tuổi ( phân nữa sẽ không sống
sót ) và thiếu chất kẻm giết chết chừng 80 000 người. “ Thế nhưng họ lại quá can đảm dù họ nghèo
khổ, theo lời ông và họ luôn luôn truyền cảm cho ông .”
Truyền cảm này
đẩy ông tới làm việc ở IFPRI , nơi ông bắt đầu thám hiểm ý kiến là dùng các cây địa phương và lai chúng
với các thứ giống tương tự có những tính trạng mong muốn. Chảng hạn, nếu
một lòai khoai lang Phi Châu có được những lợi lộc dinh dưỡng của một thứ giống
Bắc Mỹ tự nhiên chứa sinh tố A cao, như vậy nông
dân an uống thiếu thốn dinh dưỡng có thể
trồng các giống khoai lang mình, nay chứa
đầy dinh dưõng. Tiếc thay, Bouis
lại thiếu tiền để xét xem là việc này thực hiện được không ? Thật không dễ gì đề xướng một chương trình tỉ mĩ riêng chỉ dành cho phấn đấu chống lại thiếu dinh dưỡng, khi các
nhà di truyền học nói rằng họ đang đi
tới tìm ra giải pháp cho vấn đề và cho
một lọat vấn đề khác .
Năm 1993, các nhà khảo cứu Âu
Châu Ingo Potrykus và Peter Beyer bắt đầu
lây nhiễm các hột lúa với những vi
khuẩn sửa đổi di truyền, truyền các gen cá nhân vào DNA cây. 7 năm sau, năm 2010, họ tìm thấy 3 gen- một từ một vi khuẩn và hai từ cây hoa thủy tiên – daffodil- lập
trình cho cây lúa sản xuất bê ta
carotene, một tiền chất của sinh tố A. Những gen này cũng làm cho hột gạo có
thóang màu vàng, cho nên được gọi là Gạo Vàng Kim- Golden Rice. Loay
hoay vá víu sau đó họ thêm nhiều gen tăng gia năng xuất và đẩy sâu bọ ra xa. Khi Potrykus và Beyer
đăng tải những kết quả này ở tập san Khoa học - Science, rất nhiều nhà khoa học và báo chí truyền thông tuyên bố là những
mùa màng sửa đổi di truyền sẽ thúc đẩy
mạnh một cuộc Cách Mạng Xanh Thứ Hai.
Bouis đã bị chấn động về tiềm năng của Gạo Vàng Kim, nhưng chính thành
công của gạo này tuồng như làm cho dự án của Bouis mất hết sự nghiệp. Ủ rũ song song với tiền tặng dữ khiêm tốn, ông
chạy sục sạo các ngân hàng hột giống thế giới tìm kiếm các giống lúa gạo, lúa
mì, đậu- đổ, khoai mì - sắn, bắp - ngô
và khoai lang, nhưng không làm được gì
nhiều, nếu không có thêm tiền . Ông nói:
“ tôi đã tự mình đôn đáo đủ mệt rồi, và
không làm nên công sự gì cả”
Thế rồi Gạo Vàng Kim đụng phải một
bức tường cứng rắn chánh trị chống đối. Các nhóm môi sinh tỉ như Hòa Bình Xanh –
Greenpeace tấn công dự án, kiến nghị
các chánh phủ về các hiểm nguy cảm thấy
cho môi sinh và sức khỏe. Chiến dịch
quảng bá công chúng này thành
công: không một quốc gia chậm tiến nào chấp thuận thử nghiệm đại trà ngòai
đồng ruộng Gạo Vàng Kim cả thảy. Tây Phương cũng
qủang cáo rầm rộ gạo vàng kim chứa nhiều
sinh tố A ở Việt Nam , nhưng không một ai hưởng ứng vì lẽ dân Việt
ăn nhiều rau- đậu thừơng đã đầy đủ sinh tố này. Dân Việt cũng đã
dùng nhiều khoai lang ruột vàng( khoai nghệ ) và các thập niên 196-70 đã
khuyến cáo trồng bắp vàng cao năng, ngon ngọt hơn, nhiều sinh tố A hơn bắp
trắng, bắp nếp…Không rỏ khoai mì chứa nhiều sinh
tố A có số phận tốt đẹp hơn gạo vàng kim , khoai lang ruột vàng … cho các tộc
dân Việt miền núi non, đồi dốc ăn nhiều khoai , sắn không ?
Khi Gạo Vàng Kim chùn bước, ý
kiến của Bouis bừng dậy từ xác chết. Năm
2003, ông được bảo đảm cấp 3 triệu đô la
Mỹ từ Ngân Hàng Thế Giới và 25 triệu từ
Tổ chức Bill và Melinda Gates. Ông đặt
tên HarvestPlus cho dự án. Ông nói :” chúng tôi đã nghiên cứu đây đó , để chứng
minh là ý niệm có thể thực thi. Nay
chúng tôi đã có thể bắt đầu một chương trình tuyễn chọn di truyền có cơ
thành công thật sự”.
Bouis và các đồng nghiệp ở Á Châu và Phi Châu khởi sự lai chéo hàng trăm thứ giống các thực
phẩm chánh. Họ lấy phấn hoa từ một
giống khoai mì Mỹ Châu chứa đựng tự nhiên nhiều sinh tố A và rắc vào hoa một giống Phi Châu. Ba tháng
sau cây ra trái , và các nhà di truyền học trồng giống cây lai này. Họ nghiên cứu xem chúng có hội nhập được cả hai lọai tính trạng mong muốn không ?, rồi
lại lai chúng với một giống khác để tăng cường những tính trạng này và lọai
bỏ các
cây khiếm khuyết.
Sau một tá làm đi làm lại tiến trình tuyễn chọn di truyền này, cuối cùng Bouis và đồng nghiệp
sản xuất ra một cây khoai mì hòan tòan tốt đẹp cho nông dân vùng Trung Tâm Phi Châu.
Nó có thể sống sót trong đất đai và khí
hậu vùng. Nó còn có vị bột và khô ran các
nông dân thường dùng. Quan trọng
hơn hết là nó gói ghém che dấu một đột
rập sinh tố A. Kỷ thuật tương tự cũng đã tạo ra những giống
chất sắt cao ở các giống họ đậu - đổ ( beans ), kê và các hột lúa gạo, lúa mì chứa thêm nhiều chất
kẻm, và các giống khoai lang chứa nhiều
sinh tố A hơn .
Năm 2007 , HarvestPlus giới thiệu
một lọai mùa màng tăng cường dinh dưỡng đầu tiên, một giống khoai lang giàu sinh tố A, cho nông dân xứ Mozambique và xứ Uganda , không quảng cáo rùm beng
và không bị tranh cải. Một nghiên cứu
trên 24 000 gia thất, các đàn bà và trẻ em gần như đã ăn thêm gấp đôi số
lượng sinh tố A cần thiết mỗi ngày với
giống mới .
Cuối năm ngoái, Bouis giải tỏa giống khoai mì giàu thêm sinh tố A ở Nigeria .
Năm nay 2012, ông đưa vào Rwanda , Cộng
Hòa Dân chủ Congo các giống đậu giàu chất sắt , lúa mì giàu chất kẻm đến Hồi
Quốc - Pakistan và kê- pearl millet tăng cường chất sắt đến Ấn Độ. Ông dự tính là giống khoai lang mới, năm tới 2013 sẽ phổ
biến tới 200 000 gia thất và tới 10
triệu ở 17 nước Phi Châu vào năm
2012. Trong khi đó chương trình Gạo Vàng Kim và các giống mùa màng sửa đổi di
truyền vẫn dậm chân tại chỗ.
Dù
cho ghi chép tiến triễn dấu đi các giống mới của HarvestPlus , Bouis nhấn mạnh
là là ông không phải luôn luôn cố giữ chặt lề lối xưa cũ . Ông đầu tư 2% của ngân sách 30 triệu đô la ông có được, để tài
trợ khảo cứu di truyền học. Nếu trào
lưu thay đổi hướng về mùa màng cao kỷ , ông sẽ sẳn sàng ôm đồm kỷ thuật cao kỷ mới. Nhưng
các mùa màng ông tuyễn chọn theo lề lối cũ , nay cũng đưa đến một khác biệt rỏ rệt rồi.
Tóm tắt tuyển chọn lành mạnh ở vài lòai cây thực phẩm
Rất có thế kỷ thuật không có hơi
hướng công nghệ di truyền – genetic
engineering, những phương pháp
lai giống tuyễn chọn của Howarth Bouis và HarvestPlus có ưu điểm cung cấp ngày nay cho thế giới đang mở mang – chậm tiến nhiều
lọai mùa màng giàu thêm chất dinh
dưỡng. Sau đây là mẩu
mực những thực phẩm sẽ giúp chửa
trị nạn ăn uống thiếu thốn ( chất dinh dưỡng ).
Đậu – đổ . Thiếu chất sắt
là một vấn đề to lớn cho các quốc gia Phi châu như Rwanda, và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi nhiều tỉnh
có đến 50% trẻ em thiếu máu – anemia . Cuối năm 2012, HatrvestPlus
sẽ du nhập các giống đậu –
đổ chứa gấp đôi số lượng chất sắt – iron các giống địa phương .
Bắp – ngô . Từ nhiều năm
qua, nhiều nhóm trợ giúp hòan cầu
đã phân phối các cáp xun sinh tố
A cho trẻ em ở nuớc Zambia , Nam Phi
Châu, nhưng hơn phân nữa trẻ em Zambia vẫn còn
đau khổ vì ăn thiếu thốn sinh tố A. Để giải quyết vấn đề, HarvestPlus sắp giải tỏa
bắp đã làm giàu thêm sinh tố thiết yếu này. Bouis rất chú trọng đến phản ứng của nông dân
Zambia : họ đã quen ăn bắp trắng( “ bắp nếp”), những
giống mới giàu dinh dưỡng lại màu vàng cam.
Gạo. Ở Bangladesh và Ấn Độ, dân gian nghèo khổ, 80 % calori họ ăn uống là từ gạo . Bouis hình
dung là họ có thể nhai nuốt thêm một số
lượng chất kẻm – zinc khẩn thiết cho chuyễn hóa và miễn nhiễm, ở tiến
trình này. HarvestPlus dự tính là dân
gian nào ăn gạo đặc biệt tuyễn chọn chứa
nhiều kẻm, sắp du nhập năm 2013, sẽ nhận được khỏang 40% chất lượng kẻm cần thiết khuyến cáo .
( chiếu theo Daniel Grushkin và Andrew
Grant, tập san Khám Phá số tháng 5 năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét