Hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ và Âu châu phải từ bỏ kiểm sóat Qủy Tiền tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới
G S Tôn thất Trình
Khi Đại
Trì Trệ (giảm bớt) Great Recession vang rền, đụng vào những quốc gia xưa cũ,
rất giàu có ở Âu Châu và Bắc Mỹ mạnh mẽ hơn
là các quốc gia mới phần nào giàu có các nền kinh tế Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, trật tự truyền
thống quản trị tài chánh tòan cầu đã tỏ ra mỗi ngày mỗi bị tước vỏ, cọ sờn. Chính vì kéo chân lê thê thiễn cận ở Hoa Kỳ và Âu Châu mà mục đích này đã không thực hiện được. Dù
mọi chuyện nói cần cải cách, các quốc
gia đã phát triễn vẫn còn nắm chặc một uy quyền bỏ phiếu quá chênh lệch bên
trong đại sảnh Ngân Hàng Thế Giới và IMF.
Hoa Kỳ vẫn còn quyền phủ quyết – veto trên những quyết định chánh yếu hai cơ chế này làm ra. Điểm khôi hài
là bằng cách níu chặc những đặc
quyền này, Hoa Kỳ và Âu Châu làm nản trí các quốc gia khác muốn góp thêm phần vào các cơ chế đa quốc gia;
đồng thời làm chúng ít hửu hiệu hơn, có
thể nhờ các quốcgia khác giúp đở đúng vào thời gian các nền kinh tế thế giới
giàu có ngừng trệ.
Năm
1947, Hoa Kỳ dẫn đạo, tạo ra Ngân Hàng Thế Giới và IMF cũng như Thỏa Hiệp
Tổng Quát về Thuế Xuất Nhập Khẩu ( Hải
Quan ) – General Agreement on Tariffs and Trade, tiền thân của Tổ chức
Thương Mãi Thế giới- World Trade Organisation. Từ năm 1945 đến năm
1975, trung bình thuế nhập khẩu Hoa Kỳ trên hàng hóa phải nộp
thuế rớt xuống gần 30% , chỉ còn khỏang
8%. Mọi khía cạnh đa quốc gia hào phóng
này bắt nguồn từ nhận thức là một nền
kinh tế tòan cầu vạm vỡ, chỗ dựa cho những cơ chế mạnh mẽ hợp tác quốc tế, cũng nhằm vào quyền lợi lâu dài của Hoa Kỳ .
Tầm quan trọng của chủ nghĩa đa quốc gia
cho Hoa Kỳ ngày nay to lớn hơn nhiều, so với cách đây 60
năm. Xuất khẩu so với thành phần sản lượng Hoa Kỳ đã leo thang từ 5% đến 13
% từ năm 1960 đến năm 2010. Cứu nguy năm 2008 của Nhóm Quốc tế Hoa Kỳ là một nghiên cứu ca( trường hợp ) riêng rẽ
về tính cách liên kết của những thị
trường tài chánh cận đại. Trong số
170 tỉ đô la Mỹ của các người
đóng thuế sử dụng để cứu sống công ty
bảo kê ( hiểm ) khổng lồ, khoảng 37 tỉ mau
lẹ chuyễn qua 5 đối giá ngọai quốc là
Société Générale –Pháp, Deutsche Bank
–Đức , Barclays – Anh và UBS – Thụy sĩ .
Hoa
Kỳ và Âu Châu không còn ngự trị kinh tế
thế giới nữa. Từ 1990 đến 2010, phần
phối hợp tổng sản lượng nội địa của hai
miền lục địa này rớt từ 52% xuống chỉ còn 42%, theo sách Nhật thực –Eclipse của Arvind
Subramanian. Phần các quốc gia đã phát
triễn ở thương mãi tòan cầu cũng rơi từ 31 % xuống còn 20 % ở thập niên vừa qua. Và nay
cả hai miền là những nơi nhập khẩu thực sự- net importers tư bản. Năm 1950, riêng Hoa Kỳ đã chiếm 1/3 xuất khẩu thực sự tư bản tòan cầu. Ngày nay, Hoa Kỳ vay mượn nặng
nề từ Trung Quốc, trong khi Âu Châu vay IMF nặng nề. Từ 2007, IMF đã
cam kết hơn 300 tỉ đô la Mỹ tiền
cho vay, đa số chảy vào Âu Châu: Hy Lạp , Bồ Đào Nha và Ái Nhĩ Lan- Ireland là ba quốc gia vay nợ nhiều nhất.
Nay
các quốc gia vùng euro, xử dụng tiềm năng được vay mượn của thùng tiền bạc đầy tràn
từ IMF như thể là tấm chăn an ninh cho các nhà đầu tư. Tuồng như chính Hiệp Hội Âu Châu sẽ có được đa số tiền mặt
( song song với các chánh sách mới )
cần thiết, để tránh tan vỡ tiền tệ hiệp hội, thế nhưng IMF thêm nhiều tài nguyên hơn có thể
cọng thêm an ninh hơn nữa.
Các
quốc gia đã mở mang và đặc biệt là Hoa
Kỳ, cần có các cơ chế đa quốc gia, không
chỉ để giúp họ đi ra khỏi bấn lọan hiện thời, mà còn bảo đảm là tòan cầu hóa tiếp tục trên căn bản công bằng.
Hãy kể một thí dụ, dẫn dắt hổ trợ
quốc tế hầu thuyết phục Trung Quốc cho
phép tiền nhân dân tệ (đồng yuan –
viên ) cao giá hơn, cần phải có một
IMF quyền hạn tăng cường thêm. Càng mất địa vị như thể là một siêu cường kinh tế duy nhất, Hoa Kỳ càng ôm chồm chủ nghĩa đa quốc gia – multilateralism.
Dù tất cả mọi chuyện này, Hoa Kỳ và Âu
Châu tiếp tục đứng trên con đường cố
gắng cũng cố tính cách hợp pháp và
quyền hạn của những cơ chế tòan cầu, họ đã
quyết tâm tạo dựng lên. Từ 2008,
khi G- 20 lần đầu tiên kêu gọi những cố
gắng tăng thêm ảnh hưởng các quốc gia
đang mở mang ( còn chậm tiến ), theo dõi tiến triễn đã tỏ ra rất thê lương. Năm
ngóai, chúng ta đã thấy một bà Pháp thay thế một ông Pháp ở tư cách đứng đầu
lảnh đạo IMF và một ông Hoa Kỳ
thay thế một ông Hoa Kỳ khác đứng đầu
lảnh đạo Ngân Hàng Thế Giới, tiếp tục
truyền thống kể từ khi hai cơ chế được thành lập. Christine Lagarde và Jim Kim rất có thể là
những thí sinh mạnh mẽ nhất được các
quốc gia liên hệ đề cử. Nhưng cả hai nhận
được chức vụ, chủ yếu vì Lagarde là dân Âu Châu và Kim là dân Hoa Kỳ. Không tăng thêm gì tính các hợp pháp cả.
Vậy
chớ kiểm sóat bỏ phiếu ra sao đây ? Ở phiên họp IMF tháng tư 2012, các quốc gia tặng dữ từ Nhật, Hàn Quốc ( Nam Hàn), Ấn Độ Saudi Arabia và Trung Quốc đến nhiều quốc gia
khác ,đồng ý cho IMF vay thêm 430 tỉ , hầu
giúp chống trả khủng hỏang đồng
euro. Tổ chức đã lựa chọn vay mượn thêm,
thay vì tăng quota đóng góp( tương đương
với cổ phần ) với lý do đơn giản là quota
làm ra căn bản quyền bỏ phiếu của
ban giám đốc điều hành. Các quốc gia đang
trổi dậy và các quốc gia sản xuất dầu
lữa có đủ tiền mặt để cam kết và muốn
đóng vai trò lớn hơn ở IMF, nhưng Âu Châu và Hoa Kỳ không muốn rời bỏ các cổ
phần bỏ phiếu của mình .
Tính không muốn cho các quốc gia khác nhiều
ghế hơn ở bàn hội họp, thảy đều làm thêm
chóang váng khi bạn xét đến điểm Hoa Kỳ
và Âu Châu trước đây đã hứa sẽ làm.
Ở hội họp thượng đỉnh Seoul năm
2010, nhóm G- 20 đã đồng ý
thực hiện một “ duyệt xét tòan
diện “ về công thức quota ở IMF, hệ
thống quyết định cổ phần bỏ phiếu ở cơ chế.
Theo luật lệ hiện hành, IMF qui
định là mỗi quốc gia hội viên, một chia phần cổ đông căn cứ phần nào trên căn bản sức mạnh của quốc gia ở nền kinh tế tòan cầu.
Kích thước quota sai khiến
cổ phần bỏ phiếu của quốc gia ở ban giám đốc điều khiển cơ chế. Hoa Kỳ có 16.75 % cổ phần bỏ phiếu , giúp cho Hoa Kỳ quyền phủ quyết
trên mọi quyết định chánh IMF, đòi hỏi một siêu đa số - super
majority là 85 %.
Cải
cách Seoul đã kêu gọi tăng gấp đôi các
tài nguyên IMF và chuyễn gánh nặng tài trợ qua các cường quốc đang trổi dậy tỉ như
Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc , như thế có nghĩa là di dịch quyền hạn bỏ phiếu qua cho các quốc gia BRICS. Cách xếp đặt mới sẽ không đòi hỏi tăng thêm tài trợ của Hoa Kỳ( tài nguyên đã
cho IMF vay mượn sẽ được chuyễn hóa thành các cổ phần quota ) và Hoa Kỳ cũng sẽ giữ lại quyền phúc quyết. Nhưng chánh quyền Obama cũng chưa
đệ trình luật pháp này cho Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn y.
Thành quả
là làm tiếp tục mãi mãi một hệ
thống lỗi thời đáng nực cười. Theo xếp đặt hiện thời, Hiệp hội Âu Châu dân
số chỉ là 7% dân số thế giới và khỏang
20 % GDP thế giới, nhưng lại có được 1/3
quota IMF và như thế kiểm sóat
một tỉ lệ ghế tương tự ở ban gíam đốc điều hành IMF. Ngay cả khi
các cải cách phát họa ở Seoul được thực thi, các
cổ phần bỏ phiếu cũng sẽ quá nghiêng lệch
về phía Hoa Kỳ và Âu Châu. Tổng thể các
quốc gia BRICS sẽ có 14 % quyền bỏ phiếu
ở ban giám đốc IMF , so với 29 %
của EU ( European Union – Hiệp Hội Âu Châu ), dù rằng theo các đo lường
GDP kiểm tóan khả năng mua nhiều hơn
theo tiền bạc mình ở các nước đang mở mang, các nền kinh tế BRICS thật ra lớn
hơn nhiều lắm . Chiến lược đà điểu què quặt
của các nước đã mở mang quá yếu để cam kết thêm nhiều tài nguyên, và quá
lo sợ phải rời bỏ phiếu không còn có thể kéo dài hơn nữa. Các quốc gia BRICS nay đặc thù liên kết trả lời những kêu
gọi vay mượn của IMF với tiến bộ về
cải cách. Tổng trưởng Tài chánh Ấn Độ Pranab Mukherjee, tuyên bố là Ấn Độ sẽ không góp tiền bạc cho bức tường
lữa đồng eurô mới , cho đến khi nào các
chức quyền Hoa Kỳ và EU đồng ý cải cách quota xa hơn nữa . Tổng trưởng tài chánh Brasil nói: chúng tôi quyết định góp tiền tùy
theo mức hòan tất cải cách quota IMF, để
cho các quốc gia đang trổi dậy có nhiều
đại diện hơn .
Không phải chỉ ở IMF là nơi
Hoa Kỳ cố tâm duy trì tình trạng
chủ nhà, trong khi đóng góp ít hơn là cổ
phần tài nguyên. Năm 2010, Hoa Kỳ chỉ cam kết có 12.1 %
tổng thể qũy cho vay nhẹ lãi – soft loan Ngân Hàng Thế Giới, Hội Phát triễn Quốc tế
- International Development Asociation . Vương Quốc Anh –
UK
đóng góp 12 % , và Nhật 10.9 %. Canada
với một nền kinh tế chừng 1/9 Hoa Kỳ
( còn nhỏ hơn tiểu bang California ) đóng 4.1 % , tương đương đóng góp ba lần lớn hơn ,
chiếu theo GDP. Đó là chưa kể ra các điều đình đa quốc gia về giảm thiểu các khí
nhà kiếng toàn cầu, nơi mà Hoa Kỳ đã cho thấy sức mạnh lảnh đạo thế giới thường liên kết
với San
Marino và Brunei .
Các
nhà lảnh đạo ở các quốc gia đã mở mang càng chờ đợi cải cách các cơ chế quốc tế,
thì lại càng sẽ thấy những thay
đổi này áp đặt trên họ. Sinh cường khả năng IMF giải đáp khủng hỏang đồng
eurô và xa hơn, chẳng hạn, sẽ đòi
hỏi xét lại nghiêm khắc hệ thống
quota qũy tiền tệ này. Một duyệt xét như thế phải để ý tốt đẹp hơn đến cân lượng và
các quyền hạn của những quốc gia
nghèo nhất thế giới, nghe cho được tiếng nói các quốc gia này. Điều này có thể lột bỏ hết quyền phúc quyết của Hoa Kỳ, ngay bây giờ hay sắp tới.
Tốt nhất là IMF cần tìm đường
ngăn ngừa một sụp đổ đồng eurô, bằng
cách vay mượn đủ tiền theo hệ thống
quota xưa cũ và họat động cùng 1 ngàn tỉ đô la Mỹ đang tới của Cơ chế
Ổn định Âu Châu- European Stability Mechanism. Đây là một trò chơi chọi Gà , cũng ngu xuẩn
như là tranh cải phía trần mối nợ liên bang Hoa Kỳ, liên can
đến cùng một cách diễn kịch các cá tính trên xi nê.
Đối
với Âu Châu, bỏ đi vài
quyền hạn ở ban giám đốc IMF để
giúp cứu trợ đồng euro là một cuộc mua
bán rẽ tiền rỏ rệt. Ca này
cũng minh bạch cho cả Hoa Kỳ. Có thể là đe dọa mất địa vị ngự trị kinh tế thế giới làm cho các nhà làm
chánh sách Hoa Kỳ quá sợ hải để dấn thân
vào các xây dựng các cơ chế tòan cầu .
Nhưng chỉ chia sẽ một phần nhỏ hơn
GDP thế giới không đe dọa gì các hiệu
năng kinh tế dài hạn hay đời sống Hoa Kỳ. Mặt khác, thất bại cải cách quản trị tài chánh thế giới sẽ đe dọa không những chỉ phục hồi ở Hoa Kỳ mà cả khắp thế giới. Đây là lúc Hoa Kỳ trở lại
làm những quyết định táo bạo của thập
niên 1940 , và nhận thức là, hơn bao giờ hết, những gì tốt cho phần còn lại của thế giới cũng tốt cho
Tây Phương nữa đó !
(chiếu theo Charles Kenny, tuần san Bloomberg Businessweek
ngày 18 tháng sáu - 24 tháng sáu 2012 )
( Irvine , Nam Ca Li ngày 23 tháng 6 năm 2012 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét