Tiếp theo bài : A- Thanh Hóa :
B- Nghệ Tĩnh
G S Tôn thất Trình
Hai tỉnh này đã được nói đến nhiều, suốt lịch sử xưa nay của đất nước. Chúng tôi chỉ mong bổ sung đôi chút về phát triễn Nghệ An và Hà Tĩnh, đặc biệt ở lảnh vực kinh tế mà thôi .
B-1 . Nghệ An
Địa hình Nghệ An chủ yếu đồi núi tương đối thấp, độ cao trung bình 500- 1000m .
Vùng đất Nghệ An đã được khai phá từ lâu.Thời Tiền Lê, đây là đất thuộc Châu Hoan, châu Diễn, nhưng chính hai vương triều Lý và Trần mới đẩy mạnh công cuộc khai thác phát triễn kinh tế ở đây . Địa danh Nghệ An có tên từ thế kỷ thứ 11 dưới triều Lý , thay cho tên Hoan Chậu. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông nhập Nghệ An và Diễn Châu thành thừa tuyên Nghệ An. Tháng 12 năm 1975, Nghệ An sáp nhập với Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.Tháng 8 năm 1991, tỉnh Nghệ An được tái lập cho đến ngày nay .
Nghệ An là tỉnh diện tích lớn nhất đất nước, trên 16 487 km2, rộng hơn Gia Lai ( Pleiku), Tây Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần ) chỉ có 16 060km2; Sơn La, ( Thượng Du và Trung Du miền Bắc ) 14 209km2; Đắc Lắc ( Ban Mê Thuột ) 13 063km2; hơn hẳn Kiên Giang – Rạch Giá là tỉnh lớn nhất miền Đông và miền Tây Nam Phần ( Đồng bằng sông Cửu Long ).
Tuy nhiên địa hình Nghệ An là đồi núi, bao trùm ba phần tư (¾) lảnh thổ tỉnh, thuộc các huyện chung một phần biên giới với Lào :Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; bên trong tỉnh hay giáp giới tỉnh Thanh Hóa: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ , Quì Châu, Qùi Hợp. Khu vực cao hơn cả là các dãy Trường Sơn và Pu Họat, đỉnh cao 2 452m. Phía Nam sông Cả đến đèo Mụ Gịa ( Quảng Bình ), dải Trường Sơn bề ngang hẹp, hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, như Pu lai Leng ( 2 711m). Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn , mạng lưới sông suối chằng chịt.Địa hình cácxtơ Nghệ An có đặc điểm là không liên tục, nằm rải rác, dân địa phương gọi là “ lèn “. Quá trình cácxtơ tạo nên một số hang động đẹp như hang đá Mặt Trắng ở Bài Sơn – Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu …Khu vực đồi núi kéo dài từ các huyện đồi núi xuống các huyện đồng bằng cao độ trên dưới 200m , đôi khi vài đỉnh nhô lên , nhưng không vượt quá 500m .
Chú trọng phát triễn nông nghiệp đồi núi , cây công nghiệp hướng xuất khẩu và cây trái xứ mát, bán ôn đới, nhờ nhiều vùng đồi núi Nghệ An đủ yêu cầu lạnh cho các lòai cây này mọc tốt, nhiều trái.
Diện tích các đồng bằng trồng lúa nước tốt ở Nghệ An, tập trung ở phía Đông- Đông Nam, nhỏ bé 1750 km2 ( 175 000 ha ), chia ra thành đồng bằng Diễn Châu Quỳnh lưu 67 500ha , thung lũng thượng lưu sông Cả 42 000ha, trũng dọc phía Nam các đồi Yên Thành 20 000 ha, thung lũng hạ lưu sông Cả 25 000ha, dồng bằng duyên hải Vinh 20 000 ha. Trên sông Cả, đập Đô Lương xây đắp thời Pháp thuộc, tưới nhiều ruộng làm hai mùa lúa cấy được ở các vùng Yên Thành, Diễn Châu Quỳnh Lưu. Diện tích trồng lúa kể cả lúa rẫy đồi núi là lúa nương rẫy khô, không ngập nước, cả năm ở Nghệ An, theo thống kê năm 2002 là 188 300 ha. Trong số này, 55 300 ha ruộng nước hè thu và và 85 000 ha ruộng nước đông xuân. Tổng sản lượng lúa cả năm là 837 000 tấn lúa ( thóc ). Dân số Nghệ An năm 2002 là 2 951 500 người ( cuối năm 2008 đã có thể trên 3.5 triệu người ).. Nếu khí hậu không thất thường, thì dân Nghệ An không thiếu gạo ăn. Nhưng chế độ mưa chia ra hai mùa rỏ rệt, nhiều hạn hán xảy ra, đặc biệt ở Mường Xèn , vùng trũng bị núi bao bọc , có năm lượng mưa trung bình chỉ 600- 80mm, khô hạn hơn cả Ninh Thuận – Phan Rang . Các huyện dọc đường 48 tả ngạn sông Cả , nhất là Kỳ Hợp, Kỳ Sơn thường thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Nghệ An lại hay có bảo cường độ lớn, gây lụt lội nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất. Có năm đến 3-4 cơn bảo. Nghệ An còn có mưa tiểu mãn từ tháng 5 đến tháng 6, lượng mưa lớn 250- 300 mm , cũng có thể gây ra lụt lội hư hại mùa màng .
Ăn trộn khoai lang , sắn ( khoai mì ), khoai mỡ , khoai môn , bắp ( ngô ) hạt đậu ( hạt đổ ) đủ lọai … kiểu Nam Mỹ la tinh, đặc biệt ở vùng núi và đồi núi trung du, cố phá vỡ thế lương thực xưa cũ, qúa tập trung về lúa gạo.
Muốn bảo đảm lương thực, khỏi đói kém tương lai, thóat vòng kiềm chế của lúa gạo, phải thay đổi lề lối ẩm thực qúa thiên về ăn gạo kiểu Đông Nam Á Châu , hướng về cách ăn uống kiểu dân Châu Mỹ la tinh, đã được trình bày ở bài Thanh Hóa. Nhắm về các lọai cây ăn cũ, bắp (ngô ) mà khác biệt năng xuất giữa các giống tuyễn chọn trên thế giới ngày nay và các giống trong nước, còn hơn khác biệt giữa các giống lúa cao năng cũ ( như Nông Nghiệp , IR-Thần Nông… ) và lúa siêu năng mới ( Chẳng hạn lúa lai đời F1 Hồ Nam , Trung Quốc, lúa C4 gié dài nhiều hột tương lai …. ). Khoai lang , đặc biệt khoai lang vàng - nghệ chứa nhiều sinh tố A , nay là khoai lang tím Nhật, còn có lọai tuyễn chọn nhiều protêin hơn, từ thuở xa xưa đã nuôi sống đủ sức thông minh, mạnh khỏe cả nhà các ” ông đồ Nghệ An “ hiếu học, khổ học, thành công :
Sớm khoai , trưa khoai , tối khoai , khoai ba bửa .
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đổ cả nhà.
Khoai lang ít ngọt, ít bở hơn, đang được tuyễn chọn ở các đảo Caribbean, tỉ như ở đại học Puerto Rico- Hoa Kỳ, để có thể xắc lát chiên ráng ngon như khoai tây – french fries . Nhiều tiệm ăn Việt Ca Li , Texas cũng đã bao bột chiên các lát khoai lang, bọc tôm, thịt, cá .
Lối ẩm thực Nam Bắc Mỹ la tinh chú trọng thay hay bớt cơm gạo, đặc biệt làm bánh tráng, bánh mì dẽo cuốn … bằng bột bắp, bánh mì tây bằng bột sắn ( khoai mì ) hòan tòan hay pha bột (lúa ) mì, như chúng tôi đã có dịp trình bày cho phái đòan Việt, mời tham dự hội nghị quốc tế lúa gạo ở Goiania – Goias, Brasil, cách đây hơn 15 năm. Phần protêin thì ăn các lòai họ đậu ( đỗ ) nhiều protein , ngòai đậu phụng ( lạc ) , đậu nành ( đổ tương ), bổ sung bắp, sắn, khoai lang, khoai mỡ - khoai tía ( yam , igname), khoai môn- khoai sọ ( taros ), còn quá ít protein. Các giống bắp phải là các giống lai cao năng, một ha có đỉnh năng xuất 12- 15 tấn như lúa lai, trung bình 5-6 tấn một mùa, ngắn hạn chỉ hơn ba tháng sau khi gieo hột là thu họach ( các giống mới đã có ở miền Nam là DK 414, NK 46, NK 66, C919.. ), thay vì trung bình chỉ mới khỏang 2 tấn/ ha hiện nay. Sắn Nghệ An cũng phải thay bằng hom giống mới , thời gian chín sớm , chịu hạn, năng xuất cao, đã tuyễn chọn ở đại học nông lâm Thái Nguyên như KM 98-7 , ở Trung tâm Hưng Lộc Long Khánh – Biên Hòa ) như KM 140- 2, KM 98-1. Lẽ dĩ nhiên là chế độ ẩm thực la tinh cũng phải bao gồm nhiều lọai rau cải , tỉ như các lọai rau cải cao năng xứ mát lạnh, ( chẳng hạn măng tây - asparagus e có lẽ thích nghi khí hậu , đất cát pha Nghệ An hơn là Củ Chi, artisô, bố xôi – spinach và các lòai rau cải dưa họ thập tự mới, các lọai môn, củ ấu, ngó sen v,.v..chịu đựng nhiệt độ cao Đài Loan , Nhật Bổn tân tuyễn , đặc biệt cho vùng đồi núi. Cũng xin nhắc lại là đọt lá non của nhiều lòai sắn – khoai mì, như các đọt khoai lang, chứa nhiều protein thực vật, lá già nấu ăn như rau muống hay làm thực phẩm nuôi súc vật, nuôi cá. Thời gian làm việc ở Phi Châu nhiệt đới cho Lương Nông Quốc Tế, chúng tôi đã nhiều lần ăn lá sắn chiên xào ngon, kiểu rau muống hay kiểu bố xôi Âu Mỹ. Bao giờ những ấp rau hoa Nghệ Tĩnh quanh Đà Lạt, thiết lập đầu thập niên 1940, khi Pháp cho phép trình diễn trồng rau hoa cho đồng bào Thượng Tây Nguyên, phủ rộng trên vùng núi Nghệ An tỉnh nhà, sang tận Xiêng Khỏang, một tỉnh Lào kế cận, đã có nhiều dân Kinh Nghệ An sinh sống ?
Nghệ An đủ yêu cầu lạnh đẩy mạnh ngành cây trái bán ôn đới, cây trái xứ mát lạnh .
Những vùng đồi núi Nghệ An, nhiệt độ tối thấp là 5- 6 độ C, có khi vùng núi cao nhiệt độ xuống dưới zerô - O độ C, vào các tháng 12 hay tháng giêng. Như vậy đủ thõa mãn yêu cầu lạnh – chilling requirement là 5- 20 ngày đêm nhiệt độ 7 – 11 độ C cho nhiều cây xứ mát bán ôn đới mới tuyễn chọn, năng xuất cao, trái đẹp đẽ ( nếu đủ số giờ lạnh mỗi năm ) ở Nam Ca Li. Đặc biệt là các giống lai mơ - mận Aprium ( lai giữa mơ- apricot và mận tây – plum ), mận - mơ Pluot hay Plumcot , đào lông trắng – mận White peach – plum,đào – mận – mơ Peacotum v.v… đã thấy bán nhiều, mấy năm nay ở các siêu thị Ca Li, tranh đua chiếm đọat thị trường với các giống trái cây họ hoa hồng ( táo mận tây, mơ, đào lông, lê ta, lê tàu … ) cũ, tuyễn chọn không lai giống. ( xin xem sách Cây ăn trái có triễn vọng cho vùng cao Việt Nam, xuất bản tháng 12 năm 2004 ). Tại sao chúng ta lại phải đưa các giống cây trái họ hoa hồng Vân Nam, Tây Bắc, Đông Bắc có yêu cầu lạnh nhiều giờ mỗi năm hơn, khó thích nghi khí hậu Nghệ An hơn, vào Nghệ An thử nghiệm làm gì ?
Diện tích quỷ đất Nghệ An vùng trung du, miền núi còn nhiều, khỏang 40- 45 % đất nông nghiệp chưa khai thác.Vài lọai cây Nghệ An có thể là nôi xuất khẩu chánh như các giàn nho ăn tuơi – grapes ( Nghệ An có nhiều lạnh, trồng nhiều giống nho Ca Li tốt hơn, ít thóai hóa hơn giống nho đỏ Cardinal Phan Rang chăng ? ). Và tại sao chưa thấy phát triễn các giống sung ngọt, sung tây – ficus carica, sapôchê, hồng xiêm, hồng xiêm nhung, hồng xiêm Mamây, hồng kaki- persimmons, những giàn dây leo mâm xôi ( Ré , dum – raspberries đỏ , vàng , đen) dương đào - kiwi ruột xanh, ruột vàng, trao đổi với cây trái xứ nóng miền Nam, tựa cam Xã đòai-Vinh bán ở Huế, Sài Gòn , trên Cao Mên thời Pháp thuộc, hay xuất khẩu ?
Có lẽ cấp thiết hơn và dễ thực hiện hơn là cao su và cà phê, vì Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm phát triễn những cây công nghiệp lâu năm này ở vùng đồi núi .
Trước tiên là cây cao su. Cây cao su đã trồng được mọc tốt, nhiều mủ ở đất basalt Phủ Quỳ, huyện Nghĩa Đàn, vùng sông Hiếu, hơn 35 năm nay. Năm 1999, đã đạt diện tích trên 5000 ha, dự kiến tăng lên 7 500 ha năm 2005 và 10 000 ha năm 2010. Đây là một dự kiến kém cỏi, so với phát triễn cao su Luang Nậm Tha, Ou DomXay , Bắc Lào, Vân Nam, Quảng Tây nhất là Hải Nam và miền Bắc Thái Lan, trong chương trình trồng 1 triệu ha cao su năm 2010- 2015 ở Việt Nam . Có lẽ vì chuyễn dịch cơ cấu chưa đủ, sau khi « đổi mới » , quá chú trọng vào mô hình quốc doanh tập thể lề lối đồn điền củ, không chú trọng vào hệ thống cao su tiểu điền gia đình như Tây Ninh, miền Đông Nam Phần hay cộng đồng áp dụng ở Krong Buk ( ? )Tây Nguyên chăng ?. Chưa chú trọng đúng mức thử nghiệm các giống tinh dòng- clones cao su cao năng mới chịu lạnh của Hải Nam, Chiêng Mai, Chiêng Rai Thái Lan, ngay cả trên đất xám hay vàng đỏ dọc Trường Sơn, sông Cả, không chỉ riêng cho đất đỏ basalt mà thôi.Theo thế mới cao su - gỗ Mã Lai Á đã làm từ lâu, hay theo thế cao su nông lâm mục tiểu điền Nam Dương , Mã lai Á, nuôi dê cừu, trồng cây trái mau sinh lợi hay hoa màu thường niên giữa các hàng cao su nhỏ, tán cây chưa khít nhau. Phân chia nếu được, giữa cao su quốc doanh, lo hướng dẫn kỷ thuật mới, vườn ươm cung cấp gỗ tháp tinh dòng cao năng mới như PB 260, PB 217, AF 261, các dòng tuyễn chọn RRIM xê ri 200- 3000, ngòai tinh dòng cũ GT 1 vẫn còn cao năng ở nhiều quốc gia, cho tiểu điền và chuyên lo thu thập, chế biến thô sơ mũ cao su các lọai để xuất khẩu. Nếu có tinh dòng mới năng xuất cao thích nghi, nên nhắm mục đích tăng thêm diện tích cao su Việt Nam và Lào cho kịp diện tích trên 3 triệu ha của Inđônexia và gần 2 triệu ha cao năng Thái Lan hiện nay, nâng cao thu hồi ngọai tệ về cao su thiên nhiên Việt Nam lên hàng nhất trị giá nông phẩm xuất khẩu nước nhà.
Ngòai chè (trà ) vùng gò đồi Nghệ An chủ yếu theo hộ gia đình, từ thập niên 1960, Nghệ An đã phát triễn trồng cà phê, diện tích gần 4000 năm 1999, không rỏ đã đạt đến gần 7000 ha năm 2005 và sẽ đến10 000 ha năm 2010 ?. Mỗi năm tăng thêm chừng 400- 500 ha. Con số này khiêm tốn, không thấm thía vào đâu so với mức tăng từ 5000 ha năm 1995 đến trên 600000 ha năm 2005 cà phê vối Robusta ở Tây Nguyên và miền Đông Nam phần mà dân Kinh Nghệ Tĩnh và các tộc dân Bắc đã di cư vào Nam đã khuếch trương. Trong số này có thể có cả các tộc dân miền đồi núi Nghệ An như Mèo ( Hmông ) , Thái – Tày ( Tày chiềng , Tày Thanh ), Thổ v.v… Trung du và miền núi Nghệ An có lạnh, tất nhiên khó lòng phát triễn cà phê vối Coffea canephora, mà phải phát triễn cà phê chè Coffea arabica, lòai cà phê ít đắng hơn Robusta ,nhưng thơm hơn, giá cao hơn, trồng ở Brasil, Colombia (có cà phê chè arabica nổi tiếng ngon nhất thế giới ) hay Kenya. Cà phê vối ưa nóng ẩm, nhiệt độ 24- 30 độ C, ánh sáng dồi dào. Cà phê chè ngược lại, ưa thích điều kiện mát mẽ, nhiệt độ thích hợp từ 18- 24 độ C ( Nhiệt độ trung bình vùng núi Nghệ An là 23.5 độ C và vùng đồng bằng duyên hải là 23.9 độ C ), ánh sáng tán xạ ( nghĩa là cần có cây che mát, thường là lòai cây họ đậu, để vừa che mát vừa cải thiện thêm đạm cho đất đai ). Hai sâu bệnh nặng nề cho cà phê chè là bệnh rĩ sắt Hemileia vastatrix và mọt đục cành Xyleborus morstatii. Các giống arabica cũ Bourbon, Typica, Caturra, Catuai, Mundo nuovo, Blue mountain … đều có chất lượng tốt, thị trường thế giới quen biết.Tuy nhiên diện tích các giống này bị bệnh rĩ sắt tàn phá năng nề, nên diện tích chúng hẹp dần và bị các giống kháng bệnh thay thế. Phải cố gắng phổ biến gấp giống cà phê chè Catimor và ba giống TN1, TN2, TN 3 ( và các giống khác mới lai giống tuyễn chọn thêm ) là những giống có khả năng kháng bệnh rĩ sắt cao, năng xuất cao, cây thấp dễ hái trái, tán bé, thích ứng rộng, đã được Viện nghiên cứu cà phê nay là Viện khoa học kỷ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên Ea Kmat - Ban Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Khác cà phê vối là cây thụ phấn chéo, không thể trồng bằng hột cây mẹ, cây cà phê chè là cây tự thụ phấn, có thể trồng bằng hột tốt từ cây mẹ. Tổ chức trang trại, bớt quốc doanh hơn, trợ giúp biến chế cà phê nhân thành hột cà phê thương mãi được, thu mua xuất khẩu, biến chế cà phê bột mịn … có thể phỏng theo những mô hình thành công trên cà phê vối miền Đông Nam Phần và Tây Nguyên.
Sông Cả một trong những sông dài nhất Việt Nam, nhiều thác lũ ( thác Tòng chinh, thác Sao Va, thác Khe Kẽm ), núi đồi; nhưng chưa khai thác thủy điện, đưa nước hửu ngạn tưới tả ngạn thiếu nước trầm trọng mùa khô .
Chúng tôi đã có dịp lưu ý là Sông Cả và sông Mã không phát triễn gì về điện và nhất là thủy điện cần thiết cho công nghiệp hóa và đô thị hóa Thanh Hóa, Nghệ An.
Hệ thống sông Cả dài 600 km, bắt nguồn từ cao nguyên Xiêng Khỏang, Lào, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển ở Cửa Hội. Dòng chánh chảy trong địa phận Nghệ An, chỉ dài chừng 390 km. Đọan hạ lưu có tên là sông Lam. Khi chảy qua Con Cuông thì tiếp nhận nước từ bờ trái là sông Hiếu. Sông này bắt nguồn từ dãy núi Pu Hoat . Cách cửa sông 30km gần Bến Thủy, sông Cả nhận thêm nước từ hai sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố. Một chi lưu của sông Lam là sông Nghèn, đổ ra biển Đông ở Cửa Sót , địa đầu con đường Nam tiến đầu tiên của nước nhà, vua Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê bắt Phụ Quốc Ngô tử An xây đắp. Sông Cả có cả thảy 86 phụ lưu cấp 1, cấp 2, ngòai sông Lam, sông Hiếu, còn có sông Con, sông Giăng. Sông Cấm là một con sông nhỏ, chảy theo hướng Nam Bắc qua chân núi Cấm ở huyện Nghi Lộc, ra biển ở Cửa Lò. Lưu vực sông Cả diện tích 27 224 km2, trong đó 9 470 km2 thuộc vùng núi Ai Lao, Xiêng Khỏang và Sầm Nứa. Chiều dài sông Cả ( kể luôn phần chảy địa phận Lào ), không thua kém chiều dài sông Đồng Nai ( dài 635 km, bắt nguồn ở Cao Nguyên Đà Lạt), hơn hẳn chiều dài sông Hồng 566 km, sông Đà 570 km, chảy trong lảnh thổ Việt Nam. Lưu vực hai sông Cả và sông Mã cọng chung cũng không kém lưu vực sông Đồng Nai, thua kém đôi chút lưu vực sông Đà.Thế nhưng thiết kế thủy điện sông Cả ( đập Bản Mai không rỏ bao nhiêu công xuất và đã xây chưa ) và sông Mã, thua xa thiết kế sông Đồng Nai có 9 đập thủy điện theo lối dây chuyền thang cấp ) và sông Đà có đập Hòa bình thiết kế xong từ lâu và đập Sơn La sắp xong. Vì chưng Nghệ An không mấy phát triễn vùng trung du, vùng núi. Trước nay, chỉ làm đập Đô Lương, mục tiêu duy nhất là tưới nước làm ruộng hai mùa. Phải gấp rút xét lại dự kiến thiết kế nguồn thủy điện hệ thống Sông Cả, ngòai điện, nước hổ trợ công nghiệp, đô thị hóa, còn đưa nước các nguồn sông suối phụ lưu Mê kông và hửu ngạn, tưới tiêu cứu hạn tả ngạn, nhất là Qùy Hợp, Kỳ Sơn và các huyện dọc đường 48, thiếu nước trầm trọng mùa khô .
Sao lại quên thành phố Vinh, cảng sông Bến Thủy hay cảng biển Cửa Lò kế cận, đầu tàu một hành lang Xuyên Á mới- EWEC -3: Nghệ An , Xiêng Khỏang , Luang Prabang , Chieng Rai và vùng Shan Miến Điện- Myanmar ?
Về giao thông vận tải, hệ thống giao thông đường bộ Nghệ An còn kém cỏi, dễ xói lỡ ngập nước mùa mưa lũ, đường nhựa và dường bê tông chưa đến 1/8 đường bộ tòan tĩnh.Phần lớn còn là đường đất từ quốc lộ 1A và 15A địa bàn tỉnh, chí đến các đường ngang tạo hệ thống giao thông Đông Tây, nối đồng bằng, ven biển với khu vực trung du miền núi và nhất là với Lào, như quốc lộ 7, quốc lộ 48, đường 33, đường 38, đường 46, đường 45. Cần điều đình quốc tế, trong khuôn khổ phát triễn sông Mê Kông, vay mượn Ngân Hàng Phát triễn Á Châu, nếu không đủ tự lực, mở rộng nâng cấp tuyến đường Xuyên Á quốc lộ 7, từ Diễn Châu qua Đô Lương, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn tới cửa khẩu Việt Nậm Cắn, nối liền cửa khẩu Lào Nong Haet, tiến đến tỉnh lỵ Xiêng Khỏang mới là Phonsavanh ( tỉnh lỵ cũ là Muang Khum đã bị bom Mỹ phá tan tành ), xuyên Luang Prabang, Vientiane ( Viêng Chanh , Vạn Tượng ), nhiên hậu đến hai tỉnh miền Bắc Thái Lan Chiang Mai, Chiang Rai và xuyên qua vùng Shan Miến Điện Myanmar ( khúc này có thể là đường Stilwell Road cũ ). Xem đó là một đường hành lang mới Xuyên Á phát triễn kinh tế Đông Tây EWEC 3, tương tự EWEC 2, thuộc hệ thống Xa lộ Á Châu mới – đường Tơ Lụa Á Châu. Xin nhắc lại là EWEC-2 từ cảng Đà Nẳng đến Mawlamyine, Vịnh Adaman, Myanmar – Miến Điện, sắp hòan thành. Khúc đọan nâng cấp từ Quán Bánh ( Vinh ) đi cảng Cửa Lò, ngân sách Việt Nam đài thọ dễ dàng.
Cần thiết nâng cấp hai cảng biển Cửa Lò và Cửa Hội ( Cảng Cửa Hội chỉ mới là cảng cá cải thiện) và cảng sông Bến Thủy, một cảng tiếp vận quân sự quan trọng cho quân đội Nhật hành quân ở Miến Điện, xuyên Lào, Thái Lan ở thế chiến thứ II ( ? ). Công xuất thiết kế cảng Cửa Lò , mới vào khoảng 1 triệu tấn một năm.Tuy xuất khẩu hàng hóa đường biển ở Nghệ An vẫn chưa chưa đạt 1 triệu tấn; chưa đến phân nữa khối lượng hàng hóa cảng Đà Nẳng, nhưng với nhập khẩu than đá Quảng Ninh chạy nhà máy nhiệt điện dự kiến cho Nghệ An ( ? ), trong tương lai xuất khẩu gia tăng về cà phê, cao su, nông phẩm, gỗ, đồ mộc chạm trỗ cả Lào lẫn Việt, xi măng và vật dụng xây dựng, hóa chất cụm công nghệ Hòang Mai, đồ ngành dệt, da, cơ khí thành phố Vinh, quặng sắt Vân Trình-Nghi Lộc, quặng măng gan Hưng Nguyên …; công xuất này có thể tăng lên 2- 3 triệu tấn một năm. Còn phải nâng cấp để có thể tiếp nhận các tàu 20- 30 000 tấn, Việt Nam đã bắt đầu đóng được ở nhiều nơi, hay các tàu trọng tải cao hơn nữa, thay vì chỉ 10 000 tấn hiện nay. E còn phải tân trang để cảng Nghệ An nhận tàu containơ là lọai tàu chuyên chở hiện đại trên thế giới .
Chưa mở mang ngành du lich cận đại
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Nghệ An có nhiều danh lam thắng cảnh như Hồng Lĩnh, Lam Giang, Phượng Hòang, hang Thẩm Ồm địa phận huyện Qùy Châu, môt hang đẹp thiên nhiên kiến tạo đa dạng, còn nguyên sơ, khảo cỗ đã phát hiện nhiều hiện vật minh chứng cho sự sinh sống người Việt cổ, hang đá Mặt trắng, hang Bua khu bảo tồn Pù Mát nổi tiếng quốc tế với hai lòai thú quý hiếm là Sao La và Mang ( Mễnh ) Lớn, bải tắm biển Cửa Lò, Cửa Hiền…Bải biển Cửa Lò cách thành phố Vinh 18 km, chiều dài gần 10 km, cát trắng mịn, nước sạch trong xanh, sóng không lớn, ngòai khơi lại có các đảo Hòn Ngư, Hòn Mắt. Nếu kể thêm Xiêng Khỏang, phải nói tới Cánh đồng Chum – Plain of Jars. Chum là những vại đá, có cái cao đến 3.25 m, ước lượng đã được khắc đẻo 2500 – 3000 năm rồi. Cách tỉnh lỵ mới Phonsavanh, có suối nước nóng 60 độ C ở Baw Noi ( Suối Nhỏ ) và Baw Yai ( Suối Lớn) nơi nghĩ dưỡng an nhàn và chùa Vat Pia Vat, chùa Phật duy nhất còn sót lại ở tỉnh lỵ cũ Muang Khun, trong số các chùa Phật xây cất ở đây, từ thế kỷ thứ 16- 19. Tính đến năm 2002, chưa có một doanh nghiệp du lịch ( khách sạn, nhà hàng dịch vụ ) ngọai quốc nào đáng kể ở mọi thị trấn Nghệ An, như ở Huế, Đã Nẳng, Nha Trang .
Tiến lên ngành hóa chất dược phẩm, điện tử, cơ khí… liên quan đến hổ trợ quốc phòng
Trên phương diện nâng cấp công nghệ, thiết tưởng Nghệ An phải hiện đại hóa các ngành cơ khí, điện tử đã có mặt ở thành phố Vinh, hóa chất ở cụm Hòang Mai – Quỳnh Lưu, nhất là khi sắp có phó sản lọc dầu lữa ở cụm phối hợp lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa kế cận; chú trọng đến công nghệ hóa chất sản xuất dược phẩm loại tương thích chung – generics, bắt chước nhản hiệu chánh, rẽ tiền. Đặc biệt liên kết công nghệ điện tử cơ khí, hóa chất với công nghệ hổ trợ quốc phòng. Qui họach tương lai thành phố Vinh, một thành phố yết hầu của những con đường phòng thủ đất nước Xuyên Việt, án ngữ sau lưng dải Trường Sơn hùng vĩ, trải ra biển Đông rộng lớn, hậu cần chống xâm lăng và tái chiếm lảnh thổ giặc chiếm miền Bắc, thành Trung Đô, thay thế thành Phượng Hoàng Trung Đô, vùng đất Yên Trường, huyện Châu Lộc, trấn Nghệ An, vua Quang Trung trước đây đã lựa chọn làm bàn đạp phá quân Tôn sĩ Nghị, nhà Thanh .
( Irvine , Ca Li 16 tháng chín 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét