Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Trình Tự Hệ Gen Cây Chuối


Tiến bộ ở ngành công nghệ di truyền  chuối giúp gì cho xuất khẩu chuối VN  nhiều hơn:  

    Hòan tất  làm trình tự hệ gen cây chuối là một thành công ngọt ngào

                                                   G S Tôn Thất Trình


          Đối với  dân Việt hay dân Tây phương chuối chỉ là một trái cây ăn tươi – eating fruit. Thế nhưng đối với  các nước chậm tiến , đang mở mang, chuối thường  trồng để nấu ăn cho khỏi đói và đã cứu sống hàng trăm triệu người Phi Châu. Trước khi về nghĩ hưu ở Saint Louis và  Irvine, chúng tôi đã phải đi công tác  tại các rừng rậm hay đầm lầy xa xăm các xứ Congo ( Brazaville và Kinshasa) , xứ Gabon , Côte D’Ivoire, Liberia , Sierra Leone, Nigeria … (sau năm 1975) nhiều nơi không có gì mua ăn được, kể cả khoai mì ( sắn ) lòai “ đắng” chứa nhiều  “ “thạch tín- cyanure “ , phải ủ ngâm nước lên men mới nấu ăn ,  chuối Plantain ( lọai “chuối Bom” ) không mấy chát làm thực phẩm chánh … Ở thế giới chậm tiến, 85%  chuối trồng là để nấu ăn làm thực phẩm chánh , tầm quan trọng đứng vào hàng thứ tư sau lúa gạo – rice, lúa mì – wheat, bắp,  ngô – corn, maizeTừ đầu thập niên 1990 đến năm 2011, mức sản xuất chuối trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi,  từ 46.8 triệu tấn  đến 102 .1 triệu tấn năm 2011( năm 2005 là 68.4 triệu tấn).  Trái lại ở Việt Nam tổng số sản xuất chuối  không mấy tăng gia,  trong khi dân số đã tăng lên đến gấp đôi 90 triệu người, chứng tỏ mức tiêu thụ mỗi đầu người có phần giảm nhiều. Dù chuối từ lâu, vẫn được xem là sản phẩm  trái cây lớn dân dã nhất nước nhà.  Dù có nhiều cố gắng muốn tăng sản xuất chuối ở nhiều vùng VN , nhưng đến các năm 2008- 2011 ( ? ), hình như chỉ mới xuất khẩu vỏn vẹn  100 000 tấn một năm  là nhiều , một con số không đáng kể so với  mức xuất khẩu tòan cầu mỗi năm chừng 16.2 triệu tấn.  Tuy rằng có một giai thọai  đáng nực cười là nay Việt kiều ăn nhiều món ăn gói lá chuối  Việt Nam ở bang Ca Li, thay thế phần nào lá chuối trước đây nhập khẩu vào Mỹ từ Đài Loan.

          Việt Nam trồng chuối là để ăn tươi, cúng kỵ, tráng miệng…,  rất ít khi trồng các lọai nấu ăn làm thực phẩm chánh.  Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, phát triễn trồng chuối  Già Cui Cái Bè – Mỹ Tho , chuối Già Cần Thơ …để  xuất khẩu  và các chuối Xiêm,  chuối Sứ , Mật mốc…. trên đất đỏ Long Khánh- Hưng Lộc cung cấp thị trường miền Đông , thuộc nhóm chuối Đồng Nai - chuối Ngự ( chuối Mỏng vỏ )các triều đại nhà Nguyễn Phước  đưa về trồng ở vùng Thừa Thiên – Huế đầu thế kỷ thứ 19 hay có thể trước đó nữa dưới hình dạng chuối Cau ( Cao ) Quảng - Quảng Nam. Trước đây, ghi chép tỉnh Lào Cai có khi trồng đến mấy ngàn ha chuối( Bản Lài gần 100 ha ? ).Mới đây vài lọai chuối Đồng Nai ( ? ) đã được phát triễn thêm ở vùng cao biên giới Quảng Trị- Lào ( 12 xã huyện Hướng Hóa trồng 1400 ha,  đặc biệt ở  xã Tân Long trồng đến hơn 500 ha ) xuất khẩu sang Trung Quốc và ở huyện Thống Nhất ( Trảng Bom trên 1200 ha ), tỉnh Đồng Nai.  Các tỉnh có lẽ nên khuếch trương thêm trồng chuối khả dĩ xuất  khẩu tương lai là Đồng Nai , Cần Thơ , Sóc Trăng, Vĩnh Long, Vĩnh Phú, Lào Cai( ? ), Tuyên Quang ( ? ) và trên đất đỏ, đất phù sa sông -suối- ngòi núi non ( ? ) dọc theo hai bên biên giới  Lào Miên Việt các tỉnh từ Kontum trở xuống Bình Phước – Tây Ninh ? ….Trong số 10 quốc gia nhập khẩu 85 % chuối hiện nay ( 2005 - FAOSAT ) trên thế giới, 3 quốc gia  đang trỗi dậy ( về phương diện kinh tế )có tăng trưởng tiêu thụ cao nhất là  Nga ( 37.9 % ), Hàn Quốc ( Nam Hàn, 11.6 % ) và Trung Quốc (  10. 2% ) . Ba Lan , một nước có khá nhiều Việt Kiều miền Bắc  cũng có mức tăng trưởng tiêu thụ  cao ( 9.8 % ) .          

          Chuối là sản xuất trái cây lớn nhất đất nước, tuy ít khi được thống kê đích xác, như đã nói trên.  Nước nhà sản xuất hàng năm từ  năm 2000 – 2005 khỏang  1 242 000 tấn mọi lọai chuối, tương đương với Thái Lan 1.3 triệu tấn,  nhưng sau xa Ấn Độ 11 triệu tấn , Brasil 6.4 triệu , Ecuador 5 triệu, Trung Quốc 4.8 triệu, Phi Luật Tân 3.5 triệu, Costa Rica 2.1 triệu, Mexicô 1. 8 triệu … Chuối thường chia ra thành nhóm  Musa Acuminata  nhị nhiễm – diploid( 2n = 22 nhiễm thể ) AA,  hay tam nhiễm – triploid AAA và  nhóm Musa  balbisiana cũng nhị nhiễm BB hay tam nhiễm BBB .  Chuối Ngự, chuối Mỏng vỏ , chuối Cau ( Cao- miền Nam ) …, thuộc nhóm chuối bé- baby bananas ,tên Anh là Lady Fingers( ? ), tên Pháp là Sucriers (?) . Trên phương diện di truyền  các chuối  VN thuộc hệ gen nhị nhiễm AA, hay tam nhiểm AAA , tam nhiễm lai AAB, và ABB. Nhị nhiễm VN BB,  chỉ tìm thấy ở vài giống hoang dã . AA là nhóm Ladyfingers VN. Tam nhiễm AAA là  các lọai chuối Già Đồng Bằng sông Cửu Long hay chuối Tiêu trồng ở Tây Nguyên – Lâm Đồng- Đà Lạt  cao độ 1500m và các đồi núi miền Bắc cao độ 400- 500m ;   còn được các nhà thực vật học thường gọi tên là Musa cavendish.  Chuối Tây , chuối Sứ ( ? )… thường là tam nhiễm ABB .  Chuối hột hay chuối cho heo ăn hoang dại- Pig bananas thuộc nhóm nhị nhiễm BB.

         Làm trình tư hệ gen chuối và công nghệ di truyền cải thiện các giống chuối

       La bô Cải thiện  Mùa màng nhiệt đới, KU Leuven,  ở Bỉ - Belgium, có một bộ sưu tập  1400 giống chuối  thế giới . Theo nhà khảo cứu  chuối Ronny Swennen từ năm 1978 ở la bô này, dân gian thế giới  tiểu điền – small farmers  hay đồn điền –plantations mênh mông  chỉ trồng những giống Mẹ Thiên Nhiên – Mother Nature đã tuyễn chọn  từ mấy ngàn năm nay. Nhưng cho đến nay, không  một giống chuối khoa học tuyễn chọn  di truyền  nào được tạo ra cho họ trồng trọt cả . Vấn đề là  cây chuối, nhân lọai  thuần dưỡng có lẽ cách đây 7000 năm rồi,  chỉ truyền bá từ đó bằng cách trồng chuối con mới – new  shoots với lý do chúng không có hột . Không một ai muốn bóc chuối  ăn mà lại phải nhả lại cả đống hột . Theo Angélique D’ Hont,  một nhà khoa học làm trình tự hệ gen ở  Trung tâm Khảo cứu Mùa màng Nhiệt đới  Quốc tế-  CIRAD tại thành phố Montpellier – Pháp, tác giả chánh  bài bản  đăng tải ở tạp chí Khoa học lừng danh Thiên nhiên – Nature ngày thứ  tư 11 tháng 7 năm 2012, chúng ta  cần vô sinh ( hột ) để ăn, nhưng chúng ta lại cần hửu sinh ( hột )   để cải thiện giống chuối .

        Cây chuối  ăn  vô sinh – sterile quá  ít sinh hột, đến nổi khiến các nhà khoa học phải dùng nhiều mẩu tây  giống cần dùng cho lai tuyễn,  để có được vài trăm hột khảo cứu : và những hột này yếu đuối quá chừng,  buộc họ phải khổ tâm nuông chiều  quá đáng ( tốn công của ) tạo ra ở la bô thành những cây chuối con.  Vì vậy cho nên các nhà khảo cứu trái cây nhiệt đới mới hoan nghênh nhiệt liệt khi các nhà khoa học Pháp đăng tin là đã đột khởi làm xong trình tự  hệ gen chuối – sequencing banana genome .

       Theo các nhà khoa học kể trên, nếu  có một cây trồng trọt nào cần đến  kỷ thuật sinh học – biotechnology giúp đở, thì đó chính là cây chuối.  Các dữ liệu DNA  của lòai chuối chánh yếu Musa Acuminata  sẽ giúp các nhà khảo cứu  thực hiện những cố gắng bảo vệ cây chuối , chống lại tấn công mọi phía của  một bè  lũ sâu bọ dich bệnh … tai hại. Bản sơ đồ sinh học tạp chí Nature xuất bản, sẽ giúp các nhà tuyễn chọn  qui ước và các kỷ sư công nghệ di truyền  tạo ra những giống mới tốt hơn chống trả bệnh cây, chịu đựng hạn hán ,không kể tới là  tạo các giống chuối mới chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn. Trị giá thị trường xuất khẩu chuối ăn tráng miệng ở thế giới ngày nay trung bình là 6 tỉ ( 6 000 triệu ) đô la Mỹ một năm. Sản xuất chuối ăn  tráng miệng chỉ chiếm 15 % tổng số sản xuất chuối thế giới , vì  85 % chuối sản xuất là để nấu ăn như đã nói trên. Năm 2010, Việt Nam không sản xuất chuối nấu ăn , nhưng  chỉ mới khiêm tốn xuất khẩu  36 triệu đô la chuối ăn tráng miệng, đáng cho nông nghiệp nước ta theo dõi  mọi cải thiện mới, tăng gia  thêm xuất khẩu như đã làm với  các lòai cây trái khác : cà phê, hột điều , tiêu  v.v… 

       Cải thiện  thật là cần thiết. Các bào tử nấm – khuẩn gió thổi tới  làm lá cây cháy thành vết đen dài  bệnh  đốm lá Sigatoka , do thể đính bào tử Cercospora musae ( đã tìm ra nang bào tử hửu tính Mycosphaerella musicola ).  Thiệt hại có khi lên đến 50% thu họach  đồn điền,  nếu không xịt thuốc trị nấm hàng tuần.  Thiệt hại của bệnh lá sọc đen Fiji, tương tự  bệnh Sigatoka, do khuẩn Mycosphaerella fijiensis , cũng trầm trọng ở  chuối Việt Nam, còn  làm cây chết mau lẹ hơn khuẩn Sigatoka nữa. Thêm vào đó còn có   khuẩn  Fusarium  oxysporum F. cubense gây ra bệnh cây tên gọi là  héo rụi  Panama.  Rất trầm trọng trên các lọai chuối Già Hương, nhưng may thay các giống chuối già Poyo – Robusta hay các giống chuối Già lùn- Naine hay Già Lùn Cao – Grande Naine  đều kháng bệnh héo rụi Panama .


     Một dòng, nòi  – strain mới bệnh Panama là Nòi  4 - Race 4 , đang lan tràn  làm chết sạch các chuối ăn Cavendish , không khác chi mấy Nòi Panama 1 – Race 1  làm chết lộn xộn chuối Già Hương  thương mãi Nam Mỹ Gros Michel   vào các thập niên 1950 và 1960.  Quanh thế giới còn  bệnh  vi khuẩn héo rụi Moko , bệnh siêu vi trùng virus chùn đọt -bunchy  top virus làm héo chết cây lá xanh tươi.   Các sùng – mọt đục củ chuối như  cosmopolites sordidus, nhiều rầy  mềm , mát – bù lạch … cũng  có khi phá hại nặng nề các vườn chuối.

            Đã tìm ra vài giống kháng được các  bệnh này.  Nhưng  chúng thường thiếu những  đặc tính khác dân gian ưa thích ở một thực phẩm mà họ ăn tươi- sống,  hấp hơi nước , nấu chín sôi, chiên  xào hay uống  nước  cốt hay dưới thể rượu bia. Thị trường xuất khẩu lại rất khó tính.   Ở chuối Cavendish, mọi chi tiết hậu cần – xuống tận  hình dáng hộp đựng chuối dùng chuyên chở tàu thủy  và điểm chính xác các chuối  còn xanh cần  được hái đem dú với khí ê tylen, để trái chín đúng lúc cho siêu thị bán, đều đã được tiêu chuẩn hóa rỏ rệt. Thập niên 1990,  xứ Honduras , Trung Mỹ Châu đã tiết lộ một  giống chuối Già mới tên gọi là « Goldfinger - Ngón tay Vàng Kim »  kháng  được  bệnh vết lá đen và Nòi 4 Panama .  Cố gắng tuyễn chọn này  mất 24 năm khảo cứu liên quan đến 10 000   giống lai - hybrids tuyễn chọn trồng ở vườn.  Thế nhưng Goldfinger  không chịu đựng nổi chuyên chở tàu thủy như các giống Cavendish  và  cũng ít ngọt hơn.
 Khi các cố gắng lai tuyễn  tiếp tục, các nhà khoa họ tìm cách khảo cứu khác để có được các phẩm gía mong muốn trên trái  chuối xuất khẩu.

       Trải qua nhiều thế kỷ, những đột biến ngẩu nhiên- spotaneous mutations  ở vài dòng  chuối  đã tạo ra những biến thiên – variants có những đặc tính thay đổi, tỉ như  giống Cavendish  kháng Nòi 1 Panama.  Vài người nói có lẽ tiến trình có thể làm mau lẹ hơn chăng ?   Các la bô khắp thế giới, gồm luôn cả la bô Nguyên tử lực Quốc tế ở nước Áo - Austria , đã bắn vào các ống thử nghiệm chứa các tế bào chuối, các tia gamma phóng xạ.  Khảo cứu này  đã tạo ra  các giống chuối  nở hoa sớm hơn,  càc quày chuối lớn hơn, các trái chuối  to hơn và vài  giống tuồng như   kháng bệnh lá vết đen và furarium gây tạo -fusarium induced hơn.

Chuối Cavendish với hột bên trong 
     Vài nhà khoa học khác như Swennen , tin tưởng rằng  công nghệ di truyền – genetic engineering  là phương cách dẫn đầu cải thiện chuối.  Swennen nói ở một hội nghị  về chuối ở Inđônêxia  là chúng tôi đã biết có nhiều thắc mắc , biện cứ về thực phẩm sửa đổi di truyền GM, nhưng  nếu ai đó phải họat động  với các cây cối vô sinh và cây lâu năm ,đa niên-perennials , thì GM chính là phương pháp phải tiến tới.

       Tại KU Leuven nơi ông làm việc,  các nhà khoa học đã hòan thiện nghệ thuật nhét các gen ( es )  vào chuối và có một hộp dụng cụ  những mảnh DNA có thể ra lệnh  cho những gen này họat ( động ) hóa trên rễ hay trên lá chuối.  Nhóm ông  đã làm công nghệ các giống chuối có gen  kháng bệnh  từ lúa gạo mà ở  các thí nghiệm ngòai đồng ở xứ Uganda  trình bày vài khả năng  chịu đựng bệnh vết  lá đen. Các nhà khoa học Uganda đang hòan thiện kỷ thuật này.

       Ở một cố gắng khác,  một nhóm khảo cứu  do Leena Tripathi thuộc Viện  Nông nghiệp Nhiệt đới  Quốc tế ở Nigeria, đã cột vào trái chuối các gen của ớt ngọt . Nhóm này đã tìm thấy 12 dòng chuối hòan tòan kháng  vi khuẩn- bacterium  Xanthomonas  và đang thử nghiệm ngòai đồng ở Uganda.

           Ở Viện đại học kỷ thuật bang Queensland, thành phố Brisbane, Úc Châu, James Dale đang họat động với các mục tiêu tạo chuối có những chất dinh dưỡng tốt hơn và kháng bệnh hơn. Nhóm ông đã công nghệ hóa di truyền các giống chuối  sản xuất  25 lần hơn bêta carotene, một tiền chất sinh tố A.  Một mục tiêu khác của Dale là tạo giống chuối chứa nhiều chất sắt hơn, rất tốt cho dân Ấn Độ mà chế độ ăn chay ( chỉ ăn rau đậu )   thường làm cho dân Ấn thiếu  chất sắt.

Cây chuối Pahang sản xuất nhiều lọai chuối khác nhau, tốt cho nghiên cứu
nhưng không tốt để ăn  
        Các nhà khảo cứu cho biết là có hệ gen trong tay  sẽ giúp họ dễ dàng khảo cứu hơn .  Lòai chuối hoang dại Pahang được lựa chọn làm trình tự kháng  Nòi 4 Panama và lá sọc đen,  không tốt- ngon để ăn tươi. Nhưng nó sẽ là hướng dẫn viên theo dõi các gen (es )   ích lợi đã biết và cải thiện  các gen ích lợi khác. Nay các nhà khoa học đã dò được vài gen  trong tổng số 36 542  gen ở  hệ gen chuối và sẽ đưa nhảy vào họat hóa,  khi giống này bị  bệnh lá sọc đen tấn công, gợi ý rằng chúng có thể là then chốt đẩy lui được nấm – khuẩn.          
        
              ( Irvine, Nam Ca Li , Hoa Kỳ ngày 15 tháng 7 năm 2012 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét