Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Phi Cơ Vo Ve

Việt Nam cần theo dõi sát nút hơn nữa công nghệ sản xuất phi cơ vo ve, không người lái trong cuộc chiến tranh điều khiển học ngày nay và ngày mai ?
                                      G S Tôn thất Trình


1-      Các nước sản xuất máy bay vo ve không người lái – drone lăm le  xuất khẩu nhiều hơn nữa.

Việt Nam đã mua tàu ngầm không người lái của Nga ? Vậy chớ  đã có ý định mua máy bay drone và tăng cường  đào tạo , huấn luyện xử dụng( phần mềm ),  máy móc … công nghệ điện tử  quốc phòng cho cuộc chiến tranh điều khiển học tương lai , chúng tôi đã lượt thuật cách đây gần 2 năm ?  Trong khi kẻ láng giềng “ đàn anh” phía Bắc luôn luôn đầy mộng bành trướng xuống miền Nam và Biển Đông Nam, thôn tính mình,   như nhà sử học Tạ Chí Đại Trường cũng đã luôn luôn nhắc nhở ( Dòng Việt – 2005 ) , đầu tư nhiều vào chiến tranh điều khiển học,  kể cả sản xuất nhiều kiểu máy bay drones ?

        Thế giới thèm muốn  máy bay vo ve không người lái sẽ được sống động trình bày ở Triễn lãm  các Họat động Không gian  Quốc tế- International Air Show  Farnborough , Anh Quốc   tuần tới tháng 7 năm 2012 , một  hội chợ lớn nhất thế giới về công nghệ quốc phòng không gian.  Khi cố gắng chiến tranh Hoa Kỳ tụt giốc và ngân sách Ngũ Giác Đài – Bộ quốc Phòng Hoa Kỳ teo đi, các công ty quốc phòng  Hoa Kỳ nói rằng họ  cần Quốc hội làm dễ dãi hơn các hạn chế xuất khẩu “drones”,  để họ có  thể khai thác các thị trường ngọai quốc lời nhiều cho các sản xuất vỏ khí chiến tranh của họ . Quan trọng hơn nữa, theo các công ty Hoa Kỳ nói, những hạn chế xuất khẩu hiện hửu có cơ gây ra lý do Hoa Kỳ mất hết các khách hàng tiềm thế  cho các quốc gia đang cố chen chân vào thị trường lợi lộc này.  Ngay bây giờ , Israel -  quốc gia Do Thái đang sản xuất drones bán  cho nhiều nước gồm có Azerbaijian, Ấn Độ và Ecuador.  Trung Quốc hiện cũng đang phát triễn một tá máy bay không người lái drones.

      Trong khi các hảng công nghệ không gian Hoa Kỳ huênh hoang tuyên bố  những cuộc bán lớn thường lệ  về máy bay phản lực thương mãi, các trực thăng tấn công và các máy bay chiến đấu, họ phải nhàn rỗi ngồi không  dương mắt nhìn các nước ngọai quốc  họat động thương thảo  buôn bán lãi nhiều cho những mẽ  bánh sản xuất drones  mới ra lò.  Sở Khảo Cứu  Quốc Hội Hoa Kỳ  cảnh báo năm nay rằng cạnh tranh ngọai quốc  đang làm cho các công ty Hoa kỳ giật mình kinh ngạc.  Theo sở này báo cáo tháng giêng 2012 , rất nhiều doanh vụ mới sẽ  tạo ra ở thị trường này và nếu các công ty Hoa Kỳ thất bại không giựt được phần thị trường này, dân  Âu Châu, Nga , Tàu và Nam Phi sẽ dành lấy . Quốc Hội Hoa Kỳ, như thể là một phần giám sát  chánh sách quốc phòng và ngọai giao  của mình , có thể  xét xem thử  là một cân bằng   có thiết lập ra được ở giữa hổ trợ xuất khẩu hợp pháp Hoa Kỳ và giảm bớt  lan tràn các kỷ thuật drones đến các nhóm hay quốc gia nguy hiểm không ? Hoa Kỳ đã bán  các phản lực cơ chiến đấu , bom phá boongke – bunker busting bombs   và đại bác hỏa lực cao gắn ở tàu chiến -  high powered ship – mount guns cho một lọat quốc gia .

       Nhưng bán máy bay drones phần lớn đã bị cấm đóan, kể  từ thỏa hiệp đạt được của nhóm tên là Chế Độ Kiểm sóat  Kỷ thuật Hỏa tiễn – Missile Technology Control Regime, năm 1987.  Nhóm này  trước tiên  gồm có Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Nhật và Anh Quốc,  nay đã tăng lên gồm 34 quốc gia. Có một ít ngọai lệ bán buôn này những năm qua, , nhưng thỏa hiệt đăt ra nhiều hạn chế  xuất khẩu bất cứ  một máy bay không người lái lớn nào – khinh khí cầu phòng không – blimps,  trực thăng , phản lực cơ  -  có thể mang theo 1 102  cân Anh ( 1 cân Anh = 0. 454 kg )  cho hơn 186 dặm Anh ( 1 dặm Anh = 1.609 km ) trong một lần bay.  Các drones nhỏ hơn được phép bán ra.

       Tụ điểm căn bản  của thỏa hiệp   là kiểm soát hỏa tiễn liên lục địa – ballistic missilescác vỏ khí có khả năng  phá hại lớn-  mass destruction capable weapons.   Thỏa hiệp được ký kết vào thời kỳ Chiến Tranh Lạnh , theo lời Peter W. Singer,  một chuyên viên  ở viện Brookings Institution và lá tác giả “Quấn dây cho Chiến Tranh- Wired for War”  , một cuốn sách về  chiến tranh rôbôt, vào những ngày máy bay drones  chỉ  mới là cái ngữ khoa học ảo tưởng – stuff of science fiction.  Điều chúng ta phải đối diện là làm sao cho những ý kiến  và luật lệ thế kỷ 20 đuổi kịp những thực tại thế kỷ 21.
Northrop Grumman, ra mắt  lọai máy bay không người lái  mới cho Hải Quân Mỹ,…
     Dân biểu Howard L.Berman ( đảng Dân Chủ - Los Angeles ) , một đại diện cấp cao tại Ủy Ban  Ngọai Giao Hạ Viện  Hoa Kỳ nói rằng chánh quyền Obama  đã khởi sự  một sáng kiến thay đổi  những lề lối xuất khẩu cuốn đi mất những hạn chế  phương cách bán ra  kỷ thuật drones cho các nước ngọai quốc .  Ông hy vọng là việc bán  drones sẽ được giải quyết  tại Ủy Ban năm nay . Berman nói :   thật là điên cuồng khi chúng ta  cấm bán ở lảnh vực này, trong khi các quốc gia khác lại đẩy mạnh bán nó. Một phần rất ý nghĩa của phục hồi kinh tế Hoa Kỳ  tùy thuộc vào xuất khẩu. Chúng ta phải lợi dụng ưu điểm ở những nơi nào chúng ta  có sức mạnh. Nhưng ông nói thêm rằng, bất cứ thay đổi nào  về các kiểm sóat  xuất khẩu Hoa Kỳ  cũng đều phải được  thực hiện thật cẩn thận và không có hiểm  nguy  gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.  Trong lúc đó , các nhà chế tạo máy bay drones bắt đầu  giải đáp các hạn chế hiện hửu, bằng cách  vẽ ra những kiểu  drones nhỏ hơn, không gắn võ khí,  nhẹ cân hơn hầu thõa mãn  những đặc thù của thỏa hiệp.

      Công ty “Những Hệ thống tổng Quát Hàng không Không gian Nguyên tử - General Atomics Aero nautical  Systems Inc .  là hảng  chế tạo  Vật Bắt Mồi- Predator MQ- 1  và Máy Gặt săn diệt – Reaper hunter killer MQ-9  đã được Không Lực và Cơ quan Tình báo CIA  Hoa Kỳ sử dụng , đã họa kiểu một drone mới có cơ buông lỏng bớt  các hạn chế xuất khẩu “  một dịch bản không gắn võ khí của Vật Bắt Mồi - Predator “. Drone mới này có tên là Predator XP ,  có thể sử dụng cho  các sứ mệnh tình báo, giám sát  và  do thám cùng những  chức năng khác .    Công ty tọa lạc  ở vùng San Diego  cực Nam bang Ca Li,  hy vọng sẽ bán cho các  Êmirat  Thống Nhất Ả Rập – United Arab Emirates năm nay 2012.  General Atomics  sẽ không thảo luận  về chi tiết  của thương thảo tiềm thế,  nhưng cho biết là yêu cầu mua drones ở hải ngọai tăng thêm.  Hảng  khảo cứu không gian Teal Group Corp. ở  định giá  ngành công nghệ gần đây nhất, ước lượng là  tiêu xài cho drones  khắp thế giới, sẽ tăng gấp đôi  trong thập niên tới, đạt  11.4 tỉ dô la Mỹ năm 2022 từ 6.6  tỉ  năm 2013.

     Phil Finnegan  một nhà phân tích của Teal Group  giúp gọp lại nghiên cứu với nhau, nói là tăng trưởng tiêu xài hải ngọai  rất có nghĩa lý vì Ngũ Giác Đài   đã chi tiêu  thập niên qua, xây dựng  phi đội máy bay không người lái  đến  7500 chiếc.  Rất nhiều quốc gia đã khởi dự xây dưng phi đội drones  nước nhà.  Ông thêm : “  các nhà thầu quốc phòng biết rỏ là yêu cầu  ở Hoa Kỳ  đang xẹp dần. Tăng trưởng thật sự là ở các thị  trường quốc tế. Đặc biệt mạnh mẽ là các thị trường  Á Châu( thế còn Việt Nam ?)  và Châu Mỹ La Tinh. Đích thị là nơi Công nghệ  Không gian Quốc doanh Israel đang họat động :  Israel có cơ sở  ở Ấn Độ, ColombiaEcuador trong số các quốc gia khác. Israel  không chung sức với Missile Technology Control Regime. Công nghệ Không gian  Aerospace Industries, viết tắt là IAI ,  đã  chế tạo drones  từ những năm cuối thập niên  1970 và   đã bán drones  cho nhiều quốc gia. Mới đây hình như Tổng thống Nga Putin cũng đã lưu tâm đến các  drones và các phần mềm (? ) chiến tranh điều khiển học  Israel chế tạo?. Có lẽ cũng nên nhắc lại là khỏang 1958- 59 , Đệ  nhất Cọng Hòa  đã gửi một phái đòan chuyên viên sang Israel mua võ khí “ mới” , đặc biệt là tiểu liên cận chiến Usis(? ). Công ty IAI cũng chế tạo  các hệ thống hỏa tiễn và điện tử và đã  bộc lộ  ở các công bố tài chánh hảng là 78%  của mức bán 3.4 tỉ đô la Mỹ đến từ xuất khẩu.  Theo Doron Suslik . phó chủ tịch công ty  phụ trách giao thông tổ hợp , drones  là một khu vực doanh nghiệp cốt lõi của công ty và IAI đã nới rộng thương thảo bán drones đến nhiều quốc gia khác. 

       Israel không có quan tâm  gì mới cho ngành công nghệ không gian. Theo một báo cáo gần đây, Hội  các Công Nghệ Không Gian Israel nhấn mạnh  là ngành công nghệ đã thấy  bán  vệ tinh  trụt xuống,  sau khi  Hoa Kỳ đặt ra hạn chế chặc chẻ về xuất khẩu kỷ thuật vệ tinh.  Nhóm thương mãi kết luận rằng từ năm 1999  đến năm 2009,  hạn chế đã làm cho Hoa Kỳ  mất đi  9000 công ăn việc làm  và mất  21 tỉ đô la Mỹ lợi tức.  Bá cáo cũng cho biết là Hoa Kỳ nắm giữ  73%  xuất khẩu vệ tinh  thế giới năm 1995.  Nhưng 10 năm sau,  khi  thực thi kiểm dóat  xuất khẩu, phần  Hoa Kỳ chia sẽ thị trường rớt xuống, chỉ còn 25% .Theo Remy Nathan , phó chủ tịch  sự việc quốc tế của nhóm : “ xuất khẩu drones có thể theo một lối mòn  rớt xuống tương tự . Hạn chế xuất khẩu  đã  được thiết lập  với nhiều lý do tốt đẹp, nhưng nó  đòi hỏi  vài  ngắt véo mới bao gồm  được tiến bộ kỷ thuật ngày nay .

   ( phỏng theo quan điểm của W. J Hennigan,  nhật báo Los Angeles Times đăng tải ngày  1 tháng 7 năm 2012)       
                              ( Irvine , Nam Ca Li ngày 2 tháng 7 năm 2012 )  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét