Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

HỘI NGỘ: Biển Đông


HỘI NGỘ
Thử nhìn xem phát triễn vùng biển Đông (Nam Hải theo Tàu):
Kinh Tế Biễn Việt Nam Có Tiến Triễn Khá, Nhưng Bao Giờ Con Rồng Việt Nam,
Mới Vùng Vẫy Biển Đông Cùng Các Con “Rồng” Đông Á?

G S Tôn thất Trình

I – Ngành hải sản
Có tiến bộ về phần đánh cá ven bờ, nhưng chỉ mới đánh bắt hải sản ven bờ, trên mặt biển
hay biễn cạn ven bờ, chưa bắt đượcnhiều cá dưới sâu hay xa bờ, nhiều vùng bị lạm thác,
chưa nuôi nhiều loài cá biển xuất khẩu được tầm vóc nuôi cá bè, cá ao bông lau basa, nuôi
tôm ven bờ biển, trên ruộng lúa nước ngọt v.v…


Chiếu theo Morgan và Valencia (1983) lảnh hải và vùng đặc quyền kinh tế biển nước nhà, từ
bờ ra đến 200 hải lý (một hải lý = 1852 km), diện tích là 772 358 km2, so với diện tích đất lục
địa là 331 041 km2 (tuy theo vài ước lượng khác, diện tích vùng đặc quyền kinh tế này có
phần lớn hơn, trên 1 000 000 km2, vì kể luôn cả các vùng còn đang trong vòng tranh chấp
chăng?)

Năm 2005 đã sản xuất 3,4 triệu tấn hải sản, trong đó có 1,8 triệu tấn đánh bắt và 1,6 triệu tấn
nuôi trồng (nghĩa là gấp đôi mức sản xuất và nuôi trồng năm 1997, cách đây gần 10 năm là
1,3 triệu tấn đánh bắt và 230 000 tấn nuôi trồng (ven biển phần lớn là tôm và động vật có
giáp- crustaceans). Tổng số xuất khẩu thủy sản năm 2005 đã lên đến 2,6 tỉ đô la Mỹ, đứng
hạng nhì, chỉ sau có xuất khẩu dầu khí, trên xuất khẩu đồ gỗ, gạo, cao su, cà phê, trà, hột
điều, tiêu v.v….

Ngư trường khai thác ở biển phát triễn khá mạnh là nhờ thềm lục địa, mặt tiếp nối với đất liền
nhưng ở dưới biển, có độ dốc nhẹ và tương đối không sâu lắm (tuyến đẳng sâu 200 m các
thềm lục địa hẹp miền Trung từ Quảng Bình đến Phan Rang, chỉ cách bờ biễn có 30 km và
ra xa bờ là vực sâu quá 3 000 m) .

Thềm lục địa là nơi có nhiều phiêu sinh vật thưc vật lẫn động vật, thức ăn cho tôm cá sinh
trưởng nhanh và nhiều. Đặc biệt là thềm lục địa rộng, từ bờ biển Vũng Tàu đến mũi Cà Mau,
vòng qua Rạch Giá, Phú Quốc (Thái công Tụng 2005). Và nhờ gia tăng mạnh kể từ năm
2003, nay có lẽ có đến 90 000 tàu thuyền đánh cá ven biễn, kích thước động cơ nhỏ, kỷ thuật
thấp kém, mắt lưới bắt hải sản quá nhỏ, không cho chúng lớn thêm, có khi dùng cả chất nổ,
chất độc đánh bắt, giết luôn mọi sinh vật khác. Nhưng ngành đánh cá xa bờ còn tụt hậu!
Cần chấn chỉnh, hiện đại hóa ngành đánh bắt cá xa bờ

Muốn đánh cá xa bờ, trước hết cần có tàu ra khơi mạnh hơn, động cơ từ 200 - 450 mã lực,
để khai thác cá ở khu vực đặc quyền kinh tế biển Việt Nam, trong khi đa số tàu thuyền dánh
cá nước ta có động cơ nhỏ hơn 90 mã lực.

Năm 2000, Việt Nam chỉ có độ 800 tàu đánh cá xa bờ. Các tàu Việt Nam lại chỉ có trục khuỷu,
tời nâng lưới quay tay- hand power winches. Đa số tàu này không có máy radar dò cá, sonar
(rađar siêu âm), và thiếu hẳn thiết bị các phương tiện đi biển – navigation điện tử.

Trử cá chỉ bằng muối và nước đá, thay vì các thiết bị làm lạnh hiện đại. Kinh nghiệm ngư phủ
Việt Nam đánh bắt cá xa bờ lại thua kém hẳn ngư phủ Trung Quốc và Phi Luật Tân. Tuy rất
mong muốn bán cá xa bờ giá trị cao làm sashimi sang Nhật, cách đánh cá thường là lưới cá
hay đánh gỉa cào - trawl, không mấy khi dùng đường dây- long lines câu bắt cá xa bờ.
Nghiên cứu biển và các đàn cá xa bờ cũng còn thiếu thực dụng khoa học. Vì vậy dù khi được
chánh quyền và viện trợ Nhật ODA, Ngân hàng phát triễn Á Châu giúp đở cập nhật, trang bị
tàu đánh cá xa bờ, ngư phủ làm ăn vẫn lỗ lã: các đàn cá xa bờ, ước lượng thiếu đích xác hay
không ước lượng được sự đổi hướng các đàn cá này, theo di chuyễn các dòng nước biển
sâu với thời gian.

Trử lượng cá theo Viện Hải Dương Học nước nhà khỏang 1,93 triệu tấn, có thể khai thác bền
vững hàng năm, không phương hại giảm cá đánh bắt, khỏang 700 000 tấn . Thế nhưng năm
1998, chỉ đánh bắt được chừng 200 000 tấn, 25% khả năng khai thác bền vững.
Còn phải học cách thức nuôi thúc béo nhiều lọai cá biển , tỉ như cá ngừ giá cao ở
thương trường quốc tế.

Muốn đạt mức xuất khẩu thũy sản, dự trù năm 2010 là 4 – 4,5 tỉ đô la, thủy sản xuất khẩu
trên 900 000 tấn, cần tăng thêm đào tạo, khảo cứu, học hỏi kỹ thuật, khoa học, đánh bắt cá
biển hợp lý, đúng môi sinh hơn, tránh mọi lạm thác tàn phá vô ích nhiều sinh thái biển (như
lạm thác các rặng san hô không nhiều ở Việt Nam), cấm đánh bắt hay ngưng tạm thời khai
thác những vùng cá sinh sản, chưa lớn đến kích thước khai thác được, chẳng hạn như Hoa
Kỳ đang làm ở Alaska, Ha uy Di, ở Florida hay mới đây tại Tân Tây Lan…

Tìm cách bắt ngư sản kinh tế, cá ăn chìm ở mực nuớc sâu hơn: cá đé (illisha elongate) tầng
giữa ở vịnh Bắc Việt, cua, cá hồng hốc đá, cá hanh, cá mối… đáy biển . Khai thác hửu hiệu
câu, hay đánh cá bằng lưới vét hình túi – purse seine - cá ngừ xa bờ (tuna, thon) vi vàng –
yellow fins, gặp nhiều đàn thường đi chung với cá heo – dolphins, cá thu ở ngoài khơi Cà
Mau gần Trường Sa, vỗ béo ở chuồng, lồng biển - sea pens, rộng 150 m, sâu 15 m, kiểu
nuôi bò thúc béo – feed lots ranches, có lính gác chống ăn trộm cá, chống cá mập và sư tử
biển – sea lions, như nhiều nước (Tây Ban Nha, Úc châu, nay là vùng biển Baja California
Mexico và Nam Ca li, vùng biển San Diego..) đã làm với cá ngừ vi xanh – blue fins, nuôi bằng
cá xác đin - sardine giá rẽ mạt. Béo hơn hẳn cá ngừ bán ngay từ tàu, giá cao ở các chợ cá
nổi tiếng như chợ cá Tsukiji ở Tokyo.

Hầu mở rộng thêm thị trường của cá ngừ vi vàng tên gọi là ahi ở Nhựt, nuôi bằng cá cơm
(anchoviella chẳng hạn ) như cá ngừ vi xanh - toro làm sushi ngon ở Nhật và đóng hộp ở Hoa
Kỳ.

Cũng như nghiên cứu thêm, khai thác hay nuôi thúc béo các đàn cá ngừ dẹt (Auxis thazard),
cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) rất nhiều quanh đảo Phú Quốc, cá ngừ xanh (Thunnus
thynnus) ở vùng Rạch Giá v.v…

Khai thác mực ống lớn tầng sâu, nuôi mực biển cạn ở chuồng biển hay thùng bể bê
tông nước mặn trên bờ, bải biển.

Chúng ta cũng chỉ mới khai thác và xuất cảng các mực ống –squids như mực kim, mực lá,
(Loligo formosana, L. beak, L. chinensis…) ở tầng nước sâu 10 – 30 m, hoặc mực mai, mực
nạng (Sepia pharaonsis, S.lycidas. vv…) ở tầng nước sâu hơn mực ống, nhưng cũng chỉ sâu
90 - 130 m.

Chưa biết câu mực ống khổng lồ ở tầng nước dưới sâu hơn. Chẳng hạn lọai mực ống khổng
lồ lòai Dosidicus gigas, còn có tên là Humbold hay jumbo squid. Đây là lòai mực, đời sống
khỏang 2 năm, phần lớn ở tầng sâu từ 650 đến 3 000 m dưới biển, nhưng thỉnh thỏang lại
xuất hiện ở các tầng nước ít sâu hơn, gần mặt nước biển hơn.

Mực ống Humbold là một loai chân đầu – cephalopod đồ sộ có thể dài trên 2 m, nặng gần 50
kg, và phóng mau trong nước ở tốc độ trên 45 km một giờ. Mực này rất thích ăn thịt, kể cả
thịt người.

Trước đây mực Humbold chỉ xuất hiện ở vùng biển Ca Li Hoa Kỳ, cứ 4 - 5 năm một lần, khi
có một sự cố bất bình thường hay khi có dòng nước nóng, giúp cho ngành câu mực du hí,
thể thao biển phồn thịnh hẳn lên.

Nay theo các nhà khoa học, tiếp theo việc hâm nóng địa cầu, mực Humbold có vẻ lựa chọn
cư ngụ vĩnh viễn vùng bờ biễn khá xa bờ Ca Li và còn có thể tiến lên miền biển phía Bắc
nữa.

Chúng ăn làm giảm các đàn cá biển ở Bắc Mỹ, như chúng đã làm gần tan biến mất các đàn
cá Hake Nam Mỹ ở nước Chi Lê. Hoặc làm cho các đàn cá ngừ vi vàng không còn dám bén
mảng tới những vùng biển giữa biển Baja California và luc địa nước Mexicô.

Sở dĩ mực Humbold sinh trưởng mạnh mẽ ở tầng oxygen tối thiểu – oxygen minimum layer
OML là nhờ cá lồng đèn nhỏ - lanternfish mực Humbold dùng làm thực phẩm chính. Sống
tầng OML còn bảo vệ các Dosidicus gigas nhỏ, còn niên thiếu khỏi bị cá khác ăn. Và cũng
nhờ lạm thác các cá mập lớn ở biển Sea of Cortes, cá mập lớn hiếm đi, nên mực ống phát
triễn mạnh hơn.

Từ một năm nay một ngành mực ống đã phát triễn ở cảng Santa Rosalia ở Sea of Cortez,
ước lượng có 10 triệu mực ống trong một vùng diện tích là 80 km2. Mỗi đêm hàng trăm ngư
phủ đi câu mực.

Mức chế biến mực lên đến 100 000 tấn một năm, hiện chỉ mới cung cấp cho các thị trường Á
Châu, đang thăm dò thị trường Hoa Kỳ. Lọai mực ống câu nhiều nhất, lớn chừng 1,2 m. Hy
vọng là sẽ tìm được các loai mực ống tương tự ở các tầng sâu biển Đông miền Trung, nơi
biển sâu chỉ cách bờ 20 - 30 km, vì thềm lục địa hẹp, sau đó là các vực sâu 2000- 3000 m.
Phát triễn công nghệ chế biến xuất khẩu mực ống sang thị trường Nhật, Âu Châu… như đã
xuất khẩu bíp tết thịt cá mập Phan Thiết, món ăn dân Ý và dân nguồn gốc Tây Ban Nha… rất
thích thú. Khỏang thập niên 1970, chúng tôi đã mục kích nuôi mực trên bể cạn chứa nước
mặn ở đại học Hạ Uy Di, nên học thêm cách nuôi mực ở bang Hoa Kỳ này, cũng như ở
những nước khác có khảo cứu nuôi mực.

Phát triễn mạnh thêm ngành nuôi cá biển, hải sản ngon, có thị trường cả trong lẫn
ngòai nước, nâng cao trị giá hải sản Việt Nam.
Chúng ta đã thành công nuôi tôm nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nuôi cá nước ngọt, mỗi
năm trên 250 000 tấn tôm nuôi trồng đủ lọai ven bờ như đã nói trên, và cá nước mặn như cá
măng - chanos, khởi đầu thập niên 1960 ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Định, theo kinh nghiệm
Inđônexia…

Phải đẩy mạnh thêm nữa nghiên cứu và phát triễn nuôi các lòai cá biển có giá trị kinh tế như
các lọai cá mú (serranidae) cá khế (carangidae) cá nục miền Trung (Decapterus), cá chim, cá
chình (Anguilli formes) sống trong bùn vùng ven biển (từ Gia Rai – Sóc Trăng trở ra là cá
chình hoa, ven biển đồng bằng Bắc bộ là cá chình Nhật, nay còn có cá chình lai Sóc Trăng,
Kiên Giang), cá kèo (Pseudaocryptes lancelatus) Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu .. bờ biển
miền Nam…bắt đầu bằng cá kèo vẫy nhỏ nuôi quảng canh, bán thâm canh.

Hình như Việt Nam đang nghiên cứu nuôi cả vài lọai cá mập nữa? Cần hoàn thiện phát triễn
đại trà cách nuôi bào ngư vành tai (hay cả bào ngư chín lỗ) nguồn gốc Việt Nam vùng Khánh
Hòa -Vạn Ninh, các đảo Cát Bà - Bạch Long Vĩ, nuôi cua biển nước cạn (Sylla serrata, Scylla
paramamosain và Paramosain estampado) song song với cá măng, cải thiện nuôi ốc hương
biển Bình Định, nuôi hàu (ostrea sp.), nuôi nghêu (ngao, ngao dầu Meretrix meretrix, ngao
mật Meretrix lusoria) Bến Tre, nuôi sò huyết đầm Ô Loan- Phú Yên, nuôi nghêu tu hài một
lọai điệp hai mảnh vỏ thịt ngon, nuôi hải sâm trắng (hay dưa biển trắng Holothuria scabra)
hay hải sâm đen (Holothuria vagabunda) nhiều dân Á Châu thích ăn không kém yến sào, bào
ngư trong số 4 lòai hải sâm là hải sâm đen, hải sâm trắng, hải sâm vú có mặt nhiều ở Việt
Nam nhiều, từ Phú Yên vào Vũng Tàu, Côn Sơn đến Phú Quốc, nuôi ngọc trai Phú Quốc, lọai
hột lớn màu sắc đẹp của Úc (?), nuôi đồi mồi lấy vảy sừng óng ánh mỹ nghệ (Eretmochelys
imbricata) vùng biển Tây…

Nước ta cần tiến mau, ít nhất tới mức nuôi cá biển hiện nay là 50% tổng số sản xuất cá biển
(năm 2004, ước lượng là 100 triệu tấn trên thế giới), thay thế các vùng cá lạm thác, đặc biệt
là vùng biển Tây (vịnh Thái Lan).

Ngoài những kỷ thuât mới mẽ về xây cất, ao, bể, ruộng… nuôi, phải đặc biệt lưu tâm đến
việc sản xuất cho được con giống hải sản (thay vì phần lớn còn đánh bắt chúng ở biển) ít
chết, sạch bệnh, mau lớn, rẽ tiền như đã thực hiện ở ngành nuôi cá ao, cá bè cá da trơn,
nuôi tôm…, còn phải tiến mạnh chế biến các lọai thực phẩm nuôi thích nghi cho mỗi loài hải
sản, bổ sung thực phẩm thành phần cá nhỏ ít giá trị kinh tế với các phó sản, sản vật trong
nước, như đã làm tỉ như bột sắn (khoai mì) lá khô khoai mì cũng đầy rẫy protein, hột cao su,
rong câu, các lọai rong, tảo …thảm cỏ thực vật biển nước nhà, ngay cả lọai ốc bưu vàng đập
nát (ốc bưu vàng phá hại lúa nặng nề).

Đồng thời tránh dùng các thuốc kháng sinh làm hải sản Việt bị quốc tế cấm bỏ, tránh đổ
nước phế thải ô nhiễm vùng nuôi và lân cận, giảm thiểu tối đa mức tàn phá những sinh thái
biển cần thiết bảo vệ tương lai kinh tế biển vững bền, không phương hại đến các ngành sinh
sống khác miền biển của dân ta.

Và hợp lý hóa hệ thống sản xuất và phân phối trong nước, như xây hệ thống cảng cá, chợ cá
tập trung, thực hiện kiểm tra chất lượng tại các cơ sở sản xuất thức ăn, quản lý buôn bán hóa
chất, thuốc kháng sinh, thực hiện kiểm sóat an tòan vệ sinh, chất lượng ngay khâu đầu tiên
của chuổi tiêu thụ, vùng nuôi, cảng cá, tàu cá.

II - Tân trang, nâng cấp các cảng cũ, thiết lập cảng sâu mới cho kịp mức phát triễn
xuất nhập tăng nhanh sau 2000, hòan thành sớm hơn nữa cảng trung chuyễn tàu
container– port d’ entrepôt, là khuynh hướng mới cho các cảng lớn quốc tế ngày
nay
Đã có nhiều cố gắng đáng kể tân trang, xây dựng nhiều cảng sâu tiếp nhận các tàu trọng tải
lớn 30 000 – 50 000 DWT ở biển Đông, và tàu containers, kể từ năm 2000.
Tân trang hay xây dựng từ năm 1995, 40 cảng lớn nhỏ
Các thập niên 1950-1980, không có công trình mới dân sự đáng kể ở lĩnh vực này. Thập niên
1950, miền Bắc chỉ có hai hải cảng đáng kể là Hải Phòng và Bến Thủy (Vinh - Nghệ An) .
Miền Nam, có thương cảng Sàigon. Đầu năm 1960, xin viện trợ Mỹ thành lập cảng Qui Nhơn
(Thị Nại?) không được chấp thuận, dù chi phí rất khiêm tốn, không quá 50 triệu đô la Mỹ, làm
hậu cần cho công cuộc phát triễn các tỉnh Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, dọc theo quốc lộ
19, từ Qui Nhơn đến Đức Cơ, Ya Li.

Thế nhưng từ cuối năm 1965 đến tháng giêng 1966, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã đổ ngay tức khắc
trên 300 triệu đô la Mỹ vào xây cất, hay tân trang ba cảng là Chu Lai thuộc vịnh Dung Quất,
Cam Ranh và Tân cảng Sài Gòn. Do một đô đốc Hải quân Mỹ trách nhiệm, có ba tiểu đòan
công binh Mỹ hổ trợ xây cất.

Thực tế thì xây dựng các cảng này là ký khế ước với một tổ hợp xây cất tư nhân Mỹ, được
thanh tóan theo lề lối của bộ trưởng Mac Namara đề ra, khi ông ta còn làm chủ tịch hảng xe
hơi Ford là phí tổn cọng với lệ phí – cost + fee, công ty ít lời hơn, nhưng ít rủi ro hơn và công
tác thực hiện mau lẹ hơn.

Để làm cơ sở tiếp vận lương thực, vỏ khí, súng đạn đặc biệt ở Chu Lai và Cam Ranh cho
hơn 500 000 quân Mỹ (phần lính chiến đấu chỉ chừng 160 000) đổ bộ vào Việt Nam, không
kể gì đến quan niệm mất chính nghĩa quốc gia của chánh Phủ Phan Huy Quát. Đây là lần đầu
tiên Việt Nam làm quen với các cần trục (cần cẩu) bốc dỡ lớn trên 100 tấn và các tàu chở
hàng, bốc hàng bằng các thùng containers, xe vận tải tự lật – dump truck lớn….
Đồng bào di cư biến một làng nghèo khổ miền Đông Nam Phần thành cảng đánh cá Vũng
Tàu, khá tân tiến và chế biến ngư sản phồn thịnh hơn cả cảng đánh cá Phan Thiết thời Pháp
thuộc nữa.

Hơn 10 năm nay, từ 1995 đến mấy tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã bắt đầu xây cất hay
tân trang 40 cảng lớn, nhỏ dọc theo bờ biển Đông hay Tây và khởi động xây dựng các cảng
sâu hàng hải , dân sự, kể cả các cảng sâu dân sự có thể tiếp nhận tàu container.
Những yếu tố hạn chế cần lưu ý khi tân tạo cảng

Theo kỹ sư Dõan Mạnh Dũng, hội Khoa học Kỷ thuật Biển Sài gòn (TPHCM) làm cảng sâu,
đặc biệt cho bờ biển miền Trung, cần :
- tránh dòng hải lưu bảo nam bắc đi vào vùng neo đậu hay khu cầu bến, hầu giảm chi phí nạo
vét. Các vịnh Dung Quất và Chân Mây bị hạn chế này.
- tránh gió mùa đông bắc , gió tây bắc, vì gió mùa đông bắc khi vào bờ biển Việt Nam, gặp
dãy Trường Sơn đã đổi thành gió tây bắc và gió bắc.Vịnh Đà Nẳng bị hạn chế này.
- tránh gió hướng đông để tránh bảo. Các cảng phía Bắc Trung bộ, cần chú ý khả năng bảo
vào từ hướng đông nam. Đặc điểm bảo biễn Đông Việt Nam là xóay theo chiều ngược kim
đồng hồ, nên các vịnh kín hướng đông hay đông nam mà hở hướng bắc vẫn chịu ảnh
hưởng của bảo. Các vịnh Đà Nẳng, Chân Mây, Dung Quất bị hạn chế này.
- vịnh hình thành khu vực cảng phải không có cửa sông lớn, vì đó là nơi thóat sa bồi từ dãy
Trường Sơn ra biển Đông. Các vịnh Đà Nẳng, Dung Quất bị hạn chế này.
- đáy vịnh sâu hoặc không có đá để giảm chi phí nạo vét. Vịnh Hòn La (ở mũi Đặc, dảy núi
Hòanh Sơn, Hà Tỉnh – Qủang Bình) bị hạn chế này.
- luồng ra vào cảng không nên gần bờ, vì sa bồi từ đáy biển có khuynh hướng di động từ
đông sang tây trên toàn bộ dải bờ biển Đông Việt Nam. Cảng cá Sa Hùynh (Qủang Ngãi) bị
hạn chế này.
- cảng phải có khu vực neo tránh gió mùa và bảo, đưa đón hoa tiêu an tòan. Cảng Kỳ Hà bị
hạn chế, vì có cửa sông lớn cọng thêm hạn chế này.

Chiếu theo các hạn chế vừa kể, quan niệm chiến lược lâu dài, lập cảng biển sâu, an tòan và
càng ngày càng mở rộng, sẽ là hạ tầng cơ sở có đủ chiến lược bảo đảm cho phát triễn ổn
định miền Trung. Vì nguyên liệu nhập và thành phẩm xuất với giá thành vận tải rẻ, kể cả
nguồn hải sản đánh bắt xa bờ mới mẽ, thì mới nâng cao được lợi nhuận, chống đói giảm
nghèo, cho những đồng bằng ven biển bé nhỏ miền Trung, rất ít khả năng phát triễn nông
nghiệp.

Trường hợp điển hình cảng sâu mới Đà Nẳng .
Chẳng hạn xét lại xây dựng cảng sâu cho vùng Đà Nẳng. Tuy khu Tiên Sa là cảng hàng khô
tốt nhất Đà Nẳng, có độ sâu -10,5 m, tổng độ dài cầu cảng là 905 m, có khả năng đón tàu lớn
nhất 30 000 tấn. Nhưng vịnh Đà Nẳng có cửa hở hứớng đông bắc, nên khả năng chống bảo
và gió mùa kém. Trong vịnh, có cửa sông là sông Hàn và sông Cự Đề làm vịnh Đà Nẳng bị
cạn.

Như vậy mô hình cảng Đà Nẳng hiện tại chưa an tòan lắm, chưa phải là một đầu mối giao
thông lớn một thành phố trung tâm miền Trung, chưa đủ sức làm đầu tàu vuơn lên phát triền
miền Tây Nguyên Việt Nam (tỉnh Quảng Nam, Kontum, kể cả phần miền cao Thừa Thiên ..)
tiến sang Lào, Thái Lan, Miến Điện …

Dù rằng dân số Đà Nẳng đã lên đến 777, 100 người năm 2005 và tỉ trọng sản xuất công
nghiệp, liên kết với tỉnh Quảng Nam dân số năm 2005 là 1 463 300 người, ngày càng tăng
nhanh. Năm 2000, giá trị công nghiệp Đã Nẳng so với nông nghiệp là 12,7 lần. Năm 2005, tỷ
số tăng lên đến 31,3 lần.

Còn Quảng Nam, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000, còn thua kém nông nghiệp nhiều
(chỉ 0,65 lần), nhưng năm 2005, công nghiệp đã trội hơn nông nghiệp, tỷ lệ là 1,57 lần.
Cũng chiếu theo những hạn chế ghi trên, cảng biển mới tương lai có lẽ tốt nhất cho Đã Nẳng
là vùng phía Nam bán đảo Sơn Trà: sâu, kín sóng gió, đủ diện tích mặt nước cho hàng trăm
tàu lớn ra vào với mớn nước sâu tiêu chuẩn -21m, như mớn nước của eo Malacca. Vùng
nước kín gió cần xây một đê chắn sóng, độ sâu xây đê -22 m, xây dựng bằng kỷ thuật mới
thùng chìm, cơ giới hóa được, sản xuất hàng lọat ụ đà trên bờ hầu hạ giá thành làm đê. Khi
hòan thành 13 km đê, sẽ có vịnh Sơn Trà kín sóng gió, sâu – 21 m, ổn định với diện tích mặt
nước trên 10 000 ha (100 km2) và chiều dài tuyến cầu trên 22 km.

Những tân cảng tầm vóc quốc tế có phần tiến triễn khả quan: Vũng Áng, Cái Lân, Thị
Vải – Cái Mép…, bớt gánh nặng quá tải các cảng cũ Hải Phòng, Đà Nẳng, Sài Gòn.
Theo thống kê, năm 1995, Việt Nam chỉ có hai hải cảng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
trên 1 triệu tấn. Cảng Hải phòng xuất nhập khẩu 4 515 000 tấn (xuất khẩu 493 000 tấn). Cảng
Saigòn 7 212 000 tấn (xuất khẩu 2 308 000 tấn). Cảng đứng hàng thứ ba là Đà nẳng có mức
xuất nhập hàng hóa là 830 000 tấn (xuất khẩu 149 000 tấn). Cảng thứ tư là Qủang Ninh xuất
nhập 704 000 tấn, mức xuất khẩu chiếm hơn 50%, hòan tòan phụ thuộc vào xuất khẩu than
đá, năm đó là 477 000 tấn.

Năm 2000, cảng Sàigòn đã xuất nhập khẩu 9701 000 tấn, cảng Hải Phòng 7645 000 tấn. Ba
cảng khác đã vượt quá 1 triệu tấn; cảng Quảng Ninh 1 533 000 tấn, cảng Qui Nhơn 1 462
000 tấn, cảng Đà Nẳng 1 410 000 tấn. Hai cảng khác đã quá 500 000 tấn. Đó là cảng Nghệ
An 648 000 tấn, nhưng hàng xuất khẩu rất ít, chỉ 95 200 tấn, cho thấy phát triễn kinh tế nội
địa vùng Nghệ An còn kém. Cảng Nha Trang cũng vậy, phát triễn tốt đẹp ngành du lịch,
nhưng công nghệ và nông nghiệp còn nghèo nàn, chỉ xuất khẩu 37 500 tấn trên tổng số hàng
xuất nhập là 549 300 tấn. Cảng Cần Thơ xuất khẩu nhiều hơn 223 200 tấn, trong tổng số
xuất nhập là 364 200, năm 2000.

Đáng chú ý là việc hình thành giai đoan 1, vào tháng 2 năm 2001 cho cảng biển sâu Vũng
Áng, gồm hai cụm cảng Vũng Áng và vũng Sơn Dương. Song song với khu công nghiệp
Vũng Áng, làm đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế Xuyên Á và tuyến kinh tế hàng lang
Đông Tây của Asean.

Cụm cảng Vũng Áng ở phía tây mũi Ròn, thuộc thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tỉnh, thuận lợi cho các lọai tàu trong tải từ 15 000 tấn đến 30 000 tấn. Khởi công xây
dựng ngày 30 tháng 11 năm 1998, đầu năm 2001, cầu cảng Vũng Áng số 1 đã lắp đặt xong 3
cần trục (cần cẩu) hiện đại có khả năng bốc xếp 460 tấn mỗi năm.

Cụm cảng Vũng Sơn Dương, nằm ở phía đông mũi Ròn có đủ điều kiện xây dựng các bến
cảng cho lọai tàu cở lớn, trọng tải từ 15 000 đến 30 000 tấn. Hai khu Vũng Áng và vũng Sơn
Dương có mặt bằng xây dựng được 6 khu cảng, với tổng số 56 bến, diện tích 650 ha. Tổng
lượng hàng hóa thông qua trong tương lai dự tính là 4,5 triệu tấn một năm. Cảng Vũng Áng,
khi hòan thành giai đọan 2 sẽ bảo đảm năng lực nhận tàu chở hàng tải trọng 45 000 DWT;
công xuất cảng là 860 000 tấn một năm.

Dự án cảng Cái Lân ở Hòn Miễu, vùng vịnh Quảng Ninh được phép xây dựng năm 1996.
Theo thiết kế, 7 bến của cảng Cái Lân (kể cả bến hiện có) có tổng số chiều dài là 1 461 m
với lượng hàng hóa thông qua là 2 800 000 tấn/năm và các tàu lớn từ 30 000 đến 40 000 tấn
sẽ cập bến được.

Ngày 26/9/2000, khởi công xây dựng bằng ngọai viện Nhật ODA, hảng Penta Ocean
Construction trúng gói thầu 1, khi hòan thành, lượng hàng hóa thông qua cảng Cái Lân
khỏang 3 triệu tấn/năm.

Ngày 13/12/2003, cảng biển nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) đi vào họat động. Đây là cảng
nước sâu duy nhất của khu vực phía Bắc nước nhà, tiếp nhận được các lọai tàu trọng tải từ
20 000 đến 50 000 DWT.

Năm 2005, hàng hóa thông qua vùng biển Quảng Ninh đã gần 8 triệu tấn/năm. Dự tính đến
năm 2010, khối lượng hàng hóa thông qua cảng Cái Lân sẽ trên 14 triệu tấn.
Và mới đây với hảng Maersk Đan Mach, có chi nhánh ở Singapore, thiết lập cảng tàu
container ở Thị Vải -Cái Mép, ở Vũng Tàu – Bà Rịa cho tàu container lớn hơn cập bến, ngoài
các tàu chở hàng trọng tải lớn.

Theo bộ Giao thông Vận tải, mức chuyên chở hàng hóa xuất nhập sẽ gia tăng từ 80 triệu tấn
năm 2000, lên đến 215 triệu tấn năm 2010. Mức chuyên chở hàng hóa biển chiếm khỏang 90
- 92% tổng số hàng xuất nhập.

Mức chuyên chở này đòi hỏi phải có thêm nhiều cảng nước sâu, không những tàu chở hàng
lớn hơn, trọng tải tòan bộ (DWT) cở 30 000 -50 000 tấn trở lên, mà còn phải cho các tàu chở
hàng theo lề lối tân tiến containers, phí tổn chở rẽ hơn, (theo Hoa Kỳ, năm 2006, chi phí
chuyên chở bằng tàu thủy đã sụt giá từ 15% giá trị bán lẽ xuống dứới 1%, nhờ cách chuyên
chở bằng tàu container), bốc dỡ mau lẹ hơn (chẳng hạn một tàu có 5 khoang hàng hóa,
trước đây cần 2 kíp một ngày với 20 nhân công khuân vác biển, cần 2 tuần lễ mới bốc dỡ
xong, nay với 3 hay 4 cần trục container chỉ cần 10 tiếng đồng hồ, sử dụng ít hơn 20 nhân
công) và chở được những lọai hàng hóa trước đây dễ bị hư hỏng hay dễ bị ăn cắp, bị đập
phá...

Tỉ như chuyên chở bằng các container làm lạnh, có nghĩa là ở bất cứ mùa nào, các nhà buôn
bán thực phẩm cũng có thể cung cấp đồ tươi, trồng xa cách đó nữa vòng thế giới, với giá cả
phải chăng.

Chuyên chở bằng container nay được tân tiến hóa thêm nữa, làm được hệ thống kiểm tra
hàng xuất nhập khẩu, xác định nhanh vị trí container nằm trong bải cảng. Hệ thống an ninh
container này gọi tên là Commercial Guard, bao gồm: một linh kiện điện tử gắn ngay trong
Container – container security device, nặng 368 gr, kích thước 185 x 95 x 46 m, sử dụng
làn sóng Rađiô 2400- 2483 MHz tòan cầu không cần giấy phép, dùng pin AA tuổi thọ 8 năm,
kích họat bằng điện thọai thông minh; một linh kiện dọc cố định kết nối mạng linh hoạt vô
tuyến hoặc hửu tuyến để truy cập các thông tin về tình trạng con tainer, ngòai một linh kiện
thiết bị dọc cầm tay, kiểm tra nhanh mà không cần mở container v.v…

Ở Hoa Kỳ, năm 2006, Cơ Quan quản trị cảng New York và Cơ quan cung cấp các tiện nghi
New Jersey ở cảng Newark cho biết là chở bằng container nay chiếm 94% chuyên chở hàng
hóa.

Ngoài ra còn có các lọai tàu đặc biệt như tàu chở dầu, thùng dầu -oil tankers, tàu chở khí
lỏng – liquefied gas tankers, tàu chở hàng không định bến - tramp ships, tàu Roro - roll on,
rolloff ships….

Cảng còn phải đủ cơ sở, đào tạo thủy thủ đòan, nhân viên chuyên nghiệp biết điều khiển các
thiết bị tân tiến, cận đại, tăng cường cơ cấu nghề nghiệp điều khiển tàu lớn, tàu chở dầu, tàu
chở hàng không định bến, tàu chở hàng container, tàu Roro v.v…Khi muốn tăng phần tàu
Việt Nam từ 16-18% lên mức 40% năm 2010, nhân lực chuyên nghiệp, an ninh đuờng biển
và các dịch vụ biển … cũng cần cập nhật hơn.

Năm 2007, đã khởi sự hòan thành cảng Cái Lân, nâng cấp cảng Hải phòng lên thành cảng có
thể cho tàu trọng tải 100 000 tấn cập bến và công xuất 23 triệu tấn/năm, nâng cấp cầu cảng
số 3 ở cảng Cửa Lò, cầu cảng số 3 ở cảng Tiên Sa, vệ tinh của cảng Đã Nẳng, nâng cấp
cảng Sài gòn, khởi sự di dời cảng Sài gòn đến Nhà Bè – Hiệp Phước Thị Vãi – Vũng Tàu,
thiết lập cảng mới Đình Vủ phía bắc Hải Phòng, ở tỉnh Quảng Ninh và nới rộng cảng sông
Cần Thơ… Để thỏa mãn yêu cầu vận tải đường biển dự tính xuất nhập tăng lên gần gấp ba
lần, từ năm 2000 đến 2010 sắp tới .

Thiết lập cảng container, Vân Phong – Khánh Hòa, trung chuyễn quốc tế, tranh thương
được với Hồng Kông, Cao Hùng (Kaoshun), Singapore.

Một hướng khác cũng đáng thực hiện mau hơn là lập cảng nước sâu Vân (Văn) Phong làm
cảng trung chuyễn – port d’ entrepôts, như cảng Singapore, Hồng Kông, Cao Hùng, trung tâm
cất giữ và phân phối hàng hóa.
Vân Phong là vịnh có độ sâu lý tưởng vào lọai tốt nhất Đông Nam Á. Nhiều năm qua là địa
điểm duy nhất trong nước ta, thực hiện trung chuyễn dầu có hiệu quả.
Ngày 21/8/2006, Bộ Giao thông vận tải phê chuẩn quy họach chi tiết cảng trung chuyễn quốc
tế (TCQT) Vân Phong, tại vũng Đầm Môn (Cổ Cò), thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Trung tâm quốc tế (TTQT) Vân Phong là cảng TTQT đầu mối đối với hàng hóa xuất nhập Việt
Nam và là TCQT trung chuyễn hàng hóa vận chuyễn container quốc tế. Sẽ thực hiện bằng 4
giai đọan.
Đến năm 2010 sẽ khởi động giai đoạn 1, xây cất hai bến cảng tổng chiều dài bến là 600 –
800 m, diện tích cảng là 52 ha. Cảng sẽ có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở 6000 –
9000 TEU, lượng hàng thông qua khỏang 0,5 – 0,71 triệu TEU/năm.
Giai đọan 2 (2010 - 2015) sẽ xây dựng phía đông vùng Cổ Cò và phía bắc Hòn Ông với tổng
diện tích cảng khỏang 135 ha, tổng chiều dài bến khỏang 1 680 - 2 260 m. Cảng có thể tiếp
nhận tàu container sức chở đến 9000 TEU, lượng hàng thông qua từ 1,05 – 2,1 triêu
TEU/năm.
Giai đọan 3 (đến năm 2020) xây dựng tại bờ bắc Đầm Môn với tổng diện tích cảng là 405 ha,
tổng chiều dài bến 4 650 - 5 710 m. Lượng hàng thông qua từ 4,0 – 4,5 triêu tấn TEU/năm.
Có thể tiếp nhận tàu container sức chở đến 12 000 TEU.
Giai đọan 4 xây dựng hòan chỉnh trong vũng Đầm Môn, với tổng diện tích tòan cảng là 750
ha, tổng chiều dài bến từ 11 880- 12 590 m. Cảng sẽ đáp ứng lượng hàng thông qua từ 14,5
- 17 triệu TEU/năm, có thể tiếp nhận tàu container sức chở đến 15 000 TEU.
Trong giai đọan 1 khởi động, cùng với việc xây dựng cảng, sẽ tiến hành xây dựng đường bộ
từ cảng nối liền quốc lộ 1A, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc và hòan thiện quy
họach đường sắt nối đường sắt quốc gia.

Tuy nhiên cần gấp rút điều chỉnh lại báo cáo năm 1996 của JICA (hợp tác hải ngọai của Nhật
nay thay thế bằng ODA), phục hồi và phát triễn hàng hải ven biển Việt Nam về 3 cảng cửa
ngõ và nhiều cảng cửa ngỏ khác trong tương lai, nghĩa là cảng đầu mối của từng khu vực để
chuyễn tải hàng container đến cảng trung chuyễn quốc tế như Hồng Kông, Singapore hay
Cao Hùng (Nam Đài Loan).

Các cảng cửa ngỏ được họach định hòan tòan là hệ thống cảng vệ tinh, phụ thuộc các cảng
trung chuyễn Hồng Kông, Singapore và Cao Hùng. Như thế, tuy quan niệm cảng trung
chuyễn quốc tế Vân Phong đã được thừa nhận năm 2006, nhưng tư tưỏng cảng cửa ngỏ với
viện trợ Nhật JICA năm 1996 chưa được điều chỉnh lại với ODA, viện trợ Nhật cần thiết để
sớm thực hiện cảng TCQT Vân Phong.

Đồng thời cũng nên dành hẳn ngân khỏan ODA hay các tài khỏan đầu tư ngọai quốc xây
dựng cảng nhỏ khác cho cảng trung chuyễn Vân Phong, hầu hòan thành cảng sớm hơn dự
liệu; xúc tiến nhiều cảng khác bằng tài khỏan, tài nguyên… nay đã có trong nước.

III - Phát triễn đội thương thuyền Việt Nam, công nghệ đóng tàu, sửa tàu ở các cảng
Việt Nam.
Đội thương thuyền Việt Nam phải lớn hơn nhiều nữa
Theo sử liệu, các tàu buôn Nhật và Âu Châu đã cập bến nhiều lần cảng Phố Hiến – Kẻ Chợ
ở miền Bắc và cảng Hội An, do Chúa Tiên Nguyễn Hòang xây dựng ở miền Trung vào thế kỷ
thứ 17. Không thấy ghi chép vào thời kỳ này, Vịệt Nam có thương thuyền viễn dương, như
thương thuyền Nhật và Trung Hoa giao thương với Việt Nam.

Thời Pháp thuộc, thương thuyền viễn dương hoàn tòan trong tay chủ nhân Pháp, cơ sở
chánh đặt ở Pháp Quốc. Thống kê cho biết, năm 1995, Việt Nam có 608 tàu, trọng tải 588
900 tấn.

Năm 2000 Việt Nam có 970 thương thuyền, trọng tải tổng cọng là 1 130 000 tấn hay 1 436
793 DWT. Năm 2001 con số này tăng lên 1 037 tàu, trong tải 1 229 453 tấn và 1 832 100
DWT. Tính đến cuối năm 2002, Việt Nam có 14 tàu containers, tổng cọng l8 000 TEU, 82 tàu
chở dầu, 305 tàu chở hàng tổng quát, trọng tải 973 600 DWT.

Hầu hết mọi tàu đều cở nhỏ, hay trung bình. Nay Việt Nam đã tăng cường đội thương thuyền
quốc gia – national commercial fleet với công ty Tập đòan tàu thủy quốc gia - Viêt Nam
National Shipping Corp. - Vinalines. Tập đòan này hy vọng có số tàu chuyên chở đường.biển
trọng tải đến 2 600 000 tấn vào năm 2010, tăng gấp đôi so với năm 2000. Vinalines dư trù sẽ
tậu thêm 29 tàu kích thước lớn, trọng tải tổng thể là 692 000 DWT.

Năm 2007, Vinalines hy vọng sẽ chuyên chở 24,8 triệu tấn hàng hóa biến, tăng 8% so với 23
triệu tấn năm 2006 vừa qua. Tống số thu về dịch vụ chuyên chở này sẽ khỏang chừng 750
triệu đô la, so với 688 triêu đô la lợi tức năm 2006, và đã lời 34,4 triệu đô la .
Chương trình khuếch trương số tàu hàng hải từ năm 2001 đến năm 2010 là tạo dựng 229
đơn vị tàu chở hàng, trọng tải 1,65 triệu DWT, 28 tàu container, trọng tải 47 000 TEU, 37 tàu
thùng chở dầu, trọng tải 1 110 000 tấn. Phải còn nhiều cố gắng nữa mới vượt chỉ tiêu chuyên
chở 40% hàng hóa, dự trù trên 200 triệu tấn vào năm 2010, bằng thương thuyền viễn duyên
Việt Nam, một khâu quan trọng phát triễn nền kinh tế Biển Đông nước nhà.

Vinalines cũng góp công của đầu tư xây dựng các cảng Việt Nam mới như Đình Vũ, tỉnh
Quảng Ninh, Hiệp Phước -Nhà Bè ở Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh), Cái Mép- Thị Vải,
ngoài cảng mới, tiếp nhận được tàu container từ 10 000 đến 12 000 TEU ở Vũng Tàu. Mỗi
cảng dự trù khả năng cập bến lên đến 50 triệu tấn một năm.

Công nghệ đóng tàu Việt Nam thập niên tới có là một con rồng đang thức dậy, rung
mình chuyễn mẩy, vùng vẫy Biển Đông cùng các con rồng bạn? Nói cách khác, công
nghệ thực tế dẫn đạo kinh tế Biển Đông Việt Nam này có tiến được lên hạng tư, hạng
ba Á Châu?

Trước thập niên 1950, chỉ có công xưởng Ba Son thuộc cảng Sài Gòn, sửa chửa tàu, nhưng
dành cho quân sự nhiều hơn là dân sự. Tình trạng này không thay đổi mấy từ 1955 đến
1975, vì công xưởng này thụộc quyền Hải quân miền Nam quản trị.

Việt Nam hiện có hơn 60 cơ xưởng đóng tàu và sửa chửa tàu đại dương, biển sâu, do ba bộ
Quốc phòng, Giao thông và Thủy sản giám sát. 70% cơ xưởng đóng tàu và sửa chửa tàu do
tập đòan công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin, thành lập năm 1996 quản trị.
Các xưởng đóng tàu địa phương phần lớn đóng tàu vỏ thép chở hàng – steel vessel cargo
và tàu đánh cá xa bờ, sử dụng vật liệu Composite, gỗ và thép, tuy vào đầu thập niên 1970 đã
có thử đóng tàu đánh cá thực tập bằng sợi gương – fiberglass.

Hai xưởng đóng tàu lớn, có thể đến trọng tải 30 000 DWT là xưởng Nam Triệu và Hạ Long,
sẽ dự trù đóng tàu trọng tải đến 100 000 DWT. 50 cơ xưởng nhỏ đóng tàu chở hàng hóa đến
trọng tải 6500 tấn, tàu thùng chở dầu- oil tankers nhỏ, tàu nạo vét – dredge ship, tàu chuyên
chở hành khách.

Hiện nay công nghệ đóng tàu Việt Nam chỉ mới đứng hạng thứ 12, nhưng tập đòan công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (tổ hợp Công Ty) công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinaship, có dự
án đầu tư hợp tác liên doanh với nhiều công ty ngoai quốc: lớn nhất thế giới đóng tàu như
Hyundai Hàn Quốc, lớn nhất Âu Châu như nhóm Aker (Na Uy) và Amanda có chi nhánh ở
Singapore, Công Ty Trung quốc Cơ khí Vân Nam và Thượng Hải, công ty Ba Lan, các công
ty Nhật Mitsui, Mitsubishi, và công ty đóng tàu container tân tiến là công ty Maersk, Đan Mạch
(đã mua công ty Sealand Mỹ năm 2001), công ty Delta Marin của Phần Lan đóng 55 tàu Roro
(6 200 m2 boong, chở được 7000 tương đương xe – car equivalent v.v…

Việt Nam hy vọng ngành công nghệ đóng tàu sinh sau đẻ muộn của mình sẽ vươn lên, trong
thập niên 2020, hàng thứ tư Á Châu, chỉ sau Hàn Quốc (South Korea), Nhật bổn và Trung
Quốc, bằng cách đầu tư thêm 3 tỉ đô la Mỹ cho công nghệ này.

Lợi tức xuất khẩu Vinashin bao giờ vượt lợi tức xuất khẩu hải sản, đồ gỗ, gạo, cà phê?
Trong mười năm qua, mức tăng trưởng của Vinashin rất là khả quan, 30% một năm và các
khế ước đóng tàu xuất khẩu lên đến 4 tỉ đô la Mỹ một năm. Vinashin dự liệu đóng các tàu chở
hàng trọng tải 53 000 – 56 000 DWT, trước đây chỉ có dự án đóng tàu trọng tải 30 000 DWT
và đang xây dựng công xưởng đóng tàu 300 000 DWT, sửa chửa các tàu 600 000 DWT ở
Dung Quất, hợp tác với Yuannan Machine Import – Export – YMC và Shanghai Hua Yuan
Investment Co., nhận 100 triệu đô la tiền cho vay ưu đải (?) của Trung Quốc. Khế ước ngọan
mục nhất là đóng 8 tàu chở xe ô tô cho Israel trị giá 1 tỉ đô la Mỹ, và đóng 3 tàu thùng chở
dầu cho Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam – Petro Vietnam, lọai Aframax tanker, trọng tải 100
500 DWT, trị giá 65 triệu đô la một chiếc và sẽ phải giao tàu vào năm 2009.

Mọi tiến bộ khởi sự năm 2004 với nhóm Anh Quốc UK Graig group, đóng 15 tàu hạng DNV
tàu chở khối lượng – bulk carriers, trọng tải 53 000 DWT, 6 đóng ở xưởng đóng tàu hảng
Nasico Nam Triệu, gần Hải Phòng và 9 ở công xưởng Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 9/2000, xưởng Hạ Long đã hạ thủy tàu đầu tiên hạng DNV Graig, tên gọi là “Diamond
52’ ”, hầm rộng- wide hatch, hai lần thân – double hull bulk carrier. Tàu này là tàu trọng tải lớn
nhất, đóng tại Việt Nam. Công ty DNV Anh Quốc còn xây dựng ở cảng Hạ Long một đường
trượt tàu – slipway 50 000 DWT và cần trục (cần cẩu) khung dỡ - gantry cane 300 tấn, Ngòai
việc chuyễn giao hiểu biết- know how họat động tàu kiểu Graig, còn có sự giúp đở của Cơ
quan Na uy Norad -Norvegian Agency for Development huấn luyện, đào tạo 1200 chuyên
viên, nhân viên tay nghề hàng hải Việt Nam mỗi năm.

Hiện nay, Việt Nam chỉ mới chế tạo được 40% bộ phận, thiết bị tàu trong nước mà thôi,
nhưng đang đầu tư thêm 600 triệu đô la Mỹ, hầu nâng mức chế tạo này lên 65% vào năm
2010.

Xưởng đóng tàu Bến Kiền (vùng vịnh Quảng Ninh), một hảng phụ thuộc của Tập đòan
Vinashin, đã giao hàng ngày 31 tháng giêng năm 2007, tàu thứ hai lọai “ Kaki freighter”,
trọng tải 8 700 tấn cho tổ hợp Nhật Kanematsu Corporation. Đây là tàu chở hàng dài 117 m,
rộng 18,6 m , cao 9,6 m, do hảng Japanese AZ Company họa kiểu, dưới sự giám sát của Cơ
Quan kiểm sát NK. Tàu thứ nhất trên gọi là Grace Casablanca, đã được giao hàng cho
Kanematsu vào tháng 6/2006.

Ngày 30 tháng 10 năm 2006, Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã khởi công đóng tàu
chở dầu lớn nhất Việt Nam, trọng tải 104 000 tấn, dài 245 m, cao 20 m, rộng 43 m, thiết kế
theo tiêu chuẩn Ba Lan và do Công ty Đăng Kiểm quốc tế ABS giám sát, quản lý chất lương.
Tổng giá trị tàu này là khỏang 56 triệu đô la, dự kiến hạ thủy tháng 3/20/08. Trước đó vào
tháng 8 năm 2006, Công ty Korea STX Shipping Co. thuộc tổ hợp Hyundai đã được phép sơ
khởi địa phưong đầu tư 500 triệu đô la ở Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa đóng tàu 400 000 tấn
DWT, liên doanh với Vinashin.

Từ năm 2005 đến tháng 8/2006, Vinashin và các công ty em, phụ thuộc, đã đóng được 13
tàu biển trong số 32 tàu ký khế ước. Đáng kể là là công ty Bạch Đằng (ở cảng Hải Phòng),
đã hạ thủy tàu hàng Golden Falcon, trọng tải 22 500 DWT, dài 153,20 m, cao 13,75 m, mớn
nước 9,5 m. Đầu năm 2007 hạ thủy tàu hàng Sun Spirit trọng tải, 10 500 DWT dài 110 m,
rộng 18,8 m, cao 13 m và mớn nước 9,2 m, và một tàu hàng nhỏ hơn trọng tải 6 500 m và
tàu chở gỗ trọng tải 8 700 DWT.

Cũng vào đầu năm 2007, các công ty em của Vinashin, như Công Ty Vận Tải Biển Đông,
được 4 ngân hàng tài trợ (Sài gòn, Phát triễn Nông nghiệp, Đài Loan …) ký hợp đồng 48 triệu
đô la, đóng tàu chở dầu Gammer, trọng tải 47 000 DWT.

Đầu tháng 3/2007 Vinashin hợp tác đóng tàu với Ba Lan tại khu công nghiệp cao Hòa Lạc –
Sơn Tây, lọai tàu container 610 TEU và 1 700 TEU do Ba Lan thiết kế. Đầu tháng 4/2007,
Vinashin cùng với Công ty Vận tải Cần Thơ hợp tác đóng tàu Cần Thơ Sun, trọng tải 68 000
DWT, vỏ thép, và cùng Công ty công nghiệp tàu thủy Quảng Bình – Nhật Lệ, đóng tàu ca nô
loại nhỏ cho bộ đội biên phòng.

Cũng cố, nới rộng công nghệ này, liên quan đến phát triễn các khu chế xuất, khu công nghệ
cao ở quanh các cảng mới hay ở nội địa, (hội nhập với hạm đội bảo vệ đất nước nếu cần và
khởi sự đóng du thuyền tân tiến, khi kinh tế Việt Nam đã vững mạnh, có một giới trung lưu
hấp dẫn như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan).

Trên phương diện sửa chữa tàu Việt nam có ba cụm chánh. Cụm công nghệ miền Bắc ở Phà
Rừng và Cái Lân có xưởng chữa cho tàu 30 000 tấn, dự kiến xưởng sửa được các tàu 150
000 tấn. Miền Trung ở Vịnh Vân phong - Khánh Hòa có xưởng chữa tàu 30 000 tấn. Cụm
miền Nam ở Sài gòn có xưởng có bến cảng khô bơm nước ra – dry dock sửa chữa tàu 25
000 tấn và ở đảo nhỏ Lạng Sơn – Vũng Tàu, có hai bến cảng khô – dry docks 50 000 tấn,
có thể sửa chữa tàu đến 200 000 tấn.

Việt Nam cần thu thập thêm nhiều kinh nghiệm thực tiển kỷ thuật tân tiến mau hơn nữa, đào
tạo đầy đủ nhân lực chuyên nghịệp đóng tàu, sửa tàu lớn hơn. Đặc biệt để:
- đóng tàu đánh cá xa bờ 50-750 mã lực, với các phương tiện bắt cá cận đại
- kỷ thuật đóng tàu 5000- 30 000 DWT
- kỷ thuật đóng tàu 1000 đến 1500 TEU
- tàu thùng chở dầu trọng tải đến 30 000 tấn
- các tàu nạo vét 500- 4000 mã lực
- các tàu chuyên chở hành khách cao tốc 30 hải lý một giờ hay các tàu trượt mặt nước
bằng đệm không khí hovercraft, năm 1968, Viện Hudson Institute New York dự liệu yêu
cầu Viện trợ Mỹ mua cho Việt Nam dùng, nay đã chạy chở khách trên đường sông từ
Sài Gòn đến Vũng Tàu (?). Có lẽ cũng nên khởi sự họa kiểu, kỷ thuật đóng du thuyền
kiểu mới sang trọng, hạng ”White Grady” (?), cho giới thượng lưu, trung lưu Á châu
đang lớn manh, như Singapore đã làm với khu gia cư mới lấp eo biển, giá rất đắt, cho
các giới này (?)
- tàu chở dầu thô trọng tải đến 100 000 tấn
- các xưởng sửa chửa tàu đến 400 000 DWT …

Chương trình này đòi hỏi một mức đầu tư ước lượng 1,5 tỉ đô la, trong đó liên doanh với
ngọai quốc khỏang 570 triệu, tiền vay ngọai quốc 510 triệu, phần còn lại là tư bản địa phương
trong xứ. Đồng thời sát cánh xây dựng những khu công nghiệp liên quan đến đóng, sửa tàu.
Tỉ như khu công nghệ phức tạp ở Cái Lân, xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế tạo
thép uốn – rolling steel, nhà máy thép, những cơ xưởng điều khiển tàu chở hàng, những kho
tồn trử, nhà máy đủa hàn điện v.v…
Dung Quất vừa tiếp nhận một ngân khỏan tài trợ 99,8 triệu đô la của Trung Quốc làm một cơ
xưởng sửa chửa tàu lớn, hy vọng sẽ họat động năm 2008, và đang hợp tác liên doanh với
nhiều hảng Nhật ráp các động cơ diesel lớn, các hộp số, các nồi hơi lớn và các dụng cụ
trang bị tàu tân tiến hay với các công ty ngọai quốc khác, chế tạo các hộp số chạy điện tử -
sức nước, các cần cẩu đến 130 tấn, các máy ép không khí, máy mài tay quay thép, các máy
cắt thạch anh lục v.v….

Ba vấn đề khác không nói ở bài kinh tế biển này: vì phát triễn các bải biển và ngành du lịch
biển thì đã có nhiều người Việt biết rồi. Ngành điện nước thủy triều và sóng biển, Việt Nam
chưa nghiên cứu. Ngành hải quân thì không có tài liệu, vì ở nước nào cũng là bí mật quân sự
cả.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét