Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

God Father

Bình cũ , nhưng rượu vẫn mới, hay :
Làm sao môt sách xoàng xỉnh văn chương, lại biến thành một phim hay , cổ điễn

Tâm Đạo Tôn Thất Trình

Chúng tôi còn nhớ vào khoảng tháng hai đến tháng tư 1975, rạp xi nê lớn Sài Gòn chiếu lần đầu tiên “ Bác sĩ Jivago – Dr Jivago “ và một nguời bà con du học ở Los Angeles gửi về cho đọc truyện : “ Bố Già – the Godfather” của Mario Puzo . Trong lúc thời cuộc miền Nam dầu sôi, lữa bỏng : tin Tổng Tham Mưu cho biết một tiểu đoàn nhảy dù nhảy xuống giải vây Phước Long – Bà Rá , hoàn tòan biệt tin và đồng bào già, trẻ .lớn, bé Quảng Trị thất thủ , bỏ chạy, bị bắn chết đầy con đường đại lộ kinh hòang ( mới đươc DVD Huy Hà Media trình bày lại ) vùng Hải Lăng – Phong Điền – phá Tam Giang.., đã có biệt danh là Con đường Không Vui vẽ - La Rue Sans Joie ( của Bernard Fall ) , thời quân đội viễn chinh Pháp . Phim bác sĩ Jivago , như điềm báo trước tình trạng đau buồn của nhiều con dân Việt Nam , như bác sỉ Jivago, có thiện cảm với Cách Mạng Nga lúc đầu ( như nhiều nguời Việt thế hệ 70- 80, tuổi, nuối tiếc thanh xuân “ kháng chiến , chống ngọai xâm “ }, lại thống khổ , phải xa lìa vơ con, chạy trốn ra ngọai quốc vì Cách mạng không dung thứ “chế độ cũ “ , xa lìa nguời tình đang mang thai ,vợ một nhà cách mạng quá khích, bị gió lốc cách mạng đào thải không thương tiếc , tận gốc rễ!…


Sách ‘ Bố Già “ , tuy các nhà phê bình văn chương Hoa Kỳ thường cho là chuyện “cường đạo giang hồ “ rẽ tiền , xoàng xỉnh , đối với chúng tôi, cũng có đôi phần lạ kỳ, sinh khí mới , tiếp nối những phim “ cường đạo – đại ca “ Thượng Hải , Ma Cao , Hồng Kông kiểu Lý Tiểu Long – Bruce Lee, nhất là những pho truyện kiếm hiệp Kim Dung , những mối tình giang hồ Hòang Dung – Quách Tỉnh , Dương Qua – Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung – Nhậm Doanh Doanh, Đòan Dự - Vương Ngọc Yến, Kiều Phong - chị em con Đòan Chính Thuần v.v… và những mối tình lảng mạn của nữ sĩ Đài Loan Quỳnh Dao, có chút ít phỏng theo nhân vật truyện lãng mạn Âu Mỹ xa xưa .

Mãi nhiều tháng , sau khi làm thuyền nhân đợt một, cuối tháng tư đen năm 1975, bỏ nước ra đi lưu lạc sang Guam, rồi tị nạn ở Pháp , mới được một người học trò cũ du học tu nghiệp tiến sĩ khoa học tại Ba Lê, mời đi xem phim” Bố Già “ đang ăn khách ở Pháp . Thật ra phim “Bố Già “đã được chiếu ở Mỹ tháng 3 năm 1972 , gần 3 năm trước rồi . Từ khi ra mắt , theo David L. Ulin , nhật báo Los Angeles Times, phim “ Bố Già” đã trở thành phim tượng thần Hoa Kỳ, một phần đời sống văn hóa Mỹ . Tuy nhiên phương cách trình bày phổ biến rộng rải này, càng ngày càng khó thưởng thức hơn .

Ai cũng nhớ những màn kịch căn bản : đầu ngựa quí đẩm máu tươi, Michael Corleone, bắn chết một trùm mafia Solozzo và và đại úy cảnh sát tham nhũng , sau đó trầm linh hồn xuống dần sa đọa, nhũng lọan tinh thần. Chúng tôi nhớ , vì liên tưởng đến tình cảnh phải rời bỏ quê hương , tị nạn xứ người, đến những nổi khó khăn cậu bé Corleone trốn khỏi Sicilia – Ý , di cư tị nan vào New York hơn và thời cuộc đưa đẩy trở thành đầu sỏ nhóm mafia mới , khi điềm tĩnh ngày lễ hội Đức Mẹ Maria, đến nhà bắn chết tên mafia khu phố , buộc chủ quán thuê cháu họ thay mình , làm công tiệm cà phê và bắt đóng tiền “ mãi lộ “, hầu tiếp tục bán hàng vãi vóc khu phố, hắn thông lưng chia tiền đóng với Cảnh sát . Và cũng nhớ tới những vụ mafia treo cổ ở bờ sông Tiber - Roma gọi là tự tử , tổng giám đốc nhà băng liên quan đến “ kinh tài Vatican, “ mất cả tỉ đô la buôn lậu ( vũ khí ? ); vụ nổ mìn giết chết vợ người Ý, nhưng xinh đẹp như các vệ nữ Hy Lạp xưa cồ ; vụ trùm cha trở về làng Corleone , trả thù giết cha , sát hại tận gốc gia đình mình , khi cha bất đồng ý kiến làm ăn phi pháp , báo chí đăng tải , những năm chúng tôi còn làm việc ở Roma, thâp niên 1980 .

Mấy tháng gần đây, ti vi Mỹ chiếu đi chiếu lại cả ba giai đọan mới , cũ phim “ Bố Già “. Ulin, nhà biên tập, phê duyệt sách truyện nhật báo LosAngeles Times, cho biết đã nhớ lại lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm , khi đó ông mới 10 tuổi , đựợc mẹ cho đi xem phim cùng một bạn thân. Ngay hôm đó , Ulin đã khiếp đảm về sức uy vũ chuyện kể . Nhưng ông còn bị một cái gì khác làm kinh sợ : đó là cảm nghĩ rằng bi hùng ca di cư tị nạn là phổ cập khắp nơi và trong tình huống thảm khốc của dòng họ Corleones , ông nhớ lại, ( có lẽ cũng như nhiều Việt Kiều ở Mỹ! ), đó là một mảnh thế giới cho mình . Cảm nghĩ chấp nhận , xác định này giải thích sức mạnh tồn tại phi thường của “ Bố Già “ . Nhưng bà Jenny M. Jones nhắc nhở chúng ta ở sách : “Chú giải Bố Già : Tòan thể kịch bản phim : The Annotated Godfather : The Complete Screenplay “ , phim xi nê này súyt tí nữa là không bao giờ đóng được cả .

Căn cứ trên cuốn sách bán chạy nhất vì kịch tính , ( không phải vì giá trị văn chương chữ nghĩa ) năm 1969, dự án làm phim đã bị 12 giám đốc chối bỏ , trước khi các nhà điều hành hảng sản xuất Paramount là Robert Evans và Peter Bart cống hiến cho nhà đạo diễn, khi ấy ít ai biết đến, Francis Ford Coppola . Ông này thọat tiên cũng bỏ qua , xem vật liệu truyện quá “ nhếch nhác – sleazy “, theo lời bà Jones . Đó là một định giá quá khe khắc, vì chưng sách truyện Puzo này thật sự là một câu chuyện giả tưởng hay ho . Dù vậy , chính việc đóng thành phim , “ Bố Già “ mới thật xứng đáng là “ Bố Già “ !

Jones cung cấp một dịch bản dòng chánh chuyện kể , nhấn mạnh đến những khó khăn quay lốc quanh sản xuất phim . Kịch bản nguyên thủy của Puzo được cận đại hóa ở hảng Paramount , thúc dục phải đặt vào khuôn khổ thập niên 1970 và phải chất đống dân hippies , tóc tai bù xù , quần áo bẩn thỉu , rách rưới , tả tơi . Sau đó , Coppola qưẳng liệng , cho rằng bản kịch phim , viết trước nhất , trình bày một hình ảnh băng đảng cướp hiện thời , không có gì hấp dẫn . Đó không phải lỗi Puzo . Ông ta chỉ viết ra những gì người ta bảo ông viết . Coppola và Puzo cộng tác, viết ra hai bản thảo nữa, thì bản viết cuối cùng mới xuất diện. Phần ông , Puzo cảm thấy bị gạt ra ngòai phim, đến nổi ông khôi hài thề rằng ông sẽ trả thù bằng máu - vendetta kiểu mafia Sicilia, chống Evans .

Coppola cũng có vấn đề với chủ tịch sản xuất . Ông viết cho Evans, một thời gian ngắn sau khi phim ra mắt : bép xép ngu si của ông, muốn cắt bớt “ Bố Già “ đã đến tai tôi , khiến tôi giận dữ, vì thái độ ông tự cao tự phụ đáng nực cười. Ông đã không làm gì hết về phim “ Bố Già “ , ngòai việc quấy rầy tôi và làm chậm hẳn phim đi .

Vẽ đẹp sách “ Chú giải Bố Già “ là đã đặt mọi sự vào ngữ cảnh , trong khi bảo đảm là không bao giờ để mất yếu tố quan trọng nhất : phim xi nê . Khối lượng sách chứa bản kịch viết đóng phim của Coppola và Puzo năm 1971 , tăng cường ở mỗi trang những chi tiết và chú thích bên lề, rút ra từ sách truyện, nhật ký sản xuất , đóng khung kịch viết, theo những từ rộng rải .

Jones hoạt động ở Trung tâm nghệ thuật - Walker Art Center , ban Viđêô , thành phố Minneapolis , để mắt nhìn vào những chi tiết tỉ mĩ . Lúc phim mới mở đầu , khi Clemenza và hai đồng bọn nhóm tay mafia này, lái xe trên đại lộ El , bà chú thích là các nhà làm phim dựa trên những phim tồn trữ, từ năm 1940, rồi mới tìm ra sau đó lọai xe hơi thích nghi .

Bà mô tả lầm lỗi kỷ thuật nổi danh nhất của phim là cú đấm sai lạc ở màn Sonny , do tài tử James Caan đóng vai , đánh đập em rễ Carlo, ở một đường khu phố Harlem . Jones viết : Coppola than phiền cú đấm lỗi lầm, là do phim bị vặn bớt ngân khỏan . Thời điểm đó , chúng tôi ( Coppola ) đã phải chạy mau và làm ra màn hay nhất cũng chỉ có một sai lầm . Ngày nay , chúng ta đều có thể sửa sai cú đấm dễ dàng , nhờ đính hiệu bằng kỷ thuật số( photoshop ).

Đây là một chi tiết lớn, vì những lỗi lầm như thế, giúp cho phim thêm nhân tính và giải thích của Jones, đưa chúng ta vào bên trong tiến trình một pha trộn quái dị của khả năng bất ngờ tìm ra vật quí và cảm hứng ngụ tại trung tâm một công trình nghệ thuật đồ sộ. “ Chú Gỉai Bố Già “ tỏ rỏ ràng là Coppola cảm giác khả năng bất ngờ thật khẩn thiết cho cách làm ra phim . Nét vẽ của ông giám đốc trổi dậy, nói lên một người tức tốc sửa sọan phim say mê và hết sức vô tổ chức, đầy ý kiến nhưng không hòan tòan nắm vững cách nào thực thi .

Trước khi làm phim , Coppola để chung một sổ tay ông chú giải và lấy riêng ra những trang sách truyện Puzo, phân chia chuyện kể ra làm 50 màn phim . Rôi ông dùng sổ tay này như một bản chỉ dẫn khi phim bắt đầu. Jones đã sản xuất lại nhiều trang ,kể luôn một trang giải phẩu Michaeal giết Sollozọ: “Thời gian ngừng trôi ngắn ngủi “ Coppola viết ngòai lề , hãy đụng mạnh và cho máu chảy lênh láng “ . Chỉ có một từ duy nhất ở góc trang trên bên phải hồ sơ , ghi “ Hitchcock “ . Điều hấp dẫn là mức độ gợi ý tự kỷ hửu thức cực kỳ của Coppola, như thể một nhà nghệ sĩ vậy . Chiếu ánh sáng vào tương quan giữa thương mãi và nghệ thuật .

Không chút cảm giác nào là hảng Paramount đã liên quan đến vụ này. Hảng chỉ mua quyền sở hửu năm 1967, trong khi Puzo , tác giả hai sách được khen , nhưng bán không chạy, còn đang viết chưa xong . Một lựa chon , số tiền nho nhỏ là 12 500 đô la, giúp Puzo hòan tất sách .

Dự tính ban đầu là làm ra “ môt phim xi nê băng đảng cướp, ngân khoản thấp kém”. , nhưng Coppola lại có ý kiến khác . Ông muốn chia ra làm nhiều hồi, để đóng tại chổ ở New York và ở Sicily , trình diễn các tài tử chưa nổi tiếng hay đã qúa thời ( Ngay đầu thập niên 1970 , Marlon Brando đã bị xem là “già “ rồi ). Ông có một cái nhìn xa và nếu ông không luôn luôn phát rỏ được tình tiết. Coppola vô tổ chức , do dự và phân tán , theo lời Jones chú thích , nhưng “ , Coppola đủ khả năng nhìn thấy săc thái ý nhị và phức tạp của vật liệu” . Brando hỏi năm 1971 : tại sao quí vị lại nóng nảy như thê”. Đây chỉ là một xi nê băng đảng cướp khác “ Tuy nhiên , những năm sau , Brando công nhận đó là một phim xi nê khá hay, một hùng ca về tội lỗi và chuộc tội , phá tan một gia đình “ có khí thái riêng biệt “ , theo Jones viết , một bi kịch Hy Lạp hay Shakespeare . Hơn mọi điều , đây cũng là nhạy cảm bi tráng, để lại cho chúng ta với ý kiến chúng ta đã nhìn xem một bi kịch siêu điển hình .Giải thích được cao độ chúng ta lưu luyến phim. Jones thêm : “ ngay cả Al Pacino cũng công nhận là khi thay đổi kênh ti vi , thấy “ Bố Gìà “ hiện ra, ông vẫn phải mãi nhìn xem phim .

Sách “ Chú Giải Bố Già “ đã bỏ đi bí mật liên kết này , trong lúc khen ngợi những gì phim đã thực hiện . Đúng là trò khiêu vũ tế nhị , nhưng Jones đã thành công, giúp chúng ta , tương tự cách chúng ta nhìn phim xi nê này, mãi mãi thấy còn tươi tắn, rượu mới, sau hơn 30 năm bình cũ rồi !.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét