Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Tương Lai Môi Sinh Cộng Đồng Thế Giới


Tương Lai Môi Sinh Cộng Đồng Thế Giới : 

(đáng cho Việt Nam lưu ý hơn chăng ?)

          Làm sao sống sót và phồn thịnh ở một hành tinh  đang bị hâm nóng thêm

                                 G S Tôn thất Trình

Phần I  (theo David Roberts, Popular Sciences tháng 7 năm 2012 )

           Khí hậu  thay đổi đã thực sự xảy ra

            98 % các nhà khoa học khí hậu đang họat động  đồng ý là khí quyễn đã nóng thêm đáp ứng cho các  phát thải khí nhà kiếng của  nhân lọai  làm ra và những khảo cứu gần đây gợi  ý là  chúng ta đang theo lối mòn tiến tới kịch bản có khi được xem là “ tệ nhất” .   Vậy chớ hành tinh Trái Đất cần hâm nóng theo bao nhiêu độ nữa mới trở thành địa ngục trần gian đây ? “ Nhậy cảm khí hậu” là một đề tài được điều nghiên kỷ càng.  Các nhà điều đình Liên Hiệp Quốc đã dàn xếp  một mục đích giới hạn carbon dioxide- CO2  khí quyễn là 450 phần triệu – parts per million ( ppm ), sẽ  làm nhiệt độ trung bình tòan cầu sẽ  đạt đỉnh không cao hơn  các mức tiền công nghệ-  preindustrial levels chừng 3.6 độ F . Nếu nhiệt độ nóng hơn mức này, chúng ta sẽ phải đối đầu với những mức hạn hán và  giông tố nghiêm trọng, nhân lọai chưa bao giờ thấy trước đây cả thảy. Điều này  tỏ ra đã xấu xa quá rồi và thật thế  các nhiệt độ hậu công nghệ đã tăng lên  1.6 độ F, nhưng  chúng ta  còn thêm lý do tin tưởng rằng  như James Hansen và nhiều nhà khoa học khí hậu  khác, đã tin tưởng  là những ảnh hưởng nặng nề cũng sẽ xảy ra dưới mức 450 ppm và dưới mức  hiện nay là 396 ppm. . Hiểm nguy  gần kề hơn là chúng ta tưởng!

        Chắn chắn chúng ta sẽ  vượt qúa  3.6 độ F  trong mọi trường hợp.  Một nghiên cứu mới tìm thấy là  nhiệt độ trung bình tòan cầu sẽ tăng thêm 3.2 độ F vào cuối  thế kỷ thứ 21, ngay cả khi các phát thải carbon nhân lọai  rớt xuống zero – số không  ngày mai, một kịch bản lẽ dĩ nhiên sẽ khó lòng xảy ra. Đơn giản, giới hạn nhiệt độ  tăng lên hai lần hơn  mức “ an tòan”, sẽ đòi hỏi   cố gắng tòan cầu  anh dũng và vững bền, một mức cuồng vọng không thấy rỏ ở đâu cả. Và khi nhân lọai  không làm gì để cản trở ô nhiễm khí hậu,  “đường  đạn bay”  hiện hửu  có thể   làm tăng  thêm mức này đến 10 độ F vào cuối thế kỷ  này.  

          Chúng ta không còn  nào nữa chống trả đối mặt những thay đổi chánh yếu đang xảy ra. Cuối thế kỷ này,  các mức  mặt nước biển  sẽ tăng lên, hạn hán sẽ lan tràn  và hàng triệu động vật, con người và những gì khác,  cũng sẽ bị đẩy ra khỏi gia thất mình.  Các nhà khoa học gọi tiến trình  sửa sọan cho các thay đổi này là “ thích nghi – adaptation”. Nhưng một từ ngữ đúng hơn  có thể tìm ra ở thế giới kỷ thuật  là gập ghềnh – gian lao đi ( ruggedizing ).  Các thái quá lớn hơn sẽ đòi hỏi  những xã hội cực nhọc, có tinh thần đàn hồi hơn. 

           Năm 2009,  các nhà khảo cứu Viện đại học  Oxford, Trung tâm Tyndall  cho Khảo cứu Khí hậu 
Thay đổi  và Trung tâm Hadley của Sở Khí tựợng Met Office Vương quốc Anh- UK,  tổ chức một hội nghị  xem thử thay đổi 7.2 độ F hay lớn hơn là gì đây, lạ lùng thay lại là một  xem xét  khoa học  phối hợp lần đầu tiên về ảnh hưởng của nhiệt độ cao như thế.  Sau đây là vài kết quả: 7.2 độ F , có cơ xảy ra  sớm  nhất năm 2060 có thể nghĩa là một hành tinh  nóng hơn bất cứ lúc nào, trong 10 triệu năm qua.  Đến năm 2100,  mực nước biển  sẽ cao thêm đến 6 bộ Anh ( 1.8m ), làm cho  hàng trăm triệu cư dân  sống ở bờ biển thế giới thành dân vô gia cư , cùng lúc với những vùng đại dương cũng trở  thành “ những khu vực chết  -dead zones”. Các vùng  băng hà,  sông – tảng băng  và các rạng san hô  sẽ mất tan ở hành tinh Trái Đất.  Nhắc lại là theo Schaefer ( năm 2003 ) thuộc  Ủy Ban Quốc tế thay đổi khí hậu -Inernational Panel Climatic  Change ( IPPC ) thiết lập năm 1988  một cơ quan liên chánh phủ  có 194 quốc gia thành viên, khi nước biển dâng cao hơn 1m so với hiện nay,  khỏang 40 000 km2 ( 4 triệu ha ) chừng 21.1%  tổng diện tích đất liền Việt Nam, sẽ bị ngập nước biển     

        Chúng ta có thể  làm dịu bớt cuộc tấn công dữ dội này, nếu chúng ta bắt đầu sửa sọan ngay từ bây giờ, xây dựng các thị trấn- đô thị carbon thấp và tỉ trọng dân số cao xa bờ biển, triệt để  cải thiện hiệu quả nước và các hệ thống năng lượng, nâng cao khả năng giải đáp khẩn cấp địa phương và tòan cầu, điều chỉnh lại thành  lề lối đời sống ít tiêu thụ, ít xài phí hơn. Thế nhưng dù rằng nhân lọai là một lòai  tài trí, vài thay đổi một cách đơn giản vượt qúa  bất cứ khả năng thực tế nào cho việc thích nghi.  Đe dọa thực sự, đe dọa hiện sinh là thay đổi khí hậu  sẽ đạt quá nhiều động năng làm nhân lọai mất đi những sức lực còn lại, hầu làm thay đổi chậm hay ngừng đi, ngay cả bằng cách giảm phát thải xuống con số zero.  Nếu thay đổi trở nên tự mình vững bền, con cháu chúng ta  sẽ thừa hưởng  một khí quyễn không còn kiểm sóat quay ngựợc trở lại được nữa với nhiệt độ  tăng thêm  không thể tránh được, có cơ theo một nghiên cứu mới đây có thể biến nữa phần Trái Đất  hiện là lục địa,  rỏ ràng  là đã quá nóng , không chịu nổi vào năm 2030 .

       Các kịch bản này  phát sinh từ  các mô hình khí hậu; không có cách nào  tiên đóan xác thực là điều gì sẽ xảy ra.  Có thể nắm  chặc  xui khiến bất ổn này là một lý do  để chờ đợi, chờ xem.  Vậy chớ tại sao lại phải sửa sọan , khi chúng ta không biết đích xác  là chúng ta sửa  sọan làm gì ? nhưng điều không chắc chắn ở khoa học ảnh hưởng  khí hậu – có  hàng vạn lọai- ,  có cơ làm tương lai nguy nan hơn, không phải ít nguy nan đi. Mọi điều trông có vẽ xấu xa, nhưng nếu có một cơ hội chúng sẽ tốt đẹp hơn là chúng ta mong đợi , thì cũng có một cơ hội chúng có thể  xấu xa hơn.  Ở “ đuôi dài” đường cong sác xuất,  có những cơ hội nhỏ, nhưng không phải là không có ý nghĩa, làm ra tai hại vô giới hạn cho mọi mục đích thực tiễn.  Chẳng hạn,  nếu nhiều tảng băng chánh yếu   căn bản lục địa Thế Giới kể trên tan chảy, chúng ta có thể  mục kích các mực nước biển nâng lên thêm  12m ( 40 bộ Anh )    vào các thế kỷ tới .

      Đó là những khám phá  bướng bỉnh và bực bội.  Trên hết, chúng gợi ý là nhiệt độ tòan cầu phải được giữ lại càng thấp càng tốt, ở bất cứ giá nào. Nhung chúng cũng làm minh bạch là vài thay đổi không thể tránh được . Chúng ta không còn có lựa chọn  giữa cách làm thoa dịu thay đổi khí hậu  và  cách thích nghi với thay đổi khí hậu nữa.  Chúng ta phải làm cả  hai cách .

      Khi chúng ta nói về thích nghi, chúng ta thường tưởng tượng đến làm phù hợp một bộ điều kiện  mới đặc thù: một nơi ôn đới trở nên qúa nóng nực, một nơi lạnh lẽo trở nên ôn hòa, cho nên chúng ta di chuyễn các nông trang chúng ta quanh đó và tiếp diễn như vậy.
 Nhưng chúng ta không biết và sẽ không biết  khá lâu là nhiệt độ đặc biệt nào chúng ta sẽ giáp mặt và chúng ta sẽ còn có một nhiệt độ ổn định nữa không ?  Đó không phải là một  bộ điều kiện đặc thù,  mà là tính cách bất trắc tự mình chúng ta phải thích nghi .

     Ngay cả khi chúng ta uyễn chuyễn, chúng ta cũng phải suy tư và họat động trên kích thước đại trà, rộng lớn.  Những dự án hạ tầng cơ sở chánh: xa lộ,  đập , đê bao ngạn,  các đường dây chuyễn điện , xe lữa và tàu điện ngầm là những đầu tư cần nhiều thế hệ mới trả  xong nợ. Hệ thống tàu điện ngầm- New York  City subway system nay đã cũ hơn 100 năm rồi đó . Ngày nay không có cơ hội không  vụn vặt tí nào  là phần lớn Manhattan sẽ phải chìm trong nước biển 100 năm tới.  Cách nào chúng ta  còn đầu tư được ở tương lai  mờ mịt và dữ tợn như thế ? Các nhà khoa học và các kỷ sư  đã có nhiều giải pháp  kiệt xuất và một số không kiệt xuất cho lắm có thể thực hiện. Và nay đúng là lúc chúng ta phải ra tay.

    Phần II :  Xây dựng những thị trấn - đô thị thông minh hơn 


(  tiếp theo, chiếu theo Kalee Thompson, Popular Sciences số tháng 7 năm 2012 )

      Dân số thế giới sẽ đạt 9 tỉ người năm 2016 . Vì lẽ thóai hóa môi sinh do khí hậu thay đổi cảm  ứng, các nhà khoa học  dự tính là hàng chục triệu người  sẽ di chuyễn đến  những thị trấn nhỏ và trung bình ngày nay.  Hầu sửa sọan cho dòng di chuyễn này, theo lời Dennis Frenchman, một kiến trúc sư  và giáo sư qui họach đô thị tại Viện MIT, các nhà họa kiểu đô thị phải làm những quyết định ngay bây gìờ  để làm dịu bớt cuộc  di chuyễn ngày mai. Những quyết định này phải tụ điểm làm cho mọi hệ thống hửu hiệu hơn.  Các mạng lưới chuyên chở  cần được suy tư lại để giới hạn tắt nghẽn giao thông.  Các chánh khách phải cống hiến  khích lệ cho các công ty chế tạo tái cư ở các trung tâm đô thị, hầu giảm bớt số người đi xe vé tháng – commuters. Phát điện và sản xuất thực phẩm cũng phải trở thành địa phương, giảm bớt truyền điện  và phí tổn chuyên chở phải giá thấp. Hơn nữa, theo người Pháp,  những khỏang không gian  chỉ  sử dụng một mục đích duy nhất, tỉ như các thương xá và phát triễn nhà cửa, phải đổi chác nhau thành vùng láng giềng lẫn lộn chứa gia cư , các  cơ sở y khoa, tiệm tồn trữ , trường học và phòng ốc làm việc. Với nhiều dịch vụ cần thiết gói ghém lại trong một vùng tương đối nhỏ bé , ngay cả những đô thị đông đúc  cũng sẽ có cảm tưởng chỉ là một thị trấn nhỏ. Sau đây là vài ý kiến liên hệ :
  

1-      Chia sẽ xe hơi điện cộng đồng

 Hàng lọat người, mỗi người có xe hơi riêng, có nghĩa là giao thông chật ních, ô nhiễm và  xài phí không gian  dưới hình thức những lô công viên đậu xe.  Những nhà họa kiểu  của kiểu mẩu  Xe Đô thị - CityCar đầu tiên của la bô MIT Media Lab  nói rằng những xe vi tiểu – microcar thôn xã, phường ấp  sẽ làm giảm bớt đường xá đầy nhóc xe.  Xe CityCar hai chỗ ngồi, chạy tòan điện, là tốt nhất dùng luân lưu từ điểm này đến điểm nọ- point – to - point trips  trong vòng bán kính  dài vài km. Khi không dùng, xe có thể gấp xếp lại và  chồng chất lên các CityCars khác.

2-      Những lò nguyên tử nhỏ láng giềng

Các đường dây điện mất đi khoảng 425 kilowatts cứ mỗi  dặm Anh (mile = 1.609 Km ) dây cáp.  Hầu giảm thiểu mất mát và giúp  cho giá cả năng lượng thấp hơn, các thị trấn- đô thị  phải hội nhập  phát sinh điện vào các khu láng giềng.  Một nguồn điện kiểu này có thể là những nhà máy điện  hạt nhân  kích thước vi tiểu – microsize tỉ như  PRISM GE Hitachi . Các lò phản ứng PRISM  sẽ dùng nhiên liệu hạt nhân tái sinh, để phát ra 300 megawatt( một megawatt là một triệu watts hay 1000 kilowatts ), đủ để cung cấp điện cho 240 000 gia cư Hoa Kỳ. Việt Nam có lẽ nên nghiên cứu thêm về các lò nguyên tử vi tiểu PRISM ?

3-      Nhà cửa siêu hữu hiệu 

Khi  dân gian chen chúc nhiều hơn vào các đô thị, trung bình kích thước một chung cư  gia giảm,  theo lời Frenxchmwen , xuống chỉ còn 300 bộ  vuông Anh ( 1 square foot =  929.03  cm vuông ) ở Hoa Kỳ. Muốn kích thước nhỏ bé như thế có cảm giác là ít chật hẹp, mọi không gian  trong gia thất này  phải đa chức năng – multifunctional.  Chẳng hạn ,  bàn ghế giường tủ phải xếp lại được không cần có tường vách  và cửa sổ phải làm bằng OLED trong suốt, tỉ như những OLED  hảng Samsung đã  trình bày năm 2010, có công dụng như Ti Vi hay có thể làm cho  mờ đục  theo điều khiển, hầu  giảm bớt chi phí làm  nguội lạnh .

4-      Ăn uống thật sự địa phương

 Hầu giảm bớt phí tổn chuyên chở thực phẩm, các kỷ sư phải xây cất các nông trang thẳng đứng – vertical farms như thể  giáo sư danh dự y tế công cọng Viện đại học Columbia  Dickson Despommier đề nghị, có cơ  cung cấp sản phẩm tươi và cá tươi cho các khu láng giềng  địa phương. Các cư dân chung cư  sẽ trồng trọt những vườn tượt cá nhân  ở mặt tiền các xây cất mình, có những pannen gieo sẳn trước hột giống cắm phích    vào các mảnh tường vách xây cất, theo lời Kent Larson, một kiến trúc sư MIT Media Lab.

5-      Tái sinh Tất cả vào Một

 Tái sinh sẽ giới hạn  phế thải vật liệu , nhưng tiến trình rất  cường điệu năng lượng .Tại Trung tâm tái sinh LO2P,  viễn cảnh  Gael Brule và  Julien Combes  họa kiểu, một tua bin thu họach điện gió  để chạy một nhà máy tái sinh trong xây cất, trong khi carbon dioxide nhà máy phản ứng với calcium để biến thành vôi- lime ở các buồng tắm LO2P làm kim lọai hóa. Tổ hợp Calera ở bang Ca Li, Hoa Kỳ  đã phát triễn tiến trình  và nay  đã dùng vôi này làm xi măng.

6 – Các xây cất  đa chức năng

Ý niệm sử dụng lẫn lộn  làm căn bản  cho kiến trúc sư Tòa tháp Dẹp Paul – Eric Schirr Bonnas. Cộng thêm vào phòng sở, khu tiêu khiển và trọng tâm xe lữa quá cảnh – rail transit , Tòa Tháp Dẹp - Flat Tower có thể chứa đến 40 000 người. Schirr Bonnans  nói là kiểu mẩu nhà chọc trời – skyscraper qui ước – một tòa tháp không gian xanh vây quanh – dẫn dắt tới các cộng đồng  cách ly nhau. Một  vùng vòng đai xanh dưới các xây cất sẽ khuyến khích các cộng đồng tương tác cùng nhau .  

Phần III : Chỉnh đốn Phương trình Thực phẩm 


( chiếu theo Frederick Kaufman )

 Nuôi ăn một thế giới bị hâm nóng sẽ không dễ dàng đâu, nhưng vẫn có thể thực hiện được.  Tính tóan cho sự vững bền con người đơn giản lắm: nuôi 7 tỉ dân hành tinh Trái Đất, các nông dân phải  làm ra ít nhất là 12 ngàn tỉ calôri thực phẩm mỗi ngày. Ngay khi dân số tăng trưởng thế giới yêu cầu càng ngày càng nhiều hơn số calôri này , thay đổi khí hậu càng làm chúng thêm phần khó sản xuất hơn.  Vậy chớ khoa học có thể thay đổi phương trình không ?

1-      Cọng thêm hột ( hạt ) giống 

 Nông dân sẽ cần  các mùa màng kháng hạn hán, kháng ngập lụt,  kháng nhiệt lượng – nóng nực,  kháng sâu bệnh họ có thể trồng  trên đất mặn hơn và một khí quyễn  đầy carbon dioxide và ozone hơn.  Các nhà khảo cứu đang phát triễn hột giống giải đáp những điều này  và công cuộc sửa đổi di truyền sẽ đóng vai trò quan trọng  trong công trình họ thực hiện . Bằng cách “ Làm ra Những Hột giống Tốt hơn” ( xem bài cách làm cho hột giống lúa mì- lúa gạo- bắp tốt hơn sẽ tiếp theo ).  Nhưng vì không có một công ty duy nhất nào lại có thể đầu cơ cho thế giới hột giống, cho nên các quốc gia phải tái xét các luật lệ  môn bài – patent laws  và cưỡng bức  tuân thủ những giới hạn nghiêm khắc  về các tổ hợp xuyên quốc gia đang cố tâm độc quyền các tài nguyên di truyền thế giới.  

  2-  Phân chia đất đai .

 Thay đổi khí hậu  cũng sẽ  thay đổi đất đai nông trang theo nhiều phương cách.  Một nghiên cứu mới đây kết luận là các vùng cao vĩ tuyến   ở Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ  có thể  có thêm đất đai trồng trọt được trong khi các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới  Nam Mỹ Châu , Phi Châu , Âu Châu  và Ấn Độ sẽ mất bớt đi. Các thỏa hiệp thương mãi tòan cầu sẽ trở thành một phương cách mỗi ngày mỗi quan trọng thêm để bảo đảm phân phối công bằng cung cấp thực phẩm tòan cầu . Ở bất cứ nơi nào có đất đai trồng trọt được, những cương vị quản lý có trách nhiệm sẽ đòi hỏi sử dụng lớn thêm  các  mùa màng phủ đất, cố định nitrogen và trồng tĩa ngoại vi, hành động để đẩy ra xa sâu bọ và  các động vật gặm nhắm, làm giảm bớt yêu cầu  thuốc trừ sâu- bệnh -cỏ dại( dịch bệnh – pesticides)  và các chất độc hại con người chế tạo .

3-      Nhân thêm nước

 Then  chốt là phải làm ra thức phẩm nhiều hơn với nước ít hơn, có nghĩa là lam cách nào cho nước làm ra nhiều công tác hơn.  Nông dân sẽ phải thu họach nước mưa tốt  đẹp hơn tái dụng nước phế thải , thay đổi máng xối và  tưới tiêu kiểu phun nước – sprinkler irrigation  thành những đường ống ngầm tưới nhỏ giọt – underground drip lines. và  theo dõiĐịnh vị Tòan cầu – GPS , hầu có được các đo lường chính xác hơn về mùa màng  tưới tiêu mỗi nhỏ giọt crop –per-drop.

4-      Trừ bớt thịt và nhiên liệu sinh học

 Giới trung lưu tòan cầu đang lớn mạnh có thêm yêu cầu  thịt ăn, nhưng sản xuất thịt lại cần qúa nhiều số lượng nhiên liệu, phân hóc học, thuốc trừ dịch bệnh và nước để tạo ra tương đối rất ít calôri,  thịt cung cấp. Cùng lúc , gần phân nữa bắp ( ngô ) sản xuất ở Hoa Kỳ đi vào “ chu trình nhiên liệu sinh học – biofuel cycle”, cũng như với các mùa màng thực phẩm khác,  tỉ như đậu nành ( đổ tương ) và dừa.  Các nhiên liệu sinh học không còn hửu hiệu nữa để cung cấp  năng lượng cho các động cơ  hơn là bò cái  cung cấp năng lượng cho dạ dày. Con người phải ngừng lại, không cạnh tranh nữa, với các động vật của mình và các máy móc về phương diện calôri.

5-      Cân bằng sổ sách

Hiếm hoi hay ngay cả nhận thức hiếm hoi, càng làm gia tăng giá cả những cung cấp thực phẩm thế giới.  Trong số những đe dọa  lớn nhất cho an tòan thực phẩm tương lai  là bong bóng và đinh nhọn  trên giá cả lúa mì – wheat  và các hàng hóa  mua bán tòan cầu.  Các thị trường dẫn xuất- derivatives markets   ở  những  thực phẩm mua trước giao sau– food futures  ,  phải được sử dụng  theo phương cách chúng dự tính, như thể là những dụng cụ xử lý hiểm nguy – risk management cho những ai  ở doanh nghiệp thực phẩm, không phải là đường tắt đầu cơ cho của cải – riches.  Giải pháp :  những luật lệ xuyên quốc gia – transnational rules giới hạn vai trò các ngân hàng đóng  trên những thị trường thực phẩm  tòan cầu mua  trước giao sau . 

( Irvine , Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 7 năm 2012 )  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét