Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Than Đá Thế Giới Hiện Nay


 Hiểu biết rõ  hơn về ngành  công nghệ than đá thế giới hiện nay

                                             G S Tôn thất Trình


           Theo báo cáo quốc tế tháng 5 năm 2012,  than đá  chiếm 20 %  tiêu  thụ năng lượng  nội địa VN , hơn  cả khí dầu thiên nhiên ( 11 % )  và thủy điện ( 10 % ) . Việt Nam cũng là nước xuất khẩu  anthracit- than “gầy” sạch nhất ( ít tro, ít phosphorus và  sulfur ) và cao năng nhất trong các lọai than đá, năm 2007 đã đứng hàng nhất thế giới , trên hẳn  Nga ( xuất khẩu 9 triệu tấn anthracit ) và Trung Quốc ( 5 triệu tấn ).  Việt Nam thường xuất khẩu anthracit  cao phẩm sang Nhật,  Hàn Quốc – Nam Hàn và Trung Quốc . Trung Quốc dần dần trở thành  nước nhập khẩu than gầy Việt Nam  lớn nhất những năm gần đây. Những dự trử anthracit và các than đá lọai khác thật là rộng lớn ở Việt Nam. Các dự trữ antracit mênh mông, đặc biệt ở tỉnh Quảng Ninh  miền Đông Bắc Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc.  Mỏ anthracit khai thác lộ thiên  hay ở các vĩa quặng dưới đất. Các mỏ anthracit chánh yếu  là ở các vùng Cẩm Phả , Cao Sơn,  Cốc Sâu, Đèo Nai, Đông Triều, Hạ Tứ ( ? ), Hồng Gai, Khe Châm, Mạo Khê, Mông Dương và Uông Bí. Dự trữ anthracit  Việt Nam ước lựợng là  3.5 tỉ tấn  từ mặt đất xuống sâu 300 m và trử lượng sẽ cao hơn nữa, nếu xuống sâu thêm. Ngành công nghệ quặng mỏ hiện chiếm  5% GDP xứ sở . Và xuất khẩu  hai hàng hóa chánh công nghệ này là dầu lữa và  anthracit  đem vể cho Việt Nam  chừng 20% tổng số ngọai tệ  hàng năm. Vì vậy tưởng cũng cần biết thêm  thế giới than  đá đang đi về đâu .   

                Từ Thủ phạm Khí hậu đến Giải pháp : Hãy làm Sạch  hẳn than đá đi ?   

                 Sau đây là quan điểm của Richard K. Morse, Giám đốc  Khảo cứu  cho các thị trường Than đá và Carbon  của Chương trình Năng lượng và Phát triễn Bền vững ở  Viện đại học Stanford , miền Bắc bang Ca Li , Hoa Kỳ, đăng tải ở  số tháng 7- 8  nguyệt san Ngọai giao -Foreign Affairs .


               Than đá, lọai đá  đốt làm nhiên liệu cho thời đại công nghệ,  một lần nữa đang  tái thiết viễn cảnh năng lượng tòan cầu. Thập niên qua, trong khi  thế giới  đứng nhìn sửng sờ những xoay tròn  các thị trường dầu lữa, niềm hứa hẹn năng lượng thay thế, mức phồn thịnh của khí dầu rẽ mạt, thì than đá  lại đưa mọi lọai năng lượng khác vào trong đống bụi than mình, chiếm  ở tổng số năng lượng  của nền kinh tế tòan cầu gần như  bằng  mọi nguồn năng lượng khác phối hợp lại. 

             Tăng gia nổ bùng sử dụng than đá không phải do thế giới đã mở mang, nơi yêu cầu  đã đến giai đọan  phẳng lì, không lên xuống nữa gây ra,  mà là do thế giới đang mở mang chậm tiến, nơi nhiên liệu này rẽ nhất  và là nguồn đáng tin cậy  sản xuất điện.  Năm 2012,  thị trường than đá  trao đổi thương mãi tòan cầu  dùng phát ra điện hy vọng đạt 850 megaton ( một mega – 106 , 1 triệu ), nghĩa là gấp đôi năm 2000.  Nếu khuynh hướng hiện tại tiếp diễn, theo Cơ quan Năng Lượng Quốc tế - the International Energy Agency ( IEA) , riêng hai nước Trung Quốc và Ấn Độ sẽ xài 75%  tăng trưởng yêu cầu  than đá  trước năm 2035, và than đá sẽ trở thành nguồn năng lượng duy nhất lớn lao thế giới, trước năm 2030.

              Nhưng khi than đá đang tái tạo các thị trường  năng lượng, than đá cũng tái tạo khí hậu . Đốt than đá là nguồn gốc phát thải  carbon dioxide – CO2  lớn nhất thế giới, gần 13 tỉ tấn  mỗi năm.  Hầu so sánh,  dầu lữa phát thải 11 tỉ tấn và khí dầu thiên nhiên  6 tỉ tấn. Với yêu cầu than đá bành trướng mạnh ở Á Châu, giữa năm 2010 và 2035, phân nữa  tổng số  tăng gia phát thải carbon dioxide  tòan cầu từ các nhiên liệu hóa thạch, sẽ là từ việc dùng than đá trong vùng Á Châu. Nói một cách khác, vấn đề khí hậu là vấn đề than đá.

             Về hai thập niên vừa qua,  các nhà kinh tế và ngọai giao  có khuynh hướng ưa thích một giải pháp cho vấn đề : đặt một giá cả cho phát thải carbon dioxide, giúp thị trường tìm ra con đường rẽ nhất làm nguội mát khí hậu. Nhưng cách làm có vẽ như là tối hảo kinh tế như vậy, đã tỏ ra bất khả thi về phương diện chánh trị  trên đa số các nền kinh tế quốc gia.  Một chiến lược khác, đề xướng điện tái sinh, là một phần cần thiết  giải quyết vấn đề khí hậu, nhưng chíến lược này lại không đủ gì cả.  Các nền kinh tế đang phát triễn thảy đều xây thêm nhà máy điện than đá ở một kích thước vẫn còn làm lùn hẳn phần năng lượng tái sinh đóng góp, và các nhà máy này  vẫn tiếp tục xay ra  càng ngày càng nhiều hơn phát thải, trong những thập niên tới.

                Than đá, dù cho các chánh sách năng lượng sạch lan tràn, không tan biến mất đâu thời gian tới. Năm 2010 ( năm mới nhất có được dữ liệu ), 30 % năng lượng sử dụng trên thế giới là từ than đá, đứng hàng thứ hai chỉ sau dầu lữa là 34 %.  Đa số than đá này  dùng ở khu vực điện, nơi than đá chiếm  hơn 40%  khả năng tạo điện, chia phần lớn nhất trên hẳn mọi dạng năng lượng khác.

              Vì rằng  than đá ngự trị cao xa, một trong những phương cách  chống trả  nạn hâm nóng tòan cầu hứa hẹn nhất  là làm cho than đá phát thải ít carbon dioxide hơn, một giải pháp  ít lẫn tránh  hơn là chúng ta  thường tưởng. Chỉ đơn giản thiết lập những kỷ thuật tốt nhất hiện có ở các nhà máy than đá tại thế giới đang mở mang là đã có thể  cắt bớt mỗi năm giải tỏa hàng tỉ tấn thể  tích  carbon dioxide,  giảm thiểu nhiều hơn trên căn bản hàng năm  phát thải  của điện  gió, mặt trời,  địa nhiệt  cọng chung lại.  Và những kỷ thuật tiên tiến  hiện đang thi công ngày nay, ngày mai nào đó sẽ giúp cho than đá được đốt cháy, mà  không  giải tỏa  tí nào carbon dioxide vào khí quyển .

              Muốn các sáng kiến này thể hiện, các ngân hàng đa quốc gia sẽ phải cung ứng tài chánh, các chánh phủ cá nhân sẽ phải tài trợ khảo cứu và khuyến khích đầu tư tư nhân. Cố gắng làm sạch hẳn than đá không phải là để thay thế  một chánh sách khí hậu tòan diện hơn, gồm luôn cả đặt một giá cả ( đánh thuế ) trên carbon và đề xướng  năng lượng tái sinh. Ngòai sự cố thình lình  nhất trí tòan cầu  khó xảy ra là đánh thuế carbon dioxide, chúng là những phương thức thực tiễn nhất làm ra tiến bộ tức thời  trong công cuộc chống trả nạn hâm nóng địa cầu.

                             Cơn sốt than đá      



              Hầu đối đầu vấn đề than đá, thật quan trọng hiểu rỏ trước tiên tại sao nhiên liệu này  lại trở nên phổ thông như vậy.  Dù rằng than đá thường bị gán tên là côn đồ - vô lại môi sinh ngày nay, cách đây chỉ 40 năm tuồng như là một giải đáp rỏ rệt, cho vài thách thức  chánh trị và kinh tế cấp bách nhất của thế giới đã mở mang.  Nhưng khủng hỏang dầu lữa  vào thập niên 1970  cho các quốc gia đã công nghệ hóa làm gián đọan cung cấp dầu lữa, có thể gửi tới  những làn sóng sốc  không những chỉ xuyên qua các  hệ thống chuyên chở mà cũng còn xuyên qua những khu vực  điện, vì lẽ nhiều điện được  phát ra bằng cách đốt các sản phẩm dầu lữa . Cho nên họ vội vã  thay thế dầu lữa  các carten – cartel kiểm sóat  bằng than đá rẽ tiền và phong phú.

             Giữa năm 1980 và 2000,  các quốc gia hội viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triễn Kinh tế- Economic Cooperation and Development ( OECD) tăng gia sử dụng  than đá để phát ra điện khỏang 61% và giảm đi 41%  sử dụng dầu lữa ở khu vực này ; trước đó phân tán  theo từng  hốc  thị trường  các vùng địa phương, thương mãi quốc tế than đá  tăng mau lẹ thành một trao đổi hàng hóa  tòan cầu phức tạp  và kích thước lên 4 lần hơn.   Các mạng lưới nhà cung cấp ổn định và đa dạng cống hiến cho các quốc gia nhập khẩu than đá phí tổn năng lượng thấp và tăng cường  an ninh năng lượng.  Giá điện không còn dễ tổn thương vì bất ổn  ở Trung Đông.  Chuyễn đổi từ dầu lữa qua than đá trả tiền lời cỗ phần rất cao .
            Tuy nhiên, đến thập niên 1990, khí dầu thiên nhiên  đã trổi dậy như thể là một cạnh tranh  thay thế  phát xuất điện ở thế giới  đã phát triễn và cơn sốt  than đá làm các  thủ đô Tây phương bị băng giữ chặc, khởi sự lui dần.  Giữa năm 2000 và 2008,  sử dụng   than đá làm ra điện ở các quốc gia  OECD  chỉ tăng 4 % , trong khi  sử dụng khí dầu thiên nhiên  tăng 55 % . Tương lai  than đá ở các nước đã mở mang  trông có vẽ mờ tối thêm mỗi năm. Ngày nay, các chuyên viên tiên đóan  là yêu cầu than đá  ở các xứ OECD  sẽ vẫn phẳng lì, e có cơ teo lại, từ nay đến 2035. Ở Hoa Kỳ, đe dọa chánh cho than đá  đang mất thêm phần thị trường cho khí dầu thiên nhiên mới rẽ tiền , thành quả của phồn thịnh khí dầu diệp thạch – shale gas)  và các điều hòa liên bang khe khắc hơn.  Ở Âu Châu,  đe dọa chánh là từ các  chánh sách  môi sinh.  Đá chốt vòm cuốn chánh sách  khí hậu Âu Châu- EU , Hệ Thống  Trao Đổi  Phát Thải -EU Emisions Tradings System, tung ra năm 2005, đã khiến các quốc gia chuyễn qua khí dầu thiên nhiên sạch hơn. Trong lúc đó, các mệnh lệnh năng lượng tái sinh đã bắt đầu  đẩy than đá ra khỏi thị trường.

             Thế giới còn lại  chạy lẹ về hướng trái ngược. Khi các quốc gia đã công nghệ hóa  trước đó đã ôm chồm than đá hầu đa dạng các cung cấp năng lượng  vào thập niên 1990,  thế giới chậm tiến- đang mở mang xoay qua than đá để giải đáp một  vấn đề hòan tòan khác : nghèo khổ.  Các nền kinh tế tăng trưởng mau lẹ  càng cần thêm nhiều điện  và than đá là phương cách rẽ nhất và thực tiễn nhất  để sản xuất điện.Than đá không phải là nguồn năng lượng sạch nhất, nhưng các quốc gia đang mở mang xem ô nhiễm là một phí tổn đáng giá  phải chịu đựng,  hầu có được lợi lộc của một nền kinh tế  cận đại.  Rajendra Pachauri, nhà kinh tế Ấn Độ, chủ tịch Tổ chức  Pannen Liên Chánh phủ  cho Thay đổi Khí hậu,  đã tự hỏi : « Ai lại có thể tưởng tượng 400 triệu người  không có một bóng đèn điện trong nhà họ ? ». Ông tiếp : «   Không thể một ai ở một thể chế dân chủ, lại có thể quên bẳng vài thực tế này …Chúng ta không có  lựa chọn nào khác hơn là dùng than đá » .

          Và khi thế giới đang mở mang duy trì tăng trưởng, than đá vẫn là nhiên liệu đáng lựa chọn.  IEA  mong đợi  là yêu cầu than đá ở các quốc gia , không phải là OECD, sẽ tăng gần gấp đôi  đến năm 2035, nếu những chánh sách hiện hửu  tiếp diễn,  yêu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm hơn 80% tăng trưởng này. Inđô nêxia,Việt Nam  và phần lớn  Á Châu còn lại, cũng sẽ xây cất mau lẹ những nhà máy điện than đá mới.  Như vậy , các thị trường  than đá Á Châu  nằm ngay trong  thâm tâm của vấn đề hâm nóng tòan cầu đó.    

       Ca của Trung Quốc,  nơi phát thải carbon lớn nhất thế giới, chứng minh rỏ ràng là thật khó lòng bỏ nhiên liệu than đá. Trông cậy của Trung Quốc vào than đá  cáng ngày càng tỏ ra qúa đắt giá. Trong 5 năm qua, khi yêu cầu than đá tăng cao và nguồn cung cấp cố gắng thõa mãn , giá cả than đá  ở Trung Quốc tăng vọt  đến trời xanh.  Trong lúc đó  giá điện điều hòa mạnh mẽ ở Trung Quốc  không  cho phép giá điện tăng theo song song .  Giá cả trở nên méo mó  nhiều ở nhiều nơi ;  giá một tấn than đá  cao hơn  giá trị  điện nó có thể tạo ra. Tùy thuộc Trung Quốc vào than đá , không những là một thói quen đắt tiền và cũng là một hiểm nguy môi sinh nữa.  Thêm vào phát thải  carbon dioxide và sulfur dioxide,  đốt than đá tạo ra các đống núi tro độc hại,  cuốn thành giông tố và  chất  độc hạt tử trùm phủ  mền chăng lên các thị trấn -  đô thị.  Ô nhiễm này  mỗi ngày mỗi làm tăng cơn thịnh nộ của dân gian Trung Quốc và đã tạo ra những biểu tình phản đối.

     Trung Quốc đã làm đủ mọi cố gắng đá xa  đi  thói quen dùng than đá.  Chánh phủ đặt  mục tiêu làm ra 15%  năng lượng xứ sở,  từ các nhiên liệu không hóa thạch – nonfossil fuel ( con số hiện nay là 8% ) năm 2020 với  điện hạt nhân và thủy điện,  để đạt phần lớn khác biệt ở khu vực điện. Trung Quốc đã trợ cấp hào phóng điện gió và  điện mặt trời, những công nghệ  tiến mạnh những năm gần đây.  Bắc Bình cũng tụ điểm  cải thiện hiệu năng  của phát điện đốt than đá bằng cách tài  trợ các khảo cứu công nghệ đúng nghệ thuật và đóng cửa các nhà máy than đá cũ kỷ và dơ bẩn hơn.  Thành quả là trung bình  các nhà máy than đá Trung Quốc hửu hiệu hơn  trung bình các nhà máy than đá Hoa Kỳ.

      Những chánh sách này đã bắt đầu bẻ cong cơn nghiện ngập than đá của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc  đang phải chống trả một cuộc  chiến đấu khó khăn mỗi ngày mỗi tăng gia về yêu cầu năng lượng. Thành phần than đá ở khả năng phát điện Trung Quốc rơi xuống từ  81 % năm 2007 xuống 64%  năm 2010,  nhưng con số cho năm 2011  lên lại 65%,  chứng tỏ rằng  con đường hướng về  các nguồn năng lượng thay thế sẽ không thẳng hàng đâu.  Năm ngóai, hạn hán đã làm giảm bớt sản xuất thủy điện, gây ra cúp điện nặng nề.  Các nhà kế họach Tàu trung ương chắc chắn sẽ xem các nhà máy than đá là phương cách duy nhất có được để duy trì ổn định mạng lưới điện, đặc biệt khi xứ sở trông cậy nhiều về điện gió và mặt trời  mà sản xuất  rất là ngắt quảng, khi có khi không.

 một người thợ mỏ trung quốc đang tắm sạch lớp than đen sau khi từ trong hầm than ra,
hình chụp ở Sơn Tây, Trung Quốc, tháng năm 2009 
       Hơn nữa,  các kỷ thuật mới có thể chuyễn hóa than đá thành những nhiên liệu lỏng đáng giá, khí dầu thiên nhiên và hóa chất  có thể cản trở  tiến bộ hướng về  tương lai không than đá. Khi gía cả dầu lữa lên cao, Trung Quốc đã ve vản các đầu tư đại trà trên những kỷ thuật này. Dù cho  các nhiên liệu thành quả có thể ít thân thiện cho môi sinh hơn là xăng, ở một thế giới mà  giá một thùng dầu là 100 đô la Mỹ,  kinh tế học mỗi năm  lại càng bị các kỷ thuật  mới than đá quyến rũ thêm.

        Nếu Trung Quốc duy trì các cố gắng đa dạng nguồn cung cấp năng lượng của mình,  thành phần  than đá chia sẽ ở khả năng điện tổng cộng, có thể bớt đi chừng1 đến 3 % một năm, trước năm 2020.  Sau đó, nó còn có thể rơi xuống mau lẹ hơn nữa, khi điện hạt nhân  và khí dầu thiên nhiên  chen chân mạnh mẽ hơn.  Ngay cả lúc đó, cũng sẽ thật là khó khăn cho Trung Quốc sản  xuất điện từ than đá  ít hơn 50%  tổng số vào năm 2030.  Dù thích dù ghét,  than đá sẽ duy trì  địa vị là nhiên liệu chủ trì ở Trung Quốc,  cũng như ở  các nền kinh tế Á Châu đang trỗi dậy, một thời gian khá lâu !      
         
                          Điện hửu hiệu

        May thay, tương lai đốt than có thể làm sạch hơn.  Muốn ngăn cản không cho phát thải  tăng nhanh như yêu cầu than đá, các quốc gia đang mở mang cần thiết lập các kỷ thuật than sạch tiên tiến ở kích thước lớn. Muốn vậy, họ sẽ cần  các nước đã mở mang giúp đở. Các quốc gia OECD  phải họat động cùng các tổ chức quốc tế  tỉ như IEA  và Ngân Hàng Thế Giới  cung cấp chuyên môn  về các kỷ thuật than sạch mới mẽ nhất  và tài trợ trả tiền chúng. Trong ngắn hạn, họ phải tụ điểm giúp thế giới đang mở mang nâng cấp các nhà máy than đá hiện hửu  và xây cất thêm các nhà máy mới hửu hiệu hơn.

      Những nhà máy than đá hiện hửu trên thế giới là những trái cây treo lỏng lẻo. Chỉ đơn giản  cải thiện tu bổ căn bản và thay những cánh quạt tua bin cũ, là có thể tăng hiệu năng các nhà máy than đá này lên  2% và  giảm phát thải  carbon dioxide xuống 4- 6 lần ít  hơn .  Những giảm thiểu này có thể cọng chung nhau.  Nếu Trung Quốc chỉ  làm cho các nhà máy than đá ít hửu hiệu của mình 2% hửu hiệu hơn, Trung Quốc cũng sẽ cắt bớt phát thải ước lượng 120 megaton mỗi năm, gần bằng phát thải của Vương Quốc Anh hàng năm.
      Cơ hội nâng cấp đơn giản đã chín mùi khắp Á Châu và  những cải thiện  này điển hình tốn ít thời gian thanh tóan cho chúng. Muốn đặt chúng vào tại chỗ,  những gì các nước đang mở mang cần  từ phần còn lại của thế giới  là hiểu biết  công nghệ -engineering know- how  và tài trợ khiêm tốn.  Các tổ chức  quốc tế tỉ như  Trung Tâm Than Sạch – Clean Coal Center IEA , một  viện khảo cứu  cống hiến chuyên môn  cách nào giảm bớt  cho đủ khả năng lo liệu  phát thải nhà máy than đá, phải nới rộng thêm phạm vi hoạt động.  Các quốc gia đã mở mang cần xem xét những cố gắng này, coi đây là một phần chiến lược  ngọai viện .
       Cơ hội lớn kế tiếp  là thay đổi lọai nhà máy than đá mới mẽ để xây cất.  Phần lớn thế giới vẫn còn xây cất cái mà ngành công nghệ  gọi là các nhà máy” chưa tới giới hạn – subcritical” , họat động ở  áp xuất và nhiệt độ thấp  và như thế thiếu hửu hiệu.  Thành quả là trung bình hiệu năng  của các nhà máy than đá thế giới nay chừng 30% , có nghĩa là 70%  tiềm thế năng lượng   của than đá mất đi , khi  than đá chuyễn hóa thành điện.  Các nhà máy than đá “ siêu giới hạn – super critical” hửu hiệu hơn  có thể đạt các mức độ hiệu năng chừng 40- 41 % ; ngay cả các nhà máy “ cực siêu – ultrasupercritical”  có thể đạt các mức 42- 44% .  Trong vòng 10 năm tới, các nhà máy tiên tiến  có thể họat động ở nhiệt độ cao hơn sẽ được tung ra thị trường đạt các mức độ hửu hiệu gần 50%. Như vậy  các nhà máy mới  bằng cách làm khí hóa than đá trước khi đốt cũng sẽ tăng cường hửu hiệu tương tự.  Không rỏ mỏ than Bắc Việt( báo KHKT thông tin) cách đây mấy năm,  được Nhật giúp đở làm khi hóa dưới đất, đã đi đến kết quả nào ?

               Thay thế  những nhà máy than đá xưa cũ bằng các nhà máy đúng nghệ thuật – state-of –the art , cũng sẽ cắt bớt phát thải carbon dioxide một cách đáng kinh ngạc, vì rằng, cứ tăng thêm hửu hiệu 1% là giảm thiểu hai hay ba lần phát thải  carbon dioxide. Tổng thể , dù cho rằng bao nhiêu  điện thế giới đã được sản xuất ở các nhà máy than đá lỗi thời đi nữa, những lợi lộc này rất to lớn. Nếu mức hửu hiệu  trung bình mọi nhà máy than đá trên thế giới được tăng thêm đến 50% , phát thải từ các nhà máy điện đốt than đá  sẽ  rơi xuống bớt đi 40% . Ở các mức phát thải hiện hửu, số lượng này là 3 tỉ tấn carbon dioxide ít hơn hàng năm, tương đương hơn  phân nữa số lượng Hoa Kỳ giải tỏa ra mỗi năm !

      Các nhà máy hửu hiệu hơn  đúng là  một biết điều kinh tế dài hạn. Dù cho một nhà máy cực siêu  công xuất là 750 megawatts , tốn khỏang 200 triệu đô la Mỹ cao hơn  nhà máy siêu giới hạn cùng cở , nhưng nhờ tiết kiệm than đá, các công ty điện có thể thu hồi lại  phí tổn qua hết đời sống nhà máy.   Kinh tế  cho một sự giảm thiểu  carbon dioxide như thế , cuối cùng tự mình trả lấy phí tổn ; và nếu ai đó  tính phí tổn hủy bỏ- abatment cost, nó sẽ là 10 đô la Mỹ mỗi tấn.  Hầu so sánh, theo hệ thống  đội nắp và  giao thương – cap and trade system ở bang California, các công ty đã phải trả khoảng 15 đô la Mỹ để  phát thải một tấn carbon dioxide.

         Tuy nhiên, vấn đề  các sở tiện nghi ở thế giới đang mở mang  thiếu tiền mặt, không đủ tài chánh trong tay để thực hiện những lợi lộc này  qua nhiều thập niên.  Các ngân hàng phát triễn đa quốc gia  có đủ tài chánh, nên họ phải bước vào tài trợ  phí tổn thêm tư bản xây cất những nhà máy than đá hửu hiệu cao. Lợi tức tăng thêm, thành quả xài phí than đá ít hơn, lớn hơn  sẽ trả tiền vay nợ xây cất.

         Nếu các ngân hàng phát triễn không muốn tài trợ  các nhà máy mới, các cơ sở tiện nghi có thể quay sang phía thị trường cầu  mong giúp đở.  Các dòng lợi tức  tăng thêm  có thể gói trọn  thành những “chứng khóan – securities  xanh – green” thương mãi được  và bán cho các nhà đầu tư tư nhân, họat động như thể những bông phiếu quốc trái- bonds . Các nhà đầu tư sẽ  cho vay tư bản  trung thực up-front,  hầu trả tiền cho các nhà máy hửu hiệu hơn, tạo ra những lợi nhuận cao hơn .      

         Đổi lại, khi các thỏa hiệp bán điện dài hạn cho nhà máy được cơ cấu hóa, các nhà đầu tư sẽ lảnh một phần lợi nhuận có thêm.  Hầu tối đa các lợi lộc môi sinh, bất cứ một chương trình cho vay nào cũng không được tài trợ những nhà máy ít hửu hiệu hơn  các nhà máy cực siêu - ultra super critical plants .

        Các nhà chỉ trích có thể biện cứ  là tài trợ bất cứ lọai than đá nào cũng là một chánh sách môi sinh xấu xa. Cách tính tóan có phần phức tạp hơn và nó tùy thuộc các phản sự kiện . Ở những nơi tài trợ  điện than đá sẽ kéo ùa đi các nguồn năng lượng sạch hơn, các ngân hàng phát triễn sẽ cố kìm hãm  một hành động như thế.  Nhưng đa số các quốc gia đang mở mang, bị ngân sách eo hẹp và thay thế giới hạn cho tạo điện đại trà cản trở, phải trực diện một lựa chọn, không phải giữa  than đá và năng lượng tái sinh, mà là giữa các nhà  máy than đá không hửu hiệu và  các nhà máy hửu hiệu. Ở những nơi này, thật đúng nghĩa lý  tài trợ các nhà máy hửu hiệu,  vì chúng sẽ giảm thiểu  phát thải đáng kể.  Trong những ca khác, thực tế sẽ đâu đó  nằm giữa  hai lựa chọn này và các ngân hàng phát triễn  phải tài trợ những gói năng lượng tái sinh, song song với than đá sạch hơn.  Chính cách thu xếp này đã được Ngân Hàng Thế Giới  đạt được ở Nam Phi  năm 2010, khi xứ này  trải qua  một thời gian thiếu điện  tê liệt.

       Một thúc đẩy  cho sự hửu hiệu có thể đem tới quyền lợi kinh tế và môi sinh các quốc gia đang mở mang bố trí thẳng hàng.  Dù rằng Trung Quốc đã năng nổ thay thế các nhà máy lỗi thời với các nhà máy hạng nhất thế giới, các quốc gia khác không đủ sức để vượt qua các rào cản  khoa học và tài chánh ( kể cả Viêt Nam ? )  hầu tăng cường cho hửu hiệu. Thiếu tiến bộ này  thể hiện một  mất mát cơ hội to lớn,  ngăn ngừa hàng tỉ tấn carbon dioxide làm ô nhiễm khí quyễn.

                  Than đá không carbon

          Trong tương lai, khi các nhà máy than đá thế giới  đạt những giới hạn của sự hửu hiệu và kinh tế  năng lượng tái sinh trở thành thuận lợi hơn, các nhà máy than đá  tiên tiến sẽ đến  giai đọan đường cong lợi tức thu hẹp lại- diminishing return.  Nhưng vì lẽ than đá quá rẽ  và quá phong phú, nó sẽ là  một pha trộn chánh năng lượng thế giới  vào khỏang thời gian đang tới. Rồi trong dài hạn,  mục đích sẽ là phát triễn khả năng  sản xuất điện  từ than đá không giải tỏa bất cứ một phát thải nào.  Những  kỷ thuật cống hiến  mức khả thi này đã bắt đầu trỗi dậy.  Nhưng muốn  trở thành sống còn thương mãi được, chúng cần được các chánh phủ hổ trợ và điều hòa.

        Một trong những kỷ thuật dẫn đạo than đá sạch là chụp bắt và kiềm hãm – carbon capture and sequestration ( CCS) , nơi đây carbon dioxide  được ống xi phông từ phát thải nhà máy điện rồi bơm xuống dưới đất. Ngay bây giờ, tiến trình còn quá đắt tiền, tốn chừng 50 đô la đến 100 đô la  cho mỗi tấn carbon dioxide tồn trử. Nhưng vì lẽ carbon di oxide từ các nhà máy than đá là một trong những nguồn phát thải lớn nhất, tiến trình này đáng lưu ý để cố tâm  kéo  các phí tổn này hạ xuống. Để làm như thế,  các chánh phủ  nay đã đở đầu  khảo cứu CCS, kể cả ở Úc, Trung Quốc, Hiệp hội Âu Châu và Hoa Kỳ, cũng cần tăng thêm tài tài trợ.
Kỷ thuật dẫn đạo than đá sạch : chụp bắt và kiềm hãm 
          Cho đến nay, tổng cọng  tiền hổ trợ công chúng tòan cầu cho các dự án trình diễn CCS  chỉ mới đạt 23 tỉ đô la Mỹ. Các quốc gia phải phối hợp những cố gắng mình  hầu gia tốc các sáng kiến về CCS , dự tính  trình diễn cố gắng nhiều nơi, tỉ như ở Trung Quốc quốc gia đã cống hiến phí tổn thấp và ít rào cản điều hoà hơn. Thêm vào đó, các chánh phủ phải chấp thuận  điều hòa mau lẹ hơn – fast track regular approval cho những dự án  sử dụng chụp bắt carbon dioxide  để làm sống lại các bồn trữ dầu lữa cũ đã cạn kiệt, một thủ tục làm cho kinh tế CCS hấp dẫn thêm.

        Một kỷ thuật than đá sạch cách mạng hơn nữa  là giúp cho các công ty năng lượng  chụp bắt năng lượng than đá,  không cần đem than đá lên mặt đất. Khí hóa than đá dưới đất – underground coal gasification hay UCG liên hệ đến  nổi lữa các vĩa mỏ than đá  dưới xa mặt đất, biến chúng thành khí rồi bơm lên mặt đất làm nhiên liệu cho các nhà máy phát điện  hay tạo ra các thay thế cho dầu diesel. Như vài mỏ than Quảng Ninh( ?) đang làm với viện trợ Nhật đã nói trên . Kỷ thuật này đang trải qua một làn sóng đầu tư mới, nhờ những tiên tiến mới về khoan giếng dầu và làm  kiểu mẩu computer mới, làm hạ giá phí tổn. UCG để lại phần lớn ô nhiễm  liên quan đến đốt than đá dưới đất, đặc biệt khi tiến trình được phối hợp với CCS.

       Kỷ thuật UCG  chưa được thương mãi hóa rộng rải, nhưng các dự án dẫn đạo khắp thế giới, đã giúp cho các kỷ sư hòan thiện các kỷ thuật khoan  và đốt cháy; cho nên  phí tổn  có thể hạ bớt trong tương lai. La Bô Quốc Gia ( Hoa Kỳ ) Lawrence Livermore ước lượng là khí UGC tạo ra có thể  trên phương diện môi sinh  tương đương với khí dầu thiên nhiên và giá là khỏang 6$ đến 8$  cho một triệu BTU.  Rặng giá cả này cao hơn các giá cả khí dầu thiên nhiên Hoa Kỳ hiện nay,  chao đảo từ 2 $ đến 3$, nhưng chỉ bằng phân nữa Trung Quốc và Ấn Độ  trả cho thị trường quốc tế về khí dầu thiên nhiên.  Khí dầu từ UCG  cũng sẽ rẽ hơn dầu lữa tính theo đơn vị năng lượng và có thể chuyễn qua thành nhiên liệu chuyên chở, cạnh tranh trực tiếp dầu lữa .   

    Các chánh phủ phải cung cấp vốn  cho khảo cứu kỷ thuật đầy hứa hẹn này, có thể sản xuất ra nhiều lợi nhuận lớn lao cho an ninh môi trường và năng lượng. Các công ty ở Úc và Trung Quốc đã tiếp tục đeo đuổi các dự án UCG tiên tiến. Theo các nhà khoa học La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ Lawrence Livermore,  nếu chánh phủ Hoa Kỳ chi tiêu 122 triệu đô la vào chương trình nội địa khảo cứu, Hoa Kỳ sẽ  thực hiện việc phát triễn một kỷ thuật tiên tiến có cơ sống còn thương mãi .

     Vào thời kỳ thuế khóa khắc khổ,  những sáng kiến đáng giá giảm thiểu phát thải này có lẽ sẽ không được chánh phủ tài trợ, ít nhất là tài trợ đủ cho chúng trở thành sống còn thương mãi hóa được. Cho nên  các nhà sáng kiến  sẽ cố hút dẫn  chừng một ngàn tỉ đô la Mỹ  qua các nhóm cổ phần không lãi cố định tư – private equity  và các hảng tư bản hiểm nguy – venture capital. Các chánh sách  thuế khóa thông minh có thể làm cho nhiệm vụ này dễ dàng hơn.  Ở Hoa Kỳ , Quốc Hội  cần lập ra một lọai thuế mới cho quỹ cổ phần không lãi cố định  và các tư bản hiểm nguy , đầu tư vào  sáng kiến năng lượng.  Rồi thì phải cống hiến cho các nhà đầu tư, tỉ như ở  hưu bổng  và ở thiên tư , những  tín dụng thuế khóa – tax credits  để quy tư bản  vào những quỹ này. Thành quả sẽ là tạo dựng  một hạng  tòan thể tích sản,   giúp cho các thị trường  tìm kiếm các sáng kiến năng lượng  có thể đưa lại vừa các lợi nhuận mỗi trường, vừa cả những lời lãi lớn nhất .

                 Một tương lai sạch hơn, mát lạnh hơn

              Tăng trưởng yêu cầu than đá ở các nước đang mở mang  đơn giản là một tái diễn quá khứ công nghệ của chính các nước đã mở mang. Các xã hội nghèo khổ trước đây, nay la hét  đòi hỏi những cơ hội  và xa xỉ phẩm  tương đương với  các đối giá giàu có hơn , đã thụ hưởng nhiều chục năm  và họ trở qua than đá, có thể dơ bẩn thật đó, để làm nhiên liệu cho triễn khai, cho nới rộng.  Như một chức quyền chánh thức Tàu  phát biểu  trong một hội nghị  về năng lượng ở Viện đại học Stanford,  năm 2011, thanh niên trung bình ở Quảng Châu , thủ phủ tỉnh Quảng Đông , Trung Quốc “ thà bị ngẹt thở hơn là bị chết đói”. 
               Những nguồn năng lượng thay thế  sạch hơn đã bắt đầu  thỏa mãn  thèm khát  than đá của các nước đang mở mang, nhưng cần nhiều thập niên  trước khi họ dời đổi có ý nghĩa  thành phần chủ trì của than đá  ở trộn lẫn điện tòan cầu.  Bất cứ  một chiến lược  năng lượng và khí hậu  nào trong tương lai  cũng phải chấp thuận  sự kiện này. Nuông chiều  những cái nhìn hào hiệp viễn vông cho một thế giới không than đá  là một giải đáp  thiếu mạch lạc và  không thích ứng cho vấn nạn hâm nóng tòan cầu.

            Dù ai đó nghĩ gì về than  đá đi nữa, điều sau đây đã rỏ ràng :  làm sạch than đá phải là trọng tâm  của mọi chiến lược khí hậu . Nếu các chánh phủ, các thể chế đa  quốc gia, và các thị trường tài chánh ở thế giới công nghệ, thảy đều giúp thế giới đang mở mang  nâng cấp các nhà máy than đá hiện hửu  và bảo đảm không những là các nhà máy sạch nhất được xây cất, ảnh hưởng trên khí hậu sẽ sâu đậm. Nói hết ra, các chánh sách thông minh  sẽ hạ bớt phát thải  carbon dioxide cho mỗi megawatt  điện chạy than đá  hơn 40 %, trước năm 2050. Và nếu CCS và UCG   có thể trở nên sống còn thương mãi được,  thể tích phát thải  có thể còn giảm bớt  thêm .
Tiến trình UCG 
          Cuối cùng, những biến đổi này sẽ tốn tiền , và đa số phải chi tiêu  ở thế giới đang mở mang, nơi các phát thải dâng cao nhất.  Phương cách hay nhất để trả tiền cho điều này  sẽ là qui định  một giá cả carbon  căn bản thị trường  xuyên qua một chương trình  đậy nắp và trao đổi – cap and trade program , các chánh sách thuế khóa hay những thay thế khác , rồi thì cho phép thị trường  tài trợ  những nguồn rẽ tiền nhất làm giảm thiểu  carbon dioxide. Nhưng sau các cuộc đàm phán  Thể thức Kyoto Protocol đã chứng minh, muốn cho  các quốc gia thỏa  thuận  nhau trên ý kiến này, thật vô vàn khó khăn. Điều tốt đẹp về một chiến lược làm  than đá sạch hơn  là nó không đòi hỏi một giá cả carbon hay một thỏa thuận khí hậu tòan cầu.

             Thiếu thốn một giá cả trên carbon sẽ làm khó khăn hơn việc tài trợ vài kỷ thuật than đá sạch, và sẽ ảnh hưởng đến những chiến lược nào nhiều hứa hẹn ngắn hạn nhất. Đăc biệt,  tính cách lời lãi của kỷ thuật CCS  tùy thuộc vào  các chánh phủ qui định  một giá cả cho carbon dioxide. Nếu không, có rất ít khích lệ  để chụp bắt khí, giá trị gần như không có gì.  Nhưng các chiến lược khác giải quyết sử dụng than đá ở thế giới đang mở  mang, là các nhà máy than đá hửu hiệu cao  và các kỷ thuật UCG ,  vẫn còn có thể thành công , vì chúng đứng cùng hàng với  chính những khích lệ  các nước đang mở mang,  để   đưa tới  năng lượng rẽ tiền và an tòan.  Cắt bớt phát thải từ than đá không đòi hỏi  một giá cả carbon  và không có lý do chờ mong một giá cả này. 

       Khi yêu cầu  than đá leo cao  đến những đỉnh mới, và khi nhiệt độ  tòan cầu tiếp tục dâng lên, thế giới không thể  chịu đựng bỏ qua một cơ hội  làm nhiên liệu sạch hơn.  Chiến lược này  trình bày một  phương cách thực tiển để cắt bớt  phát thải carbon dioxide  nhiều tỉ tấn một năm.  Nhân lọai đã đi xa kể từ Cuộc Cách mạng Công Nghệ,  khi trời đầy khói mù sương  làm dấu hiệu cho tiến bộ kinh tế. Khi  thế giới đang mở mang  công nghệ hóa, đã đến lúc cần xét lại viễn cảnh than đá, không những chỉ là nguyên nhân lảnh đạo thay đổi khí hậu  mà cũng là một cơ hội đầu đàn, để chống trả nó !    

           ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ , ngày 19 tháng 7 năm 2012 )         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét