Có lẽ con em Việt Nam lo ngại cho tương lai nước nhà, cũng cần biết rỏ biến chuyễn tình hình thế giới ? :
Sau Hòa Bình Mỹ - Pax Americana kéo dài từ Thế Chiến Thứ Hai, Tư bản chủ nghĩa, Ổn định toàn cầu và An ninh thế giới bị đe dọa chẳng ?
G S Tôn Thất Trình
Sau đây là quan điểm của Christopher Layne, giáo sư về chánh phủ ở viện Đại học Texas A&M , cố vấn của Ủy Ban Tình Báo Quốc gia Hoa Kỳ và Benjamin Schwarz, một biên tập viên văn chương và quốc gia của tạp chí Đại Tây Dương - Atlantic .
Trật tự quốc tế trổi dậy sau Thế Chiến Thứ Hai đã được định danh đứng đắn là Hòa Bình Mỹ - Pax Americana. Đây là một sắp xếp do Hoa Thịnh Đốn - Washington DC lảnh đạo, đã duy trì được ổn định chánh trị và đề cao một hệ thống kinh tế toàn cầu cởi mỡ. Thế nhưng ngày nay , Hòa Bình Mỹ đã úa héo , theo một báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ mô tả “ như thể là một đổi thay về uy quyền của cải phong phú và kinh tế tương đối , chưa bao giờ xảy ra trên lịch sử thế giới “, một thay đổi gia tốc mảnh liệt, thành quả của khủng hoảng kinh tế 2007- 2009 .
Trọng tâm của cuộc thay đổi chánh trị địa lý - geopolitics sâu đậm này là tăng trưởng kinh tế hùng mạnh của Trung Quốc . Không phải vì Bắc Binh đương nhiên đe dọa các quyền lợi Hoa Kỳ, mà vì một Trung Quốc mới cường thịnh chẳng đặng đừng, có nghĩa là suy thoái tương đối của uy quyền Hoa Kỳ, nguyên là nền tảng cho trật tự thế giới hậu chiến (Thứ Hai ). Những phát triễn này nhắc nhở chúng ta là thay đổi thăng bằng uy quyền toàn câu có thể đột ngột và gián đoạn, thay vì từ từ và diễn biến tiến trào .
Đại Giảm Sút - Great Recession không phải là nguyên nhân của triều ròng ( thấp ) uy quyền Hoa Thịnh Đốn . Nhưng tình trạng này đẩy mạnh khuynh hướng đã làm tiêu hao dần dinh thự của ưu thế kinh tế Hoa Kỳ . Nhìn thấy trước mặt , sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ bị một cơn bảo tố thuế khóa đang tập trung: thâm thủng liên bang đang nổ tung có cơ châm ngòi lữa lạm phát không kiềm chế được nữa và phá hoại ngầm đồng đô la Mỹ . Muốn tránh những tai họa này , Hoa Kỳ sẽ phải đối diện những lựa chọn đau đớn .
Chánh quyền Obama và Quỉ Dự trữ Liên Bang ( Ngân Hàng Quốc gia Hoa Kỳ ) đã chấp nhận những chánh sách làm tăng đáng kinh ngạc, cả nguồn cung cấp đô la luân chuyễn trong nền kinh tế Hoa Kỳ, lẫn thâm thủng ngân sách liên bang , mà cả hai Viện Brookings và Cơ quan Ngân Sách Quốc Hội Hoa Kỳ ( CBO )ước lượng sẽ vượt quá 1 ngàn tỉ đô la mỗi năm , ít nhất là trong 10 năm tới. Trong ngắn hạn , những chánh sách này là cần thiết cho Hoa Kỳ, khỏi cần nghi ngờ gì cả . Tuy nhiên, trên dài hạn, chúng sẽ gần như thể gậy ông đập lưng ông. Cọng thêm vào đó là thâm thủng không chút rung chuyễn của tiền gửi ngân hàng , những nợ nần không ngân khoản trang trải to lớn của những chương trình có quyền hạn thủ đắc và phí tổn hai cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn; nên chúng ta thảy đều nhận thức được là ổn định thuế khóa Hoa Kỳ dài hạn bị hiểm nguy. Như CBO nói : ngay cả khi phục hồi xảy ra như dự liệu , dự luật khích lệ được phép mãn hạn , Hoa Kỳ sẽ phải đối đầu tỉ xuất Nợ Nẩn /GDP cao nhất từ 50 năm qua và một vấn đề thuế khóa khẩn cấp và gia tăng không chịu đựng nổi, không bền vững được. Điều này sẽ làm lôi thôi cho đồng đô la Mỹ nay mai.
Đặc ân tài chánh giúp Hoa Kỳ nhờ tình trạng dự trữ tiền tệ không bị thách thức của đồng đô la Hoa Kỳ làm nhiệm vụ thể dạng sơ khởi thanh toán các trao đổi thương mãi và tài chánh quốc tế , đã là nền móng cho vai trò chánh trị địa lý siêu việt Hoa Kỳ ở chánh trị quốc tế , kể từ khi dứt Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng bóng râm của cuộc khủng hoảng thuế khóa đang đến , đã khiến cho hai chủ nợ chánh của Hoa là Trung Quốc và Nhật Bổn những năm tới lo ngại là đồng đô la sẽ giảm giá trị đi. Trung Quốc đã mỗi ngày mỗi to tiếng kêu gọi thay thế đồng đô la Mỹ bằng một đồng tiền tệ dự trữ mới. Tân thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama, thiện cảm một sự hội nhập - integration kinh tế Á Châu và một đồng tiền tệ duy nhất Á Châu, thay thế cho uy quyền tài chánh và kinh tế Hoa Kỳ đang bị xói mòn dần.
Muốn tiến tới bảo vệ đồng đô la , Hoa Thịnh Đốn cần phải kiểm soát lạm phát , xuyên qua vài phối hợp cắt giảm ngân sách , tăng thuế và tăng lãi xuất. Vì chưng hai chọn lựa vừa kể sẽ làm nghẹn họng tăng trưởng đang phục hồi, lựa chọn khó nuốt trôi là giảm bớt chi tiêu liên bang. Điều này sẽ có nghĩa là thối lui cơ bản chi phí quốc phòng, vì lẽ các mục chi tiêu thận trọng phi quốc phòng- non defense expenditures, chỉ chiếm khoảng 20 % tổng chi tiêu liên bang hàng năm . Như vậy sẽ có nghĩa là giảm bớt căn bản cam kết quân sự ở quốc ngoại Hoa Kỳ, biến đổi cả hai loại kinh tế chánh trị địa lý và quốc tế .
Kể từ năm 1945 , Hòa Bình Hoa Kỳ Pax Americana đã xây dựng lên được sự phụ thuộc lẫn nhau kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa . Tuy rằng mọi quốc gia đều có lợi tuyệt đối ở một nền tảng kinh tế quốc tế, vài quốc gia này thu lợi nhiều hơn vài quốc gia khác . Ở thế săn đuổi bình thường chánh trị thế giới, việc phân phối tương đối quyền uy , là mối quan tâm chánh của mỗi quốc gia , chứ không phải là cuộc đeo đuổi lợi nhuận kinh tế tuyệt đối; và chính nó đã làm chán nản mọi phụ thuộc kinh tế lẫn nhau . Trong những cố gắng bảo đảm phân phối quyền uy về cho quốc gia mình , và có thiệt hại cho các đối thủ tiềm năng hay hiện hửu , các quốc gia đuổi theo những chánh sách tự túc , những loại lập ra để tối đa hóa tự cung, tự cấp quốc gia , thực thi tư bản chủ nghĩa chỉ trong biên cương nước mình thôi, hay giữa những quốc gia cùng chung một khối thương mãi .
Thế cho nên khó lòng thực hiện kinh tế toàn cầu. Theo lịch sử , phương cách duy nhất bảo đảm hội nhập và phụ thuôc lãn nhau quốc tế , thường do một uy quyền ngự trị làm bảo đảm cho an ninh của các quốc gia khác , để họ khỏi phải đuổi theo những chánh sách tự túc hay hình thành những khối thương mãi, hầu cải thiện vị trí của mình . Nhưng chánh trị quốc tế bằng bá quyền lảnh đạo đã là mục tiêu căn bản của chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ từ thập niên 1940 . Hoa Kỳ đảm nhận ổn định chánh trị địa lý ở Âu Châu , Đông Á và Vịnh Ba Tư , và giữ mở toang những đường giao thông thương mãi quốc tế di chuyễn qua đó . Kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt , Hoa Kỳ đã cố tâm gìn giữ bá quyền lảnh đạo của mình bằng cách cách thủ đắc một biên tế ưu việt quân sự , rộng lớn đến nỗi Hoa Kỳ có thể làm uốn mềm , cong lưng và bảo vệ bất cứ một cường quốc nào .
Trên phương diện tài chánh, Hoa Kỳ đã dành lấy trách nhiệm quản lý kinh tế toàn cầu, hành động làm thị trường và kẻ cho vay với tính cách biện pháp cuối cùng . Thế nhưng tổng thống Obama nhìn nhận ở hội nghị 20 nước G-20 tháng tư năm 2009 ở Luân Đôn , Hoa Kỳ không còn khả năng đóng vai trò này nữa và thế giới càng ngày càng nhắm về Trung Quốc ( và Ấn Độ cùng các quốc gia khác có thị trường đang chớm dậy ) làm đầu tàu xe lữa cho phục hồi tòan cầu.
Tiến tới, khủng hoảng thuế khóa sẽ có nghĩa là Hoa Thịnh Đốn sẽ từ bỏ chức năng quân sự của mình , như thể một bá quyền lảnh đạo, vì Hoa Kỳ không còn bề lưỡi dao mủi nhọn uy quyền, đã giúp Hoa Kỳ duy trì kiềm chế tham vọng các cường quốc nữa . Toàn thể tấm dệt trật tự thế giới Hoa Kỳ thiết lập sau năm 1945- Hòa Bình Hoa Kỳ - Pax Americana - dựa trên trên tảng của lực lượng và kinh tế mạnh hơn của Hoa Kỳ . Lấy đi nền tảng này , cơ cấu sẽ sụp đổ. Suy thóai quyền uy Hoa Kỳ có nghĩa là chấm dứt ngự trị Hoa Kỳ ở chánh trị thế giới và khởi đầu một tình trạng chuyễn tiếp đến một chùm sao những uy quyền thế giới.
Thành quả sẽ là những đổi thay sâu rộng chánh trị thế giới. Các uy quyền đang trổi dậy sẽ cố tìm cách thiết lập những vùng cầu tròn ảnh hưởng , kiểm soát những đường giao thông , tìm cách chạy đua vỏ khí và tranh dành kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên then chốt. Khi thành quả suy thoái Hoa Kỳ là co rút lại vai trò quân sự Hoa Kỳ ở những vùng then chốt, cạnh tranh giữa các uy quyền trổi dậy chăc chắn là sẽ nóng bừng lên . Ngay bây giờ , Trung Quốc và Ân Độ đanh cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung và Đông Nam Á Châu, Trung Đông và Ấn Độ Dương . Ngay cả ngày nay , khi Hoa Kỳ vẫn còn hành động như kẻ trị an cho vùng Đông Á, tranh đua an ninh âm ỉ giữa Trung Quốc và Nhật Bổn đang dè dặt đẩy Nhật bổn vào lề lối “ tái quốc gia hóa - renationalization “ chánh sách an ninh Nhật Bổn mà sự hiện điện của Hoa Kỳ giả thiết là ngăn ngừa lề lối này . Dù vẫn còn kết liên mạnh mẽ đồng minh với Hoa Kỳ, những năm gầy đây , Tokyo đã băn khoăn mỗi ngày mỗi tăng thêm như nghiên cứu Rand Corp . cho biết, có thể mai đây đối diện với một đe dọa mà Hoa Kỳ không còn chứng minh là một đồng minh đáng trông cây được nữa . Hê/ luận là Nhật đang tiến về bảo bỏ điều 9 của Hiến Pháp Hoa Kỳ buộc làm ( trong đó gây nhiều trở ngại cho quân sự Nhật ) , xây đắp các lực lượng quân sự và trầm lặng xét xem khả năng Nhật có nên trở thành một cường quốc nguyên tử hạt nhân.không đây.
Dù cho yếu kém của Pax Americana sẽ không gây ra một cuộc ngừng hẳn dòng thương mãi và tư bản quốc tế , trong những năm tới , chúng ta có thể chờ đợi các quốc gia chấp thuận những chánh sách đua tranh kinh tế cởi mở, khi họ bị bó buộc phải dùng mánh khóe chiếm quyền uy và ưu thế trong một môi trường an ninh tranh đua và kinh tế mỗi ngày mỗi gia trọng. Nền kinh tế thế giới như vậy sẽ càng giống thêm kinh tế thập niên 1930 hơn là hệ thống thương mãi tự do của Pax Americana hậu 1945 . Chấm dứt đang xảy ra của Pax Americana thông báo một khủng hoảng cho chủ nghĩa tư bản đó .
Thời đại đang đi tới cho giải tỏa toàn cầu hóa - de-globalisation , sẽ được định nghĩa bằng chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa óc buôn bán .mercatilism vùng dậy , bất ổn chánh trị địa lý và tranh đua giữa các cường quôc . . Nói một cách khác , sau khi nghỉ hè lâu dài từ lịch sử dưới dù Pax Americana, các chánh trị quốc tế sẽ trở lui lại tình trạng cũ cho tương lai !.
( Để hiểu biết hơn về tương quan quân sự , tưởng cũng nên biết kho vỏ khí mới cao kỷ của Trung Quốc là gì , theo bài báo của Pierson viết từ Băc Bình nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc . Từ năm 2000 , mồi năm Trung Quốc tăng gia tỉ xuất chi phí quốc phòng .trên hai con số . Năm 2009, ngân sách quốc phòng chánh thức của Trung Quốc là 70.3 tỉ đô la Mỹ : Năm 2000 , chi phí là 14.6 tỉ đô la. Các vỏ khí mới trình diễn ở cuộc duyệt bình trước Thiên An Môn tháng 10/2009 , đều là sản xuất nội địa , một bước nhảy vọt so với trước đây Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Nga Sô Viết về chiến cụ phức tạp . Trong số này phải kể đến hỏa tiễn tuần tra - cruise missile Đông Hải 10, một vỏ khí tấn công trên đất liền, Dong Feng 31 , một hỏa tiễn liên lục địa có khả năng bắn tới Hoa Thịnh Đốn, có gài đầu đạn hạt nhân; và Đong Feng 21 có thể bắn chìm các tàu chiến Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan. Các vỏ khí này bổ sung bằng 5000 quân lính tân trang và 150 máy bay , kể cả một máy bay “Báo trước và Kiểm soát “ dò ra các máy bay địch, cũng như lại phi cơ phản lực thế hệ mới nhât là J-10 . Máy bay kiểu mới này đã bán cho Hồi Quốc năm ngoái , Trị giá máy bay Trung Quôc bán cho đồng minh là 264 triêu đô la năm ngoái . Hiện nay Trung Quốc mới đứng hàng thứ chín các quốc gia bán vỏ khí . Năm ngoái, tiền Trung Quốc bán vỏ khí lên đến 468 triệu đô la Mỹ , còn thua kém nhiều con số 6.1 tỉ đô la Hoa Kỳ bán vỏ khi năm 2008 . Tuy nhiên số tiền Trung Quốc bán vỏ khi có thể cao hơn , vì lẽ Trung Quốc không báo cáo bán nhiều vỏ khí khác cũng như bán những kỷ thuật quân sự cho đồng minh của Trung Quốc .
(Irvine , Nam Ca Li, ngày 4 tháng 10 năm 2009 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét