Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Tỉnh Hà Giang


Biết rõ hơn để gìn giữ, bảo vệ:

             Hà Giang, một tỉnh địa đầu cực Bắc( Đông Bắc ), dân Kinh là thiểu số 

                                      G S Tôn Thất Trình

                                        Ai ơi nên biết nước nhà :
                                  A Pa Chải (*) phía sông Đà cực Tây,
                                               Cực Nam Xóm Mũi , Rạch Tàu,
                                    Cực Bắc Lũng Cú, Đồng Văn cổng trời,
                                               Cực Đông Hòn Gốm, Đồng Môn 
                                                                                     Tâm Đạo 
      (*) A Pa Chải thuộc tỉnh Lai Châu, Xóm Mũi- Rạch Tàu tỉnh Cà Mau, Lũng Cú-  Đồng Văn tỉnh Hà Giang,  bán đảo Hòn Gốm – Đồng Môn tỉnh  Khánh Hòa ?- Phú Yên)

     Vị trí

     Hà Giang là một tỉnh miền núi cao, nằm ở biên giới tổ quốc vùng Đông Bắc Việt Nam ; vĩ độ Bắc 220 10’ – 230 23’  và kinh độ Đông 104020’ – 105034’. Bắc giáp Trung Quốc  trên chiều dài đường biên giới 274km thuộc các huyện Xín Mần, Hòang Su Phì, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Nam giáp Tuyên Quang. Đông giáp Cao Bằng. Tây giáp Lào Cai, Yên Bái. Diện tích tự nhiên tòan tỉnh là 7884. 37 km( theo Wikipedia năm 2012 là  7945.8 km2 ). Dân số cuối năm 1999 là 609 082 người ; năm 2002 là  637 700 người, năm 2008 là 705 100 người và năm 2012 có lẽ đã trên 750 000 người.  Thị xã tỉnh lỵ là Hà Giang, cách thủ đô Hà Nội 320km trên đường quốc lộ số 2 . Cũng trên quốc lộ 2 là thị trấn cửa khẩu Thanh Thủy qua Trung Quốc, cách thị xã Hà Giang 25km. Ngòai Thanh Thủy, Hà Giang còn 3 cửa khẩu nhỏ hơn qua Trung Quốc là Phó Bảng , Xín Mần và Săm Pun. Năm 2008 , thành phần nữ nhiều hơn nam, và dân nông thôn chiếm  625 500 người so với dân thành thị chỉ có 79 600 người ( chừng 12 % dân nông thôn ). Dân Kinh( Việt )  ở tỉnh chỉ chiếm khỏang 11 % tổng số dân tỉnh, số lượng đứng hàng thứ tư  sau các tộc dân H’Mông - Mèo, Tày , Dao( Mán ). Hiện tỉnh nhà có 22 tộc dân thiểu số, đông nhất theo thứ tự là H’Mông( chừng 30% ), Tày ( trên 26% ) , Dao ( trên 15 % ), Nùng ( gần 10% ), Giáy, La Chí, Hoa và Lô Lô, Thổ, Mường.... Số  dân  hai tộc dân hiếm hoi là Pu Péo và Phù Lá  ít hơn 400 người ở Hà Giang, đang giảm dần. Ngôn ngữ các tộc dân thiểu số thuộc nhóm H’ mông – Dao là H’Mông, Kim Mun, Pa Thèn ( PaHng ? ) ở Bắc Quang , Quang Bình; nhóm Tày –Thái là Nùng, Tày, Giáy ở Yên Minh, Đồng Văn; nhóm Kra ( Cờ Lao ? ) là Gelao đỏ ở Yên Minh, Gelao trắng ở Đồng Văn, Pu péo ( Qabiao ? ) cũng ở Đồng Văn, La Chí ở Hòang Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang; nhóm Tạng – Miến là Lô Lô đỏ ( Mán Tây – Mantsi ? ) ở Mèo Vạc, Yên Minh, Lô Lô Hoa ( Flowery Lolo ? ) ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Lô Lô Trắng ở Mèo Vạc.        


            Phân chia hành chánh

       Theo dòng thời gian, lịch sử địa phương .

        Khai quật  khảo cỗ ở Đồi Thông gần thị xã Hà Giang cho biết tỉnh đã có người cư trú khỏang ít nhất 11 000 -30 000( ?) năm rồi, thuộc thời đại đồ đá văn hóa Sơn Vi, tập trung ở gò đồi Vĩnh Phú, trải dài từ Lào Cai, Lục Ngạn qua Hà Nội xuống đến Nghệ Tĩnh; công cụ chế tác từ đá cuội, quartzit. Văn hóa- văn minh Sơn Vi như chúng ta đã biết tiếp lên văn hóa Hòa Bình -Bắc Sơn, phát hiện thành tựu đáng kể của các nhà khảo cỗ Pháp vào thập niên 1920, với hơn 150 di tích phát hiện ở nước nhà ( hàng vạn di vật bằng đá cuội  ghè đẻo thành những công cụ hình hạnh nhân, hình tròn, rìu ngắn, rìu dài,  và đặc biệt là rìu mài lưỡi …). Vào thời đại Đồng Thau ( văn minh Sông Hồng - Phùng Nguyên – Đồng Dậu – Gò Mun -Đông Sơn), các tộc dân Tày Yu ( ? ), đã ngự trị vùng này theo khám phá các trống đồng thau cho tế lễ, vẫn còn được các tộc dân Lô Lô và Pu Péo sử dụng ngày nay, đặc biệt ở Mèo Vạc; trưng bày ở bảo tàng trung tâm thị trấn Hà Giang và viện bảo tàng lịch sữ Hà Nội.

    Thời lập quốc, Hà Giang thuộc bộ Tân Hưng , một trong 15 bộ của nước Văn Lang.  Thời  Việt Nam Minh thuộc, đầu thế kỷ thứ 15, thuộc huyện (? ) Bình Nguyên rồi từ năm 1473 lấy luôn tên  châu Bình Nguyên;  sau đó đổi thành tên châu Vị Xuyên. Cuối thế kỷ thứ 18,  gia đình  “Vua (? ) H’ mông – Mèo” họ Vương, cai quản hai khu vực gần biên giới Trung Quốc là Đồng Văn và Mèo Vạc  được các vua nhà Nguyễn Phước ( từ vua Minh Mạng ? ) phong tập ấm với chức hàm tri châu – tri huyện là Bang Tá. Pháp chiếm  Hà Giang năm 1886 , thiết lập một đồn binh ở  bờ phía đông sông Lô. Năm 1905  đồn binh này là một trong 4 căn cứ quân sự chánh của Đông Pháp – French Indochina ở Bắc Việt. Năm 1901, thời Pháp thuộc hai tù trưởng tộc dân Dao là Triệu Tiến Kiến và Triệu Tài Lộc  nổi lên chống Pháp và bị dẹp tan. Triệu Tiến Kiến bị giết ở chiến trận. Năm 1913, Triệu Tài Lộc tái tổ chức nổi lọan cùng với Triệu Tiến Tiến cùng  chung một bộ lạc Dao, kéo dài  2 năm cho đến năm 1915. Cuộc  nổi dậy lấy danh hiệu là ‘Quốc Bạch Kỳ - White Flag of the Fatherland” , Pháp gọi là  “Giặc Cờ ( Nón, Mũ ) Trắng- White Flag, White Hat Revolt” . Nổi dậy lan rộng đến Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái.  Pháp đàn áp dữ dội cuộc nổi lọan, đày xa rất nhiều dân Kinh tham gia nổi lọan và treo cổ 67 “lọan quân – rebels’. Pháp ủng hộ các “vua H’ Mông”  hầu giữ cho các vùng biên giới khỏi lọt vào tay Trung Quốc. Năm 1900, Vương Chính Đức được công nhận là vua xứ Mèo – H’Mông. Trung thành của “Vua” Mèo đã thể hiện rỏ rệt, giúp Pháp dẹp yên các bộ lạc nổi lọan sau đó, đặc biệt là các bộ lạc Dao ( Mán ). Pháp tưởng thưởng công trạng này, phong cho Vương Chính Đức cấp bậc thiếu tướng ( ? ) quân đội Pháp. Nhưng vì  dân Việt Nam chống đối Pháp thuộc địa mỗi ngày một gia tăng, “ vua Mèo”  ngã về  trung lập. Vương Chú Sển, nối “ ngôi” ( tập ấm ) cha chết năm 1944, trái lại cam kết ủng hộ ông Hồ Chí Minh kháng chiến 1940 – 54 . ( phần lớn chi tiết lịch sử này viết theo nguồn Wikipedia- 2012 ) .

         Phân chia hành chánh ngày nay


      Năm 1900, tỉnh Hà Giang được thành lập đầu tiên theo sự chia tỉnh Tuyên Quang. Khi đó tỉnh Hà Giang gồm phủ Tương Yên  và 4 huyện : Vĩnh Điện( do phủ quản lý ), Để Định, Vị Xuyên và Vĩnh Tuy. Năm 1976, sau khi đất nước thống nhất, Hà Giang hợp cùng Tuyên Quang  thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Hà Tuyên lại tách ra làm hai tỉnh : Hà Giang và Tuyên Quang.

     Hiện nay, Hà Giang gồm một thành phố thị xã là tỉnh lỵ Hà Giang và 10 huyện:  Bắc Mê huyện lỵ hay thị trấn là  Yên Phú, Bắc Quang  hai thị trấn là huyện lỵ Việt Quang và  Vĩnh Tuy, Đồng Văn  hai thị trấn là huyện lỵ Đồng Văn  và Phố ( Phó)  Bảng, Hòang Su Phì  huyện lỵ là Vinh Quang, Mèo Vạc  huyện lỵ là Mèo Vạc, Quản Bạ huyện lỵ là Tam Sơn, Quang Bình chưa có thị trấn, Vị Xuyên hai thị trấn là huyện lỵ Vị Xuyên  và Việt Lâm , Xín Mần  thị trấn huyện lỵ là Cốc Pài, Yên Minh  thị trấn huyện lỵ là Yên Minh. Thị xã Hà Giang có 4 phường, 4 xã. Tổng số xã tỉnh nhà là 178.  Nhiều xã nhất là huyện Bắc Quang ( 31 xã ). Diện tích huyện lớn nhất là Vị Xuyên:  1452 km2 , nhỏ nhất là Đồng Văn: 447km2 . Đông dân nhất là Bắc Quang 103 0634 người, ít dân nhất là Quản Bạ  39 821 người. Người H’ Mong chủ yếu sống  ở vùng núi cao từ 700 m trở lên, nơi địa thế hiểm trở, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn, thuộc các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã các huyện Bắc Mê, Hòang Su Phì, Xín Mần. Người Tày sinh sống  ở vùng đồi núi thấp, tập trung ở hai huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Người Dao  cư trú ở địa bàn khá rộng dọc biên giới Việt Trung, cao độ 400m. Người Nùng sống tập trung ở  hai huyện đất đai vùng cao phía Tây là Hòang Su Phì và Xín Mần. Địa bàn cư trú người Kinh rất rộng, song chủ yếu tập trung ở trung tâm các huyện thị tỉnh nhà.

       Địa hình, đất đai

    Là một tỉnh miền núi cao, địa hình Hà Giang rất phức tạp, khí hậu ôn đới nhưng thời tiết địa phương miền núi tạo ra nhiều vùng khác biệt nhau, nhiều dãy núi cao và cao sơn nguyên, trong đó có các đỉnh cao trên 2000m so với mặt biển như Tây Côn Lĩnh  2418m , Kiều Liêu Ti  2402m, Pu Tha Ca 2274m.  Trung bình tòan tỉnh độ cao từ 800 đến 1200m . Phía Bắc và Tây Bắc cao nhất,  phần trung tâm và phía Nam tỉnh thấp nhất độ cao chỉ từ 80- 100m .

   Địa hình Hà Giang chia ra 3 Vùng:


Núi Đá Vôi Hà Giang 
-        Phía Bắc là vùng núi đá vôi, gồm địa phận các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc chiếm 28.4 % tổng diện tích. Độ cao trung bình  từ 1000 đến 1600m .  Vùng núi cao này chạy  theo hướng từ Bắc - Tây Bắc, thấp dần về Nam – Đông Nam  chủ yếu  cấu tạo là đá vôi và đá granit, nằm giữa hai cánh cung Ngân Sơn,  từ Bắc Kạn lên tới Đồng Văn dọc phía Tây thung lũng Sông Cầu và cánh cung sông Gâm ( có khi gọi là sông Gấm, sông Gầm ) từ  Tuyên Quang lên tới Hà Giang. Địa hình hiểm trở  các đỉnh núi cao nhọn chia cắt lớn, vách dựng đứng, độ dốc trên 250  và những thung lũng hẹp đi lại khó khăn, nguồn nước cho sinh họat và sản xuất khan hiếm. Trên cao nguyên đá Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam là Lũng Cú  mệnh danh là” nóc nhà Việt Nam”  nơi “ cúi mặt sát đất , ngẩng mặt đụng trời”  trong vùng có nhiều hang động cácxtơ ( karst ) đẹp như Động Én, Yên Minh và nhiều cảnh quan hùng vĩ  như Cổng Trời Quản Bạ , Cổng Trời Đồng Văn .

- Phía Tây là vùng đồi núi cao của hai huyện Xín Mần, Hòang Su Phì và một số xã vùng cao hai huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, chiếm  18.3 % tổng diện tích. Vùng đồi núi này đất pha cát, cao độ  trung bình từ  900 – 1000m, xen kẻ là khối núi thượng nguồn sông Chảy với nhiều  đỉnh cao đã kể trên như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. Địa hình cũng bị chia cắt mạnh, có nhiều sườn dốc, lũng sâu. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi, đất lở, đất trượt diễn ra nghiêm trọng vào mùa mưa, cản trở sản xuất và sinh họat.

- Vùng đồi núi thấp  gồm thị xã Hà Giang, các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê , chiếm 53.3 % diện tích tòan tỉnh. Vùng đồi núi này thấp, cao độ trung bình từ 80 đến 400m, sườn thỏai, xen kẽ các thung lũng rộng. Quốc lộ 2 nối liền các huyện trong vùng với thị xã Hà Giang cho tới cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy. Trong vùng cũng có nhiều cảnh quan đẹp và các hang động cácxtơ để phát triễn du lịch như động và suối Tiên, hang Phương Thiện, hang Dơi, hang Làng Lò, hang Chui ( thị xã Hà Giang ).

Đại thể đất đai Hà Giang cũng như địa hình phức tạp vì được hình thành từ các lọai đá mẹ khác nhau :
-          Đất fêralit các dạng địa hình vùng núi đá vôi. Canh tác từ lâu đời, không biện pháp bảo vệ  nên  diện tích bị bào ( xói ) mòn, rửa trôi mạnh, lộ đá gốc. Đất bạc màu, thiếu nước thường xuyên nên thời gian canh tác trong năm bị hạn chế.
-    Đất fêralit  trên các đá phun trào, đá biến chất hay  các đá trầm tích khác, phổ biến ở  vùng đồi núi cao phía Tây. Tầng đất dày, pha cát, độ chua lớn, dễ bị rữa trôi thành đất bạc màu, khả năng giữ nước kém cỏi, ít thuận lợi cho trồng trọt.
-        Đất mùn vàng đỏ trên núi, tỉ lệ mùn tầng mặt tương đối lớn. Nhưng vì độ dốc lớn, chỉ để dành cho lâm nghiệp hay các cây công nghệ  đa niên đa tầng tương tự rừng trồng.
-        Đất phù sa sông suối các thung lũng. Đất thường màu xám, sẩm, hơi đen, tơi xốp và thóang khí.  Đây là nhóm đât tốt cho sản xuất nông nghiệp

        Thủy văn

       Lượng mưa lớn ( 2500mm / năm ) kết hợp chia cắt mạnh địa hình, giúp cho tỉnh có  mạng lưới dòng chảy bề mặt khá dày.  Các dãy núi cao phía Bắc và Tây Bắc là nơi bắt nguồn  nhiều phụ lưu quan trọng thuộc các sông lớn  Hà Giang như sông Lô, sông Gâm và sông Chảy. Các sông thường có độ dốc lớn nên họat động đào lòng mạnh, khả năng tập trung nước mau lẹ. Mùa lũ, dòng chảy lớn, cuốn trôi cả những tảng đá lớn, làm bờ sông dễ bị xói lở. Thung lũng các sông Hà Giang, nằm ở thượng lưu, lại chảy giữa các dãy núi nên  thường hẹp. Thủy chế chia làm 2 mùa rỏ rêt. Mùa mưa chiếm 75-85%  tổng lượng nước cả năm. Mưa lớn gây lũ, đe dọa tới  đồng bằng hạ lưu. Cần có biện pháp khôi phục, bảo vệ vốn rừng, tạo thăng bằng sinh thái, điều tiết dòng chảy sông ngòi.

    Ba sông  chính Hà Giang là :
-        Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc, chảy vào Hà Giang ở xã Thanh Thủy huyện Vị Xuyên, qua Thị xã Hà Giang, suôi dòng về Tuyên Quang, Phú Thọ  và gặp sông Hồng ở Việt Trì. Đọan chảy ở địa phận Hà Giang lòng nhỏ, nhiều thác ghềnh.
Sông Lô tại TP Hà Giang 
-         Sông Gâm bắt nguồn từ  vùng Nghiêm Sơn -Trung Quốc, chảy qua các mõm cực Bắc Hà Giang, các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê đến huyện Na Hang, Chiêm Hóa, đổ vào sông Lô tại Tuyên Quang. Ở Hà Giang, sông Gâm quanh co, nhiều đọan chảy ngầm trong lòng núi.

Sông Gấm- Bắc Mê - Hà Giang  
-        Sông Chảy  bắt nguồn từ đường chia nước Tây Côn Lĩnh, chảy qua các huyện Hòang Su Phì, Xín Mần và Bắc Quang. Ở Hà Giang lòng sông nhỏ, độ dốc lớn, nhiều hẻm vực, nước chảy xiết. Sông Chảy xuôi dòng về Yên Bái, Phú Thọ rồi  nhập  sông Lô ở Đoan Hùng.    

 Sông ngòi Hà Giang có giá trị lớn về  thủy điện. Đồng thời là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất. Nhưng vì phần lớn sông, suối có độ cao thấp hơn địa bàn cư trú, nên nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng. Sông lại có nhiều thác ghềnh nên ít có giá trị về giao thông.

 Khí hậu

Khí hậu Hà Giang có những đặc tính chung khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm mùa đông khô hanh và lạnh. Khối núi thuộc cánh cung sông Gâm ở phía đông phân hóa phức tạp khí hậu đem lại nhiều sắc thái riêng biệt. Nhiệt độ trung bình trong năm khỏang 18-250C. Nóng nhất là các tháng 6,7,8 , trung bình 27.70C. Lạnh nhất là các tháng 12, 1, 2 , trung bình 150C. Tổng số giờ nắng trung bình là 1400 giờ.  Lượng mưa trung bình cao 2500 mm, tập trung 75-85%  vào các tháng mùa hè , từ tháng 4 đến tháng 10. Mưa nhiều nhất vào các tháng 6,7,8. Ở vùng núi cao từ 700m trở lên, nhiệt độ hạ thấp đáng kể, trung bình chỉ 15- 160C; mùa đông thường kéo dài tới 6-7 tháng vào tháng chạp và tháng giêng , tiết trời gía lạnh nhiệt độ có khi xuống dưới 00C. Ở các thung lũng và lòng chảo khuất gió, nên lượng mưa giảm nhiều khiến thời gian khô hạn kéo dài 4- 5 tháng. Các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Hòang Su Phì, Xín Mần, lượng mưa ít nhất tòan tỉnh, chỉ chừng 1200mm. Mùa đông ở đây thường  có sương muối và băng giá. Vùng núi thấp dưới 700m, nhiệt độ trung bình cao hơn trên 220C, mùa đông có 3 tháng nhiệt độ chưa tới 150C, mùa hè có  5 tháng nhiệt độ trung bình  trên 250C. Lượng mưa trung bình  thị xã Bắc Giang là 2430mm/năm, đặc biệt lượng mưa Bắc Quang lên tới 4800mm/năm.

Thảo mộc và động vật

Năm 2000, diện tích rừng cả tỉnh còn gần 290 000 ha, trong số này gần 22 000 ha  là rừng trồng. Độ che phủ rừng là 36%,  đưa Hà Giang đứng đầu các tỉnh Đông Bắc về diện tích rừng cũng như rừng tự nhiên. Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Mê với diện tích 15 000 ha, Du Già 20 000 ha và Tây Côn Lĩnh 19 000 ha.

  Ruộng vườn và trâu bò, súc vật nuôi thường thấy ở độ cao dưới 800m. Từ 800 m (2600 bộ Anh ) đến 950m ( 3120 bộ Anh ) là cỏ hòa bản- grasses  và cây lùm bụi – wood shrubs ( cây cao nhất chỉ chừng 3m ( 9.8  bộ Anh ). Lớp phủ thực vật trong rừng núi có cấu trúc đai cao rỏ rệt. Dưới chân núi là các lòai ưa ẩm và nhiệt như  chò chỉ Parashorea  chinensis, táu( táu mật ) Hopea chinensis và các lọai thực bì thứ sinh như tre nứa, giang, vầu . Ở độ cao 1000 dến 1600m là sồi- dẽ ( Lithocarpus  bonnettii , L. corneus, L. echinotholus, L. fenestratus . L. findettii, L. fordianus …, và nhiều lòai họ dẽ khác Fagacea khác, như dẽ Cao Bằng  Castanea mollissima, dẽ Phăng xi Păng Castanea phansipanensis , dẽ Tuyên Quang Castanopsis cerabrina… ). Lên cao hơn nữa là rừng  hỗn giao lá rộng- lá kim  như các lòai kim giao, pơ mu, pê mu ( Podocarpus sp. ) . Rừng đai cao trên 1000m thường là rừng rậm, 80% tàn cây khép kín, các tầng dưới đầy dây leo lớn chằng chịt, dương xĩ thân mộc – tree ferns và các lòai đổ quyên- rhododendrons  . Chuối, tre, nứa và lùm bụi thứ sinh cũng mọc mạnh mẽ hai bên các lối mòn đuờng đi bộ trong rừng. Đặc biệt  trên cao hơn 1100m như  ở mặt Đông Bắc  núi Mương Cha  là  ghềnh núi đá vôi cheo leo, còn sườn Tây Nam lại thoai thỏai và đã chuyễn hóa thành ruộng vườn, nương rẫy. Trên 2000m là rừng núi hổn tạp giữa rừng lá sớm rụng và rừng  luôn luôn xanh mây phủ. Đây là lọai rừng các tầng dưới có nhóm cây thuộc họ Đổ Quyên Ericaceae cây lùm bụi tầm gửi các lòai  Đổ Quyên- RhododendronSơn Trâm- Vaccinium.   Ở lọai rừng  này còn đếm thêm được các lòai họ Long Nảo Lauraceae, họ Lài Oleaceae.  Cao hơn nữa sẽ gặp các lòai họ sồi dẽ Fagaceae, họ Cơm nguội Myrsinaceae và họ Đinh Lăng Araliaceae. Thân cây mộc phần lớn đều có rong rêu phủ dày. Rừng Hà Giang còn chứa hàng nghìn lọai cây dược liệu quí hiếm.

Về động vật, tỉnh đã phân lọai được 16 loài bò sát ( 14 tông chi và 5 họ ) và 36 lòai lưỡng cư ( 20 tông chi và 7 họ ). Tỉnh  còn bắt gặp  nhiều lòai động vật hoang dã khác như vọoc mũi hếch, trĩ đỏ, khỉ, hổ ( cọp) công, tê tê  và hàng trăm loài chim chóc khác.

Khóang sản

Tài nguyên khóang sản Hà Giang chưa được  thăm dò đầy đủ. Nhưng nhìn chung đã khá đa dạng, phong phú với 28 kim lọai khác nhau, tập trung trong 149 mỏ và điểm quặng. Các khóang sản khai thác được cho phát triễn kinh tế tỉnh là:
-        Ăng ti moan, hàm lượng khá, chế biến tập trung ở Mậu Duệ, Bó Mới ( huyện Yên Minh).
-        Vàng sa khóang, trử lượng sơ bộ năm 2000 chừng 1000 kg,  phân bố ở nhiều nơi  từ Mèo Vạc qua Bắc Mê , Vị Xuyên đến Bắc Quang, nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở Tiên Kiều và Bình Vàng.
-        Chì – Kẻm  tập trung nhất là ở Tùng Bá, Trung Sơn, Bằng Lang, Cao Má Pờ.

Mỏ Chì Kẻm Hà Giang 
       Hà Giang còn có mỏ sắt, mang gan, thủy ngân, thiếc, đồng, bô xít, quí kim và nước khóang, nhưng trử lượng nhỏ lại phân tán, phương tiện khai thác thủ công, bán cơ giới nên năng xuất và hiệu quả thấp. Tỉnh có đá vôi để sản xuất xi măng, nhưng trữ lượng không lớn.  Đá, cát, sõi, đất làm gạch có thể khai thác đủ phục vụ cho nhu cầu địa phương.             

              Phần II: 

Lạm bàn phát triển Hà Giang

     
      Từ khi tái lập tỉnh năm 1991, điểm  kinh tế xuất phát thấp kém chủ chốt là nông nghiệp lại manh mún ,qui mô nhỏ, kỷ thuật canh tác lạc hậu,  điều kiện thiên nhiên ít thuận lợi, sản phẩm không đáp ứng nổi  nhu cầu nhân dân tỉnh nhà về số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2000, thống kê cho biết  tòan tỉnh có 117 xã trong tổng số 1718 thuộc diện nghèo đói, tập trung ở các huyện vùng cao phía Bắc và phía Tây như  Hoàng Su  Phì ( 25 trong số 26 xã ), Đồng Văn ( 17 trong  18  ), Quản Bạ( 10 trong 11), Bắc Mê ( 10 trong 13 ). Số  hộ nghèo đói năm 2000 lên đến 25 015 hộ chiếm 22 % tổng số hộ dân tỉnh. Bá cáo chương trình IFAD ( Cơ quan Quốc tế phát triễn Thực Phẩm và Nông Nghiệp liên kết với Lương Nông Quốc tế - FAO, Liên Hiệp Quốc)  ở vài huyện chương trình họat động năm  2004  các hộ nghèo đói vẫn còn chiếm 21 % tổng số, số trẽ em  dưới 5 tuổi thiếu dinh duỡng lên đến 77 %. Bình quân  thu nhập đầu người năm 1999 ở Hà Giang   chỉ bằng 0.32  của cả nước và 0. 63 % của cả vùng Đông Bắc . Năm 1991 nông  lâm ngư nghiệp chiếm 79% GDP tỉnh nhà, công nghiệp – xây dựng chiếm  6. 7 % và dịch vụ  13.8 % . Nhưng các năm 1998-1999, dịch vụ  mỗi năm tăng lên đến 27- 28 % GDP  và tỉ lệ nông nghiệp giảm xuống chỉ có   51 – 52 % ở các năm này.   

        Dịch vụ du lịch dựa trên danh lam thắng cảnh

      Hà Giang mảnh đất địa đầu cực Bắc của  của Tổ Quốc, có những ngọn núi cao lưng trời, nhiều con sông ngọn suối, tiềm năng du lịch lớn chưa được khai thác bao nhiêu cả. Tài nguyên du lịch thiên nhiên đáng kể trước tiên  là các hang động cácxtơ như hang Dơi , hang Làng Lò , hang Phương Thiện, hang Chui cách thị xã Hà Giang 7 km về phía Nam, động Én ở huyện Yên Minh.  Thảy đều là các hang động thiên nhiên, tuy còn hoang sơ nhưng đầy vẽ đẹp kỳ lạ.

        Cảnh quan quanh thị xã Hà Giang ( Hà Biang ?  ) thật sự hấp dẫn.  Hà Giang là một thị trấn nhỏ bé, dân số chỉ chừng trên 50 000 người ( năm 1999 có  37 235 người thuộc  đô thị lọai 4  lọai áp chót nước nhà  ), năm 1979 lại bị Trung Quốc phá tan tành, không khác gì  nhà Thanh ( trị vì nước Tàu từ năm 1644 đến năm 1911) do vua Càn Long hay Khang Hy ? sai khiến,  đã tàn phá tỉnh Quế Lâm- Trung Quốc  mấy trăm năm trước, khiến nhiều tộc dân địa phương Trung Quốc  vùng này, đặc biệt là tộc dân Miêu ( H’ mông, Mèo )  phải di cư xuống  cư trú Việt Nam. Nay thị xã Hà Giang đã hòan tòan khôi phục lại như xưa nhưng nên đô thị hóa mạnh thêm  hơn nữa dựa về công nghệ, dịch vụ gíáo dục, y tế, giao thông , viễn thông , ngọai thương  với Trung Quốc, ngân hàng v.v…  hướng nhiều về du lịch, một tài nguyên tỉnh nhà chưa phát triễn. Hà Giang nằm trong thung lũng sông Lô, chảy qua bốn bề núi  đồi hùng vĩ : núi Đồi Thông, Chum Vàng, Chum Bạc…  Cách thị xã 2km, còn có suối và động Tiên , một thắng cảnh đã nổi tiếng rồi. Tương truyền, xưa kia các tiên nữ  thường xuống động này tắm vào dịp Tết. Nhân dân quanh vùng  ( nay luôn cả dân vùng thủ đô Hà Nội ? ) vẫn đến  đây lấy nước rửa  và uống, cầu may mắn vào đêm giao thừa. 

Cổng trời nhìn xuống Tam Sơn, Quản BạHà Giang

       “Cổng trời Đồng Văn”, ở huyện Đồng Văn cực Bắc, nằm ở cao độ 1000m trên mặt biển, địa hình chỉ thấy núi đá.  Bầu trời quanh năm hầu như chỉ có mưa và mù. Dân gian Đồng Văn nói: “ Thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nữa ngày” và “ đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng”. “Cổng trời “ Đồng Văn  chứa điểm cực Bắc nước nhà  là Lũng Cú. Lũng Cú cũng như nhiều nơi huyện Đồng Văn dọc theo sông Nho Quê, một phụ lưu sông Gâm,  thời Pháp thuộc là vùng quân sự đồn binh quân đội Pháp thuộc địa, ít ai được phép bén mảng tới. Nay thì ai  chưa đến Lũng Cú thì  xem như chưa đến Đồng Văn. Lũng Cú hiện có một đồn binh quân đội mình, có tháp canh gác treo cờ Việt Nam,  thể hiện chủ quyền độc lập nước nhà,  đồng thời cũng có  nhiệm vụ  thi hành thỏa thuận biên giới Việt -Trung ra sức giữ vững ổn định và hòa hiệp hai nước.

     Một “cổng trời”  khác là Quản Bạ, núi non trùng điệp bao quanh thung lũng Quản Bạ,  cách Hà Biang ( Giang ) 45 km ( 28 dặm Anh ). Trên đỉnh ở cao độ  1945.8 m,  nay đã thiết lập một đài  truyền  hình ti vi. Đáng nêu lên là đồi núi Cô Tiên , khí hậu mát mẽ quanh năm, nơi nghĩ mát lý tưởng không thua kém gì Sa Pa, Tam Đảo. Trên đèo Quản Bạ , nhìn thấy Thạch Nhủ Đôi- Double Stalagmite , còn gọi là “ Đôi  Vú Đá – Hai Gò Bồng Đảo- Two Stone Breasts”thung lũng phía dưới.  Rừng cây và đồng cỏ phủ tràn thung lũng, nơi nhiệt độ cũng rất mát mẽ  từ 100 C ( 500F ) mùa đông đến   240 C ( 750F ) mùa hè.

     Du lịch nhân văn có ý nghĩa nhất là    
-        Đồi Thông, khu di chỉ khảo cổ học  nằm ngay ở thị xã Hà Giang. Tại đây hàng ngàn di vật thời tiền sử ( văn minh Sơn Vi, một  trong những văn hóa sớm nhất nước ta ) đã  được  khai quật, trưng bày tại hai  bảo tàng Hà Giang và thủ đô Hà Nội, như đã kể trên.
-        Thị trấn Đồng Văn năm trong thung lũng Cao nguyên Đá - Rock Plateau Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là nơi lịch sử giao duyên lâu ngày  của 4 tộc dân  Hoa - Tàu ,  H’Mông – Mèo,  Tày và Kinh - Việt.  Họ chia sẽ vài tập quán sinh họat văn hóa truyền thống, nhưng cũng giữ lại vài sắc thái riêng biệt tộc dân mình. Có lẽ đó là nguồn gốc tên thị trấn  Đồng Văn chăng ? Thị trấn Đồng Văn cách Sà Phìn 16 km ( 9.9 dặm Anh ) và cách biên giới 3km ( 1.9 dặm Anh ),  trên cao độ 1235m  là vùng sinh sống của hai tộc dân đa số tỉnh nhà: Tày và H’Mông. Vùng cao này nổi tiếng về trái cây xứ mát  như mận tây- plum Hậu, đào lông - peach Mèo và hồng trái – kaki, persimmon không hột, cũng như cây dược phẩm sâm- ginseng địa phương, quế - cinnamonhồi- anis…  Các nhiếp ảnh viên và các tay giang hồ bạt xứ   mới hay đến Đồng Văn  tìm phong cảnh lạ, từ chiều thứ bảy để đi chợ trời  dân tộc ít người , sáng sớm hôm sau và trở về Hà Nội ngay chủ nhật hôm đó . Họ không rỏ là quanh chợ Đồng Văn là một khu phố cổ ( cũ ) nhà cửa xây cất đã một hai trăm năm rồi của ba tộc dân Hoa , Mèo, Tày và Việt.  Các nhà  xưa cổ Đồng Văn được xây dựng các năm  1810 – 1820 ( thời  vua Gia Long ? ), trong khi nhà “ mới”chỉ xây cất  vào cuối thế kỷ thứ 19, khi Pháp thực dân  chiếm vùng này và thiết lập nền cai trị bản xứ. Nhà cổ đều 2 tầng, lợp ngói âm dương- ying yang  và tường  xây bằng đất đập vụn. Tường dày 30- 60cm,  giúp nhiệt độ trong nhà ổn định. Kiến trúc  xây cất bằng gỗ lim – iron wood chịu đựng được  tàn phá thời gian, vách rêu phong lớp mặt rất  thích nghi cảnh quan xám xịt  suốt năm thật kỳ lạ  của Cao Nguyên Đá Đồng Văn.  Cuối đường hai bên dãy nhà phố cỗ, một phía dẫn tới thị trấn Yên Minh, phía kia  tiến về đèo Mã Pì Lèng đẹp đẻ  và thị trấn Mèo Vạc. Mèo Vạc ở cao độ  1500m (  4900 bộ Anh )  là một thị trấn trên thung lũng sông Nho Quê,  một con sông bên kia  bờ là biên giới với Trung Quốc, lai vảng còn bị quân sự giới hạn.  Con đường ngang qua đèo Mã Pí Lèng từ chợ Đồng Văn đến thị trấn Mèo Vạc  dài 25.5 Km (14 dặm Anh), theo nhiều người ngọan mục nhất nước, nhưng  nhỏ hẹp và nguy hiểm giao thông, dưới  núi là vực  sâu  cách đèo 2600 bộ Anh (gần 870m ) nơi dòng sông Nho Quê uốn lượn. Làm đường này năm 1959 phải mất đến 11 tháng, nhiều người chết.                  

Chợ Sà Phìn 
              Sà Phìn là một thị trấn bé tí xíu ở xã Sà phìn cũng thuộc huyện Đồng Văn, cách biên giới Trung Quốc 2 km. Đặc điểm là  khỏang 20 căn nhà quái dị, hai tầng xây cất theo kiểu người Hoa, gạch màu vàng và mái kiểu Tàu. Khu  dinh thự họ Vương ở xã Sà Phìn là một gia tài kiến trúc cột mốc  độc đáo vùng Đông Bắc, đã được xếp vào di sản văn hóa nước nhà năm 1993.  Dinh cách thị xã Hà Giang về phía Tây Bắc 145 km ( 90 dặm Anh ) và  24 km ( 15 dặm Anh) phía  Tây Nam huyện Đồng văn . Dinh được họa kiểu theo  kiến trúc cuối đời nhà Thanh -Qing dynasty, chia ra 3 mặt: tiền, trung và hậu. Gồm 6 xây cất theo chiều dài và 4 phía góc, hai tầng, 64 phòng và 1120m(  3670 bộ Anh ) khoảng trống. Hai vòng thành bao bọc dinh, xây bằng đá hộc có gắn lỗ châu mai. Giữa hai vòng thành là một dãi đất rộng 50m, trồng tòan trúc. Thành dài 0.6 km , rộng 0.9 m và cao 2.5- 3 m. Dinh có 3 ngôi nhà sàn đều dựng bằng gỗ qúy pơ mu.  Ngôi nhà chính là nơi ở của “ vua “ họ Vương, tại đó còn bức hòanh phi với bốn chữ vua nhà Nguyễn Phước ban cho “ Biên Chinh Khả Phong”

       Chợ tình Khau Vai  chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Tương truyền  cách đây lâu lắm, một đôi uyên ương xinh đẹp yêu nhau nhưng họ sống ở hai huyện khác nhau, có nghĩa là nếu lấy nhau cô gái phải về nhà chồng. Nhưng dân huyện cô chống lại điều này  và dân huyện nhà trai muốn cô về huyện nhà trai, gây ra hiềm khích chánh kiến. Khi họ gặp nhau, thì dân hai huyện đánh nhau. Để tránh gây máu chảy, đôi trai gái đồng ý rời xa nhau, chỉ bí mật gặp nhau  mỗi năm một lần vào ngày kỷ niệm quen nhau đầu tiên, ở Khau Vai.  Nay nơi này trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng, thuộc các thanh niên  các tộc dân Mèo Trắng – White H’mông, Tày và Lô Lô áo quần  màu sắc sặc sở.

        Chợ phiên miền cao thu hút du khách đến Hà Giang là Chợ Phiên thị xã Hà Giang ở  bờ đông Sông Lô  nơi các nhóm tộc dân Tày, Nùng, Dao Đỏ và Mèo Trắng họp nhau mỗi  chủ nhật;Chợ Phiên Lũng Phìn trên tỉnh lộ 55 Mèo Vạc- Yên Minh là nơi buôn bán miền quê , tụ họp nhiều tộc dân địa phương tấp nập trao đổi yên ngựa, bán nấm khô, lạp xưởng đầy gừng, trâu bò,  các quả bạch đậu khấu – cardamom pods, giày dép plastic, những dãi dây băng chói lọi, chỉ thêu  … trao đổi buôn bán theo tán gẩu trên đỉnh đồi, và ăn chén  cháo thịt ngựa  nhắp  rượu bắp –ngô( nếp ? ). Chợ Phiên Lang Si  ở Đèo Lang Si là làng các nhóm tộc dân Mèo Trắng cứ 6 ngày họp một lần. Làng Lang Si cách thị xã Hà Giang 116km( 72 dặm Anh ), nơi  quân đội Pháp thuộc địa xây một tường thành biên giới cho “vuơng quốc” H’mông Trắng. Vùng nổi tiếng sản xuất mật ong ngon.

Bán Rượu ở Chợ Phiên Hà Giang 
       Ngòai các chợ phiên vùng cao, Hà Giang còn là nơi văn hóa lễ hội đặc sắc của 22 tộc dân nước nhà. Hai lễ hội tiêu biểu nhất là: lễ hội vui xuân của người H’ mông và người Dao thường được tổ chức sau Tết Nguyên đán và kéo dài 3-7 ngày. Lễ hội có tính cách đa dạng:  mừng công, cầu mưa, cầu con trai, kết hợp các trò chơi bắn nỏ, hát giao duyên, ném papáo, chọi trâu – fighting buffalo, chọi gà fighting chickens… Lễ hội mừng nhà mới của người Lô lô kéo dài hai ngày đêm ở các ngôi nhà mới.

       Đáng mừng là sau 3 năm sửa sọan , đặc biệt là tổ chức các làng văn hóa tộc dân,  ngày 3/10/ 2010,  Cơ quan Văn Hóa và Giáo Dục Quốc Tế - UNESCO  đã công nhận cao nguyên cácxtơ Đồng Văn ( nơi đã khám phá ra nhiều  lòai sinh vật hóa thạch sinh sống cách đây 400- 600 triệu năm ) là thành viên của  Mạng lưới 77  Công viên Địa lý Tòan Cầu – Global Geoparks Net Work, một trong hai thành viên thuộc vùng Đông Nam Á. 

 Tuy nhiên muốn thu hút thêm nhiều du khách ngọai quốc hơn là con số nhỏ nhoi 3500 khách  ngọai viếng tỉnh năm 2011,  phải  suy nghiệm lại quan niệm các làng du lịch tộc dân- communal tourism village : tất nhiên phải dời bỏ cách nuôi súc vật dưới nhà sàn, trong nhà ngòai vấn đề cải thiện vệ sinh,  phải cải thiện  ngay cả đặc  điểm nấu nướng, soong chảo nồi niêu ăn uống,  lưu tâm đến trang hòang đặc sắc, có các phương tiện tiêu khiển trong gia thất như đàn địch, ca hát mời đuợc các nhóm tài tử như ở các lễ hội địa phương v.v… ,  mở đường ô tô đến được các làng , mỗi đường chỉ đến một làng tộc dân độc đáo tránh nhàm chán một đường  tỉnh  huyện có đến 3 làng Tày  trình diễn !  ( Hòang Văn Kiên ,  2012 ). Và  lẽ dĩ nhiên là cùng lúc thiết lập, nâng cao hệ thống khách sạn ( tỉ như Khách sạn Cao nguyên đá Đồng Văn -Rocky Plateau Hotel  ở đường chánh Đồng Văn  16 phòng tân tạo tiện nghi khá đầy đủ: nước nóng,  ti vi vệ tinh, phòng khách chờ đợi cao ráo, các bức tranh Mỹ thuật Phổ thông giã – faux Pop Art paintings… ), nhà nghĩ dưỡng, nghĩ mát địa phuơng. Hai hướng du lịch khác cần gia tăng là du lịch  sinh thái như khảo cứu đa lọai thực vật  rừng Khâu Ca và rừng núi Pu Tha Ca gần khu bảo tồn thiên nhiên  Du Gia , giữa tỉnh lộ nối liền tỉnh lộ 34 và hai tỉnh lộ 4C và 55.  Nơi đây khảo sát thực vật các tháng 5- 10 năm 2005 đã   kiểm kê xếp lọai được 471 lòai cây cỏ có mạch, thuộc 268 tông, 113 họ; trong đó có 179 lòai làm thuốc, 14 lòai ghi sổ đỏ ( có nguy cơ tuyệt tích) Việt Nam và một lòai ghi sổ đỏ quốc tế IUCN là Amentotaxus argotaenia .  Và du lịch khảo cỗ tỉ như thám hiểm ở hang động mới khám phá gần thôn Tà Lũng B, nhiều hang động rộng đến 500 m2 chứa đầy thạch nhũ hình thể độc đáo trong ngần nguyên sơ , cùng những  rìu , búa đá kích thước 13.5 -22 cm đẻo chạm  tinh vi, chế tạo đã trên 4000 năm nay.  Dù sao thì Hà Giang cần nổ lực đuổi cho mau kịp du lịch Sa Pa, Tam Đảo, các công viên du lịch trung du hay đồng bằng Sông Hồng.

                  Công Nghệ

        Ngành công nghiệp Hà Giang chỉ có hai tiềm năng phát triễn là khóang sản và  nguyên liệu nông lâm sản.  Nhìn chung công nghiệp chiếm vị thứ thứ yếu, chỉ chiếm 20.8% cơ cấu GDP tòan tỉnh năm 1999.  Công nghiệp chế biến then chốt tỉnh nhà là chế biến lương thực - thực phẩm , năm 1999 chiếm đến  35.2 % trị giá sản xuất công nghiệp, gồm  1772 cơ sở sản xuất  thu hút 2028  trên tổng số 5966 lao  động tòan ngành. Các sản phẩm thế mạnh là chế biến chè ( trà ), bánh kẹo  và trái cây chẳng hạn như  cam quít, xay xát lúa – ngô. Ngành chế biến nông nghiệp có triễn vọng nhất Hà Giang là công nghệ  trà( chè) – tea industry. Năm 1995 trà sơ chế tỉnh nhà mới có  2100 tấn  trong số sản xuất 9620 tấn, năm 2002 đã đạt  20 394 tấn gồm lọai trà thơm ngon là Tuyết Sơn – Snow shan non lông trắng bạc như Bạch Mao tập trung ở Lũng Phì - huyện Đồng Văn và Ngam La- huyện Yên Minh. Trà Lũng Phìn –Đồng Văn rất được dân Hà Nội ưa chuộng  pha chế làm thành trà hoa ( nhụy hoa ) sen -lotus teas , trà hoa lài ( nhài )- jasmine teas, trà hoa  mộc- osmanthus  teas ( đúng hơn là lòai tiểu mộc thon dài Xylosma longifolium thuộc họ bần quân hồng quân Flacourtiaeae ). Trà Gà Giang cũng rất nổi tiếng ở Trung Đông, Nga Sô cũ. Các ngành  chế biến nông phẩm khác của Hà Giang đáng tăng cường cải thiện mở rộng thị trường trong và ngòai nước là rượu bắp , ngô – maize,corn whiskey, các lọai bánh mì bánh tráng mềm bắp ngô kiểu Mỹ châu la tinh, rượu mùi mận tây, nấm đóng hộp, nước uống cam quít và cây trái xứ mát, chế biến dược liệu  địa phương thuốc Bắc , thuốc Nam… ( Đổ trọng Eucomia ulmoides, một đại mộc dân gian trồng lấy võ làm thuốc trợ tim, hạ huyết áp,  giúp phụ nữ mau khỏe sau sinh sản, Ý dĩ  hay Bo bo nếp-Coix lacrima- jobi var. ma yuen  một lòai hòa bản trồng lấy hột nấu chè  trị sốt, sưng thấp khớp, khó đái,  Đại hồi Illivium verum  trồng làm gia vị giúp tiêu hóa chống một số virus – siêu vi khuẩn,  Thảo quả (Đò ho, Sa nhân cóc Amomum Tsao –ko, trị hôi miệng, mất ăn …), các lọai Đậu khấu ( Aramomum  compactum  hay là  Elatteria cardamomum , thuốc giúp tiêu hóa, bổ phổi), Sa nhân ( Amomum villosum var. xanthoides, làm gia vị, chất kích thích, trị kiết, đau bụng có cơn…)  ngay cả các loài Sâm Việt Ngọc Lĩnh , sâm Tàu , sâm Mỹ hay sâm Triều Tiên…  ), Gừng dại ( Gừng gió,  Gừng da , Ngãi xanh  Zingiber zerumbet củ chồi lá đều ăn tươi được ở Ấn Độ, Trung Quốc làm chất kích thích, trị suyễn, đau bao tử, trị kiết, bịnh da, bịnh sán lãi ). Lẽ dĩ nhiên là không quên công nghiệp chế biến gỗ  và lâm sản đặt biệt là công nghệ tre, vầu( tre vầu, mạy cước lóng to gần như đặc ruột Bambusa nutans), luồng ( giang , nứa ), một công nghiệp liên quan mật thiết đến đời sống các tộc dân địa phương nhưng qui mô nhỏ.  

    Công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản chính ở Hà Giang là ăng ti moan ở huyện Yên Minh. Không rỏ hảng Úc đã  đầu tư khai thác vàng sa khóang ở  Sông Lô- Hà Giang  đến đâu rồi ?  Phải nghiên cứu khảo sát thêm  quặng măng gan để phục vụ  cho ngành luyện kim Thái Nguyên và ngành làm pin.

Mỏ quặng Ăng-ti-mon Hà Giang

Hà Giang có nhiều điểm quặng sắt vùng Tòng ( Tùng ) Bá, huyện Vị Xuyên trử lượng lớn  ước lượng đến 200 triệu tấn chủ yếu là quarzit manhêtit hàm lượng sắt 42- 46%  nhưng còn rải rác  trên diện tích rộng lớn, khó khai thác có lợi. Bô xít dạng điaspor, hàm lượng 39- 65.4 % AL2O3, trử lượng  còn rất ít so với  5- 6 tỉ tấn Tân Rai ( Lâm Đồng) , Đắc Nông và Krông Nừng ( Gia Lai). Các công nghiệp vật liệu xây dựng  tập trung ở thị xã Hà Giang, các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn  như xi măng, gạch ngói, vôi v.v… cũng còn rất bé nhỏ. Không rỏ nay các cụm công nghiệp  ở thị xã Hà Giang, ở các thị trấn tụ điểm đô thị dọc theo quốc lộ 2 đã phát triễn thêm được các công nghệ cơ khí, dệt may, dược liệu nào nữa không ? Nhưng chắc chắn là  vùng kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, diện tích 28 700 ha  chánh quyền vừa cho thành lập  thuộc các xã  huyện  Vị Xuyên :Thanh Thủy, Thanh Đức Phương Tiến, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang…, sẽ phát triễn mạnh mẽ tương lai. Gồm một khu miễn thuế quan, một khu chế biến xuất khẩu, một khu công nghệ,  một công viên tiêu khiển với phòng ốc cơ sở làm việc và nơi cư trú.  Giai đoạn  đầu khởi công năm 2010, sẽ hòan tất năm 2015  có đủ hạ tầng cơ bản  cho họat động thương mãi, xí nghiệp đầu tư. Giai đọan 2 sẽ khởi công năm 2016 và hòan tất năm 2020 .  

          Phát triển nông nghiệp

        Hà Giang có chừng 130 435 ha đất trồng trọt, chiếm 21 % tổng diện tích . Biến đổi  cao độ và địa hình đồi núi, thung lũng hẹp phức tạp,  phân chia Hà Giang, từ  các năm 1983 – 1996, ra làm 4 vùng sinh thái nông nghiệp có những nhu cầu và ưu tiên đặc thù khác nhau( có lẽ cần xét lại theo những tiến bộ sau này của Hà Giang và của nước nhà chăng ?) :

         Vùng I là ở các quận Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ. Vấn đề chính  là độc canh bắp (  ngô), không đủ đất trồng trọt, đất đai  mau acid hóa thêm vì chỉ sử dụng phân bón hóa học ( u rê ) trở nên chai sạn – compact . Vùng I cũng thiếu đất trồng cỏ nuôi súc vật, thiếu củi đốt trầm trọng, thiếu nước nên cần dùng nhiều năng lực  phụ nữ trẻ em chuyễn nước về gia thất, hương lộ liên xã bùn lầy không  thuận tiện, thiếu thốn nhiều về y tế và giáo dục. Đa số  khỏang 80% là tộc dân H’ mông.  Ưu tiên phát triễn là đa đang hóa cây trồng trọt và cải thiện cỏ nuôi súc vật,  tái tạo rừng  thiên nhiên, trồng lại rừng nhiều tầng cung cấp thêm chất mùn  cho  nương rẫy, phát triễn những dạng nông nghiệp đặc trưng như nuôi ong, trồng cây dược phẩm, làm những ao hồ núi chứa nước mưa, cải thiện các hương lộ liên xã, huấn luyện cán bộ y tế,  xây cất các trạm y tế và hình thành các phòng khám đa khoa khu vực, trang bị y cụ, thuốc men và tăng cường trình độ chuyên môn cán bộ y tế giáo dục.

      Vùng II   là  huyện Yên Minh đang phải đốt rừng làm rẫy không vững bền được khi dân số gia tăng, lạm thác các đồng cỏ, lạm thác củi nấu nướng, để rừng thiên nhiên thoái hóa tái tạo kém cõi,  trồng lại rừng với một lòai cây duy nhất, cố gắng làm y tế, giáo dục thích nghi và chuyên môn hơn. Đây là vùng sinh sống nhiều tộc dân: H’mông , Dao ( Mán ), Tày ,Giáy v.v… Ưu tiên phát triễn là  thực thi những  mô hình nông lâm  - agroforestry models vững bền hơn, phổ cập  những cách thức trồng trọt cây lương thực tốt hơn, phát triễn  một hệ thống phối hợp  trồng cây lâu năm - cây mộc và chăn nuôi cố định, có rào dậu không thả  súc vật lang thang. Phát triễn những thể thức nông nghiệp nhỏ thích hợp như nuôi ong , trồng cây lương thực trồng măng tre, vầu, giang, luồng, nuôi nấm ( ngòai nấm tai mèo nên lưu ý thêm về nấm mở , nấm đông cô , nấm hương hay hương cục – truffle ở dưới rừng sồi dẽ kiểu Âu Châu, hay nấm “ mỡ “ Nhật “ cay nồng đổ mồ hôi” matsutake  mùi vị quế và và nhựa thông,  không thể thiếu dùng chiên xào các món ăn ngon với rượu sa kê, các lọai nấm ăn được xứ mát khác…), tái lập thêm  ruộng bậc thang – rice  terraces, huấn luyện giỏi hơn các cán bộ y tế,  tăng chuẩn giáo viên  và học trình.

         Vùng III  ở hai huyện Hòang Phi Sù và Xín Mần.  Hai huyện này cũng còn phải làm nương rẫy không thể vững bền đươc. Thả rong súc vật ăn cỏ trong rừng làm phương hại đến tái lập rừng thiên nhiên . Đất đai quá nghèo nàn. Lạm thác củi đốt. Y tế, giáo dục thiếu thốn hay không có.  Đây là vùng cư trú các tộc dân Nùng, Dao, H’Mông,Tày, La Chí.  Cần thực thi những mô hình nông lâm hay lâm nghiệp vững bền hơn.  Phát triễn  những thể thức phối hợp cây mộc và chăn nuôi có rào dậu. Phát triễn những sáng kiến nhỏ thích hợp (nuôi ong, trồng câydược phẩm… ),   thiết lập những ruộng bậc thang mới. Tăng cường, cũng cố y tế, giáo dục.

         Vùng IV gồm các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.  Đây là nơi tài nguyên  rừng quan trọng đang bị đe dọa nặng nề. Phải cố gắng thiết lập những rừng cây  đa lọai ,đa tầng, đa năng, không chỉ trồng rừng độc loại như rừng thông ba lá trước đây. Xét lại tại sao đã quá lạm dụng phân bón hóa học mà không tăng gia mấy năng xuất lúa  nước.  Thay đổi hệ thống làm rẫy – shifting cultivation không vững bền được. Lạm thác ăn cỏ - overgrazing.  Đốn củi không kiểm sóat gì hết. Đây là  nơi cư trú của các tộc dân Tày, Dao,  Kinh, H’mông, Hoa, Nùng, Giáy. Cần thực hiện những mô hình nông lâm hay lâm  vững bền hơn. Phát triễn những thể thức quản trị rừng vững bền hơn. Cố gắng dùng phân bón hóa học  hửu hiệu kinh tế hơn. Nâng cấp hệ thống tưới tiêu cỗ truyền. Nâng cấp y tế, giáo dục địa phương.

Ruộng bậc thang hà giang

          Chủ yếu lúa trồng ở Hà Giang là  lúa nước. Năm  2000, diện tích trên 28000 ha ( kể cả ruộng lúa nước bậc thang, chiếm đến  95. 3 % tổng diện tích trồng lúa. Phần còn lại dưới 5 %  trồng lúa nương  - lúa rẫy – lúa cạn, không một thời gian nào cây lúa ngập nước cả. Diện tích lúa nước không gia tăng gì cả  trong những năm qua,dù rằng chánh phủ  hửu lý hổ trợ làm thêm ruộng  lúa nước bậc thang và cố gắng  phát triễn  xây dựng  những hồ nước trên núi – mountain reservoirs vừa thay thế đội nước từ sông suối sâu thẳm tốn năng lực tiêu dùng hay tưới tiêu.  Năng xuất gia tăng đáng kể từ 2.8 t/ ha năm 1995 đến  4.14 t/ha năm 2002 . Còn có thể tăng thêm năng xuất lúa mùa đủ nước tuới tiêu, trồng các giống lúa mới ( lọai lúa lai- hybrids kiểu Trung Quốc hay lúa nội phối- inbreds  kiểu Thần Nông miền Nam du nhập hay tuyễn chọn gần đây ở các trung tâm khảo cứu miền Bắc hầu có năng xuất trung bình  lúa mới các  vùng Trung Du, vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay là 6- 7 t/ha. Nới rộng hay tăng năng xuất lúa nước đông xuân thì phải  tăng cường hệ thống tưới tiêu và khả năng chịu lạnh hơn của các giống mới. Tuy nhiên vì dân mỗi ngày mỗi đông và ruộng lúa nước giới hạn, lúa cạn( nương rẫy ) không thể bền vững, Hà Giang khó lòng  có được  mức bình quân lương thực qui thóc quốc gia; năm  1991 chỉ 259 kg/ người, năm  1999 là  305. 3 kg/ người, hơn  phân nữa con số quân bình quốc gia đôi chút mà thôi ! Năm 2007 là 397.5 kgr /người vẫn còn  thua kém nhiều mức bình quân cả nước là 501.8 kg/người.

         Phải cố gắng tăng năng xuất ngô – bắp, lương thực chủ yếu trong bửa ăn hàng  ngày của tộc dân H’ Mông,  trồng nhiều ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ  là các huyện vùng cao núi đá vôi  trên đất feralít. Phải phổ biến các giống bắp lai mới siêu năng Mỹ hay lai tạo trong nước thích hợp khí hậu vùng cao Hà Giang cũng như các kỷ thuật luân canh hay các hệ thống sinh thái trồng lại rừng gìn giữ được mức phì nhiêu đất đai cũng như cố định được trồng bắp lâu năm trên một mảnh đất ở chương trình cố định đất  canh tác  và làng xã sau khi bải bỏ chế độ hợp tác xã không hợp thời và thực thi các điều khỏan luật điền địa mới nước nhà.( Nghị định 100 về việc cho các hộ nông dân thuê đất năm 1981; Nghị định số 10  cho phép nông dân khai thác riêng rẽ 10 – 15 năm cho hoa màu hàng niên và lâu hơn cho cây mộc;  Luật về giảm  gia nhập bắt buộc Hợp Tác Xã năm 1993:  Nghị định 327 về đất bỏ hoang – barren hills , luân canh làm nương rẫy? v.v…)  

           Sắn( khoai mì miền Nam )- cassava  tiếng Anh, manioc theo tiếng Pháp,  rất thông dụng cho tộc dân H’ mong các  huyện Quản Bạ, Đồng văn , Mèo Vạc  và các cộng đồng H’ Mong ở huyện Bắc Mê, cũng như các nông dân Dao ở các huyện Yên Minh, Hòang Su Phì, Xín Mần. Các tộc dân khác  như Tày, Nùng  xem  sắn  là cũ cứu đói và ăn trộn cơm vì không sản xuất đủ gạo, hay để nuôi heo. Tiến bộ quốc tế những năm sau này về cải thiện năng xuất và lề lối canh tác giúp định canh  định cư dễ dàng hơn, đáng được Hà Giang nổ lực phát triễn thêm. Ngòai khoai lang( nên nhấn mạnh đến khoai lang vỏ tím ruột tím  được dân Nhật, Đài Loan… ưa chuộng ngày nay), Hà Giang  còn là vùng trồng lòai  củ khoai mài ( từ nghèo, khoai chụp, hòai sơn, sơn dược, khoai rạng, khoai ngà … ) có lẽ  thuộc  các lòai khoai mỡ- igname chịu lạnh   Dioscorea depauperata, D. batatas,  D. persimilis. Các khoai mài - khoai mỡ- khoai ngọt – khoai từ - chụp …Dioscorea sp. có đến  trên 600 lòai và  mấy ngàn giống trên thế giới, nhiều giống cao năng chịu đất nghèo, lạnh vùng cao, trồng định canh -định cư, dây riêng biệt lên giàn, cho leo sào cao hay không,  hoặc trồng mọc  thành các tầng dưới tán rừng trồng lại, có lẽ  nên khảo cứu bổ sung hệ thống sinh thái rừng -nông nghiệp ( trồng trọt , chăn nuôi ) Hà Giang ?.  

       Cây trà -  chè  là cây công nghiệp mũi nhọn Hà Giang từ 20 năm nay. Năm 2000,  tổng trị giá  sản phẩm và diện tích  cây trà chỉ đứng sau cây lúa và cây bắp, nhưng lại dẫn đầu  số về các lọai cây sản phẩm xuất khẩu của tỉnh. Từ 6470 ha năm 1995, diện tích trồng trà năm 1999 đã lên trên 10 387 ha:  sản lượng từ 9625 tấn lên  16 293 tấn. Có lẽ nhân cơ hội này,  xét qua về tiến triễn  ngành trồng trà ở Việt Nam. Ngày nay Việt Nam được xem là một nôi  phát sinh cây trà trên thế giới ( gồm luôn cả lòai trà hoang dã núi rừng cao Đông Bắc Ấn Độ là Xishuanbanna). Sau khi Pháp chiếm Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19,  năm 1890 Pháp chú tâm  đặc biệt đến cây trà, khảo cứu nhiều về thực vật lòai trà và phẩm giá trà Việt Nam, sau Anh Quốc chừng 30 năm ở Sri Lanka ( Tích Lan ) và Darjeeling ( Ấn Độ ). Họ đã thiết lập  3 trung tâm khảo cứu canh tác cây trà ở Phú Hộ ( tỉnh Phú Thọ), Bảo Lộc ( tỉnh Lâm Đồng ) và Pleiku ( tỉnh Gia Lai ), có vườn ươm 27 giống trà tốt và một xưởng biến chế trà ở Tĩnh Cương( ? )  Phú Hộ.  Đến tháng 8 năm 1945, diện tích trà trồng ở tòan cõi nước nhà là 13 585 ha, sản xuất 6000 tấn trà khô, trà đen, trà xanh và trà ướp hương hoa thơm.  Nhưng  không thể nào tăng thêm diện tích trà từ 1945 đến 1955 vì chiến tranh Đông Pháp- Việt Nam lần thứ nhất. Thời gian này chế biến chánh là trà xanh cho thị trường quốc nội và xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 1956 – 57 tái xuất hiện trà đen  cận đại Catecka  Biển Hồ ( Gia Lai ) miền Nam  và 2 xưởng chế biến trà cận đại ở  Phú Thọ miền Bắc Nga Sô giúp đở kỷ thuật. Năm 1957, miền Bắc đã xuất khẩu 700 tấn trà đen và 500 tấn trà xanh sang Nga sô. Từ năm 1960 - 62 ( ? ) miền Nam đã  khởi sự chế biến trà xanh kiểu Nhật  xuất khẩu sang Nhật  và diện tích các  vườn trà tiểu điền dân di cư miền Bắc tự khai khẩn, tăng nhanh ở vùng Bảo Lộc  ?  Từ năm 1955 đến năm 1975, miền Bắc không bị chiến tranh trực tiếp, nới rộng diện tích trồng trà lên 65 000 ha, sản xuất  35 000 tấn trà khô, trong đó chế biến 18 000 tấn xuất khẩu. Năm 2007, diện tích trồng trà ở cả hai miền Nam – Bắc là  131 000 ha, sản lượng trà khô là 167 000 tấn, trong số này chế biến xuất khẩu là 130 000 tấn và hơn 30 000 tấn tiêu dùng trong nước.  Lúc này trà Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Năm 2009, diện tích vẫn như cũ 130 098 ha, nhưng năng xuất đã tăng từ 4.2 t/ha  trung bình năm 2000, lên 6.3 tấn /ha  năm  2007 đến 6.5 t/ha năm  2009. Các vùng trồng trà chánh yếu ở Việt Nam là:

-        Vùng trà Tây Bắc, tập trung ở 3 tỉnh Sơn La,  Lai Châu và Điện Biên. Đặc điểm của  vùng trà này là cao độ  500m trên mặt biển, tổng diện tích 17 200 ha. Đất đai và khí hậu  thích hợp cho các giống trà thơm –aromatic vatieties  như trà Ô Long( oolong ), trà Shan…
-        Vùng trà Việt Bắc gồm các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng. Đặc điểm vùng trà này là địa hình phức tạp. Tổng diện tích 41 000 ha. Có nhiều giống trà  khác nhau đặc biệt là trà  Tuyết Sơn – Snow Shan  ở Lũng Phìn huyện Đồng Văn ở cao độ trên 800m.
-        Vùng trà Bắc Trung Du gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Đặc điểm là  trà chuyễn tiếp từ núi đồi qua trồng đồng bằng đất thấp. Tổng diện tích trà  trên 35 000 ha.
-        Vùng trà Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tổng diện tích 11 000 ha. Đặc điểm  là khí hậu nóng nực cho trà  nhưng đất đai lại thích hợp hơn. Tập trung vườn trà là ở tỉnh Nghệ An .
-         Vùng trà Tây Nguyên gồm 3 tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Kontum: tổng diện tích 26 000 ha,  trên cao độ  850m- 1500m, nhưng các vườn trà phần lớn tập trung ở tỉnh Lâm Đồng, tỉnh có diện tích trồng trà lớn nhất đất nước.
         Việt Nam dự trù trồng 150 000 ha  trà năm 2020, tăng năng xuất trung bình từ 6500 kg/ha năm 2010 đến 8000 kg/ha năm 2020, cố gắng cải thiện phẩm giá trà, cùng xử lý trà an tòan vệ sinh – sức khỏe mẩu mực cận đại các phương thức canh tác, chế biến các lọai trà hầu mau đưa ngành xuất khẩu trà nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỉ đô la Mỹ một năm.

         Điều kiện thiên nhiên Hà Giang đặc biệt thích hợp cho  việc trồng cây ăn trái ( ăn quả ) cận nhiệt đới hay ôn đới. Các lọai cây có múi như cam quýt Hà Giang đã được ưa chuộng ở thị trường phía Bắc  trong đó có Hà Nội. Năm 2000, diện tích cam quýt tỉnh nhà đã  gần 2500 ha, chiếm 35 %  tổng diện tích cây ăn trái tòan tỉnh.  Vùng  trồng cam hiện tập trung từ Bắc Quang lên thị xã Hà Giang. Vấn đề then chốt là phải du nhập  các giống cam qúyt tuyễn chọn ở ngọai quốc, lai giống tuyễn chọn thêm các giống năng xuất cao hơn, mẩu mã đẹp hơn, chất lượng tốt hơn.  Nhưng tương lai ngành cây ăn trái Hà Giang lại là các lòai  cây ăn trái rụng lá sớm – deciduous fruit xứ mát, ôn đới. Năm 1995,  Hà Giang còn  thua kém  xa Bắc Thái ( chỉ trồng 3500 ha so với  10780 ha ). Năm 2010 diện tích cây ăn trái hai tỉnh đã tương đương nhau  ( 10 000 ha ), nhưng Hà Giang vẫn  còn thua Sơn La ( 12 000 ha ) và Quảng Ninh ( 14 000 ha ). Trước tiên phải kể đến các lọai mận Nhật - mận tây(  plum ) lòai Prunus salicina .  Các giống mận tây nổi tiếng ở miền Bắc là Mận Tam Hoa , mận  Hậu , mận Đường nguồn gốc  miền Nam Trung Quốc ( ? )  đều có nhược điểm :  mùa thu họach ngắn ngủi, khiến cung cấp thừa mứa mùa thu họach mận, giá bán  hạ quá đáng, sau tháng 6  là tháng ngày mùa, trái mận nhỏ  (20- 30mm ), không giữ được lâu ngày sau khi hái.  Năm 1995, Pháp viện trợ du nhập hột làm cây gốc- rootstock  cho cây mận là giống Myrobalan B lòai mận tây hạnh đào – cherry plum ( không phải Là Myrobolan họ cây bàng Terminalia),  đem gieo trồng ở Hà Nội, Mộc Châu ( Lai Châu ) và  Sa Pa ( Sơn La ). Năm 1996, du nhập các gỗ  mận tháp, trái to , chuyên chở ít bầm dập  là Blackamber, Friar , Simka và Fortune,  đem ghép trên các gốc Myrobalan. Không rỏ nay kết quả ra sao ? Cũng không rỏ là Việt Nam đã du nhập các giống mận Nhật  ngon , trái to của bang Ca li- Hoa Kỳ khác các giống Blackamber, Friar chưa ?

       Mơ trồng nhiều ở vùng  Hòa Bình- Lạng Sơn – Cao Bằng   là mơ hoa vàng , hay mơ Nhật  lòai Prunus mume, trái cũng màu vàng, phủ đầy lông ruột dính, hột tròn rất cứng, và các lọai mơ -mai lọai hòang mai ( mơ ) Cao Bá Quát ca tụng “Hòang mai, vũ hậu, lục hà hương”  thường thuộc lòai Prunus armenica, nguồn gốc Ba Tư-Iran. Nên khuếch trương thêm  trong chương trình tái tạo rừng ở Hà Giang là các giống mơ vàng Bạch thông –yellow apricot, mơ vàng Mộc Châu   và mơ vàng Má Đào – pink apricot   và du nhập thí nghiệm các giống mơ mai Ca Li như Apricot Gold trái to, có giống lùn chỉ cao tự nhiên 1.2- 1.3m,  giống Royal trồng nhiều nhất ở Ca li rất thích hợp đóng hộp hay phơi khô , giống Early Gold trái chín sớm và nhu cầu lạnh rất ít, giống King chín sớm, trái rất to màu vàng rực rỡ nhưng lại cần  có cây khác thụ phấn, giống Royalty  trái to nhất ở các trái mơ v.v… Giống đào lông – peach   lòai Prunus persica dân H’Mông trồng ở Hà Giang tên gọi là Đào Mèo, nếu săn sóc kỷ lưỡng cũng có trái to như  các đào lông Âu – Mỹ , nhưng bình thường  trái nhỏ và mùa thu họach rất ngắn. Hai lọai đào địa phương khác nên phổ biến thêm là Đào Mẩu Sơn ( Lạng Sơn ) và Đào Sa Pa( Lào Cai, vỏ vàng, ruột vàng, hột rời ). Năm 1991, Lương nông Quốc tế- FAO thử nghiệm ở Bắc Hà tỉnh Lào Cai cho thấy là giống đào lông DA2 của Bảo Gia Lợi – Bulgaria thích nghi cho miền cao Việt Nam.  Lê trồng nhiều ở Hà Giang thuộc nhóm lê Tàu Pyrus pyrifolia Na Kai trái nhỏ, ăn như có sạn do tộc dân H’ Mông du nhập từ lâu  và năm 1960 đã phổ biến rải rác ở nhiều vùng cao tỉnh nhà. Tuy nhiên diện tích các giống lê Tàu không mở rộng được, vì thời gian thu họch ngắn ngủi quá đổi. Các giống “lê tây  thường là“  giống lai Pyrus communis x P. pyrifolia hay  các giống lê lòai Pyrus pashia đều cho trái ăn rất dỡ. Giống lê Tây Kieffer , Mieville du nhập năm 1921 khá nhất, nhưng mùi vị còn tầm thường,  nấu chín ăn ngon hơn, chịu đựng phần nào bệnh cháy lá Erwinia amylavora, có yêu cầu lạnh ít. Hai giống lê địa phương khá nhất là Lê TáoLê Đường  đều thuộc lòai P .pyrifolia. Hà giang nên thí nghiệm thêm các giống “lê Ca Li” là  Hosui,  Shinseki , Yali ( hay Mỏ Vịt ). Trên độ cao 700m, phải kể ra các giống hồng trái – kaki – persimmon , thuộc lòai Diospyros kaki. Giống ka ki phổ cập nhất ở Hà Giang là hồng Quản Bạ  nhưng cũng tìm thấy ở nhiều nơi khác  là hồng Thạch Thất, hồng Lí Nhân, hồng Sơn Dương, hồng Lục Yên, hồng Bảo Lâm…  Không rỏ là chương trình phát triễn 100  000 ha vào năm 2010 các giống cây trái ôn đới nước nhà nay diện tích thực hiện bao nhiêu và phần diện tích Hà Giang trong số  này là bao nhiêu ?

              Chăn nuôi Hà Giang còn nhỏ bé trong cơ cấu nông nghiệp tỉnh, gía trị sản xuất không đổi mấy từ năm 1995 đến nay ( ?). Chủ yếu chăn nuôi tỉnh là nuôi trong các hộ gia đình theo hướng kiêm dụng lấy thịt, sữa , sức kéo. Thế mạnh nhất là chăn nuôi gia súc, còn lại là chăn nuôi gia cầm, nuôi ong với gần 9 000 tổ ong gia đình. Diện tích đồng cỏ tỉnh nhà  trên 1200 ha và ao hồ, sông suối nuôi cá gần 1000 ha. Tộc dân H’mông sống trên cao độ, trồng bắp làm thực phẩm chánh như đã kể trên. Để lấy sức kéo, dân H’ mông  nuôi một giống bò đặc thù Hà Giang gọi là giống bò Mèo. Phân tích di truyền của nhóm  Thú Y Pháp – Việt BIODIVA, năm 2008,  cho biết thật ra giống bò này đa dạng hơn là độc dạng và có nhiều sự nội phối – inbreeding . Trộn lẫn  di truyền các  giống bò vàng – yellow cattle ở tỉnh Cao Bằng lân cận cũng xảy ra ở các  huyện miền Đông Hà Giang. Số bò  ở Hà Giang khỏang  52 000 con năm 1999, trong đó ba huyện phía Bắc là  Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh chiếm đến gần 40 000 con, nhiều nhất là ở Mèo Vạc  13400 con. Các tộc dân khác ở các vùng thấp chuyên trồng lúa nước thì nuôi trâu  lấy sức kéo và làm phân chuồng. Trái lại với bò, dòng gen trâu không bị gián đọan  chảy liên tục và không phân chia di truyền.  Đàn trâu Hà Giang lớn gần gấp ba đàn bò.  Nuôi trâu nhiều nhất là  ở các huyện Bắc Quang( 31 000 con ), Vị Xuyên ( 23300 con, Hòang Su Phì và Yên Minh . Hà Giang nuôi được gần  240 000 heo ( lợn ) và cải thiện tăng năng xuất bắp và nhất là sắn – khoai mì  và  đậu nành – đổ tương ( năm 1999 Hà Giang đã có 6 000 ha đậu nành ) chắc chắn sẽ gia tăng đàn lợn thêm nhiều nữa. Nghiên cứu thú y  vừa kể cũng cho thấy giống gà   ô thịt đa đen H’ mong- Black chicken H’mong breed  rất đa dạng di truyền và chứa nhiều alleles riêng tư - private   và trong phạm vi tỉnh Hà Giang không có  di truyền khác nhau giữa giống gà  ô đen H’mông với các giống gà khác trong tỉnh nhà . Nhưng các giống gà Hà Giang kể cả gà ô H’ Mông  là những cụm lai gà nuôi thương mãi với các gà hoang dã .

         Lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng Hà Giang, gắn bó mật thiết với  đời sống của  các cộng đồng các tộc dân tỉnh nhà. Năm  1999, đất lâm nghiệp chiếm 75 % diện tích tự nhiên, trong đó đang sử dụng 279 451 ha, 35.4 % diện tích tự nhiên. Tỉ lệ che phủ rừng là 36 % . Diện tích rừng có xu hướng giảm nhiều mỗi năm mất đi hàng trăm ha vì nạn chặt phá rừng, cháy rừng diễn ra nghiêm trọng  do tập quán du canh - du cư  của đồng bào miền cao và do trình độ dân trí thấp.  Vấn đề quản lý, bảo vệ rừng, trồng nuôi và chăm sóc rừng là những vấn đề khẩn thiết, cấp bách.  Chánh quyềnViệt nam muốn đưa độ che phủ rừng lên 46- 50% . Như vậy  phải tăng mau diện tích rừng trồng. Hiện nay Hà Giang chỉ trồng được bình quân 4000 ha / năm rừng tập trung và 2000 ha  rừng phân tán , nghĩa là còn rất chậm. Trước năm 2000, chương trình trồng rừng của Hà Giang chủ yếu  là trồng diện tích lớn , độc lòai là thông ba lá Pinus khaysia.

Thông 3 lá Hà Giang 
Chương trình trồng rừng độc lòai không thích nghi  với bảo vệ lưu vực nước cũng như bảo tồn các lòai đặc hửu.  Dù rằng ngay những năm đó ai cũng biết là rừng đa tầng, đa tán – multi storey canopy bảo vệ tốt hơn cả ánh nắng mặt trời, mưa rơi, và lá rụng chống lại xói mòn tốt hơn. Tốt hơn nữa,  rừng đa  lòai  không bị sụp đổ bất thần về cân bằng sinh thái khi đốn cây lấy gỗ. Trên phương diện an ninh thực phẩm gia đình, rừng trồng đa lòai có thể cung cấp  một nơi cư trú tốt hơn cho  nhiều lòai động vật, chim chóc. Những động vật hoang dã này thỉnh thỏang được săn bắt, những lúc khan hiếm thực phẩm là nguồn cung cấp protêin bổ sung tạm thời .

    Nguồn lợi rừng cho các tộc dân  vùng cao miền Bắc Việt Nam không lớn như  các vùng cao Đông Nam Á.  Tuy nhiên rừng vẫn tiếp tục cung cấp gỗ cho xây cất, củi đốt, nấm ăn, cỏ cho súc vật, cây cỏ làm thuốc và vài lọai thịt thú rừng. Nhiều lâm sản không phải là gỗ đặc biệt là song mây – rattan  đã bị lạm thác vì phát triễn công nghệ đan mây xuất khẩu. Những lọai giá trị như  song mật  Calamus platya hầu như tuyệt tích.  Lan- Orchids  khai thác bất hợp pháp,  để bán sang Trung Quốc, trở nên hiếm hoi.  Dân xã Lũng Thiền  huyện Vị Xuyên  cho biết gừng da hoang dã, phơi khô bán sang Tàu làm thuốc Bắc,  khai thác càng ngày càng khó khăn.  Cũng như hột thảo quả ở các tầng dưới rừng, dọc theo các bải sông và cũ mài hoang dã. Hai lọai Dừa- palm  các tộc dân ưa dùng  cây móc (đủng đỉnh ngứa ) Caryota  urens  thân cho bột ăn khi đói kém, cây đủng dỉnh Bắc Sơn  Caryota bacsonnensis ( ? ) thân dùng làm sợi dây thừng … cũng gần tuyệt tích ( Novellino – 1998 ) .

       Cách lựa chọn  lòai cây trồng lại  không để tâm đến  các quyền lợi đặc biệt trong rừng của dân gian địa phương  khi trồng lại rừng, khiến nhiều nơi dân địa phương xem đó là những không gian ngọai lai, không dính dáng gì  tới họ cả. Một giả thiết chung của những người làm chánh sách là các tỉnh miền cao có thể phát triễn  thay thế các hoa màu trị giá thấp bằng các cây mộc lâu năm  giá trị cao hay các hoa màu thương mãi. Tỉ dụ hoa màu quan  trọng cho tộc dân  Mèo là bắp không phải là cà phê ( lọai chịu lạnh arabica chưa có giống tuyễn chọn cao năng )  ở các vùng cao miền Bắc, thập niên 1990 quốc tế muốn thay  cây thuốc phiện.  Dân Mèo trồng luân canh cây thuốc phiện với bắp và thay thế cây thuốc phiện bằng cây rừng lâu năm, có nghĩa là lọai bỏ luôn cả các nương rẫy  bắp.  Sau thất bại cà phê arabica, chánh quyền khuyến khích thay thế bằng cây  dầu lanh – flax , cây dầu hột cải – rapeseed , canola oil và khoai tây, nhưng không mấy thành công.  Một tỉ dụ khác là các năm 1970- 74, chánh phủ  hổ trợ chuyễn hóa các nương rẫy lúa cạn  bằng các đồn điền trà ở xã Ngam La , huyện Yên Minh. Trong thập niên 1980,  1kg lá trà khô, các nông dân  tộc dân Dao  bán cho  hợp tác xã họ mua được 5kg bắp; nhưng khi giá trà quốc tế hạ, chánh quyền ngưng mua lá trà khô, dân Dao phải đối đầu một tiến thóai lưỡng nan:  thay các đồn điền trà bằng các nương sắn hay bỏ hoang mọi vườn trà, di cư đến một vùng khác.                    
                              ( Irvine , Ca Li ngày 3 tháng 11 năm 2012 )
          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét