Tương lai môi sinh, khi khí hậu thay đổi:
G S Tôn thất Trình
Phần IV :
Lai tuyển chọn hột giống tốt hơn , cao năng
hơn
Ba lọai mễ ( ngũ )cốc chánh cung
cấp 60% calôri thế giới : lúa mì – wheat, lúa gạo – rice và bắp ,ngô – corn, maize, nay có thể nhắm tuyễn chọn di truyền thích nghi hơn cho thay
đổi khí hậu tòan cầu.
1- Lúa gạo lai tuyển với cỏ dại- weeds
Khi nồng lượng carbon dioxide CO2 tăng lên thì năng xuất lúa
gạo cũng tăng thêm . Chúng ta đã biết là
lúa Thần Nông trên phương diện sinh lý cao năng là nhờ cải thiện làm cây lùn
đi ( để bớt xài phí năng lượng ở cây cao dài mà đua lên lên tích tụ ở hột
các gié lúa), lá thẳng đứng để tăng tỉ lệ ánh sáng mặt trời đến
được nơi quang tổng hợp, sử dụng carbon dioxide CO2 nước H2O để tạo ra carbohydrates ,thành phần trên 90 %
hột gạo ... Thế nhưng cỏ dại mọc song song với cây lúa lại cạnh
tranh cây lúa về nước và các dưỡng liệu,
cũng sẽ tăng trưỡng có phần mau lẹ hơn, đe dọa
trong dài hạn tính cách vững bền ngành trồng lúa. Những tin tức tốt đẹp theo Lewis
Zizca , một nhà sinh lý thực vật học thuộc bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết là những cỏ dại này qúa gần gủi với cây lúa khiến việc
lai chúng cùng nhau, có thể sản xuất ra những dòng lúa mới thích nghi
đúng theo khí quyễn giàu thêm carbon.
Nhóm Ziska bắt đầu nghiên cứu cứu
cỏ dại, cố tìm những đặc tính liên hệ
đến khả năng chế biến CO2 hửu
hiệu hơn. Rồi họ kế tiếp ,hợp tác với
các nhà khảo cứu viện đại học Cornell,
xác định những dấu chuẫn di
truyền- genetic markers liên kết đến những tính trạng qung tổng hợp cao này. Các nhà khảo cứu sẽ lai
( giao thoa ) cỏ dại mang theo những dấu chuẫn mong muốn với các
giống lúa gạo cận đại cao năng- siêu năng, tạo ra những dòng lúa gạo cạnh tranh thắng lợi cỏ dại, khi các
mức CO2 gia tăng.
Ziska có thể xác định nhưng tính trạng ông cần và thực hiện những sàng
lọc – screening di truyền cần thiết
chỉ mất cả thảy 18 tháng, nhưng tiến trình cây lúa phát triễn đầy đủ ,
gồm luôn cả nghiên cứu những biến thiên – variables thế giới thực sự ,
từ khỏang cách lý tưởng giữa các hàng lúa đến mức nhạy cảm sâu bọ, có thể kéo dài thêm 5- 10
năm nữa. Ziska nói rằng một cố gắng phối
hợp để lai cỏ dại với các giống cao năng
hiện hửu có thể tăng thêm năng xuất từ
20 đến 40 %.
2- Thay bắp – ngô
Năng xuất cao và mức chứa calôri cao đã biến
bắp thành một mùa màng phổ biến nhất và
được trợ cấp cao nhất ở Châu Mỹ. Và đó là một
vấn đề mỗi ngày một cấp bách thêm .
Năm 2010, sản xuất bắp tiêu xài 9 triệu
tấn phân hóa học và dẫn tới phát thải
khí nhà kiếng tương đương với 42 triệu tấn CO2 và chính ngay bắp cũng là một cái gì chúng ta không có thể ăn
dễ dàng đâu. Theo lời Jerry
Hatfield, một nhà sinh lý thực vật thuộc bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, độ tiêu
hóa của bắp không chế biến không cao lắm. Chúng ta phải chế biến bắp một
cách nào đó, qua nhà máy hay qua động vật. Đặt ra một bên những vấn đề này, kẻ thương thảo- bẻ gãy vấn đề vẫn còn đó: cây
bắp cận đại vẫn còn nhạy cảm với nhiệt lượng ( nóng nực ) hơn là
các mẽ cốc chánh yếu khác. Và những cố tâm
tạo ra những giống kháng nhiệt và kháng hạn xuyên qua
sửa đổi di truyền cũng chưa được chứng minh rỏ ràng. Một nghiên cứu gần
đây tìm thấy là nhiệt độ toàn cầu tăng
3.6 độ F có thể làm giá cả bắp( ngô )thăng trầm bấp bênh thêm hai lần.
Mọi điều này giải thích tại sao nhiều chuyên viên lại thay thế bắp bằng một danh sách các nguồn thực phẩm chịu đựng được thời tiết
khắc nghiệt hơn, bổ dưỡng hơn và hửu hiệu hơn . Sản xuất lúa mì tạo nên chỉ phân nữa
phát thải nhiên liệu hóa thạch – fossil fuel của bắp và cho 63% protein nhiều hơn. Các mùa màng
khác thì giao trả lại cho các đất trồng
. Đậu ( đổ ) mỏ két ( đậu gà – chickpeas, pois chiche
, có khi trồng ở miền núi Bắc Việt , tên khoa học là Cicer arietium) và đậu phụng ( lạc ) chứa hai lần protêin nhiều hơn
bắp và đồng thời chúng cũng làm tăng lượng dưỡng liệu cho đất
đai.
3- Hãy giúp cho lúa mì tiến trào
Thách thức lớn nhất khi sửa sọan
cho mùa màng theo kịp thay đổi khí hậu là cố sửa sọan cho chúng thích
nghi. Ngay cả trong một vùng nông
nghiệp, ảnh hưởng của hâm nóng tòan cầu cũng biến thiên. Hảy lấy thí dụ bang Kansas Hoa Kỳ, nguồn
gốc 1/5 tổng sản lượng lúa mì- wheat Hoa Kỳ.
Nhiều phần phía Đông Kansas nay ẩm ướt 20% nhiều hơn cách đây hơn một thế kỷ, vào năm 1900. Lượng mưa
phía Tây Kansas vẫn không mấy thay đổi và vùng Tây này lại có trở nên khô hạn hơn vào thế kỷ tới. Trong lúc đó, những dao động ngắn hạn trở thành thái quá hơn.
Năm ngoái, dù có gia tăng lượng mưa dài hạn trong vùng, bang Kansas
đã đặt cảnh báo hạn hán hay khẩn cấp hạn hán tại mọi quận phía Đông Nam bang.
Stephen Jones, giáo sư khoa học
mùa màng và đất đai Viện đại học Washington State University nói là có thể làm ổn định năng xuất lúa mì chống trả
khí hậu mỗi ngày mỗi thất thường hơn, bằng cách phát triễn những dòng
lúa mì mới, mỗi dòng thích nghi cho mỗi
khắc nghiệt đặc thù . Rồi gieo trồng
chúng càng nhiều càng hay. Jones tìm kiếm những dòng ( giống ) lúa mì kháng hạn, chịu đựng ngật lụt và bệnh cây, đã được trồng ở Washington cách đây 100
năm ( nhưng đã thất sủng vì chúng không
luôn luôn cho năng xuất cao ) và lai tuyễn chúng với các giống cận đại cao – siêu năng. Nông
dân gieo những giống thành quả của công trình lai tuyễn này và cuối mùa , thu thập hột giống của những cây hiệu năng lớn
nhất dùng làm vụ mùa kế tiếp. Chỉ trong vòng 8 năm, tiến trình này tạo ra
những dòng – giống mới.Thử nghiệm năm 2010 ở quận Douglas Washington , một
dòng cho hiệu năng tốt đẹp nhất trong số 59 dòng tranh đua, gồm luôn cả những
dòng sửa đổi di truyền của các hảng
Monsanto và Syngenta.
(Chiếu theo Maggie Koerth Baker,
nguyệt san Popular Science số tháng 7 năm 2012 )
( Irrvine , Nam Ca li, ngày 3 tháng 7 năm 2012 )
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét