Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tỉnh Sóc Trăng


Lạm bàn hiểu biết thêm phát triển một tỉnh  ba tộc dân ( Kinh Việt, Miên  “Krom”, Hoa “Triều Châu”  )  sống  chung hài hòa từ lâu, gần 300 năm nay:

  Tỉnh Sóc Trăng có hai cửa chánh Cửu Long chảy ra biển Đông

                                                         G S Tôn Thất Trình

                                                                                       Anh về tìm vẩy cá trê,
                                                                            Tìm gan tôm sú , tìm mề con lươn,
                                                                                      Anh tìm con bướm có xương,
                                                           Dây tơ hồng có rễ, đạo can thường… em ưng anh.

                                                                              … Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi,
                                                                                 Nước phông tên tiền rưỡi một đôi…
                                                                                   Gặp cơm Ba Thắc thơm ngon,
                                                                      Chan nước mắm Hòn ăn chẳng muốn thôi.   
                                                        (Ca Dao Miền Nam , Tiến sĩ Phan Tấn Tài trích dẫn )

                                                                                    Cù Lao Dung đâu có xa:
                                                                             Bên này Đại Ngãi, kia là Cầu Quan
                                                                                    Bần – ổi , dừa nước bạt ngàn
                                                                        Cá – bóng – sao nhảy hàng đàn bến sông.
                                                         ( Ngọc Sương . Quê tôi – Đại Ngãi.  Tháng 7 – 2004 )


                  Theo tiếng Khơ me- Khmer tên tỉnh là Srok Kh’leang có nghĩ là  xóm kho chứa bạc -  Silver depository , nơi vua Khmer  giữ kho tàng bạc ( vàng ) . Dân Việt định cư lại đọc trại ra thành Sóc – Thôn Xóm Kha Lang, rồi   sau đó thành “ Sóc Trăng” . Vua Minh Mạng nhà Nguyễn Phước đặt tên Hán Việt là Nguyệt Giang theo tên dân chúng gọi nôm na là “ Sông Trăng”  - Moon River, sông  Hậu - Cữu Long nước chảy như ánh trăng ?  Thời Đệ Nhất Cọng Hòa tên tỉnh là Ba Xuyên  nghĩa là nơi có ba dòng chảy xuyên qua  ( ? ) đến ba cửa là Định An, Trần Đề  của dòng  sông Hậu ( dòng Ba Thắt  (? )  hay Bát Xắc- Bassac tên gọi thời Pháp thuộc, chỉ là dòng Trần Đề , một cù lao chia hai )  và  sông không phụ thuộc  sông Hậu ( hay sông Cửu Long ) là  Mỹ Thanh, cũng chảy ra Biển Đông , giữa hai xã Lạc Hòa và Lịch Hội Thương.  
          

                                Vị trí


                      Tỉnh Sóc Trăng nằm giữa 9014’  và 9056’  vĩ tuyến  Bắc và 105034’ và 106018’ kinh tuyến Đông. Tây Bắc giáp  tỉnh Hậu Giang ; Tây Nam giáp  tỉnh Bạc Liêu  ; Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh ; Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; Đông Nam là 72 km  bờ Biễn Đông (  tuy Tàu và  nhiều bản đồ quốc tế gọi  lạm dụng là Nam Hải, Biển Nam Trung Quốc-  South China Sea). Diện tích tỉnh là 3 223 .3 km2 hay 1244.52 dặm Anh vuông – square miles ( năm 2010  duyệt lại  là 3 311. 8 km2 ). Dân số năm 2004 là 1 213 400 người,  gồm 3 tộc dân là Kinh ( chiếm 64.83% ), Khmer ( 29.21% ) và Hoa ( 5.93 % ). Dân số tăng lên 1 300 800 người , năm 2010, nhưng lại ghi là tộc dân Hoa tăng lên đến gần 8 % , tộc dân Khmer giảm xuống  còn 28 % và  tỉ lệ tộc dân Kinh gần y nguyên,  khoảng trên 64 % . Như vậy cuối năm 2013 có lẽ đã đến  1340 000 người.       

                         Sóc Trăng có một thị xã, thành phố tỉnh lỵ Sóc Trăng, thành lập năm 2007, một thị trấn  tỉnh là Vĩnh Châu  và 9 huyện : Kế Sách , Long Phú , Cù lao Dung, Mỹ Tú , Mỹ Xuyên , Thạnh Trị, Ngã Năm, Châu Thành và Trần Đề . Thị xã Sóc  Trăng có 10 phường và thị trấn tỉnh Vĩnh Châu 4 phường 6 xã.  Huyện Long Phú có 2 thị trấn  huyện ( Đại Ngãi vừa thành thị trấn ) và 9 xã.  Huyện Kế Sách 1 thị trấn và 12 xã ( và dự trù nâng xã An Lạc thành thị trấn ) . Huyện Mỹ Tú 1 thị trấn  8 xã ( cũng dự trù nâng cấp Long Hưng thành thị trấn ). Huyện  Mỹ Xuyên 1 thị trấn và 10 xã ( cũng dự trù nâng Thạnh Phú thành thị trấn) .  Huyện Trần Đề 2 thị trấn  9 xã .  Huyện  Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã . Huyện Châu Thành 1 thị trấn 8 xã. Huyện Cù Lao Dung 1 thị trấn 7 xã. Huyện Ngã Năm 1 thị trấn và  7 xã.  Dân số thị xã Sóc Trăng là 173 922 người, năm 2007( ? ). Thị xã cách thành phố HCM - Sài Gòn  231 km và cách thành phố Cần Thơ 60 Km. Quốc lộ 1A nối thị xã Sóc Trăng, phía Bắc qua Phụng Hiệp, Cái Răng , Cần Thơ, Mỹ Tho rồi Tân An đến Sài Gòn ; phía Nam  đến Bạc Liêu, Giá Rai rồi Cà Mau  xuống tới Năm Căn ( Ngọc Hiền ). Và quốc lộ 60 nối  thị xã Sóc Trăng với Trà Vinh  qua Đại Ngãi, Tân Hóa, Tiểu Cần.

                       Xuôi dòng thời gian.

    
           Năm 1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Nguyễn hửu Kính ( Cảnh ) làm kinh lược  đất Chân Lạp ( Thủy Chân Lạp )  một vùng  dân chúng thưa thớt, nhưng đất đai rất phì nhiêu, dân chúng cơ cực  vì nạn binh đao, dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thường bị  bảo lụt mất mùa nên nhiều người đã di cư  vào vùng này, lập nghiệp tại Mô Xòai ( Bà Rịa ) Đồng Nai( Biên Hòa) . Thật sự năm  1674, nội bộ  Chân Lạp tranh chấp , Nặc Ông Đài ( Ang Chey ) cầu viện Tiêm La ( Xiêm )  đánh Nặc Ông Nộn ( Ang Non ). Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần sai cai cơ đạo  Nha Trang Nguyễn Dương Lâm  cùng tham mưu Nguyễn đình Phái  tiến đánh Nặc Ông Đài, phá được Sài Côn, tiến vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài bỏ thành chạy, rồi chết trong rừng.  Nặc Ông Thu ( Ang Saur )  con cháu dòng thừa kế ra hàng, được  lập thành Chánh Quốc vương, lấy hiệu là Chey Chetta IV, đóng tại Long Úc. Riêng Nặc Ông Nộn  được phong làm Phó Quốc vương , đóng tại Sài Côn.  Cả hai hàng năm đều phải triều cống. Như vậy chúa Nguyễn  đã xem đất Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp là phiên  quốc của Việt Nam. Nguyễn hữu Kính ( Cảnh ) lấy đất Đồng Nai lập huyện Phước Long, đất Sài Côn lập huyện Tân Bình, đặt dinh Trấn Biên ( Biên Hòa ) và dinh Phiên Trấn ( Gia Định ), lại chiêu mộ dân miền Trung vào Nam, lập làng xã khai phá ruộng đất. Người Tàu ở dinh Trấn biên  lập nên xã Thanh Hà và ở  dinh Phiên trấn  lập ra xã Minh Hương; tất cả đều  thuộc về sổ bộ nước ta.           

             Bấy giờ,  Mặc Cửu một người Tàu gốc Quảng Đông, mở phòng bạc ở phủ Sài Mạt, bỏ tiền  chiêu dụ dân lưu tán, lập ra 7 xã gọi là Hà Tiên.  Năm 1708,  Mạc Cửu xin thuộc vào nước ta, chúa Minh Nguyễn Phước Chu phong cho chức Tổng binh Hà Tiên. Mạc Cửu mất, con là MạcThiên Tứ được chúa Ninh Nguyễn Phước Trú ( hay N. P.Trăn ) phong chức Đô Đốc, tiếp tục trấn giữ đất Hà Tiên . Năm 1755, Chúa Nguyễn sai  Nguyễn Cư Trinh đánh Nặc Nguyên ( Ang Sngnuôn ) vua Chân Lạp đưa quân Xiêm về  đánh đuổi Nặc Ông Tha và thông sứ  với Chúa Trịnh Đàng Ngòai, mưu đánh Chúa Nguyễn Đàng Trong. Nặc Nguyên thua, bỏ Nam Vang chạy sang Hà Tiên, nhờ Mạc Thiên Tứ  xin cho về nước làm vua, dâng hai phủ Tầm Bôn ( Tân An ) và Lôi Lạp ( Gò Công ) để chuộc tội. Năm  1757, chúa Nguyễn sai  Mạc Thiên Tứ  đem Nặc Tôn ( Outey II )  về nước làm vua. Nặc Tôn dâng đất  Tầm Phong Long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa cho chia đất này ra 3 đạo: đạo Đông Khẩu , đạo Tân Châu ở Tiền Giang  và đạo Châu Đốc ở Hậu Giang. Nặc Tôn  cũng đem 5 phủ tạ ơn Mạc Thiên Tứ  là Hương Úc hay Vũng Thơm( Kom Pong Som ), Cần Bột ( Kampot ), Chân ( Chưn) Rùm hay Trực Sâm ? ( Nam bộ tỉnh Treang ), Sài Mạt ( Batey Méas ) và Linh Qùynh ( vùng duyên hải từ Sre- Ambel  đến Peam ). Thiên Tứ đem dâng  chúa Võ Nguyễn Phước Khóat  và Chúa cho trấn Hà Tiên  cai quản các đất này ( Theo Hồ Bạch Thảo -  Hoa Kỳ , 2002 ) .

             Dưới thời Mạc thiên Tích, Hà Tiên càng phát triễn  mạnh hơn nữa. Mạc Thiên Tích  mở thêm các huyện  Kiên Giang, Long Xuyên ( lúc này là tên gọi vùng Cà Mau ), Trấn Di ( Bạc Liêu ), Trấn Giang ( Cần Thơ ) , sáp nhập Kiên Giang và Long Xuyên vào  trấn Hà Tiên.  Hai nơi này dần dần trở nên quan trọng về mắt kinh tế  nhờ sản xuất nhiều cá , mật và sáp ong, lông chim và lúa gạo. Kiên Giang ( Rạch Giá ) làm bàn đạp vững chắc cho dân Kinh –Việt tiến sang bờ sông Ba Thắc.  Các con sông Cái Lớn, Cái Bé  nối qua Rạch Ba Láng, Ô Môn  được thám hiểm.  Các huyện Trấn  Giang ( vùng Cần Thơ ) và Trấn Di ( Bắc Bạc Liêu) phần lớn là đất Thành phố Cần Thơ , tỉnh Hậu Giang và tỉnh  Sóc Trăng ngày nay, lúc đó đều còn thuộc dinh Long Hồ, Vĩnh Long ngày nay. Sau cuộc chiếm đóng Hà Tiên của quân Xiêm, đầu thập niên 1770,  Mạc thiên Tích phải về ngụ tại Kiên Giang, để cho con trai là Mặc Tử Sanh về chỉnh đốn Hà Tiên. Trong các thập niên 1770 và 1780,  Rạch Giá và vùng Cà Mau  đã cung ứng cho Nguyễn ( Phước  ) Ánh địa thế hiểm yếu để dung thân, trước sự lùng bắt gắt gao của Nguyễn Tây Sơn. Năm 1776, Nguyễn Lữ chiếm Gia Định và Long Hồ. Năm 1787, Nguyễn Ánh chiếm lại Long Hồ. Năm 1788, Tây Sơn lại  đem binh tấn công Long Hồ. Tây Sơn đại bại ở trận thư hùng  xảy ra  ở Bải Tiên ( Cù Lao An Thành  ngang tỉnh lỵ bây giờ ) và từ đây về sau , miền Nam thuộc quyền cai trị của Nguyễn Ánh.

           Năm 1803, dinh Long Hồ đổi tên là dinh Hòang Trấn. Nhắc lại là Nguyễn Ánh  thống nhất đất nước ( từ Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan ) lên ngôi vua năm 1802,  lấy hiệu là Gia Long. Vua Gia Long đổi tên  miền Nam thành đất Gia Định, chia ra làm 4 dinh : Phiên Trấn ( Gia Định ), Trấn Biên ( Biên Hòa ), Vĩnh Trấn ( Long Hồ ) và Trấn Định. Năm Minh Mạng thứ 13 ( 1832 ) nhà vua đổi Vĩnh (Thạnh )Trấn  làm Vĩnh Long Trấn  gồm 4 phủ và 8 huyện, phủ Lạc Hóa gồm  2 huyện là Tuấn Nghĩa ( Sóc Trăng ? ) và Trà Vinh.  Ngay sau khi Tổng Trấn Gia Định là Lê văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng bải bỏ chức Tổng Trấn, đổi trấn làm tỉnh, chia đất miền Nam  ra làm  6 tỉnh,  nên mới có tên là Nam Kỳ lục tỉnh :  Biên Hòa , Gia Định , Định  Tường,Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên . Thay đổi tên  các cấp lảnh đạo dinh trấn là Trấn ( Lưu) Thủ, Cai Bạ , Ký lục… bằng  Tuần Phủ, Bố Chánh, Án Sát, Lảnh Binh…, đặt chức Tổng Đốc  để cai trị hai, ba tỉnh. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Ngày 25-2-1861, Pháp hạ đồn Kỳ Hòa do Tổng Đốc đại thần  Nguyễn Tri Phương  trấn thủ, điều động  quân binh tòan Nam Kỳ . Thành mất Nguyễn Tri Phương bị thương nặng.  14- 4 -1861, Định Tường mất.  17-12- 1861, Biên Hòa mất. 22- 2 -1862  Vĩnh Long bị chiếm  lần thứ nhất, sau 2 ngày chống giữ. Ngày 25- 2- 1862 , Pháp trả lại Vĩnh Long. Ngày 20- 6-1867,  Pháp lại tấn công Vĩnh Long lần thứ hai. Phan Thanh Giản tuẩn tiết. Kế tiếp 2 ngày sau, thành Hà Tiên và An Giang mất. Thời Pháp thuộc, tỉnh Sóc Trăng  thuộc 20 tỉnh Nam Kỳ ( sau  đó thêm   Ô Cấp – Cap Saint Jacques thành 21 tỉnh) , như ở bài thơ  ghép chữ đầu  của tỉnh cho dễ nhớ , trước năm 1945:

          Gia, Châu, Hà , Rạch, Trà  ( Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh )
          Sa, Bến, Long, Tân, Sóc     ( Sa Đéc, Bến Tre, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng)                        
          Thủ, Tây, Biên, Mỹ, Bà     ( Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bà Rịa )
          Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc    ( Chợ Lớn, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bạc Liêu )

Tuy vậy theo nhà văn  Sơn Nam,  mất năm 2008 ( Văn hóa truyền thống Đồng bằng sông Cửu Long, Dòng Việt số 17 – 2005), vào thời Minh Mạng  tòan thể Nam Bộ  nguyên là đất Gia Định, Gia Định Thành, đã  gọi là Lục Tỉnh: nhưng thời Pháp, nói xe đò Lục Tỉnh, tàu Lục Tỉnh  không ai nghĩ đến miền Đông Nam Bộ cả thảy, bến xe Miền  Đông riêng biệt, tuy Biên Hòa cũng thuộc về Lục Tỉnh. Lục Tỉnh là đồng bằng sông Cửu Long: lúa gạo từ Lục Tỉnh , trái cây Lục Tỉnh, về Lục Tỉnh làm ăn. Thờì Đệ Nhất Cộng Hòa, Sóc Trăng nhập với Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Bạc Liêu vào thế kỷ thứ 18,  thuộc phủ Bãi Xàu ( Bải Sâu ? ) tỉnh An Giang; năm 1882 thống đốc  Le Myre de Villiers lấy một phần đất của hai tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá lập ra  tỉnh Bạc Liêu. Sau năm 1996, các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng tái lập và năm 2003 tỉnh Cần Thơ ( tỉnh Phong Dinh và tỉnh Chương Thiện thời Đệ Nhất Cọng Hòa ?) chia hai thành tỉnh Hậu Giang ( Vị Thanh ) và thành phố Cần Thơ ( diện tích 1389.6 km2) do Trung Ương quản trị( như  các thành phố Sài Gòn, Đà Nẳng, Hà Nội, Hải Phòng).

                             Đất đai, khí hậu v.v…

            
      Sóc Trăng là một tỉnh diện tích trung bình ( lớn nhất là tỉnh  Kiên Giang – Rạch Gíá  6243km2) trong số 12 tỉnh và 1 thành phố của Đồng Bằng Sông Cửu Long( ĐBSCL ).  Diện tích ĐBSCL là 39 567 km2,  gần ba lần  lớn hơn Đồng Bằng Sông Hồng, chỉ rộng 14 685 km2. Đất đai Sóc Trăng gồm có : đất mặn  là đất phù sa ven biển tiếp giáp với nước mặn qua biển  và qua kinh rạch  xâm nhập sâu vào đất liền.  Rừng ngập mặn như đước  mắm, sú vẹt, chà là…  bao phủ đất mặn ngập nước triều quanh năm; đất phèn tiềm thế ( tiềm tàng )  gặp ở các địa hình thấp trũng  những vũng ngập nước sâu nhất và lâu nhất  giáp tỉnh  Hậu Giang và thành phố Cần Thơ và ở địa hình cao hơn là đất phèn họat động;  đất phù sa  hình thành dọc theo sông Hậu là các trầm tích sông, mức phì nhiêu cao rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Ước lượng nhóm đất phù sa tốt chiếm đến 50 000 ha ở tỉnh nhà. Trong khi đất mặn phù sa ven biển rất thuận lợi cho phát triễn  nuôi trồng, cũng như đánh bắt thũy sản nước lợ và nước mặn. Có thể còn gặp vài “giồng” nhỏ đất cát  màu vàng,  khác với đất  cát trắng miền Trung.

      Nhờ gần biển  Đông, Sóc Trăng có hai mùa : mùa mưa  từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng  từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.  Vũ lượng trung bình  hàng năm là 1840mm.  Nhiệt độ trung bình là 26 -28 độ C.
     

     II -  Những hướng phát triển tỉnh


      Sóc Trăng đã  đạt mức phát triển, tăng GDP trung bình  là 9.6 3%  các năm 2001- 2004 và 10.56 % các năm 2005 – 2010. Cơ cấu kinh tế Sóc Trăng  bắt đầu chuyễn hướng với  lảnh vực  công nghệ và xây cất tăng gia và lảnh vực  nông lâm ngư  giảm dần  trong thành phần GDP.  Năm 1992 , Nông lâm ngư còn chiếm đến  65% GDP, công nghệ và xây cất 18 % và dịch vụ  17% . Tính đến cuối năm 2011, ngành nông-lâm -ngư chỉ còn   52 .35 %  của nền kinh tế,  ngành công nghệ và xây cất tăng lên đôi chút 18.35 % và ngành dịch vụ  đạt 29.30% . GDP mỗi đầu người Sóc Trăng đến năm 2011 đã đạt  1066 $US ( đô la Mỹ ),  còn thua hẳn  Bà-Rịa- Vũng Tàu năm  2010 đã là 1450 $US.   Tiến triễn dự trù cho Sóc Trăng các năm  2011 – 2015 là đạt  mức tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 12- 13 % , hầu đạt GDP trung bình mỗi đầu người là 1800 $ US (  đô la Mỹ ) năm 2015 . Nhắm về  các dự án  công nghệ, thủ công và tiểu công nghệ cao kỹ hơn và cao phẩm giá hơn cho các năm 2016-2020 với mức  tăng trưởng  trung bình là  29-30% thay vì 16- 17 % thời gian 2011- 2015 , và tăng  25- 26 % vào các năm 2021- 2030.  Nâng ngành xây dựng và xây cất lên  39.5 %  năm 2020 và 42,5 % năm 2030 .          
        

             Chín hướng phát triển công nghệ đến năm 2020- 30 ( ? )

     
         Hướng thứ nhất  là công nghệ chế biến  nông phẩm và   nuôi trồng thủy sản. Tỉnh  sẽ cố gắng đầu tư  vào các nhà máy chế biến hiện hửu , trang bị cận đại hơn, liên quan đến  phát huy các  nguyên liệu địa phương, sản xuất tinh luyện hơn, đa lọai hàng hóa  hầu  tăng gía trị sản phẩm công nghệ xuất khẩu hội nhập thị  trường tiêu thụ, hút dẫn đầu tư  xây dựng các nhà máy biến chế thịt, sửa, rau  đậu, thủy sản, rượu, bia, nước uống , thực phẩm gia súc, thực phẩm  nuôi  thủy sản, phát triễn chế biến dừa, mía đường, phó sản đường, củng cố các sản phẩm  gỗ, giấy và thủ công tiêu thụ lẫn xuất cảng.  Thứ  hai  là công nghệ cơ khí làm các linh kiện  điện và điện tử  với các nhà máy cở trung, ráp các bộ phận  các linh kiện  điện tử phương pháp nghe nhìn- audiovisual electronic  devices , các linh kiện điện tử và cáp  cung cấp cho yêu cầu tỉnh hay vùng địa phương. Thứ ba  là ngành công nghệ hóa học, thõa mãn nhu cầu tiêu thụ hóa chất nội địa sẽ rất cao vào năm 2020. Vài nhóm, lảnh vực ưa thích đã và sẽ phát triễn trong thời gian 2011- 2020  như hóa học dược phẩm , các dược phẩm, các hóa chất dùng ở nông nghiệp  gồm cả thuốc bảo vệ mùa màng  và thuốc chửa trị động vật chăn nuôi, các plastic gia dụng, plastic  công nghệ, plastic bao bì, bột plastic, viên plastic, mọi lọai keo dính, các sơn tổng hợp, các sơn đặc biệt cho xây dựng, phấn sáp, các hương vị, bột giặt. Thứ tư là các vật liệu  xây  dựng  và cho ngành hầm mỏ mà ước lượng  sẽ lên cao ở nước nhà các năm tới. Vài lọai đã được sản xuất như gạch- ngói  không nung,  chế tạo khung xây cất với  vật liệu nhẹ, pannen vách ngăn phòng, các thành phần  bê tông đúc sẳn -precast  concrete, các cột điện  … cho nhu cầu tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Ngòai ra, cũng nên kể  đến việc khai thác các giải cát sông trầm tích   dọc sông Hậu và  ở ba cửa biển tỉnh. Thứ năm   là công nghệ áo quần và giày dép , đã phát triễn vì nhu cầu trong tỉnh và công phụ hòan tất như là các doanh vụ vệ tinh, rồi phát triễn  công nghệ hổ trợ cho ngành này  như làm sợi  - fiber, chỉ - thread, họa kiểu, các công viên công nghệ, các cụm làm y phục hay giày dép.  Khuyến khích các đơn vị tư nhân hay cá nhân  phát triễn các doanh nghiệp cở trung hay cở nhỏ  từ tư bản của mình, để đa lọai hóa thêm ngành may mặc. Thứ sáu  là ngành điện  và cung cấp nước sạch, tụ điểm vào các nhà máy nhiệt điện với ba nhà máy Long Phú 1, 2 , 3 trên sông Hậu (  công xuất mỗi nhà máy Long Phú 1 và 2 là 1 200 000 kw  đã là ba lần công xuất nhà máy Đa Nhim – tỉnh Ninh Thuận,  thủy điện khánh thành đầu tiên của Cọng Hòa Miền Nam  và Long Phú 3 là 2 000 000 kw; công xuất tổng cộng  4 400 000 kw ), hy vọng nối điện vào  mạng lưới điện quốc gia năm 2015, khi chạy tua bin đầu tiên của Long Phú 1. Vì Sóc Trăng có 72 km bờ biển, nên tỉnh cũng dự trù phát triễn điện gió – wind electricity , tổng công xuất là 100- 180 000 KW điện  gió năm 2015 và 500 – 700 000 kw năm 2020.  Sóc Trăng cũng sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy nước ở thị xã và các thị trấn  tỉnh - huyện, đồng  thời thực thi các dự án cung cấp nước sạch cho nông thôn.  Thứ bảy là  về các  công viên và các cụm công nghệ, Sóc Trăng sẽ cố gắng hút dẫn đầu tư bằng cách tạo  hạ tầng cơ sở đồng bộ  cả bên trong lẫn bên ngòai  hàng rào, nối kết các dự án phát triễn công viên và cụm công nghệ các dự án  hạ tầng cơ sở  chuyễn vận, điện, nước và các dịch vụ khác cho nhân công. Mọi công viên đều phải có hệ thống trị liệu  nước phế thải để bảo vệ môi sinh. Thứ tám là phát triễn thủ công nghệ và công nghệ nông thôn, phục hồi  hay phát triễn vài thủ công nghệ cho như cầu nội địa, hầu sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo công ăn việc làm và tăng lợi tức  nông dân.  Cuối cùng, thứ chín là Sóc Trăng sẽ tuyễn chọn vài công nghệ tiềm thế cho tỉnh, áp dụng những  kỷ thuật tiên tiến, có sức cạnh tranh mãnh liệt. Trong ngắn hạn, các sản phẩm công nghệ này được sản xuất trong nước. Nhưng trong dài hạn, sẽ dựa vào cao kỷ hệ thống quốc tế, tổ hợp đa quốc gia …  ( theo trình bày của Quốc Dũng , ngày 21-12- 2012) .

                        Các  công viên công nghệ sẳn sàng đón mời doanh nhân đầu tư chiếu theo Saigon Times ngày 31 tháng 10 năm 2012 )     


             Công viên công nghệ Industrial Park (IP ) An Nghiệp  ở huyện Châu Thành Sóc Trăng là một nơi đến ưa thích cho các doanh nghiệp đặc thù về chế biến các sản phẩm  nông nghiệp và thủy sản, thực phẩm cũng như  đồ ăn cho động vật. Nay đã có  26  doanh nghiệp cam kết  phát triễn 34 dự án trong IP này, trên một diện tích tổng cọng là 114. 14 ha với tổng số tư bản đăng ký gần 160 triệu  đô la Mỹ! ( trên 3 196 tỉ đồng VNĐ) . Hiện tại IP An Nghiệp có 150 ha đầy đủ tiện nghi  hạ tầng cơ sở  cho các nhà đầu tư tiềm thế  bảo đảm điều kiện tốt đẹp  cho những ngành vật liệu xây cất, tơ sợi và áo quần, giầy dép và đồ da, các sản phẩm plastic.

Công viên IP  Trần Đề, rộng 120 Ha ở huyện Trần Đề  dọc sông Hậu, rất thuận tiện  chuyễn vận trên đất liền  và đường sông. Kế cận những nông trang mênh mông  cung cấp vật liệu nông nghiệp, thủy sản.  IP đang được qui họach vùng chi tiết, ưu tiên hướng về các dự án chế tạo xuất khẩu. Các dự án đầu tư ở các lảnh vực khác như tơ sợi và áo quần, giày dép và đồ da, công nghệ cơ khí, máy móc cũng được khuyến khích.   

            Công viên IP Đại Ngãi,  rộng 80 ha,  ở xã Long Phú, huyện Long Phú gần bên  trung tâm  các nhà máy nhiệt điện chạy than đá, có công xuất lớn nhất ở ĐBSCL, và cảng thương mãi Đại Ngãi rất thuận tiện cho các nhà đầu tư,  có ý định chế tạo hay chế biến  các sản phẩm xuất cảng, hàng hóa điện và điện tử hay máy móc nông nghiệp.

            Công viên IP Vĩnh Châu, rộng  158 ha, ở thị trấn Vĩnh Châu gần các  chuyễn vận đường sông, đường bộ và một vùng rộng lớn nhiều nông trang, là nơi thích hợp cho những đầu tư về thực phẩm  chế biến nông phẩm và thủy sản, đồ bàn ghế, các sản phẩm plastic, phân bón hóa học và sản phẩm vi sinh học.

           Công viên IP Long Hưng,  rộng 200 ha, ở huyện Mỹ Tú  dọc theo  Quốc lộ  Quản Lộ - Phụng Hiệp  rất hút dẫn cho các dự án  đầu tư chế biến nông phẩm tỉ như  lúa gạo và mía đường, gỗ và giấy từ gỗ tràm cajeput. IP Long Hưng cũng là ngưỡng cửa  đến các tỉnh ĐBSCL khác như Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ và Kiên Giang, nơi chuyên chở tàu cargo rất thuận lợi.

           Công viên IP Mỹ Thạnh lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, rộng 305 ha, ở xã Vĩnh Hải, thị trấn Vĩnh Châu dọc quốc lộ Nam Sông Hậu, có nhiều tài nguyên về tôm và hành đỏ - red onions. IP đang kêu gọi đầu tư các chế tạo hàng hóa xuất khẩu, chế biến nông sản và thủy sản, sản xuất thực phẩm  gia súc, nuôi trồng thủy sản .

         Các  IP  đang kêu gọi đầu tư thêm vào hạ tầng cơ sở ( 50 ha )cho  mỗi dự án trị giá 9 triệu USD tư bản đầu tư là: Phú Lộc ở huyện Thạnh Trị, Ngã Năm  ở huyện Ngã Năm, Thạnh Phú ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu ở phường 2 thị trấn Vĩnh Châu.

           Dịch vụ truyền thông, du lịch…


 Phát triển  dịch vụ bưu điện , viễn thông và kỹ thuật thông tin Sóc Trăng


Bưu Điện Sóc Trăng 

           Cho đến năm 2013 , mạng lưới 3G đã phủ đầy hòan tòan 100%  vùng cư ngụ tỉnh nhà và ngành  sợi cáp quang-  fiber optic cable  cũng phủ .  100 % xã, phường và thị trấn, thị xã, theo dự án  phát triễn bưu điện, viễn thông và kỷ thuật thông tin đến năm 2020,  tỉnh ban hành ngày 29 tháng tám năm 2012.  Đến năm 2020, 100%  cấp xã sẽ có các trạm bưu điện, có đường vào internet băng tần rộng – broadband internet access,   100 % nhu cầu bưu điện sẽ được thõa mãn  và 100% các  cơ sở văn hóa bưu điện sẽ là các đài phát thanh lại của các đài đa dịch vụ chánh- multi-services outlets. Ở lảnh vực  dịch vụ bưu điện, mạng sở bưu điện  sẽ gồm 3 mức I,  II và III.  Các sở bưu điện mọi mức tại huyện, thị trấn, thị xã Sóc Trăng sẽ nâng cấp với trang bị mới, thiết lập các hệ thống  xếp đặt tự động, nới rộng thêm  rặng dài doanh vụ chúng, đường vào internet ở  các  cửa cổng bưu điện.  Ở dịch vụ phân phối thơ từ, mức phân phối  đến các công viên công nghệ, các vùng  chế biến xuất khẩu, các vùng kinh tế  sẽ  tăng thêm 2- 3 lần mỗi ngày và số xe thư  chở đến các nơi này  cũng phải gia tăng để  mất ít thời giờ hơn chuyễn thơ đến huyện. Ngòai ra, dịch vụ bưu điện  sẽ được phát triễn theo hướng đa lọai, cung cấp mọi dịch vụ bưu điện  ở cửa cổng bưu điện, tụ điểm vào phát triễn những dịch vụ mới, dịch vụ tài chánh và các dịch vụ áp dụng kỷ thuật thông tin.               

         Ngành  viễn thông cũng dự tính như sau. Trước tiên để chuyễn đổi mạng, nhiều doanh vụ mới  sẽ xây dựng  hạ tầng cơ sở mạng lưới với kỷ thuật NGN, các doanh vụ  cung cấp dịch vụ sẽ chuyễn hóa dần dần  đến các thiết bị  kỷ thuật NGN. Sẽ thực thi  mạng lưới NGN  song song cùng mạng lưới  chuyễn đổi mạch vòng -  switching circuit hiện hửu. Nhưng trong tương lai sẽ  gạt bỏ kỷ thuật chuyễn đổi mạch vòng. Thứ đến  cho mạng lưới truyền động, sẽ trang bị mạng mới  cho các công viên công nghệ , cụm công nghệ, các khu đô thị mới, các xa lộ mới, các vùng bờ biển …   cống hiến  thiết lập các điểm chuyễn mạch đa dịch vụ - multiservice  switch points, tiêu khiển, thương mãi, du lịch và an tòan thông tin khi tai họa. Thứ ba mạng lưới ngọai vi  sẽ đặt cáp năm dưới đất ở các khu cư ngụ, các cụm cư trú, các công viên công nghệ, phát triễn hướng về phẩm giá và cận đại hóa mạng lưới ngọai vi.  Xây dựng  hệ cống rảnh  đặt dưới đất mạng ngọai vi  phải làm đồng bộ cùng lúc với xây dựng hạ tầng cơ sở, ngay tức khắc,  tụ điểm trên  việc đặt cáp  dưới đất hiện hửu  và rút ngắn  khỏang cách cáp dịch vụ ( cáp chánh với đường dây cáp ), phát triễn mạng lưới ngọai vi với cáp sợi quang, bảo đảm  nhu cầu cho sử dụng truyền thông băng tần rộng. Các doanh vụ duy trì giao ước bằng các sử dụng  hạ tầng cơ sở viễn thông chung sức, trong trường hợp nhiều doanh vụ  có yêu cầu  xây dựng cáp ngọai vi. Thứ tư là mạng lưới truyền thông di động sẽ được phát triễn,  hướng về  các doanh vụ sử dụng chung hạ tầng cơ sở ( trạm, tháp ăng ten, mạng truyền … ), bảo đảm tiết kiệm, sử dụng  tư bản đầu tư hửu hiệu hơn và bảo vệ cảnh quan  đô thị. Thứ năm  là mạng lưới internet sẽ thiết lập DSLAM , cung cấp  dịch vụ internet cao tốc  và băng tần rộng  bằng  hệ thống cáp sợi quang đến trường học, các vùng nông thôn hầu, hổ trợ phát triễn giáo dục, bảo đảm  phát triễn người thuê mua,  và cung cấp  internet băng tần rộng cho tỉnh nhà, mở mang kinh tế nông thôn, nâng cấp  văn hóa công dân, phục vụ  xây dựng các cộng đồng nông thôn mới. Thứ sáu là phẩm giá hệ thống băng tần rộng không dây sẽ được cải thiện để nâng cao tiêu chuẩn đời sống, hổ trợ du lịch, giáo dục , săn sóc y tế … Thứ bảy  là dịch vụ viễn thông  sẽ được đa dạng thêm  về mạng lưới cố định, mạng lưới di động và internet tỉ như cố vấn viễn thông – teleconsultantthương mãi điện tử -e commerce, tiêu khiển v.v…   ( cũng chiếu theo Quốc Dũng ngày 29 tháng 10 năm 2012 ).

                            Danh lam thắng cảnh du lịch, lễ hội , đặc sản … Sóc Trăng

              Kết quả nghiên cứu tài nguyên du lịch năm 2008, cho thấy Sóc Trăng có 97 đơn vị tài nguyên du lịch gồm luôn  cả tài nguyên  thiên nhiên và nhân văn. Đến 11 tháng giêng năm 2013, tỉnh nhà đã khai thác được 18 đơn vị và thị xã Sóc Trăng, phát triển mạnh thời Pháp thuộc trước 1945, nay là nơi tập trung lớn nhất du khách nội địa và ngọai quốc thăm viếng. Chỉ cần  4 giờ là có thể đến thị xã Sóc Trăng, trung tâm văn hóa và kinh tế tỉnh, từ Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh và 1 giờ từ thị xã Cần Thơ. Sáu tháng đầu năm 2012, theo thống kê bộ Văn Hóa, ThểThao và Du Lịch, tỉnh nhà đã nhận 347 197 du khách, trong số này 7886 là ngọai quốc, đạt 58 % dự trù cho năm 2012. So với 10 năm trước, số du khách đến tỉnh đã tăng lên hơn gấp ba. Các thắng cảnh Sóc Trăng đáng kể là:

     -  Chùa Dơi  (Mahatup Pagoda, tên Miên đầy đủ là WathSereycho Mahatup – Bat Pagoda ). Chùa nằm  ở phường 3 thị xã. Theo đường Lê Hồng Phong  về hướng huyện lỵ Mỹ Xuyên  cách thị  xã chừng 1km, rồi quẹo trái  theo đường Vân Ngọc Chinh khỏang 300m thì tới Chùa Dơi.  Đây là một chùa Khơ Me – Khmer xây dựng từ lâu, tên cũ tiếng Kinh là Chùa Ma Tóc, phỏng theo tiếng Khmer là Mahatuk . 



Chùa  gồm ba phần kiến trúc chánh kiểu Khmer vùng Châu thổ Sông Cửu Long  nhờ  Sư cụ Thạch Chia thuộc đạo Phật Theravada, đã tốn nhiều công sức tu bổ lại chùa. Khuôn viên  chùa  rộng 3 ha, trồng nhiều cây cổ thụ, cây ăn trái, tre trúc làm cây che mát, nhưng  có  nhiều đàn hàng ngàn dơi  bay, treo ngược đầu ngũ trên cành ban ngày, cho nên mới có tên Việt là chùa Dơi.  Đến hòang hôn, dơi bay đi xa tìm mồi. Một đặc điểm khác sau lưng chùa  là mồ  của 5 vuốt heo – claw pigs . Cũng như mộ người, mỗi mồ đều có  bia – mộ chí  ghi rỏ tên và tuổi mỗi heo chôn, hình ảnh heo, ngày heo sanh và chết ;  cũng như tên người nuôi heo. Năm 1999,  Chùa Dơi đã được  Bộ Văn Hóa và Thông tin  nhận là di sản  văn hóa và lịch sử nước nhà .   
   
            -  Chùa Kh’Leang ở  phường 6, đường Mậu Thân, thị xã.  Kiến trúc cỗ Khmer, chứa nhiều mô hình khắc chạm nguyên thủy và các tượng trưng  thần thánh. Chùa cao ráo, đồ sộ,  uy nghi, và thuần nhất .

            -  Chùa Đất Sét  hay chùa Bửu Sơn ( Clay Pagoda )  ở đường Tôn Đức Thắng, phường 5 thị xã. Chùa do sư cụ nghệ sĩ trứ danh Ngô Kim Tòng tài ba và  cần cù  tốn công 42 năm, để tạo thành các tượng Phật, động vật thiêng liêng, tháp 13 tầng … thảy  làm bằng đất sét.  Đặc biệt là 8 ngọn nến nặng 1.4 tấn, 6 ngọn nặng 200 kg chưa bao giờ đốt và 2 ngọn chỉ còn nặng 100 kg vì đã được đốt từ nhiều chục năm qua, cùng 3 thỏi đất sét cao  2m mỗi thỏi.  Xung quanh chùa là hàng ngàn tượng lớn nhỏ  với ánh sáng  chói lọi của hai ngọn nến  khắc hình  rồng và hình phụng đã được thắp lên kể từ ngày nhà sư Ngô Kim Tòng chết, năm 1970 đến nay.


Chùa Đất Sét 

        - Chùa La Hán ( Arhrat Pagoda )  ở phường 8 thị xã. Thọat tiên xây bằng gạch. Được cọng đồng Phật giáo Việt Nam đóng góp, nâng cấp năm 1990. Chùa được du khách thưởng thức  nhờ kiến trúc độc đáo nguyên thủy và phong cảnh đẹp đẻ. Bảo tố  tàn phá chùa năm 1956 và được xây lại năm 1990. Chùa có hai tầng. Tầng thượng thờ Phật, các La Hán Phật, Thái Thượng Lão Quân và các Bồ Tát.  Tầng dưới thờ Thiên Hậu Nương Nương,  Bạch hầu Công,  Ôn Thần và Chu Tiên Cô ... Phía trước Chùa, thờ Phước Đức Lão Ông, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng những màn cảnh như Hồ Sen,   núi Pu tuo ( ? ) , 8 ngọn đèn và tượng khắc Rồng và Rùa. Mỗi Tết nguyên đán, chùa đều tổ chức Tết , lễ rước đèn  - lantern parade . Bánh chùa phát đem duyên lành đến mọi gia đình. Vào lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7, chùa phân phát muối và gạo cho các gia đình nghèo. Chùa cũng hay  tổ chức  lễ cúng Phật -dâng hương, thu góp tiền mua gạo giúp các nhà thương từ thiện,  lập qủy  xây nhà Tạ  Ơn,  quỷ giúp dân nghèo và khuyến khích giáo dục, mua quà tặng các nạn nhân lũ lụt  và tang phí dân  nghèo. Mỗi năm Chùa đều  đài thọ chi phí họat động cho Trường Đức Anh tỉnh Sóc Trăng, một trường bổ túc văn hóa và quỷ  xã hội cho các giáo viên Đức Anh .

         - Chùa Xạ Lớn ( ? ),  tên phổ biến hơn nữa  là Chùa Chén Kiểng ( Porcelain  Bowl Pagoda) , xây cất  năm 1815  với kiến trúc thời  xưa, có nhiều mô hình khắc chạm  phức tạp.  Chùa ở  xã Đại Tâm, huyện  Mỹ Xuyên, cách thị xã Sóc Trăng chừng 12 km.

          - Hồ  Nước Ngọt.   Vào thập niên 1960  thời Đệ Nhất Cọng Hòa, khi thị xã Sóc Trăng còn có tên là Khánh Hưng, tỉnh trưởng  Ba Xuyên lúc đó là Hòang Mạnh Tường, người tỉnh Thừa Thiên- Huế. Hầu nhớ lại quê nhà, ông xây hồ Nước Ngọt,  theo kiểu hồ Tịnh Tâm, nội thành Huế. Năm 1982  khi thiếu nước ngọt, dân gian  Sóc Trăng đào thêm một hồ  nữa sau hồ Tịnh Tâm, lớn hơn hồ thứ nhất nhiều. Quanh hồ trồng nhiều cây  to bóng mát, đặc biệt là  đại mộc ( Gỗ ! ) Sao lá hình tim Hopea cordata , xen lẫn các hàng cau Areca,  dương liễu- phi lao  Casuarina và phượng vĩ đỏ- Flamboyant.  



Sinh viên Sóc Trăng đến nơi đây trò chuyện  dưới hàng dương liễu lảng mạn, lại gọi tên hồ là Đà Lạt 2.  Hồ nay đã thay đổi hòan tòan.  Năm 2000, tỉnh Sóc Trăng thiết lập một dự án Vùng Văn Hóa Hồ Nước Ngọt , hầu tạo nên một công viên văn hóa cho cộng đồng tỉnh. Diện tích 20 ha của đơn vị này đã hòan tất  hạ tầng cơ sở,  gồm một bờ đê vững chắc, trái đá, hệ thống thắp sáng, và những trung tâm triễn lãm. Quan trọng nhất là mọi trình diễn  văn hóa  lớn tỉnh nhà đều họat động tại đây và chỉ bán vé vào cửa vào vài ngày này. Những ngày khác luôn luôn mở cửa ra vào tự do, cho nên nhiều đôi lứa lựa chọn vùng hồ ghi kỷ niệm và du khách thăm viếng tấp nập. Thống kê cho biết mỗi ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ có chừng 25 000 người thăm viếng, chưa kể 15 000 xe gắn máy và 3000 xe đạp đến vùng hồ.  Ngày thường, vùng  hồ cũng nhận đến 15 000 người.         

            - Vùng Du lịch Bình An.  Đây là một vùng tổ chức tiêu khiển  diễn kịch, tiệm ăn, khách sạn ….  cho đủ hạng tuổi, có hồ tắm, có dây đu, …và hệ thống cây trồng ngay hàng thẳng lối, vườu rau hoa , cây trái,  hòa đồng cùng cảnh quan thiên nhiên nhưng sống động hơn.  Vượt cổng vào  sau vùng là một núi giả,  trên đỉnh đặt một tượng to lớn Phật Quan Âm Bồ Tát. Vùng đồi bao gồm hồ nuôi cá, cây  mộc trồng  thiên nhiên, lối mòn giữa các  đường mòn đá tảng. Giữa núi là một khách sạn nhỏ. Bên phía trái núi  là một vi – la ( dinh thự ),  kiến trúc  phối hợp kiểu Nga và Trung Đông. Vùng Bình An  muốn ghi là một dấu văn hóa Khmer các tỉnh Tây Nam Việt Nam.   

           -   Vườn  Bảo vệ Cò- Stork Sanctuary Tân Long ở xã Tân Long, huyện Thạnh Trị, cách thị xã Sóc Trăng 40 km.  Từ Sóc Trăng phải đi dọc theo quốc lộ số 1 về hướng tỉnh Bạc Liêu đến ngã tư  quốc lộ 1 và quốc  lộ 42,  rồi theo tỉnh lộ này chừng 7 km thì đến Vườn Cò. Vườn chứa các đặc điểm là  hồ ao thiên nhiên  và các đầm lầy, nơi  hàng ngàn cò trắng đậu cùng nhiều lòai chim chóc khác, tạo ra một khung cảnh  nhỏ rừng nguyên thủy.

           - Tiểu đảo Mỹ Phước ở vùng trũng Sông Hậu thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Vùng  chuyên biệt nhiều cây ăn trái cao phẩm Sóc Trăng.  Hàng năm đều có tổ chức hội chợ trái cây  vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch .  

           - Chợ Nổi - Floating Market Ngã Năm


Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng 
             Sóc Trăng có nhiều chợ nổi nổi tiếng như Long Tân, Mỹ Quới, Tân Long và Chợ Nổi Ngã Năm là  đặc biệt nhất. Ngã Năm là  một huyện mới tách ra khỏi huyện Thạnh Trị. Đây là nơi giao lưu giữa các kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Xẻo Chích, Xáng Chim,Trà Ban và Phú Lộc. Từ Ngã Năm, du khách có thể đến Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Phụng Hiệp, Phú Lộc ( Thạnh Trị )  xuôi dòng sông Mỹ Thạnh đến cảng Trần Đề  và rừng sác – mangrove forests dọc  biển Sóc Trăng. Chợ Nổi Ngã Năm, thiết lập từ năm 1975,  nối 5 kinh với 5 vùng  cho đò buôn và khách thương hồ.  Mỗi sáng sớm tinh sương hay mỗi hòang hôn, Chợ thắp đèn dầu sáng trưng, tranh đua nhấp nhánh cùng ánh sao  trên trời và sóng nước lung linh.  Vào những ngày nghĩ lễ, đặc biệt là Tết, Ngã Năm sáng rực hoa mai – mơ , hoa cúc, hoa đào các miền cao  cùng các lọai hoa địa phương và vùng sông Cửu Long nhất là dưa hấu da xanh đậm- Sugar baby ?  Mọi hàng hóa đều chất trên đò gỗ, xuồng ba lá,  treo ở mũi đò – xuồng  cho khách  dễ thấy và dễ mua.  Chỉ dầu lữa  là không treo, luôn luôn có sẳn để bán. Ngoài nông phẩm, hải sản tươi, Ngã Năm còn là nơi dừng chân  cho thương gia mua bán lúa gạo. Du khách muốn thăm viếng rừng sác Sóc Trăng  cũng thường ngừng ở Ngã Năm mua  đồ ăn, nước uống.
       …          
                         Lễ hội , đặc sản tỉnh nhà
          - Lễ hội  thờ trăng  OK OM BOK xảy ra  vào ngày rằm ( 15 )  trăng tròn tháng 10 âm lịch. Đặc điểm  là đua thuyền NGO  vui nhộn và náo nhiệt . Trước một ngày đua thuyền NGO,  Sóc Trăng đã đầy nhóc  du khách xa - gần, lẽ dĩ nhiên phần lớn từ Cam Bốt xuống. Sáng sớm, hơn 10km trên bờ sông Bassac- Ba Thắt  đã  có hàng nghìn  dân thưởng ngọan. Hôi đua thuyền Chol Chnam Thmay nhỏ hơn.   


Đua Thuyền NGO 

          -   Bánh Pia  là bánh  đậu xanh  - mung bean paste Pastry Vũng Thơm  là  bánh nhiều lớp bột đậu xanh mỏng và mềm  hay  bột khoai môn- taro, rắc  tinh dầu sầu riêng- durian.  Do ông Đặng Thuận  môt cư dân  thôn Vũng Thơm, xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú làm bán, từ thế kỷ thứ 16. Bánh Pia tương tự  tau sar piah  – bánh đậu xanh ở Trung Quốc hay Singapore.    


Bánh Pía
      
            - Các món ăn đặc biệt Sóc Trăng  là Cháo Tép – tiny shrimp rice porridge  Vĩnh Châu, Bún Nước Lèo cá lóc – rice vermicelli in snakehead fish , shrimp , pork lemon grass  broth),  Bánh Công  (rán) Sóc Trăng- mungbean and pork stuffed fried cake.  Các đồ ăn khô đem về làm kỷ niệm cho bà con   là lạp xưởng  Tiều châu ( Chinese sausages ) , bánh Pia,  mè láo- crisp sesame  cake , thật ra rất ít mè và nhiều bột khoai môn rán ?  thổi phồng to.  Và cốm dẹp – pounded young rice grains….  

              Chưa thể lơ là nông nghiệp.    


       Lúa Gạo Sóc Trăng trong khuôn khổ Việt Nam và thực thi những kỷ thuật mới tiểu điền của Cuộc Cánh Mạng Xanh

          Thời Pháp thuộc, lúa canh tác ( Trần Văn Hửu,  1927) chia ra ít nhất là trên phuơng diện phẩm giá, làm 4 vùng : Vùng Gò Công ( Mỹ Tho , Gò Công , Cần Thơ và Trà Vinh) : sản xuất đa số lọai gạo hột ngắn – short grains;  Vùng Bải Xàu ( Sóc Trăng , Bạc Liêu và Rạch Gíá ) gạo hột dài và nhỏ -  small and long grains; vùng Vĩnh Long ( Vĩnh Long , Sa Đéc và Tân An )  hột gạo trung bình – medium grainsVùng lúa nổi – floating rice , trồng ở Long Xuyên và Châu Đốc. Những năm đầu  thời Pháp thuộc, Gò Công là vựa lúa  miền Nam, đặc biệt với giống lúa Cà Đung Gò Công , rất được ưa chuộng ở thị trường quốc tế vì dạng gạo và kích thước tương tự  gạo Japonica thời đó ( theo Capus năm 1918 ).  Ở mỗi lọai  gạo nói trên lại được bán giá cả, xếp làm ba hạng phụ I, II , III , hầu thỏa mãn yêu cầu  phân chia  cấp bậc xã hội đương thời. Từ năm 1966 đến năm 1975 , Bộ Nông Nghiệp miền Nam ( Đệ nhị Cộng Hòa ) phát động phong trào Cách Mạng Xanh  thoạt tiên với giống lúa IR8 , tổng trưởng Nông Nghiệp miền Nam năm 1967 đổi tên là lúa Thần Nông , thay  tên của Mỹ  gọi và IRRI là lúa kỳ diệu- miracle rice, cho hợp tinh thần -văn hóa Việt Nam hơn.  Nhờ vậy, sản xuất lúa gạo miền Nam đã tăng thêm 1. 5 triệu tấn từ 1966 đến năm 1975.  Từ năm 1976 đến 1980, nông nghiệp Miền Nam tổ chức theo lề lối tập thể “xã hội chủ nghĩa” , hợp tác xã nắm hết quyền tổ chức sản xuất và thương mãi hóa, …  nên sản xuất trì trệ  ( Theo FAO, 1994). Năm 1988, chính sách “đổi mới”  khi Việt Nam thiếu gạo, giải tỏa hợp tác xã  bắt buộc mọi nông dân phải gia nhập, bỏ chế độ “ quota “ và tự do hóa thị trường….,  đã giúp cho miền Nam chỉ trong một năm, vào năm 1989  tăng thêm sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo, biến ngay Việt Nam từ nước nhập cảng trở lại  thành  nước xuất cảng gạo.  Nước nhà đã xuất khẩu 1. 5 triệu tấn gạo ở thập niên 1920, nhưng chiến tranh đã giảm mức này xuống chỉ còn 268 000 tấn các năm 1957- 59.  Năm thanh bình 1960,  xuất khẩu l 452 000 tấn.  Năm 1989, mức xuất khẩu đạt 1, 4 triệu tấn  và năm 1999 lên đến 4.5 triệu tấn.

Lễ Hội Lúa Gạo tại Sóc Trăng năm 2012 

           Năm  1860, Nam Kỳ Lục Tỉnh xuất khẩu 57 000 tấn gạo.  Đào kinh, mương rữa phèn, tưới tiêu và đê điều chống mặn… , khai khẩn đất hoang, năm 1870, diện tích ruộng miền Nam là 522 000 ha, năm 1922 lên đến 1.845 000  ha,  đã giúp Nam Kỳ xuất khẩu 1, 3 triệu tấn gạo năm 1925 và trung bình 1.32 triệu tấn các năm 1934 -38 ( Theo Angladette- 1966 ).     

           Năm  2010 -2011 ( thị trường  lúa gạo khởi sự vào tháng giêng 2011 ), theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ -USDA, Việt Nam  khai thác 7 607 000 ha ruộng  ( Post ước lượng ít hơn,chỉ 7 067 000 ha). Năm 2011- 2012 diện tích là  7 600 000 ha ( Post : 7 635 000 ha)  và năm 2012- 13 là 7 600  000ha ( Post : 7 615 000 ha ).  Mức sản xuất 2010- 2011 là 42 194 triệu tấn lúa ( tương  đương 26 371 000 tấn gạo); năm 2011- 2012 là 42 800 000 tấn lúa (  26 750 000 tấn gạo ) và năm 2012- 2013  là 42 400 000 tấn lúa (  26 500 000 tấn gạo ). Mức xuất khẩu gạo các năm 2010- 2013 là khỏang 7 triệu tấn gạo mỗi năm  và mức tồn kho mỗi năm từ 1.9 đến 2. 4 triệu tấn. Bộ Nông Nghiệp Việt Nam ước lượng năm 2012  cao hơn khỏang ( 8.1 triệu tấn gạo) đã vượt Thái Lan năm này lên hàng đầu xuất cảng gạo, sau khi vượt Hoa Kỳ,  nước xuất cảng gạo ( khỏang 3 triệu tấn ) đứng hàng thứ hai,  ba năm trước. Riêng  miền Đồng Bằng Sông Cửu Long,  diện  tích  các mùa lúa trong năm,  năm 2010-2011 là 4 114 000 ha,  sản xuất  23 447 000 tấn ; năm 2011- 2012 , ước lượng là  4 091 000 ha,  sản xuất 23 941 000 tấn.  Diện tích  vụ  lúa Đông Xuân năm 2010 – 2011 là  vụ Đông 212 000 ha, vụ Xuân 1 616 000 ha; sản xuất Đông 861 000 tấn, Xuân 10 600 000 tấn; năng xuất Đông là 4.06 tấn /ha , Xuân 6,54 tấn/ ha . Diện tích vụ lúa  Hè Thu là 1 646 000 ha :  sản xuất 8 888 000 tấn;  năng xuất  5.4 tấn/ ha. Diện tích vụ Cuối Thu  là 640 000 ha, sản xuất 3 098 000 tấn, năng xuất 4,84 tấn / ha  ).

         Tuy diện tích ruộng ở Sóc Trăng  còn đứng vào hàng thứ 6 ở  Đồng Bằng Sông Cửu Long , theo thứ tự sau  Kiên Giang ( Rạch Giá ), An Giang, Hậu Giang ( và  Cần Thơ ), Long An và Đồng Tháp,  năm 2012  diện tích cả  3 vụ trong năm đã lên đến 365 909 ha, tăng hơn 10 000 ha so  với  năm  2002,  chỉ gieo được  354 900 ha  và năm 1995  chỉ là 275 600  ha.  Tăng  thêm  16 929 ha so với năm 2011.  Năm 2013, diện tích gieo tăng thêm ở cả 3 vụ trong năm, đặc biệt  là vụ  Xuân -Hè  ( Hè Sớm – Thu) tăng thêm 60%, với 13 158 ha so với vụ này năm 2012. Năng xuất trung bình  các vụ lúa ở Sóc Trăng là 6.17 tấn / ha, trong khi năng xuất  lúa trung bình  tỉnh nhà năm 2010 chỉ mới là 5.619 tấn/ ha và năm 2011 là 5.991tấn/ha. Nhắc lại năng xuất lúa cả năm ở Sóc Trăng  chỉ mới là  3. 950 tấn/ha năm 1995 và  4.600 tấn/ ha năm 2002.  Mức sản xuất  ước luợng  sẽ là 2 257 663 tấnĐây là lần thứ hai  mức sản lúa Sóc Trăng vượt quá  2 triệu tấn lúa. 16  giống Hè – Thu mới, đầy hứa hẹn ở Sóc Trăng nay là  các giống tuyễn chọn ở Trung Tâm Ô Môn ngọai ô Cần Thơ ) là : OM 3673 , OM 6976- 41, OM  8017, OM 108- 5, OM 5451, OM 9604- 2,OM  7167 -1, OM 4900,  , OM 9577- 1, OM 10431, OM 6983, OM  6327, Om 9594 … đều là các giống cao năng, thích hợp  điều kiện địa phương, nông dân ưa chuộng vì hiệu quả kinh tế cao. Đáng kể ra là năm 2012,  Sóc Trăng đã thu hoạch  hơn  57 000 ha  lúa đặc sản- specialty rice và lúa thơm – flagrant rice , tăng hơn  3000 ha so với năm 2011.  

         Nhưng lúa gạo Sóc Trăng cũng như đồng bằng Sông Cửu Long cần tiếp tục thực thi những nguyên tắc kỷ thuật mới của Cuộc Cách Mạng Xanh như canh tác lúa «  3 giảm – 3 tăng » :  sạ thưa 80- 120 kg  hột giống, hạn chế bón phân đạm (phân urê ) đầu vụ  để lúa mọc khỏe hơn và từ đó giảm số lần phun thuốc trừ sâu, nhất là không phun thuốc trong 30 ngày đầu sau khi sạ để bảo vệ thiên địch -  các động vật bắt ăn sâu, rầy vv… phá hại lúa. Kỷ thuật thành công này ( và kỷ thuật «  né rầy » gieo sạ đồng loạt khi dứt  cao điểm rầy vào 300 bẩy đèn bố trí  khắp vùng ĐBSCL áp dụng từ năm 2009 )   đang được IRRI đem phổ biến áp dụng trừ nạn « cháy lúa rầy nâu » ở Thái Lan, đã làm giảm sản xuất gạo Thái Lan hơn 1 triệu tấn (  theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huỳnh,  số Tết KHKT 2013 ). Thực thi  mạnh hơn phong trào kiến thiết đồng ruộng theo « công nghệ sinh thái »  trồng hoa trên bờ ruộng,  nhằm thu hút  thiên địch cân bằng sinh thái nhờ đa dạng hóa  ruộng lúa, một mô hình đã nhân rộng ở Tiền Giang và An Giang  từ năm 2009. Đồng thời  đẩy mạnh phong trào «  Cánh Đồng Mẩu Lớn »  cơ giới hóa kiểu Á Đông  tiểu điền, hợp tác tập thể  sản xuất  đặc biệt ở khâu thu hoạch bằng máy liên hợp kiểu gia đình khi không đủ công gặt vì tăng vụ, tăng năng xuất như đã thay cấy mạ bằng các kỷ thuật sạ mới.  Thúc đẩy các công ty thương mãi vật tư  nông nghiệp bảo trợ thêm các « Cánh Đồng Lớn »  theo nguyên tắc «  Hợp tác 4 nhà » với  máy móc đầu tư cải thiện hệ thống thu mua, phơi sấy và bảo quản , giảm  chi phí sản xuất  cho nông dân, qua  những hợp đồng  sản xuất gạo đặc sản với doanh nghiệp, hầu lọai khâu trung gian ép giá, tạo thương hiệu gạo xuất khẩu, tăng lợi nhuận  cho nông dân duy trì  diện tích  đất ruộng lúa bảo đảm an tòan lương thực cả khu vực và cả nước.    

                 Ngành đánh bắt  thủy sản
        
           Sóc Trăng có  một bờ biển dài 72 km như đã  nói trên, chảy Biển Đông ở ba cửa chánh là Định An, Trần Đề và Mỹ Thạnh. Nước biển Sóc Trăng rất giàu  tài nguyên  hải sản. Biển Đông Sóc Trăng có chế độ bán nhật triều không đều, nghĩa là  số ngày bán nhật triều ( một ngày có hai lần  thủy triều lên xuống )  nhiều hơn nhật triều ( một ngày  chỉ có một lần triều lên, một lần triều xuống ). Chu kỳ triều, biên độ triều, độ cao mực nước triều hòan tòan khác nhau. Nước triều sông Cửu Long  truyền rất xa  đến 180 km lên mãi thượng nguồn, tận Kom Pong Cham. Nước triều cao lấn vào nội địa Sóc Trăng, làm thành một vùng nước mặn và nước lợ. Vùng này cọng thêm  50 000 ha đất phù sa dọc các bờ  sông kinh rạch, tạo điều kiện thuận tiện cho đánh bắt và nuôi  trồng thủy sản tỉnh nhà. Sau đây là các lọai cá có giá trị thương mãi đánh bắt ở sông, kinh, rạch   Châu thổ Cửu Long (năm 1992  theo Tiến sĩ Trần Thanh Xuân, viện khảo cứu nuôi trồng thủy sản số 2 ?, liệt kê  danh tánh một số lòai cá theo Yên và Trọng năm 1988  và tiến sĩ Phan Tấn Tài năm 2006 ) : -a) những lòai cá liên hệ đến dòng chánh Sông Hậu  gồm có cá nguồn gốc biển, nhưng có thể di chuyễn từ nước lợ đến nước ngọt. Đó là các họ Clupeids và Engraulis ( như cá đé Ilisha sp , cá Hilsa sp . )- b)  những lọai cá  dòng chánh những di chuyễn đến các vùng ngập lũ, thường được gọi chung là cá trắng -white fish  phần lớn là  các lòai cá chép  Cyprinids như  cá linh gió Cirrhinus  caudimaculatusC.  julieni,  cá éc Labeo (  Murilus ) chrysophekaidon , lòai Schilbeidae như  nhóm cá tra nuôi Pangasius hypothalmus, cá bông lau P. kemmpfi, cá ba sa  P. boncourtii, cá vồ đém  P.  larnaudii , cá hú P. conchophilus,  cá xác sọc  P.  macronema,  cá xác bầu P. pleurotenia, cá dứa P. polyuranodon, và hai lòai cá tra khổng lồ là cá tra dầu P. gigas và cá vồ cờ  P . saniwongsei cả hai đều có nguy cơ tuyệt tích, họ  Siluridae  như cá trê  cá tràu, cá lóc,  lòai  cá đầu rắn snakehead Ophiocephalus sp.  rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều tên khác là  cá quả, cá chuối ở  Bắc Việt, cá tràu, trê  ở miền Trung   …    và  các lòai họ  Nopteridae, như cá thát lát Notopterus chilata, N. noropterus. – c) những lòai có thể sống sót ở  các môi trường khó khăn( ít dưỡng khí, phèn acid, đô mặn khá cao )  ở đầm lầy, thường gọi là nhóm cá đen- black fish, thuộc lòai  Clariidae  như cá lóc Channa striata, C.macrocephalus, lòai  họ Ophicephalida như cá lóc Channa micropeletes , C. striatus  và họ phụ Anabantidae như  Anabas testudineus, Trichogaster  pectoralis  … -d)  nhóm cá nhỏ  mau lớn và đẻ nhiều , có khả năng sử dụng  thời gian ngập lũ để  sinh sản và tăng trưởng . Nhóm này được gọi chung là nhóm cá linh  gồm phần lớn là các Cyprinids như  Thynnichthys  thynnoides,  Cirrhinus julieni nhỏ.  – e) tôm nước lợ và tôm càng xanh khổng lồ -giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii, còn tìm gặp đuợc ở vùng nước ngọt Căm Bốt xa biển Đông đến 200km, nhưng lại phải di cư về vùng nước lợ để sinh sản – f) những lòai nước lợ hay nước mặn,  dọc bờ biển là những lòai họ Clupeidae (  cá trích herrings ), Carangidae ( cá trăng  horse mackerels và cá chó jacks ),  Scombridae (  cá thu mackerels ),  Mugilidae ( cá đối, cá phèn  mullets), Sciaenidae ( cá nạng croakers),  Polynemidae ( cá vây chỉ threadfin)  và Cynoglossidae (  cá bơn flat fish ).

            Năm 2011, Sóc Trăng có 1 005 tàu đánh cá, mã lực tổng cọng là 100 930 HP , trong  đó 241 là tàu đánh cá xa bờ, và 60 tàu trên 350 mã lực- HP  so với con số không năm 2005. Một qủy  tân tạo các tàu này đã thành lập  nâng cấp, trang bị dụng cụ cận đại và động cơ mới đi biển lâu ngày . Mục đích là giảm bớt lạm thác cá ven bờ. Tàu của Ông Nguyễn văn Dũng ở thị trấn Trần Đề mạnh 380 HP,  có khi đánh bắt 20 tấn cá, lời hơn 40 triệu đồng VND mỗi chuyến đi,  mỗi năm đánh bắt 400- 500 tấn cá xa bờ trị giá hàng tỉ VND . Tổng khả năng các tàu xa bờ này là 30 -35 000 tấn mỗi năm, đủ để thõa mãn yêu cầu nội địa và xuất khẩu của Sóc Trăng. lời hơn 40 triệu VND  mỗi chuyến đi, mỗi năm đánh bắt từ 400 – 500 tấn cá xa bờ  trị giá hàng tỉ VND. Khả năng  sản xuất  các tàu đánh cá xa bờ là 30 – 35 000 tấn cá một năm 

     Ngành nuôi tôm Sóc Trăng  hướng mạnh hơn về nuôi tôm thẻ chân trắng cao năng , cao kỷ

Nghành chế biến tôm tại Sóc Trăng 
            Những lòai tôm nuôi địa phương ở Việt Nam là tôm bạc Penaeus merguiensis, tôm hường  Penaeus ensictôm sắt rằn- tôm sú mèo- cat tiger  Paraemaeus sculptilis, tôm bộp vàng Metapenaeus joyneri, tôm càng xanh nước ngọt v.v… Nhưng ngành nuôi tôm đã phát triễn mau lẹ chưa đầy 3 chục năm nay thôi. Trước hết là tôm sú  Black Tiger Panaeus monodon  và  mới đây là tôm thẻ chân Trắng white leg shrimp Panaeus vannamei .  Lòai tôm sau này chỉ mới du nhập vào Việt Nam năm 2000, để thử nghiệm tại vài đơn vị nuôi tôm nước nhà. Năm  2001, bộ Thủy sản  đã cấp 9 môn bài  nhập  khẩu 48.5 triệu tôm con PL - Post Larvae và 5900 tôm giống đẻ - broodstock.  P. Vannamei. Miền Trung và miền Bắc được phép  nuôi tôm  thẻ chân trắng  đầu tiên và đến năm 2008 các tỉnh DBSCL mới được phép nuôi lọai tôm này, dưới sự kiểm sóat gắt gao của nhân viên  tỉnh  của Bộ Thủy Sản.Trái ngược hẳn với tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan.  Khốn đốn về nạn dễ nhiễm bệnh và hội chứng nuôi  chậm lớn tôm sú P. monodon, nông dân Thái Lan chuyễn qua nuôi P. vannamei.  Chỉ trong vài năm, từ mức sản xuất P. vannamei năm 2002 còn dưới 25 000 tấn,  năm 2006 Thái Lan hầu như sản xuất  tòan là  tôm P.vannamei,  hơn 350 000 tấn! Năm đó Thái Lan chỉ sản xuất  20 000 tấn tôm sú Black Tiger. Trong thời gian này , năm 2002 Việt Nam còn cấm nuôi Vannamei ?. Năm 2004 ban hành nghị định hạn chế, kiểm sóat chặc chẻ nuôi Vannamei, mãi cho đến năm 2011, quan niệm nuôi lòai tôm này vẫn còn là đề tài tranh cải gay go giữa bộ Nông Nghiệp ( bộ Thủy sản nay là một tổng cục của bộ Nông Nghiệp )và bộ Môi sinh và Tài Nguyên Thiên Nhiên ! Khác tình trạng kiểm sóat rầy nâu và bệnh lùn vàng trên lúa nói trên Thái Lan hiện thua kém Việt Nam,  nông dân Thái Lan áp dụng mọi kỷ thuật phức tạp nuôi tôm cũng như thả con giống PL  cao phẩm trong ruộng, ao  nuôi v.v… tiến bộ hơn Việt Nam nhiều.

                Năm 1990, sản xuất tôm nuôi ở miền Nam đã là 14 963 tấn ( diện tích nuôi là 88 038 ha ) trong tổng số  sản xuất tôm nuôi tòan quốc mới chỉ  là 15 605 tấn (  diện tích nuôi 93 544 ha ). Năm 2001, miền Nam sản xuất 82 865 tấn  ( tòan quốc sản xuất 103 713 tấn ) trên diện tích là 422 279 ha ( tòan quốc là 472 427 ha).  Năm 2003,  miền Nam sản xuất 167 481 tấn tôm ( tòan quốc 193  973 tấn ) trên diện tích 476  582 ha ( tòan quốc  546  757 ha ).  Năm 2003,  số  ruộng ao nuôi tôm  ở tỉnh Cà Mau  224 000 ha, Bạc Liêu  109 258 ha và Sóc Trăng  chiếm 51 044 ha .Hiện nay Sóc Trăng có gần 50 000 ha  nuôi tôm sú , phần lớn tập trung ở các huyện phía Nam Sóc Trăng là Vĩnh Châu , Mỹ Xuyên , Long Phú , Trần Đề và Mỹ Thạnh. Tỉnh đã đầu tư thêm 1 300 tỉ đồng VND vào 45 dự án  tưới tiêu và nuôi trồng cá tôm cho 68 000 ha.  Đặc biệt các ruộng nuôi tôm  thâm canh và bán thâm canh ở hàng ngàn đất còn bỏ hoang ở Mồ O ( ? ) huyện Trần Đề  và dọc theo bờ sông Mỹ Thạnh. Hơn 20 000 ha đất mặn, phèn mặn không  sản xuất gì được trước đây  ở huyện Vĩnh Châu các xã Vĩnh Hiệp, Hòa Đồng, Lạc  Hòa , Vĩnh Tân nay đã biến cải thành  ngư trang nuôi tôm.  Tỉnh cần cố gắng thêm biến cải các hệ thống  nuôi tôm quảng cảnh – extensive methods , năng xuất kém cõi  từ 195 -  285 kg /ha  mỗi chu kỳ nuôi qua hệ thống bán thâm canh  năng xuất  1-3 tấn / ha mỗi vụ  hay hệ thống thâm canh , công nghệ- intensive – industrial  methods, năng xuất 5- 7 tấn/ ha  mỗi vụ. Không quên luôn luôn kiện tòan  hệ thống  phối hợp trồng rừng ( sát ) tôm , cua và cá – mangrove forest, fish, crab and shrimp , nơi nước mặn cả năm  không trồng chung được với lúa  cũng như hệ thống lúa –tôm  ở các vùng  tương đối xa bờ biển, có thể trồng lúa hay nuôi tôm tùy theo mùa.  Sóc Trăng cần chú trọng hơn nuôi tôm thẻ chân trắng, vì lẽ  chúng không chôn mình dưới bùn, vỏ tôm không bị rêu – moss phủ đầy  nên có thẻ thả tôm con tỉ trọng cao ( 100- 120 con /mét vuông ) ; mùa tôm thẻ  chỉ kéo dài 80-90 ngày  cho nên có thể nuôi 3- 4 vụ một năm ( thay vì 2 vụ tôm sú ). Năng xuất có thể lên đến  20 tấn/ vụ  ở một vài nơi thích hợp. Tuy nhiên tôm thẻ chân trắng cũng dễ nhiễm bệnh hội chứng Taura, giết chết hàng lọat tôm nuôi như bệnh tôm sú vậy đó.  Cho nên Sóc Trăng cần lưu tâm đến nuôi chúng vững bền hơn, qui họach, đầu tư  kỷ lưỡng  hơn về hệ thống tưới tiêu, an tòan thực phẩm vệ sinh  cho các ruộng, ao , hồ,  các hạ tầng cơ sở khác, chuyễn giao tiên tiến sản xuất tôm giống,  đặc biệt  kiểm sóat tôm giống đẻ  hay nhiễm bệnh  mua của Trung Quốc  v.v…  Góp phần  tăng gia xuất khẩu tôm thẻ chân trắng quốc gia, năm 2011 đã xuất khẩu 50 000 tấn  trị giá  300 triệu đô la Mỹ  và năm 2012 đã thu về 500 – 600 triệu đô la ở hai thị trường lớn thủy sản này cho Việt Nam  là Hoa Kỳ và Nhật Bổn …

                             ( Irvine, Nam Ca Li ngày 9 tháng 5 năm 2013 )             


3 nhận xét:

  1. From: Hien Phamba
    To: "tonthattrinh@hotmail.com"
    Sent: Wednesday, May 15, 2013 9:23 AM

    Cám ơn Anh Trình, đọc bài Sóc Trăng, về mặt sông nước và con người thì em vẫn tiếc là thời còn làm việc dưới Cần Thơ chỉ có một lần qua thăm Sóc Trăng tuy không ở lại lâu nhưng vẫn nhớ là cái xứ chất phác hiền hòa, mà sau đó chưa bao giờ trở lại.

    Quê hương mình nhiều nơi đẹp quá mà thời chiến tranh nên không đi đến được, mà giờ đây thì quá xa vời!

    Kính chúc Anh Chị an vui.

    Phạm Bá Hiền,
    cựu sĩ quan không quân
    tại Phi trường Bình Thủy Cần Thơ

    Trả lờiXóa
  2. Để biết thêm về bánh Pía nổi tiếng của Sóc Trăng, xin quí vị vào trang mạng sau đây:

    Bánh Pía Sóc Trăng

    Ban biên tập

    Trả lờiXóa
  3. From: Dat Tran
    Date: May 26, 2013, 5:07:29 PM PDT
    To: tonthattrinh

    Subject: Fwd: Bài thơ Sóc Trăng, Đất Việt Đã Thuần

    Kính chuyển đến Thầy bài thơ "Sóc Trăng, Đất Việt đã thuần" của anh Thái Huy Long (Khóa 5) sáng tác do cảm hứng về bài viết tỉnh Sóc Trăng của Thầy vừa qua.

    Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và an vui. Cho em gửi lời thăm Cô với.

    Thân,
    Đạt


    Sóc Trăng, Đất Việt Đã Thuần
    (Cảm tác về bài Phát Triển Một Tỉnh Ba Dân Tộc của GS Tôn Thất Trình)


    Ai về sông Hậu Sóc Trăng
    Nhớ Ba Thắc, Sốc-Kha-Lang thì về
    Ba tộc dân sống đề huề
    Triều Châu, Miên, Việt trên quê Việt mình

    Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh
    Đông Nam mở rộng nghiêng mình Biển Đông
    Thời gian lịch sử suôi dòng
    Cũng là dân Việt khổ công lâu dài
    Đắp bồi sông biển triễn khai
    Mở mang đâu dễ tối mai đất lành
    Chân Lạp, nội chiến tương tranh
    Lại thêm Xiêm tặc, Pháp manh tâm đầy
    Qua nhiều biến động đó đây
    Địa danh, di tích làm ngây ngây lòng
    Anh về đất mặn đếm còng
    Nhìn sông nước lớn nước ròng quê em
    Tỉnh nhà hội lớn anh xem
    Lâu rồi anh có nhớ thèm bánh Pia
    Bến này lại ngó bến kia
    Thuyền Ngo mùa lễ lia chia ngày rằm
    Chợ Nỗi mình lại ghé thăm
    Thương hồ khách đến Ngã Năm đò xuồng
    Lung linh đèn sáng bán buôn
    Cháo tép ấm bụng đêm suông quê nhà
    Triều Châu lạp xưởng làm quà
    Bánh công, cốm dẹp gọi là món ngon
    Dấu xưa tích cũ chưa mòn
    Thăm mộ chí tên heo chôn, tên người
    Khờ Me xây dựng Chùa Dơi
    Chiều buông sum lá ngập trời cánh bay
    Chùa La Hán Vu Lan ngày
    Rộng lòng bố thí trả vay phước đời
    Hồ Nước Ngọt thả rong chơi
    Như hồ Đà Lạt thảnh thơi chuyện trò
    Cách Mạng Xanh góp công lo
    Một năm ba vụ ấm no xóm làng
    Đậm xanh dưa hấu đò ngang
    Nỗi danh dòn ngọt Sugar Baby
    Ngư trang nay đã theo thì
    Thâm canh tôm cá nhiều kỳ mỗi năm

    Anh đi từ độ bảy lăm
    Hỏi lòng còn nhớ chút tăm hơi gì
    Cổ kim hồ dễ mấy khi
    « Đào hoa y cựu » lúc đi lúc về
    Anh nào biết tỉnh hay mê
    Được bao lâu nữa còn quê Việt mình ?

    Thái Huy Long

    Trả lờiXóa