Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Tỉnh Bắc Kạn (Cạn)


Biết rõ hơn một tỉnh Đông- Bắc,  ít dân nhất nước:

Lạm bàn phát triển tỉnh Bắc Kạn ( Cạn )

                                                                                        G S Tôn thất Trình

Một dải non xanh trong làn nước biếc
Chốn biên thành có cảnh đẹp thế chăng ?
Ngô Thì Sĩ ( 1726- 1780)

Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể , có nàng áo xanh
                                                                                                                            Ca Dao miền Bắc
(chú thích : áo xanh là áo các phụ nữ tộc dân địa phương, ngòai Kinh , chèo thuyền độc mộc ở hồ Ba Bể ).



                 Trong 11 tỉnh Đông – Bắc Việt Nam, còn hai tỉnh  chúng tôi chưa có thời giờ lạm bàn là Yên Bái và  Bắc Kạn  (  còn viết là Bắc Cạn ). Ngô Thì Sĩ, một văn tài chép sử giàu tinh thần phê phán dân tộc, có nhiều phát hiện, có phong cách khoa học của ngòi bút nghị luận, tác giả “Việt sử tiêu án , Đại Việt sử ký tiền biên”, một phần  tiếp theo của “Đại Việt sử ký tục biên”; một  thi sĩ văn xuôi tâm hồn giàu nhân ái, trung hậu, cận đại, có những thống kê có thực, có những cảnh thực, người và chuyện thực, một nhà thơ tình sớm nhất trong văn học Việt Nam với tập” Khuê Ai Lục”,  đã khen phong cảnh Bắc Kạn như ở  hai câu thơ kể trên. Và cũng là cha của  văn nhân Ngô Thì Nhậm ( 1746- 1803 ) , tác giả bài thơ “Giấc mộng núi Thiên thai” cùng 1000 bài thơ, bài phú thuộc Ngô Gia văn phái ,  đã bị đánh chết  vào thời kỳ quốc gia nhiễu nhương,  sau  khi đối câu : “Ai khanh hầu , ai khanh tướng , trên trần ai ai dễ hơn ai” :  của  kẻ thắng cuộc Đặng Trần Thường bằng câu khí khái : “ Thế Chiến Quốc , Thế Xuân Thu , gặp thời thế , thế thời phải thế”. Nhắc lại là cuốn sử đầu tiên của Việt Nam là “Đại Việt Sử Ký  năm  1272 đời nhà Trần ( 1225- 1400 )của Lê Văn Hưu , thứ đến là “Đại  Việt Sử Ký tục biên” năm 1453 của Phan Phu Tiên và “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” năm 1479  của Ngô Sĩ Liên, cả  hai đời nhà Hậu Lê ( 1428- 1527 ).  Đời Trịnh- Nguyễn phân tranh và Nam tiến ( 1527- 1802 ) là Đại Việt Thông Sử còn gọi là Lê Triều thông sử năm 1749  Phủ Biên  Tạp Lục  năm  1776 của Lê Qúi Đôn. Sử Ký đời nhà Nguyễn Phước độc lập ( 1802-1887 )  là “Đại Nam liệt truyện” năm 1841, “Đại Nam Thực Lục” năm  1852 và” Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” năm 1884. Sách địa dư – địa lý đầu tiên là  Dư Địa Chí” của Nguyễn Trải năm 1435.

               I – Lịch sử , các tộc dân, vị trí ,  lãnh thổ và tài nguyên Bắc Kạn

             Đôi chút lịch sử

           Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, tây giáp Tuyên Quang, đông giáp Lạng Sơn,  bắc giáp Cao Bằng, nam giáp Thái Nguyên. Tọa độ là  220 08’ vĩ tuyến Bắc và 105050’ kinh tuyến Đông. Năm  1831,  vua Minh Mạng chánh thức đổi trấn Thái Nguyên  thành tỉnh Thái Nguyên, lúc đó có lẽ gồm luôn đất đai  phía Bắc là Bắc Cạn. Bắc Kạn là tên  một pháo đài, đồn binh  thành lập vào triều vua Tự Đức năm 1880, để giữ vững an ninh cho vùng khi có nổi lọan  Lý Dương Tài – Li Yung Choi năm 1878 , trùng hợp với  lúc quân binh “ Giặc Cờ Đen – Black Flag Army” Lưu Vĩnh Phúc, dư đảng Thái Bình Trung Quốc xâm nhập Việt Nam.  Sau khi Lý Dương Tài bị bắt và bị chặt đầu, tàn quân tái lập dưới quyền chỉ huy của Lục Chí Bình-  Liu Zhiping. Luc Chí Bình bổ sung quân các tộc dân thiểu số trong vùng  tổng cộng lên đến 5- 6000 quân, tấn công đồn binh Bắc Kạn do 300 binh lính nhà Nguyễn Phước trấn giữ, chiếm đồn sau một trận chiến dữ dội. Như chúng ta đã biết  năm 1867, Pháp chiếm  hết cả lục tỉnh Nam Kỳ  và tuyên bố Nam Kỳ là thuộc địa- colonie Pháp trực trị, nhưng dân Nam Kỳ nổi lên chống Pháp,  mãi cho đến  năm 1875.  Năm 1973, đại úy Francis Garnier tấn công Hà Nội. Năm 1874, Triều đình Huế phải ký  hòa ước Sài Gòn, xác nhận nhượng cho Pháp tòan cõi Nam Kỳ và cho phép  mở rộng giao thương trên sông Hồng  và các hải cảng buôn bán. Năm 1882, đại tá Henri Rivière chiếm Hà Nội  và vua Tự Đức cầu cứu  Tàu, nhà Thanh. Năm 1883, vua Tự Đức mất, và  triều đình Huế khủng hoảng giết nhau ở  việc truyền ngôi vua cho ai thân Pháp, hòa Pháp và chống Pháp.  Các năm 1883- 85, Pháp buộc triều đình Huế chấp nhận các hòa ước, biến Trung Kỳ và Bắc Kỳ còn lại của nước Đại Nam thành các bảo hộ - protectorats  Pháp thực sự cai trị  chỉ còn giữ lại danh nghĩa,  truất mất hết quyền lực Nam triều. Các năm 1887 đến 1897,  Pháp đặt  Tòan quyền Đông Pháp và ba  nhà cai trị mỗi kỳ là thống đốc Nam Kỳ , thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ. Nội các  triều đình Trung Kỳ làm gì cũng phải trình và có sự chấp thuận của Khâm sứ Pháp Trung Kỳ. Từ 1897 đến 1902, Tòan quyền Paul Doumer  thiết lập cai  trị trực tiếp và đặt ra nhiều thuế khóa nặng nề ( thuế quan quản độc quyền nhà nước- regie về muối, rượu cồn và thuốc phiện, cùng nhiều sắc thuế khác, chiếu theo Nguyễn Đại Bằng và Đặng Quốc Cơ, có Nguyễn Thế Anh duyệt xét, ở sách Việt Nam Văn hóa và Môi Trường – hội Việt Học Ca Li xuất bản năm 2012 ). Các năm 1 947 - 1954, Bắc Kạn là  một căn cứ kháng chiến  chống Pháp.  Chiến khu Cao Bắc Lạng ( Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn)  và Hà Tuyên Thái (  Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên ) tạo thành  An Tòan Khu- ATK căn cứ địa Việt Bắc vững mạnh, kháng chiến chống Pháp tái xâm lăng. ( không phải là ATK Thái Nguyên Hà Nội di dời lên đó các năm 1965 – 72 tránh Nixon -  Mỹ dội bom ). Một điểm có lẽ nên ghi nhớ  về cuộc kháng chiến vùng này là từ tháng 10 đến 22 tháng chạp năm 1947,  tướng chỉ huy quân đội Pháp Jean -Etienne Valluy  mở chiến dịch Opération Léa  hành quân bao vây  ATK và  chiếm thị trấn Bắc Kạn.  Một tóan nhảy dù  Pháp  bất ngờ  nhảy xuống sào huyệt Việt Minh và đọat các lá thư ông Hồ Chí Minh đang viết để lại trên bàn.  Cả hai, ông Hồ và tướng Võ Nguyên Giáp, thóat hiểm, nhờ núp trong những hố  ngụy trang lân cận. (  Theo Anthony James Joes, Victorious  Insurgencies :  Four Rebellions That Shaped Our World , 2010 ). Đây cũng là nơi  đánh nhau quyết liệt giữa  5000 quân  Cọng sản Bắc và quân đội Việt Nam Quốc Dân Đảng, ở Bản Học ( ?) ( theo Hòang văn Đạo;  VNQDĐ : A contemporary History -  2008 ).  Tỉnh Bắc Kạn được thành lập thời Pháp thuộc năm 1900.  gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hóa , Cảm Hóa, đều là đất tách ra từ tỉnh Thái Nguyên . Tỉnh lỵ cũng đặt tên là Bắc Kạn. Ngày 21 -4-1965, Bắc Cạn cùng Thái Nguyên hợp nhất lại thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11 1996, Quốc hội kỳ họp thứ 10 thông qua nghị quyết  tách Bắc Thái ra thành Bắc Cạn và Thái Nguyên.

                Các tộc dân tỉnh nhà

        Diện tích tỉnh Bắc Kạn tháng 3 năm 2013 là  4859, km2  ( 1876, 2  dặm Anh vuông – square miles ) , chia ra về hành chánh làm một thị xã tỉnh lỵ là Bắc Kạn  có 4 phường - 4 xã và 7 huyện : Ba Bể  huyện lỵ  là Chợ Rã và 25 xã, Bạch Thông huyện lỵ là Phủ Thông và 16 xã,  Chợ Đồn huyện lỵ là Bằng Lũng  và 21 xã, Chợ Mới huyện lỵ là Chợ Mới và 15 xã,  Nà Rì huyện lỵ là Yên Lạc  và 21 xã, Ngân Sơn huyện lỵ là  Ngân Sơn và 10 xã , Pác Nặm huyện lỵ là Ba Bể  và 11xã. Năm 2000 chưa có huyện Pác Năm. Dân số Bắc Cạn năm 1995 là 254 200 người, đứng hạng chót trong 61 tỉnh thành phố Việt Nam, ít hơn cả tỉnh Kontum  vùng Tây Nguyên, dân số năm đó là 279 500 người. Năm 2002 dân số Bắc Kạn tăng lên đến  286 300 và năm 2007 là 308 900 nguời ,  tăng  chừng  5 000 mỗi năm Như vậy đến đầu năm 2013 , dân số Bắc Cạn đã gần 340-350 000 người. Thành phần gồm 4 tộc dân lớn theo thứ tự từ nhiều xuống ít là Kinh, Tày, Nùng và Dao. Tiếp theo là tộc dân H’ Mông – Mèo ( Miêu )  Hoa và Sán Chay. Năm 2000 còn ghi là tộc dân Tày đông nhất. Nhắc lại là tộc dân Tày ( thời Pháp thuộc gọi là Thổ )  là  một tộc dân miền cao sông Dương Tử - Trung Quốc bị Hán( Hoa ) tộc xua đuổi , tràn xuống miền Đông Bắc Việt Nam ( trong khi tộc dân Thái tràn  xuống miền Tây Bắc ) và định cư ở các tỉnh Cao Bằng , Lạng Sơn và Bắc Kạn. Năm 1999, tổng số dân Tày ở Việt Nam đã gần 1. 5 triệu người, đông  hơn tổng số dân Thái năm đó chỉ trên 1,3 triệu đôi chút.  Dân Tày -Thổ  hòa nhập văn hóa Kinh – Việt  còn hơn cả tộc dân Thái. Ngay cả cách ăn mặc, dân Tày hòan toàn giống y  hệt dân Kinh , nhưng  luôn luôn là màu xanh dương đậm- dark blue để phân biệt với màu nâu – brown , màu đất củ nâu  của dân Kinh. Tộc dân Nùng, năm 1999, cũng trên 856 000 người, thường tập trung ở Cao Bằng và Lào Cai. Sau năm 1955, binh lính Nùng và gia đình di cư nhiều vào các vùng Phan Thiết ( Phan Rí ), Lâm Đồng ( Tùng Nghĩa ) và Cà Mau ( Cái Nước , Đầm Dơi… ). 

Tộc dân Nùng 
Cách ăn mặc đàn ông Nùng giống  đàn ông Hoa ( Tàu ) hơn là Việt  ? Tộc dân Dao (  Mán ) đông đến trên 620 000 người , tên Tàu gọi là Yao, còn rất nhiều ở  các tỉnh Trung Quốc Vân Nam- Yunnan, Quảng Tây – Guangxi , Qúi Châu – GuizhouQuảng Đông -  Guangdong, có lẽ tràn xuống Bắc Bộ vào thế kỷ thứ 16. Vì tộc dân Thái trước đó đã chiếm các vùng tương đối thấp ở gần giới hạn châu thổ nên  họ  cư trứ ở các đồi và sườn núi. Tương truyền  họ là con cháu một con chó thần tổ vật linh thiêng – totem Ban Hu , sau khi thắng giặc được vua Tàu gả con gái và  cấp cho nữa phần đất đai núi non vùng ; thế cho nên dân Dao bị cấm không được  ăn thịt chó.  Dân Dao phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Y phục phụ nữ và đầu chít khăn  khác nhau, phân biệt ra thành nhóm Dao chàm ( Dao indigo )  màu xanh, Dao sừng ( Dao à cornes ), Dao tiền ( Dao aux sapèques) , Dao sơn đầu (Dao aux têtes laquées). ( Lê Thành Khôi, 2012: Việt Nam Văn hóa và Môi trường, các trang 62- 63- 64 ).

          Vị trí

     Bắc Cạn có  vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng . Kẹp giữa  cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn , quốc lộ 3  chạy theo hướng  bắc-nam , chia lảnh thổ tỉnh thành hai thành phần gần bằng nhau. Thông qua tuyến giao thông huyết mạch  quốc lộ 3,  Bắc Cạn có thể  liên hệ dễ dàng với Cao Bằng và Trung Quốc  ở phía bắc, với Thái Nguyên, Hà Nội  và các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng ở phía Nam. Liên hệ theo  chiều tây – đông khó khăn hơn.  Tuy nhiên  từ quốc lộ 3 có một số tuyến đường  ngang( 70, 279 , 40 , 13, 28….)giúp cho Bắc Kạn  giao lưu với Lạng Sơn ở phía Đông và  Tuyên Quang phía tây. Do địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa  nên việc giao lưu, trao đổi hàng hóa  với các trung tâm lớn, các cảng biển gặp nhiều hạn chế. Mọi mối liên hệ  đều nhờ cậy vào đường bộ, mà chất lượng lại kém. Giao thông đường sông không đáng kể  vì đa phần là thượng lưu, nhiều thác ghềnh.  Giao thông đường sắt, đường hàng không hiện nay chưa có.   

        Địa hình

          Địa hình Bắc Kạn phức tạp, chủ yếu là đồi núi và núi cao . Nhìn chung có thể chia Bắc Kạn ra 3 khu vực :
-       Khu vực phía đông sừng sững các dãy núi kéo dài cánh cung Ngân Sơn , cánh cung liên tục nhất , điển hình nhất vùng Đông Bắc. Cánh cung chạy suốt  từ Nậm Quét (Cao Bằng )  qua Bắc Kạn  về  tới Lang Hít phía Bắc  (Thái Nguyên ), uốn thành vòng cung rõ rệt theo hướng bắc- nam . Đây là một dãy núi cao tương đối thuần nhất, dài 140 km từ Nậm Quét đến Lang Hít được cấu tạo bởi đá phiến, sét kết màu đen hay màu xám sẩm ,thời kỳ địa chất Devon ( Đề Vông ) , xen kẻ các lớp cát kết thạch anh  và các kẹp đá vôi mỏng.  Cánh cung nằm phía tây Sông Cầu ,  là đường chia nước  giữa các lưu vực chảy sang Trung Quốc  và các sông chảy xuống đồng bằng Bắc Bộ.

-            Khu vực  phía tây  cũng là những  khối núi cao chót vót, đỉnh cao nhất là Phia Bióc cao 1578m , năm trên lảnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu  của núi là đá phiến thạch anh,  đá cát kết và đá vôi có lớp dày  nằm trên đá kết tinh cổ. Cảnh quan núi của một phần thuộc cánh cung sông Gâm  rất kỳ thú  và có  gía trị đặc biệt cho ngành du lịch. Tiêu biểu nhất là thắng cảnh  tuyệt vời hồ Ba Bể. Sông Năng chảy  dưới chân khối đá vôi, có bờ vách dựng đứng, đục qua núi Lung Nham, tạo ra hình thù kỳ vĩ động Puông. Trên đường đổ về sông Gâm giáp Tuyên Quang, một hòn đảo chắn ngang  chia dòng sông thành hai nhánh, chảy trong những hành lang hẹp, rồi tụ lại đổ xuống 3 bậc thấp hơn; độ chênh mỗi bậc là 6- 7 m, dài 100- 150m . Khối nước bị kềm hảm ở thượng lưu, đổ xuống những vực  đào xới dưới chân vách đứng, tạo thành những cột nước khổng lồ bắn tung tóe làm nên những  đám mây bụi nước khổng lồ. Đó là thác Đầu Đẳng trên sông Năng, theo tiếng Tày là Lái Tạng – Tượng theo Hán Việt , có nghĩa là Thác Voi theo tiếng Kinh.  

-          Khu vực trung tâm dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm, cấu tạo chủ yếu là  đá phiến, đá vôi, đá sét vôi tuổi rất cổ nhưng không nhiều. Phổ biến là các dãy đồi cao đến 200m, một vài núi thấp ( 400- 500m ), có những thung lũng mở rộng, đôi khi trở thành các cánh đồng giữa núi. Điểm thấp nhất tỉnh  ở huyện Chợ Mới, chỉ cao  40m ( 130 bộ Anh).

                       Khí hậu

             Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Bắc Kạn có sự phân hóa theo độ cao địa hình và hướng núi. Nhiệt độ trung bình là 200- 220C . Nóng nhất là các tháng 6,7,8 với nhiệt độ trung bình  26- 280C .  Lạnh nhất là các tháng chạp và tháng giêng, nhiệt độ trung bình 13- 160C . Tổng số giờ nắng trung bình là 1400- 1600 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400- 1600mm , tập trung  phần lớn vào mùa hè, từ tháng 9 đến tháng 10.  Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu Bắc Cạn cũng gây ra nhiều khó khăn đáng kể như sương muối, mưa đá, lốc,  lũ lụt…

                                     Thủy Văn

                              Bắc Kạn là đầu nguồn 5 con sông lớn  chảy qua các tỉnh lân cận: Sông Lô, sông Gâm  chảy sang Tuyên Quang, sông Kỳ Cùng  sang Lạng   Sơn,  sông Bằng ( Bằng Giang ) sang Cao Bằng  và sông Cầu qua Thái Nguyên.   Một số sông chảy trên địa bàn tỉnh có  đặc trưng sau đây:
·         Sông Phó Đáy  là một nhánh sông Lô, chiều dài trên lảnh thổ Bắc Kạn 36 km, diện tích lưu vực  250 km2, lưu lượng trung bình 9.7 m3/giây  
·          Nhánh sông Gâm  dài 16km, diện tích lưu vực 154km2, lưu lượng trung bình 4.28m3/giây
·         Sông Năng , nhánh của sông Gâm với các thắng cảnh nổi tiếng  như động Puông, hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, có chiều dài là 87km, diện tích lưu vực 890 km2, lưu lượng 42.1 m3/giây

Động Puông 

·         Sông Hiến  chảy vào sông Bằng, dài 22km, diện tích lưu vực 137km2, lưu lượng 11m3/giây
·         Sông Bằng Khẩu thuộc hệ thống sông Bằng – Bằng Giang, dài 14km, diện tích lưu vực 74km2, lưu lượng 1.68m 3/giây
·         Sông Bắc Giang chảy vào sông Kỳ Cùng, dài 65km, diện tích lưu vực 220km2, lưu lượng 25,1 m3/giây
·         Nhánh Sông Cầu dài 103 km, diện tích lưu vực 510km2, lưu lượng 25.3m3/giây 

Ngòai hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn  còn một số hồ ao. Đáng kể nhất là hồ Ba Bể , nơi hợp lưu  ba con sông Tả Han, Nam Cường , Cho Leng và một cửa thông ra con ngòi dẫn tới sông Năng. Ba Bể, tiếng Tày là Slam Pe có nghĩa là ba hồ thông nhau: Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Ở  hồ Pé Lầm giữa các núi vách đá cao là Ao Tiên, hình bầu dục, có nước quanh năm.
   

                                 Tài nguyên

                                                   Đất đai

-          khu vực núi thấp tiêu biểu là  nhóm đất đỏ vàng  feralit  - ferralit Acrisols, phân bố trên các  dạng địa hình, độ dốc và độ cao  khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dày, hàm lượng mùn tương đối khá cao , đặc biệt là  một số lọai đất là sản phẩm phong hóa từ đá vôi, thuận lợi  cho phát triễn cây ăn trái ( ăn quả ), cây công nghiệp.
-          khu vực núi cao phổ biến là  các nhóm đất đỏ  vàng và vàng lợt ( nhạt ), hình thành trên các lọai đá mẹ khác nhau, ở độ cao từ 700- 800m trở lên . Đây là vùng núi cao, việc bảo vệ và tái tạo vốn rừng  có ý nghĩa rất quan trọng.
-          Khu vực còn lại là các lọai đất phù sa các địa hình thấp, đất thung lũng giữa núi, các đầy phù  sa  sông suối dọc thung lũng sông Cầu, tập trung ở các  huyện Bạch Thông, Chợ Mới.  Nhóm đất này có điều kiện phát triễn nông nghiệp,  nhất là trồng cây lương thực ( lúa, hoa , màu)

                                 Khóang sản

                  Tài nguyên khóang sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng. Trong lòng đất giàu kim lọai màu, kim lọai đen. Hai khóang sản Bắc Kạn  có tiềm năng lớn cho cả nước là chì và kẻm. Theo điều tra sơ bộ, Bắc Kạn có 42 mỏ  trong tổng số 71  mỏ chì kẻm năm 2000 của Việt Nam , chủ yếu tập trung  ở Chợ Đồn. Vàng sa khóang phân bố nhiều ở các huyện Ngân Sơn , Nà Rì và Chợ Mới. Bắc Kạn còn có sắt, măng gan, thiếc, ăntimoan. Cuối thập niên 1900, phát hiện một số lọai đá quý  ( ru bi, xa phia )  trong các sa khóang và đá gốc huyện Ba Bể. Nguồn đá vôi phong phú lại phân phối  gần các trục giao thông chánh , tương đối thuận lợi cho việc khai thác  làm nguyên liệu  sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng . Bên cạnh đá vôi, Bắc Kaạn còn có sét cao lanh  làm phụ gia cho công nghiệp xi măng và sản xuất đồ gốm sứ.

                                 Thực vật và động vật

                                Rừng là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn.  Đến  đầu năm 2000, diện tích  rừng còn  235 200 ha, gồm 224 100 ha rừng tự nhiên  và 11 100 ha rừng trồng. Độ che phủ còn  hơn 49 %.  Tính riêng về rừng tự nhiên năm đó, Bắc Kạn đứng hàng thứ hai vùng Đông Bắc, sau Hà Giang ( 262 900 ha). Thành phần lòai cũng rất phong phú. Về thực vật đã kiểm kê  826 lòai, trong đó 300 lòai cây lấy gỗ, 300 lòai cây làm thuốc, 52 lòai đã đựợc đưa vào sách đỏ  Việt Nam. Hệ động vật Bắc Kạn cũng hết sức phong phú, đa dạng, không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế , du lịch  mà còn  có giá trị đặc biệt  trong việc bảo tồn nguồn gen các lòai quý hiếm và đặc hửu. Nổi bật nhất về nguồn tài nguyên sinh vật là Vườn Quốc Gia Ba Bể với hệ thống sinh thái tương đối còn nguyên vẹn trên vùng đá vôi.

                                Vườn Quốc Gia Ba Bể, thiết lập năm 1992 từ  khu bảo tồn thiên nhiên năm 1977, là Công viên Quốc Gia thứ 8 nước nhà,  chiếm một diện tích  10048 ha, có tọa độ  địa lý là 22024’19”  vĩ tuyến Bắc  và 105036’55’ kinh tuyến  Đông. Làm ra cốt để bảo vệ Hồ Ba Bể , song song với các núi đá vôi lân cận và rừng tự nhiên đất thấp luôn luôn xanh. Thung lũng tây  nam rặng núi Phia Bióc  của công viên có những  đỉnh cao từ 517 đến 1525m. Rừng bảo tồn  gồm  những  lọai cây cối đặc thù  là các rừng đá vôi và rừng luôn luôn xanh đất thấp. Lớn nhất ở vườn bảo tồn là các rừng đá vôi,  có những vách dựng đứng và lớp đất mặt mỏng thín. Năm 2000, đã  phát hiện 550 lòai thuộc 138 họ, không kể nấm fungi, tảo algae, rêu lichen, dương sĩ fern. Chiếm ưu thế là các lòai cận nhiệt đới như nghiến, họ Cò ke Tiliacea, hai đại mộc Burretiodendrum ( Excentrodendrum ) hsienmu và Excentrodendrum ( Pentace) tonkinensis, duối hay tèo nông Streblus tonkinensis họ dâu tằm Moraceae,  cọ  ( cọ đuôi cáo Caryota sp.  như đại mộc đủng đỉnh Bắc Sơn Caryota bacsonensis ) , gừng họ  gừng zingiberaceae như chóc Bắc bộ  Costus tonkinensis , mè tré  cắt ngang Amomum truncatum, mè tré bà Amomum villosum, đò ho, sa nhân cóc  Amomum tsaoco, tre , nứa, giang như Dendrocalamus patellaris , Sinocalamus bacthaiensis , S. maiensis, S.sang, S. yenluensis, nhiều lọai dây leo như mây gai dẹp Calamus platyacanthus , mây đá Calamus petreus…. Đặc biệt là  giống nứa dây Ampelocalamus  (? ) quý hiếm chỉ có ở Ba Bể.

Một góc Vườn Quốc gia Ba Bể.

                            Công viên Ba Bể cũng đã liệt kê 65 lòai động vật có vú . Đáng lưu tâm nhất là  lòai cầy giông Ownston Hemigalus Ownstoni ( có hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới) , khỉ ăn lá Francois – Leaf monkey Trachypithecus francoisi   và vọoc mủi hếch  Bắc Việt snub monkey Rhinopithecus avunculus , cũng bị hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới. Các lòai quý hiếm khác gồm  có con tê tê ( một lọai rắn mối ăn kiến ? ) Tàu  Chinese pangolin Manis pentadactyla, con cu li chậm Slow Loris Nycticebus coucang , khỉ macác Rhesus Macaquekhỉ cụt đuôi Stump- tailed macaque , khỉ Châu Á Francois langur , Gấu đen Á châu, Rái cá Âu Châu European Otter , Mèo Vàng kim Á Châu Asian Golden CatSơn dương ( dê núi ) lục địa mainland serow , sóc bay đỏ khổng lồ red giant flying squirrell , sóc  vá đen trắng particolored flying squirrell Hylopetes alboniger , sóc bay chân lông  hairy- footed flying squirrel,  cũng như trên 30 lòai dơi . Cũng tìm thấy ở vùng hồ Ba Bể trên 106 lòai cá  gồm 61 tông chi, 17 họ  lòai cá, môt số có giá trị kinh tế như  trắm cỏ, cá gáy ( cá chép ),  cá vẹt nước ngọt freshwater parrot fishcá trê lùn-dwarf catfish, bagarius, một số  quý hiếm mới phát hiện là cá cóc Ba Bể, cá “ chiên’ ruột sạch thác Đầu Đẳng  … Số lượng lòai chim ở đây cũng không thua kém Vườn Quốc Gia Cúc Phương.  Ngòai ra cũng đã thu thập 330 lòai bướm  trong đó 22 lòai được xem là mới khám phá ra.  Cơ sở tiện nghi ở công viên họat động năm 2004,  gồm một trung tâm thông tin, một nhà khách, một trạm quản lý hồ  và một  trạm khảo cứu sinh thái. Công viên  có 13 làng bản  5 tộc dân sinh sống,  đông hơn 3000 người. Tộc dân Tày đông nhất, đã đến đây cách nay hơn 2000 năm. Các tộc dân tiếp theo xếp theo thứ tự nhiều ít là Dao – Yao ( nguyên là Mán ), H’ Mông – Mèo, Nùng và Kinh.

                                  Danh lam, thắng cảnh, lễ hội…

                                 Hồ Ba Bể, cách Hà Nội 254 km , ở tại trung tâm công viên, diện tích 500 ha,  cao độ  178m ( 584 bộ Anh ). Nước hồ trải dài trên 8km ( 5 dặm Anh ) từ bắc xuống nam, rộng  trung bình 800m ( 2600 bộ Anh ). Bề sâu  từ 20  - 25m ( 66-82 bộ Anh )đến 35m ( 115bộ ). Lòng hồ lởm chởm núi ngập nước và các đảo đá vôi nhỏ. Có hai đảo nổi lên  giữa hồ  là An Mã ( ngựa nằm nhìn ra giữa hồ ) rộng 100 ha và Quả Phụ  hay Pò Già Mải,   nghĩa là Gò Bà Góa . Như đã nói trên, hồ được gọi là Ba Bể vì gồm 3 nhánh Pé Lầm , Pé LùPé Lèng.  

Hồ Ba Bể 

           Từ sông Năng vào Pé Lầm  chạy theo hướng bắc nam , rộng 700- 800m , dài 3km.  Trên bờ phía đông, nằm lọt giữa các vách đá núi cao  là một cái ao bầu dục, ngang dọc khỏang 100m và 200m, quanh năm có nước, nguời trong vùng gọi là Ao Tiên . Chừng 30m về phía nam là hồ Pé Lù  cũng dài khỏang 3km, càng về phía Nam hồ càng mở dần . Giữa hồ nổi lên đảo An Mã . Phía đông An Mã , cách chừng 50m là hòn đảo nhỏ tên là Pò Già Mải . Các đảo  này là đảo đá vôi, cây cối xanh tốt.  Nhắc lại là dọc bờ hồ trên vách đá cheo leo  là những cây nghiến lá to, xòe tròn với  đám cành dày dặc, vỏ sù xì mốc trắng vì già cỗi.  Cây nghiến có thể sống nghìn năm, rễ bám chắc và khoan sâu vào các khối đá lớn  nên ít khi bị đổ. Từ Pò Già Mải đi về phía đông và đông nam là hồ Pé Lèng, cũng chạy dài khoảng 3km,  giống như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu bầu trời, núi rừng và làng bản nằm dọc đôi bờ. Hồ Ba Bể là hồ nuớc ngọt lớn nhất Việt Nam và đã được liệt kê trong danh sách 20 hồ nước ngọt quý báu quốc tế. Do đất thấp cácxtơ- karst Chợ Rã, Ba Bể, Chợ Đồn hình thành lúc một khối  lớn trồi lên  khi khối lục địa Đông Nam Á tan vỡ  vào thời kỳ Cambrian  cách đây 200 triệu năm. Khác với những hồ cacxtic  tương tự trên thế giới,  hồ Ba Bể luôn luôn đầy nước. Hồ Ba Bể cùng vườn quốc gia Ba Bể và khỏang 20 địa điểm  khác quanh vùng như động Puông, Thác Đầu Đẳng trên sông Năng, Ao Tiên… có sức thu hút cao  đối với du khách, nhưng tiềm năng du lịch này chưa phát triễn bao nhiêu cả .                

                                 Bắc Kạn còn  một số thắng cảnh khác nằm rải rác ở các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì . Đầu tiên là Thác Rọom, cách thị xã Bắc Kạn 8km, dọc theo tỉnh lộ 257 Bắc Kạn- Chợ Đồn, thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông. Trên đường chảy về xuôi, sông Cầu bị các bải đá nhấp nhô dài khỏang 1km  chắn lại và tạo nên Thác Rọom, cảnh quan kỳ thú của thác nước hòa nhập với núi rừng.  Dự kiến thác này sẽ trở thành điểm du lịch kế cận cuối tuần cho thị dân Bắc Kạn ? 
                                
                                Ở huyện Na Rì có thác Nà Đăng , thuộc xã Lương Thành, cũng rất đẹp với nước ào ào đổ xuống từ độ cao 100m , tạo thành một thắng cảnh núi. Động Nàng Tiên, thuộc xã Lưong Hạ, ăn sâu vào lòng núi, có nhiều hình thù kỳ vĩ thiên nhiên tạo ra. Trên địa bàn huyện Na Rì, còn có khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, rộng hàng chục nghìn ha, tiềm năng du lịch sinh thái lớn. Phia Khao thuộc huyện Chợ Đồn, độ cao 800m, có cảnh quan thơ mộng, khí hậu mát mẽ, thích hợp du lịch nghĩ mát núi.      

                                      Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh nhà cũng khá đa dạng với 181 di tích văn hóa lịch sử. Di tích  Pò Két thuộc xã Văn Học huyện Na Rì  là nơi Phùng Chí Kiên  và các đồng chí thường dừng chân  trên đường La Hiên – Văn Học- Ngân Sơn các năm 1931- 1941. Hầm bí mật Dốc Tiệm , ở thị xã Bắc Kạn,  là nơi Trường Chinh, năm 1947,  núp  thoát hiểm trên đường đi đến thị xã trong  cuộc hành quân của quân đội viễn chinh Pháp . ATK ở thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn là nơi cơ quan Trung Ương Việt Minh làm việc, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lăng. Hang đá vôi chùa Thạch Long ở xã Cao Kỳ , huyện chợ Mới  gồm hai tầng thông nhau ( tầng thiên và tầng âm ), trong thời kỳ kháng chiến là xưởng quân giới, chế tạo vũ khí hiện đại Việt Nam lúc đó do  kỷ sư Trần Đại Nghĩa điều khiển,  như bazooka, súng không giật SKZ, AT vũ khí chống xe cơ giới, lọai đạn SS  có khối lùi, tốn ít thuốc, hiệu quả cao…. ( theo Lê đình Sỹ - 1989 ).

                                     Các lễ hội hấp dẫn Bắc Kạn  thường được tổ chức sau Tết âm lịch, có nhiều trò chơi đậm đà các tộc dân địa phương.  Ngoài lễ hội xuân Ba Bể , đáng kể thêm là lễ hội Phủ Thông ( Bạch Thông )  gồm nhiều trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, hát si, hát lượn và là một dịp thăm viếng trận đánh đồn PhủThông nổi tiếng thời kháng chiến.  Lễ hội Lùng Tùng ( Xuống Đồng ) có những trò chơi như múa khèn, thổi sáo, tung còn, hát giao duyên. Hội chùa Thạch Long, ngòai các nghi thức dâng hương, có các trò chơi và leo núi,  thám hiểm hang động trùng trùng, điệp điệp.  

Lễ Hội Xuân Ba Bể 

           Hội Xuân Dương huyện Nà Rì ,hội cuối cùng  đưa tiễn mùa xuân,  có các điệu hát dân gian các tộc dân Tày, Nùng , Dao …        

                                II- Lạm bàn về các hướng phát triển 


                                      Thời kỳ 1997 – 1999, khu vực I ( nông lâm ngư ) giữ địa vị trọng yếu,  từ 60,2 % đến  62.6 %  tổng sản phẩm tỉnh – GDP, tiếp theo là khu vực III ( dịch vụ ) , tuy nước nhà cố gắng  chuyễn dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Bắc Cạn , theo hướng tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I , nhưng tương đối chậm.  Khu vực III trong thời gian này, tăng từ 28.8 % GDP lên đến 29. 9% năm 1999, nghĩa là  chỉ tăng được 1.1 %.  Thay đổi tỉ trọng của khu vực II hầu như không đáng kể . Khu vực II ( công nghiệp và xây dựng )  ở thời gian này nhỏ bé, chưa lúc nào  đạt 10% GDP . Năm năm sau, năm 2006, tỉ trọng  nông lâm ngư  đã trụt xuống còn 40,5 % GDP , công nghiệp và xây dựng lên  đến 20.9 % và dịch vụ đã tăng đến  38.6 % . Nhưng năm 2010 nông lâm ngư đã tăng lên lại đến 43. 01 % GDP, dịch vụ bớt xuống  còn 37.61 %, công nghiệp và xây cất  19,38 % , chứng tỏ khủng hỏang kinh tế từ năm 2008 như khắp nơi trên thế giới vẫn chưa hòan tòan phục hồi.
                                 

                                            Nông lâm ngư

                                 
                                        Lẽ dĩ nhiên lúa là lọai cây lương thực  có tỉ trọng lớn  nhất tỉnh , năm 1999 chiếm 61.9 % về diện tích à 72.0% về sản lượng ; gồm lúa cạn ( lúa khô  nương rẫy ) và lúa nước ( lúa ruộng ). Diện tích gieo trồng lúa cả năm  tăng thêm được 1300 ha trong thời gian từ năm 1997 ( trên 16000 ha ) lên đến 17 388 ha năm 1999. Tuy vậy Bắc Kạn vẫn đứng hàng chót các tỉnh Vùng Đông Bắc về diện tích lúa . Lúa tập trung nhất ở  vùng Ba Bể ( 4437 ha năm 1990) , Chợ Đồn ( 3454 ha ). Năng xuất tăng đều, từ trung bình 2.8 tấn /ha năm 1995 lên 3.4 t/ha năm 1999  và gần 4t/ha năm 2002 -2003.  Vụ lúa mùa trở thành chánh yếu, 3 lần  nhiều hơn so với vụ Đông Xuân.  Ngô ( bắp ) không tăng bao nhiêu  diện tích  (từ 6400 ha năm 1997 lên  7400ha năm 1999) cũng như năng xuất ( dưới 2 t.ha ). Diện tích khoai lang còn ít hơn (chừng 500 ha năm 1999 ) và năng xuất cũ cũng thấp kém 3-3.5 t/ha ). Diện tích sắn ( khoai mì ) cũng nhỏ bé ( năm 1999 chừng 2800 ha ) và năng xuất cũ cũng rất thấp ( chưa đến 10 t/ha ) so với trung bình khoai mì ở Thái Lan và quốc tế . Bình quân  lương thực cây lương thực có hột ( ngũ cốc) theo đầu người  năm 1995  là 218.7kg , đến năm 1999 chỉ đạt  287,6 kg , nghĩa là 79.5 %  mức  tối thiểu quốc gia là 350 kg. Tuy nhiên năm 2002 đã tăng khá mau lên đến 369.9 kg. Báo cáo tỉnh  cho biết là năm 2007 Bắc Kạn đã đạt 491,5 Kg mức bình quân cây lương thực có hột, tuy rằng mức này  vẫn còn nhỏ hơn trung bình  quốc gia năm 2007 là 501.8 kg mỗi đầu người. Phải tăng cường khuyến nông , phổ biến sâu rộng hơn nữa,  kỷ thuật canh tác các giống lúa cao năng Thần Nông mới, lúa lai – hybrid rice mới , siêu năng mới – new super rice nếu  tuyễn chọn được, các giống bắp lai đơn hay kép mới , các giống sắn mới CIAT v.v … Cố gắng thay lúa  nương rẫy năng xuất quá thấp kém và chỉ làm được 1 vụ mỗi năm bằng lúa  nước bậc thang , và cố tăng  hệ thống sử dụng đất trồng lúa nước  lên 2- 3 lần  thay vì ở mức1.3 hiện nay.

                                 Phải chú trọng hơn nữa đến các cây công nghiệp, năm 1990 lọai hàng năm chỉ mới đến 2000 – 2500 ha , đặc biệt  là đậu nành ( đổ tương ), đậu phụng ( lạc ) , ngay cả mè ( vừng ) nay đã hầu như  không còn tồn tại, và thuốc lá cho nhu cầu tỉnh và xuất khẩu.  Về chăn nuôi, xét kỷ lý do phát triễn, hình thành chậm trễ các vùng chăn nuôi  đại gia súc tập trung dự trù ở Ba Bể, Ngân Sơn, tăng thêm Sind hóa đàn bò địa phương năm 1999 đã có gần 30 000 con )  cải tạo đàn heo ( lợn ) nái địa phương (  số lượng năm 1999 đã  là 12 700 heo nái và 115 000 heo thịt )  và tại sao không phát triễn nổi  bò sửa , trâu sửa ( đàn trâu  tỉnh năm 1999  là trâu cày kéo trên 52 000 con,  nuôi nhiều nhất ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và Na Rì ).  Chú trọng hơn nữa  đến  phổ biến  các  phương thức  mới  nuôi trồng thủy sản ,đặc biệt nhắm vào các lọai cá gáy ( cá chép ) “cá chiên” nhịn ăn  ruột rất sạch vùng  Thác Đầu Đẳng, cá hồi –salmon  Phần Lan nước ngọt( ? ) sông suối xứ mát , ngay cả cá tầm – sturgeon Việt Nam mới nuôi thành công ở Tây Nguyên ( Đắc Lắc,  Kontum ? ) ...

                                 Độ che phủ của rừng Bắc Cạn năm 2000 còn chiếm 49 % diện tích toàn tỉnh nhà , nhưng theo đà tàn phá rừng làm nương rẫy du canh , có lẽ nay chỉ còn 30% là cùng .  Trong cơ cấu lâm nghiệp, họat động khai thác lâm sản  đứng vị trí hàng đầu, dù rằng tỉ trọng của nó có xu hướng giảm dần. Số lượng gỗ tròn khai thác từ năm 1997 đến năm 2000 vẫn giữ được mức  6500 m3/ năm, nhờ lượng gỗ tròn tăng  thêm đôi chút ở rừng trồng. Ngòai gỗ tròn  còn gỗ khai thác là nguyên liệu giấy  ( 5000 tấn ) , củi , nứa, song-  mây.   Cần tăng gia hơn nữa diện tích rừng trồng ở Bắc Cạn đã đạt khỏang 5000 ha năm 1999.  Nhất là khi tỉnh nhà dự trù tỉnh sẽ (? ) xây dựng  nhà máy chế biến  gỗ ván nhân tạo ở thị xã  Bắc Kạn và phát triễn  ngành  công nghiệp giấy. Cần  duyệt xét quản lý và kinh doanh rừng cho có hiệu quả hơn, tránh khai thác bừa bải, bất hợp pháp, thay củi  sưởi ấm, nấu nướng bằng  nồi niêu  chạy điện hay than đá kiểu “ trái bàng”, thay gỗ xây cất bằng bê tông… Cũng cần cải thiện rừng trồng lại các  cây hồi, cây quế , nguyên liệu cho các xí nghiệp  nhỏ chế biến tinh dầu  quế địa phương, các cây thích hợp  cho  nhựa cánh kiến đỏ Lacifer lacea  thân bài tiết làm Shellac – Sticklac ( mức sản xuất Việt Nam nay  chừng 350 tấn ) như lòai sung Ficus glomerata , cọ phà Proteum  ceratum ,  cỏi bắc bộ Pterocarya  stenoptera var tonkinensis , đậu thiều ( đậu săng ) Cajanus catjang, cọ khẹt Dalbergia hupeana var laccifera , bản xe- dai bò- thé Albizia lucidior Hợp lý hóa  khai thác mật ong rừng các lòai Apis dorsata , Apis florae … hay mật ong nuôi Apis mellifera  ở các vườn cây ăn trái ( ăn quả ).  

                                  Công nghệ


                               Khai thác và biến chế khóang sản là công nghệ phát triển nhất tỉnh.  Bắc Kạn có cấu tạo địa chất rất phức tạp. Lảnh thổ Bắc Kạn  thuộc hai vùng  căn bản  của Đông Bắc  Việt Nam :  vùng sông Hiến  và vùng  Lô – Gâm ,  chia ra 2 vùng hệ  thống tan vỡ,  thành  một cánh cung  dọc theo quốc lộ 3 A. Vùng tan vỡ này  cùng vùng tan vỡ sông ( Phó ) Đáy- Chợ Đồn đóng một vai trò quan trọng  tạo ra các kim lọai như sắt, vàng , bạc, thiếc, titan, đồng, nicken ….  Vùng  tan vỡ Tây Nam – Đông Bắc  phát triễn mạnh mẽ ở  Lô,Gâm –  sông Hiến tại núi  Phia Khao,  tạo ra chủ yếu là chì và kẻm.

Khai Thác mỏ ở Bắc Kạn


                               Hiện nay  Bắc Kạn đã khám phá ra 14 lọai kim lọai khác nhau:  ngòai than đá ở Nghĩa Tạ , kim lọai   nhóm chì -kẽm , măn gan , sắt  vàng kim, titan , đồng,  ăntimoan , thủy ngân , wolfram , thiếc. Trong số này 3  kim lọai có dự trữ lớn , nhiều giá trị  để khai thác là :                                                                                                                                                                                                              
-          Chì- kẻm  chứa ở 79 mỏ  tập trung ở Chợ Đồn  và Ngân Sơn, tổng dự trữ là 986 410 tấn  dưới thể quặng oxid và 60 000 tấn  thể sulfur .
-           Sắt và sắt mangan   ở 26 mỏ tập trung  ở  Chợ Đồn , tổng dự trữ là  37. 3 triệu tấn  ( chưa kể các mỏ quặng đang dò tìm )
-          Vàng kim ở  14 mỏ  tập trung ở Chợ Mới, Ngân Sơn, Nà Rì, Ba Bể  dự trữ chừng 20.08 tấn.( cũng chưa tính các mỏ quặng đang dò tìm )

              Tuy là ưu điểm đặc biệt, nhưng  ở tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu địa chất và khảo sát  rất hời hợt, qua loa  và thiếu đồng bộ. Đầu thế kỷ thứ 20 , Pháp và Nhật đã khai thác chì – kẻm  , ăn timoan , vàng , đồng ở  Bản Cao , Côn Minh và Chợ Đồn  và Pò Phi, huyện Na Rì.  Cũng đầu thập niên 1999, Tiệp Khắc, Bulgaria, Thái Lan và các năm 1996- 1997  Úc Châu cũng khảo sát và khai thác, nhưng kết quả không đúng theo đòi hỏi nên các công ty đã ngưng khai thác. Hơn nữa, khai thác tự do và đào xới quặng mỏ cá nhân khắp tỉnh, đã gây tai hại cho môi trường  sinh thái, đòi hỏi chánh quyền Bắc Kạn  phải có tổng dự án qui  họach khai thác mỏ và chế biến quặng. Theo tài liệu địa chất tháng  8 năm 2009 ,dự trữ quặng mỏ chì - kẻm Bắc Kạn lớn nhất nước, chiếm  75.3 % tổng lượng quốc gia.  Cả 3 vùng khám phá quặng chì – kẻm  chánh yếu dưới thể dạng oxid và sulfur  đều thuộc vùng Đông Bắc:  vùng Chợ Đồn, Ngân Sơn có dự trữ 986 456 tấn quặng oxid và 60 000 tấn quặng sulfur; vùng  Lang Hít, Võ Nhai , Đại Từ ( thuộc tỉnh Thái Nguyên ) có dự trữ 109456 tấn, phần lớn dưới thể sulfur;  vùng Na Sơn thuộc tỉnh Hà Giang  có dự trữ 109 456 tấn,  phần lớn cũng dưới thể dạng sulfur. Thế cho nên  khai thác và chế biến quặng  chì – kẻm ở Bắc Kạn là mục tiêu đầu tiên để cung cấp nhu cầu thị trường. Nhắc lại chì- kẻm là kim lọai căn bản cho các ngành công nghệ  làm bát chữ in- plate, sơn, hàn, và bình điện – batteries các vật liệu chống xói mòn , chống phóng xạ và ở Việt Nam có thể dùng đánh bắt cá và sản xuất các bột màu. Trên thế giới mức cung cầu  cân bằng không mấy đổi thay hàng năm  là khỏang 6.0 triệu mỗi năm. Việt Nam  còn  phải nhập cảng năm 2009, 20 000 tấn  kim lọai chì – kẻm chế biến dùng trong nước cho  các bát chữ , sản xuất bình điện và điện cực tế bào. Tóm tắt, Bắc Kạn hiện đã phát hiện ở huyện Chợ Đồn 54 mỏ quặng chì kẻm   dự trữ tổng cọng là 14 507 884 tấn , chiếm  96. 5 % tổng lượng tòan  tỉnh ( 15 007 634 năm 2009 ) và 974 477 tấn kim lọai chì – kẻm.  Ở huyện Ngân Sơn có 12 mỏ quặng chì – kẻm  đang còn ở thời kỳ khảo sát và tìm kiếm địa chất;   3 trong số 12 mỏ này đã biết là dự trữ chứa 525 000 tấn  quặng và 2 419 kim lọai chì – kẻm .  Huyện Na Rì  khám phá 4 mỏ quặng chì- kẻm . Chỉ mỏ  Cốc Keng , xã Côn Minh ước lượng là  chứa 2850 tấn kim lọai chì – kẻm. Đây là  mỏ xưa cũ đã được Pháp khai thác từ năm 1923. Huyện Chợ Mới khám phá 3 mỏ quặng.  Chỉ mỏ Quang Cơ ( ? ) ước lượng  chứa 6710 tấn. Pháp cũng đã khai thác mỏ này  từ các năm 1919- 1923.  Huyên Ba Bể khám phá 6 mỏ quặng, nhưng chưa mỏ nào được ước lượng dự trữ cả .  Huyện Bạch Thông cũng đã khám phá  ra 3 mỏ quặng chì kẻm  ở Sĩ Bình.  Trong tưong lai , ngành công nghiệp chì- kẻm Bắc Kạn phải tiếp tục  khảo sát địa chất, hướng mạnh hơn về ước lượng dự trữ và phẩm chất  quặng mỏ tiềm thế và kim lọai,  trước khi cấp  thêm giấy phép khai thác cho các công ty trong nước cũng như ngọai quốc , mở rộng liên doanh  bắt đầu chủ yếu ở khâu sơ chế  và sau đó tiến thêm đến  kim lọai, ít nhất là chấm dứt nhập cảng  nguyên liệu cho  các sản phẩm  công nghệ nước nhà đã kể trên.

           Hầu  cận đại hóa  các ngành công nghệ  chế biến nông lâm sản : đặc biệt là công nghệ rừng, nhằm bảo đảm  công nghiệp giấy, gỗ chống hầm lò, gỗ xây dựng , một số  lọai Gỗ , Tre ( và tại sao không  tuyễn lựa những lọai tre mọc mau, cao năng  và dễ dàng dệt  “hàng vải tre” đặc thù ) , Trúc,  Nứa, Song Mây … có chất liệu cao , hợp thị hiếu;  công nghiệp lương thực chế biến thịt sửa; các công nghiệp vật liệu xây dựng kết hợp với sửa chữa cơ khí nhỏ cho nông nghiệp địa phương và trồng rừng vùng cao; các tiểu thủ công nghiệp truyền thống , quy mô gia đình…  phải xúc tiến hòan thành các khu công nghệ Bắc Kạn đã dự tính  : Thanh Bình( 500 ha ) ở huyện Chợ Mới ,  Thị Xã Bắc Kạn ,   và các cụm công nghệ Bạch Thông ở huyện Bạch Thông, cụm  công nghệ Huyền Tụng ở Thị Xã Bắc Kạn , ( 32 ha )  cụm Nam Bắc Lũng , cụm Cẩm Giàng cả hai ở huyện Bạch Thông v.v…

                Tương lai phát triễn Bắc Kạn  là khai thác  mạnh mẽ hơn tiềm năng du lịch , tự nhiên và nhân văn,  một số đã liệt kê ở mục danh lam thắng cảnh  kể trên, sau khi đẩy mạnh tân tiến, nâng cấp các dịch vụ giao thông thương mãi, đặc biệt các quốc lộ 3 và quốc lộ 279 , cùng các tỉnh lộ  254, 255, 256, 257 , 256 , 258 , 212 , các đường nội thị thị xã Bắc Cạn, các phương tiện  tiên tiến điện , nước , bưu chính viễn thông….  nâng cấp hay xây thêm các chợ lọai II ở các huyện lỵ , có trung tâm thương mãi tăng được sức mua bán hàng hóa 3- 5 lần hơn  năm 2000 . Và  biết đâu?, khuếch trương, nâng cao, cập nhật  đào tạo , trình độ học vấn  chuyên môn , công nhân  công nghệ và kỷ thuật tri thức  cho mọi tộc dân địa phương,  “tái “ xây dụng công nghệ quốc phòng tân tiến khu công nghệ trong hang động đá vôi  vùng chùa Thạch  Long  Bắc Kạn , sản xuất võ khí,  đạn được  như   thời kháng chiến 1947 – 54,  song song với sản xuất hỏa tiển, máy bay- trực thăng không người lái – drones …  ngày nay, ngày mai.

                               ( Irvine , Nam Ca Li -Hoa Kỳ , ngày 20 tháng 4 năm 2013 )
                  
                                 





  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét