Khi nào tỉnh Vĩnh Phúc đuổi kịp Thành Phố Đà Nẳng ở Chỉ số Cạnh tranh (Phát triễn) các tỉnh Việt Nam - Provincial Competitiveness Index ( PCI ) ? :
Lạm bàn phát triển tỉnh Vĩnh Phúc , một tỉnh nửa trung du nửa đồng bằng - Sông Hồng ?
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương
tử thay quyền tướng quân.
Ngàn tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi
ngay Tô Định dẹp yên biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam
riêng một trời đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương….
( Đại Nam
Quốc Sử Diễn Ca )
Vị trí và lảnh thổ
Vĩnh Phúc tuy là tỉnh vừa có đồng bằng,
vừa có đồi núi thuộc vùng Đồng Bằng sông Hồng, nhưng cũng là nơi tiếp giáp giữa trung du miền núi Đông
Bắc và châu thổ sông Hồng. Như vậy là
vùng chuyễn tiếp giữa vùng Đồng Bằng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn nữa là với Trung Quốc, làm ra một
thị trường lớn giao lưu hàng hóa và các
dạng hình dịch vụ. Vĩnh Phúc nằm trên vành đai phát triễn công nghiệp
quanh thủ đô trên quốc lộ số 2 và đường sắt Hà Nội -Lào Cai đi đến Côn Minh,
thủ phủ tỉnh Vân Nam -Trung Quốc, kế cận
cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nay đã nâng cấp nới rộng. Trong khuôn
khổ Ủy Ban Phụ Mê Kông Nới rộng – Greater Mekong subcommittee (GMS) ,
Ngân Hàng ADB đã tài trợ hơn 1 tỉ đô la Mỹ, xây cất xa lộ cao tốc Nội Bài -Lào Cai qua 76
xã, 16 huyện, trong đó có các xã- huyện Vĩnh Phúc. Khúc Nội Bài- Yên Bái, dài 121 km, xuyên qua tỉnh Vĩnh Phúc có 4 lằn
( mỗi hướng hai lằn ), trong khi khúc cao tốc Yên Bái – Lào Cai, dài
123 km, chỉ hai lằn mà thôi. Đường xe lữa Hà Nội- Vân Nam qua tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã được
nâng cấp.
Diện tích tự nhiên tòan tỉnh là 1370. 52 km2, một tỉnh
nhỏ xếp hàng thứ 56 trong số 61 tỉnh, thành phố cả nước , chỉ trên
các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên và hai thành phố Hà Nội, Đà Nẳng. Về phía
Bắc, Vĩnh Phúc giáp các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên ; phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Đông giáp thành phố thủ đô Hà Nội và phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Vĩnh Phúc là tỉnh hợp
nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên ( thành lập từ
năm 1890 ) và Phúc Yên ( thành lập từ năm 1905) vào tháng 2 năm 1950. Từ tháng
1 năm 1968 đến trước tháng 11 năm 1996, Vĩnh Phúc là một bộ phận lảnh thổ
của tỉnh Vĩnh Phú, là tỉnh hợp nhất
giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh
Phúc. Năm 1903, tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa cũ được chuyễn về Phú Thọ, nên tỉnh
Hưng Hóa cũ được gọi là tỉnh Phú Thọ. Từ
tháng 11- 1996, tỉnh Vĩnh Phú lại được tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh
Phúc.
Tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay có một thị xã tỉnh lỵ là Vĩnh Yên, 7 huyện là Lập Thạch, Tam
Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Mê Linh; 7 thị trấn là Bình Xuyên, Lập Thạch, Mê Linh,Tam Dương,
Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Dân số năm 1999 là 1 098 000 người,
năm 2005 là 1168 000 và năm 2010 là 1 190 000. Các tộc dân tỉnh đa số là Kinh ( Việt ), một ít tộc dân thiểu số Mường, Dao, Sán Dìu, Sán Chày và Tày…
Địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình đa
dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, dựa vào dãy núi ở phía Bắc, đỉnh cao nhất là 1591m, còn phía Tây và Nam được sông Lô và sông Hồng bao bọc. Chia ra
3 vùng sinh thái đặc trưng rỏ rệt: vùng núi, trung du và đồng bằng.
Vùng núi có dãy Tam Đảo dài khỏang 60 km, nơi
thiết lập một khu nghĩ mát cùng
tên Tam Đảo, ở cao độ 879m . Đây là một vùng tiểu khí hậu đặc biệt, thuận
tiện cho khai thác các lọai hình du
lịch, nghĩ dưỡng. Một số xã vùng cao có địa hình phức tạp.
Vùng
trung du chiếm phần lớn diện tích các
huyện Tam Dương, Lập Thạch và Mê Linh. Về địa hình, trung du phân chia ra núi, đồi và gò. Núi thường
chỉ cao vài trăm mét, xưa kia tòan là rừng. Đồi thấp hơn, chỉ cao 70- 100m
trước đây cũng là rừng, nay là những nương sơn, nương sắn ( khoai mì
) xen lẫn các đồi cỏ tranh, sim, mua
…. Còn gò thì còn thấp hơn nữa, chứa
nhiều đất bạc màu. Đây là vùng tương đối
còn quỹ đất khá, đặc biệt là đất đồi, để
phát triễn cây công nghiệp, trồng hoa màu kết hợp với chăn nuôi đại gia súc,
trâu bò v.v…
Vùng đồng bằng gồm
lảnh thổ các huyện Vĩnh Tường , Yên Lạc, Mê Linh và một số xã huyện Tam Đảo.
Đất đai bằng phẳng, chủ yếu là phù sa mới hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng
không nhiều, vì đời nhà Lý xây đê trị lũ
lụt. Vùng đồng bằng Vĩnh Phúc là một thành phần tam giác đồng bằng sông Hồng và
sông Thái Bình, bao gồm một hệ thống được sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Thương và sông
Lục Nam bồi đắp ; lảnh thổ các tỉnh
Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Thủ đô Hà Nội cũng nằm trong châu thổ sông Hồng. Từ lúc xây đê, sông Hồng đổ phần lớn phù sa
tại cửa biển thay vì trên đất liền, nên trong vùng châu thổ vẫn còn nhiều nơi
trũng thấp. Vùng đồng bằng Vĩnh Phúc có hệ thống đê dài 164 Km , đê bồi chưa được nâng cấp đúng tiêu chuẩn, nên đến năm 2000 vẫn còn gần 3000 ha canh tác đất bãi ven sông luôn
luôn bị đe dọa hàng năm.
Đất đai
Đất đai Vĩnh Phúc chủ yếu là đất phù sa chiếm 62,2 % tổng số diện
tích phân bố tập trung ở vùng đồng bằng.
Các lọai đất khác là đất bạc màu,
chiếm 24. 7 % phân bố chủ yếu ở vùng
trung du và đất đồi núi chiếm 13.1 % . Đất phù sa ven sông được bồi
tụ nhiều thế kỷ nên rất phì nhiêu. Những lọai đất phù sa trung tính ít chua -
Eutric Fluvisols nhiều dưỡng liệu , khả năng thâm canh cao, thường
trồng được hai vụ lúa mỗi năm. Đất phù sa
tiểu địa hình « vàn thấp » là những đất phù sa chua –
Dystric Fluvisols , thường bao quanh các đất phù sa trung tính ít chua. Vì
dân số gia tăng, nên nay các đất phù sa phải trồng mỗi năm 3 vụ lúa hay hai vụ
lúa, một vụ khoai tây, hoa màu khác hay rau đậu
ven đô dễ tiêu thụ và lợi tức cao.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ - Haplic Acrisols ,hình thành gắn liền với quá
trình sử dụng canh tác lúa nước và quá
trình rữa trôi và xoi ( bào mòn ). Hàm lượng hửu cơ hạn chế, dưỡng liệu thấp,
năng xuất cây trồng cũng thường rất thấp. Các đất nghèo mùn, nghèo hửu cơ này ở
Lập Thạch, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc cần bón bón bổ sung các lọai phân hửu cơ ( có
thể chẳng hạn từ than bùn cọng thêm các
vi sinh vật hóa mùn tuyễn chọn thích
nghi …). Các đất chua, nghèo lân dễ
tiêu phân bố ở Lập Thạch, Tam Dương, Mê
Linh phải bổ sung vôi và lân. Đất feralít nâu
vàng- Ferralic Acrisols trên phù sa cỗ, địa hình gò bằng, thấp thoai thỏi
phân bố khắp các khu đồi nơi tiếp giáp đồng bằng và trung du tỉnh nhà, quá trình ferralit
yếu kém hơn đất ferralit vàng đỏ, có kết von và đá ong ngay ở 20- 30cm; đất tơi
xốp, tuy hàm lượng các dưỡng chất thấp,
nhưng nhờ địa hình thấp, dễ tưới nước, nên có thể trồng nhiều lọai cây lương
thực và cây ăn trái ( ăn quả ); nhưng cần luôn luôn giữ ẩm độ cho đất ( Thái
công Tụng - Vietnammologica số 6 – 2005 ). Đất đai chưa sử dụng năm 2000
cũng còn đến trên 26 000 ha chủ yếu ở Lập Thạch, Mê Linh, Vĩnh Tường, Yên
Lạc. Trong số này, 17 000 ha là đất trống,
đồi núi trọc, có thể trồng cây lấy gỗ tốt
và cây ăn trái như vải Thiều, nhãn … Vĩnh Phúc có khỏang 3000 ha ao hồ, sông cụt có khả năng
nuôi trồng thủy sản.
Khí hậu
Cũng như các tỉnh khác Bắc Bộ, Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng nực và ẩm thấp . Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến
tháng 4. Vũ lượng trung bình ở Vĩnh Phúc
là 1500 – 2000mm. Tập trung vào các
tháng 6, 7 và 8. Nhiệt độ trung bình
hàng năm là 23- 24 độ C . Riêng vùng núi
Tam Đảo nhiệt độ thấp hơn, chừng 18 độ
C. Ẩm độ trung bình là 84- 89 %. Số giờ nắng
là 1340 – 1800 giờ / năm. Riêng vùng Tam Đảo chỉ là
1000 – 1300 giờ/ năm. Chế độ gió mùa và sự thay đổi khí hậu trong năm
tạo điều kiện cho thâm canh nông nghiệp, gieo cấy nhiều vụ trong năm, đa dạng hóa nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng
đất. Bên cạnh đó, khí hậu cũng gây khó khăn không ít vì úng thủy, lụt lội, khô
hạn, sương muối, lốc xóay ảnh hưởng có khi tệ hại cho sản xuất và đời sống. Vĩnh
Phúc có tiểu vùng khí hậu Tam Đảo mát mẻ, còn giữ được nhiều vẽ hoang sơ, nhiều
tiềm năng phát triễn du lịch.
Thủy văn
Tỉnh Vĩnh Phúc có hai sông lớn
chảy qua làm ranh giới phía Tây với các tỉnh Phú Thọ và Hà Tây. Đó là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng là sông
lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Vân Nam, chảy qua Việt Nam đầu tiên ở Lào Cai, qua thủ đô Hà Nội rồi đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Chiều dài tổng
cọng là 1160km; phần chảy trên đất Việt Nam dài 556km. Sông Hồng có hai phụ lưu
chánh là sông Đà ( Rivière Noire – Black River ) và sông Lô ( kéo dài
sông Chảy- Rivière Claire ,
Clear River là phụ lưu bên phải
của sông Lô). Sông Lô là nhánh bên trái sông Hồng, bắt nguồn cũng ở tỉnh Vân
Nam, chảy vào Việt Nam qua hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, rồi đổ vào sông
Hồng ở Việt Trì. Sông Lô chảy trong địa
phận Việt Nam dài 275km. Ngòai ra tỉnh nhà
còn có những sông nhỏ như sông Phó Đáy,
sông Cà Lồ và các chi lưu tạo ra
nguồn nước dồi dào, bảo đảm nước tưới cho nông nghiệp và phục vụ cho công nghệ .
Nguồn nước ngầm có tiềm năng lớn,
trử lượng hàng triệu mét khối. Vĩnh Phúc còn có nhiều hồ, đập dự trữ nước
như Đại Lãi ( Mê Linh ) diện tích 525ha,
Xạ Hương, Vân Trục và các đập Liễn Sơn (
Lập Thạch ), Đầm Dưng ( Vĩnh Lạc), Đầm
Vạc ( Vĩnh Yên ). Nguồn nước Vĩnh Phúc phân bố tương đối đồng đều, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triễn nông nghiệp, công nghệ và phục vụ đời sống dân cư
trong năm. Tuy nhiên, vào mùa khô hạn vẫn thiếu nước. Vì vậy phải xây cất thêm
các công trình điều tiết nước mặt, khai thác nước ngầm bổ sung cho nguồn nước
mặt. Sông
Lô và sông Hồng thường bị ngập lụt đe dọa mùa mưa như đã nói trên. Ngược lại
vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch thường bị khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng về mùa
đông.
Tài nguyên rừng và sinh vật
Hiện nay, diện tích rừng Vĩnh Phú chỉ còn 30 236 ha,
chiếm 22% tổng diện tích, tỉ lệ bao phủ đất có phần giảm đi so thống kê
năm 2000 là 25 – 30%, tuy đã có lúc đã gia tăng lại đến 23.14% năm 2004 và 23.7 % năm 2005, nhờ diện tích rừng nhân tạo,
rừng trồng đã tăng từ 15 435 ha năm 1997 lên đến 20641 ha năm 2003; dù đã mất
thêm 1000 ha rừng tự nhiên trong khoảng thời gian này. Nơi có nhiều rừng trồng
là Lập Thạch, Tam Đảo và Mê Linh. Mới gần đây, các nhà thực vật học cho biết kiểm
kê sơ khởi tỉnh nhà có 130 nhóm thực vật cấp cao, 344 tông, 490 lòai; trong số này nhóm Lõa Tùng
Psilotaceae ( cỏ không rễ, không lá)
có 21 nhóm, 32 tông và 53 lòai, hạng cây hột kín- angiosperm có 102 nhóm,
305 tông và 426 lòai. Riêng thực
vật rừng Tam Đảo chứa 83 lòai thân gỗ, 54 lòai cây làm rau ăn, 214 lòai cây làm thuốc và 62 lòai trái cây ăn được. Trong số này có
nhiều lòai gỗ giá trị kinh tế cao như pơ
mu, sam pong( ? ) lòai Fokienia
hodginssii, họ Tùng Cupressaceae, la hán
tùng-thông tre lá ngắn Podocarpus
brevifolius, kim giao Fleury Podocarpus( Decussovarpus ) fleuryi, thông
tre- kim giao trúc đào- giả pơ mu Podocarpus neriifolius cả hai cũng họ Tùng,
lát hoa lòai Brownlowia ( Chukrasia)
tabularis, họ Cò ke Tiliaceae, lim
xanh lòai Erythrophleum fordii họ phụ
Điệp Caesalpinoideae, sến mật( Sến dưa , Lầu ) Madhuca ( Dasillipe ) pasquieri , họ Sa bô chê Sapotaceae… Động
vật hoang dã trên núi Tam Đão cũng có
rất nhiều lọai : 158 lòai chim như
vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà lôi, họa mi, khướu, bách
thanh, đa đa, phượng hòang đất ); 58 lòai thú rừng, trong đó có nhiều lòai quý hiếm
như báo, gấu, vượn, nai, hoẵng, sơn
dương, vọoc … . Đáng chú ý là một số lòai thuộc diện qúy hiếm thế giới như cầy
mực Arictas breaboirong, sóc bay Petranrists petranrist, vượn da bò Hylobates cow color Harlow … ; 19 lòai lưỡng
cư -amphibian, 46 lòai bò sát, trong
số này nhiều nhất là tắc kè, kỳ nhông, rắn mối. Đáng kể thêm ở vùng Tam Đảo là loài
cá tra – snake head fish qúy hiếm, có
gía trị khoa học.
Tài nguyên khóang sản
Nói chung Vĩnh Phúc nghèo các lọai khóang sản. Trử lượng vài
khóang sản quý hiếm như thiếc,vàng, đồng
, sắt, barít … quá nhỏ, không thuận lợi cho việc đầu tư khai thác. Vài lọai
đang và có khả năng khai thác là vật
liệu xây dựng như đá xây dựng, đá granít
– thạch cương ( khỏang 50 triệu mét khối )
phân bố ở Lập Thạch, Tam Đảo, Mê Linh; nước khóang ở Mê Linh ; mica
ở Lập Thạch. Khóang sản có khả năng khai thác lâu dài là cao lanh giàu nhom, có
nơi trử lượng trên 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch.
Cao lanh Vĩnh Phúc thường dùng sản xuất gạch chịu lữa, đồ gốm và sành sứ và làm
chất bổ sung họat kích cho sơn, cao
su, giấy chụp hình, tiền giấy … Các mỏ cao
lanh Vĩnh Phúc đã được khai thác từ năm 1965 , hàng ngàn tấn đã được tiêu dùng
mỗi năm. Vĩnh Phủc còn có 6 mỏ Puzzolan,trử lượng tổng cọng là 4.2 triệu tấn. Cát-
sỏi sạn đã được khai thác ở 4 nơi, trử lượng chừng 4.75 triêu tấn; đất sét làm gạch ngói trử lượng tương đối lớn 51,8 triệu tấn, phân
bố ở Vĩnh Yên ven dải sông Lô, sông Hồng và đang khai thác ở 10 nơi.Vĩnh Phúc
có một ít than gầy- anthracit (
chừng 1000 tấn ) ở Đảo Trừ ( ? ) – Lập Thạch, than nâu – brown coal ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh ( Lập Thạch ) (
chừng vài ngàn tấn ), nhất là than bùn -peat trử lượng 693 600 tấn ở mức
P2 đã được khai thác làm phân bón hửu cơ
và nhiên liệu. Tiềm năng khóang sản mới Vĩnh Phúc là Fenspat- feldspar. Fenpat là một khóang sản hóa học a ( b+8) ; a
gồm các nguyên tố K, Na, Ba và b gồm Si, Al. Fenspat cũng chứa một ít sắt, lithium, ruby … Fenspat
có màu lạt hay đậm, nhẹ như gương,
độ cứng 2.6 – 3.4 và dễ vỡ. Fenspat xuất hiện ở nhiều lọai đá đặc biệt
là magma và các đá thóai hóa. Fenspat ka li- natri rất có giá trị ở kỷ thuật chế tạo đồ gốm –
ceramics, đồ sứ -porcelain. Ở
chế tạo đồ sứ, fenspat chiếm 30% thành
phần men- glaze , 33 -46 % thành phần men gạch nung – terracotta
. Ở thành phần gương các nguyên tố chánh là SiO2, Al2O3, Na2O, CaO và MgO. Hai nguyên tố cần nhiều nhất chế tạo gương là
số lượng K2O và Na2O. Ở ngành sản xuất men đục – opaque glaze ( khác hẳn men trong tráng đồ
sứ ), men đục sử dụng bao
phủ gang – cast iron hay sắt.
Ở men đục, fenspat tăng bề dày và
mức bền bĩ hóa học. Với đồ sắt, thành phần fenspat ở men đục là 20-30% .
Ở kỷ thuật mài sắc – vót nhọn , dùng fenspat làm chất liệu dính, khi mài các tấm láng bóng.
Thành phần fenspat ở mạng lưới nối kết bột mài – đá nhám là 29- 45%.
Ngòai ra fenspat con dùng ở kỷ thuật chế tạo xà phòng, răng giả, ngói, bê tông, gạch ….
Vĩnh Phúc có một tầng đá thời kỳ Proterozoi, kéo dài từ Lập
Thạch đến Vĩnh Yên và Phúc Yên. Ở tầng này, có các đá magma tỉ như granit ởi núi Sang , núi Bầu , núi Ngang và Đỉnh Trung. Bao quanh các đá magma này họat
động của pegmatit tạo ra các mỏ fenspat có gía trị công nghệ. Tuy nhiên,vì phẩm
giá fenspat thay đổi nhiều ở các mỏ, muốn tránh thất bại khai thác, phải khảo cứu
minh bạch trước, phẩm chất và phân phối các lọai fenspat Vĩnh Phúc.
Danh nhân xuôi dòng lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc
Thời đại các vua Hùng
Đền Hùng ở Châu Phong |
Có lẽ
nên gọi là vua hơn là vương một danh hiệu Trung Quốc đưa vào tiếng nước ta
và sách vở ta rất muộn. Gọi là
vua Hùng gần sự thật hơn , mặc dầu từ Hùng như
nhiều ngưòi đã nghĩ, hầu cũng chỉ là một từ ghi âm tiếng Việt cỗ .
Hùng vương đô ở châu phong,
Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng
Thao Giang.
Đặt tên là nước Văn Lang.
Chia 15 bộ,
bản chương cũng liền.
Phong
châu, Phúc lộc, Chu diên,
Nhìn trong
địa chí về miền Sơn Tây….
…Trước sau đều gọi Hùng Vương ,
Vua thường nối hiệu, quan thường nối tên .
Lạc
hầu là tướng điều nghiên
Vũ là Lạc
tướng giữ quyền quân cơ.
Đặt
quan Bố chính, Hữu tư,
Chức danh một bực, đằng uy một
lòai…
Tuy Phong châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ, nhưng
các vua Hùng cai quản cả hai lưu vực sông Hồng và sông Mã , … xuống tận Cửu Đức
-Hà Tĩnh, cho nên nước Văn Lang các vua Hùng bao gồm cả
tĩnh Vĩnh Phúc. Theo GS Nguyễn Đăng
Thục( Dòng Việt số 15 – 2005 ), Lạc Việt
là một dòng của nhóm Bách Việt đóng đô ở Cối
Kê ( Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan
Diễn do tồn thập vạn binh, tiếng Việt là
Cối Kê sự cũ anh nên nhớ :
Hoa Diễn hãy còn muôn vạn quân – Trần Nhân Tông, trị vì 1279- 1293) do vua
Câu Tiễn lảnh đạo. Năm 333 trước Công Nguyên ( CN ) , nước Việt ở Triết Giang
bị quân Sở diệt, lìa tan xuống Giang Nam rải rác theo miền
bờ biển và lục địa như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây , Lĩnh
Nam ; hợp với các thổ dân địa
phương thành lập các bộ lạc hay quốc gia
nhỏ. Các bộ lạc linh tinh – Bách Việt
sau một thời gian, chỉ còn 5 nhóm Việt
tộc có hình thức quốc gia là Đông Việt ở
Ôn Châu , Mân Việt ở Phúc Châu, Nam Việt
ở Quảng Châu, Tây Âu và Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và bắc phần Đông Dương ngày nay. Theo sử gia
Pháp Cl. Madrolle , họ Lạc trong nhóm
Mân Việt do đường biển di đến duyên hải phương Nam, vào Hải Nam và
trung châu sông Nhị ( sông Hồng ) và
sông Mã phía Bắc Việt Nam ngày nay. Thần
thọai Sơn Tinh -Thủy Tinh làm liên
tưởng đến cuộc tranh bá
giữa dân bản xứ miền bể
« Hải Hậu » di thực đến dựng ra
nước Việt đầu tiên là Âu Lạc hay Lạc Hùng, đóng đô ở dưới chân núi Tản Viên ( núi Ba Vì , cao 1287m ), Tổ Sơn của Việt Nam. Ở đây Lạc Việt đã
tổ chức thành quốc gia phong kiến đơn sơ;
các bộ lạc ở dưới quyền các tù trưởng
Lạc tướng, Lạc hầu; khai khẩn các ruộng
gọi là « hùng điền »
tại trung châu sông Hồng vào thế kỷ thứ VI trước CN. Đời nhà Châu ( Chu )
năm thứ 5, Tần Thân Định Vương ( ?
) ( 307- 209 trước CN ) đánh lấy nước
Thục, thống nhất các chư hầu tiểu quốc
nhà Châu, tiêu diệt các nước Việt miền
Nam sông Dương Tử, diệt nước Thục ở Tứ Xuyên vào năm 316 trước CN . Dòng dõi vua Thục là Thục Phán, đem tập đòan
chống cự quân Tần chạy xuống Văn Lang
của Lạc vương, hạ vua Lạc xuống làm tù trưởng, giữ đất Mê Linh tỉnh Vĩnh Phú ngày nay làm thái ấp. Lại thần
phục được cả các bộ lạc Tây Âu phía Nam
Quảng Tây, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô
xây thành trôn ốc tại Cổ Loa, xưng hiệu là An Dương Vương và đặt tên
nước là Thục để nhớ lại đất Ba thục – Tứ
Xuyên đã mất với Tần.
Thời
đại các vua Hùng, tổ tiên chúng ta đã
xây dựng được một nền văn minh cao, trước khi văn hóa Hán
và người Hán xâm nhập. Theo các chứng tích khảo cổ học định niên đại
bằng carbon phóng xạ, khởi đầu thời đại này
cách nay hơn 4 000 năm. Cư dân
thời đó sống chủ yếu bằng ngành trồng
lúa nước( ? ). Giống lúa hột tròn, có thể là nếp, chiếm ưu thế. Đã tìm được nhiều cái chõ đồ xôi bằng gốm ở thời kỳ này khá độc đáo, phần
nồi đựng nếp gắn liền với phần nồi đáy
đựng nước. Ngòai lúa còn trồng nhiều lọai rau, củ và cây ăn trái. Ban đầu,
con người làm ruộng bằng những chiếc cuốc đá. Đến giai đọan văn minh Đông Sơn – Sông Hồng đã xuất hiện nghề nông
dùng cày. Lưỡi cày đúc bằng đồng, trâu
bò được dùng làm sức kéo. Lúa được gặt bằng dao đá hay đồng. Chăn nuôi gắn bó với trồng trọt,
không tách thành một ngành kinh tế độc lập. Cư dân thời các vua Hùng đã biết
nuôi chó, gà, heo, trâu, bò, voi. Chưa
tìm thấy dấu vết của ngựa. Thời các vua Hùng đã bắt đầu có phân tầng xã hội. Đã
có những đầy tớ, nô lệ, phục vụ cho
những ông chủ. Người giàu cần có quyền lực để khống chế người nghèo. Thế là Nhà
nước đã ra đời. Nhưng Nhà nước cũng còn phải điều khiển những công việc chung
cho cả cộng đồng như tưới ruộng, đánh giặc v.v… Và nó cũng có tác dụng làm xóa
nhòa ranh giới hạn hẹp của các bộ lạc. Thế
thống nhất văn hóa chánh trị trong thời đại các vua Hùng đã tạo ra sức mạnh to
lớn cho dân tộc Việt, để có thể trường tồn qua những thách thức ghê gớm dưới
ách thống trị nghìn năm của người Hán sau đó.
Hai bà Trưng( 14- 43 )
Hai Bà Trưng - Mê Linh |
Phỏng theo giáo sư sử học Lê văn Lan (
1989 ), Hai Bà Trưng là tên gọi tắt suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của Việt Nam. Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Trưng không phải là họ mà là biến âm của một từ
tiếng Việt cổ , tương tự từ ruông
tiếng Khmer, hay kurung ở lịch sử Phù
Nam, đều có nghĩa là vua. Trưng Trắc là
Vua Nhất, Trưng Nhị là Vua Nhì. Đó
cũng là tiếng xưng tụng hai vị nữ anh
hùng, khi họ trở thành thủ lảnh cuộc khởi nghĩa lớn vào lọai sớm nhất lịch sử dân tộc ta cũng như lịch sử nhân lọai, chống xâm lược,
nô dịch và trở thành những nữ hòang đầu tiên, cai quản quốc gia dân tộc, sau
khi đất nước được giải phóng, hồi đầu thế kỷ thứ I.
Sử cũ đều chép hai bà dòng dõi Lạc tướng đất Mê Linh ( miền đất
rộng giữa Ba Vì và Tam Đảo ) thời vua
Hùng. Truyền thuyết nói hai bà là con gái Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm
lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả các làng Hạ Lôi và Hát Môn, những nơi
có đền thờ chánh của hai bà, đều chép
hai bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm 14 sau CN. Các sử cũ cũng đều chép rằng
Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi Lạc tướng Chu Diên ( miền
đất dọc sông Đáy ). Đây là một cuộc
« hôn nhân chánh trị » ,
liên kết thế lực hai miền đất quan trọng non sông thời bấy giờ.
Lực lượng liên kết này là hạt nhân cho một cuộc khởi nghĩa đồng lọat,
rộng lớn, nổ ra vào mùa xuân năm 40 sau CN , nhân việc Thái thú ( quan cai trị
nhà Hán ) ở Giao Chỉ là Tô Định giết hại Thi Sách. Nhưng nguyên nhân căn bản cuộc khởi nghĩa là vì sự nghiệp và tinh thần yêu nước, yêu
nòi, giải phóng dân tộc chống áp bức,
thống trị và nô dịch, đồng hóa .
«
Trưng Trắc là người can đảm , hùng dũng »
( theo lời thừa nhận của chính sử lọai cổ nhất Trung Quốc ghi chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng) đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa ấy, liên
kết được sức mạnh tòan dân- trong đó có đông đảo phụ nữ hóa thân vào truyền thuyết thành các
nữ tướng : Thánh Thiên, Lê Chân , Bát Nàn , Thiều Hoa …- và tòan quốc, không phải chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà còn từ Nam Trung Bộ trở ra, luôn cả đất
Hợp Phố bây giờ là Nam Quảng Đông – Trung Quốc nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã
quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được
tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong 3 năm.
Sau đó nhà Hán sai lảo danh
tướng Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái
xâm lược. Hai Bà đã dũng cảm đương
đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến,
đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê ( Hà Bắc, Hà Nội, Hà Sơn
Bình ) và cuối cùng hy sinh anh dũng, nhảy xuống sông Hát trầm mình, vào mùa hè
năm 43 sau CN.
Việt Vương Triệu Quang Phục ( ? – 571 )
Triệu Quang Phục |
Theo hai nhà sử học Nguyễn Quang Ân
và Giang Hà Vị ( 1989 ),Triệu Quang
Phục là người kế tục sự nghiệp của Lý Nam Đế là Lý Bí hay Lý Bôn, khởi nghĩa năm 542 sau CN, người
đã thắng một trận chiến lớn đánh tan tành quân tướng nhà Lương ở Hợp Phố,
phía Bắc châu Giao, tuyên bố dựng nước
quốc hiệu là Vạn Xuân. Đầu năm 545, nhà Lương đem quân xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ, nhằm chinh
phục lại Châu Giao. Sau những trận đánh lớn ở
thành cửa sông Tô Lịch, thành Gia Ninh ( ngã ba sông Trung Hà, Việt
Trì), hồ Biển Triệt ( Lập Thạch, Vĩnh Phúc ) cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế thất bại, ông rút lui về
động Khuất Lão ( Tam Nông, Vĩnh Phú ). Ở
đây ông bị đau yếu luôn, nên giao quyền lại cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang
Phục là con của Triệu Túc, một danh tướng
nước Vạn Xuân được phong làm Thái phó trông coi việc binh, hy
sinh trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Lương ở vùng ven biển.
Vốn thông thuộc
vùng sông nước Chu Diên, Triệu Quang Phục quyết định chuyễn hướng chiến
lược, thay đổi phương thức tác chiến cũ là phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực
lượng quyết chiến với địch. Ông đưa
hơn một vạn quân từ miền núi về đồng bằng, lập căn cứ ở Dạ Trạch ( Khóai Châu , Hải Hưng ). Đây là một vùng
đầm lầy ven sông Hồng, lau sậy um tùm. Giữa đầm có bải phù sa rộng mênh mông,
có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi rất khó
khăn, phải dùng thuyền độc mộc mới vào được. Triệu Quang Phục đóng quân
ở bãi đất nổi ấy. Ban ngày quân lính vừa luyện tập vừa tự túc lương ăn. Đêm đến
ra đánh phá các trại địch. Sử cũ
nói cách của Triệu Quang Phục là « kế trì cửu » ( đánh lâu dài, đánh tiêu hao, đánh kỳ tập
làm phương thức chủ yếu) Kế sách dụng
binh hết sức mưu lược và sáng suốt đó
của ông, đã đưa cuộc kháng chiến chuyễn bại thành thắng. Vài người quân sự cho rằng Võ Nguyên Giáp đã mô phỏng nhiều
chiến lược này của Triệu Quang Phục.
Sau khi
Lý Nam Đế mất ( 13-4- 548 ), ông xưng là
Triệu Việt Vương. Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đầu năm 550, nhân
nhà Lương có lọan to bên Tàu, Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch, mở cuộc tấn
công lớn, giết tướng giặc là Dương Sàn, thu thành Long Biên, khôi phục lại
quyền độc lập nước nhà. Về sau, vì tin
lời cầu hòa của Lý Phật Tử ( vốn là tướng của Lý Nam Đế, từng nổi dậy chống ông
) ông chia cho y một phần đất và kết mối
thông gia: con trai Lý Phật Tử là Lý Nhã
Lang, lấy con gái Triệu Việt Vương là Triệu Cảo Nương. Năm 571, Lý Phật Tử phản bội đem quân đánh úp. Việt Vương thua,
chạy về cửa bể Đại Nha ( làng Độc Bộ
huyện Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh ), cùng đường, gieo mình xuống bể.
Phần II: Lạm bàn phát triển tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2010, Chỉ số Cạnh tranh Phát triển Tòan cầu của Việt Nam lên 16 bậc, đứng hàng thứ 59 thế giới
Theo
báo cáo Mức Cạnh tranh Tòan cầu- Global
Competitiveness ( GC )Report 2010-2011
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum( WEF ) xếp hạng căn cứ trên chỉ số GC, giáo sư Salal Martin làm ra
cho WEF năm 2004, gồm 12
cột trụ của cạnh tranh là : thể chế,
hạ tầng cơ sở , môi trường kinh tế đại trà – macroeconomic, y tế
và giáo dục sơ đẳng, giáo dục cao đẳng và huấn nghệ, hửu hiệu thị trường, hiệu
năng thị trường lao động, phát triễn tài chánh
và sẳn sàng kỷ thuật, kích thước
thị trường, mức phức tạp doanh nghiệp và sáng chế. Xếp hạng được tính theo các dữ kiện có được công cộng và Nghiên
cứu Quan niệm Điều hành- Executive Opinion Survey, một nghiên cứu tòan diện
hàng năm WEF làm chung với mạng lưới cùng các viện chung sức ( các viện khảo
cứu dẫn đạo, các tổ chức doanh nghiệp liên hệ) ở các quốc gia nghiên cứu bao
phủ. Năm
2010 -11, trên 13 500 lảnh đạo doanh
nghiệp được thăm dò tại 139 nền kinh tế.
Báo cáo cũng liệt kê những sức
mạnh chánh và yếu kém các nước, giúp làm
ra những ưu tiên then chốt cho cải cách
chánh sách.
Việt Nam leo lên cao thêm 16 bậc, đứng hàng thứ 59 và đã cải thiện 10 trong số 12 cột trụ phát triễn canh tranh. Trong
số sức mạnh cạnh tranh đáng kể ra là :
1-
Thị trường lao động hửu hiệu, Việt Nam xếp hạng thứ 30.
2- Hạng 49 về tiềm năng sáng chế tùy theo giai đọan phát triễn;
gồm luôn cả kích thước thị trường tương đối khá lớn đứng hạng 35,
đặc biệt nhờ một thị trường xuất khẩu cũng khá lớn.
3- Sác xuất tổng thể thuế khóa - total tax rate xếp hạng 67,
thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ.
4- Hạng 38 về Liên hệ Lao động
– Chủ nhân .
Xác xuất tổng thể thuế khóa là một biến thiên của một phối hợp bách phân thuế tiền lời -% of profits,
thuế lao động và đóng góp - bách phân
của tiền lời và các thuế khác năm 2009, Việt
Nam xếp hạng 122, trên Phi Luật Tân hạng 123, dưới thấp hơn Hồng Kông hạng
11, Thái Lan hạng 99, Trung Quốc hạng
67, Mã lai Á hạng 60, Inđônêxia
hạng 59, Hàn Quốc ( Nam Hàn ) hạng 38, Ấn Độ hạng 24, Singapore hạng 18 và Nhật Bổn hạng 15.
Về Liên hệ Lao động - Chủ
nhân, Việt
Nam đứng hạng 38, trên Cam bốt hạng 60, Trung Quốc hạng 58, Phi Luật Tân hạng 56, Ấn Độ hạng 48, Inđônêxia hạng 47, dưới Thái Lan hạng 34, Mã Lai Á hạng 18, Nhật Bổn hạng 7, Hồng Kông hạng 6 và
Sinpapore hạng 1.
Về phẩm giá hạ tầng cơ sở tổng thể, nghĩa là chuyên chở, điện thọai và năng lượng năm 2009- 2010, Việt Nam đứng hạng 123, thua Phi Luật
Tân( hạng 113), Cam bốt ( hạng 83), Thái Lan ( hạng 46 )…, Nhật Bổn ( hạng 15 ), Hàn Quốc (hạng
12) , Singapore( hạng 3), Hồng Kông ( hạng 2 ).
Về gánh nặng
của chánh phủ điều hòa, nghĩa là những thủ
tục chánh phủ đòi hỏi các doanh nghiệp
trong nước phải có như là giấy phép , các thể lệ điều hòa, báo cáo v.v… , Việt Nam đứng hạng 120 , trên Phi Luật
Tân ( hạng 126 ), nhưng dưới xa Cam Bốt ( hạng 64), Thái Lan ( hạng 42), …Trung
Quốc ( hạng 21), Mã lai Á ( hạng 17 , Hồng Kông ( hạng 2 ) và Singapore (hạng 1
).
Những
thách thức Việt Nam
mắc phải là :
- Thương mãi với
Việt Nam
bị tai hại là vì thuế nhập khẩu qúa cao ( hạng thứ 90 ) , các rào cản thương
mãi khác ( hạng 112 ) và các thể lệ quan thuế đè nặng( hạng 106)
- “ tiếp theo một thời kỳ bận rộn vì lạm phát cao, một trụt giá đáng kể Đồng Bạc VN, và một chao đảo
lớn về lãi xuất, tình trạng kinh tế đại trà cải thiện rỏ rệt ( hạng 85 , cao lên 27 bậc ), nhưng vẫn xếp hạng thấp kém. Thâm thủng ngân sách chánh phủ VN vẫn còn là một nước cao nhất thế giới, góp
phần tăng nợ công và nhấn mạnh là cần tiếp tục nhiều cố gắng tiến tới ổn định
kinh tế đại trà”
- “ Hạ tầng cơ sở , căng thẳng vì phát triễn kinh tế mau lẹ, vẫn còn là một thách thức chánh yếu cho xứ sở,
dù đã có cải thiện những năm gần đây, đặc biệt đáng lo ngại về phẩm
giá đường xá hạng 117 ) và các cảng sông
-biển ( ports, hạng 97 )
- “ dù rằng có cảm giác là phẩm giá giáo dục đã cải thiện, sác xuất số
người ghi tên đi học ở mọi cấp vẫn còn thấp kém
( hạng 71 cho tiểu học, 102 cho
trung học và 109 cho đại học )”
- “ Muốn cải thiện thêm mức cạnh
tranh, Việt Nam
cũng phải tiếp tục củng cố môi trường
thể chể. Điều hòa được xem là nặng nề ( hạng 120 ) với số thể lệ ( 11 thể lệ cứu xét , hạng 110 )
và thời gian ( 50 ngày, hạng 118 ) đòi hỏi để bắt đầu một doanh vụ là một
tiến trình đáng chán nản”
- “ Thêm vào đó , có lo ngại về mức
bảo vệ tài sản trí thức – intellectual property
protection ( hạng 109 ) và ở
một phần nhỏ hơn về tôn trọng quyền tài sản ( hạng 81).
- Tham nhũng được xem là thường
xuyên và lan rộng khắp nơi ( hạng 107 ) .
- Về khía
cạnh quản trị tổ hợp, khu vực tư chưa được xem là đủ trách nhiệm ( hạng 124 ),
một phần vì yếu kém bảo vệ người đầu tư ở Việt Nam ( hạng 133 , gần hạng chót )
Về Chỉ số Cạnh tranh Phát triễn Tỉnh – PCI , Vĩnh Phúc đứng hạng 6, hạng cuối cùng nhóm ưu điểm, sau Đà Nẳng hạng nhất, nhưng đã trên Bình Định, Sài Gòn - TP HCM hạng 16 và Hà Nội hạng 33 .
PCI |
Chỉ số Cạnh tranh các Tỉnh – Provincial Competitiveness Index (PCI )
do Phòng Thương Mãi và Công nghệ Việt nam
đăng tải là một cố gắng giải
thích tại sao vài nơi trong nước lại thực
thi tốt đẹp hơn các nơi khác, chiếu theo động năng của lảnh vực tư nhân, tạo
công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sử dụng những dữ liệu nghiên cứu mới
mẽ của các doanh nghiệp về nhận thức các môi trường doanh vụ địa phương, cũng
như những dữ liệu đáng tin cậy và so sánh được từ các chức quyền và các nguồn gốc khác chiếu theo các điều
kiện địa phương, các sác xuất PCI được tính theo thang 100 điểm .
Đà Nẳng đứng hạng nhất ( 75.96 điểm) theo
PCI giải tỏa ngày 28 tháng giêng năm 2010. Thứ hai là Bình Dương ( 74 điểm ).
Vĩnh Phúc đứng hạng 6 ( 66,65
điểm ) hạng cuối cùng, nhóm có PCI được xem là ưu điểm – excellent, gồm
thêm Lào
Cai ( 70.47), Đồng Tháp ( 68.54) và Vĩnh Long ( 67.240)
. Ở nhóm có PCI được xem là khá cao- high, sau Vĩnh Phúc là Bình Định hạng 7 ( 65.97 ) …
xuống đến Quảng Nam hạng 26 ( 60.81 điểm ).
Đà Nẳng, năm 2010, chiếm hạng nhất ở chỉ số PCI lần thứ hai. Sở dĩ như
vậy nhờ Đã Nẳng là một cảng biển quan
trọng và là thành phố lớn hàng thứ tư nước nhà. Tuy
Bình Dương chiếm hạng nhì, nhưng điểm
chỉ số súyt soát Đà Nẳng. Bình Dương trên hẳn Lào Cai hạng 3 đến gần 4 điểm. Bình Dương đứng hạng nhì nhờ
nhiều lọai dùng xếp hạng quan trọng như hạ tầng cơ sở, môi trường đầu tư tổng
thể, tư nhân cung cấp dịch vụ doanh nghiệp và đứng nhất lọai xếp về tương
đối trong sáng – transparency. Thành
phố Sài Gòn - HCM theo PCI năm 2010 trụt
xuống 3 bậc, đứng hàng thứ 16 và Hà Nội
trụt 2 bậc xuống hàng thứ 33.
Tỉnh Đông Bắc là Lào Cai hạng 3 , có biên giới chung với Trung Quốc đã có giao thương biên giới phát đạt, giải
thích tại sao lại có nhiều cải thiện, để có điểm PCI cao hơn Vĩnh Phúc .
Phát triển công nghệ
Công nghệ và xây cất năm 1997 lúc
mới tái lập tĩnh Vĩnh Phúc chỉ mới chiếm 20.7 GDP, năm 2008 tăng gần đến
59.75 % năm 2008, trong khi đó nông lâm ngư từ
44.4 % năm 1997 hạ xuống 17,11 %
năm 2008. Dù rằng trong thời gian 1997-
2007 nông lâm như Vĩnh Phúc cũng đã tăng trung bình 5.4 % mỗi năm , nhưng công nghệ và xây cất
lại tăng đến 33 .1% mỗi năm. GDP mỗi đầu
người Vĩnh Phúc, năm 1995 chỉ mới đến
1.23 triệu đồng VN ( bằng 40.9 %
mức bình quân cả nước ); năm 1999 lên
23.21 triệu đồng ( 63 % mức bình quân ) và năm 2008 tăng lên đến 21. 1 triệu
đồng ( khỏang 1250 $US
theo thời giá, bằng 100% ? mức bình quân). Vĩnh
Phúc dự liệu tăng GDP mỗi năm thời kỳ
tới 2010 - 2020 trên 10 % , để
đạt GDP trung bình mỗi đầu người năm
2015 là 2000 $US và năm 2020 là 3000$US, cố gắng đuổi kịp trung bình Thái Lan
ngày nay.
Từ năm 1997 đến năm 1999, Vĩnh Phúc mới đã thiết lập thêm nhiều cơ sở
công nghiệp mới như nhà máy giày thể
thao xuất khẩu ( 1 triệu đôi / năm) ,
nhà máy may xuất khẩu Hương Canh ( một triệu sản phẩm/ năm ), nhà máy
khai thác và biến chế đá ( 60 000m3 /năm), mở rộng và hiện
đại dây chuyền gạch sản xuất ( lên 25 triệu viên
các nhà máy gạch Quất Lưu, Đòan Kết; lên 15 triệu viên của xí
nghiệp gạch Bồ Sao ).Và thu hút thêm 10
dự án đầu tư trực tiếp của nước ngòai, tổng số vốn đầu tư năm 1999 là 307,1 triệu $US.
Trong 3 năm 2006- 2008, công nghệ tăng trưởng trung bình hàng năm (
theo chỉ số năm 1994 ) là 29.34% , quốc doanh tăng 8.96% , khu vực tư 21.13
%, công nghệ ngọai quốc đầu tư là 31.92% Tuy nhiên năm 2009 , tổng sản lượng công nghệ
Vĩnh Phúc , trong quý đầu chỉ thực hiện được
35.16% dự tính cho cả năm, giảm
mất đi 14.18% so với con số năm
trước. Trong thời gian 2006 - 2 011, mỗi năm thu hút được 25- 30 dự án, tổng
cọng tư bản đăng ký là 300- 400 triệu $US , nâng tổng số đầu tư ngọai quốc
FDI cuối năm 2010 lên 225- 230 dự án, tư
bản đăng ký tổng cọng là 2.5- 3 tỉ $US. Năm 2010,
lợi tức xuất khẩu tỉnh khỏang 500 triệu $US, 23 lần hơn năm 1997 .
Cuối năm 2008, Vĩnh Phúc đã hòan thành
5 công viên công nghệ - Industrial Parks ( IP ) . Đó là IP Kim Hoa , thuộc huyện Mê Linh, phía đông
thị xã Phúc Yên, cạnh đường sắt và quốc lộ 2, diện tích 308 ha, các công nghiệp
chủ yếu ở IP này là sản xuất phụ tùng kim khí và phi kim khí, lắp ráp ô tô, xe
máy, dệt, da, may mặc, dụng cụ thể thao. IP Khai
Quang nằm về phía đông thị xã Vĩnh Yên, trên một khu đồi, cũng cạnh đường
sắt và quốc lộ 2, 252 ha. Ngòai các công nghệ đồ chơi trẻ em, dệt, dụng
cụ thể thao, IP Khai Quang cố tâm thu hút các ngành kỷ thuật cao ( ? ), các
ngành ít gây ô nhiễm môi trường , phụ
tùng lắp ráp ô tô và xe máy, sản xuất
kết cấu kim lọai, điện, điện tử.. ). 3 công viên khác đã được chấp thuận là Bình Xuyên I ,Bình Xuyên II ,diện tích
cả hai IP này là 1000ha ở huyện Bình
Xuyên , Hương Canh 40 ha ở thị trấn Hương Canh, và Xuân Hòa 70 ha ở huyện Mê Linh. 4 IP
khác đang chờ chấp thuận là Chấn Hưng – Tân Tiến ( ?) diện tích
126ha ở xã Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường, Hội Hợp (? )- Quang Minh , 850 ha ở huyện Mê Linh và Sơn
Lợi - Lài Sơn ( ? ), 20 ha , trong
thị xã Vĩnh Yên. Tổng số diện tích 9 IP
là 2 284ha, tổng số diện tích dành cho công nghệ ở 5 IP được chấp thuận là
596ha và đất đã xây cất, cho thuê 67
%. 4 IP còn lại đang làm qui họach, dự án đầu tư chi tiết, bồi thương
đất đai và hòan tất mọi kỷ thuật hạ tầng cơ sở cần thiết.
Ngành công nghệ nổi bật nhất Vĩnh Phúc là ngành cơ khí chế tạo, có khả
năng thu hút nhiều lao động, nhưng tương đối lại cần nhiều vốn đầu tư và đòi
hỏi lao động kỷ thuật tay nghề cao. Trước năm 2000, đó là công nghiệp lắp ráp, sản xuất xe đạp, xe máy, và ô tô. Xí
nghiệp xe đạp Xuân Hòa, cơ sở Honđa – Việt Nam , công ty Toyota Việt Nam là 3 công ty có giá trị sản xuất lớn nhất
tỉnh. Sau năm 1999, một số xí nghiệp
vệ tinh cho ngành này đã ra đời như cao su
INOUE, công ty phanh NISSAN , cao su Xuân Hòa.
Đáng kể là làm động cơ xe gắn máy, xì cút tơ… Piaggio khai trương nhà máy đầu tháng 3 năm 2012 ở IP
Bình Xuyên. Tổ hợp Piaggio có trụ sở chánh
ở thị trấn Pontedera , Ý Đại Lợi, cho
biết là dự tính đầu tư chừng 70 triệu
euro hay 93.3 triệu $US ở Việt Nam trong thời gian 2012- 14, trong tổng số tư
bản đầu tư của tổ hợp là 400 triệu euro. Chiến lược của
Piaggio là nhắm vào tăng trưởng kinh tế
lớn mạnh của những quốc gia đang trổi dậy, thực hiện thể tích mức bán tòan cầu
là 1 triệu đơn vị và tổng số mức bán tòan cầu là 2 tỉ đô la eurô vào tài khóa 2014. Phức tạp
công nghệ Piaggio Việt Nam gồm Trung tâm khảo cứu và phát triễn xe gắn máy hai bánh , kiểu xe chế tạo lần đầu
tiên ở Á Châu ( ? ), nhưng nhà máy làm động cơ
xi cút tơ này cũng nhắm mục
đích phát triễn lọai xe Piaggio mới cho
các thị trường Ý, Việt Nam và Ấn Độ. Nhà máy
mới khai trương ở IP Bình Xuyên dự trù chế tạo 300 000 động cơ /năm, khởi sự
sản xuất giai đọan đầu là 200 000. Nhà
máy chánh thức họat động tháng tư năm
2012 với giàn lắp ráp động cơ xì cút tơ
, các máy chế biến aluminium và một dây chuyền thanh tra. Xưởng
máy mới này nằm kế cận nhà máy lắp ráp xe hai bánh hiện đại
của Piaggio Việt Nam ,
nơi đã sản xuất các xì cút tơ Vespa, Liberty ,
Fly và Zip.
Piaggio sản xuất tại nhà máy Vĩnh Phúc |
Dịch vụ và thương mãi
Thế nhưng công nghệ chưa giải quyết nổi công ăn việc làm tỉnh nhà,
vì từ năm 1997, mức tìm ra công ăn việc làm ở công nghệ chỉ mới
khỏang 25- 26 000 một năm, kém hẳn các ngành dịch vụ tạo ra mỗi năm đến 40 000. Phát triễn công nghệ chưa tạo ra cơ
cấu lao động qui họach là 40 % cho năm
2015 ( ? ). Để thu hút con số 513 000 người
đang làm việc ở các ngành trồng tĩa, chăn nuôi, khai thác, trồng lại
rừng, thủy sản … trong tổng số
trên 532 000 năm 1998. Dù
rằng tốc độ gia tăng dân số Vĩnh Phúc đã
giảm từ 2.14 % năm 1990, xuống chỉ còn
1.43 % năm 1999.
Dịch
vụ và thương mãi Vĩnh Phúc trong
10 năm qua đã tăng mạnh mẽ, đặc biệt khi
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mãi Thế Giới -World Trade Organisation
(WTO) . Dịch vụ và Thương mãi đã đóng một vai trò quan trọng phát triễn kinh tế xã hội nước nhà. Giá trị
thêm thương mãi, tính theo chỉ số giá cả
sản xuất năm 1994, đạt 2606 tỉ đồng VN năm 2008, 7.12 lần hơn năm 2000, 18.6 lần hơn năm 1997 là năm tỉnh vừa tái lập. Nữa năm đầu 2009, đạt 7 243 tỉ
đồng, tăng 48.24% so với nữa năm đầu
2008. Tổng lợi tức xuất khẩu thời gian 2001- 2008 là trên 1 425 triệu $US. Năm 2008 là 351.4 triệu
$US, 22.55 lần hơn năm 1997. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, chỉ đạt 150, 3
triệu $US, 73 ,8% con số 6 tháng đầu năm 2008, năm xảy ra khủng hỏang kinh tế
tài chánh trên thế giới. Các sản phẩm
chánh tỉnh xuất khẩu là trà khô,
dệt may – tơ sợi , giày dép, xe gắn máy , các bộ
phận xe ô tô và các sản phẩm công nghệ
cơ khí …. Nhập khẩu 6 tháng đầu
năm 2009 lên 150.7 $US. Nhập khẩu chánh
là nguyên liệu, bộ phận rời cho lắp ráp và
sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đường vào cho các xưởng máy FDI tỉnh.
Để hổ trợ dịch vụ thương mãi, Vĩnh Phúc
đã có Ngân hàng Nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Yên và các chi nhánh, phòng giao dịch tại các
huyện trong tỉnh; Ngân hàng Công Thương
tỉnh trụ sở cũng ở phường Ngô Quyền
tỉnh Vĩnh Yên và chi nhánh tại huyện Mê Linh ; Công ty Bảo hiểm thành lập
từ 28-1- 1997 với các dịch vụ bảo hiểm
trách nhiệm , bảo hiểm con người, bảo hiểm ài sản và bảo hiểm nhân thọ ( ?
). Ngòai ra còn mạng lưới tín dụng nhân dân ( ? ) gồm 15 quỹ đến năm 2000, hầu góp phần lành
mạnh hóa thị trường tiền tệ, phục vụ tốt
các nhu cầu vốn ở khu vực nông thôn và các thị trấn, thị tứ.
Giao thông vận tải
Tổng chiều dài đường bộ năm 1999 của tỉnh
dài 1 750km. Cao hơn mật độ đường bộ trung bình tòan quốc. Hệ thống quốc
lộ gồm 4 tuyến : quốc lộ 2A, 2B, 2C và 23, tổng chiều dài là 111. 6 km
là 77.5 Tổng chiều dài tỉnh lộ km. Chỉ vài khúc đọan các tỉnh lộ là được trải nhựa hay bê tông nhựa như tỉnh
lộ 304 từ Hợp Thịnh đi Vũ Di- Tân Tiến
trải nhựa 9 km, còn 8 km là đường cấp phối, tỉnh lộ 307 Thái Hòa – Then dài 20 km chỉ có 10km trải nhựa, tỉnh lộ 317 Phúc Yên -Đại Lải
dài 14.5km còn 1km chưa đổ bê tông nhựa.
Tỉnh lộ 303 từ Tam Canh đến Giã Bàng và tỉnh lộ 306
từ Đức Bắc đến Xuân Hòa đều là đường cấp phối. Tòan tỉnh có 40 tuyến đường huyện , tổng số chiều dài là 314km. Chất lượng các đường huyện rất xấu, chỉ 1% mặt đường được trải nhựa, 79 % mặt
cấp phối và 20% là đường đất và trải đá. Tòan tỉnh có 1216 km đường nông thôn , 772 km
là đường đất, 425 km là đường cấp phối. Chiều dài hệ thống đường đô
thị là 30. 5 km , tập trung chủ yếu ở thị xã Vĩnh Yên ( 22 km ) và thị trấn Tam Đảo (8.5 km ). Từ năm 1999,
Vĩnh Phúc đã đầu tư nâng cấp mạng lưới
giao thông đô thị, đặc biệt ở
thị xã Vĩnh Yên. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bổn – JICA tháng 10 năm 2007, trong
khuôn khổ Viện trợ phát triễn Nhật -ODA cho vay thực hiện Dự
Án Cải Thiện Không Khí Đầu Tư Vĩnh Phúc 151 triệu $US tháng 3 năm 2007, để
xây cất 15 km ở thị trấn mới Mê Linh ( Phúc Yên ) cùng 4 thành phần khác, gồm cả
nới rộng hệ thống cung cấp nước sạch và cải tiến hệ thống
nước cống và nước phể thải ở Vĩnh
Yên ( khả năng 16 000 m3/ngày nước sạch), ở Mê Linh- Phúc Yên ( 20 000m3/ngày ), tái
thiết mạng lưới điện ở cả hai thị trấn Vĩnh Yên ( đã có trạm biến điện 65 000 KVA) và Phúc Yên ( trạm 40 000 KVA ). Dự án dự trù hòan tất năm 2014 .
Đọan đường
sắt – xe lữa Hà Nội - Lào Cai chạy qua lảnh thổ Vĩnh Phúc dài 41 km
có 6 ga
thuộc tỉnh, 4 ga nhỏ: Thạch Lỗi, Hương Canh, Hương Lại, Bạch Hạc và 2 ga
chánh Phúc Yên, Vĩnh Yên đã được nâng cấp. Tổng chiều dài đường sông của hai sông chánh là sông Hồng và sông Lô, hai
sông nhỏ là sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, là
120 km . Cần xây dựng bến bải chưa tốt hệ thống đường thủy Vĩnh Phú , hầu làm dễ dàng chuyễn vận vật liệu, hàng hóa, trang bị, tiện
nghi đến Hải Phòng và Quảng Ninh, hòan tất mau lẹ hơn các cảng sông Chu Phan ( ? ), Vĩnh Thịnh và Như Thủy.
Hai cụm du lịch tỉnh nhà
Vĩnh Phúc có nhiều danh lam thắng
cảnh. Đáng kể nhất là Tam Đảo, Tây Thiên
, Đải Lãi , Đầm Vạc. Hai cụm du lịch
tiêu biểu là cụm Vĩnh Yên – Tam Đảo nằm ở thị xã Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo và cụm
Mê Linh- Đại Lải , chủ yếu nằm ở vùng Mê Linh. Du
Lịch Vĩnh Yên – Tam Đảo đặc trưng là nguồn tài nguyên thiên nhiên như cảnh
quan núi, nơi mát mẽ ở khí hậu nóng bức
nhiệt đới, rừng đa lọai sinh vật thực vật cũng như động vật, nhiều lọai hiếm có,
bị hiểm nguy tuyệt tích, cần triệt để bảo vệ, đầm nước v.v.. tiêu biểu cho du
lịch nghỉ ngơi, giải trí trên núi Tam Đảo hay ở Đầm Vạc ( Vĩnh Yên ) . Du lịch Mê Linh - Đại Lải nổi bật là hồ nước Đại Lải và cảnh quan xung
quanh hồ, cùng một số di tích như đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, đình Bạch
Trữ, đồi 79 mùa xuân ,có thể làm ra những sản phẩm du lịch tiêu biểu như nghĩ ngơi trên hồ, thể thao nước …
Núi Tam Đảo ở phía Tây Bắc Hà Nội,
cách thủ đô 75km, cách thị xã Vĩnh Yên
24 km. Từ Hà Nội có thể đi bằng
đường xe lữa hoặc đường bộ tới Vĩnh Yên
rồi đi ô tô tới Tam Đảo. Những đỉnh cao
nhất Tam Đảo ở phía Tây Bắc. Sở dĩ gọi tên Tam Đảo là vì đoạn giữa khối núi nhô lên ba đỉnh nhọn cao
xấp xỉ nhau là Thiên Thị, Thạch Bàn và
Phù Nghĩa . Đỉnh Thiên Thị -« Chợ
Trời » ở phía Đông Nam , cao 1375m,với những tầng đá lô nhô như những người Trời đang xuống họp chợ.
Đỉnh cao thứ hai là Thạch Bàn – « Bàn Đá » , cao 1388m. Đỉnh cao nhất tới 1400m
có tên là Phù Nghĩa -« Giúp
việc Nghĩa » ) gắn liền với việc quân Quận Hẻo chống vua Lê, chúa
Trịnh giữa thế kỷ thứ 18 ( hay còn có
thể với tướng Phù Nghĩa đời Trần ). Vào đầu thế kỷ thứ 20, năm 1902, một khu
vực trên sườn núi mé Nam được chánh quyền thuộc địa Pháp xây dựng thành một thị
trấn nghỉ mát gọi là « Trân Châu Đông Dương – Indochina Pearl »,
nhờ nhiệt độ Tam Đảo thường thấp hơn Hà Nội
10 độ C. Theo tả cảnh của nhà sử
học Nguyễn Vĩnh Phúc năm 1989, đây là một cái
thung lọt giữa bốn bề núi đá, cao hơn mặt bể 900m, có dòng suối Bạc chảy
qua. Suối này tiếp nước cho 2 hồ bơi xây
giữa khu nghỉ mát và chảy ra khe núi, đổ xuống vực thành Thác Bạc. Nước từ trên cao 30- 40m
rơi mài mòn vách đá, bọt trắng xóa. Ngày nóng nhất Tam Đảo cũng chỉ 27
độ C là cùng. Khác với Sa Pa quanh năm sương mù và hơi lạnh, Tam Đảo trong một
ngày có đủ 4 mùa : sáng là mùa xuân, trời se se lạnh; trưa là mùa hè có thể ra tắm ở suối Bạc; chiều
là mùa thu phải mặc áo ấm và tối là mùa đông, ngủ phải đắp chăn dày. Gió không ngừng lùa mây, nhởn nhơ bay lượn
quanh quẩn đây đó, đôi khi lướt qua
của sổ lọt vào phòng. Cảnh suối
rừng phối hợp, tạo nên vẻ đẹp của nước bạc non xanh ; chim rừng luôn vang
tiếng hót; thác nước đổ hòai vang dội tận ngàn xa. Đứng ở Tam Đảo nhìn xuôi,
bên này lấp lóang Ngã Ba Hạc, nơi
nước trong trẻo sông Lô hòa vào nước đỏ sông
Hồng. Xa xa bên kia sông là đỉnh Ba Vì, bồng bềnh trong cảnh mây mờ.
Ban đêm, nhìn về phía Việt Trì và Hà Nội thấy điện sáng cả một vùng trời. Còn thu
tầm mắt lại thì xung quanh khu nghỉ mát
cũng không thiếu gì cảnh đẹp. Gần thì là Mỏm Bắc, Mỏm Nam, đèo sang Thái
Nguyên, đường vòng quanh sườn núi, cảnh cheo leo kỳ thú. Xa một chút thì có 3 đỉnh núi cao nơi có chùa Tây Thiên, có suối Kim
Tuyền… những vọng cảnh mỹ lệ. Tam
Đảo cũng là vùng lúa uốn mình vàng sẩm
khi sắp thu họach, thuốc lá hoa tím nhạt, những lòai rau hoa trái
cây ôn đới , trên đồi ngày ngày
có những đàn cừu hàng vạn con( ? ) , thanh bình gặm nội cỏ hiền lành.
Hồ Đại Lải thuộc huyện Mê Linh, cách Hà Nội chừng 50km, giao thông
thuận tiện là điểm du lịch hồ cuối tuần.
Hồ Đại Lải hình thành trên cơ sở
một hồ chứa nước nhân tạo bảo đảm nước
tưới cho gần 3000 ha đất canh tác xung quanh sườn phía Nam chân núi Tam Đảo. Hồ
rộng 525ha, mặt hồ ở độ cao trung bình 21.5m, chứa được 30.4 triệu m3
nước. Giữa hồ có đảo chim rộng 3ha, chỗ cao nhất cao 23m. Khi mực nước hạ thấp,
trong lòng hồ xuất hiện một số đảo nhỏ. Vùng đất phía Bắc và Đông Bắc là nguồn
tập trung nước cho hồ,tổng diện tích trên 6 000 ha, phần lớn là đồi và thung
lũng, độ dốc trung bình 12- 20 độ. Phía
Tây Và Tây Nam là núi Thằn Lằn. Gần sát hồ, địa thế đẹp, nhiều bải bằng phẳng,
nước nông cạn và sạch sẽ , nên có thể làm bãi tắm. Hồ Đại Lải
đã được khai thác từ mấy chục năm nay, là một trong những điểm du lịch
cuối tuần cho dân chúng Thủ đô.
Hồ Đại Lãi |
Gắn liền với các khu du lịch Đại
Lải, còn có nhiều lọai rừng nguyên sinh tỉnh nhà với nhiều lòai động vật, thực
vật được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tiêu
biểu là Vườn Quốc Gia Tam Đảo và phụ cận,
diện tích 19 000 ha, trong đó 6000 ha
trên đất Vĩnh Phúc.Vườn quốc gia này đang cố đón mời thêm các nhà khoa học quốc
tế và các nhà phát triễn đầu tư liên
doanh ngọai quốc, đến nghiên cứu thêm các động vật, thực vật hiếm có, giá trị
cao, bảo vệ nguồn gen thế giới và điều hòa các nguồn nuớc suối, nước ngầm
… . cũng cố Tam Đảo thành một trung tâm nghiên cứu quốc tế khảo cứu sinh thái rừng cao nhiệt đới, bổ sung thêm phần du lịch
sinh thái vùng Tam Đảo .
Vĩnh Phúc còn là một tỉnh giàu du lịch nhân văn. Tỉnh nhà có 162
di tích, trong đó 64 di tích đã được bộ
Văn hóa xếp hạng. Theo lọai hình, tỉnh có 75 đình, 29 chùa, 45 đền, 2 miếu ,
một tháp … . Đáng lưu ý nhất là thắng cảnh
Tây Thiên , khu nghĩ mát Tam Đảo, chùa Tích Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng…
Mỗi nơi đều có lễ hội đặc thù.
Tháp Bình Sơn- Tháp Then của
chùa Vĩnh Khánh ( còn gọi là chùa Then )
thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch là một
nghệ thuật kiến trúc độc đáo vào đời Lý-
Trần , còn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay . Cây bảo tháp được xây
dựng bằng gạch đất nung để trần, mặt
ngoài viên gạch có hoa văn trang trí đặc
sắc là một phong cách kiến trúc rất hiếm ở Việt Nam. Màu nâu sẩm của gạch
hòa quyện vào không gian gò đồi và cây xanh làm tăng thêm vẻ cỗ kính
trang nghiêm của cảnh chùa. Thời gian đã hủy họai mất mấy tầng trên và chỏm
tháp, nay chỉ còn lại 11 tầng và phân bệ dưới chân ; tất cả cao chừng
15m. Quanh tháp có lan can con tiện bằng
đất nung, song cũng bị phá hủy từ lâu. Các tầng tháp xây thon dần và thấp dần
theo chiều cao, bốn mặt có cửa cuốn tò vò nhỏ dần theo tầng tháp. Thân tháp được cấu trúc bằng hai lớp gạch:
gạch khẩu chịu lực nhiều
kích cỡ, để trơn, phần lớn cấu trúc mộng chốt ; giá trị nhất là lớp gạch
đất nung trang trí hoa văn ở mặt
ngòai tháp. Nhiều lọai hoa văn trang trí
phức tạp, kỹ lưỡng, nổi bật là những
hàng hoa cúc, cánh sen, sư tử hí
cầu, lá sòi , hoa mặt nhẫn, rồng chạm nổi
. Những trận lụt lớn đã làm tháp
bị nghiêng và sụt lở, có nguy cơ đổ hòan
tòan. Các nhà khoa học, các nghệ nhân đã
tháo dỡ rồi lắp ráp, dựng lại theo đúng
quy cách cũ. Tháng 10 năm 1974, trùng tu hòan thành, cây bảo tháp qúy vùng
đất Tổ có lại hình dáng cổ xưa.
Chùa Tây Thiên trên núi
Tam Đảo, trong chùa có điện thờ mẹ của thần núi Tam Đảo. Đình Hương Canh thuộc huyện Tam Dương xây dựng vào đời Vĩnh Thịnh, kiến trúc theo chữ công( nhắc lại là Dinh Độc Lập- Thống Nhất Sài Gòn
kiến trúc hình chữ vương), gồm phương đình, thượng điện và hậu cung. Đình thờ các
vị thần: Thiên đệ Hòang Đế , Đông Ngạc Đại vương, Linh Quang Thái hậu. Đình
làng Phú Mỹ thuộc làng Phú Mỹ, huyện Mê Linh, thờ vợ chồng Hùng Thiên Bảo –
Trần Hang là hai tướng của Hai Bà Trưng.
Đình này là một công trình kiến trúc mang
đậm phong cách thế kỷ 18. ( phong cách này đã được trình bày phần nào, khi đề cập đến hai
viên ngọc qúy kiến trúc đất nước thời bấy giờ là Đình Đình Bảng- Bắc Ninh và chùa Tây Phương-
Hà Tây)
Di tích đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, vào ngày 6 tháng
giêng âm lịch hằng năm có lễ hội đặc thù rước kiệu và nhiều trò vui dân gian. Hội
xuân làng Thổ Tang tổ chức ở Đình Thổ Tang, một ngôi đình cổ xây dựng cuối thế kỷ 17, huyện Vĩnh Tường,
bắt đầu ngày 14 tháng giêng âm lịch, kéo dài 10 ngày. Đình thờ thần Tản Viên và 3 vị thần đất. Hội có lễ rước từ miếu Trúc về đình làng và nhiều
trò vui. Hội Rừng được mở từ ngày 6
tháng giêng đến ngày 10 tháng11 âm lịch
hàng năm tại Văn Trường, huyện Vĩnh Tường. Hội có nhiều cuộc vui như đua thuyền, đốt pháo, đấu
gậy, thổi cơm, trò vui « bắt trạch
trong chum » …. Hội đình Tích Sơn diễn ra hằng năm vào ngày 3 tháng giêng âm lịch tại Đình Tích
Sơn thuộc xã Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên. Trong lễ hội có trò thi nấu cơm, thi
kéo co nam nữ. Hội Sơn Đồng diễn ra
hằng năm tại xã Sơn Đồng các ngày 4 đến 6 tháng giêng âm lịch, có trò trình
diễn nghề nông.
Các làng tiểu thủ công truyền
thống Vĩnh Phúc cũng có thể thu hút du khách đặc biệt là các làng đồ mộc gia
dụng, may thêu đan gia công, đan lát chế biến các sản phẩm từ mây tre, chế biến
thức ăn, đậu phụ - tàu hủ (tofu),
bánh kẹo địa phương cỗ truyền, sơ chế nguyên liệu thực phẩm, ngay cả những lò
tiểu thủ công nghệ sản xuất vật liệu xây
dựng đặc thù. Chẳng hạn làng thợ mộc Bích
Chu trên bờ sông Hồng, thuộc huyện Vĩnh Tường. Làng đã nổi tiếng từ lâu ngày về các sản
phẩm di vật cỗ, đồ mộc tạo tác hình giả,
chất giả. Các thợ mộc tay nghề giỏi đã
di cư khắp nơi, cạnh tranh khéo léo cùng các thợ mộc Nam Định và Sơn Tây, cũng
đã lừng danh khắp nước. Tất cả 800 gia đình làng Bích Chu đều liên quan đến
ngành mộc. Làng nay đã có 4 xí nghiệp tư
thiết lập cách đây 10 năm và hai công ty trách nhiệm hửu hạn thiết lập cách đây
2 năm. Các dụng cụ làm đồ mộc nay cũng
đã chạy bằng điện và các sản phẩm mộc đa lọai hơn, mẩu mực cao hơn
về cả sản phẩm cao phẩm cho dân giàu có lẫn
sản phẩm bình dân. Ngòai các giá
treo áo quần, bàn ghế tủ giường, du khách có thể chọn mua những sản phẩm nghệ
thuật cao như các tượng gỗ thờ cúng trên
bàn thờ hay các bảng
đồ sơn mài đỏ, những khay bìa mạ vàng kim hay hộp đựng hoa văn cổ truyền
hoặc họa kiểu đẹp đẽ. Đồ gỗ Bích Chu nay
đã bày bán khắp mọi tiệm hàng thủ đô Hà
Nội. Vấn đề khó khăn của làng mộc Bích Chu là nạn khan hiếm gỗ nguyên liệu. Cho nên 200 – 3000 nghệ nhân thợ
mộc Bích Chu nay phải đến các tỉnh lân
cận tìm việc . Chương trình trồng rừng Vĩnh Phúc cần có thêm một hướng khảo sát phương cách đa dạng,
đa tầng hóa rừng v.v… trồng với những loài nguyên liệu gỗ thích nghi cho tay nghề mộc Bích
Chu .
Hướng về những cây trồng, loài vật nuôi cao giá, đúng thị trường- thị hiếu tương lai hơn, sản xuất chăn nuôi cao phẩm hơn và đẩy mạnh thêm ngư nghiệp đất liền ?
Cỏ Ngọt Vĩnh Phúc |
( Irvine , Nam Ca Li, ngày 1 tháng 8
năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét