Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Đắc Nông

Thô thiễn lạm bàn vài huớng phát triễn cho tỉnh Đắc Nông, một tỉnh cuối Nam Tây Nguyên , dân gian phần đông còn nghèo lắm ! trong khuôn khổ bảo vệ tòan vẹn lảnh thổ Việt Nam , không chỉ là đất riêng hòang triều cương thổ , bị phân chia để trị thời chưa xa xưa mấy .

G S Tôn Thất Trình

Một vài sự kiện lịch sử
Tỉnh Đắc Nông nguyên là tỉnh Quảng Đức thời Việt Nam Cộng Hòa . Tỉnh lỵ là Gia Nghĩa , tên một trong những địa điểm dinh điền thiết lập năm 1957, ở Cao Nguyên Trung Phần ( đất Hòang Triều Cương Thổ - Domaine de la Couronne , Pháp chịu trả lại riêng cho vua Bảo Đại, để vua chịu nhận làm “ quốc trưởng “ Việt Nam, năm 1950 ).

Thực tế là năm 1692 , chúa Minh Nguyễn Phước Chu ( 1691 - 1725 ) đã đánh vua Chiêm Thành là Bà Tranh cướp phá biên giới , đổi nước Chiêm Thành còn lại thành trấn Thuận Thành , rồi thành phủ Bình Thuận ( Phan Thiết ), thu phục nhiều tộc dân “Thượng” Đắc Nông là M’ Nong, Koho , Stiêng, Mạ, Chu ru, Chăm ( Chàm , Chiêm Thành ), E đê ( Rhade ). Năm 1698, theo lệnh Chúa Minh, Chưởng cơ thống xuất Nguyễn hửu Kính ( Cảnh) chia đất Đông Phố, lấy xứ Lộc Dã ( tức là Đồng Nai ) làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên ( Biên Hòa ). Huyện Phước Long và tỉnh Biên Hòa xưa cũ, đã bao gồm luôn nhiều địa phận tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng ngày nay. Năm 1975, tỉnh Quảng Đức và Đắc Lắc nhập lại thành tỉnh Đắc Lắc. Năm 2004, lại tách ra làm hai như trước năm 1975 và tỉnh Quảng Đức đổi tên là tỉnh Đắc Nông.

Dân số Đắc Nông nay đa số đã là tộc dân Kinh và các tộc dân Tày, Nùng miền Bắc.

Diện tích tỉnh Đắc Nông nay chiếm 6510 km2, Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây giáp Cam Bốt và Nam giáp tỉnh Bình Phước. Tỉnh Đắc Nông gồm 8 huyện, từ Bắc xuống Nam là Cư Rút, Dak Mil, Krong Nô , Dak Song, Tuy Đức, Dak Glong, thị xã Gia Nghĩa và Dak Rlap. Dân số Đắc Nông là 417 900 người năm 2005 ( năm 1996 là 363 000 ), gồm 31 tộc dân. Đông nhất là Kinh, thứ đến là M’ Nong, Tày( Cao Bằng ) - Nùng ( Lạng Sơn )-Dao ( Hà Giang, Tuyên Quang ) và E đê ( Rha đê ), Giẻ Triêng - Stiêng , Koho... Tộc dân Tày -Nùng- Dao là thành phần di cư từ miền Bắc sau năm 1975. Năm 2006, thống kê cho biết tộc dân Kinh đã chiếm 70% dân số Đắc Nông, ít hơn tỉnh Bình Phước có đến 80- 90 % Kinh, nhưng đã là đa số dân cư tỉnh rồi. Trong số còn lại không phải là Kinh , 30% lại là các tộc dân mới, từ miền Bắc : Tày- Nùng- Dao . Tộc dân M’Nong là tộc dân được bên ngòai biết đến nhiều, nhờ công trình dân tộc học người Pháp Condominas, sống chung nhiều năm với dân M’ Nong, đã viết nhiều sách mô tả cuộc sống liên quan đến họ, trong cuốn “ nous avons mangé la forêt - chúng ta đã ăn hết rừng rú “. Tộc dân M’ Nong là tộc dân hiếu chiến . Một thủ lảnh M’Nong đã cầm chân rất lâu các nhà thám hiểm Pháp, thời Pháp thuộc. Mãi đến khi nhà thủ lảnh này chết đi, người Pháp mới dám đi thám hiểm lại. Dân Việt thì biết dân M’ Nong , vì trước đây có tục cà răng căng tai, để đeo đồ trang sức. Tộc dân Mạ cũng có tục cà răng căng tại , cũng theo chế độ phụ hệ và cùng ngôn ngữ hệ Nam Á ( Austro - Asiatique ) của tộc dân M’Nong. Năm 1995, ước lượng tổng số tộc dân M’Nong khỏang 46 000 người, chủ yếu ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Phước. Tộc dân E Đê chừng 140 000 người, chủ yếu ở 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, đông nhất ở hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Độc đáo nhất là ngôi nhà dài M’ Nông, khác hẳn nhà sàn Ê Đê, mái buông chùm gần sát đất, kiến trúc lối cửa tò vò. Mô týp trang trí văn hóa vật chất M’ Nông cũng như Koho, có nhiều nét tương đồng mô týp văn hóa Đông Sơn .

Địa hình, thủy văn Đắc Nông
Địa hình đặc biệt là cao nguyên Đắc Nông ( trước đây gọi là cao nguyên Gia Nghĩa , diện tích 3800 km2, cao độ 600- 700m, vài nơi cao đến 1970m . Cao hơn cao nguyên Đắc Lắc, quanh thành phố Ban Mê Thuột , trung bình chỉ 400- 500m . Thời đại xa xăm địa chất hai cao nguyên Blao- Di Linh và Đắc Nông ( cao 800m ) là một khối thống nhất. Nhưng bị họat động đào xẽ của sông Đa Đung ( thượng lưu sông Đồng Nai ) đào xẽ, chia ra nhiều mảng khác nhau.
Hệ thống sông ngòi Đắc Nông chia ra hai: một hệ thống chảy về Biển Đông và một hệ thống chảy về sông Mê Kông. Sông Đồng Nai phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên - Đà Lạt, chảy xuống Di Linh qua địa phận cao nguyên Đắc Nông, rồi mới chảy xuống miền Đông Nam Bộ, gặp sông La Ngà gần Định Quán, gặp sông Bé gần Tân Uyên. Sau đó mới họp với sông Sài Gòn ở Nhà Bè, để chảy về Cần Giờ ở biển Đông .

Sông Krong Nô là một nhánh của sông Srepok, một chi lưu lớn của sông Mê Kông, dài 332km. Sông Krong Nô bắt nguồn từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viện chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và họp lại với nhánh thứ hai là Krong Ana thành sông Ea Krong, tạo ra nhiều đất phù sa phía Đông Nam Ban Mê Thuột.

Ngòai các sông chính vừa kể còn vô số, suối, khe, hồ, thác nước trong những cảnh sắc đồi núi đẹp đẻ, có thể thu hút du khách thập phương .

Nông nghiệp đất cao,đồi núi thích hợp cây trồng lâu năm, hướng về xuất khẩu, thay thế nương rẫy ăn hết rừng, như nhà dân tộc học M’nong Condominas đã nói ở trên, bổ sung nông nghiệp đất thấp đồng bằng lúa gạo chủ yếu.

Năm 2004, ước lượng chỉ còn 64 % rừng. Chừng 87 % là rừng thiên nhiên, 2% là rừng mới tái lập và 11 % là đồi troc. Có 2 khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Đắc Nông là Nậm Cà và Nậm Nung và một khu bảo tồn đang đề nghị. là Ta Đung. 5 lòai cây trồng đa niên ( lâu năm ) hiện phát triễn mạnh ở Tây Nguyên : cà phê , hột điều ( đào lộn hột ) , cao su , tiêu, trà có thể giúp định canh thay thế nương rẫy phá rừng, trồng hoa màu thực phẩm lọai hàng niên, phải luân canh sau một thời gian khai thác, dài - ngắn tùy mật độ dân cư nhiều ít. Nhưng nay thời gian để đất nghỉ quá ngắn vì dân số gia tăng, rừng chưa mọc kịp tái tạo phì nhiêu, đã phải khai thác làm rẫy lại, biến rừng thành đồi trọc, đồi cỏ tranh, dễ bị xói mòn hơn là trồng những cây lâu năm, rễ ăn sâu xuống đất hơn

Cà phê
Trước tiên là cà phê, được một hội truyền giáo du nhập vào Tây Nguyên khỏang năm 1860, nhưng không phát triễn nhiều, ngọai trừ hai đồn điền lớn đặc biệt ở tỉnh Đắc Lắc CADA ( thuộc hệ thống nhà băng Đông Pháp , trước tiên trồng cà phê chè arabica nhập từ các thuộc địa Hà Lan Inđônêxia - quốc gia đã thiết lập vườn cà phê từ năm 1696 và xuất khẩu cà phê lần đầu tiên năm 1711 -, nhưng arabica bị bệnh rỉ lá tàn phá hết ) và CHPI chuyên trồng cà phê vối Robusta và mốt số đồn điền nhỏ hơn , trồng nhiều lọai cà phê lá mít Coffea excelsa hay Liberica, đất cấp không cho cựu quân nhân Pháp thuộc địa. Khỏang các năm 1970- 1975, một số đồng bào Kinh di cư tự động và một số tiểu điền chủ Kinh quanh Ban mê Thuôt trên đường vào huyện hồ Lak (Lạc Thiện) và đường về Ninh Hòa , phát triễn cà phê tiểu điền, áp dụng thêm phương pháp tưới mưa phùn - sprinkler irrigation bảo vệ mùa hoa nở, đậu trái, khi bị nắng hạn đầu mùa. Nhưng diện tích cà phê Tây Nguyên ( kể luôn cả Đắc Nông , LâmĐồng, Bình Phước, Đồng Nai … ) không mấy quan trọng thập niên 1965- 75, vì chiến tranh lan rộng. Chỉ phát triễn mạnh kể từ thập niên 1990 ( tuy Việt Nam đã khởi sự tái xuất khẩu cà phê năm 1980 ) đến nay. Từ năm 1975 đến năm 2005, diện tích tiểu điền cà phê Việt Nam ( phần lớn còn nắm trong khuôn khổ “nông trường “ và “lâm trường ) đã tăng lên gấp 10 lần, nhất là cà phê vối Robusta, Coffea canephora . Riêng tỉnh Đắc Lắc, trước khi chia hai, năm 2003, chiếm 60 % diện tích 260 000 ha, xuất khẩu 405 000 tấn nhân cà phê .Đưa Việt Nam lên hàng thứ hai các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới 990 000 tấn nhân hột xanh, trên hẳn Inđonêxia 622 986 tấn và Colombia 558 000 tấn, chỉ sau Brasil 2 179 000 tấn. Nếu chỉ tính theo cà phê vối Robusta, Việt Nam đứng hạng nhất sản xuất và xuất khẩu, vì cà phê Brasil cũng như Colombia, đa số là cà phê chè. Ở Inđônêxia, cà phê lọai arabica chiếm 25 % tổng số . Huyện Krong Nô ( ? ) cũng nổi tiếng về cà phê ngon Robusta. Năm 1980, Việt Nam chỉ trồng được 22 000 ha cà phê. Năm 2008, Việt Nam đã trồng hơn 500 000 ha cà phê , mức sản xuất khỏang 1 triệu tấn nhân. Tiêu dùng trong nước khỏang 7 % mức sản xuất , còn lại xuất khẩu. Tuy năm 2008, số lượng xuất khẩu giảm gần 18 % , giá cà phê lại tăng 7,2 % đạt 2 tỉ đô la Mỹ. Cà phê Việt Nam đã có mặt trên 75 quốc gia trên thế giới, nhưng nhập khẩu chánh cà phê Việt Nam là Hiệp hội Âu Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bổn và Hàn ( Nam ) Quốc.

Ngòai vấn đề điền địa, quyền sở hửu chủ giữa tiểu điền và quốc doanh, tranh dành đất giữa đồng bào Kinh, đồng bào dân tộc thiểu số mới hay cũ, đã giải quyết phần nào, nhưng chưa mỹ mãn, chưa hòan tòan khắc phục, còn các vấn đề kỷ thuật và kinh tế. Trong những vấn đề kỷ thuật, phải kể đến là tăng cường chống xói mòn các vườn cà phê sườn đồi núi, đất dốc, bảo đảm năng xuất cao mà không tưới nước , mất nước qúa độ ( thay thế tuới kiểu mưa phùn bằng tưới nhỏ giọt - drip irrigation, kiểm sóat bốc thóat hơi nước - evapotranspiration cận đại nhất theo lasers ? … ), dùng tiết kiệm phân hóa học, thuốc bảo vệ mùa màng ( cà phê hửu cơ ? ) hay làm ô nhiễm môi trường, khảo cứu tuyễn chọn trong tập đòan cà phê Robusta Việt Nam những dòng cao năng, siêu năng hơn như đang làm ở Ấn Độ , Indonesia …, thử nghiệm thêm các dòng lai mới arabusta ( lai giữa arabica x robusta ) Pháp tuyễn chọn ở Côte D’ Ivoire, thích nghi cho mỗi huyện, mỗi địa phương. Địa thế cao nguyên Đắc Nông thường cao hơn cao nguyên Đắc Lắc, nên cố gắng thử nghiệm những dòng, giống cà phê chè Coffea arabica kháng bệnh rĩ sắt, kháng mọt cành hay lai arabica x robusta ( arabusta ), bán giá cao hơn Robusta trung bình 30 % ở thương trường quốc tế. Như các dòng Catimor cao năng, cao phẩm hơn các dòng Catimor cũ phẩm gía còn kém, như các dòng lai mới Hybrid de Timor , Mandehling Sumatra, Moka Java, các dòng lai mới Arabica ở Brasil, càc dòng Arabica cao phẩm Colombia ...Giúp đở các tiểu điền duy trì tình trạng tốt đẹp cạnh tranh ở thương trường, vì phí tổn sản xuất năm 2007- 2008 chỉ chừng 600- 650 một tấn nhân xanh, trong khi giá cả xuất khẩu là 1500 - 2000 đô la một tấn. Bằng cách hổ trợ hướng dẫn kỷ thuật, khuyến nông, khuyến mãi, cũng cố hạ tầng cơ sở nhất là mở đường ra vào các vưòn cà phê xa xôi hẻo lánh ( mà không bị tham nhũng lũng đoạn làm dối hay không làm), tăng cường cung cấp điện, nước cần thiết cho chế biến sơ khởi, nâng cao sản xuất các lọai cà phê tốt, qua quốc doanh VICOFA hay qua các đại diện thu mua 4 công ty ngọai quốc chế biến cà phê Việt Nam là Kraft, Nestlé , Procter and Gamble và Sara Lee. Tìm các cơ chế tín dụng thích hợp chống thăng trầm thị trường quốc tế cà phê đốn bỏ cây cà phê hay phá hư những chương trình chống đói giảm nghèo, gây biến lọạn, như đã xảy ra các năm 1975- 80, khi Thỏa hiệp Quốc tế Cà phê- Internatiobal Coffee Agreement phá sản hay giá cà phê sụt nhiều các năm 2001 - 2006 .

Hột điều ( cashew nut tiếng Anh, noix de cajou, pomme cajou hay fruit et amande de l’anacardier, tiếng Pháp)
Hột điều là nông phẩm cây trồng đất cao đa niên đứng hàng thứ hai, sau cà phê ở tỉnh Đắc Nông. Hột điều là cây tương đối xứ nóng hơn, phần lớn trồng ở miền Đông Nam Bộ . Nhiều nhất là ở hai tỉnh Bình Phước và Đắc Nông. Bình Phước ( nhập hai tỉnh cũ là Phước Long và Bình Long thời Cộng Hòa ) cũng là tỉnh trồng nhiều hột điều nhất nước, chiếm 35 % diện tích tòan cỏi Việt Nam, năm 2005 là 116 029 ha , trên tổng số tòan cỏi Việt Nam là 328 000 ha . Tỉnh Đắc Nông thua xa Bình Phước, chỉ trồng được 20 930 ha. Tuy nhiên, mức gia tăng trồng hột điều ở Đắc Nông, năm 2004 tăng 266% so với năm 2003 ( từ 2507 ha đến 6665 ha ), và năm 2005 tăng 314 % ( 20 930 ha ). Gia tăng quan trọng, vì hai tỉnh này sản xuất hột điều cao năng nhất nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghệ.chế biến, hiệu năng xuất khẩu cao và đóng vai trò cải thiện lớn lao cho các công cuộc cải tiến đời sống kinh tế xã hội nông dân địa phương. Đặc biệt ở huyện Dak Rlap ( Kiến Đức ), giáp tỉnh Bình Phước, rất đông các tộc dân địa phương, chuyên làm nương rẫy, từ năm 2002 đến năm 2005 , đã có sác xuất trồng hạt điều cao nhất.

Năm 2004, Đắc Nông đã xuất khẩu 23 406 tấn nhân hột điều ( Bình Phước, 5406 tấn ) . Mức xuất khẩu Đắc Nông năm 2005 là 7 861 tấn và Bình Phước chỉ 4 712 tấn . Sở dĩ Đắc Nông xuất khẩu nhiều hơn mức sản xuất là vì những công ty chế biến hột lấy nhân, có thể mua hột còn vỏ cứng ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, để chế biến và xuất khẩu nhân hột điều. Theo hiệp hội VINACA, đại diện các nhà chế biến và xuất khẩu hột điều, Việt Nam đã trồng 380 000 ha cây hột điều năm 2008, cải thiện hay trồng thêm, tháp tinh dòng cao năng được khỏang 160 000 ha, kể từ năm 2005- 2006. Năm 2010,Việt Nam dự trù sẽ trồng được 450 000 ha hột điều, sản xuất 500 000 tấn nhân, trị giá 650 - 800 triệu đô la Mỹ ( trị giá xuất khẩu hột điều năm 2006 đã đến 500 triệu ). Tuy vậy, vẫn chưa đủ hột điều còn vỏ đủ thõa mãn nguyên liệu cho hơn 200 hảng chế biến hột điều trong nước; cần nhập khẩu thêm, năm 2010, khỏang 125 000 tấn hột còn vỏ cứng từ Mozambique, Tanzania và Inđônêxia. Sở dĩ như vậy là vì các năm gần đây giá cao su thiên nhiên lên cao , các nhà vườn hột điều nhổ bỏ cây điều làm củi , trồng cao su thay thế, như dân Côte D’Ivoire hai năm nay cũng đốn bỏ cà phê vối, trồng cao su thiên nhiên . Theo nghiên cứu của đại học Nông Lâm Thủ Đức năm 2005- 2006 , 45 % tiểu điền trồng hột điều ở Đắc Nông là các tộc dân địa phương, nhưng chương trình trồng các giống hột điều hay tháp tinh dòng cao năng chưa mấy thành công với các tộc dân địa phương chỉ trồng giống sa cạ, năng xuất kém , phẩm gia kém, lấy hột giống từ cây vườn không xá kể giống tuyễn chọn mới .

4 bước chánh chế biến trái hột điều là phơi-sấy khô - drying , hấp bằng hơi nước - steaming, lột vỏ- peeling và chế biến ( đốt vỏ ) lấy nhân - kernel processing. 3 bước đầu có thể làm ngay tại nông trang , tiểu điền. Các công ty chế biến trang bị đốt vỏ hột lấy nhân, trước đây làm luôn cả 4 bước; nay dần dần nhường 3 buớc đầu cho nông trang , tiểu điền, đem thêm lợi tức cho nhà vườn tiểu nông. Tuy nhiên 3 bước hậu thu họach này chưa phát triễn ở Đắc Nông, như đã xảy ra ở Bình Phước, vì ngành trồng hột điều tỉnh này còn tương đối mới mẽ, chỉ mới khuếch trương 7- 8 năm nay thôi; cơ chế thu mua ( gồm mức 1 và mức 2, xem hình đính kèm) và hạ tầng cơ sở chế bíến chưa đủ phát triễn xuống tận nông trang tiểu điền .Ước luợng chế biến trái hột điều có thể nâng cao thêm lợi tức tiểu điền 75 % nữa .

Hòan tất đa lọai thêm mô hình cây trồng lâu năm bao phủ đất cao bền vững môi sinh hơn, thay thế cây thực phẩm hàng niên nương rẫy. Nhưng đừng quên phát triễn thêm trong tương lai các lòai cây ăn trái , rau hoa, chăn nuôi (kể luôn cả cá và các động vật thú rừng nai, mểnh, hươu sao, nhím … ), theo thế 3 chân vạc nông , lâm và chăn nuôi.
2 lòai cây trồng lâu năm khác thích hợp đất cao, phát triễn mạnh mẽ các tỉnh quanh Đắc Nông, bắt đầu tràn qua các huyện Đắc Nông lân cận.

Tiêu
Trước tiên là tiêu, tiêu trắng ( tiêu sọ ) lẫn tiêu đen. Tỉ lệ tiêu trắng khỏang 12-20 % tổng số. Năm 2007- 2008, tiêu trồng nhiều nhất ở các tỉnh Bình Phước 12 300 ha, Đắc Lắc 9000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 6800 ha, Đồng Nai 7586 ha, Gia Lai 5500 ha, Quảng Trị 2150ha, Bình Thuận 2300 ha, các tỉnh khác ( Hà Tiên - Phú Quốc…. ) 4369 ha . Mức xuất khẩu tiêu năm 2008 chừng 87 000 tấn, trị giá 310 triệu đô la Mỹ.. Hoa Kỳ nhập khẩu 20% tiêu Việt Nam, từ năm 2005. Việt Nam đã là quốc gia đứng hạng nhất thế giới xuất khẩu tiêu năm 2003, đạt 82 000 tấn, trên hẳn ba quốc gia sản xuất nhiều tiêu là Ấn Độ, Brasil và Inđônêxia. Một bước tiến đáng kể, vì các năm 2001- 2002 chỉ xuất khẩu tiêu trị giá 100 triệu đô la. Mức xuất khẩu số lượng tiêu cao nhất vào năm 2006 , đạt 117 670 tấn, gồm 98 798 tấn tiêu đen và 17 872 tiêu trắng. Nhưng năm 2007 xuất khẩu giảm đi, chỉ còn 82 907 tấn ( 71842 tấn tiêu đen và 11062 tấn tiêu trắng ) . Ủy ban Tiêu Quốc tế - IPC ước lượng khả năng xuất khẩu tiêu Việt Nam những năm tới là 90- 100 000 tấn tiêu một năm. Nếu không đẩy mạnh thêm được những chương trình tuyễn chọn giống cao năng hơn, kháng các bệnh héo rụi tươi - Phytophthora hay kháng tuyến trùng - nematodes ( ? ) cây tiêu hơn , chẳng hạn.

Cao su thiên nhiên ( cao su Para )
Cây đa niên thứ hai đất cao chưa tràn qua nhiều ở Đắc Nông từ Bình Phước, là cao su thiên nhiên . Cũng như hột điều, cà phê , mía …nông dân đốn bỏ hay trồng lại cao su, tùy theo thăng trầm giá cả quốc tế. Từ hai năm nay, cao su thiên nhiên được giá, vì giá dầu lữa chế tạo cao su lên cao, làm tăng giá cao su nhân tạo và ngành sản xuất lốp xe ở Trung Quốc , Ân Độ , Hàn Quốc … cũng phát triễn song song với công nghệ xe hơi. Trung Quốc nay cũng đã trồng được 875 000 ha cao su thiên nhiên ở Hải Nam , Quảng Tây , Quảng Đông, mới bắt đầu ở Vân Nam và sản xuất 570 000 tấn, đứng hàng thứ 5 trên thế giới sau Thái Lan , Inđônêxia, Malaysia và Việt Nam . Việt Nam duy trì hàng thứ 4, sản xuất trên 600 000 tấn, tuy diện tích năm 2007 ít hơn Trung Quốc, chỉ 550 000 ha, nhưng năng xuất trung bình cao hơn. Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu nhiều cao su thiên nhiên Việt Nam, vọt mạnh từ năm 2005, vì yêu cầu nội địa Trung Quốc lên đến 1.7 triệu tấn cho 45 nhà máy chế tạo lốp xe hơi .

Việt Nam dự trù sản xuất một triệu tấn cao su thiên nhiên các năm 2010- 2015 với diện tích 700 000 ha , chưa kể khỏang 200 000 ha, Hiệp hội Cao su Geruco và các công ty em dự tính đầu tư trồng cao su thiên nhiên ở Lào và Cam Bốt. Bình Phước là tỉnh trồng cao su trên đất đỏ basalt lớn nhất . Năm 2003 chỉ có 81 117 ha , năm 2007 đã trồng được 138 100 ha. Năm 2007, Đắc Nông cũng đã trồng được trên 38 000 ha , cao hơn diện tích cao su tỉnh Đắc Lắc chỉ trồng 30 000 ha, Lâm Đồng 14 000 ha, còn thua kém diện tích cao su Gia Lai 64 000 ha và Kon Tum 56 000 ha. Trong tổng số diện tích cao su ở các tỉnh Tây Nguyên, nay vào khỏang 200 000 ha .

Phát triễn và tăng thêm diện tích cao su thiên nhiên ở Tây Nguyên ( trong đó có Đăc Nông ) và các tỉnh miền Bắc, tùy thuộc vào tuyễn chọn các tinh dòng cao năng chịu mát lạnh hơn, cả Mã Lai Á ( RRIM mới ), miền Bắc Thái Lan và Trung Quốc ( hình như Sơn La vừa mới trồng thử một dòng cao năng cao su Hải Nam ( ? ) đặc biệt chịu lạnh ) . Tốt hơn nữa là tân tạo cao su tiểu điền theo thế nông lâm ( trồng các tinh dòng vừa cho nhiều mủ - latex , vừa mau cho gỗ tốt của Mã Lai Á ) hay nông lâm mục ( nuôi thêm gia súc, bò dê cừu… giữa các hàng cao su trưởng thành , sau khi cải thiện chống cỏ tranh bằng các cây che đất họ đậu, cũng làm được thực phẩm gia súc tốt , ngay cả bò sửa trước đây đôi khi đã thử nghiệm ở Đăc Mil hay trâu sửa - tại sao không ?như ở Mộc Châu miền Bắc). Tưởng cũng nên nhắc là nhiều lọai gỗ cao su đã được ưa chuộng ở Nhật và ngành công nghệ đồ gỗ mấy năm sau này rất thịnh vượng ; mức xuất khẩu năm 2007 đã trên 2.3 tỉ đô la Mỹ ( năm 2000 chỉ mới xuất khẩu 200 triệu ), dự tính tăng lên đến 5. 5 tỉ đô la các năm 2010 - 2020 ( ? ).

Nhưng trà , cacao và các cây ăn trái bán ôn đới hay chịu mát lạnh hơn chưa bành trướng.
Trà Bảo Lộc dân Kinh di cư từ miền Bắc các năm 1955- 1957 phát triễn mạnh mẽ , ngược lại vẫn chưa tràn mạnh lên các huyện Nam Đắc Nông phía Bắc Lâm Đồng. Diện tích trà cả nuớc từ gần 10 năm nay chỉ trên, dưới 85- 100 000 ha, năng xuất còn kém cỏi dưới 1 tấn/ha trà búp khô, chưa phát triễn các lọai trà Assam năng xuất cao hơn và thích hợp làm trà đen hơn, Việt Nam dễ cạnh tranh hơn trà xanh chế biến theo kiểu Trung Quốc hay Nhật Bổn. Ca cao cũng chỉ mới phát triễn ở Ea Tul, tỉnh Đắc Lắc , chưa phổ biến đến các huyện Cư Jut - Ea Ting , Krong Nô. Ngòai các cây trái cỗ truyền ( chuối đủ lọai, nhãn, vải, chôm chôm, mít, đu đủ, ổi , xoài, xa pô chê, mảng cầu, nhưng nên trồng mảng cầu tây xứ mát là cherimola, thơm tây Smooth Cayenne lọai mới như Gold Hawaii đồng bào Nùng đã trồng nhiều giống thơm cũ ở Tùng Nghĩa - Lâm Đồng, cam quít chanh - giống Bears chịu lạnh hơn của Ca Li chẳng hạn -…, 3 ngành cây ăn trái mới đáng chú ý cho tỉnh Đắc Nông là Sầu riêng trước đây đã sản xuất trái ngon ở Di Linh, nay đã có thêm các giống Mon Thong Thái Lan hay các giống lai Thái - Mã Lai, ngon hơn nữa , trên đường « mòn « Kiển Đạ - piste Kinda « nối Phan Thiết với Ban Mê thuột qua Di Linh , Gia Nghĩa , Dak Song , Dak Mil. Thứ đến là Cây Bơ- avocado( avocatier ) dễ trồng ở vườn tượt quanh nhà Kinh hay ỏ quanh các nhà dài cộng đồng tộc dân, làm tương chao bơ - guacamole, ăn tươi, pha trộn rượu đế kiểu margarita, hay xuất khẩu trái như Mexicô, quốc gia trồng trái bơ nhiều nhất thế giới.trên mọi cao độ và vĩ tuyến, đã xuất khẩu sang Hoa kỳ, gần phân nữa sản lượng trái bơ tiêu thụ ở Hoa kỳ năm 2008 là gần một tỉ cân Anh.Việt Nam đã trồng được giống bơ vỏ tím cao giá Haas, nhưng tưởng cũng nên thử nghiệm thêm các giống Ca Li cho là ngon như Fuerte trái to và cao phẩm, giống mới Lamb Haas, giống Gwen cũng to hơn Haas, giống Pinkerton hột đặc biệt nhỏ, giống Reed to và tròn thay vì hình trái lê, giống Zutano thu họach trái mùa thu và đầu tiết đông ở Ca Li, thay vì mùa hè, vỏ láng bóng màu xanh vàng lợt. Trái cây thứ ba nên khuyến khích, có thể trồng giữa các vườn cà phê , thay thế các vườn phần nào hột điều khi rớt giá, ở đồi núi cao độ hơn là cây Dẽ Bi- macadamia nut chẳng hạn cũng đã trồng nhiều ở Úc và ở Tân Tây Lan và hình như đã thành công ở Lạng Sơn ?
Lẽ dĩ nhiên là cũng không nên quên cây mía , không phải để làm đường công nghệ mà là các giống mía mềm dễ ép làm nước uống, các cây khoai mì ( sắn ), khoai mở, khoai sọ, khoai môn… cao năng quanh nhà, phòng khi hạn hán, mất mùa đói kém. Ngay cả khuyến khích các đồng bào Tày , Nùng , Dao , Kinh đắp bờ - terracing, làm các ruộng lúa nước dọc các thung lũng, hồ suối và nuôi cá xứ mát hơn ở các nơi này, như họ đã làm ở một số đồi núi miền Bắc.

Khai thác , chế biến bauxit, mở đầu công nghệ hóa Tây Nguyên.
Khai thác bauxít , nhưng theo đúng kỷ thuật hiện hửu, cố sức tránh ô nhiễm môi trường và nghĩ cách tái dụng đất đai các quặng mỏ đã khai thác.

Bauxít Việt Nam hình như thuộc hai nguồn gốc địa chất . Nguồn trầm tích là các mỏ bauxit Hà Giang, Cao Bằng , Lạng Sơn , Bắc Giang , Sơn La và Nghệ An . Nguồn gốc laterit biến đổi từ các đá basalt là ở Kontum , Đắc Nông, Đồng Nai, Phú Yên , Quảng Ngải.

Tỉnh Đắc Nông chứa bauxit nguồn gốc latêrit- basalt, 80 % trử lượng tòan quốc và dễ khai thác
Trử lượng bauxit Việt Nam đứng hàng thứ 4 trên thế giới, sau Úc Châu, Guinée và Brasil .Trử lượng cả hai nguồn gốc là 2 772 triệu tấn , bauxit laterit chiếm khỏang 2 258 triệu tấn. Nhưng trử luợng bauxit laterit có thể tăng gấp đôi, vì trước đây không ước lượng những mẩu quặng nhỏ hơn 0.5 - 1mm, hàm lượng Alumin (Al2O3 ) khỏang 45 %. Trử lượng bauxit Việt Nam thật sự có thể lên đến 6650 - 7600 triệu tấn.

Đắc Nông chiếm 80 % trử lượng này. Mạch quặng gần mặt đất 0.5- 1m , có thể khai thác lộ thiên, dài 0.2 - 7km, dày trên 10 m.Thuộc lưu vực hai sông lớn Đồng Nai và Srepok , phụ lưu sông Mê Kông ở Tây Nguyên , kéo dài qua tận bên kia biên giới Cam Bốt.

Đắc Nông có 7 vùng mỏ bauxit , diện tích 1910 km2, gần 1/3 diện tích tòan tỈnh : vùng mỏ Tuy Đức ở cả 3 huyện Tuy Đức , Dak Song và R’ Lap rộng 354 km2 ; vùng mỏ Dak Song huyện Dak Song 300km2 ; vùng mỏ phía Bắc Gia Nghĩa I rộng 300km2 ; vùng Gia Nghĩa II rộng 228km2 ; vùng mỏ làng Nhân Cơ ở huyện Dak R’ Lap rộng 510 km2 ; vùng mỏ 1-5 huyện Dak Mil rộng 195km2, vùng mỏ Quảng Sơn huyện Dak Glong rộng 150 km2.

Trước đây có dự án sàn sảy, rửa sạch quặng khai thác ở Đắc Nông , rồi chở đến các cảng Bà Riạ Vũng Tàu hay ở cảng mũi Kê Gà ( ? ) tỉnh Bình Thuận, chế biến thành alumin và làm điện phân - electrolyse, tạo kim lọai aluminium. Nhưng Đắc Nông chống đối việc chế biến bauxit thành aluminium ở các tỉnh khác .

4 dự án chế biến thành bauxit thành kim lọai
Năm 2007, Vinacomin ( TKV ) được giao trách nhiệm hòan thành 4 dự án Phức tạp công nghệ - industrial complexes, khai thác bauxit Đắc Nông :

- Dự án Chalco Corp. của Trung Quốc đầu tư khai thác mỏ vùng 1-5 , sản xuất 1.9 triệu tấn Alumin. Cần tránh Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường ở dự án này , như Vedan Đài Loan đã làm ô nhiễm nhiều nơi, khi sản xuất bột ngọt từ khoai mì ( sắn )

- Dự án Alcan Corp. khai thác mỏ phía Bắc Gia Nghĩa I , sản xuất 3 triệu tấn

- Dự án BHP Billiton Corp . của Úc , khai thác vùng mỏ Tuy Đức, Dak Song và bên kia biên giới ở Cam Bốt.. TKV mong muốn BHP đầu tư ít nhất 19 % cỗ phần ở Cam Bốt

- Dự án đã khởi công xây dựng ở Nhân Cơ, dự tính họat động vào năm 2010 , sản xuất 300 000 tấn alumin ở giai đọan 1. Tỉnh Đắc Nông mong muốn nhờ dự. án này gia nhập « Câu lạc bộ công nghệ nước nhà có lợi tức trên 1 tỉ đô la Mỹ « , vì hiện nay giá alumin là 350 - 370 đô la một tấn. Dư án này phải dự trù làm nhà máy nhiệt điện 10 000 KW , vì chưa làm đủ thủy điện ở Đắc Nông ( ? ) . Giai đọan 2 sẽ tiến tới việc điện phân, tinh lọc alumin thành kim lọai aluminium. Nhắc lại là kỷ thuật tân tiến cũng cần 13 500 KW- giờ ( hour ) điện , để sản xuất ra một tấn aluminium. Điện phân làm ra kim lọai sơ khởi - primary metal cần rất nhiều điện , chiếm 66.4 % tổng số năng lượng chu trình chế tạo, từ bauxit thành Alumin chiếm 18.2 %, làm cuộn nhom 4.6% , các sản phẩm công nghệ nhom 3.1 %, bao bì 4 % ….

Dự án Nhân Cơ hy vọng sẽ tạo ra 2000 công việc chuyên môn . Hoàn tất mọi phức tạp chế biến bauxit , sẽ cần đến 20 000 chuyên viên đủ lọai, cho nên Đắc Nông cần có một chương trình đào tạo huấn nghệ cấp thiết ; không nên quên huấn nghệ cả các tộc dân ngoài Kinh, địa phương và di cư sau 1975.

Những vấn đề liên quan công nghệ bauxit- aluminium, chưa có giải đáp dứt khóat
Đó những khía cạnh ảnh hưởng môi trường hậu khai thác - postmining exploitation . Đất đỏ chứa bauxit rất mềm, dễ bị xói mòn, sụp lở đường xá vùng mỏ, đọng bùn ở dòng sông, hồ suối , ngăn cản dòng chảy, gây lụt lội. Đắc Nông cũng chưa có dự án tái dụng đất vùng mỏ đã khai thác , tái định cư dân gian thích đáng, khi họ phải di dời . Phương cách kiểm sóat bụi ( hạt tử ô nhiễm như polycyclic hydrocarbons, fluorides), cặn bả dầu khi khai thác và chế biến, các cặn bả bauxit ( một phối hợp nước , cặn bả trơ - inerte từ oxyd sắt, màu đỏ, tro caustic soda khi chế biến bauxit thành alumin ) và các chất độc hại nhà máy tinh loc ra aluminium đặc biệt là polycyclic aromatic hydrocarbons- PAH, có thể gây ra ung thư, nhất là khi phải thay thế các lò nung chảy 5- 7 năm một lần v.v… Nhiều phương pháp giảm ô nhiễm nay đã được các công ty lớn công nghệ aluminium áp dụng ,như bải bỏ kỷ thuật Solderberg, sử dụng kỷ thuật lọc -kỳ cọ khí- gas scrubbber, tái dụng cặn bả bauxit làm bauxaline trải lót đường, làm sàn măt đất che chở các nơi vất bỏ phế thải …cần ứng dụng ở vùng mỏ , vùng chế biến quặng bauxit Đắc Nông .

Ngòai bauxit , tưởng Đắc Nông cũng không nên bỏ quên khai thác mỏ vàng và nhất là các mỏ đá quí thạch như ở Dak Mil. Năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu một số lượng quí thạch trị giá trên 700 triệu đô la.

Tương lai Tây Nguyên và Đắc Nông là thực thi Thỏa hiệp Tam Giác Phàt Triễn - Development Triangle Cam Bốt , Lào và Việt Nam , phía Tây Nam Trường Sơn.

Tam giác này rộng 111 021km2 , dân số hiện nay là 4. 4 triệu người. Ở Lào là các tỉnh Attapeu , Saravan , Sekong rộng 28 657 km2 . Ở Cam Bốt là các tỉnh Mondulkiri , Ratanakiri, Stung Streng rộng 37 636 km2. Ở Việt Nam là các tỉnh Đắc Lắc , Đắc Nông , Gia Lai ( Pleiku ) và Kontum rộng 44 710km2 .

Mọi cây đa niên và nông phẩm kể trên cho Đắc Nông, đều có thể phát triễn thêm ở tam giác này, phía Cam Bốt và Lào . Các tỉnh Cam Bốt còn đến hơn 700 000 ha đất đỏ basalt hoang vu . Chăn nuôi súc vật ở Cam Bốt có thể mạnh hơn ở Tây nguyên Việt Nam nữa . Quặng bauxít thô sơ ở Cam Bốt ước luợng đến 305 tỉ tấn; số khai thác tốt đẹp hiện chừng 1.5 tỉ tấn. Đá quí, đồng, thiếc , vàng… cũng nhiều ở Tam Giác . Nhưng đặc biệt phong phú là nguồn thủy điện to lớn chưa khai thác của sông Srepok , phụ lưu sông Mê Kong . Các chi nhánh ở Việt Nam là Ea H’leo , Krong Ana , Krong Nô…., phía Cam Bốt là Prec Chba, Dac Dam , Prec Drang. Đáng kể trên hết là đập thủy điện ở Thác Khôn, thuộc hai tỉnh Stung Streng ( Cam Bốt ) và Champassak ( Lào ), công xuất lên đến 750 000 KW và đập Stung Streng ước lượng đến 3 400 000 KW , lớn hơn cả đập Sơn La .

(Irvine , Ca Li, ngày 04 tháng giêng 2009 ).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét