Thô thiển vài ý kiến phát triễn Hành lang Đông Tây Xuyên Á , qua quốc lộ số 9 , nối Đà Nẳng , biển Đông Việt Nam với Mawlamyine gần biển Andaman, Myanmar ( Miến Điện ).
G S Tôn Thất Trình
Một chút lịch sử :
“Vương Quốc “ Quảng Nam bao gồm gần hết 4 tỉnh đường Hành Lang này.
Năm 982 vua Lê Đại Hành- Tiền Lê, sau khi đánh bại hai đạo quân nhà Tống : thủy của tướng Lưu Trừng ở gần sông Bạch Đằng , bộ của tướng Hầu nhân Bảo ở ngã Ôn Châu, cất đại quân chinh phạt Chiêm Thành, chém.chết trận tiền vua Paramec vara varman ,sử ta gọi là Tùy Mi Thuế, tại vùng Bình Trị Thiên , bắt sống hàng mấy vạn binh lính Chiêm . Sau đó tiến phá thành bình địa kinh đô Chăm Đồng Dương - Indrapura , Quảng Nam , có khu Mỹ Sơn vô cùng tráng lệ , văn minh Ấn Độ giáo , thiết lập khỏang thế kỷ thứ 7, cách cảng Hội An chừng 25 km về phía tây .
Vua Lê Đại Hành chia quân đánh các nơi xung yếu của Chiêm Thành đến tận Vijaya – Đồ ( Chà ) Bàn tỉnh Bình Định, và lưu lại một đạo trú phòng chiếm đóng phần phía Bắc nước Chiêm thành , từ Hòanh Sơn đến Mũi Đèo Cả- Cap Varella. Vua kế vị Tuỳ Mi Thuế phải chạy trốn vào Phan Rang - Panduranga . Đến năm 990, vua Tiền Lê mới chịu nghị hòa, rút quân khỏi châu Địa Lý , đem về giữ châu Bố Chính . Thuận theo chiếu vua Tống Thái Tông, Trung Hoa, quyết tâm ngăn cản Đại Cồ Việt , tên nước Việt Nam thời vua Đinh Tiên Hòang ( Đinh Bộ Lĩnh ) thủ đô là Hoa Lư , không cho Đại Cồ Việt thôn tính Chiêm Thành, gửi cho Vua Lê Đại Hành , khi nhà Tống phong vua Lê làm Kinh Triệu Quận Hầu . Nhưng sau đó , năm 992 , Vua Lê lại sai Phụ Quốc Ngô tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới ( Cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt Đèo Ngang và xuyên suốt châu Bố Chính đến thẳng châu Địa Lý ( miền giữa Quảng Bình ) , 77 năm trước khi Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh , năm kỷ dậu 1069, đời vua Lý Thánh Tôn.
Vua Lê Đại Hành chia quân đánh các nơi xung yếu của Chiêm Thành đến tận Vijaya – Đồ ( Chà ) Bàn tỉnh Bình Định, và lưu lại một đạo trú phòng chiếm đóng phần phía Bắc nước Chiêm thành , từ Hòanh Sơn đến Mũi Đèo Cả- Cap Varella. Vua kế vị Tuỳ Mi Thuế phải chạy trốn vào Phan Rang - Panduranga . Đến năm 990, vua Tiền Lê mới chịu nghị hòa, rút quân khỏi châu Địa Lý , đem về giữ châu Bố Chính . Thuận theo chiếu vua Tống Thái Tông, Trung Hoa, quyết tâm ngăn cản Đại Cồ Việt , tên nước Việt Nam thời vua Đinh Tiên Hòang ( Đinh Bộ Lĩnh ) thủ đô là Hoa Lư , không cho Đại Cồ Việt thôn tính Chiêm Thành, gửi cho Vua Lê Đại Hành , khi nhà Tống phong vua Lê làm Kinh Triệu Quận Hầu . Nhưng sau đó , năm 992 , Vua Lê lại sai Phụ Quốc Ngô tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới ( Cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt Đèo Ngang và xuyên suốt châu Bố Chính đến thẳng châu Địa Lý ( miền giữa Quảng Bình ) , 77 năm trước khi Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh , năm kỷ dậu 1069, đời vua Lý Thánh Tôn.
Đà Nẳng là tên Việt Nam của Đa Nak , có nghĩa là Cửa sông Cái , một phụ lưu sông Thu Bồn, sông dài nhất tỉnh Quảng Nam, trên 200 km . Sông Cái bắt nguồn từ vùng biên giới Lào – Việt , nhập chung với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Một khúc sông Cái ở huyện Giằng tên là sông Bung và sông Tranh cũng là phụ lưu lớn của sông Thu Bồn, chảy qua các huyện Trà Mi , Hiệp Đức vùng mỏ than An Hòa – Nông Sơn . Cảng sông Cái thời Chiêm Thành thật ra là ở cửa biển Hội An . Đời nhà Trần, cảng Hội An đã là một nơi buôn bán sầm uất . Nhưng xây dựng thị trấn cảng Hội An biển Đông , chỉ mới thật sự xảy ra, khi Chúa Tiên Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng được chúa Trịnh Kiểm bổ nhiệm làm tổng trấn Thuận Hóa , thu phục được tổng trấn Quảng Nam bộ hạ nhà Mạc , thiết lập giao thương với các nước Âu -Á ở vùng biển Hội An , cách Đà Nẳng 30 km về phía Nam . Vì Chúa Tiên muốn Đàng Trong độc lập, khỏi phụ thuộc cảng sông là Phố Hiến –Kẻ Chợ miền Bắc và được các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha ủng hộ. Tuy nhiên Cửa Đại ( Đại Chiêm )sông Thu Bồn chảy ra biển Hội An, bị bồi lấp cạn dần. Các vua Chúa Nguyễn Phước đã dần dần chuyễn cảng Hội An về vùng sông Hàn ( tùy khúc có tên là sông Cẩm Lệ, sông Hà Thân ), về Đa Nak , Đà Nẳng; tên thời Pháp thuộc là Tourane . Sử ta đã chép là từ năm 1535 , các giáo sĩ Âu Châu đã đến Tourane giảng đạo . Năm 1625, Alexandre de Rhodes , người đầu tiên la mã hóa chữ nôm thành chữ Việt , quốc ngữ, đặt chân lên Đa Nak - Đà Nẳng.
Năm 1845, tàu chiến Pháp đã đánh phá Đà Nẳng, gặp sự chống trả dữ dội của hải quân nhà Nguyễn, thời vua Tự Đức. Năm 1847, đô đốc Rigault de Genouilly cũng lại tấn công Tourane, nhưng bất thành, phải rút lui tàu chiến vào Nam, chiếm Sài Gòn , phòng thủ yếu kém hơn Đã Nẳng - Huế nhiều.
Các địa danh , phong cảnh hửu tình khu vực Đà Nẳng, nay là những điểm du lịch đẹp đẽ thanh lịch, không kém Nha Trang,Vũng Tàu, đã được phổ cập từ lâu, qua các câu thơ :
Đứng bên đất Hàn ,
Ngó qua Hà Thanh, xanh như tàu lá,
( Hà là Hà Trung , Hà Trữ…, Thanh là Thanh Lam –Thủy Tú ….)
Đứng bên Hà Thanh,
Ngó qua bên Hàn , phố xá nghênh ngang
Em đứng nơi cửa sông Hàn,
Ngó sang bải biển Tiên Sa,
Ngũ Hành Sơn ở trên,
Mũi Sơn Trà ngòai khơi,
Nghe chuông chùa Non Nước ….
Vua Thiệu Trị đã gọi Hải Vân là « Đệ Nhất Hùng Quan », đủ cao độ « đầu phủ mây trời, chân dầm nước biển « , để phân chia khí hậu phía Bắc , phía Nam đèo này, như Tản Đà nhận xét : Hải Vân đèo lớn vừa qua, Mưa Xuân ai bổng đổi ra nắng hè . Người Đã Nẳng ai lại chẳng xác định rằng « Quê ta có dãi sông Hàn , có hòn Non nước có hang Sơn Trà ». Bán đảo Sơn Trà trước là một đảo ven bờ, nơi dãy núi Bạch Mã nhô ra biển, với thời gian đảo đã nối đất liền , có ba ngọn núi chồm chổm như con Nghê, khoằm khoằm như Mỏ Diều hay vươn dài như Cổ Ngựa.
Tiến về Tây sau khi hoàn thành quốc lộ Xuyên Á, phát triễn kinh tế xã hội một khúc đọan nghèo khổ kinh niên của bốn nước phụ vùng hạ lưu sông Mê Kông nới rộng- Greater Mekong Sub Region : Việt Nam , Lào, Thái Lan, Miến Điện .
Hành lang Kinh tế Đông Tây - East West Economic Corridor EWEC, dự trù sẽ hòan tất cuối năm 2008 ( ? ), nối thành phố Đà Nẳng với biển Andaman ở Miến Điện – Myanmar . Hành lang EWEC dài 1450 km, do Ngân Hàng Phát triễn Á Châu AsDB quan niệm lâp chương trình năm 1992 và đến năm 1998 cách đây 10 năm , khởi sự công tác với dự trù chi phí lên đến 1.7 tỉ đô la , trong đó số vốn cho vay lớn nhất là của Ngân Hàng Hợp tác Quốc tế Nhật, chiếm 1/3 tổng kinh phí. Mục đích phát triễn vùng trung lưu sông Cửu Long bốn nước Việt Nam , Lào, Thái Lan và Miến Điện, mà không đi ngang qua 4 thủ đô là Hà Nội , Viêng Chang ( Vạn Tượng ) , Vọng Các ( Bangkok ) và Ngưỡng Quảng (Rangun - Rangoon). Trước đây muốn đi từ Huế đến Savannakhet ( trên bờ sông Mê kông ) phải mất trọn một ngày đêm. Tháng 7 năm 2007 ,đã có thể ăn điểm tâm ở Huế, ăn trưa ở Savannakhet- Lào , rồi vượt cầu Hửu Nghị Trung Quốc thiết lập trên bờ sông Mê Kông Lào - Thái, để ăn cơm tối tại Khon Kaen , Thái Lan . Đường hầm Hải Vân thực hiện xong sau 4 năm khởi công , khánh thành ngày 5 tháng sáu năm 2005, phí tổn 150 triệu đô la Mỹ, còn nối liền mau chóng cảng Đà Nẳng với các thị trấn kể trên .
Thật sự thì quan nịệm Hành lang Kinh tế này đã manh nha ở hội nghị phát triễn kinh tế , xã hội Á châu – ESCAP, thập niên 1960 , ở Sài Gòn ,Việt Nam Cọng Hòa danh dự tổ chức . Hội nghị phải nói tiếng Anh, dù Việt Nam lúc đó giỏi Pháp ngữ hơn Anh Ngữ .Hội Nghị ESCAP 1960, đề nghị một đề án đường xe lữa Xuyên Á TransAsian Railway Project TAR , nối liền Singapore với Tô Cách Lan – Scotland , Anh Quốc, dài 81 000 km , xuyên qua 32 quốc gia Á Châu đến Âu Châu, phía đông là Ấn Độ và Trung Quốc , phía tây là Âu Châu . Mệnh danh là Đường Tơ Lụa Sắt ( Mới )– Iron Silk Road . Còn dài hơn cả đường xe lữa Xuyên Tây Bá Lợi Á – TransSiberian ở Nga, chỉ dài 9288 km, nối thủ đô Moscow đến cảng Vladivostock, Bắc Thái Bình Dương . Hiện nay đã có 18 nước ký thỏa ước chấp thuận đề án, trong số này có Việt Nam. Ấn Độ mô phỏng con đường gọi là Stillwell Road ở Miến Điện thời Thế chiến thứ II ; tên Trung Quốc lại là Tea House Road . Năm 2004, hội nghị ESCAP tại Thượng Hải, đề nghị thành lập thêm đề án Xa Lộ số 1 Á Châu – Asian HighWay 1, còn dài hơn đường xe lửa TAR nữa, đến 140 000 km . Phía đông là Nhật, khởi đầu từ Tokyo, xuyên qua Nam - Bắc Hàn, phía tây là Thổ Nhĩ Kỳ đến Istanbul và Phần Lan , và phía nam là Inđônexia. Đọan Đông Nam Á dài 12 600km nối Singapore với Côn Minh, thủ đô tỉnh Vân Nam
Chiến tranh đã làm phát triễn chậm trễ đoạn đường Đà Nẳng – Lao Bảo phía Việt Nam và đọan đường phía Lào, từ cửa khẩu Dansavan đến thị trấn Savannakhet .
Chúng tôi đã nói đến phát triễn yếu kém nguồn tài nguyên nước vùng Trường sơn Tây phía Việt Nam và Lào, so vói những công trình thủy lợi và thủy điện bên kia bờ sông Mekong, phía Thái Lan . ( Xem hình đính kèm ). Trong khi Việt Nam nổi danh « bất đắc dĩ » một cách đau khổ cho dân ta, vì các trận chiến khốc liệt Cồn Tiên, Làng Vây, Tà Côn, Khe Sanh , A Sao , A Lưới… , từ thập niên 1970 đến thập niên 1990 , Thái Lan tuần tự phát triễn mạnh mẽ các đập thủy điện và thủy nông ở Nậm Chen ( tưới 8000 ha ), Pak Mun ( tưới 7160 ha ) Nậm Loei ( tưới 9272 ha ) , Thượng ( Upper ) Chi ( tưới 6200 ha ) Maekhorn ( tưới 5000 ha ) Huai Pathao ( tưới 4220ha ) Huai bang Sai ( tưới ? ) , các đập thủy nông Nậm Song Khram ( tưới 45 568 ha ) , Nậm Suai ( giai đọan 1, tưới 12 556 ha ) , Nậm Suai (giai đoan 2 , tưới 5200ha ) , Thượng ( Upper) Hai Mong ( tưới ? ha ). Quốc tế lại chận đứng , nêu nhiều lý do nghiêng về chính trị cường quốc, tuy dưới danh nghĩa « bảo vệ môi sinh » , cản trở đầu tư thực hiện các dự án công trình thủy điện Lào - Việt trong vùng như Nậm Thueum 1, 2, 3 ( gần Nậm Song Khram ) , Xê - Se Bang Phai gần Huai Bang Sai , Xê- Se Bang Hiêng, Seđong , gần Mun Chi … Mới đây ( năm 2007 ? ) Việt Nam chỉ khởi công làm đập thủy điện A Sap trên nguồn Sông Bồ và sông Hương (? ) và làm đập Tân Lâm – Rào Quán , đem nước tuới tiêu đồi núi Cam Lộ , Cùa , đồng bằng Thạch Hản – Quảng Trị , bổ sung đập nhỏ Triệu Phong . Đem điện về thắp sáng, cung cấp nước ngọt mùa nắng, và phát triễn công nghiệp Cam Lộ , Đồng Hà, Quảng Trị, Cửa Tùng , Cửa Việt, e có khi cả Đồng Hới nữa.
Một khuyết điểm lớn khác là khu hậu cứ Quảng Nam , nhiều mưa , nhiều sông thác nguồn , lại không thấy có dự kiến đập thủy điện , và thủy nông nào đủ sức tưới tiêu cứu hạn các đồng bằng Quảng Nam , Quế Sơn , Tam Kỳ … Việc chấp thuận vào tháng tám 2007, thiết lập Hành Lang Xuyên Á Đông Tây 2 ,bổ túc EWEC 2 , thông qua Quốc lộ 14 B và quốc lộ 14 D, mở rộng cảng Tiên Sa Đã Nẳng đến Đak Tô rồi Sekong , Pakse phía Lào đến Chrongmek và Nakhon – Thái Lan, trước khi kết thúc ở thủ đô Bang Kok . Không rỏ đã có cố gắng tìm ra những vị trí đập thủy điện- thủy nông thích nghi nào mới, cho vùng « Bốn núi Ngọc « (Tứ Ngọc Đảo Tây Nguyên , đối chiếu Ngũ Hành Sơn Đà Nẳng hay Tam Đảo miền Bắc ), Ngọc Linh cao nhất 2598m , Ngọc Pan 2251m , Ngoc Niay 2259m , Ngọc Krinh 2025 m, giữa Bắc Kontum và các đồng bằng Quảng Nam – Quảng Ngải , giáp ranh hai huyện Đak Gley và Đak Tô, phát triễn cao nguyên Tà Hời, cao nguyên Kon Plong , và nhất là cao nguyên Boloven , nước Lào kế cận . Có lẽ cần thực hiện nhanh chóng hơn nữa cảng container Tiên Sa, 4 cầu cảng Cửa Việt, song song với dự liệu hòan tất các khu chế xuất Đà Nẳng ( An Đồn , Điện Ngọc , Điện Nam , Hòa Khánh , Hòa Cầm , Hòa Khương, Thủy Tú …). Ngòai phát triễn Tứ Ngọc Đảo, sáng kiến đáng khen, xây dựng khu Nghĩ mát rộng rải thị trấn Măng Đen huyện KonPlong, thành một Đà Lạt mới miền Trung và Tây Nguyên , bổ sung Bạch Mã , Bà Nà thời Pháp thuộc còn quá nhỏ bé, vì hai trung tâm nghĩ mát Bạch Mã và Bà Nà, chỉ dự trù cho các « quan cai trị Pháp », thay vì cho lớp trung lưu Việt Nam, Lào và ngay cả Đông Bắc Thái Lan đang có cơ hội dâng lên, nếu Việt Nam phát triễn mau lẹ hơn ,đuổi kịp các con Rồng Dông Nam Á nay mai.
Tăng gia khảo sát và khai thác năng lượng khóang sản , quặng mỏ quanh vùng
Nguyên tổng cục trưởng tổng cục dầu lữa và khóang sản Trần văn Khởi, thời Việt Nam Cọng Hòa cho biết, hai vùng sa thạch Hạ Lào có nhiều vết thấm dầu lữa , đào sâu đến 174 m ở quốc lộ số 9 đường Xuyên Á Đông Tây này phía bắc Huế năm 1935 không kết quả. Nay đã có những phương tiện khảo sát địa chấn, trọng trường , từ trường v.v… tìm dầu tân tiến hơn , cũng như phương tiện khoan giếng sâu hơn , hầu khai thác được dầu các vịnh- biển cổ xưa lọt trong đất lục địa, tưởng cũng nên cố gắng đầu tư , khảo sát thêm năng lượng dầu khí vùng này . Ít nhất là cũng có cơ tìm ra nhiều mỏ dầu khí thiên nhiên , như đã Thái Lan đã thành công thập niên 1990, tìm ra nhiều dầu khí ở vùng Nậm Phong, tỉnh Khon Kaen, cao nguyên Korat , Đông Bắc Thái lan, cùng một vĩ tuyến với Savannakhet, Quảng Trị - Đông Hà. Hình như hảng dầu Pháp Agip ( có Petro Việt tham gia ) đang xúc tiến tìm dầu và khí dầu ở gần thị trấn Champassak , Hạ Lào phía Nam vùng này ; sa cấu, sa thạch có thể chứa dầu như nội địa Algeria chăng ?
ChiếnTranh cũng đã ngăn cản việc khảo sát tìm thêm khóang sản vùng đồi núi Quảng Nam , Quảng Ngải, Kon Tum , Gia Lai . Không rỏ mỏ than An hòa Nông Sơn có tìm được các tầng than đá mới không ? Hình như Việt Nam đã quyết định thiết lập nhà máy nhiệt điện chạy than đá Nông Sơn , trước đây chỉ làm than quả bàng thay thế than củi , than hoa , phá tan mọi rừng nhiệt đới liên hệ.
Lào đã khai thác mỏ đồng Sepone , xuất khẩu qua Đà Nẳng . Sao chưa thấy khai thác các mỏ đồng nicken , mỏ vàng Bồng Miêu , Trà Dương tỉnh Quảng Nam, mỏ graphit Tam Kỳ , và mỏ bauxit Krong Nừng , tỉnh Gia Lai kế cận ? …
Phát triễn nông nghiệp vùng đồi núi , thung lũng , không phải chỉ chú trọng tăng gia mùa vụ , tăng gia năng xuất lúa gạo các đồng bằng ven biển qúa nhỏ hẹp.
Vùng quanh quốc lộ số 1 , số 9 , 14 B , 14D đa số là vùng đồi núi, cao nguyên . Nông nghiệp địa phương cần hướng về phát triễn kinh tế đồi núi nhiệt đới. Phía Việt Nam lại mưa nhiều , khác cao nguyên Bolovens , Trường Sơn Tây hay cao nguyên đất mặn, đất muối biển sót tư cỗ xưa, nội địa Korat Thái Lan , bên kia dòng chánh Mê Kông. Lý do gì ngăn cản trà Đại Lộc không phát triễn được mạnh mẽ trà như Bảo Lộc sau thập niên 1950 . Tiêu Tiên Yên -Vĩnh Linh, Gio Linh , Cam Lộ , Cùa , Cà Lu, Khe Sanh kiểu mới ( tỉ như nọc trụ xi măng thay nọc trụ cây sống , cây chết, và xi măng nay đã sản xuất nhiều ở nhà máy Văn Xá ) thua kém gì tiêu Phú Quốc, Hà Tiên hay tiêu Bình Phước Bù Gia Mập , Bù Đốp ( mà năm 1950- 60 lại do một điền chủ người Huế khởi đầu ) cũng trên đất đỏ basalt. Mưa nhiều cũng còn là nơi thích hợp nhất trồng tiêu hột xanh ( đậu khấu Ammomum sp ), gừng … Sao không khảo cứu khuếch trương thay rừng, những cây ăn trái mới nhắm về xuất khẩu như mít nghệ và hột mít cao năng, hạch quả Brasil thích hợp cho vùng mưa nhiều , nguồn gốc Amazonia , các cây đặc thù địa phương như dâu Baccaurea sp. ( dâu ta hay dâu Truồi và dâu da miền Nam ) cải thiện tựa các bòn bon ( Langsium ) Malaysia , bòn bon Thái Lan, hạnh đào nhiệt đới bần ( hồng) quân , các lòai dâu tằm ăn trái ( không phải chỉ lấy lá nuôi tằm mà thôi ), các cây dâu rượu ( Thanh Mai ) Myrica sp . có lúc đã là đặc sản rượu dâu Quảng Bình. Vùng đồi núi Trường Sơn Tây khô hạn , gió Lào , có lẽ nên nghĩ đến nhiều hơn phát triễn cao su, cà phê chè arabica, theo lề lối tiểu điền cải thiện, xen kẻ những cây trái giống mới cao năng hơn như na tây , đu đủ lùn kháng bệnh đốm vòng Ấn Độ , Đài Loan, thơm dứa Smooth Cayenne , vườn giăng dây leo mâm xôi ( ré, sum ), trên đất đá vôi, sung ngot- Ficus carica, giẻ bi macadamia, vườn giây leo kiwi – dương đào ruột xanh , ruột vàng , các hạch quả , mày , mày châu- Pecan- Carya sp. …
Vùng mưa nhiều , có hang động, có lẽ nên tìm cách khuếch trương vĩ mô hơn nữa các lọai nấm ăn như nấm mỡ , nấm đông cô, nấm bào ngư… , ngòai nấm Linh Chi ( Reishi ) Ganoderma sp . , làm thuốc bổ dưỡng , trị bệnh hiểm nghèo đã khảo nghiệm thành công ở Đà Lạt. Cố gắng hội nhập thêm các cây lương thực đồi núi như khoai mì ( sắn ), khoai mỡ ( khoai mài, khoai tía - igname, yam ) với nuôi trồng hải sản các đầm phá khu vực , chưa đươc khai thác cải thiện đúng mức bao nhiêu cả ,như đang làm ở phá Tam Giang . Tuy rằng phải ưu tiên trồng phi lao , trồng dứa hoang Pandanus sp. v.v… đã tỏ ra hửu hiệu chống động cát di chuyễn, sa mạc hóa quanh phá , quanh đầm . Hình như khoai mỡ nuôi cá rô phi điêu hồng rất mau lớn và bột lá khoai mì chứa nhiều protêin , có thể làm thức ăn tốt cho cá . Nhưng cũng đừng quên phát triễn những lòai cá địa phương hạ lưu sông Mê kông , đã thực hiện, thí nghiệm thành công ở Thái Lan , Lào hay là lọai cá ngon xứ mát như cá mè – trout , cá hồi - salmon Phần Lan, không cần giai đoan mặn,ở những thung lũng, đầm lầy, đập trữ nước trong vùng .
Huế - Đã Nẳng nên tiến mạnh hơn về công nghệ tri thức.
Mọi đề án phát triễn quốc tế nêu trên , đều khởi đầu hay đổ về Đà Nằng . Từ một thị trấn dân số ít hơn cả Huế thời Pháp thuộc, nay Đã Nẳng đã có trên 800 000 người, sắp thành đô thị trên 1 triệu người , có sân bay quốc tế , có hệ thống liên lạc vệ tinh, viễn thông từ lâu. May mắn là giao thông Đà Nẳng chưa bị tắt nghẽn như Sài Gòn , Hà Nội . Tuy nhiên không chóng thì chầy, hạ tầng cơ sở Đà Nẳng sẽ bảo hòa , vì Đà Nẳng chỉ có hạ tầng cơ sở một đô thị dự liệu cho chừng 200-300 000 người . Chánh quyền đương thời địa phương đã khôn ngoan cấp một ngân khỏan đầu thầu quốc tế công khai , mời các kiến trúc sư ngọai nổi danh , thiết kế đô thị hóa Đà Nẳng tương lai. Công việc còn lại là phát triễn công nghiệp tri thức, đặc biệt ở lảnh vực công nghệ điều khiển - cybergenetics , phần cứng - phần mềm , công nghệ na nô và công nghệ sinh học - biotechnology, mà bước đầu là công nghệ hóa sinh chế tạo các thuốc tây, dược phẩm tương thích chung- bắt chước generics , rẽ tiền thay cho thuốc nhãn hiệu chính- brand names hết thời hạn tác quyền. Các công nghệ này luôn luôn khởi đầu bằng đào tạo , khảo cứu giáo dục cập nhật khoa học kỷ thuật đại học và hậu đại học .
( Ca Li , cuối tháng 7 năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét