Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Nước Nhật Xuất Khẩu Đặc Sản Nông Nghiệp


 Ba đặc sản nông nghiệp  xuất khẩu Nhật ngày nay, có lẽ  xuất khẩu Việt Nam nên chú ý hơn chăng ? :
            Nhật muốn xuất  khẩu ba đặc sản:  
cá ngừ vi xanh nuôi lồng kín, heo đen Kagoshima và bò Kobê 


            Thế giới thèm khát cá ngừ -tuna Nhật , bò Wagyu và những món ăn ngon tinh tế ở những khách sạn xa xôi ngòai nước Nhật,  tỉ như Nửu Ước ( Hoa Kỳ ) và Luân Đôn ( Anh Quốc ),  đã khiến các nhà đầu tư  thể chế và ngân  hàng địa phuơng đứng sau lưng  một khuynh hướng  đầu bất thường ở Nhật, đã đổ 23 tỉ yên- đồng tiền Nhật ( 281 triệu đô la Mỹ ) vào hơn một tá quỹ đầu tư  ở các nông trang và trại nuôi cá biển tại Nhật.  4 trong số  quỹ  đầu tư thực phẩm này là của ông Daisuki Mori, đã góp10 tỉ yên từ các ngân hàng địa phương  và các nhà đầu tư thể chế vào những dự án gồm có như nuôi cá ngừ, đa số ở đảo Lưu Cầu ( ? ) Kyushu Island phía Nam Nhật, cách xa ô nhiễm phóng xạ lò điện hạt nhân Fukujima động đất và sóng thần, gây ra. Mori, 44 tuổi, nguyên là chủ ngân hàng thuộc nhóm Citigroup và hiện là chủ tịch Ngân hàng đầu tư Dogan Investments ở Thành phố Fukuoka City nói rằng: Thực phẩm  là một lảnh vực ở Nhật có tiềm năng lớn lao. Các trại, nông trang  địa phương nuôi cá ngừ, nuôi heo, và bò ở đảo Kyushu cần có liên kết mạnh mẽ hơn với những thị trường  lớn ngòai nước Nhật. Yêu cầu về các sản phẩm thực phẩm Nhật tăng gia khiến cho ít nhất  25 ngân hàng địa phương, đã cung cấp thêm ngân khỏan  cho những nông dân ( và ngư dân ) Nhật nào  muốn xuất khẩu.  Trong thời gian làm việc cho chi nhánh Citigroup ở Fukuoka, Mori đã đầu tư 48 triệu yên vào công ty chế biến cá biển Burimy, một công ty đã nuôi hàng trăm ngàn  cá ngừ vi xanh – bluefincá nạng đuôi vàng – croaker yellow tail  ở bải rào ( lồng )-pens   ngoài khơi đảo, cách bờ  chưa đầy1 cây số.  Công ty hy vọng bán ra năm 2012, hai ngàn cá ngừ vi xanh nuôi lồng, gấp đôi số lượng này năm tới 2013,  theo lời Takahiro Hama, một gíám đốc của công ty. Burimy đang thảo luận cùng Tổ hợp Nomura Holdings lập công ty  cổ phần công cọng  thọat tiên – initial public offering để tài trợ  cho tăng gia xuất khẩu  ở Trung Đông và  ở Âu Châu.

1-      Nuôi cá ngừ xuất khẩu
Chợ cá Katsuura
     Hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vasep cho  biết , năm 2011,  xuất khẩu thủy sản Việt Nam  đạt 6.118 tỉ đô la Mỹ ( 2-3 lần hơn giá trị xuất khẩu gạo, năm 2011 đã trên 7 triệu tấn vượt mặt xa nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới là Hoa Kỳ năm qua) , tăng 21 %  so với năm 2010. Mặt hàng chủ lực vẫn là tôm đạt 2.4 tỉ đô la  đứng đầu là tôm sú ( 59.7%)  và tham gia đột phá của tôm chân trắng  ( 29.3 % ).  Cá tra đứng hàng thứ hai đạt 1.805 tỉ  tăng 26.5% với khối lượng xuất khẩu trên 600 000 tấn. Mỹ và châu Âu vẫn là thị trường  nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất (  Phương Duy, KHKT tháng 1 – 2012 ). Dự trù phấn đấu  hầu đạt xuất  khẩu năm 2012 là 6.5 tỉ đô la Mỹ . Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam hiện tiến bộ nhiều ở môi trường nước ngọt và nước lợ hay ven bờ  nơi nước mặn xâm nhập. Nhưng nuôi cá biển khá xa bờ  chưa mấy phát triễn, ngay cả ở vùng khai thác nuôi trồng  hải sản  Đồng Bằng Sông Cửu Long dài 700 km và vùng đặc quyền kinh tế biển Tây và phần Biển Đông này lên  đến 360 000 km2 . Vì vậy cần khuếch trương ngành nuôi cá biển theo những kỷ thuật ngư trang và  nuôi  dưỡng cá cận đại hơn, dùng nguyên liệu thức ăn  cho cá nội địa phương hửu hiệu, rẽ tiền hơn, không làm ô nhiễm môi trường, lựa chọn các lòai cá nào thị trường quốc tế rộng lớn?

     Nhật đã  xuất khẩu  40% cá ngừ nuôi ở biển, đa số cho các  kho tồn trữ và tiệm ăn  ở hai bang California và New York- Hoa Kỳ, gồm luôn cả tiệm  ăn  Morimoto,  một tiệm vùng Manhattan  chủ nhân là  Masaharu Morimoto , ngôi sao trình diễn ti vi Iron Chief- Đầu bếp chánh Soong chảo Sắt ( món đặc biệt là pizza cá ngừ dọn trên bánh mì bắp ( ngô )- tortilla dòn tan với hột ô liu – olives ). Năm 2011, xuất khẩu Nhật  đã vọt lên hơn năm 2010  là 16. 9 % về cá ngừ nuôi và  18.1 % cá nạng nuôi, trị gía 7.36 tỉ  yên cho cá ngừ và 7.76 tỉ yên cho cá nạng, chiếu theo thống kê  của Bộ Canh nông, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật.
       Cá ngừ Nhật nuôi là cá ngừ vi xanh Nam phương- southern  bluefin tên  khoa học la tinh là Thunnus maccopii, họ cá ngừ Scrombridae, một lọai cá sống ngòai khơi ở độ sâu trung bình - pelagic, thân trắng bạc,  nuôi lớn đến  400 kg(  782 cân Anh )  bằng các lọai cá nhỏ tạp nham , mực , tôm…  hay các động vật khác; thường được đánh bắt ở Thái Bình Duơng phần biển phía dưới Indonexia đến gần  bờ biển miền Bắc Úc châu. Bảo đảm nguồn cung cấp  cá ngừ vi xanh Nam phương làm thực phẩm, mà không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là một  vấn đề quan trọng cho thế giới thế kỷ thứ 21. Cá ngừ vi xanh là một lòai cá cao giá nhất, nhưng hiện nay  phải đối diện với nhiều áp lực vì nạn lạm ( khai )thác quá độ và có nguy cơ sụp đổ . Yêu cầu lúc rày rất cao: một con cá ngừ vi xanh  nặng 342 kg,  vừa bán đấu giá ở Chợ cá  Nhât Danh Vang -Tsukiji Fish Market, đạt  kỷ lục 32.49 triệu yên  ( chừng 400 000 đô la Mỹ ).  Sau đây là sơ lược báo cáo  nuôi lồng ( bải rào ) cá ngừ vi xanh của công ty  Nhật Agrimarine ngày 28 tháng 6 năm 2011.  

     Nuôi cá ngừ vi xanh Nam Phương nhốt trong lồng  lưới- net cages  không mấy thành công trước đây vì có nhiều thừa tố  thách thức giới hạn liên quan tới sinh sản , thức ăn cho cá  và duy trì  cho được một môi trường  biển thích nghi. Khảo cứu mới đây của Viện đại học Tokai, Nhật bổn,  đã đưa tới nhiều môn bài  về  chăn nuôi và cho ăn các cá ngừ vi xanh nhỏ -  cá con  , trong khi  công ty AgriMarine  đã thành công thực thi một kỷ thuật  thay thế bền vững nuôi cá hồi. Tổ hợp AgriMarine Holdings, căn cứ ở Vancouver- Canada, tuyên bố đã thỏa hiệp  với Viện Tokai  làm dự án nuôi  cá ngừ vi xanh  kích thước thương mãi, sử dụng các lồng bải rào  theo hệ thống thành đặc bao quanh chứa cá nuôi của hảng.  Dự án với Viện Tokai  là một cách chứng minh thêm ứng dụng các lồng bải rào  nuôi cá của hảng cùng  các kỷ thuật nuôi cá của viện, nuôi các lòai cá  giá trị cao . Theo Richard Buchanan, Tổng Giám đốc AgriMarine, chiến lược hảng là  để chứng minh độ mềm dẽo họat động ở nhiều lọai môi trường nước khác, và có thể dùng để nuôi các lọai cá vi lớn có giá trị cao, có thể xây đắp gần gủi thị trường hơn trên khắp thế giới.  AgriMarine  đã nuôi  cá hồi Thái bình Dương - Pacific salmoncá mè xứ  mát lạnh – trout  thành công ở Trung Quốc và ở Canada, và nhờ các dự án khảo cứu hảng đang làm với Cá Nạng Vàng – Yellow Croaker  và cá ngừ vi xanh Nam phương, hảng đang cũng cố vị trí  là hảng lảnh đạo  các kỷ thuật sản xuất nuôi trồng thủy sản vững bền – sustainable aquaculture production technologies.
Cá Nạng Vàng
      Tháng 5 năm 2011, AgriMarine  tuyên bố lập một hợp doanh với Viện khảo cứu Ngư nghiệp Châu Sơn ( ? )- ZFRI, Trung Quốc, để thực hiện một dự án thương mãi đại trà nuôi cá nạng vàng ( Tàu gọi là kim ngư, cá vàng kim – gold fish),  theo hệ thống lồng bải rào đóng kín.  Các đàn cá nạng vàng hoang dã  đã giảm sút rất nhiều kể từ thập niên 1970  và nay đựợc nuôi ở đại dương trong lồng lưới đóng kín tại tỉnh Phúc Kiến.  Nhưng phương cách này  góp phần  vào ô nhiễm, bệnh tật cá nên phải dùng  thuốc kháng sinh, khiến phẩm giá thịt cá sinh ra nhiều vấn đề. Các khảo cứu trước đây  nuôi cá  nạng vàng  sử dụng thức ăn chế biến  công nghệ do Hiệp hội  Đậu nành ( đổ tương )  Hoa kỳ -ASA phối hợp  với  quận Ngư Nghiệp Bình Dương-Pin Yang County tỉnh  Phúc Kiến thực thi.  ASA cũng cung cấp cố vấn làm công thức thức ăn cho cá nuôi cho khảo cứu chung AgriMarine và ZFRI.  Trị giá cá nạng vàng nuôi ở Trung Quốc nay hàng năm đã trên 460 triệu đô la Mỹ, tiêu biểu cho  gần 70 000 tấn cá, tương đương  kích thước thị trường ngành công nghệ nuôi cá hồi tại  bang British Columbia, Canada. Giám đốc Luo  của ZFRI cho biết là  nuôi cá nạng vàng thành công ở hệ thống đóng kín , sẽ giải quyết xong yêu cầu của nhà tiêu thụ cho cá lành mạnh và  phẩm giá thịt cá tương đương  với các đặc  điểm các đàn cá hoang dã.  Đây cũng là dự án đầu tiên  nuôi cá nạng vàng sinh cường  trong lồng lưới bải rào đóng kín  với phương tiện   lấy ra được phế thải. Cá con  được chuyễn đến  các cơ sở nuôi và sẽ đạt kích thước thu họach sau 8 tháng nuôi. Cá nặng tối thiểu 500gr một con,  sẽ đem bán ở  các chợ Thượng Hải  chỉ cách các cơ sở nuôi chừng 4 giờ  chuyên chở.  Đầu tháng tư 2012,  Cá Nạng Vàng ( cá nuôi ở biển )  đông lạnh nay đã bán ở các siêu thị Tàu bang Ca Li , Hoa Kỳ song song với cá ba sa , bông lau... của miền Nam  Việt Nam ; nhưng Việt Nam nay đã nuôi Cá Bó thành công ở biển Tây  tại vài đảo trong 21 đảo lớn - nhỏ thuộc quần đảo Nam Du ( Hòn Lớn , Hòn Ngang, Hòn Mấu... ) , huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách thị trấn Rạch Giá chừng 85 Km .

Đảo Nam Du, VN ...
cần di cư thêm người  cư ngụ ... nếu lơ là, các nước khác như Thái lan , Mã Lai... hoặc những ngoai quốc khác sẽ chiếm mất trong tương lai như Trung Quoc đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN 
 
ZFRI  là cơ quan  khảo cứu và phát triễn của chánh phủ Tàu, chuyên môn về nuôi  các lòai cá  nước ấm có  tiềm năng giá trị thương mãi.  Theo các chi tiết hợp đồng,  ZFRI  sẽ cung cấp phương thức nuôi trồng và cơ sở để thực hiện  kỷ thuật mới AgriMarine cung cấp. Họa kiểu và  xử lý  xây cất  do các chuyên viên và cố vấn Canada của AgriMarine cung cấp và  mọi trang bị đều do các nhà chế tạo Tàu làm ra.  Đôi bên đã thỏa thuận phát triễn  đại trà tòan vẹn họat động nuôi cá lồng bải rào đóng kín, căn cứ trên các thử nghiệm  kích thước thương mãi đã thành công mỹ mãn  và thị trường đã chấp nhận cá nạng vàng nuôi vững bền ở hệ thống bải rào đóng kín.

Kỷ thuật AgriMarine  đã giải quyết được nhiều vấn đề môi sinh của phương thức nuôi cá  trong lồng lưới và đã thõa mãn yêu cầu của các nhà tiêu thụ và bán lẽ cho nuôi trồng thủy sinh vững bền- sustainable aquaculture, trong khi vẫn bảo vệ được môi trường ( ? ).  Chúng tôi không rỏ Hiệp hội công nghệ hải sản Việt Nam đã tiếp xúc trực tiếp với AgriMarine – Canada ( thay vì qua trung gian các hảng Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan v.v…  ), đại học Tokai  chưa ) để biết rỏ hơn hệ thống nuôi lồng bải rào kín, lấy ra được phế thải ô nhiễm … và các kỷ thuật sinh sản cá giống sạch  bệnh, nuôi mau lớn và cách chế biến thức ăn với các sản phẩm địa phương nước nhà …, nuôi 4 lọai cá ngừ VN là ngừ vi vàng – yellowfin tuna Thunnus albacores, ngừ mắt to Thunnus obersus , ngừ albacore Thunnus alalunga , ngừ vằn Katsuwonus pelami  … các  lọai cá ngon như cá chẻm ,vuợc lai- hybrid sea bass, các lòai cá mú  như mú nghệ Epinephelus lanceolatus, và mới đây lòai cá bóp  Rhachycentron canadum  thịt ngon, lớn mau lẹ đạt 5-8 kg  sau một năm nuôi vỗ trong lồng bè, có giá trị xuất khẩu ( ? ) và khoa thủy sản trường đại học Cần Thơ đã thành công sản xuất giống nhân tạo , ươm nuôi  cá bóp giống (  Lê Hòang Vũ , KHKT  ngày 17-2- 2012 ) ở các quần đảo tỉnh Kiên Giang, đặc biệt ở quần đảo Nam Du   v.v.… bổ sung xuất khẩu tôm và các lọai cá tra, bông lau  nước ngọt…? 

2-      Heo đen Nhật- Kagoshima swine   
Heo đen Nhật
Các ngân hàng địa phương Nhật bổn,  đối diện  với những  lãi xuất cho vay xanh xao thiếu máu  1.04 % ,  đang cố gắng kiếm lợi  từ tính cách phổ thông các món ăn tinh tế Nhật. Ngân hàng Kagoshima, căn cứ ở  Kyushu đã tăng thêm   ngân khỏan cho nông dân vay  muốn tập trung vào các  thực phẩm đặc thù xuất khẩu thay vì trồng lúa hay trồng mía  cho tiêu thụ nội địa . Các nông dân nuôi bò Wagyu  và  nuôi heo đen  Kagoshima  đang hưởng thụ ngân khỏan cho vay tăng gia, theo lời  Masanaka Mei, trưởng ban đề xướng thương mãi  của ngân hàng, đã tháp tùng chủ tịch  cho vay  Motohiro Kamimura , thăm viếng Á Châu và Âu Châu cùng những  khách hàng  dò thăm các thị trường.  Heo đen Nhật có nhãn hiệu thương mãi Kagoshima Kurubota là một giống heo hiếm có  thịt chứa nhiều mỡ  và bán cao giá nhờ cơ cấu và mùi vị đặc biệt.
Cũng như ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan …lọai thịt dân Nhật thích ăn nhất là thịt heo.  Số thịt heo Nhật tiêu thụ bằng  thịt gà và thịt bò nhập lại. Mãi đến thập niên 1960,  ngòai dân thành phố Tokyo, dân Nhật chỉ ăn thịt  bò lúc lễ lạc tiệc tùng ngay cả ăn đĩa cơm thịt bò – beef on rice gyùdon giản dị thường lệ mà chỉ ăn các đĩa thịt heo   thường xuất hiện vào bửa cơm tối. Đĩa thịt heo phổ thông hơn hết là tonkatsu, một cốtlét- cutlet hay thịt thăn, phi lê- filet chiên dòn và phủ bánh mì , tương tự đĩa thịt Âu Châu schnitzel .  Từ tonkatsu là phối hợp   từ Nhật ton nghĩa là  heo  và từ  Anh  rút ngắn cutlet  , nói theo  cách Nhật phát âm.  Trong khi đó katsuretsu là cốt lét phủ bánh mì  chiên bơ đã xuất hiện  trong các sách nấu ăn từ năm 1895, tiến trào mau lẹ qua chiên dầu thực vật vì dầu thực vật thích hợp thị hiếu Nhật, hửu hiệu chiên xào và rẽ tiền hơn bơ- butter. Khác cơm cà ri  hay các cơm yòshoku ,Tây phương ảnh hủởng đến các đĩa ăn Nhật đã thay đổi nhiều  từ cuối thế kỷ thứ 19 đến giũa thế kỷ thứ 20,  tonkatsu được các tiệm ăn  truyền thống Nhật, tỉ như các khách sạn soba ôm đồm, nhưng các tiệm soba cũng  mất sự nghiệp  vì các tiệm ăn mốt mới  kiểu Âu Châu. Các tiệm mới này xem  tonkatsu  là đĩa thịt rẽ tiền, dễ làm, dù nhiều thực chất và ăn mau no.  Các tiệm dọn tonkatsu  phát triễn mạnh mẽ  các thập niên 1950 – 1960 sau Thế chiến Thứ hai. Vài tiệm vẫn còn thịnh vượng  như Ginza Bairin ,thành lập năm 1927 nay mở chi nhánh ở HongKong, Singapore và Hawaii;  và Maisan in Aoyama , một đàn bà Nhật thành lập năm 1965, nay là một trong những tiệm  bán các sản phẩm  tonkatsu làm sẳn ( katsudon , katsu karè , katsu sand , kushikatsu, tonkatsu ramen…)  khắp nước Nhật. Thịt heo là thành phần nổi bật cách nấu nướng  Kagoshima  và Okinawa (  đảo Ryukyu ).  Kagoshima là  nơi sản xuất  thịt heo lớn nhất nước Nhật và giống heo đen  Kagoshima kurobuta  có lẽ là  giống heo nổi danh nhất ( thời đệ nhất Cộng Hòa miền Nam, nổi bật nhất có thể là heo vá Thuộc Nhiêu- Mỹ Tho và heo Sóc Trăng (Ba Xuyên) ? ). Danh tiếng heo kurobuta đã lan tràn  quốc tế, các đầu bếp chánh  khắp thế giới  luôn luôn nhấn mạnh tên kurobuta ở các đĩa thịt heo họ dọn ra.  Khôi hài thay  Kagoshima kurobuta cận đại lại là một giống heo lai giữa heo đen Anh Bershire và  các giống heo đen nội địa Nhật. Các giống kurobuta khác, ngòai Kagoshima, có thể là những giống lai với các Berkshires Hoa Kỳ.


Heo Bershire
Heo đen Anh lòai Bershire được xem là “ giống heo xưa đời nhất  Anh Quốc”  nguồn gốc quanh hai thị trấn chợ Faringdon và Wantage, ở  thung lũng Vale Ngựa Trắng – Vale of the White Horse  quận anh Bershire. Năm 1974, ranh giới các quận Anh thay đổi nên vùng này,  nay thuộc quận Oxfordshire.   Heo Bershire trở nên phổ biến  ở các vùng nước Anh khác, khi quân đội Cromwell đóng tại thị trấn Reading, vào thời Nội Chiến Anh Quốc.  Ngày nay  heo Bershire là con cháu  của đàn heo các vua Anh, duy trì từ đầu thế kỷ thứ 18 .  Đặc điểm heo Bershire trưởng thành sớm là một  lớp lông ngắn đen bao phủ khắp thân thể, thường xen lẫn lông trắng ở chân cẳng,  mặt và chóp đuôi heo. Mõm heo hình đĩa, và độ dài trung bình.  Tai heo Bershire rất lớn , thẳng đứng  hay hơi nghiêng về phía trước. Cổ heo đẹp đẽ không nhăn nheo, xương dẹt vai nghiêng dốc rỏ rệt. Chân cẳng chúng ngắn , thẳng và bụng dưới cũng thẳng, không phệ ( sệ ) như heo ta, nòi giống Poland China ? Thịt heo  Bershire nổi tiếng  nhiều nước -juicy, mùi vị ngon và mềm, thóang màu hồng và pha lẫn nhiều mỡ - marbled.  Thịt cũng chứa nhiều  chất béo, thích hợp cho nấu lâu và ở nhiệt độ cao.  Hình như thời Pháp thuộc, chánh quyền thuộc địa có phân phát heo đen Bershire du nhập cho dân Quảng Trị ( Triệu Phong ? ) nuôi thử, nhưng chuồng trại nông dân nghèo quá nhỏ không chứa nổi giống heo ngọai quốc hung hãn này , cũng như thức  ăn cho heo còn quá khiêm tốn, thiếu kém chất dinh dưỡng, khiến heo chậm lớn , nên chương trình thất bại.

3-      Bò Wagyu cho thịt bò Kobê danh vang thế giới
Bò Wagyu 
Bò Wagyu được du nhập vào Nhât lần đầu tiên  ở thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên  để giúp cày ruộng lúa nước Nhật bổn.  Vì  Nhật đất dốc, hiểm trở, di cư chuyễn bò chậm rì và bị giới hạn.  Bò  có khuynh hướng cô lập ở vài vùng nhỏ bé và mỗi vùng căn bản là những giống bò nguồn gốc di truyền gần gủi nhau.  Từ năm 1635 đến năm 1868, các  tướng quân Mạc Phủ - shogun lại cấm nuôi bò. Đất đai núi non hiểm trở tạo nên vài nơi nuôi bò với nhiều giống khác nhau và các kỷ thuật nuôi cũng khác nhau. Thành quả  lúc đó là các giống bò Nhật mỗi nơi có những đặc điểm khác biệt nhau. Nhưng sau thời gian lâu dài, Nhật cũng tạo ra ở vùng Kobê và vài nơi khác, một giống bò  có tiêu chuẩn mùi vị và thịt mềm  đặc biệt  cho  cả thế giới tìm thưởng thức. Rồi nhờ hai chục năm khảo cứu và phát triễn, thịt bò Kobê  ngày nay đã bỏ xa, trên phương diện  nấu nướng ăn nhậu, mọi lọai thịt bò  khác sản xuất tại Nhật. Cuối cùng giống bò wagyu lại chuyễn tới  những  quốc gia khác Nhật.
Steak KoBê 
Trước tiên, các công ty thịt bò Nhật để ý tới Úc châu, vì Úc gần Nhật và Nhật không còn mấy đất đai địa lý nuôi những đàn bò lớn giống wagyu nữa. Tuy nhiên, hạn hán  đã  gây tai họa cho nhiều nơi nuôi bò Wagyu ở Úc  và cũng làm hư hỏng nhiều lọai cỏ và ngũ cốc nuôi bò wagyu. Cho nên phẩm gía  thịt bò Wagyu Úc  chỉ được xếp vào lọai thịt bò Kobê tốt nhất hạng 3 thôi. Lẽ dĩ nhiên là đối với thương gia Nhật thịt bò wagyu ở Nhật mới là thịt bò Kobê  tốt hạng nhất.  Bò Wagyu nuôi ở Hoa Kỳ đứng hạng nhì  về phẩm giá.Vì cách xếp hạng và  giá cả thấp-cao tùy hạng này,  bò Kobê trở thành  lọai thịt nền móng – backgrounder hơn là thịt kết liễu- finisher  của những món thịt bò wagyu.  Nhưng ngày nay, Úc đã trở lui lại  có thịt kết liễu những đàn bò wagyu rất to lớn  lai giống – crossbred cattle  xếp hạng  quanh các mức độ 3, 4, 5 ở Hệ thống Thịt pha lẫn Mỡ Nhật – Japanese marbling  System ,cũng như  các đàn bò  nhỏ hơn tòan máu wagyu xếp hạng cao hơn. Thời tiết tuy nhiên vẫn còn là một vấn đề,  khi  làm kết liễu những đàn bò này.                               

   Dòng tiến triễn di truyền học wagyu ngày nay  xảy ra  ở Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 19. Lúc đó,  một nhóm bê wagyu được đưa  đến  viện đại học Washington State University  - WSU, để thử nghiệm  xem các  các bò wagyu này  hửu hiệu ra sao, khi cho ăn các thức ăn súc vật Hoa Kỳ và các chế độ  ăn uống một thời gian lâu dài.  Rồi khi  trở thành bò kết liễu sẳn sàng hạ thịt , WSU đến  ông RL  Freeborn để thị trường hóa thịt bò Wagyu đầu tiên  nuôi ở Hoa Kỳ, vì RL Freeborn  có hiểu biết  và doanh vụ rộng rãi cùng dân Nhật  với bò Angus nuôi lâu ngày. Từ đó R L Freeborn  tiếp tục nuôi và bán thịt bò wagyu ở Hoa Kỳ.   RL Freeborn  là  công cụ chánh  cho doanh nghiệp thịt bò Wagyu Hoa Kỳ - American Wagyu  beef business  hơn bất cứ người nào khác, ở Hoa Kỳ và là một  nhà vận động lớn – crusader  theo dõi di truyền  wagyu Hoa Kỳ  hầu tìm ra những  siêu bò đực giống- super bull, có khả năng sản xuất bò wagyu  mức độ xếp hạng cao và có phí tổn kinh tế thấp.   Như thế có nghĩa là  giá cả thịt bò wagyu  rẽ cho công chúng nữa. Các nhóm bò wagyu làm giống đưa tới Hoa kỳ thế kỷ thứ 19, thật ra là để có dễ dàng tinh dịch – semen  bán cho Úc,  vì lúc đó Hoa Kỳ và Nhật đang thương thảo  gay go các vấn đề thương mãi và thuế quan cao giữa hai quốc gia. Rồi thật là minh bạch, khi  thức ăn súc vật cao năng phong phú ở Hoa Kỳ, cỏ hòa bản  giàu protein,  giá cả kinh tế rẽ rề, khiến Nhật sẳn sàng mua thịt bò wagyu  nuôi và gói ghém ở Hoa Kỳ và đưa thịt bò này  vào hệ thống bán lẽ đồ sộ ở nước Nhật.    

( chiếu theo Wikipedia 30 tháng 3 năm 2012 và Blomberg Business Weeks số 19-25 tháng 3 năm 2012)   

  ( Irvine , Nam Ca Li , ngày 3 tháng 4 năm 2012 )                    

                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét